1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định

80 691 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 431,5 KB

Nội dung

2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN nói chung và công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD trên địa bàn thành phố Nam Định nói riêng. Từ đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chưa phù hợp với thực tiễn và ngược lại trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của thành phố, để tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN NQD. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiện cứu: Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD. Phạm vi nghiên cứu : Về không gian: Nghiên cứu tại Chi cục thuế Về thời gian: Giai đoạn 20122014 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu liên quan đến tình hình thu nộp thuế TNDN của các DN NQN do các phòng thống kê và tổng hợp để so sánh tình hình thu nộp giữa các năm 2012 2014. Phương pháp quan sát, phỏng vấn: theo dõi quá trình làm việc và phỏng vấn các các bộ thuế trong Chi cục. Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đối chiếu số liệu để từ đó hệ thống lại những thông tin cần thiết cho đề tài. 5. Kết cấu luận văn Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu thuế TNDN đối với DN NQD. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong bài luận văn là trung thực xuất phát từ tìnhhình thực tế khi nghiên cứu tại đơn vị

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2015

Họ và tên học viên

ĐÀO THỊ THÚY QUỲNH Lớp CQ49/02.01

Trang 2

Mã số thuếHội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dânNgân sách nhà nướcNgười nộp thuếDoanh thu tính thuếSản xuất kinh doanhTrách nhiệm hữu hạnThu nhập doanh nghiệpTuyên truyền hỗ trợHợp tác xã

Doanh nghiệp tư nhânCông nghệ thông tin

Trang 3

Tên bảng Số trang

Bảng 2.1: Các loại hình doanh nghiệp NQD trên địa bàn TP Nam Định

Bảng 2.2: Kết quả thu thuế từ các DN NQD của chi cục thuế TP Nam

Định

Bảng 2.3: Kết quả thu thuế theo sắc thuế đối với DN NQD

Bảng 2.4: Tổng hợp quản lý đối tượng nộp thuế TNDN tại phòng Quản lý thuế

của Chi cục thuế TP NĐ

Bảng 2.5: Bảng theo dõi thực tế hoạt động của các doanh nghiệp

Bảng 2.6: Số liệu kết quả kiểm tra trên tờ khai tạm tính

Bảng 2.7: Tình hình kê khai thiếu doanh thu ở một số đơn vị trên địa bàn

TPNĐ

Bảng 2.8: Tổng hợp công tác kiểm tra chi phí ở 62 Doanh nghiệp trên địa

bàn TP NĐ năm 2013

Bảng 2.9: Tình hình nợ đọng thuế TNDN giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.10: Số liệu kiểm tra thuế trong năm 2014

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước thì các doanh nghiệpngoài quốc doanh đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn cả nước cả về số lượng

Trang 4

và chất lượng, góp phần thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế của đất nước ta diễn

ra nhanh và mạnh hơn Từ đó, chúng ta càng thấy rõ được tầm quan trọng củathuế TNDN từ khu vực DN NQD đóng góp vào ngân sách nhà nước một phầnkhông nhỏ

Cũng như các DN khác trên cả nước, các DN NQD trên địa bàn Thànhphố Nam Định đã được cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển, mởrộng SXKD, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của toàn quận và tăngthu ngân sách Nguồn thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nguồn thumang tính “bền vững” Tuy nhiên, để có thể quản lý chặt chẽ nguồn thu này màđặc biệt là thuế TNDN của các DN NQD thì phải nói hết sức khó khăn và phứctạp.Bởi lẽ, trong cơ chế thị trường hiện nay, vẫn còn tồn tại những đối tượng nộpthuế không tự giác chấp hành pháp luật thuế, cố tình khai man, trốn thuế, dâydưa chậm nộp thuế, trình độ về thuế của người nộp thuế chưa cao và chưa đồngđều, nhiều khoản thu nhập mới phát sinh có khả năng đánh thuế nhưng chưađược luật thuế điều chỉnh … gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước Vì vậy yêucầu cấp thiết đang đặt ra là sớm có biện pháp tăng cường quản lý thuế TNDN nóichung và quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD nói riêng, qua đó đảm bảotính công bằng và hiệu quả của thuế cũng như vai trò của thuế trong nền kinh tế

Nhận thức được điều đó, sau một thời gian nghiên cứu lý luận và thực tậpthực tế ở Đội Kê khai - tin học - kế toán thuế và Tổng hợp nghiệp vụ và dự toán

tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định, em xin mạnh dạn đi sâu tìm hiểu: “Giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 5

