1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán tại công ty cổ phần bê tông, xây dựng ap

54 659 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 643,5 KB

Nội dung

Nội dung đề tài gồm có ba chương: Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máyquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bê tông, Xây dựngA&P.. Trả

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế mở nhiều thành phần như hiện nay, sự phát triển củacác doanh nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng hơn dưới nhiều hình thức.Không còn đơn thuần chỉ các doanh nghiệp nhà nước chiếm ưu thế nữa màthêm vào đó là sự ra đời của một loạt các doanh nghiệp tư nhân và doanhnghiệp liên doanh với nước ngoài

Qua thời gian thực tập, em nhận thấy CTCP Bê tông, Xây dựng A&P đã

và đang trên đà phát triển lớn mạnh, là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, thànhcông bền vững và tạo giá trị cho khách hàng Là một sinh viên chuyên ngành kếtoán, em nhận thấy đó sẽ là một môi trường tốt để em có thể học tập, trảinghiệm, tự trang bị cho mình những kỹ năng và kiến thức từ thực tiễn Và sau

một thời gian ngắn tìm hiểu tại Công ty, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán tại Công ty cổ phần Bê tông, Xây dựng A&P” để

làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình

Nội dung đề tài gồm có ba chương:

Chương 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máyquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Bê tông, Xây dựngA&P

Chương 2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Bê tông, Xâydựng A&P

Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức kế toán tại Công ty cổphần Bê tông, Xây dựng A&P

Trong thời gian tìm hiểu mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình

độ và khả năng còn hạn chế nên bài báo cáo khó tránh khỏi những thiếu sót,kính mong thầy cô và các bạn góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn!

Em xin chân thành cảm ơn đội ngũ giáo viên trong trường Đại học Tàinguyên và Môi trường Hà Nội, trong khoa Kinh tế Tài nguyên môi trường đãtận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý báu đồng thời tạo điềukiện cho em được thực tập và hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình!

Trang 2

Em xin bày tỏ lòng sâu sắc tới thầy Nguyễn Đình Hương đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện báo cáo này!

Em xin chân thành cảm ơn ông Nguyễn Khắc Hùng - Giám đốc điềuhành Công ty cổ phần Bê tông, Xây dựng A&P và toàn thể các anh, chị côngnhân viên trong khối văn phòng đã tạo điều kiện quan tâm, dạy bảo tận tình và

mở mang cho em bằng những tình huống thực tế, giúp em vận dụng kiến thứctrong sách vở vào thực tiễn một cách dễ dàng nhất!

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 15 tháng 03 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Vân

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 3

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG, XÂY DỰNG A&P

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần bê tông, xây dựng A&P.

1.1.1 Tên, địa chỉ công ty

 Tên doanh nghiệp:Công ty cổ phần bê tông, xây dựng A&P

 Tên giao dịch: A&P Construction, Concrete Joint Stock Company

 Địa chỉ: Số 73 Trung Kính - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

 Mã số thuế: 0100414036

1.1.2 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty được thành lập từ năm 1996, theo giấy phép đăng ký kinhdoanh lần đầu được cấp ngày 02 tháng 07 năm 2002, với tên gọi đầu tiên làCông ty TNHH Anh Phương Trải qua 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất và cung ứng bê tông thương phẩm ra thị trường xây dựng, hoạt động sảnxuất và kinh doanh của CTCP Bê tông, Xây dựng A&P không ngừng phát triển

cả về quy mô lẫn hiệu quả hoạt động, công ty dần nâng cao được uy tín trên thịtrường, được nhiều đối tác trong nước và quốc tế tin tưởng hợp tác kinh doanh

+) Các mốc lịch sử cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển:

- Ngày 25/11/1996: Công ty được thành lập với tên giao dịch đầu tiên làCông ty TNHH Anh Phương, nó đã đem đến cho khách hàng công nghệ hàngđầu thế giới về việc ứng dụng các hóa phẩm xây dựng trong việc sửa chữa cáckết cấu bị nứt gãy và hư hỏng; chống thấm và gia cố nền móng công trình; thicông các sàn công nghiệp với các tính năng đặc biệt như tăng cứng kháng mòn,kháng khuẩn, chịu axit, chống bám bụi, tự san phẳng và tĩnh điện

- Ngày 03/11/2006: Công ty TNHH Anh Phương đổi tên thành Công tyTNHH Dịch vụ Xây dựng, Đầu tư và Thương mại A&P

- Những năm 2001-2006: được sự hỗ trợ đúng lúc của quỹ JBIC - NhậtBản, nắm bắt thời cơ, công ty phát triển thêm lĩnh vực bê tông thương phẩm với

