Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại và việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
Trang 1I Một số vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
1 Khái niệm và đặc điểm của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của
người bị hại.
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng độc lập trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Mục tiêu cụ thể của khởi tố vụ án hình sự là xác định các dấu hiệu tội phạm; đảm bảo phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm; góp phần ngăn ngừa, xử lý kịp thời tội phạm và người phạm tội
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại có những đặc điểm cơ bản sau:
- Những tội chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại là những trường hợp mà tính chất của tội phạm là ít nghiêm trọng, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và mức nguy hiểm cho xã hội thấp
- Việc khởi tố vụ án trong một số trường hợp có thể gây thêm tổn thất về tinh thần cho người bị hại hoặc vì nhiều lý do mà người bị hại không muốn đưa vụ việc
ra trước pháp luật nên quy định khởi tố vụ án hình sự theo ý của người bị hại nhằm
“thể hiện sự trân trọng và cân nhắc tới tâm tư và nguyện vọng của người bị hại, sự đồng cảm của xã hội đối với người là nạn nhân của tội phạm”.
Đối với những tội quy định tại Điều 105 BLTTHS 2003 thì “…chỉ được khởi
tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất” Từ
đó có thể hiểu: nếu người bị hại không yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền không thể
tự ý quyết định việc khởi tố vụ án
Trang 2Như vậy, khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp
mà do tính chất của vụ án và vì lợi ích của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền không được tự ý quyết định việc khởi tố vụ án hình sự mà việc khởi tố vụ án được thực hiện theo yêu cầu của người bị hại.
2 Cơ sở của quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
a, Cơ sở lý luận.
Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là vấn đề cần chú trọng Xuất phát từ nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự”, nguyên tắc “Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân”, nguyên tắc “Bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân”,…quy định khởi tố vụ án thoe yêu cầu của người bị hại là sự cụ thể hóa các nguyên tắc trên Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại còn xuất phát từ mối quan hệ của các giai đoạn khởi tố vụ án hình sự và các giai đoạn khác của quá trình tố tụng Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt bởi việc khởi tố vụ án chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi tố của người bị hại
b, Cơ sở thực tiễn.
Trong thực tiễn, việc khởi tố làm tăng thêm những tổn thương về mặt tinh thần cho người bị hại, làm lộ bí mật đời tư của họ như những vụ án hiếp dâm, làm nhục người khác… Việc truy tố với mục đích truy cứu trách nhiệm hình sự người thực hiện tội phạm nhưng lại gây thêm những tổn thất về tinh thần cho người bị hại…mà
họ không muốn Cũng có nhiều trường hợp ví những lý do khác nhau mà người bị hại không muốn đưa vụ việc ra trước pháp luật mà muốn tự mình giải quyết Bởi vậy
Trang 3pháp luật dành cho họ quyền yêu cầu, cho phép người bị hại có thể lựa chọn cách giải quyết hợp lý cho mình hoặc yêu cầu sự can thiệp của pháp luật
3 Ý nghĩa của quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
a, Ý nghĩa pháp lý.
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng mở đầu cho hoạt động điều tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại là trường hợp đặc biệt của khởi tố nên cũng mang ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án nói chung Mặt khác còn hạn chế những tổn thương về mặt tinh thần cho người bị hại, giữ bí mật đời tư…
b, Ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội
Khởi tố vụ án hình sự là biện pháp nhằm ngăn chặn và phong ngừa hành vi phạm tội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việc khởi tố, điều tra và xét xử nhanh chóng, kịp thời các vụ án hình sự sẽ tạo trong công chúng niềm tin vào việc thực thi pháp luật, đồng thời giáo dục công dân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
II Quy định của pháp luật hiện hành về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
1 Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại.
a, Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố.
- Người bị hại
Người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại, họ là người nắm rõ nhất các tình tiết của sự việc Sự tham gia của họ vào quá trình giải
Trang 4quyết là cần thiết Khoản 2 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định về quyền của người bị hại như sau:
“a) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
b) Được thông báo về kết quả điều tra;
c) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
d) Đề nghị mức bồi thường và các biện pháp bảo đảm bồi thường;
đ) Tham gia phiên toà; trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
e) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần bồi thường cũng như về hình phạt đối với bị cáo.”