Mục đích của luận văn là đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDNnói chung và công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD trên địa bàn thànhphố Nam Định nói riêng Từ đó làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chưa phù hợpvới thực tiễn và ngược lại trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi vàphù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, để tăng cường quản lý thuếTNDN đối với DN NQD.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiện cứu: Quản lý thuế TNDN đối với DN NQD

Phạm vi nghiên cứu :

Về không gian: Nghiên cứu tại Chi cục thuế

Về thời gian: Giai đoạn 2012-2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu liên quan đến tình hình thu nộpthuế TNDN của các DN NQN do các phòng thống kê và tổng hợp để so sánhtình hình thu nộp giữa các năm 2012- 2014

Phương pháp quan sát, phỏng vấn: theo dõi quá trình làm việc và phỏngvấn các các bộ thuế trong Chi cục

Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đối chiếu sốliệu để từ đó hệ thống lại những thông tin cần thiết cho đề tài

5 Kết cấu luận văn

Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu thuế TNDN đối với DN

NQD

Trang 6

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại

Chi cục thuế Thành phố Nam Định

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN

NQD tại Chi cục thuế Thành phố Nam Định

Em xin chân thành cảm ơn: PGS.TS Vương Thu Hiền, cùng ban lãnh đạoChi cục thuế Thành phố Nam Định cùng toàn thể các anh chị trong Đội Tổnghợp – Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học trong thời gianqua đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện hướng dẫn em nghiên cứu, hoàn thànhluận văn

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

Trang 7

1.1 Những vấn đề chung về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về quản lý thuế TNDN

Để có căn cứ phân tích, làm rõ khái niệm quản lý thuế nói chung và quản

lý TNDN nói riêng, xuất phát từ việc xem xét khái niệm quản lý

Khái niệm quản lý và quản lý tài chính công: Quản lý nói chung được

quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông quaviệc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điềukhiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan vàđạt tới các mục tiêu đã định [7]

Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản

lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâmđòi hỏi phải được xác định đúng đắn Quản lý tài chính công là một nội dung củaquản lý tài chính và là một mặt của quản lý xã hội nói chung, do đó trong quản lýtài chính công các vấn đề kể trên cũng được nhận thức đầy đủ

Trong hoạt động tài chính công, chủ thể quản lý tài chính công là Nhànước hoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện cáchoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ công Chủ thể trực tiếp quản lý tài chínhcông là bộ máy tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nước

Khái niệm quản lý thuế: Quản lý thuế (hay quản trị thuế) là vấn đề đã

được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đang có nhiều cách quan niệm khácnhau Dưới đây là một số cách quan niệm chính:

Thứ nhất, quản lý thuế cần phải được xem xét và nhìn nhận ở tầm vĩ mô nó

phải bao gồm toàn bộ những công việc thuộc các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư

Trang 8

pháp về thuế Tức là bao gồm các công việc: lựa chọn và ban hành các luật thuế, tổchức thực hiện các luật thuế, thanh tra thuế.

Thứ hai, "công tác quản lý thuế" được quan niệm bao gồm các nội dung:

kế hoạch thuế, kế toán-thống kê thuế và thanh tra thuế nhà nước

Thứ ba, tại nhiều tài liệu do cơ quan thuế Việt Nam ban hành thì các thuật

ngữ "chính sách thuế" và "quản lý thuế" được sử dụng để chỉ hai vấn đề khácnhau Nói cách khác,"quản lý thuế" không bao gồm "chính sách thuế"

Rõ ràng là mỗi quan niệm nêu trên nhìn nhận "quản lý thuế" hay "quản trị thuế" ở một góc độ, phạm vi khác nhau và với mục đích, ý nghĩa thực tiễn cũng khác Nhưng các quan niệm nêu trên có các điểm chung là:

Đều đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế

Đều đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lýbằng các phương thức, phương tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định

Chủ thể quản lý là Nhà nước (mà trực tiếp là cơ quan thuế các cấp) Đối tượng bị quản lý là các doanh nghiệp và cá nhân có nghĩa vụ về thuế Mục đích quản lý là để đối tượng nộp thuế và các đối tượng có liên quan phải thực hiện tốt nghĩa vụ luật định về thuế của mình Phương tiện quản lý là sử dụng các quy