Trang 4

công trình tiêu biểu "Đường mòn Hồ Chí Minh" với tốc độ tăng trưởng đột biếntrên 700% kể từ ngày thành lập A&P chuyển dần sang kinh doanh đa ngành: từthi công các hóa chất xây dựng, sản xuất bê tông thương phẩm đến kinh doanh

xi măng

- Ngày 02/07/2007: Công ty chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần

và hoạt động dưới tên CTCP Bê tông, Xây dựng A&P cho đến ngày nay CTCP

Bê tông, Xây dựng A&P là hạt nhân của A&P group – một trong những doanhnghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng của Việt Nam với 3công ty thành viên và 5 xí nghiệp trực thuộc

Hình thức sở hữu vốn: Công ty cổ phần với số vốn điều lệ 30.000.000.000 VNĐ.

Các cổ đông của công ty bao gồm:

Bà Phạm Thị Lan Anh: 94%

Ông Nguyễn Huy Bích: 5%

Ông Phạm Xuân Phương: 1%

Vốn kinh doanh (tính đến ngày 31/12/2013): 192.022.504.925 VNĐ

1.1.3 Các thành tựu cơ bản của công ty:

- Từ ngày 26/11 đến hết ngày 30/11/2011: Trong số hơn 400 đơn vịtrong và ngoài nước đến từ 18 quốc gia tham dự Hội chợ triển lãm quốc tếVietBuild Hà Nội CTCP Bê tông, Xây dựng A&P đã vinh dự được Bộ Xâydựng - Ban tổ chức triển lãm quốc tế VIETBUILD trao tặng Cup và huy chươngVàng tại VIETBUILD Hà Nội lần 2 – 2011

- Tối ngày 27/8/2012, tại BangKok, Thái Lan, Bà Phạm Thị Lan Anh –Chủ tịch hội đồng quản trị của CTCP Bê tông, Xây dựng A&P đã nhận giảithưởng sản phẩm Uy tín Đông Nam Á - giải thưởng được trao cho sản phẩmvữa khô polyme Mova Giải thưởng Uy tín Đông Nam Á được trao tặng dựatrên số phiếu bình chọn của người tiêu dùng, sau khi được sự thẩm định của cácchuyên gia có uy tín

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 5

- Tối 28/12/2010 tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội), A&P đãnhận bằng khen và cup lưu niệm của UBND thành phố Hà Nội.

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CTCP Bê Tông, Xây Dựng A&P.

1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Nhiệm vụ:

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Tuân thủ các qui địnhcủa nhà nước cũng như các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và vấn đềmôi trường

 Tạo ra môi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh, đồng thời luôn

nỗ lực trở thành đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng

 Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm vàgiảm chi phí

 Mở rộng thị trường, phát triển sang nhiều vùng lân cận Hà Nộibằng việc mở rộng thêm các trạm trộn bê tông mới ở các địa bàn

 Xem phát triển bền vững như là một thành viên cốt lõi với phươngthức tạo ra giá trị không chỉ bằng việc phát triển kinh tế mà còn gắn liền vớinhững lĩnh vực môi trường và xã hội

1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của CTCP Bê tông, Xây dựng A&P.

Năng lực - kỹ thuật:

Hiện tại công ty có 5 xí nghiệp sản xuất bê tông đặt tại các địa điểm:

Trang 6

 Xí nghiệp bê tông A&P - Nam Hà Nội tại Thanh Trì - Hà Nội(phục vụ công trình trên địa bàn Hà Nội) gồm 1 trạm trộn bê tông, công suất60m3/h, kho chứa cốt liệu 3000m2, số lượng xe vận chuyển 12 xe, hệ điều hànhciement (CHLB Đức).

 Xí nghiệp bê tông A&P - Nam Hà Nội tại Tiên Sơn - Bắc Ninh(phục vụ công trình, dự án khu lân cận) bao gồm 2 trạm trộn công suất 120m/h,kho chức cốt liệu 5000m2, số lượng xe vận chuyển 15 xe, hệ điều hành ciement(CHLB Đức)

 Xí nghiệp bê tông A&P - Nam Hà Nội tại Mông Dương - QuảngNinh (chủ yếu cung cấp bê tông phục vụ công trình nhà máy nhiệt điện MôngDương II), công suất đạt 180m3/h, kho chứa cốt liệu 10.000m2, số lượng xe vậnchuyển 15 xe, hệ điều hành ciement (CHLB Đức)

 Xí nghiệp Bê Tông A&P - Lào Cai chủ yếu cung cấp bê tông phục

vụ công trình Toyo Việt Nam Khu công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng), năngsuất thiết kế: 100m3/h, kho chứa cốt liệu: 10.000m2, số lượng xe vậnchuyển: 15 xe, hệ điều hành: Ciement (CHLB Đức)

