1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biên tập chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm microstation và phần mềm famis tại xã cát thành, huyện phù cát, tỉnh bình định

59 818 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

chính, có tính ưu việt và khả năng ứng dụng rất lớn nên chúng ta có thể áp dụngphần mềm này vào đo vẽ thành lập bản đồ địa chính.Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước tại xã Cát Thành

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường thực hiện phương châm

“học đi đôi với hành”, mỗi sinh viên ra trường đều cần trang bị cho mình lượng kiếnthức cần thiết, chuyên môn vững vàng Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đốivới mỗi sinh viên trong nhà trường, qua đó hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học vàvận dụng lý thuyết vào thực tiễn, đồng thời giúp sinh viên hoàn thiện hơn về kiếnthức luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễnsản xuất và nghiên cứu khoa học

Từ những cơ sở trên được sự nhất trí của Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản

lý Đất đai, tôi đã tiến hành thực tập tại Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất

Hoàng Sơn với đề tài: “Biên tập chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và Famis tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” Có

được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của nhàTrường và Khoa, sự tận tình giúp đỡ của Thạc sĩ Hoàng Thị Phương Thảo Nhândịp này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các cán bộ tại Công ty TNHH Thươngmại dịch vụ sản xuất Hoàng Sơn đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại công ty.Tuy đã có nhiều cố gắng, song do vốn hiểu biết của bản thân cũng như điềukiện, thời gian thực tập còn nhiều hạn chế nên đồ án còn nhiều thiếu sót Tôi rấtmong nhận được sự góp ý, đóng góp ý kiến, sửa chữa của các thầy cô để đồ án tốtnghiệp của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2014

Sinh viênHoàng Ngọc Ánh

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT

Trang 3

DANH MỤC BẢNGBảng 1.1 Tỷ lệ bản đồ địa chính theo đặc điểm khu đo 7 Bảng 1.2 Một số thông số chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ thẳng góc 9

Trang 4

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp toàn

đạc 17

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp phối hợp, phương pháp đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác và phương pháp giải tích… 19

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp đo ảnh số 20

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình biên tập bản đồ địa chính 32

Hình 2.3 Mảnh bản đồ địa chính sau khi đã tạo được khung bản đồ 46

Hình 2.4 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất 48

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Bản đồ địa chính 4

1.1.1.Quy định chung 4

1.1.2.Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 5

1.1.3.Nội dung của bản đồ địa chính 12

1.1.4.Bản đồ địa chính dạng số 15

1.1.5.Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính 15

1.2 Giới thiệu về phần mềm Microstation SE và Famis 2011 21

1.2.1 Phần mềm microstation SE 21

1.2.2 Phần mềm Famis 2011 25

Chương 2: BIÊN TẬP CHUẨN HÓA BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM MICROSTATION SE VÀ PHẦN MỀM FAMIS 2011 TẠI XÃ CÁT THÀNH, HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH 29

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 29

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

Khí hậu cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác đo đạc bản đồ nhất là công việc ngoại nghiệp vì vậy cần bố trí thời gian đo đạc cho phù hợp để đạt hiệu quả cao 30

2.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 30

Trang 6

2.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 31

2.3 Biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation SE và Famis 2011 32

2.3.1 Quy trình biên tập bản đồ địa chính 32

2.3.2 Các bước thực hiện biên tập bản đồ địa chính 33

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49

KẾT LUẬN 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là thành phần khôngthể thiếu được đối với mỗi quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - xã hội,việc tăng qui mô dân số, quá trình đô thị hoá nhanh đòi hỏi nhà nước phải quản lýchặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai để đất được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả

và bảo vệ môi trường

Quản lý sử dụng đất là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước vềđất đai, được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương Với yêu cầu việcquản lý là phải nắm vững hiện trạng sử dụng đất và kết quả thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất thì việc sử dụng các tờ bản đồ địa chính trong công tác quản lý là

vô cùng quan trọng Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, là tài liệuquan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Nó làm cơ sở cho việc đăng

ký, thống kê, lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính, quy hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp

lý cho việc giao đất, thu hồi đất về xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Ngoài ra, bản đồ địa chính còn phục vụ việc bảo vệ cải tạo đất và làm cơ sở tài liệu

cơ bản Chính vì vậy, việc xây dựng bản đồ địa chính là một nhiệm vụ quan trọngmang tính cấp thiết trong công tác quản lý nhà nước về đất đai

Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin thì tin học đã trởthành một công cụ phổ biến, rộng rãi và được áp dụng vào hầu hết các lĩnh vực, đặcbiệt là trong công tác quản lý đất đai Những năm gần đây việc ứng dụng tin họcvào quản lý đất đai đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, nhằm thay thế dần cácphương pháp thủ công kém hiệu quả để tiến tới xây dựng hệ thống thông tin đất đaimột cách chính xác, khoa học và tiện dụng Việc xây dựng bản đồ địa chính từ cácphần mềm là một trong những phần quan trọng của việc xây dựng hệ thống thôngtin đất đai đó

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm ứng dụng cho ngành quản lý đất đai nóichung và thành lập bản đồ địa chính nói riêng đã ra đời và được ứng dụng rộng rãinhư: Mapinfo, Autocard, Microstation, Gis, Lis, Famis… Trong đó, phần mềmMicrostation và phần mềm Famis là phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa

Trang 8

chính, có tính ưu việt và khả năng ứng dụng rất lớn nên chúng ta có thể áp dụngphần mềm này vào đo vẽ thành lập bản đồ địa chính.

