Để thực hiện được yêu cầu đó thì công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính là vấn đề được đặt ra hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp gi
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG CĐ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG MIỀN TRUNG
KHOA TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH VÀ CÁC LOẠI HỒ SƠ THỬA
ĐÂT BẰNG PHẦN MỀM MICRO STATION VÀ FAMIS
SVTT : ĐỖ HÙNG VƯƠNG LỚP : LT4
NGÀNH : TRẮC ĐỊA – BẢN ĐỒ KHÓA : 2012-2014
Trang 2THANH HÓA – THÁNG 04 NĂM 2014
ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia
Song song với sự biến động không ngừng của quỹ đất thì việc chia tách, sát nhập và điều chỉnh địa giới của một số đơn vị hành chính theo nhu cầu quản lý chung đã làm cho địa giới hành chính các cấp có nhiều thay đổi và làm cho quỹ đấtđược bố trí theo đơn vị hành chính mới
Trong khi đó công tác quản lý đất đai ở nước ta vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, hoàn thiện và hiện đại hoá Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay là phải nắm chắc và quản lý chặt chẽ tới từng thửa đất Để thực hiện được yêu cầu đó thì công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính là vấn đề được đặt ra hàng đầu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trước đây việc đo đạc, thành lập bản đồ địa chính được thực hiện theo công nghệ truyền thống mang nặng tính thủ công và cho hiệu quả thấp Vì vậy công nghệ này hiện nay đã không còn được áp dụng nhiều nữa Ngày nay công nghệ thông tin phát triển ngày càng mạnh, phần cứng cũng như phần mềm trở nên hiện đại và hoàn thiện hơn Việc ứng dụng thành quả của công nghệ thông tin vào công tác đo đạc, thành lập bản đồ đã đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai
Trang 3Trong thời gian qua, ngành Tài nguyên và Môi trường đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, các thành tựu tiên tiến, đầu tư trang bị các phần mềm, các trang thiết bị tin học vào hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai và thu được nhiều thành công Như vậy có thể thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai nói chung, thành lập bản đồ nói riêng đã giúp ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động quản lý đất đai, quản lý tài nguyên môi trường, đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước và nhu cầu của nhân dân Qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong xu thế chung của ngành Tài nguyên và Môi trường, coi công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng để hiện đại hoá, nâng chất lượng công tác quản lý đấtđai, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, thành lập bản
đồ địa chính được coi là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu Được sự phân công của khoa Trắc địa bản đồ, cùng sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên : Hoàng Văn Tuấn - giảng viên Bộ môn Trắc Địa bản đồ, tôi tiến hành thực hiện đềtài:
“ Thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm
Trang 4- Tim hiểu về việc: xây dựng lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết ngoài thực địa bằng máy toàn đạc điện tử
- Sử dụng phần mềm FAMIS để thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất từ các số liệu đã thu thập được
- Đánh giá ưu nhược điểm của việc áp dụng công nghệ tin học trong nghiên cứu đề tài với một số công nghệ khác đang được áp dụng
2.2 Yêu cầu:
- Nắm được cách thức sử dụng, máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc.
- Sử dụng thành thạo 2 phần mềm MICROSTATION và FAMIS để xử lý các số liệu đo ngoại nghiệp.
- Xây dựng và quản lý bản đồ địa chính theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính
do Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành
PHẦN I
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về bản đồ địa chính:
1.1.1 Khái niệm về địa chính, đo đạc địa chính và bản đồ địa chính
a Khái niệm địa chính:
Trang 5là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan;lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh xác nhận.