 Xí nghiệp Bê Tông A&P - Thái Nguyên, năng suất thiếtkế: 100m3/h, kho chứa cốt liệu: 10.000m2, số lượng xe vận chuyển: 15 xe, hệđiều hành: Ciement (CHLB Đức)

Thị trường đầu vào

Các nguyên, nhiên vật liệu chính trong sản xuất bao gồm: xi măng, cát,

đá, xăng dầu và các chất phụ gia, hóa chất cho ngành xây dựng Đây là các mặthàng trên thị trường có nguồn cung dồi dào, khả năng công ty bị phụ thuộc vàonhà cung cấp là rất ít xảy ra tuy nhiên lại bị tác động bởi giá cả thị trường vậtliệu xây dựng

Thị trường đầu ra

Bê tông sản xuất từ các trạm được cung cấp trực tiếp đến các công trình

có vị trí gần trạm băng các xe chuyển trộn bê tông của công ty và thuê dịch vụbơm bê tông từ các đối tác bên ngoài

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 7

Đối tượng mà công ty hướng đến là các công trình xây dựng trên địabàn thành phố (tòa nhà, văn phòng, trung tâm thương mại, nhà ở, khu đô thị );các công trình phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng (cầu, sân bay ); các công trìnhxây dựng nhà máy, xí nghiệp, văn phòng ở các khu công nghiệp ngoại thành HàNội, Bắc Ninh và vùng lân cận Công ty không có hoạt động xuất khẩu.

1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của CTCP Bê tông, Xây dựng A&P.

Bê tông thương phẩm là loại sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuấtkhá phức tạp, yêu cầu định mức kỹ thuật và cấp phối có độ chính xác cao, thựchiện khi có đơn đặt hàng Quy trình sản xuất bê tông thương phẩm tại Công tytrải qua các bước sau:

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:

Hoạt động sản xuất chính của CTCP Bê tông, Xây dựng A&P là các loại

bê tông thương phẩm với hệ điều hành Ciement (CHLB Đức) Dưới đây là quytrình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm

Bước 1: Chuẩn bị cho sản xuất:

- Tập kết nguyên vật liệu (số lượng, chất lượng, các chứng chỉ về vật tư)

- Kiểm tra các thiết bị sản xuất (kiểm tra trạm trộn, ô tô vận chuyển)

- Chuẩn bị nhân lực và kiểm tra khu vực giao hàng đưa xe bơm vào

vị trí cấp bê tông, mắc ống bơm tới chi tiết được đổ bê tông

Bước 2: Cân nguyên vật liệu:

B4 Xe vận chuyển

Trang 8

Đây là một quá trình tự động hóa nhưng người vận hành không đượcchủ quan, mọi tình trạng hoạt động tốt xấu đều phải được ghi vào sổ nhật ký củatrạm vì nhiều khi do các vấn đề kỹ thuật vẫn phải xử lý và tìm nguyên nhân,mặc dù điều khiển tự động hay bằng tay thì chỉ số cũng đều được ghi lại và quátrình này được lưu trong máy niêm phong của trung tâm kiểm định đo lườngNhà nước – đây là cơ sở pháp lý quản lý chất lượng.

Bước 3: Kiểm tra bê tông trong cối trộn:

Khi có lệnh cấp bê tông, người vận hành máy trộn mới bắt đầu cho quaymáy trộn nguyên liệu và chế phụ gia vào khối nguyên liệu theo các chỉ số đã đặttrong phần mềm máy tính, kiểm tra chất lượng bê tông trong cối trộn (phần nàychủ yếu bằng cảm quan nghề nghiệp do người có kinh nghiệm xác định – chủyếu xác định độ sụt của bê tông và độ nhuyễn đều của bê tông xem cần thêm thời giantrộn hay dừng để xả vào xe trộn hoặc phát hiện xem có điều gì không ổn)

Bước 4: Xả bê tông vào xe trộn vận chuyển :

Nếu bước 3 không có gì đặc biệt xảy ra và bê tông đã nhuyễn đều thì

mở cửa bồn trộn để xả bê tông vào bồn xe trộn – in phiếu xuất bê tông (đồngthời ghi “Sổ cấp bê tông” yêu cầu lái xe xác nhận – kẹp chì niêm phong bồn xe).Vận chuyển bê tông tới công trình

Đặc tính của bê tông thương phẩm sản xuất ra phải sử dụng ngay, nếutrong một khoảng thời gian theo quy định sản phẩm ko được thực hiện sẽ dẫnđến hủy toàn bộ

1.3 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Bê tông, Xây dựng A&P.

1.3.1.Mô hình tổ chức bộ máy.

Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần, đứng đầu là Hộiđồng quản trị và Tổng giám đốc Ngoài ra, công ty có một Giám đốc điều hànhchung và các giám đốc xí nghiệp (giám đốc tại các trạm trộn) Dưới đây là sơ đồ

tổ chức của công ty:

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 9

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG SẢN XUẤT

PHÒNG VẬT TƯ CÁC XÍ NGHIỆP

P QLCL BAN SÁN XUẤT

NV NHÂN

SỰ BẢO HIỂM

BAN CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI ISO PHÒNG TỔ CHỨC-PHÁP CHẾ

TRƯỞNG PHÒNG

NV HÀNH CHÍNH

LÁI XE VĂN PHÒNG

TẠP VỤ PHÒNG HÀNH CHÍNH-QUẢN TRỊ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

BP KẾ TOÁN CÔNG NỢ

BỘ PHẬN HẠCH TOÁN-KẾ TOÁN

THỦ QUỸ BAN TÀI CHÍNH-

KẾ TOÁN

Trang 10

1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận:

Ban kiểm soát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra,

nhiệm kỳ 5 năm và hiện nay gồm 3 người Thành viên Ban kiểm soát có thểđược bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Ban kiểm soát chịu sự quản lý trựctiếp của Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt độngtài chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kếtoán, quy trình, quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàngnăm, báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp củaBáo cáo tài chính của Công ty

Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông

bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công

ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của Công ty, trừ những vấn

đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị giữ vai tròđịnh hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, chỉđạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty.Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và thành viên Hội đồng quản trị cóthể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Số lượng thành viên Hội đồngquản trị hiện nay là 5 người

+) Tổng giám đốc: Hoạch định mục tiêu lâu dài cũng như chiến lược phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của Tập đoàn Xây dựng, quản lý hoạt

động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển sản xuất thuộc chương trình trung

và dài hạn của Tập đoàn Quản lý công tác Tài chính và huy động vốn đảm bảo sản xuất kinh doanh Quản lý công tác Tổ chức – Pháp chế - Lao động Tiền lương Quản lý công tác Đầu tư Xây dựng cơ bản và quản lý dự án - kinh doanh

bất động sản (đặc biệt giai đoạn hình thành ý tưởng và chuẩn bị các thủ tục lập

dự án)

+) Giám đốc điều hành: Đại diện cho doanh nghiệp, điều hành công

việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 11

và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiệncác quyền và nhiệm vụ được giao Tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vựcnghiên cứu dự báo thị trường, đối thủ cạnh tranh và phát triển hoạt động kinhdoanh của Tập đoàn: Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàngtrong và ngoài nước để xúc tiến thương mại Thay mặt Tổng Giám đốc để giảiquyết các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban thương mại trongphạm vi thẩm quyền được giao quản lý.

+) Giám đốc sản xuất: Chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, quản lý, kiểm

tra và hiệu chỉnh hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ trong suốt quá trìnhthực hiện về: định mức sử dụng vật tư sản xuất, định mức lao động, định mức

sử dụng nhiên liệu và phụ tùng thay thế cho toàn bộ hệ thống trang thiết bị, xe,

máy của Tập đoàn Lập và triển khai kế hoạch bảo hộ lao động, đảm bảo an

toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống thiên tai, phòng chống cháy

nổ tại khu vực các Nhà máy, Xí nghiệp trong Tập đoàn Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng và sử dụng thiết bị, xe, máy đạt hiệu quả cao nhất Chịu

trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và thực hiện hệ thốngquản lý chất lượng theo ISO 9001:2008, ISO 14001:2004 Chịu trách nhiệm giảiquyết và khắc phục sự cố trong sản xuất, luôn đảm bảo vận chuyển kịp thời,

nhanh chóng đạt hiệu quả, đảm bảo lợi ích Tập đoàn Được quyền quyết định

trong việc điều chuyển, sắp xếp, bố trí nhân lực; đề bạt, kỷ luật cán bộ nhânviên các đơn vị sản xuất trực thuộc cũng như chủ động điều động thiết bị xe,máy trong tập đoàn để phục vụ kịp thời nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Phòng tài chính: Tổ chức hệ thống quản lý tài chính toàn Công ty Lập trình, quản lý tài chính nhanh gọn, chính xác Thực hiện các nghiệp vụ thu – chi đúng chính sách Lập báo cáo tài chính của Công ty Giám sát bán hàng thông qua hoạt động tài chính Xây dựng, đề xuất chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban Phối hợp với phòng nhân sự tổ chức tuyển dụng,