định như đăng ký thuế, kê khai thuế, kế hoạch thuế, kế toán, thống kê thuế Điềunày phù hợp với quan niệm chung về quản lý đã được trình bày ở phần trên Quanghiên cứu có thể rút ra một số nội dung chính của khái niệm về quản lý thuếnhư sau:

Quản lý phải gắn liền với một lĩnh vực, với một (hay một số) tổ chức nhất

định "Thuế do Nhà nước tổ chức và dùng quyền lực để thu" Cho nên, quản lý

Trang 9

được Nhà nước giao trách nhiệm trực tiếp "thu thuế" là hai khái niệm có sự phânbiệt Cho nên, “quản lý thuế" và "quản lý nhà nước về thuế" là hai cụm từ cầnđược sử dụng với sự phân biệt nhất định.

"Quản lý nhà nước về thuế" là thuật ngữ dùng để chỉ tổng thể các khâu lậppháp, hành pháp và tư pháp về thuế Khi xem xét lĩnh vực thuế dưới góc độ quản

lý nhà nước là xem xét ở tầm vĩ mô Quản lý nhà nước về thuế là quản lý nguồn

thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Chủ thể quản lý nhà nước trong lĩnh vực

thuế là các cơ quan nhà nước có chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp về

thuế Đối tượng của quản lý nhà nước về thuế là "các quá trình xã hội, hành vi

của cá nhân và tổ chức xã hội" trong lĩnh vực thuế

Tùy vào điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đều hình thành các tổ chức cóchức năng quản lý việc thực thi các chính sánh thuế của Nhà nước Quản lý thuế

là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức nhà nước có tư cáchpháp nhân công quyền Do đó, quản lý thuế là một hình thức quản lý công Quản

lý thuế chỉ gồm khâu hành pháp và tư pháp về thuế Quản lý thuế gồm nhữnghoạt động có tổ chức trong bộ máy nhà nước, thuộc lĩnh vực hành pháp và tưpháp về thuế của cơ quan thuế các cấp, với các chức năng nhiệm vụ quyền hạn

do luật định, nhằm thực hiện chính sách thuế đã được cơ quan có thẩm quyềnthông qua Nói cách khác, quản lý thuế là khâu tổ chức thực hiện chính sách thuếcủa cơ quan thuế các cấp, là việc định ra một hệ thống các tổ chức, phân côngtrách nhiệm cho các tổ chức này, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phậnmột cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế nhằm đạt các mục tiêu

đã đề ra, trong điều kiện môi trường quản lý luôn biến động

Mục đích của quản lý thuế là nhằm làm cho người nộp thuế thực hiện đầy

đủ, kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế của mình, đồng thời Nhà nước thực

Trang 10

hiện được các mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế, trong đó có thuế Thu nhậpdoanh nghiệp.

1.1.2 Nội dung của quản lý thuế TNDN

1.1.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế

Người nộp thuế của thuế TNDN chính là các doanh nghiệp, tổ chức, đơn

vị có thu nhập chịu thuế TNDN Công tác quản lý người nộp thuế TNDN khôngchỉ dừng lại ở quản lý doanh nghiệp mà còn phải quản lý đầy đủ, chính xác tất cảcác hoạt động của doanh nghiệp, các khoản thu nhập của doanh nghiệp trongsuốt thời gian tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Chính vì vậy, khi mộtdoanh nghiệp NQD được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động, cơ quan quản lýthuế cần phải đưa doanh nghiệp vào diện quản lý ngay

Sau khi thành lập và làm các thủ tục, doanh nghiệp NQD sẽ được cơ quannhà nước có thẩm quyền cấp mã số thuế Mã số thuế được dùng để kê khai nộpthuế cho tất cả các loại thuế mà doanh nghiệp NQD phải nộp và cũng được dùngtrong các giao dịch của doanh nghiệp NQD với các tổ chức, cá nhân khác Mã sốthuế của một doanh nghiệp NQD là duy nhất và gắn liền với doanh nghiệp từkhi hình thành đến khi chấm dứt hoạt động Trong quá trình hoạt động của doanhnghiệp NQD, khi doanh nghiệp có các thay đổi liên quan đến việc thay đổi cácchỉ tiêu trong hồ sơ đăng ký thuế, doanh nghiệp phải thực hiện khai bổ sung thayđổi các thông tin đăng ký thuế Quá trình bổ sung, thay đổi các thông tin đăng kýthuế là rất quan trọng, giúp cho cơ quan thuế có thể quản lý, theo dõi một cáchsát sao, kịp thời các hoạt động của doanh nghiệp NQD, từ đó nâng cao được hiệuquả quản lý thuế nói chung, quản lý thuế TNDN nói riêng Một số nội dung côngtác cần thực hiện của cơ quan thuế nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nội dung

