1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng phần mềm microstationv8i và gcadas trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính

83 2,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kêtheo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vịhành chính các cấp, vùng địa lý

Trang 1

từ bản đồ địa chính Trong thời gian thực hiện đồ án, ngoài sự nỗi lực của bản thân,

tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, giađình và bạn bè

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Như Hiệpngười đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện báo cáo tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn những lời động viên và ý kiến góp ý chuyên môncủa các thầy cô giáo Khoa Quản lý đất đai, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện nhất

có thể, khuyến khích, động viên để tôi hoàn thành khóa luận này

Tuy nhiên, do sự mới mẻ về đề tài, bản thân còn những hạn chế nhất định vềmặt chuyên môn và thực tế, thời gian hoàn thành đồ án không nhiều nên bài báo cáokhông tránh được những thiếu sót Kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo

và các bạn để bài báo cáo của tôi trở nên hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 1 tháng 06 năm 2015

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Thị Nga

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ) 3

1.1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất 3

1.1.2 Mục đích và yêu cầu của việc thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

3

1.1.3 Quy định chung về việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 5

1.1.4 Quy định kỹ thuật xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất 6

1.1.5 Quy định các tệp tin chuẩn cho xây dựng bản đồ số 7

1.1.6 Xây dựng ký hiệu bản đồ 7

1.2 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 8

1.3 Khái quát công tác thống kê, kiểm kê và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 11

1.3.1 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất 11

1.3.2.Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất .….13

CHƯƠNG II 14

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

2.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm MicroStationV8i 14

2.1.2 Giới thiệu chung về phần mềm GCadas 21

2.1.3 Phạm vi nghiên cứu: 28

2.2 Nội dung nghiên cứu 28

Trang 3

2.2.1 Yếu tố cơ bản của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 28

2.2.2 Nội dung của bản đồ hiện trạng sử dụng đất 30

2.2.3 Độ chính xác và quy định về sai số của dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất 33

2.2.4 Điều tra, khoanh vẽ, tổng hợp, biên tập nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất 34

2.2.5 Các phương pháp thể hiện bản đồ hiện trạng sử dụng đất 35

2.2.6 Phương pháp thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 36

2.2.7 Khái quát quy trình thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số .… 39

2.3 Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất 39

2.4 Phương pháp nghiên cứu 40

2.4.1 Phương pháp nội nghiệp 40

2.4.3 Phương pháp kế thừa 41

2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 41

2.4.5 Phương pháp xây dựng bản đồ 41

CHƯƠNG III 42

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 42

3.1.1 Vị trí địa lý 42

3.1.2 Đặc điểm địa lý tự nhiên 42

3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế 45

3.1.4 Thực trạng phát triển xã hội 46

3.1.5 Thống kê, kiểm kê các loại đất 49

3.2 Tư liệu bản đồ 54

3.2.1 Tư liệu bản đồ thu thập được 54

3.2.2 Đánh giá tư liệu bản đồ 54

3.2.3 Quy trình thực nghiệm 55

Trang 4

3.3 Biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất bằng phần mềm MicroStationV8i và

GCadas 55

3.3.1 Quy trình tổng quát 55

3.3.2 Thực hiện quy trình 56

3.4 Nhận xét 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 9

Bảng 1.2: Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất 11

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 49

Bảng 3.2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2015 51

Bảng 3.3: Kết quả biến động các loại đất năm 2015 so với năm 2010 53

Bảng 3.4: Bảng liệt kê khoanh đất 64

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Giao diện phần mềm MicroStation V8i 14

Hình 2.2: Tạo Design file (tạo file làm việc) 16

Hình 2.3: Mở file tham chiếu 16

Hình 2.4: Gộp các file tham chiếu 17

Hình 2.5: Thanh công cụ biên tập Text 17

Hình 2.6: Thanh công cụ fence\ Place fence 18

Hình 2.7: Thanh công cụ vẽ và sửa chữa các đối tượng dạng chữ 18

Hình 2.8: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng tuyến 19

Hình 2.9: Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses 19

Hình 2.10: Thanh công cụ coppy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quy đối tượng 19

Hình 2.11: Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng 20

Hình 2.12: Thanh công cụ thay đổi thuộc tính của đối tượng 20

Hình 2.13: Chức năng in bản đồ trong MicroStation 21

Hình 2.14: Giao diện của phần mềm gCadas 22

Hình 2.15: Chức năng của công cụ Hệ thống 22

Hình 2.16: Chức năng Nhập kết quả đo đạc bản đồ 22

Hình 2.17: Chức năng Tạo Topology cho bản đồ 23

Hình 2.18: Chức năng của Menu Bản đồ tổng 23

Hình 2.19: Chức năng của Menu Bản đồ địa chính 23

Hình 2.20: Chức năng của Menu Hồ sơ thửa đất 24

Hình 2.21: Chức năng của công cụ Hồ sơ địa chính 24

Hình 2.22: Chức năng của Menu Biên giới, địa giới 25

Hình 2.23: Chức năng của Menu Cơ sở đo đạc 25

Hình 2.24: Chức năng của Menu Giao thông 25

Hình 2.25: Chức năng của Menu Thủy hệ 26

Hình 2.26: Chức năng của Tạo khoanh đất 27

Hình 2.27: Chức năng tạo Bản đồ hiện trạng sử dụng đất 27

Hình 2.28: Chức năng của Công cụ 28

Trang 8

Hình 3.1: Chuyển đổi font chữ cho file DGN 56

Hình 3.2: Tạo File tổng cho khu đo 57

Hình 3.3: Bản đồ địa chính Xã Nghĩa Hoàn sau khi ghép 57

Hình 3.4: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo 59

Hình 3.5: Sửa lỗi Bản đồ địa chính 60

Hình 3.6: Tạo vùng Bản đồ địa chính 60

Hình 3.7: Các thửa đất sau khi đã tạo vùng 61

Hình 3.8: Gán thông tin từ nhãn 61

Hình 3.9: Tạo ranh giới khoanh đất 62

Hình 3.10: Bản đồ khoanh đất 62

Hình 3.11: Đánh số thứ tự khoanh đất 63

Hình 3.12: Xuất bản đồ hiện trạng sử dụng đất 65

Hình 3.13: Vẽ nhãn loại đất 65

Hình 3.14: Trải ký hiệu cell cho các loại đất 66

Hình 3.15: Tên bản đồ 67

Hình 3.16: Tỷ lệ bản đồ 67

Hình 3.17: Bảng chú dẫn 68

Hình 3.18: Mẫu xác nhận và ký duyệt bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã 68