đào tạo cho nhân viên

Trang 12

Phòng tổ chức – pháp chế Tham mưu cho Tổng giám đốc Công

ty về tổ chức bộ máy nhân sự phục vụ quá trình sản xuất – kinh doanh Trựctiếp tổ chức các đợt tuyển dụng, đào tạo và ký kết các hợp đồng lao động Xâydựng các định mức lao động Quản lý và theo dõi công tác Bảo hiểm xã hội và

Y tế, các chế độ về bảo hộ lao động Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, các lớp tập huấn, các kỳ thi sát hạch, kiểm tra tay nghềnâng bậc lương cho cán bộ công nhân viên hàng năm của Công ty Tổng hợp,báo cáo tình hình hoạt động của các đơn vị trong Công ty, đề suất, kiến nghị cácbiện pháp thực hiện, phục vụ sự chỉ đạo và điều hành của thủ trưởng

Phòng hành chính – quản trị: Lập kế hoạch tài chính, dự toán

kinh phí hành chính, quản trị và hậu cần hàng năm, hàng quý của Công ty và dựkiến phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị theo quyết định của thủ trưởng.Thực hiện công tác văn thư - lưu trữ, giải quyết các văn thu, tờ trình của các đơn

vị và cá nhân theo quy chế của Công ty; tổ chức theo dõi việc giải quyết các vănthư và tờ trình đó

Phòng quản trị sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào Kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xử lý sản phẩm không phù hợp Quản lý trang thiết bị sản xuất,

và giám sát dụng cụ, thiết bị đo lường Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý.

Tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực phù hợp để kiểm tra chất lượng nguyệnvật liệu đầu vào Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu đầu vào, đánh giá nhà cung

ứng phù hợp với yêu cầu của thực tế sản xuất Tổ chức công tác quản lý chất

lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, kiểm soát quá trình sản xuất vàchất lượng sản phẩm khi xuất xưởng Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trangthiết bị của công ty Phát hiện và đề xuất phương án xử lý kịp thời các hỏng hócđột xuất trong quá trình sản xuất

Mối quan hệ giữa các phòng ban chức năng:

Các phòng ban chức năng chủ động giải quyết công việc theo chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công Khi giải quyết công việc liên quan

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 13

đến lĩnh vực Phòng ban khác, thì Phòng chủ trì phải chủ động phối hợp, Phòngliên quan có trách nhiệm hợp tác, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáovới Tổng giám đốc Công ty xem xét giải quyết theo quy chế làm việc Vănphòng Công ty.

1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của CTCP bê tông, xây dựng A&P.

1.4.1 Khái quát tình hình tài chính của công ty - Tổng vốn, TSCĐ,

TS ngắn hạn, nguồn vốn CSH.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm: 2011,

2012 và 2013 được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012, 2013

Từ bảng phân tích trên, ta thấy tổng tài sản năm 2012 là 122,023 tỷđồng, so với 2011 tăng lên 12,102 tỷ đồng (tăng 111,01% so với 2011) Sang tớinăm 2013 tổng tài sản đã lên tới 140,601 tăng 115.23% so với năm 2012 Sự

Trang 14

biến động tăng này chủ yếu là do tài sản dài hạn tăng, tài sản ngắn hạn có tăngnhưng không đáng kể.

Tài sản ngắn hạn tăng nhẹ, năm 2012 tăng 102.33% so với năm 2011,năm 2013 tăng 103.57% so với năm 2012 Do công ty tăng đầu tư tài chínhngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác

So với năm 2011, năm 2012 tài sản dài hạn của công ty tăng lên 52,364

tỷ đồng, tương đương với mức tăng 125,13% do công ty tập trung hoàn thànhnhà xưởng tại trạm trộn bê tông thương phẩm tại Mông Dương - Quảng Ninh.Bước sang năm 2013 tài sản dài hạn là 69,455 tỷ đồng, tăng 132,64% so vớinăm 2012 do trong năm 2012 công ty tập trung hoàn thành nhà xưởng tại trạmtrộn bê tông thương phẩm tại Mông Dương - Quảng Ninh, sang năm 2013 công

ty xây dựng thêm trạm trộn A&P Lào Cai, đồng thời mua mới thêm máy mócthiết bị, xây dựng mở rộng trạm trộn Tiên Sơn

Phần nguồn vốn: Kết hợp với tài sản tăng, tổng nguồn vốn của công tythời điểm 31/12/2012 cũng đạt 122,022 tỷ đồng, tăng 111,01% so với năm 2011trong đó nợ phải trả chiếm 59,62% (= 72,753/122,022*100) và nguồn vốn chủ

sở hữu chiếm 40,38% tổng nguồn vốn Đến năm 2013, tổng nguồn vốn đạt được115,23% so với năm 2012, nợ phải trả chiếm 57,32% (=80,596/140,601*100),nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 42,68%, tỷ lệ này là tương đối hợp lý, công ty vẫnđảm bảo được sự độc lập về tài chính của mình, bên cạnh đó cho thấy công ty