Trang 11

- Luôn coi trọng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, giúp cácdoanh nghiệp NQD hiểu rõ được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quátrình thành lập và hoạt động sản xuất kinh doanh Tạo ra cơ chế nhanh chóng,thuận lợi cho các doanh nghiệp khi họ thực hiện việc đăng ký thuế.

- Nắm vững các chỉ tiêu trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanhnghiệp, trên cơ sở đó, trong quá trình quản lý, thường xuyên có sự kiểm tra, đốichiếu, theo dõi được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp NQD, pháthiện kịp thời các trường hợp chuyển đổi ngành nghề, quy mô, địa điểm

- Tiến hành có hiệu quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra trên cơ sở kếhoạch, định kỳ và phân tích quản lý rủi ro Thông qua hoạt động này, cơ quanthuế có thể kiểm tra tính chính xác của các hồ sơ đăng ký thuế và những thay đổi

về quy mô, ngành nghề, các sắc thuế mà doanh nghiệp phải nộp… Đồng thời, cơquan thuế cần thực hiện kiểm tra, đối chiếu các mối liên hệ trong hoạt động kinhdoanh giữa các doanh nghiệp NQD với các tổ chức, cá nhân khác để nắm bắtđược sự hình thành, sự biến động của tình hình sản xuất kinh doanh và quá trìnhchấp hành nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp NQD Trên cơ sở đó, phát hiện và

xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp doanh nghiệp NQD không chấphành tốt các quy định về đăng ký thuế

- Thường xuyên cập nhật, lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp NQD theoquy định Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế đểtạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thông tin về người nộp thuế nói chung,quản lý người nộp thuế nói chung được đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và đạthiệu quả cao

1.1.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế

Trang 12

Đây được coi là nội dung quan trọng nhất của công tác quản lý thu thuếTNDN Việc quản lý tốt, xác định chính xác căn cứ tính thuế như doanh thu, chiphí được trừ, thu nhập khác chịu thuế, các khoản thu nhập được miễn thuế, cáctrường hợp ưu đãi, miễn giảm thuế và các mức thuế suất tương ứng có tính quyếtđịnh đến việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời của loại thuế này Theo cơ chế quản

lý thuế TNDN hiện nay, các căn cứ tính thuế do doanh nghiệp khai báo, tự xácđịnh số thuế phải nộp Cơ quan thuế thực hiện việc quản lý căn cứ tính thuếthông qua việc nắm bắt thông tin về người nộp thuế, kiểm tra tại trụ sở cơ quanthuế các hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp, kiểm tra và thanh tra tại trụ sởcủa người nộp thuế Nội dung công tác quản lý căn cứ tính thuế TNDN bao gồm:

a) Nắm bắt thông tin về doanh nghiệp NQD:

Thông tin về doanh nghiệp NQD và các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp NQD chính là cơ sở để phát sinh các căn cứ tính thuế Cơ quan thuế cầnphải nắm bắt được các thông tin, tình hình thực tế của các hoạt động này để cóthể quản lý chặt chẽ, đầy đủ các căn cứ tính thuế của doanh nghiệp tránh cáctrường hợp sai sót, gian lận trong tính thuế, khai thuế, nộp thuế Một số yêu cầu

và biện pháp cụ thể:

- Sử dụng thông tin có sẵn về doanh nghiệp NQD, thường xuyên cập nhậtcác thay đổi, bổ sung, phối hợp và thu thập các thông tin về doanh nghiệp từ các

tổ chức đơn vị liên quan như ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp… để có đầy

đủ thông tin chính xác, kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

- Kiểm tra cụ thể các chỉ tiêu kê khai trên tờ khai thuế TNDN của doanhnghiệp NQD Yêu cầu doanh nghiệp giải trình rõ những căn cứ, số liệu đã kê

Trang 13

khai từ đó giúp cơ quan thuế nắm được tình hình và khả năng hoạt động sản xuấtkinh doanh của DN NQD nhằm xác định căn cứ tính thuế của doanh nghiệp.