Hình 3.19 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất sau khi hoàn thành 71

Trang 9

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, việc áp dụng tiến bộ khoa học vàolĩnh vực đất đai là không thể thiếu được Công tác đo đạc địa chính là một trongnhững nhiệm vụ hàng đầu và rất quan trọng, nhằm thực hiện các nội dung quản lýNhà nước về đất đai đã được quy định trong luật đất đai hiện hành Đo đạc thànhlập bản đồ địa chính khu vực đô thị cũng như khu vực nông thôn là vấn đề cấp báchhiện nay, nhằm phục vụ chính sách đất đai và nhà ở Đáp ứng yêu cầu quản lý đấtđai hiện nay, phù hợp với mục tiêu chiến lược của ngành địa chính về lĩnh vực đođạc, lập hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Do vậy ngành địachính ngày càng quan tâm đến sự phát triển và hiện đại hoá công nghệ thông tincho công tác thành lập, khai thác thông tin và lưu trữ bản đồ Để có hiệu quả việcứng dụng công nghệ thông tin vào trắc địa bản đồ, mỗi phần mềm ứng dụng tốithiểu phải làm được các công việc sau:

- Nhập dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính từ các nguồn khác nhau, lưutrữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức thông tin một cách hợp lý

- Phân tích, biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bàitoán Kinh tế - Kỹ thuật

- Hiển thị thông tin dưới dạng khác nhau

MicroStationV8i là phần mềm CAD nổi tiếng của tập đoàn Bentley Nổi bậtvới các tính năng để tạo, quản trị và xuất bản nội dung thuộc các lĩnh vực kiến trúc,công nghiệp, xây dựng, quản lý đất đai MicroStationV8i là phiên bản mới nhất

Trang 10

được công bố, hỗ trợ toàn diện tất cả các định dạng CAD chuẩn hiện nay là DWGcủa AutoCAD và DGN của Microstation

gCadas là một phần mềm duy nhất trên MicroStationV8i cho nhu cầu thành

lập bản đồ địa chính, đăng kí cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Xuất phát từ đó, em đã thực hiện đồ án với đề tài: “Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas trong thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính Xã Nghĩa Hoàn, Huyện Tân Kỳ, Tỉnh Nghệ An”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khai thác và ứng dụng phần mềm MicroStationV8i, gCadas trong công tác thànhlập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính

- Tìm hiểu cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn ứng dụng bản đồ HTSDĐ trong côngtác quản lý đất đai

- Góp phần giúp cho cán bộ QLĐĐ hiểu thêm một số tính năng và công cụ kháctrong MicroStationV8i và gCadas, để từ đó cán bộ sẽ sử dụng hiệu quả hơn trongcông việc

- Giúp cho cán bộ QLĐĐ quản lý tốt đất đai ở địa phương một cách dễ dàng

- Thực hiện tốt công tác địa chính thường xuyên tại địa phương

3 Yêu cầu của đề tài.

- Nắm được hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến đất đai

- Xác định được chức năng các phần mềm MicroStationV8i và gCadas

- Thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan đến hướng nghiên cứu

- Sử dụng, lưu trữ sản phẩm của đề tài sau hoàn thành

- Sử dụng thành thạo các ứng dụng liên quan đến phần mềm

Nội dung của đồ án gồm 3 chương không kể phần mở đầu và phần kết luận:

Mở đầu.

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.

Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

Kết luận và kiến nghị

Trang 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về bản đồ hiện trạng sử dụng đất (HTSDĐ).

1.1.1 Khái niệm bản đồ hiện trạng sử dụng đất

a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kêtheo mục đích sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê đất đai và được lập theo đơn vịhành chính các cấp, vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước

Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đầy đủ, trungthực hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thành lập bản đồ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có cùng tỷ lệ với bản đồ quy hoạch sử dụngđất

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết cho công tácquản lý lãnh thổ, quản lý đất đai và các ngành kinh tế, kỹ thuật khác đang sử dụngđất đai

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo Quy phạm, ký hiệu bản

đồ hiện trạng sử dụng đất và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan do

Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

- Thống kê, kiểm kê toàn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng theo định

kỳ hàng năm và 05 năm được thể hiện đúng vị trí, đúng diện tích và đúng loại đấtlên bản vẽ

- Xây dựng tài liệu cơ bản phục vụ các yêu cầu cấp bách của công tác quản

lý đất đai

Trang 12

- Làm tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt.

- Làm tài liệu cơ bản, thống nhất để các ngành khác sử dụng các quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển của ngành mình, đặc biệt nhữngngành sử dụng nhiều đất như nông nghiệp, lâm nghiệp…

Do đó:

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất chính là thể hiện của kết quả kiểm kê đấtđai Tất cả những biến động, thay đổi về địa giới hành chính, về loại đất, về diệntích, về đối tượng sử dụng… trong vòng 05 năm đều được cập nhật vào số liệu vàthể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất

+ Từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất kèm theo bảng số liệu kết quả kiểm kê,chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo sẽ có phương án điều chỉnh cho phù hợpvới tình hình phát triển kinh tế - xã hội thực tế ở địa phương Do đó có thể nói bản

đồ hiện trạng sử dụng đất cũng chính là cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch sửdụng đất của địa phương trong các năm tiếp theo

b) Yêu cầu

- Thống kê được đầy đủ diện tích tự nhiên các cấp hành chính, hiện trạng quỹđất đang quản lý, đang sử dụng, quỹ đất đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoanghóa, quỹ đất chưa sử dụng; đánh giá đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất

- Thể hiện được hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính đến ngày 1/1hàng năm

- Đạt độ chính xác cao về vị trí, hình dạng, kích thước và loại hình sử dụngđất của từng khoanh đất Mỗi khoanh vi nhỏ nhất phải phù hợp với tỷ lệ, mục đích ởmức độ chi tiết hóa và khái quát hóa

- Xây dựng cho tất cả các cấp hành chính theo hệ thống từ dưới lên trên (xã,huyện, tỉnh, quốc gia) Trong đó bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã (xã, phường,thị trấn) là tài liệu cơ bản để xây dựng thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấphuyện, tỉnh Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện được toàn bộ các loại đấttrong đường địa giới hành chính được xác định theo hồ sơ địa chính, quyết địnhđiều chỉnh địa giới hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trang 13

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trong thời kỳ kiểm kê đất đai,khi lập quy hoạch sử dụng đất, khi thực hiện các dự án đầu tư liên quan đến sử dụngđất.

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng phù hợp với các điều kiệnhiện trạng thiết bị công nghệ mới, tài liệu hiện có và kinh phí của địa phương, cácngành

1.1.3 Quy định chung về việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải tuân theo các quy định

về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số nhằm đảm bảo sự thống nhất các dữ liệubản đồ hiện trạng sử dụng đất, phục vụ cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật

và lưu trữ

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác cácyếu tố nội dung và không được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so với bản đồtài liệu dùng để số hóa Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải đượclàm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng đè, các điểm nút thừa

- Độ chính xác về cơ sở toán học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ khôngđược vượt quá hạn sai cho phép, cụ thể như sau:

Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản đồ tàiliệu sang bản đồ nền bảo đảm các yêu cầu:

+ Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ không vượt quá ±0,3 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền

+ Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ không được vượt quá ±0,2 mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền

- Trình bày bản đồ dạng số phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu biểu thị nộidung đã được quy định trong “Quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất”

và “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do BộTài nguyên và Môi trường ban hành

- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải biểuthị bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu mà khôngđược dùng công cụ đồ họa để vẽ

Trang 14

- Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng line string, polyline chainhoặc complex chain Các đối tượng dạng đường phải được vẽ liên tục không đứtđoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút ở chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại.

- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ là đường khép kín,được trải pattern, shape hoặc complex shape, hoặc fill color

1.1.4 Quy định kỹ thuật xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Khi sử dụng phần mềm MicroStationV8i và gCadas để xây dựng bản đồ hiệntrạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụngđất phải thống nhất theo các quy định sau:

a) Việc biên tập trình bày bản đồ hiện trạng sử dụng đất tuân thủ quy định kĩ

thuật nêu tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày

02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

b) Tệp tin bản đồ phải ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khicần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn dạng

c) Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạngcell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell

d) Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Polyline,Chain hoặc Complex Chain…theo phần mềm biên tập) phải thể hiện liên tục, khôngđứt đoạn và chỉ được dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể hiện cácđối tượng cùng kiểu

đ) Những đối tượng dạng vùng (Polygon) phải được vẽ ở dạng Pattern,Shape, Complex shape hoặc fill color Những đối tượng dạng vùng phải là các vùngkhép kín

e) Các đối tượng trên bản đồ phải thể hiện đúng lớp, đúng màu sắc, lực nét

và các thông số kèm theo như quy định

Đối với các đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ ( nhưđường giao thông, địa giới…) thì sao lưu nguyên trạng phần tham gia đóng vùng vàchuyển về lớp riêng để tham gia đóng vùng Mỗi khoanh đất phải có một mã loạiđất, khi biên tập lược bỏ để in không được xóa mà phải chuyển về lớp riêng để lưutrữ Sản phẩm bản đồ phải có ghi chú lí lịch kèm theo

Trang 15

1.1.5 Quy định các tệp tin chuẩn cho xây dựng bản đồ số

Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành phải ở định dạngfile *.dgn của phần mềm MicroStation, kèm theo file nguồn kí hiệu và lí lịch bảnđồ; file ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khảnăng chuyển đổi khuôn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư việncác kí hiệu độc lập trong thư viện “HT” cho các dãy tỉ lệ có tên tương ứng là ht-5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell, ; thư viện các kí hiệu hình tuyếntheo dãy tỉ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50-100.rsc, ht250-1tr.rsc ; màu chuẩn có tên là ht.tbl

1.1.6 Xây dựng ký hiệu bản đồ

Quy định chung:

1 Ký hiệu và phân lớp các yếu tố nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đấtđược áp dụng thống nhất để lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, cấp huyện,cấp tỉnh, cấp vùng kinh tế - xã hội và cả nước

3 Mỗi ký hiệu có tên gọi, mẫu trình bày và giải thích nguyên tắc thể hiện

4 Kích thước và ghi chú lực nét bên cạnh ký hiệu tính bằng mi li mét (mm),nếu ký hiệu không có ghi chú lực nét bên cạnh thì qui ước lực nét là 0,15 mm Kýhiệu nửa theo tỷ lệ chỉ ghi kích thước qui định cho phần không theo tỷ lệ, phần cònlại vẽ theo tỷ lệ bản đồ thành lập

5 Trong phần giải thích ký hiệu chỉ giải thích những ký hiệu chưa được phổ

Trang 16

biến rộng rãi hoặc ký hiệu dễ gây hiểu nhầm lẫn và giải thích một số quy định, chỉdẫn biểu thị.