đã đẩy mạnh việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong năm 2012, 2013

Số nợ phải trả của công ty thời điểm 31/12/2012 là 72,753 tỷ đồng, tăng5,887 tỷ đồng so với 2011, sự tăng này chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng 9,349 tỷtương ứng với 15,79% trong khi đó nợ dài hạn giảm 3,526 tỷ Vốn chủ sở hữucủa công ty thời điểm 31/12/2012 đạt 49,269 tỷ đồng, tăng 6,279 tỷ đồng, trong

đó nguồn vốn kinh doanh được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu là 30 tỷđồng và từ lợi nhuận để lại là 18,784 tỷ đồng

Nợ phải trả của công ty đến thời điểm 31/12/2013 là 80,596 tỷ đồng,tăng 7,843 tỷ đồng so với 2012, sự tăng này cũng chủ yếu là do nợ ngắn hạn

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 15

tăng 5,719 tỷ tương ứng 8,34% và nợ dài hạn tăng 2,124 Vốn chủ sở hữu củacông ty thời điểm 31/12/2013 đạt 60,005 tỷ đồng, tăng 10,736 tỷ đồng.

Nhận xét: Quy mô vốn, tài sản tăng trưởng tương đối ổn định qua các

năm, các khoản phải thu, hàng tồn kho có chất lượng tốt Cơ cấu tài sản vànguồn vốn của công ty tương đối hợp lý, một phần giá trị tài sản ngắn hạn đượctài trợ từ nguồn vốn dài hạn (1,11 tỷ đồng) đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của công ty thêm vững chắc và an toàn về nguồn vốn

1.4.2 Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thuế phải nộp nhà nước:

Trang 16

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN

(2011/2012)

Chênh lệch (2013/2012)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 129,925,698,720 106,660,654,081 153,157,023,246 23,265,044,639 46,496,369,165

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,957,750,702 5,779,819,477 8,559,813,953 3,177,931,225 2,779,994,476

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 16,813,797,293 12,611,880,252 18,633,486,305 4,201,917,041 6,021,606,053

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 16,813,797,293 12,805,210,354 18,633,486,305 4,008,586,939 5,828,275,951

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 4,203,449,323 3,201,302,589 4,658,371,576 1,002,146,734 1,457,068,987

-17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 12,610,347,970 9,603,907,766 13,975,114,729 3,006,440,204 4,371,206,963

Bảng 1.2: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2011, 2012, 2013

SVTH: Lê Thị Vân LỚP: CĐ10KE2

Trang 17

Qua bảng số liệu trên, ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công tygiảm thể hiện qua doanh thu thuần và lợi nhuận năm 2012 giảm so với năm

2011, nhưng tăng mạnh trong năm 2013 cụ thể:

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 là 129,926 tỷđồng, năm 2012 là 106,661 tỷ đồng giảm 23,265 tỷ đồng tương ứng với17,91% Nguyên nhân là do trong năm 2012 ngành sản xuất bê tông gặp nhiềukhó khăn cả về giá cả đầu vào lẫn đầu ra, một số công trình bị cắt giảm hoặcchưa thực hiện được kết hợp với sự ảm đạm của thị trường bất động sản, nguyênliệu chính của ngành vật liệu xây dựng như thép, xi măng, gạch đều ế ẩm gây rarất nhiều khó khăn cho công ty Nhưng bước sang năm 2013 nhờ có sự đúc rútkinh nghiệm từ năm trước, giám đốc điều hành đã tăng cường tích cực mở rộngban thương mại, sẵn sàng bỏ chi phí cao để tuyển dụng cán bộ kinh doanh giỏi,phát huy hết lợi thế của công ty để tìm kiếm, mở rộng nguồn khách hàng lớn.Nhờ vậy trong năm 2013 doanh thu về bán hàng đã tăng vọt lên tới 153,157 tỷđồng, tăng gần 143,6% so với năm 2012

Tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty cũng giảm đáng kể,năm 2011 lợi nhuận trước thuế là 16,814 tỷ đồng đến sang năm 2012 giảm còn12,805 tỷ đồng (giảm 4,009 tỷ đồng tương ứng với 23,84%) Tổng lợi nhuận sauthuế năm 2011 là 12,610 tỷ đồng, năm 2012 là 9,604 tỷ đồng giảm 3,006 tỷđồng tương ứng với 23,84% Sang đến năm 2013 tuy lợi nhuận không tăngnhiều như doanh thu nhưng lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 cũng đã tănglên 4,371 tỷ (= 13975114729 - 9603907766) Nguyên nhân là do phải bỏ ranhiều chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng như quảng cáo trên cácphương tiện truyền thông, báo trí, vov giao thông

