ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP1 Tên đề tài: Thành lập bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng phục vụ dự án đê quai lấn biển.. 2 Mục
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1 Tên đề tài: Thành lập bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 khu vực bãi bồi ven biển
huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng phục vụ dự án đê quai lấn biển
2 Mục tiêu của đề tài:
- Đề xuất quy trình thành lập bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng
- Thành lập bình đồ đáy biển tỷ lệ 1:10000 tại khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng trên cơ sở số liệu đo thực tế
3 Nội dung nghiên cứu:
- Khái quát chung về bình đồ địa hình đáy biển và phương pháp thành lập
- Quy trình thành lập bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng phục vụ dự án đê quai lấn biển
- Thành lập bình đồ địa hình đáy biển từ số liệu thực tế khu nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: thu thập, tổng hợp, xử lý các thông tin và tài liệu liên quan
- Phương pháp thực nghiệm: trên cơ sở lý thuyết có được từ thông tin liên quan thu thập, thống kê sử dụng số liệu thực tế để đưa ra được sản phẩm như yêu cầu thực tế của sản xuất
- Phương pháp điều tra thực địa: sử dụng số liệu đo đạc thực địa khu vực
- Phương pháp phân tích: sử dụng các phương tiện và các công cụ tiện ích, phân tích logic các tư liệu đánh giá khách quan các yếu tố để đưa ra kết luận chính xác làm cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra
5 Cơ sở dữ liệu:
- Số liệu đo lưới khống chế mặt bằng và độ cao phục vụ công tác đo vẽ bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng
- Số liệu đo chi tiết về bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng
6 Sản phẩm:
Bình đồ địa hình đáy biển tỷ lệ 1:10000 khu vực bãi bồi ven biển huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng
7 Kết cấu đồ án
Chương 1: Khái quát về công tác đo vẽ bản đồ địa hình đáy biển
1.1. Khái niệm về bản đồ địa hình đáy biển
1.1.1 Bản đồ địa hình đáy biển
Trang 21.1.2 Bình đồ địa hình đáy biển
1.2. Mục đích của việc thành lập bản đồ địa hình đáy biển
1.3 Bản đồ địa hình, xác định bờ biển và định vị hàng hải
1.3.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật
1.3.2 Phương pháp định vị và độ chính xác
1.3.3 Khảo sát cảng biển và vùng ven biển
1.3.4 Quy trình đo vẽ của trung tâm Trắc địa - Bản đồ biển (Bộ TN-MT) 1.4 Xác định đặc trưng đáy biển
1.4.1 Mô hình phân loại đáy biển
1.4.2 Lấy mẫu đáy biển
1.4.3 Bản chất của đáy biển
1.4.4 Phân loại mẫu
1.4.5 Các cảm biến dùng phân loại đáy biển
1.4.6. Lý thuyết phân loại
1.5 Phân loại đáy biển
1.5.1 Phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa
1.5.2 Phương pháp dùng tư liệu viễn thám
1.5.3 Phương pháp biên tập, biên vẽ trong phòng
1.6 Kế hoạch khảo sát biển
1.6.1 Lập dự án khảo sát biển
1.6.2 Khảo sát sơ bộ
1.7 Thu thập dữ liệu và mô tả bờ biển
1.7.1 Hiệu chuẩn và kiểm tra thiết bị định vị mặt bằng
1.7.2 Kiểm soát độ cao
1.7.3 Quan trắc môi trường
1.7.4 Khảo sát biển theo tuyến
1.7.5 Kiểm tra tuyến
1.7.6 Tuyến khảo sát chính
1.7.7 Các điều tra liên ngành
1.7.8 Các quan trắc khác
1.7.9 Mô tả bờ biển
1.8 Quy trình xử lý dữ liệu
1.8.1 Đo sâu đáy biển
1.8.2 Nhận dạng đáy biển
1.8.3 Phát hiện các đặc trưng đáy biển
1.8.4 Các quan trắc phụ trợ
Chương 2: Phần mềm Topo
2.1 Giới thiệu về phần mềm
Trang 32.2 Các chức năng
2.3 Các thao tác trong phần mềm
Chương 3: Thực nghiệm ứng dụng vơi việc đo bình đồ khu vực Tiên Lãng
3.1 Tổng quan về khu vực đo vẽ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.3 Tình hình quản lý biển
3.2 Thành lập bình đồ đáy biển
3.2.1 Quy trình thành lập bản đồ địa hình đáy biển
3.2.2 Lưới khống chế khu vực đo vẽ
3.2.3 Xử lý số liệu, hoàn thành sơ đồ lưới
3.2.4 Đo chi tiết ngoài thực địa
3.2.5 Chuyển dữ liệu vào máy tính
3.2.6 Ứng dụng Topo để thành lập bản đồ
3.3 Kết quả thực nghiệm
Kết luận và kiến nghị
Hà Nội, ngày tháng năm
Ths Lương Thanh Thạch Ths Nguyễn Hoàng Hưng Đỗ Thị Nhật