Để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát,tỉnh Bình Định, cụ thể là việc giao đất, thực hiện đăng ký đất, thu hồi đất, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất, làm cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xây dựng

cơ sở dữ liệu đất đai… đòi hỏi phải có bản đồ địa chính được thành lập đúng theovới quy định, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà bản đồ hiện có của

địa phương chưa đáp ứng được vậy nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biên tập chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation và phần mềm Famis tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”.

2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

a Mục đích

- Tìm hiểu một số quy định chung về bản đồ địa chính

- Từ số liệu đo đạc chi tiết, sử dụng phần mềm Microstation SE và phần mềmFamis 2011 để biên tập và chuẩn hoá bản đồ địa chính xã Cát Thành, huyện PhùCát, tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:1000 (lấy ví dụ mảnh bản đồ dc42)

- Tạo ra các sản phẩm là các mảnh bản đồ địa chính xã Cát Thành tỷ lệ1:1000, hồ sơ kỹ thuật thửa đất … phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đấtđai trên địa bàn xã

b Yêu cầu

- Nắm được các bước trong quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính

- Sử dụng phần mềm Microsation SE và Famis 2011 biên tập, chuẩn hoá bản

đồ địa chính, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy phạm thành lập bản đồ địa chính của

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Sản phẩm cuối cùng là bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, hồ sơ kỹ thuật thửađất… đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và sử dụng được trong thực tế, phục vụ choyêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Từ số liệu đo đạc ngoài thực địa ứng dụng phần mềm Microstation SE và phầnmềm Famis 2011 trong việc biên tập, chuẩn hóa bản đồ địa chính tại xã Cát Thành,huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:1000 (hoàng thiện mảnh bản đồ dc42)

4 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu những quy định chung trong việc thành lập bản đồ địa chính

- Thu thập số liệu, điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu đo vàtìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của khu vực đo đối với việc thành lập bản đồđịa chính

- Khảo sát, tìm hiểu các điểm khống chế, điểm tọa độ, độ cao, lưới khống chế

đo vẽ, các điểm chi tiết trong khu vực nghiên cứu để phục vụ cho công tác biên tập,thành lập bản đồ địa chính

- Từ số liệu đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử, sử dụng phần mềmMicrostation SE và phần mềm Famis 2011 thành lập bản đồ địa chính của xã CátThành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tỷ lệ 1:1000

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu trong phòng: Thu thập các số liệu về đặc điểmcủa xã Cát Thành, về tình hình tư liệu trắc địa

- Phương pháp thành lập bản đồ địa chính: Sử dụng phần mềm Microstation

SE và phần mềm Famis 2011 thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 từ số liệu đođạc chi tiết

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Biên tập chuẩn hóa bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation

SE và phần mềm Famis 2011 tại xã Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Trang 10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính, mang tínhpháp lý cao phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụngđất Bản đồ địa chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ bản đồ địachính có tỷ lệ lớn, mỗi loại đất được vẽ với tỷ lệ khác nhau và phạm vi đo vẽ là rộngkhắp trên toàn quốc Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật thay đổi hợppháp của đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật các thay đổi hợp phápcủa đất đai, có thể cập nhật hàng ngày hoặc cập nhật theo định kỳ Hiện nay ở hầuhết các quốc gia trên thế giới, người ta thường hướng tới xây dựng bản đồ địa chính

đa chức năng vì vậy bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản quốc gia

b Mục đích và yêu cầu

Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để:

- Thống kê, kiểm kê đất đai;

- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổchức; tiến hành đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp;

- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất;

- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất;

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm

Trang 11

dân cư, quy hoạch giao thông, thủy lợi;

- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết ;

- Giải quyết tranh chấp đất đai;

Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính đượcthành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số Khi thành lập bản đồ địachính cần phải quan tâm đầy đủ đến các yêu cầu cơ bản sau:

- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất;

- Bản đồ địa chính phải có hệ thống tọa độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp

để các yếu tố trên bản đồ biến dạng nhỏ nhất;

- Thể hiện đầy đủ và chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, cácđường đặc trưng diện tích các thửa đất

- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ

1.1.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa chính

a Phép chiếu và hệ quy chiếu

Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tinđất đai, bản đồ địa chính trên toàn bộ lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ

sở toán học và độ chính xác Muốn vậy phải xây dựng lưới tọa độ thống nhất và chọnmột hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ

Bản đồ địa chính của nước ta được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng lướichiếu Gauss (hệ quy chiếu HN - 72) Từ tháng 7 năm 2000, Tổng cục địa chính đã công bố

và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ Nhà nước VN - 2000 nên sau này sẽ chínhthức sử dụng lưới chiếu UTM trong ngành địa chính Từ đó bản đồ địa chính được quyđịnh thành lập trên cơ sở hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN - 2000

Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN - 2000 có các thông số cơ bản như sau:

- Elipsoit quy chiếu quốc gia: là Elipsoit WGS - 84 toàn cầu, được định vị phùhợp với lãnh thổ Việt Nam, có kích thước như sau:

+Bán trục lớn: a = 6 378 137,000 m

+Độ dẹt: α = 298,257223563

+Tốc độ góc quay quanh trục ω : 7292115,0 x 1011 rad/s

- Điểm gốc tọa độ quốc gia: là điểm N00 đặt trong Viện nghiên cứu địa chính,

Trang 12

đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

- Phép chiếu UTM được sử dụng để tính hệ tọa độ phẳng, trên múi chiếu 3o,sai số (hệ số) trên kinh tuyến giữa của mỗi múi là k0 = 0,9999

- Hệ tọa độ vuông góc phẳng có trục Y là xích đạo, trục X là kinh tuyến trụcquy định thống nhất cho từng tỉnh, lùi về phía Tây 500km

- Cơ sở khống chế tọa độ, độ cao của bản đồ địa chính bao gồm lưới tọa độ và

độ cao Nhà nước, lưới tọa độ địa chính, lưới khống chế đo vẽ và các điểm khốngchế ảnh

b Tỷ lệ bản đồ

Bản đồ địa chính được thành lập theo các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1: 1000, 1:2000,1:5000, 1:10000, 1:25000 Việc chọn tỷ lệ bản đồ địa chính căn cứ vào các yếu tố

cơ bản như: mật độ thửa đất trên một đơn vị diện tích (ha, m, km…), loại đất khi đo

vẽ bản đồ, khu vực đo vẽ, yêu cầu độ chính xác bản đồ, khả năng kinh tế, kỹ thuậtcủa đơn vị cần đo vẽ bản đồ…

Để bảm bảo chức năng mô tả, bản đồ địa chính được thành lập ở tỷ lệ lớn vàkhi mật độ các yếu tố nội dung bản đồ cần thể hiện càng dày, quy mô diện tích thửađất càng nhỏ, giá trị đất và yêu cầu độ chính xác càng cao thì tỷ lệ bản đồ địa chínhcàng phải lớn hơn Có thể chọn tỷ lệ bản đồ địa chính theo bảng 1.1

Trang 13

Bảng 1.1 Tỷ lệ bản đồ địa chính theo đặc điểm khu đo

Đất ở

Đô thị lớnThị xã, thị trấnNông thôn

1: 500 1: 200

1: 5001: 1000Đất nông nghiệp Đồng bằng Bắc BộĐồng bằng Nam Bộ 1: 2000 1: 10001: 5000 1: 2000Đất lâm nghiệp Đồi núi 1: 5000 1: 10000Đất chưa sử dụng Núi cao 1: 10000 1: 25000Đất chuyên dùng nằm trong đất nào thì đo cùng tỷ lệ với loại đất đó

(Nguồn: Quyết định 08/2008 Bộ tài nguyên và môi trường)

c Cách chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính

Chia mảnh bản đồ địa chính theo hình vuông tọa độ thẳng góc

Bản đồ địa chính ở các tỷ lệ khác nhau đều được thể hiện trên bản vẽ hìnhvuông, việc chia mảnh dựa theo tọa độ lưới ô vuông của hệ tọa độ vuông góc phẳng.Trước hết xác định 4 góc của hình chữ nhật có tọa độ chẵn kilômét trong hệtọa độ vuông góc theo kinh tuyến trục của tỉnh bao kín toàn bộ ranh giới của tỉnhhoặc thành phố làm giới hạn chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000 Các tờ bản đồ tỷ lệlớn hơn sẽ được chia nhỏ từ tờ bản đồ 1: 25000

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000:

Dựa theo hình chữ nhật giới hạn khu đo, từ góc Tây – Bắc chia khu đo thànhcác ô vuông kích thước thực tế 12 x 12 km Mỗi ô vuông tương ứng với một tờ bản

đồ 1: 25000, kích thước bản vẽ là 48 x 48 cm, diện tích đo vẽ là 14400 ha Số hiệu

tờ bản đồ 1 : 25000 gồm 8 chữ số : hai số đầu là 25, tiếp sau là dấu gạch ngang (-),

ba số tiếp theo là số chẵn km tọa độ X, ba số sau cùng là số chẵn km tọa độ Y củađiểm góc Tây – Bắc tờ bản đồ

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000:

Lấy tờ bản đồ 1: 25000 làm cơ sở chia thành 4 ô vuông kích thước 6 x 6 km,tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1 : 10000 Kích thước khung trong tờ bản đồ

là 60 x 60 cm, ứng với diện tích đo vẽ là 3600ha

Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 đánh theo nguyên tắc tương tự tờ bản đồ

Trang 14

1: 25000 nhưng thay 2 số đầu bằng số 10, tiếp sau là dấu gạch ngang (-), ba số tiếptheo là số chẵn km tọa độ X, ba số sau cùng là số chẵn km tọa độ Y của điểm gócTây – Bắc tờ bản đồ.