Nhìn chung năm 2012 là một năm mà môi trường kinh doanh của cácdoanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới cũngnhư việc thắt chặt tín dụng của các ngân hàng thương mại Phần lớn các doanhnghiệp ngành xây dựng, từ các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu xây dựng,

Trang 18

kinh doanh bất động sản, nhà ở đến các đơn vị xây lắp đều gặp khó khăn Công

ty CP bê tông, xây dựng A&P cũng nằm trong số đó, các chỉ tiêu về lợi nhuậndoanh thu giảm đi so với năm 2011 Mặc dù vậy, bằng sự nỗ lực tìm ra cáchướng đi mới, công ty vẫn cố gắng duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình đạt hiệu quả, ký kết được các hợp đồng cung cấp bê tông với các đốitác mới, đặc biệt là các đối tác nước ngoài có nguồn thanh toán tốt, thi công cáccông trình và dự án tại Việt Nam có nguồn thanh khoản ổn định Vì vậy, chothấy tình hình tài chính của công ty khá tốt

1.4.3 Trình độ lao động

Là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ học vấn, khả năng chuyênmôn, nghiệp vụ, khả năng am hiểu và vận hành các máy móc thiết bị hiện đạivới hiệu quả cao của cán bộ công nhân viên trong công ty Trình độ lao động lànhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nó phản ánh khả năngsáng tạo của người lao động trong sản xuất, của cán bộ nhân viên trong quản lý

Cùng với sự phát triển sản xuất kinh doanh, công ty luôn trú trọng pháttriển đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về số lượng lẫn chất lượng thông quađào tạo, dạy nghề dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng sự phát triểnsản xuất kinh doanh

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 19

Bảng 1.3 : Cơ cấu lao động trong công ty từ năm 2011 - 2013

Loại lao động

Sốlượng

Tỷtrọng

Bảng 1.4 : Trình độ học vấn của lao động trong công ty

Qua bảng về trình độ học vấn của lao động trong công ty cho thấy tổng

số lao động của công ty trong những năm gần đây đều có xu hướng tăng cao

Do quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, các xí nghiệp sản xuất tuy có thu hẹp ở

Trang 20

một số nơi nhưng đều được điều chuyển và mở rộng thêm trên các địa bàn khác.Trái lại với xu hướng thu hẹp nguồn lực trong các doanh nghiệp hiện nay, đặcbiệt là với ngành xây dựng trong những năm gần đây.

Xét đến trình độ người lao động: Số lao động có trình độ Thạc sĩ ngàycàng tăng năm 2013 so với năm 2012 tăng 200% ( 5 người) Số lao động cótrình độ trung cấp tăng thấp năm 2012/2011 tăng 101.1% nhưng năm 2013/2012tăng 105% (tăng 9 người) Trong khi đó, số lao động có trình độ đại học và caođẳng tăng cao hơn Năm 2012, tổng số lao động tăng 17 người tương đương 6%

so với năm 2011 Năm 2013, tổng lao động tăng thêm 39 người, tương đương12.8% Tuy nhiên số lượng công nhân tốt nghiệp trung cấp vẫn chiếm tỷ trọngcao Song song với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công ty trútrọng đến công tác lao động tiền lương

1.4.4 Cơ sở vật chất

Trang thiết bị máy móc là những tài sản cố định của doanh nghiệpkhông thể thiếu trong quá trình sản xuất mà giá trị của nó được chuyển dần vàogiá trị sản phẩm

Trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹthuật, trình độ chất lượng máy móc thiết bị, công nghệ sẽ là nhân tố hàng đầuquyết định đến chất lượng sản phẩm sản xuất của mỗi doanh nghiệp

Trình độ máy móc, công nghệ tiên tiến hiện đại sẽ cho ra đời các sảnphẩm có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Hiện nay đa số các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty đãqua sử dụng khấu hao nhiều:

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 21

Bảng 1.5 : Cơ cấu và chất lượng máy móc thiết bị chính của công ty

Nước sản xuất

Năm sử dụng

I Thiết bị động lực

II Thiết bị công tác

16 Dây chuyền sản xuất cấu

-Việt Nam,Đức

2001, 2004

2007

III Phương tiện vận chuyển

Trang 22

6 Các loại xe con, trở khách 10 Nhật 2004

2005,2008

(Nguồn : Hồ sơ năng lực kinh doanh của công ty cổ phần bê tông, xây dựng A&P)