6 Tâm của ký hiệu xác định như sau:

- Tâm của ký hiệu không theo tỷ lệ được bố trí trùng với tâm của đối tượngbản đồ;

- Ký hiệu có dạng hình học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hìnhchữ nhật…thì tâm của ký hiệu là tâm của hình hình học;

- Ký hiệu tượng hình có chân là vòng tròn ở chân như ký hiệu thể hiệntrường học, trạm biến thế thì tâm của ký hiệu là tâm của vòng tròn đó

- Ký hiệu tượng hình có chân dạng đường đáy như ký hiệu thể hiện đình,chùa, tháp, đài phun nước thì tâm của ký hiệu là điểm giữa của đường đáy

7 Những ký hiệu có kèm theo dấu (*) là ký hiệu quy định biểu thị trên bản

đồ hiện trạng có tỷ lệ lớn nhất của cột tỷ lệ bản đồ đó

Ký hiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thể hiện theo Quy định tại phụ

lục số 04 Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm

kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

1.2 Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã, huyện, tỉnh được lập dưới dạng số, hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o, ko=0,9999 Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương;

Trang 17

Bảng 1.1: Kinh tuyến trục các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

ST

1 Lai Châu 103000' 33 Tiền Giang 105045'

2 Điện Biên 103000' 34 Bến Tre 105045'

3 Sơn La 104000' 35 TP Hải Phòng 105045'

4 Kiên Giang 104030' 36 TP Hồ Chí Minh 105045'

5 Cà Mau 104030' 37 Bình Dương 105045'

6 Lào Cai 104045' 38 Tuyên Quang 106000'

7 Yên Bái 104045' 39 Hoà Bình 106000'

16 Hậu Giang 105000' 48 Kon Tum 107030'

17 TP Hà Nội 105000' 49 Quảng Ninh 107045'

18 Ninh Bình 105000' 50 Đồng Nai 107045'

19 Hà Nam 105000' 51 Bà Rịa - Vũng Tàu 107045'

20 Hà Giang 105030' 52 Quảng Nam 107045'

21 Hải Dương 105030' 53 Lâm Đồng 107045'

22 Hà Tĩnh 105030' 54 TP Đà Nẵng 107045'

23 Bắc Ninh 105030' 55 Quảng Ngãi 108000'

24 Hưng Yên 105030' 56 Ninh Thuận 108015'

Trang 18

d Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:

- Tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 chỉ biểu thị lưới kilômét, với kíchthước ô vuông lưới là 10cmx 10cm;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:25000 biểu thị lưới kilômét, với kíchthước ô vuông lưới kilômét là 8cm x 8cm;

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000, 1:100000, 1:250000 và1:1000000 chỉ biểu thị lưới kinh tuyến, vĩ tuyến Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩtuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:50000 là 5’ x 5’ Kích thước ô lướikinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:100000 là 10’ x 10’.Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ1:250000 là 20’ x 20' Kích thước ô lưới kinh tuyến, vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng

sử dụng đất tỷ lệ 1:1000000 là 10 x 10;

e Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:

- Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo hệ tọa độ quốc gia VN-2000;

- Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master Units) là mét(m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân giải (Resolution) là1000

Trang 19

f Tỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp quy định như sau.

Bảng 1.2: T l b n ỷ lệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất ệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất ản đồ hiện trạng sử dụng đất đồ hiện trạng sử dụng đất ệ bản đồ hiện trạng sử dụng đất hi n tr ng s d ng ạng sử dụng đất ử dụng đất ụng đất đấttĐơn vị thành lập bản đồ Tỷ lệ bản đồ Quy mô diện tích tự nhiên (ha)

1 : 5.000 Dưới 3.000

1 : 10.000 Từ 3.000 đến 12.000

1 : 25.000 Trên 12.000Cấp tỉnh

1 : 25.000 Dưới 100.000

1 : 50.000 Từ 100.000 đến 350.000

1 : 100.000 Trên 350.000Cấp Vùng 1 : 250.000

Cả nước 1 : 1.000.000

Trường hợp đơn vị hành chính thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cóhình dạng đặc thù (chiều dài quá lớn so với chiều rộng) thì được phép lựa chọn tỷ lệbản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc so với quy định trên đây

* Việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ dựa trên các căn cứ sau:

• Mục đích, yêu cầu thành lập bản đồ HTSDĐ

• Quy mô diện tích, hình dạng, kích thước của khu vực thành lập bản đồ

• Mức độ phức tạp và khả năng khai thác sử dụng đất

• Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để thể hiện đầy đủ nội dung của bản đồ

• Phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật cho phép của từng địa phương

1.3 Khái quát công tác thống kê, kiểm kê và thành lập bản đồ HTSDĐ

1.3.1 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất

Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử dụng đất

và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:

1 Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:

a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng câylâu năm;

Trang 20

Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyêntrồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng câyhàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng câyhàng năm khác).

b) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặcdụng;

c) Đất nuôi trồng thủy sản;

d) Đất làm muối;

đ) Đất nông nghiệp khác

2 Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

c) Đất quốc phòng;

d) Đất an ninh;

đ) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức

sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội; đất xâydựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây dựng cơ sở thể dụcthể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất xây dựng cơ sở ngoại giao

và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;

e) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp; đấtcụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phinông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,làm đồ gốm;

g) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy lợi; đất

có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng; đấtkhu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưuchính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất công trình công cộngkhác;

h) Đất cơ sở tôn giáo;

i) Đất cơ sở tín ngưỡng;

Trang 21

k) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

l) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;

m) Đất có mặt nước chuyên dùng;

n) Đất phi nông nghiệp khác

3 Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa sửdụng; núi đá không có rừng cây

4 Việc giải thích cách xác định đối với từng loại đất được thực hiện theo quyđịnh tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư Số: 28/2014/TT-BTNMT Quy định vềthống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

1.3.2.Nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

- Thu thập các hồ sơ, tài liệu bản đồ, số liệu về quản lý đất đai thực hiệntrong kỳ kiểm kê; hồ sơ kết quả kiểm kê đất đai kỳ trước và kết quả thống kê hàngnăm trong kỳ kiểm kê; chuẩn bị bản đồ phục vụ cho điều tra kiểm kê