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000:

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 Kích thước hữu íchcủa bản vẽ là 60x60cm, tương ứng với diện tích đo vẽ là 900ha ở thực địa

Số hiệu của tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 đánh theo nguyên tắc tương tự như tờ bản

đồ tỷ lệ 1:25000 nhưng không có số 25 hoặc số 10 mà chỉ có 6 số, đó là tọa độ chẵn

km của góc Tây – Bắc mảnh bản đồ địa chính 1:5000

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000:

Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1:5000 làm cơ sở chia 9 ô vuông, mỗi ô vuông có kíchthước thực tế là 1x1km, ứng với một tờ bản đồ tỷ lệ 1:2000, có kích thước khungbản vẽ là 50x50 cm, diện tích đo vẽ thực tế là 100 ha Các ô vuông được đánh sốbằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới

Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 là số hiệu tờ 1:5000 thêm gạch nối và sốhiệu ô vuông

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000:

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 4 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thướcthực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 Kích thước hữuích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 25 ha

Các ô vuông được đánh thứ tự bằng các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từtrái sang phải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm sốhiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500:

Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thướcthực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 Kích thước hữuích của bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 6,25 ha

Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải,

từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ

Trang 15

lệ 1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.

- Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200:

Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực

tế 0,10 x 0,10 km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 Kích thước hữu íchcủa bản đồ là 50 x 50 cm tương ứng với diện tích 1,00 ha

Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sangphải, từ trên xuống dưới Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnhbản đồ tỷ lệ 1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông

Bảng 1.2 Một số thông số chia mảnh bản đồ địa chính theo

Kích thước thực tế (m)

Diện tích

đo vẽ (ha)

Ký hiệu thêm vào Ví dụ ký hiệu

(Nguồn: Quyết định 08/2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Theo cách chia này, kích thước khung giấy và tọa độ góc khung luôn là sốchẵn trăm m hoặc km nên rất thuận lợi cho người đo vẽ và biên tập bản đồ

Chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý

Khi đo vẽ bản đồ địa chính trên khu vực rộng lớn có thể dùng phương phápchia mảnh bản đồ theo tọa độ địa lý Khi chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa

lý thì người làm công tác đo đạc địa chính cần hiểu rõ để khi cần thiết sẽ có biệnpháp chuyển đổi bản đồ từ hệ thống cũ sang hệ thống mới

Trang 16

Trình tự chia mảnh bản đồ địa chính theo tọa độ địa lý như sau:

- Lấy tờ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 chia ra 4 tờ bản đồ 1: 2000, đánh thêm thứ tự a,

b, c, d trong ngoặc đơn Kích thước khung 37''5 x 37''5

d Phá khung bản đồ địa chính

Trường hợp đo vẽ thành lập bản đồ địa chính khu vực ven biển, khu vực biêngiới của lãnh thổ nước láng giềng hoặc đơn vị hành chính bên cạnh (đã có hoặcchưa có bản đồ địa chính) Nếu phần diện tích của đơn vị hành chính cần đo vẽ bản

đồ chỉ chiếm 1/5 diện tích hoặc nhỏ hơn thì có thể ghép phần bản đồ này vào bản đồ

kế cạnh của nó nếu phần đất kề sát với mảnh bản đồ sát cạnh đó Mảnh bản đồ kềsát với nó được phép mở rộng khung gọi là phá khung bản đồ

Kích thước phá khung lấy chẵn 10cm hoặc 20cm (4cm với bản đồ tỷ lệ1:250000)

e Độ chính xác của bản đồ địa chính

- Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai sovới điểm khống chế toạ độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất không quá 0,10 mmtính theo tỷ lệ bản đồ thành lập

Đối với khu vực đất ở đô thị sai số nói trên không vượt quá 6 cm cho tỷ lệ1:500; 1:1000 và 4 cm cho tỷ lệ 1:200

Sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ (nếu có yêu cầu thể hiệnđịa hình) sau bình sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất không quá 1/10 khoảngcao đều đường bình độ cơ bản

Trong trường hợp thành lập bản đồ bằng các phương pháp đo vẽ ảnh hàngkhông thì độ chính xác xác định toạ độ mặt phẳng và độ cao của điểm khống chếảnh ngoại nghiệp phục vụ cho công tác tăng dày điểm đo vẽ ảnh phải tương đương

Trang 17

với độ chính xác xác định toạ độ của điểm khống chế đo vẽ nêu trên.

- Sai số đưa các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilômét, các điểmtọa độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính

số được quy định là bằng không (không có sai số)

Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địachính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoạinghiệp) gần nhất không được vượt quá:

5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200;

7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500;

15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000;

30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000;

150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000;

300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000;

Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 áp dụng chotrường hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo vẽđất khu dân cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu trên đượcphép tới 1,5 lần; trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 các sai

số nêu trên được phép tới 2 lần

- Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồđịa chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với

vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không đượcvượt quá 0,3 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 vàkhông vượt quá 0,4 mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:10000

- Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của điểm đặc trưngđịa hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có yêucầu biểu thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất khôngquá 1/3 khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và không quá 1/2khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi, núi cao, vùng ẩn khuất

- Sai số giới hạn của vị trí điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm của lướikhống chế đo vẽ không vượt quá hai lần các sai số quy định ở khoản 2.14 tại quyết

Trang 18

định 08/2008/ QĐ-BTNMT Khi kiểm tra, sai số lớn nhất về vị trí điểm khống chếảnh, điểm của lưới đo vẽ không được vượt quá sai số giới hạn và số lượng sai số cógiá trị bằng hoặc gần bằng (từ 70 đến 100%) sai số giới hạn không được vượt quá:Trong mọi trường hợp các sai số nêu trên không được mang tính hệ thống.