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 23

Từ những năm 2002 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất với nhiều máy

móc thiết bị mới và hiện đại Nó giúp tăng năng suất sản xuất đồng thời cũng

nâng cao chất lượng sản phẩm

Tuy nhiên công ty vẫn còn nhiều máy móc cũ, đã sử dụng từ lâu , khấu

hao lớn Với tình trạng cạnh tranh gay gắt hiện nay, công ty cần đầu tư đổi mới

công nghệ, có kế hoạch mua sắm thiết bị máy móc mới thay thế cho máy móc

cũ để đảm bảo năng suất cũng như chất lượng sản phẩm

Công ty có các phòng thiết bị Lab để kiểm tra chất lượng cũng như kiểm

soát tình hình chất lượng sản phẩm Phòng thì nghiệm đúng theo tiêu chuẩn của

Công suất

Nước sản xuất

Năm sử dụng

Số lượng

Trang 24

14 Máy khoan mẫu Cái Việt Nam 2008 2

(Nguồn : Hồ sơ năng lực kinh doanh của công ty cổ phần bê tông, xây dựng A&P)Với đầy đủ các thiết bị thí nghiệp kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào,kiểm tra chất lượng sản phẩm trong mỗi công đoạn làm, hay cung cấp giấychứng nhận kiểm định chất lượng theo yêu cầu của khách hàng Với mục tiêu

SVTH: Lê Thị Vân LỚP:

CĐ10KE2

Trang 25

chất lượng là nòng cốt để không ngừng khẳng định thương hiệu của mình trênthị trường xây dựng, công ty đang nỗ lực cải tiến và đổi mới hệ thống máy mócthiết bị giúp cho việc tăng năng suất và giảm giá thành.

Trang 26

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG, XÂY DỰNG A&P.

2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại CTCP bê tông, xây dựng A&P.

Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty được áp dụng hình thức tổ chứccông tác kế toán tập trung Mọi công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế

toán, bộ máy kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.

Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán:

KT NG KTT CTY

NH ÂN

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG – CÔNG NỢ PHÓ PHÒNG KẾ

TOÁN QUẢN

TRỊ-VẬT TƯ

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Tổ

trưởng

thống kê

Kế toán vật tư

Nhân

viên

thống kê

Nhân viên thu hồi công nợ

Tổ trưởng thu hồi công nợ

Kế toán thanh toán

Kế toán bán hàng

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP, THUẾ

Kế toán ngân hàng, thủ quỹ

Kế toán thuế công ty H&K

Nhân viên kế toán

Trang 27

cao nhất về số liệu kế toán trước cơ quan thuế Chịu trách nhiệm tổ chức quản

lý tiền, tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thực hiện cácnhiệm vụ khác khi được ban giám đốc yêu cầu

- Phó phòng kế toán vật tư:

Tập hợp, kiểm tra tính chính xác của các số liệu được gửi lên từ kế toánvật tư, và bảng quyết toán của tổ trưởng tổ thống kê Tổ chức triển khai công táckiểm kê và đánh giá tình hình sử dụng vật tư theo thống kê và theo thực tế Lậpbáo cáo kết quả kinh doanh hàng quý, hàng năm theo yêu cầu của lãnh đạo

- Kế toán vật tư:

Nhận và nhập số liệu vật tư đầu vào trên phần mềm kế toán từ phòng vật

tư Kiểm tra tính chính xác về số lượng, chủng loại vật tư thực nhập tại các đơn

vị so với hóa đơn giá trị gia tăng của các nhà cung cấp Kiểm tra tính chính xácquyết toán vật tư hàng tháng của các Xí nghiệp và Nhà máy

- Tổ trưởng tổ thống kê

Tiếp nhận file quản trị vật tư bằng e-mail từ các thống kê, kiểm tra bảngtổng hợp khối lượng, các số liệu sản xuất phải đảm bảo theo đúng định mức,cấp phối đã ba hành theo quy định của công ty Kiểm tra số lượng đã bán từ cáctrạm sản xuất đã nộp tiền theo đúng thời gian quy định

- Nhân viên thống kê

Lưu hồ sơ từ các nơi gửi đến xí nghiệp, Nhập số liệu xuất ra, mua vàotrong file quyết toán vật tư với đầy đủ các thông tin đã ghi trên phiếu nhập, xuấtvật tư Giữa hoặc cuối tháng tổng hợp khối lượng đã cấp từng phiếu con và đốichiếu cùng khách hàng Gửi báo cáo cho tổ trưởng tổ thống kê

- Phó phòng kế toán bán hàng – công nợ:

Phụ trách công tác kế hoạch – thống kê, Kiểm tra tính giá thành, số công

nợ từ kế toán bán hàng, trực tiếp đôn đốc công tác thu hồi công nợ

- Kế toán bán hàng

Ngày đăng: 22/04/2016, 07:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w