Trong những người tham gia tố tụng thì người bị hại là người có quyền và lợi ích bị xâm hại nhiều nhất nên ngoài những quyền được quy định như trên người bị hại còn có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với các tội quy định tại Điều 105 BLTTHS 2003 Như vậy, xuất phát từ lợi ích của người bị hại, pháp luật đã trao cho
họ quyền quyết định việc có khởi tố hay không khởi tố
- Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người
có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất
Theo quy định tại Điều 105 BLTTHS 2003: đối với người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất thì người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự Việc quy định người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất tham gia tố tụng là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại
Trang 5Theo tác giả Võ Khánh Linh trong bình luận khoa học về BLTTHS: “ Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được nói trong điều luật là người mà do những khuyết tật, bệnh lý, bị tàn phế, thương tật mà dẫn đến không có khả năng thể hiện được tự do ý chí của mình hoặc không nhận thức được hoặc không tự điều chỉnh được hành vi do đó cũng không có khả năng tự thể hiện yêu cầu và bảo vệ được lợi ích của mình trước pháp luật”
b, Nh ng tr ường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ng h p ch kh i t v án hình s theo yêu c u c a ng ợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ự theo yêu cầu của người bị ầu của người bị ủa người bị ường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị ị i b
h i ại.
Việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại được áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 BLTTHS 2003 đó là các tội:
- Khoản 1 Điều 104 BLHS 1999: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác;
- Khoản 1 Điều 105 BLHS 1999: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
- Khoản 1 Điều 106 BLHS 1999: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
- Khoản 1 Điều 108 BLHS 1999: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác;
- Khoản 1 Điều 109 BLHS 1999: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
- Khoản 1 Điều 111 BLHS 1999: Tội hiếp dâm;
- Khoản 1 Điều 113 BLHS 1999: Tội cướng dâm;
- Khoản 1 Điều 121 BLHS 1999: Tội làm nhục người khác;
- Khoản 1 Điều 122 BLHS 1999: Tội vu khống;
- Khoản 1 Điều 131 BLHS 1999: Tội xâm phạm quyền tác giả;
- Khoản 1 Điều 171 BLHS 1999: Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Trang 6Khách thể bị xâm hại trong 11 trường hợp phạm tội trên là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tác giả, quyền lien quan quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp của người bị hại – quyền nhân than của người bị hại
Các tội phạm quy định thuộc khoản 1 Điều 104, khoản 1 Điều 105, khoản 1 Điều 106, khoản 1 Điều 108, khoản 1 Điều 109 BLHS 1999 thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm sức khỏe con người Các trường hợp phạm tội này thường ít nghiêm trọng, hình phạt dành cho ngưởi phạm tội là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, hoặc hình phạt tù cao nhất đến 3 năm bởi vậy việc truy tố xét xử chủ yếu nhằm mục đích giáo dục người phạm tội Quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại đối với những trường hợp phạm tội này nhằm khuyến khích sự hòa giải trong dân chúng, giảm bớt áp lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng
Các tội quy định tại khoản 1 Điều 111, khoản 1 Điều 113, khoản 1 Điều 121, khoản 1 Điều 122 BLHS 1999 thuộc nhóm các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người; tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 131 BLHS 1999 thuộc nhóm các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân Các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 171 BLHS 1999 thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Các trường hợp phạm tội này, việc khởi tố vụ án có thể làm tăng thêm những tổn thương về mặt tinh thần của người bị hại, và có thể người bị hại không muốn đưa vụ việc ra trước pháp luật bởi một số lí do cá nhân Việc quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại trong trường hợp trên chủ yếu vì lợi ích của người bị hại
c, Nội dung, hình thức và thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
- Nội dung yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
- Hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại Thông tư số 05/2005/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày
07/09/2005 thì “ Yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người đại diện thể hiện
bằng đơn yêu cầu có chữ kí hoặc điểm chỉ của họ; nếu người bị hại hoặc người đại diện đến trực tiếp trình bày thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải lập biên bản ghi
Trang 7rõ nội dung yêu cầu khởi tố và yêu cầu họ kí hoặc điểm chỉ vào biên bản Biên bản
do Viện kiểm sát lập phải được chuyển ngay cho cơ quan điều tra để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án.”
Như vậy, yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại có thể được thể hiện bằng đơn hoặc trực tiếp trình bày Pháp luật quy định cho người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại
có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại, đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp tố cáo sai sự thật nhằm vu khống người bị hại Bởi vậy, việc quy định về hình thức yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để người bị hại thể hiện ý chí của mình, hạn chế trường hợp yêu cầu khởi tố bị làm sai lệch và cũng nhằm đề cao trách nhiệm của người bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại khi yêu cầu
- Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 BLTTHS 2003 thì “…chỉ được khởi tố vụ
án khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại…” Theo đó thời điểm xuất hiện yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải có trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Thời điểm yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại
là vấn đề rất quan trọng, bởi quy định khởi tố vụ án hình sự thoe yêu cầu của người
bị hại là nhằm cho người bị hại được tự do quyết định việc có đưa vụ việc ra trước pháp luật hay không Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự sau đó mới bổ sung yêu cầu của người bị hại thì quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại không còn ý nghĩa nữa
d, Hậu quả pháp lí của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Khoản 3 Điều 51 BLTTHS 2003 quy định: “Trong trường hợp vụ án được
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 của bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên
Trang 8tòa” Lời buộc tội của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại là
việc họ bày tổ tâm tư, nguyện vọng của mình , họ tự phán xét hành vi phạm tội và mong muốn kẻ phạm tội phải bị trừng phạt ở mức độ phù hợp với những thiệt hại mà