1.1.3 Nội dung của bản đồ địa chính

Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính và vậy trên bản

đồ địa chính cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai

Điểm khống chế toạ độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm

khống chế toạ độ và độ cao nhà nước các cấp, lưới toạ độ địa chính cơ sở, lưới toạ

độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc để sử dụng lâudài Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0.1mm trên bản đồ

Địa giới hành chính các cấp:Để thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia,

địa giới hành chính các cấp tỉnh, huyện, xã, các mốc giới hành chính, các điểm đặctrưng của địa giới Khi đường địa giới hành chính cấp thấp trùng với đường địa giớicấp cao hơn thì biểu thị đường địa giới cấp cao.Các đường địa giới phải phù hợp với

hồ sơ địa giới đang được lưu trữ trong các cơ quan quản lý nhà nước

Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Ranh giới

thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúchoặc đường cong Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặctrưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa, điểm ngoặt, điểm đường congcủa đường biên Ngoài ra trên mỗi thửa đất còn thể hiện đầy đủ ba yếu tố: số thửa,diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng

Loại đất: Tiến hành phân loại đất và thể hiện năm loại đất chính là đất nông

nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở và đất chưa sử dụng Trên bản đồđịa chính cần phải phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết

Công trình xây dựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư

đặc biệt là khu vực đô thị, trên từng thửa đất phải thể hiện chính xác ranh giới, cáccông trình xây dựng như nhà ở, nhà làm việc ranh giới các công trình xây dựngđược xác định theo mép tường phía ngoài Trên vị trí công trình còn biểu thị tínhchất vật liệu của công trình như nhà gạch, nhà bêtông, nhà nhiều tầng

Trang 19

Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh

giới lãnh thổ sử dụng của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trạiquân đội

Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường trong làng,

ngoài đồng, đường phố, ngõ phố Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉgiới đường, các công trình cầu cống trên đường và các tính chất của đường Giớihạn thể hiện hệ thống giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5mmtrên bản đồ phải vẽ hai nét, đường có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽmột nét và ghi chú độ rộng

Hệ thống thuỷ văn: Thể hiện hệ thống sông, ngòi, kênh, mương, ao hồ Đo

vẽ theo mức nước tại thời điểm đo vẽ Kênh mương có độ rộng lớn hơn 0.5mm trênbản đồ phải vẽ hai nét, kênh mương có độ rộng nhỏ hơn 0,5mm trên bản đồ thì vẽmột nét theo đường tim của nó và ghi chú độ rộng Khi đo vẽ khu dân cư thì phảithể hiện chính xác hệ thống thoát nước công cộng Sông ngòi, kênh mương cần phảighi chú tên riêng và ghi chú dòng chảy

Địa vật quan trọng: Trên bản đồ địa chính thể hiện các địa vật quan trọng có ý

nghĩa định hướng như cột cờ, ăngten

Mốc giới quy hoạch: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện đầy đủ mốc giới quy

hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đườngcao thế, hành lang bảo vệ đê điều

Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng địa hình có chênh cao lớn phải thể hiện

dáng đất bằng các đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao

Ghi chú thuyết minh: Trên bản đồ địa chính phải dùng hình thức ghi chú

thuyết minh để thực hiện định tính, định lượng của các yếu tố nội dung như: địadanh, độ cao, diện tích, số thửa đất, loại đất

Tất cả các ghi chú phải dùng chữ viết phổ thông hoặc phiên âm sang tiếngViệt (nếu là tiếng dân tộc ít người) ghi chú đầy đủ các yếu tố khung bản đồ như giớihạn, vị trí tiếp

Ghi chú ngoài khung tên bản đồ, lãnh thổ cấp quản lý, thời gian đo vẽ, người

đo vẽ, người kiểm tra, ngày tháng năm sản xuất

Trang 20

Đối với thửa đất có diện tích nhỏ, không đủ chỗ để ghi số thứ tự thửa và diệntích thửa thì cần ghi chú số thửa còn các nội dung khác thì sẽ lập thành bảng phụ lụcriêng đặt vào khu vực trống của tờ bản đồ hoặc ghi ra ngoài thửa và dùng mũi tênchỉ vào thửa đó.