- Điều tra, khoanh vẽ hoặc chỉnh lý các khoanh đất theo các tiêu chí kiểm kêlên bản đồ điều tra kiểm kê; tính diện tích các khoanh đất và lập Bảng liệt kê danhsách các khoanh đất thống kê, kiểm kê đất đai - Xử lý, tổng hợp số liệu và lập cácbiểu kiểm kê đất đai theo quy định cho từng đơn vị hành chính các cấp; xây dựngbáo cáo thuyết minh hiện trạng sử dụng đất

- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; xây dựng báo cáo thuyết minhbản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình biến động đất đaitrong kỳ kiểm kê; đề xuất các giải pháp tăng cường về quản lý nâng cao hiệu quả sửdụng đất

- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụngđất

Trang 22

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm MicroStationV8i

a Khái quát về phần mềm MicroStationV8i

Hình 2.1: Giao diện phần mềm MicroStation V8i

MicroStationV8i là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế Nó có khả năngquản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện cácyếu tố bản đồ Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn,tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn

Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ cácnguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau Dữ liệu không gian được tổ chức theokiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện lợi MicroStationV8i cho phép inbản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau

Các công cụ của MicroStationV8i được sử dụng để số hóa các đối tượng trênnền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.MicroStationV8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công

Trang 23

cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữliệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng.

Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng

mở của MicroStationV8i cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm,dạng đường và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ đượccoi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được giải quyết một cách

dễ dàng trong MicroStationV8i Ngoài ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng loạiđược tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông sốtoán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giátrị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ Các bản vẽ trong MicroStationV8iđược ghi dưới dạng các file *.dgn ngoài ra còn có các định dạng file khác như

*.dwg, *.dxf, *.dgnlib,*.rdl

Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham

số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc Nếu nhưkhông gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm việc là bachiều thì có file 3D (x,y,z) Các tham số này thường được xác định sẵn trong mộtfile chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed phù hợp để saochép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo

MicroStationV8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu

đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg)

b Các chức năng cơ bản của MicroStationV8i trong công tác thành lập bản đồ

 Chức năng nhập dữ liệu trong MicroStationV8i

Xây dựng dữ liệu không gian cho phần mềm chính là tạo cơ sở dữ liệu bản

đồ số Dữ liệu không gian được tổ chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng, mãhóa, số hóa để có tọa độ trong hệ tọa độ và được lưu chủ yếu ở dạng vector Các tàiliệu, số liệu để xây dựng bản đồ HTSDĐ được lấy từ các nguồn trên, kết hợp với sốliệu biến động thu thập được trong quá trình đi đối soát thực địa, để đưa vào trongMicroStationV8i làm dữ liệu không gian xây dựng bản đồ HTSDĐ

MicroStationV8i cho phép thành lập bản đồ từ các nguồn dữ liệu như: dữliệu đo ngoại nghiệp, bản đồ giấy hay trao đổi dữ liệu từ các phần mềm khác

Trang 24

- Tạo Design file (tạo file làm việc)

Hình 2.2: Tạo Design file (tạo file làm việc)

Tạo mới một Design file: Khởi động MicroStation V8 → từ file chọn New.Xuất hiện hộp thoại Chọn seedFile → Chọn đường dẫn chứa File (thư mục) và đánhtên file vào thư mục đó

Chọn Seed file (kinh tuyến trục của tỉnh) bằng cách vào Selec xuất hiện hộpthoại: Đánh tên file cần thành lập vào mục File name

Bấm Save\ Open\ OK

Cách mở một Design file: Khởi động MicroStation V8 tìm đường dẫn và tên file.-Mở một file tham chiếu

Hình 2.3: Mở file tham chiếu

Từ thanh Menu chọn Reference → Tool → Attach (xuất hiện hộp thoại Attach Deference file) → Chọn file cần tham chiếu → Đánh dấu vào Display khi muốn hiển thị file tham khảo đang được chọn

Trang 25

Chú ý: Muốn tham chiếu nhiều file dưới dạng Reference file ta cũng làm các thaotác như trên.

Đóng 1 hoặc nhiều file tham chiếu: Cũng ở hộp thoại Reference file ta chọn Detach(Đóng 1 file), muốn detach tất cả ta chọn Detach All

- Gộp nhiều file tham chiếu ( Reference file) vào file hiện hành Active file:

Từ hộp thoại Reference file vào Tool chọn Merge in to master: Mục đích của việcgộp nhiều file tham chiếu là chuyển tất cả các file tham chiếu thành file hiện hành

Hình 2.4: Gộp các file tham chiếu

 Chức năng biên tập dữ liệu

Một số chức năng tiêu biểu để biên tập bản đồ trong MicroStationV8i như:

* Biên tập các text theo đúng cỡ chữ, font, màu sắc… bằng công cụ Main/Text

Hình 2.5: Thanh công cụ biên tập Text.

Trang 26

- Thanh fence\ Place fence:

Hình 2.6: Thanh công cụ fence\ Place fence

Inside: Chỉ tác động đến những phần tử nằm hoàn toàn bên trong đường baofence

Overlap: Chỉ tác động đến các đối tượng bên trong và nằm chờm lên đườngbao fence

Clip: Chỉ tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên trong fence và phầnbên trong của các đối tượng nằm chờm lên fence

Void: Tác động đến các đối tượng hoàn toàn bên ngoài fence

Void – Overlap: Chỉ tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài vànằm chờm lên đường fence

Void – Clip: Tác động đến các đối tượng nằm hoàn toàn bên ngoài fence vàphần bên ngoài của đối tượng nằm chờm lên fence

- Thanh công cụ vẽ và sửa chữa các đối tượng dạng chữ:

Hình 2.7: Thanh công cụ vẽ và sửa chữa các đối tượng dạng chữ

Gồm: (1): Vẽ đối tượng dạng chữ

(2): Vẽ đối tượng dạng mũi tên

(3): Sửa chữa, thay đổi đối tượng chữ

Trang 27

(4): Hỏi đáp thông tin thuộc tính chữ.