b.Quản lý địa chính và đo đạc địa chính
Quản lý địa chính là quản lý cơ sở trong quản lý đất đai nói chung, còn đo đạc địa chính là công tác kỹ thuật cơ sở cực kỳ quan trọng trong quản lý địa chính
Đo đạc địa chính là việc đo đạc với độ chính xác nhất định để xác định các thông tin về đơn vị đất đai như ranh giới, vị trí phân bố đất, ranh giới sử dụng đất, diện tích đất, đồng thời điều tra phản ánh hiện trạng phân loại sử dụng đất, phân hạng chất lượng đất Đo đạc địa chính bao gồm đo đạc ban đầu để thành lập bản
đồ, hồ sơ địa chính ban đầu và đo đạc hiệu chỉnh được thực hiện khi thửa đất có thay đổi về hình dạng và kích thước
Sản phẩm của đo đạc địa chính là bản đồ địa chính và các văn bản mang tính
kỹ thuật và pháp lý cao phục vụ trực tiếp cho quản lý địa chính và quản lý đất đai
c Bản đồ địa chính
*Khái niệm:
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành quản lý đất đai, thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan; được đo vẽ ở tỷ lệ lớn thống nhất trên toàn quốc theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận
*Nội dung:
Trang 6- Yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính:
- Nội dung bản đồ địa chính:
+ Điểm khống chế tọa độ và độ cao
Trang 7+ Mạng lưới thủy văn
+ Địa vật quan trọng
+ Mốc giới quy hoạch
1.1.2 Cơ sở toán học bản đồ địa chính
a Lưới khống chế tọa độ, độ cao
- Lưới tọa độ và độ cao quốc gia các hạng
- Lưới tọa độ địa chính cấp I, II; lưới độ cao kỹ thuật
- Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh
c Phép chiếu và hệ tọa độ địa chính
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về
cơ sở toán học và độ chính xác Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất vàchọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện trên bản đồ Khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng
Trang 8phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ Việc lựa chọn hệ quy chiếu cần xemxét các vấn đề về:
- Ảnh hưởng độ cao khu đo đến chiều dài và diện tích:
- Khi độ cao khu đo vượt quá 50m so với mực nước biển trung bình thì không nên tính chuyển kết quả đo đạc địa chính về mặt Geoid mà nên tính chuyển kết quả đo về mặt độ cao trung bình của khu đo Khi đó biến dạng diện tích khá nhỏ
- Ảnh hưởng biến dạng phép chiếu tọa độ phẳng đến các yếu tố trên bản đồ:
- Biến dạng chiều dài và diện tích cực đại của phép chiếu Gauss-Kruger giảm đáng kể khi ta giảm độ rộng múi chiếu từ 60 xuống 30 hoặc 1,50 Khi lập bản
đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000 và 1:5000, nên dùng múi chiếu 30 còn khi lập bản
đồ tỷ lệ 1:500, 1:200 thì phải dùng múi chiếu Gauss-Kruger với múi 1,50
d Chia mảnh bản đồ địa chính
Theo quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính ban hành tháng 8 năm 2008 ta có phương pháp chia mảnh và đánh số bản đồ địa chính sau:
* Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ thẳng góc
Bản đồ địa chính các loại tỷ lệ được thể hiện trên bản vẽ hình vuông Việc chia mảnh bản đồ địa chính dựa theo độ lưới ô vuông của hệ tọa độ vuông góc phẳng
Trang 9Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn km trong hệ tọa
độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới hành chính của tỉnh hoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000 Các tờ bản
đồ tỷ lệ lớn hơn sẽ được chia nhỏ từ tờ bản đồ 1:25000 Ta có một số thông số phân chia (bảng 1):
Bảng1.1: Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông toạ độ thẳng góc
Kích thước thực tế
Trang 10Theo cách chia này kích thước khung giấy và tọa độ góc khung luôn là số chẵn trăm m hoặc km nên rất thuận lợi cho người đo vẽ và biên tập bản đồ.
* Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý
Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương pháp chia mảnh bản đồ theo tọa độ địa lý tương tự phương pháp chia mảnh bản đồ địa hình Trình tự:
- Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1:100000 làm cơ sở chia ra 384 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5000 Tức là theo chiều ngang chia ra 24 phần, theo chiều đứng chia ra 16 phần Kích thước khung tờ bản đồ 1:5000 là 1’15” x 1’15”
- Ký hiệu tờ bản đồ 1:5000 là số hiệu tờ bản đồ 1:100000 thêm vào các số thứ
tự của tờ bản đồ 1:5000, đánh số bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 384 đặt trong ngoặc đơn, đánh số từ trên xuống dưới, từ trái qua phải
1.1.3 Trình tự các bước công việc khi đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính
Trong trường hợp các bước công việc từ đo vẽ ở thực địa đến hoàn chỉnh bản đồ địa chính theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất liên tục (do một đơn vị thi công) thì trình tự các bước công việc như sau:
1 Xác định khu vực thành lập bản đồ
2 Thành lập lưới khống chế đo vẽ hoặc lưới khống chế ảnh
3 Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ địa giới hành chính, đối chiếu thực địa và lập biên bản xác định địa giới hành chính ở cấp xã
Trang 114 Xác định nội dung đo vẽ, ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng
5 Thành lập lưới trạm đo, đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ Vẽ bản đồ, vẽ các bản trích đo (nếu cần thiết), đánh số thửa, tính diện tích Kiểm tra diện tích theo mảnh bản đồ
6 Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính cơ sở
7 Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính cơ sở
8 Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã Kiểm tra diện tích theo bản đồ địa chính cơ sở
9 Lập bản thống kê theo hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng của từng thửa và giao nhận diện tích theo hiện trạng và cho chủ sử dụng hoặc chủ quảnlý
10 Lập bảng tổng hợp số thửa, số chủ sử dụng, diện tích của từng mảnh bản
đồ và theo đơn vị hành chính
11 Lập bảng thống kê diện tích đất (hiện trạng sử dụng) nói chung và thống
kê diện tích đất nông nghiệp (theo hiện trạng sử dụng) nói riêng Xác nhận diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính
12 Hoàn chỉnh các tài liệu, các thủ tục pháp lý - kiểm tra, nghiệm thu
13 Đóng gói chuyển tài liệu sang khâu đăng ký, xét, cấp giấy chứng nhận sửdụng đất và thống kê đất đai
14 Hoàn chỉnh bản đồ địa chính theo kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Nhân bản, giao nộp để lưu trữ, bảo quản và khai thác
Trang 121.4 Giới thiệu phần mềm MICROSTATION, FAMIS
1.4.1.Giới thiệu phần mềm MICROSTATION
Microstation là phần mềm trợ giúp thiết kế (Cad) và là môi trường đồ họa rấtmạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ Micrstation còn được sử dụng làm nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, IrasB,MSFC, MRF CLEAN, MRF FLAG chạy trên đó
Đối tượng đồ hoạ được phân lớp và có thuộc tính hiển thị tương ứng với đối tượng trên bản đồ
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hoá các đối tượng trên nền ảnh Raster, sửa chữa, biên tập số liệu và trình bày bản đồ, các công cụ này tương đương với các lệnh được thể hiện trên màn hình dưới dạng biểu tượng và được nhóm theo các chức năng có liên quan thành những công cụ Microstation còn cho phép trao đổi dữ liệu đồ hoạ với các phần mềm khác qua file trung gian DXF, DWG
1.4.2 Giới thiệu phần mềm FAMIS
“ Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính (Field Work and
Cadastral Mapping Intergrated Software – FAMIS) “ là một phần mềm nằm trong
hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và
hồ sơ địa chính
FAMIS có khả năng sử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản
lý bản đồ địa chính số Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại
Trang 13nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số Cơ sở dữ liệu bản đồkết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính để thành một cơ sở dữ liệu về Bản đồ và
Hồ sơ địa chính thống nhất Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai
2003 hiện hành
FAMIS tích hợp với phần mềm GCN2006 là phần mềm phục vụ In Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý bộ Hồ sơ địa chính Phần mềm tuân theo các qui định của Luật Đất đai 2003 hiện hành
* Các chức năng của phần mềm FAMIS:
Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia thành 2 nhóm lớn:
+ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
+ Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
a Chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo:
1 Quản lý khu đo: FAMIS quản ký các số liệu đo theo khu đo Một đơn vị hành
chính có thể được chia thành nhiều khu đo Số liệu đo trong 1 khu có thể lưu trong
1 hoặc nhiều file dữ liệu Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn
2 Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ
biến nhất ở Việt Nam hiện nay:
* Từ các sổ đo điện tử
* Từ Card nhớ
Trang 14* Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo
* Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM
3 Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người sử dụng bật / tắt hiển thị các
thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình Xây dựng bộ mã chuẩn Bộ mã chuẩn bao gồm 2 loại mã: mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển Phần mềm có khả năng tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã
4 Giao diện hiển thị, sửa chữa rất tiện lợi, mềm dẻo: FAMIS cung cấp 2 phương
pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo
* Phương pháp 1: Qua giao diện tương tác màn hình Người dùng chọn trực
tiếp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình
* Phương pháp 2: Qua bảng danh sách các trị đo Mỗi một trị đo tương ứng với
một bản ghi trong bảng này
5 Công cụ tính toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính
toán: giao hội thuận nghịch, vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt cạnh thửa… Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác Các công cụ tính toán rất phù hợp với các thao tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam
6 Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy in,
máy vẽ Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau để
có thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR
7 Quản lý và xử lý các đối tượng trên bản đồ: Các đối tượng trên bản đồ được
sinh ra qua: tự động xử lý mã hoặc do người sử dụng vẽ vào qua vị trí các điểm đo
Trang 15FAMIS cung cấp công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cầnsửa chữa và các thao tác chỉnh sửa trên các lớp thông tin này.
b Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính:
1 Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
* Từ cơ sở dữ liệu trị đo: các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ địa chính
* Từ các hệ thống GIS khác: FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file dữ liệu FAMIS nhập những file sau: ARC của phần mềm ARC/INFO (ESRI – USA ), MIF của phần mềm MAPINFO (MAPINFO – USA) DXF, DWG của phần mềm AutoCAD (AutoDesk – USA), DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH – USA)
* Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số: FAMIS giao tiếp trực tiếp với một
số công nghệ xây dựng bản đồ số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa chính nay là Bộ Tài Nguyên và Môi Trường như: ảnh số (IMAGE STATION), ảnh đơn (IRASC, MGE-PC), vector hoá bản đồ (GEOVEC MGE-PC)
2 Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng
phân loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp thông tin tuân thủ theo quy phạm của Tổng cục Địa chính
3 Tạo vùng, tự động tính diện tích: Tự động sửa lỗi, tự động phát hiện các lỗi còn
lại và cho phép người dùng tự sửa Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phépngười dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ Cấu trúc file dữ liệu tuân theo đúng
mô hình topology cho bản đồ số vector
Trang 164 Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện
dựa trên thế mạnh về đồ hoạ sẵn có của Microstation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm dẻo và hiệu quả
5 Đăng ký sơ bộ (qui chủ sơ bộ): Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác qui
chủ tạm thời Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa
6 Thao tác trên bản đồ địa chính: Bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ
bản đồ gốc Tự vẽ khung bản đồ địa chính Đánh số thửa tự động
7 Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng về thửa đất
bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận Dữ liệu thuộc tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình qui chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính
8 Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất trên
bản đồ:
Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống toạ độ này sang hệ thống toạ độ khác theo các phương pháp nắn affine, porjective
Tạo bản đồ chủ đề từ trường dữ liệu Xây dựng các bản đồ theo phân bậc
số liệu Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn(tô màu) của Mcrostation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rấthiệu quả làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau
Vẽ nhãn bản đồ từ trường dữ liệu Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ hoạ Đây là một chức năng thuận tiện cho trình bày và phân tích bản đồ
Trang 179 Liên kết với cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính: Nhóm chức năng thực hiện việc
giao tiếp và kêt nối với cơ sở dữ liệu và Hệ quản trị Hồ sơ Địa chính Các chức năng này đảm bảo cho 2 phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa 2 cơ sở dữ liệu: cơ
sở dữ liệu Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính, giữa 2 hệ thống phần mềm FAMIS và CADDB
PHẦN II
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 Công tác nội nghiệp
3.4.1 Nhập số liệu trị đo từ sổ đo chi tiết vào máy tính
Số liệu trị đo từ sổ đo chi tiết sẽ được nhập vào máy tính thông qua một phầnmềm soạn thảo văn bản và ghi lại thành file mở rộng là *.ASC
Trang 18Nội dung file số liệu trị đo được nhập vào máy tính như sau:
(Số hiệu điểm đo 1) (góc)(cạnh)
Trong đó: TR: là quy ước khai báo toạ độ các điểm của lưới đo vẽ
i: Tên trạm máy {i Є (1,n)}
Xi, Yi : Toạ độ tương ứng
TRi: Số hiệu trạm máy đặt tại điểm iDKDJ: Là số hiệu trạm định hướng đặt tại điểm J
Sau khi nhập xong trạm máy i ta tiếp tục nhập cho các trạm máy còn lại Kết
quả cuối cùng ta thu được file dữ liệu trị đo (Kết quả được thể hiện ở phụ lục )
Trang 20Triển điểm chi tiết ra bản vẽ.
Sau khi xử lý xong sử dụng các file số liệu để triển điểm lên bản vẽ Ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ trên Micrstation bằng phần mềm Famis
Nối điểm chi tiết dựa vào bản sơ họa:
4 4 B I Ê N TẬ P B Ả N Đ Ồ
4.4.1 Các yếu tố nội dung biểu thị trên bản đồ địa chính
* Cơ sở toán học của bản đồ :