Trong trường hợp thửa nằm ở hai hoặc ba, bốn mảnh bản đồ tiếp giáp nhau thì

ta đánh số thứ tự vào thửa có diện tích lớn nhất phần còn lại của thửa thuộc vàomảnh bản đồ khác

Ký hiệu của bản đồ địa chính: nội dung của bản đồ địa chính được biểu thị

bằng các ghi chú Các kí hiệu được thiết kế phù hợp cho từng loại tỷ lệ bản đồ vàphù hợp với yêu cầu sử dụng bản đồ địa chính Các ký hiệu phải đảm bảo tính chấttrực quan, dễ đọc, không làm lẫn lộn ký hiệu này với ký hiệu khác Các ký hiệu quyước của bản đồ địa chính được chia làm ba loại: ký hiệu theo tỷ lệ, ký hiệu khôngtheo tỷ lệ, ký hiệu nửa theo tỷ lệ

- Các ký hiệu vẽ theo tỷ lệ dùng để thể hiện các đối tượng có diện tích bề mặttương đối lớn ta dùng ký hiệu theo tỷ lệ Phải vẽ đúng kích thước của địa vật theo tỷ

lệ bản đồ Đường viền của đối tượng có thể vẽ bằng nét liền, nét đứt hoặc đườngchấm chấm Bên trong phạm vi đường viền dùng màu sắc hoặc các hình vẽ biểutượng và ghi chú để biểu thị đặc trưng địa vật

Với bản đồ địa chính gốc thì phép ghi chú đặc trưng và biểu tượng được dùnglàm phương tiện chính Các ký hiệu này thể hiện rõ vị trí, diện tích, các điểm đặctrưng và tính chất của đối tượng cần biểu diễn

- Các ký hiệu không theo tỷ lệ dùng để thể hiện vị trí đặc trưng, số lượng, chấtlượng của đối tượng, song không thể hiện diện tích, kích thước và hình dạng củachúng theo tỷ lệ bản đồ Ký hiệu này làm tăng khả năng nhận biết trực quan củangười sử dụng bản đồ

- Các ký hiệu nửa theo tỷ lệ là loại ký hiệu dùng để thể hiện các đối tượng cóthể biểu diễn kích thước thực một chiều theo tỷ lệ bản đồ còn chiều kia dùng kíchthước quy ước

1.1.4 Bản đồ địa chính dạng số

Bản đồ số là một tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ trên thiết bị có khả

Trang 21

năng đọc bằng máy tính và được thể hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ.

Bản đồ địa chính số được xây dựng trên cơ sở kết hợp các phương pháp bản

đồ truyền thống và công nghệ máy tính điện tử Bản đồ số có nội dung tương tự nhưbản đồ giấy nhưng nội dung được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính, sử dụng 1 hệthống các ký hiệu đã được số hoá

- Máy tính và thiết bị tin học (phần cứng, phần mềm)

- Công cụ thể hiện dữ liệu dưới dạng hình ảnh bản đồ

Bốn thành phần này đã thể hiện khá rõ tổ chức của một bản đồ số và cũng chothấy sự khác biệt với bản đồ giấy Bản đồ số là vô hình khi ở trong các thiết bị ghihoặc bộ nhớ của máy tính, và là hữu hình khi được hiển thị bởi đồ hoạ lên màn hìnhmáy tính hoặc các thiết bị ghi hình khác Nếu 1 bản đồ được in ra thành hình ảnhtrên vật liệu phẳng nhưu giấy hoặc phim nhựa chẳng hạn nó sẽ trở thành bản đồgiấy.như vậy sản phẩm của hệ thống bản đồ số bảo gồm:

đồ cùng tỷ lệ, phương pháp đo vẽ bằng công nghệ GPS

a Phương pháp toàn đạc

Đây là phương pháp đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa, là phương pháp cơ bảnnhất để thành lập bản đồ địa chính từ tỷ lệ 1: 200 đến 1: 2000 Phương pháp này sửdụng các loại máy kinh vĩ, thước dây và mia hoặc các máy toàn đạc điện tử Việc đo

Trang 22

đạc được tiến hành trực tiếp ngoài thực địa, số đo sẽ được xử lý bằng các phần mềm

Trang 23

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo

phương pháp toàn đạc

Xây dựng phương án kỹ thuật đo đạc thành lập bản đồ địa chính

Đo vẽ chi tiết ngoại nghiệpThành lập bản đồ gốc

Tiếp biên bản vẽ, đánh số thửa, tính diện tích

Biên tập bản đồ địa chính

Đăng ký, thống kê, cấp giấy chứng nhận QSD Đất

Trang 24

b Thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không

Đã từ lâu ảnh hàng không được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong quá trìnhthành lập bản đồ địa hình từ tỷ lệ nhỏ đến tỷ lệ lớn.ảnh hàng không có ưu điểm giúpchúng ta xác định, thu thập các thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng vàkhách quan

Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật của công nghệ thông tin mới, đang nhanhchóng được sử dụng rộng rãi vào các ngành đo ảnh nên việc thành lập bản đồ ảnhhàng không được tự động khá cao

Ở những vùng đất nông nghiệp ít bị địa vật và cây cối che khuất các đườngbiên thửa đất, bờ ruộng thể hiện khá rõ nét trên phim ảnh hàng không Do đó dùngảnh hàng không để thành lập bản đồ địa chính ở vùng đất nông nghiệp là hoàn toàn

có thể thực hiện được Ứng dụng phương pháp này sẽ tăng hiệu quả kinh tế và đẩynhanh tốc độ thành lập bản đồ địa chính trong phạm vi cả nước

Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không

(1) Phương pháp phối hợp

(2) Đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác

(3) Phương pháp giải tích

(4) Phương pháp đo ảnh số

Trang 25

Phương pháp (1), (2), (3) được mô tả theo sơ đồ sau:

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo phương pháp phối hợp, phương pháp đo vẽ lập thể trên máy toàn năng chính xác

Biên vẽ bản đồ địa chính, đánh số thửa, tính diện tích

Phương pháp phối hợp máy toàn năng chính xácPhương pháp đo vẽ trên Phương pháp giải

tích

Trang 26

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính theo

Trong trường hợp này khi đo vẽ chi tiết bổ sung, ngoài cơ sở lưới khống chế

đo vẽ cũ (nếu tồn tại ngoài thực địa) được phép sử dụng các địa vật đã có trên bản

Chụp ảnh

Quét ảnh

Đo nối khống chế ảnh

Nắn ảnh,lập bình đồ ảnh trực giao

Số hoá nội dung bản đồ đại chính

Điều vẽ đối soát, đo vẽ bổ sung

Biên tập, đánh số thửa, tính diện tích

Trang 27

đồ là điểm trạm đo Trường hợp địa vật phức tạp và mức độ bổ sung cần xây dựnglưới khống chế mới.

Phương pháp này chỉ áp dụng với vùng đất lâm nghiệp, khu vực trồng cây côngnghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng, khu duyên hải ở tỷ lệ 1: 5000, 1: 10000, 1: 25000

d Phương pháp đo vẽ bằng công nghệ GPS (Global Pasttioning System)

Công nghệ GPS thiết lập được hệ quy chiếu toàn cầu về không gian và thờigian Tại một vị trí và một thời điểm bất kỳ trên trái đất với máy thu GPS sẽ có ngaytọa độ điểm đánh dấu vị trí và thời điểm đang đứng Từ tọa độ này thông qua tínhchuyển sẽ chuyển đổi về hệ tọa độ địa phương Đối với khu vực cần đo vẽ bản đồđịa chính cơ sở có đủ điều kiện áp dụng công nghệ định vị toàn cầu thì có thể sửdụng công nghệ GPS để thành lập bản đồ địa chính theo hai phương pháp sau:

- Phương pháp phân sai (DGPS - Differential GPS): Dựa trên cơ sở mộttrạm máy tĩnh và một máy thu động, số liệu tại trạm máy tĩnh và trạm máy độngđược xử lý chung để cải chính phân sai cho gia số tọa độ trạm tĩnh và trạm động,phương pháp DGPS có thể đạt độ chính xác từ dm đến m

- Phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real Time Kenematic): Dựatrên một trạm thu tĩnh và một trạm thu động, máy thu động sẽ thực hiện việc liênkết truyền thông tin tự do từ trạm tĩnh bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến để xử lýtính toán tọa độ trạm động theo tọa độ trạm tĩnh Kỹ thuật RTK có thể cắm điểmngoài thực địa với độ chính xác dưới 5cm

Ưu điểm:

- Tốc độ đo nhanh, tiết kiệm được thời gian;

- Độ chính xác cao ở những khu vực thông thoáng;

Nhược điểm:

- Phương pháp này chỉ có thể tiến hành đo vẽ ở những khu vực thong thoáng,

dễ bắt được tín hiệu của vệ tinh; các máy đo GPS còn đang đắt tiền

1.2 Giới thiệu về phần mềm Microstation SE và Famis 2011

1.2.1 Phần mềm microstation SE

Microstation SE là một phần mềm trợ giúp thiết kế (CAD) của tập đoànIntergraph và là một môi trường đồ họa rất mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các

Trang 28

đối tượng của đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ Microstation còn được sử dụnglàm nền cho các ứng dụng khác như Famis, Geovec, Irasb, Irasc, Msfc, Mrfflag…Nguồn tư liệu để thành lập bản đồ địa chính gồm các trị đo góc cạnh hoặc toạ

độ các điểm góc thửa Vì vậy, MicroStation xây dựng cơ sở dữ liệu như thế nào vớihai loại dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính, ta xét cụ thể sau đây

a Xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính trong MicroStation

Xây dựng dữ liệu không gian cho phần mềm thực chất là tạo cơ sở dữ liệu bản

đồ số Dữ liệu không gian được tổ chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng, mãhoá, số hoá để có toạ độ trong hệ toạ độ và được lưu chủ yếu ở dạng vector Các tàiliệu, số liệu để xây dựng bản đồ địa chính được lấy từ bản đồ giải thửa, số liệu đomới, số liệu bổ sung ngoài thực địa để đưa vào trong phần mềm làm dữ liệu khônggian xây dựng bản đồ địa chính