(5): Lấy thuộc tính chữ

(6): Thay đổi thuộc tính chữ

(8): Coppy tăng hoặc giảm giá trị của chữ số

- Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng tuyến công cụ vẽ Drawing

Hình 2.8: Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng tuyến

- Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses

Hình 2.9: Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses

- Thanh công cụ dung để coppy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quy đối tượng

Hình 2.10: Thanh công cụ coppy, dịch chuyển, tăng tỷ lệ hoặc quy đối tượng

(1): Coppy đối tượng

(2): Dịch chuyển đối tượng

(3): Thay đổi tỷ lệ

(4): Xoay đối tượng

(5): Thay đổi hướng đối tượng

(6): Tạo đối tượng với khoảng cách được xác định

(7): Copy song song

* Tô màu, trải ký hiệu cho các đối tượng một cách chính xác, hiệu quả

- Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng dạng vùng

Trang 28

Hình 2.11: Thanh công cụ trải ký hiệu cho các đối tượng

(1): Thay đổi thuộc tính của đồ họa

(2): Thay đổi thứ tự vùng

(3): Thay đổi kiểu vùng

(7): Lấy thuộc tính đối tượng

- Thanh công cụ thay đổi thuộc tính của đối tượng

Hình 2.12: Thanh công cụ thay đổi thuộc tính của đối tượng

(1): Thay đổi thuộc tính của đồ họa

(2): Thay đổi thứ tự vùng

(3): Thay đổi kiểu vùng

(7): Lấy thuộc tính đối tượng

 Chức năng in bản đồ

Phần mềm MicroStationV8i cho phép in các bản đồ ở các tỷ lệ theo đúng

hiện trạng của nó

Trang 29

Hình 2.13: Chức năng in bản đồ trong MicroStation.

Print Preview: Xem bản vẽ trước khi in

Print: Thiết đặt trang in

2.1.2 Giới thiệu chung về phần mềm GCadas

a Mục đích và yêu cầu của hệ thống phần mềm Gcadas

Phần mềm gCadas là phần mềm hỗ trợ đo đạc thành lập bản đồ địa chính, hỗ trợ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và kiểm

kê đất đai Phần mềm được xây dựng dựa trên các thông tư sau:

-Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT: thông tư quy định về chuẩn dữ liệu địachính;

-Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT: thông tư quy định về xây dựng cơ sở dữliệu đất đai;

-Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về in giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất;

- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về hồ sơ địa chính;

- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về bản đồ địa chính;

- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về thống kê, kiểm kêđất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Trang 30

b Chức năng làm việc của phần mềm gCadas.

Hình 2.14: Giao diện của phần mềm gCadas

Hệ thống:

Hình 2.15: Chức năng của công cụ Hệ thống.

Hệ thống bao gồm các chức năng: Kết nối cơ sở dữ liệu, Gộp cơ sở dữ liệu,Cập nhật cơ sở dữ liệu, Cập nhật cơ sở dữ liệu, Thiết lập đơn vị hành chính, Quản lýdanh mục, Thông tin bản vẽ hiện thời, Tùy chọn

Bản đồ

Phần này bao gồm quy trình để thực hiện việc thành lập bản đồ địa chính, mô

tả chi tiết các bước của quy trình được thực hiện trên phần mềm bằng chức năngnào, có các chức năng như sau:

- Nhập số liệu đo đạc: Tạo mới tệp DGN theo hệ quy chiếu VN2000, Nhập

số liệu đo đạc từ Văn bản

Hình 2.16: Chức năng Nhập kết quả đo đạc bản đồ.

Trang 31

-Tạo Topology: Tìm lỗi dữ liệu, Sửa lỗi thủ công, Sửa lỗi tự động, Tạo thửađất từ ranh thửa, Tạo thửa đất cho nhiều tờ, Tạo vùng nhà, Tạo vùng nhà cho nhiềutờ.

Hình 2.17: Chức năng Tạo Topology cho bản đồ

- Bản đồ tổng: Tạo sơ đồ phân mảnh, Đánh số hiệu tờ bản đồ, Cắt thửa giaothông, thủy lợi, Cắt mảnh bản đồ gốc, Cắt mảnh bản đồ địa chính

Hình 2.18: Chức năng của Menu Bản đồ tổng

- Bản đồ địa chính: Đánh số thửa, Đánh số thửa cho nhiều tờ, Vẽ khung bản

đồ, Vẽ nhãn địa hình, Đồng bộ nhãn từ dữ liệu, Vẽ nhãn quy chủ,

Vẽ nhãn quy chủ cho nhiều tờ, Xuất kết quả ra Famis

Hình 2.19: Chức năng của Menu Bản đồ địa chính

Trang 32

- Hồ sơ thửa đất: Sơ đồ hình thể thửa đất, Hồ sơ thửa đất, In hồ sơ thửa đất,Xuất phiếu giao nhận diện tích, Xuất hồ sơ kĩ thuật

Hình 2.20: Chức năng của Menu Hồ sơ thửa đất

Hồ sơ địa chính:

Phần này bao gồm quy trình để thực hiện việc kê khai đăng ký cấp giấychứng nhận, mô tả chi tiết các bước của quy trình được thực hiện trên phần mềmbằng chức năng nào,bao gồm các chức năng sau:

- Xuất Excel điều tra thông tin kê khai đăng kí; Nhập thông tin từ Excel;Nhập thông tin từ nhãn; Gán thông tin: Gán thông tin từ TMV.Map, Gán thông tin

từ Famis, Gán thông tin thửa đất từ nhãn địa chính, Gán thông tin theo nhóm; Bảngthông tin thuộc tính; Quản lý đơn đăng ký; Quản lý Giấy chứng nhận; Quản lý thửađất; Quản lý chủ sử dụng/ chủ sở hữu; Quản lý nhà ở/ căn hộ chung cư; Quản lýcông trình xây dựng; Sổ bộ địa chính; Biểu kiểm kê theo Thông tư 28; Chuẩn hóa

dữ liệu

Hình 2.21: Chức năng của công cụ Hồ sơ địa chính

Trang 33

Cơ sở dữ liệu địa chính:

Phần này bao gồm quy trình để thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai,

mô tả chi tiết các bước của quy trình được thực hiện trên phần mềm bằng chức năngnào, có các chức năng như sau:

- Biên giới, địa giới: Tạo mốc biên giới, địa giới; Tạo lớp đường biên giới,địa giới; Tạo shape địa phận xã; Tạo lớp địa phận xã

Hình 2.22: Chức năng của Menu Biên giới, địa giới

- Cơ sở đo đạc: Tạo lớp điểm tọa độ cơ sở quốc gia; Tạo lớp điểm tọa độ địachính

Hình 2.23: Chức năng của Menu Cơ sở đo đạc

- Giao thông: Tạo mép đường bộ thửa đất; Tạo lớp mép đường bộ; Tạo lớptim đường bộ; Tạo lớp ranh giới đường sắt; Tạo lớp đường sắt; Tạo lớp cầu giaothông

Hình2.24: Chức năng của Menu Giao thông.

Trang 34

- Thủy hệ: Tạo lớp đường mép nước; Tạo đường bờ nước từ thửa đất; Tạolớp đường bờ nước; Tạo máng dẫn nước từ thửa đất; Tạo lớp đường đỉnh đê; Tạolớp đập.

Hình 2.25: Chức năng của Menu Thủy hệ

- Địa danh: Tạo lớp địa danh

- Quy hoạch: Tạo lớp mới quy hoạch; Tạo lớp chỉ giớ quy hoạch

- Hiển thị các lớp dữ liệu

- Xóa hết các lớp dữ liệu không gian

- Siêu dữ liệu địa chính

- Kết xuất ra TMV.LIS: Xuất shapefile theo định dạng TMV.LIS; Xuất XMLtheo định dạng TMV.LIS; Xuất cơ sở dữ liệu theo định dạng TMV.LIS

- Kết xuất ra ViLis2.0: Xuất shapefile theo định dạng ViLIS 2.0; Xuất Exceltheo định dạng ViLIS 2.0; Xuất cơ sở dữ liệu theo thuộc tính ViLIS 2.0

Kiểm kê đất đai:

Phần này đặc tả chi tiết từng quy trình thực hiện kiểm kê theo từng cấp (xã,huyện, tỉnh) và theo từng nguồn tư liệu của địa phương Các bước của quy trìnhđược mô tả chi tiết và chỉ rõ sử dụng chức năng nào trên phần mềm

- Tạo khoanh đất: Tạo ranh giớ khoanh đất từ thửa đất; Tạo khoanh đất từranh giớ khoanh đất; Tạo khoanh đất cấp huyện, cấp tỉnh

Trang 35

Hình2.26: Chức năng của Tạo khoanh đất

- Thông tin thuộc tính khoanh đất: Đánh số thứ tự khoanh đất; Gán thông tinkhoanh đất từ nhãn; Gán thông tin khoanh đất từ kết quả kì trước; Bảng thông tinkhoanh đất

- Bản đồ kết quả điều tra: Xuất bản đồ kết quả điều tra; Xuất bảng liệt kêkhoanh đất; Vẽ nhãn thông tin khoanh; Vẽ nhãn kết quả điều tra khoanh vẽ; Vẽnhãn khu vực khoanh đất

- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Xuất bản đồ hiện trạng; Tô màu khoanh đất;

Vẽ nhãn loại đất; Vẽ khung bản đồ hiện trạng

Hình 2.27: Chức năng tạo Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

- Xử lý số liệu kiểm kê

- Xuất biểu kiểm kê

- Kiểm tra: Kiểm tra tính đúng đắn của loại đất

Công cụ

- Biên tập: Đặt tỷ lệ, Thửa đất, Nhà, Giao thông, Thủy hệ, Địa giới, Quy hoạch,

Ghi chú, Ký hiệu

Trang 36

Hình 2.28: Chức năng của Công cụ

- Tiện ích: Tách thửa theo diện tích, Chuyển đổi font chữ cho file Excel; Chuẩn hóafile Excel; Đổi Line Stype trong file DGN; Chuyển file DGN theo thông tư25/2015; Chuyển đổi font chữ cho file DGN; Chuyển đổi nhãn loại đất Famis;Chuẩn hóa lại ranh thửa theo bảng phân lớp; Copy từ nhiều tệp DGN; Vẽ nhãnchiều dài cạnh

- Kiểm tra: Kểm tra tiếp biên; Lỗi duyệt tiếp biên; Tìm lỗi ranh thửa tiếp biên.

- Xử lý sổ bộ: Chuyển đổi sổ mục kê thành Excel đầu vào.

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Yếu tố cơ bản của bản đồ HTSDĐ

Bản đồ HTSDĐ được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tậpriêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường Mỗi bộ bản đồ có thể là mộthoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ

Trang 37

dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ vàquản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản

đồ HTSDĐ và các yếu tố phụ khác có liên quan

Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt.

Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất,các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thểhiện điểm ở thực địa và tọa độ của chúng

Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các

điểm thực địa Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý tọa độ hai điểm đầu vàcuối, từ tọa độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng Đối với đườnggấp khúc cần quản lý tọa độ các điểm đặc trưng của nó Các đường cong có dạnghình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng Tuy nhiên trên thực tế đo đạcnói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chianhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó đượcquản lý như một đường gấp khúc

Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai Thửa đất là một mảnh tồn tại

ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao khép kín, thuộcmột chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặcmột số loại đất Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng,tường xây, hàng rào… hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ

sử dụng đất Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài cáccạnh thửa và diện tích của nó

Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất Thông thường lô đất

được giới hạn bởi các con đường, kênh mương, sông ngòi Đất đai được chia lô theođiều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc; theo điều kiện giao thông,thủy lợi; theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng

Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất Khu đất

và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu

Trang 38

Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người

cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất Các cụm dân cư thường có sựcấu kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp…

Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường

phố Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh

tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình

2.2.2 Nội dung của bản đồ HTSDĐ

Bản đồ HTSDĐ được thành lập trong các kỳ kiểm kê đất đai, lập quy hoạch,

kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc thực hiện các dự án có liênquan đến HTSDĐ, vì vậy trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêucầu quản lý đất đai

Đường biên giới, địa giới hành chính các cấp: được xác định theo hồ sơ địa

giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm Quyết định điều chỉnhđịa giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Đối với bản đồ HTSDĐvùng địa lý tự nhiên – kinh tế chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp huyện Đốivới bản đồ HTSDĐ cả nước chỉ thể hiện đến địa giới hành chính cấp tỉnh Khiđường địa giới hành chính các cấp trùng nhau thì biểu thị đường địa giới hành chínhcấp cao nhất

Loại đất: Trên bản đồ HTSDĐ được xác định theo mục đích sử dụng đất.