họ phải gánh chịu
2 Rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của người bị hại.
a, Chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 quy định: “ Trong trường
hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ” Như vậy, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người
bị hại là những chủ thể có quyền rút yêu cầu khởi tố
b, Thời điểm rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS thì thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án là trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm Như vậy thời điểm rút yêu cầu khởi tố là bất kì giai đoạn nào trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, có thể là ngay sau khi vừa yêu cầu khởi tố hay giai đoạn điều tra, truy tố hoặc giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Tuy nhiên, việc pháp luật không quy định về việc rút đơn yêu cầu khởi tố tại phiên tòa sơ thẩm gây khó khăn trong việc thực tiễn xét xử
c, Hậu quả pháp lí của việc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.
- Trường hợp không có căn cứ để xác định việc rút yêu cầu khởi tố vụ án là
do bị ép buộc, cưỡng bức
Khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trước ngày mở phiên tòa thì vụ án phải được đình chỉ Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 BLTTHS 2003 thì người đã rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án không
có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp bị ép buộc, cưỡng bức Như vậy, nếu không có căn cứ chứng minh việc rút đơn yêu cầu là do bị ép buộc, cưỡng bức thì người rút đơn yêu cầu không có quyền yêu cầu lại Quy định này góp phần tạo nên sự chủ
Trang 9động cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi giải quyết yêu cầu của người bị hại, tránh trường hợp người bị hại lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kéo dài quá trình tố tụng gây khó khăn, tốn kém, lãng phí tiền của Nhà nước
- Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi
tố vụ án trái ý muốn do bị ép buộc, cưỡng bức
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút đơn yêu cầu trái ý muốn do bị ép buộc, cưỡng bức có quyền yêu cầu lại Khi cơ quan tiến hành tố tụng xác định được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại rút yêu cầu trái ý muốn của họ thì cơ quan này vẫn tiếp tục các hoạt động tố tụng của mình Trong trường hợp đó các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc người bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án Quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người bị hại
III Hoàn thiện pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người
bị hại.
1 Một số vướng mắc trong thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.
a, Về các trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.
Theo quy định trong BLTTHS có 11 tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại được quy định tại các Điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 123,171 Thực tiễn có nhiều trường hợp không được quy định nhưng nên cho người
bị hại quyền yêu cầu khởi tố như: các tội xâm phạm đến quyền tự do dân chủ của công dân, tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật Vì đối tượng bị xâm hại trực tiếp là các quyền của người bị hại nên để cho người bị hại được tự do lựa chọn hình thức xử lí sao cho có lợi nhất đối với họ thông qua việc yêu cầu hoặc không yêu cầu khởi tố vụ án Trong các tội xâm phạm sở hữu có tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản, sử dụng trái phép tài
Trang 10sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… trường hợp này thông thường người bị hại chỉ cần thu hồi lại tài sản hoặc khắc phục hậu quả là đủ, vì vậy nên đưa vào trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại để giao quyền tự định đoạt việc xử
lí người phạm tội cho người bị hại
b, Về chủ thể yêu cầu khởi tố.
Khoản 1 Điều 105 BLTTHS quy định “1 Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và
171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất” Vì vậy nếu người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất thì người đại diện hợp pháp của họ
có quyền yêu cầu khởi tố Thực tế có trường hợp người bị hại gần đủ 18 tuổi không muốn khởi tố nhưng người đại diện hợp pháp của họ lại yêu cầu khởi tố Có quan điểm cho rằng người bị hại tuy chưa đủ 18 tuổi nhưng hoàn toàn có khả năng thể hiện được ý chí của mình thì nên chấp nhận theo yêu cầu của người bị hại và chỉ khi người bị hại còn quá nhỏ hoặc bị bệnh không đủ khả năng nhận thức để đưa ra yêu cầu thì lúc đó người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền yêu cầu Quan điểm thứ hai thì cho rằng: do tâm sinh lí của người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất nên khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của những người này còn hạn chế bởi vậy không thể giao quyền khởi tố cho họ Theo ý kiến của tôi, tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất bởi xã hội ngày càng phát triển nên khả năng nhận thức của con người cũng được nâng cao, không phải trường hợp nào dưới 18 tuổi cũng chưa nhận thức đầy đủ Nếu họ có đủ khả năng thể hiện ý chí của mình thì nên tôn trọng quyền của người bị hại
c, Về hình thức thể hiện của yêu cầu khởi tố.
Trong BLTTHS không quy định về hình thức thể hiện yêu cầu khởi tố của người bị hại nhưng trong thực tế thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người