+Nếu là dữ liệu đo ngoại nghiệp gồm các trị đo góc, cạnh hoặc toạ độ phẳngcủa các điểm thực địa, nó được ghi nhận ở dạng sổ sách thông thường hoặc sổ đođiện tử Các tư liệu này được thu nhập trực tiếp hoặc qua một modul phần mềmriêng để tính toạ độ, mã hoá tạo quan hệ nối để tạo ra các đối tượng bản đồ số.+Dữ liệu không gian được đưa vào qua việc số hoá bản đồ số hoặc dùng máyquét (Scanner) Phương pháp này các thiết bị được cài đặt qua bàn số hoá và môitrường windows, dùng các lệnh tạo mới các đối tượng hay sử dụng các thanh công

cụ để tạo đối tượng bản đồ Phương pháp này sử dụng bàn số hoá đạt độ chính xácthấp và phụ thuộc nhiều vào người thực thi nhiệm vụ Nếu sử dụng máy quét đểchuyển đổi dữ liệu từ bản đồ giấy, ảnh hàng không sang dữ liệu dạng số và đượclưu dưới dạng raster, phương pháp này đạt độ chính xác cao, lượng thông tin lớn,tốn ít thời gian nhập và thu thập dữ liệu năng xuất lao động cao

b Tổ chức dữ liệu trong MicroStation SE

Các bản vẽ trong MicroStation được ghi nhận dưới dạng file *.dgn Mỗi filebản vẽ đều được định vị trong một hệ toạ độ nhất định với các tham số về lưới toạ

độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc

Nếu như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D, nếu không gian làmviệc là ba chiều thì có file 3D Các tham số này thường được xác định sẵn trong một

Trang 29

file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn seed file phù hợp để saochép các tham số này từ seed file sang file bản vẽ cần tạo.

Trong mỗi file dữ liệu được phân biệt theo các thuộc tính:

+ Tọa độ: x,y với file 2D;

+ Tọa độ: x,y,z với file 3D;

+ Tên lớp (level) trong MicroStation có tất cả 63 lớp được đánh số từ 1 đến 63;+ Màu sắc (color) trong MicroStation có 256 màu và đánh số từ 0 đến 255;+ Kiểu nét (linestyne): Có 8 loại nét cơ bản, đánh số từ 0 đến 7;

+ Lực nét (weight): Có 16 loại lực nét cơ bản, được đánh số từ 0 đến 15;

c Một số thanh công cụ chính trong MicroStation

Bảng công cụ là tập hợp các chức năng ta thường sử dụng trong quá trìnhthành lập bản đồ, bản vẽ Bảng công cụ chính thường được mở ra khi khởi độngphần mềm

Thanh công cụ chính là tập hợp các chức năng ta thường sử dụng trong quátrình thành lập bản đồ, bản vẽ Bảng công cụ chính thường được mở ra khi ta khởiđộng MicroStation Trong trường hợp bảng công cụ chính không xuất hiện trên mànhình thì ta có thể mở lại nó theo thao tác sau:

Từ màn hình chính chọn Tools  Main  Main để thuận tiện trong thao tácMicroStation cung cấp nhiều các công cụ tương đương như lệnh Các thanh công

cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ và được nhóm theo cácchức năng có liên quan thành những công cụ (Tool box )

Các thanh công cụ thường dùng nhiều nhất trong MicroStation được đặt trongthanh công cụ chính (Main Toolbox) Muốn sử dụng thanh công cụ này ta bấmphím trái (data) của chuột vào biểu tượng tương ứng đồng thời kéo các thanh công

cụ con đó ra thành một Tool box hoàn chỉnh, hoặc dùng từng lệnh trong thanh công

cụ con trong Tool box để thao tác

Các công cụ chính trong MicroStation:

+ Main\Linear Element: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường tuyến

Ngày đăng: 14/04/2016, 10:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2]. Bản đồ địa chính: sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo vẽ đất ở và đất nông nghiệp được đo vẽ từ nhiều năm trước đây (bản đồ 299). tuy nhiên qua thời gian quản lý và sử dụng lại không được chỉnh lý biến động kịp thời nên bản đồ này đã biến động, sai lệch nhiều so với thực tế quản lý Khác
[3]. Bản đồ địa giới hành chính: hồ sơ địa giới hành chính (thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT). Bản đồ này hiện được lưu ở cả ba cấp chính quyền (xã, huyện và tỉnh). Được sử dụng để xác định địa giới hành chính cấp xã khi đo đạc lập bản đồ địa chính Khác
[4]. Bản đồ địa chính: sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 đo vẽ đất ở và đất nông nghiệp được đo vẽ từ nhiều năm trước đây (bản đồ 299), tuy nhiên qua thời gian quản lý và sử dụng lại không được chỉnh lý biến động kịp thời nên bản đồ này đã biến động, sai lệch nhiều so với thực tế quản lý Khác
[5]. Giáo trình đo đạc địa chính của PGS – TS Nguyễn Trọng San, Hà Nội – 2011 Khác
[6]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation - Viện Ngiên cứu Địa chính - Hà Nội [7]. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Famis - Viện Ngiên cứu Địa chính - Hà Nội Khác
[8]. Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 - Tổng cục Địa chính - 2004 Khác
[10]. Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT: thông tư hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai Khác
[11]. Thông tư số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 Khác
[12]. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ :1:200; 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10000, 1: 25000 - Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường số 08/ 2008/QĐ- Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w