Mục đích sử dụng đất được xác định tại thời điểm thành lập bản đồ Trường hợpkhoanh đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đấthoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất, nhưng tại thời điểm thành lập bản đồchưa sử dụng đất theo mục đích mới, thì loại đất được xác định theo mục đích sửdụng đất mà Nhà nước đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụngđất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất

Ranh giới các loại đất: Đây là yếu tố cơ bản nhất của bản đồ HTSDĐ Các

ranh giới đất được thể hiện dạng đường viền khép kín, đúng hình dạng và kíchthước

Trang 39

Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giớilãnh thổ sử dụng của doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội…

Khoanh đất: Là đơn vị cơ bản của bản đồ HTSDĐ, được xác định trên thực

địa và thể hiện trên bản đồ bằng một đường bao khép kín Trên bản đồ HTSDĐ đềuphải xác định được vị trí, hình thể, loại đất theo HTSDĐ của khoanh đất đó

Các khoanh đất có diện tích lớn hơn mặt bằng 4mm2 trên bản đồ phải thể hiệnđúng tỷ lệ bằng đường bao khép kín và thể hiện đầy đủ các ký hiệu của khoanh đấttheo các quy định trong “Ký hiệu bản đồ HTSDĐ và bản đồ QHSDĐ” Đối vớikhoanh đất có diện tích nhỏ hơn 4mm2 trên bản đồ có giá trị kinh tế cao hoặc có ýnghĩa quan trọng được phóng to không quá 1,5 lần nhưng phải giữ được nét đặctrưng của khoanh đất

Ranh giới các khoanh đất thể hiện trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đượcphản ánh đúng theo trạng thái đã được xác định trong quá trình khoanh vẽ, khôngtổng hợp, không khái quát hóa, đảm bảo thể hiện vị trí, diện tích các khoanh đất với

độ chính xác cao nhất theo kết quả điều tra thực địa

Khoanh đất trên bản đồ kết quả điều tra kiểm kê phải thể hiện nhãn khoanhđất gồm số thứ tự khoanh đất; diện tích khoanh đất; mã loại đất; mã loại đối tượng

sử dụng đất hoặc đối tượng quản lý đất theo hình thức như sau:

Mã loại đất Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng Diện tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có mục đích chính và mục đích phụ thì thể hiệnmục đích chính trước và thể hiện mục đích phụ sau trong ngoặc đơn:

Mã loại đất chính (Mã loại đất phụ) Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng Diện tích khoanh đất

* Trường hợp khoanh đất có nhiều mục đích sử dụng mà không phân biệtmục đích sử dụng chính, mục đích sử dụng phụ thì thể hiện:

Mã loại đất 1 + Mã loại đất 2 Số thứ tự khoanh đất

Mã đối tượng Diện tích khoanh đất

Trang 40

Nhãn khoanh đất được tạo dưới dạng cell Mã ký hiệu loại đất, loại đối tượng

sử dụng, đối tượng quản lý đất theo quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theoThông tư này

Số thứ tự khoanh đất được thể hiện bằng số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm

vi toàn xã, thứ tự đánh số từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, theo đường zích zắc(ziczac) Đối với các yếu tố chiếm đất không tạo thành thửa đất được khép vùngtheo đường địa giới hành chính và được đánh số thứ tự như thửa đất

Hệ thống giao thông: Thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ và các

công trình giao thông có liên quan Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồHTSDĐ các cấp như sau:

- Trên bản đồ HTSDĐ cấp xã, đường bộ biểu thị đến đường trục chính trong khudân cư, khu đô thị; các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miềnnúi phải biểu thị cả đường mòn

- Trên bản đồ HTSDĐ cấp huyện đường bộ biểu thị tới đường liên xã, khu vựcmiền núi phải biểu thi cả đường đất nhỏ

- Trên bản đồ HTSDĐ cấp tỉnh biểu thị đến đường liên huyện

- Trên bản đồ HTSDĐ vùng địa lý tự nhiên – kinh tế và cả nước biểu thị đến tỉnh

lộ, khu vực miền núi phải biểu thị cả đường liên huyện

Hệ thống thủy văn: Các yếu tố thủy văn hình tuyến như sông, suối, kênh,

mương và các công trình có liên quan như đập ngăn nước, đê, trạm bơm và đường

bờ biển, bờ sông, bờ hồ được thể hiện và ghi chú theo quy định hiện hành tại thờiđiểm thành lập bản đồ hiện trạng

Dáng đất: được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao, khu vực miềnnúi có độ dốc lớn chỉ biểu thị đường bình độ cái của bản đồ địa hình cùng tỷ lệ vàđiểm độ cao đặc trưng

Ghi chú thuyết minh: Ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh

và các ghi chú cần thiết khác phải dùng hình thức ghi chú thuyết minh để thực hiệnđịnh tính, định lượng của các yếu tố nội dung

Các địa vật độc lập quan trọng: tháp, nhà thờ, đài phát thanh, truyền hình, cáccông trình kinh tế xã hội, văn hóa, phúc lợi như sân bay, nhà ga, bến xe, trụ sở ủy

Ngày đăng: 21/04/2016, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w