- Thông qua tình hình tính thuế, khai thuế và nộp thuế đối với các sắc thuếkhác như thuế GTGT, thuế TTĐB,… cơ quan thuế đối chiếu so sánh với các chỉtiêu của thuế TNDN để kịp thời phát hiện những bất cập hay những biến độnglớn về tình hình sản xuất kinh doanh theo kê khai đầu năm và thực tế phát sinhtrong năm để yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời

- Xử lý nghiêm minh những trường hợp phát hiện ra doanh nghiệp đã cốtình che dấu, không khai báo các hoạt động của mình nhằm giảm thấp số thuếphải nộp

b) Tuyên truyền, hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp NQD thực hiện tốt chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ

Hóa đơn chứng từ là những căn cứ quan trọng phản ánh quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp ở hai khâu chủ yếu là mua hàng và bán hàng Hóa đơnchứng từ còn là giấy tờ thể hiện được các căn cứ tính thuế của doanh nghiệp Khicác doanh nghiệp NQD thực hiện tốt chế độ hóa đơn, chứng từ sẽ tạo điều kiệncho công tác quản lý thuế và thể hiện ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanhnghiệp Do đó, việc hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp NQD thực hiện tốtchế độ hóa đơn, chứng từ là một nội dung quan trọng giúp cho công tác quản lýcăn cứ tính thuế TNDN có hiệu quả, hạn chế các hiện tượng vi phạm để trốn lậuthuế Một số biện pháp cơ bản:

- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng hóa đơn, chứng từcho các doanh nghiệp NQD, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Các nội dungcần hướng dẫn là việc sử dụng chứng từ, hóa đơn, cách thức ghi chép trên hóađơn, chứng từ, việc xử lý khi ghi chép sai, việc sử dụng hóa đơn chứng từ để tính

Trang 14

thuế và kê khai thuế, các hình thức xử phạt khi không chấp hành đúng chế độquy định…

- Thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục liên quan đến hóa đơn, chứng từ,nhất là đối với các đối tượng lần đầu tự in, đặt in hoặc mua hóa đơn Việc kiểmtra về đăng ký thuế và các thủ tục hóa đơn cũng cần phải được trú trọng và cóquy trình phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp NQD khi pháthành hóa đơn vừa tạo được sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thuếtránh hiện tượng lợi dụng mua hóa đơn rồi bỏ trốn hoặc sử dụng hóa đơn vàomục đích bất chính khác

- Trong quá trình kiểm tra tờ khai và các bảng kê hóa đơn mua vào, bán racủa các doanh nghiệp NQD, cơ quan thuế cần chú trọng đến việc sử dụng hóađơn của họ đặc biệt đối với các doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm Khi đó cầnthực hiện công tác xác minh hóa đơn để nắm rõ hơn các trường hợp nghi vấn Cơquan thuế cần thông báo kịp thời trong ngành thuế cũng như trong các doanhnghiệp các quyển hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, không còn giá trị thanhtoán và tính thuế để quản lý, sử dụng hóa đơn chứng từ thuận lợi hơn

- Khi phát hiện các trường hợp sử dụng không đúng hóa đơn, chứng từ, cốtình hay vô tình vi phạm chế độ quản lý và sử dụng, cơ quan thuế cần thực hiện

xử phạt nghiêm minh, đồng thời tiếp tục giáo dục, hướng dẫn cho các doanhnghiệp NQD tránh các trường hợp tương tự về sau

c) Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp NQD thực hiện tốt quy định pháp luật về kế toán

Công tác kế toán ở các doanh nghiệp NQD nhằm ghi chép, phản ánh cácnghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của

Trang 15

công tác kế toán theo đúng quy định giúp công tác quản lý thuế TNDN có hiệuquả hơn.

Cơ quan thuế cần phải thường xuyên nhắc nhở, hướng dẫn, đôn đốc cácdoanh nghiệp NQD thực hiện tốt công tác kế toán tại DN, thường xuyên tuyêntruyền, phổ biến kịp thời những thay đổi về chính sách thuế cũng như các quyđịnh của pháp luật về kế toán cho các doanh nghiệp NQD; tổ chức và mở rộngđối tượng cho các lớp tập huấn nghiệp vụ về kế toán và việc tính thuế, khai thuếcho doanh nghiệp Bên cạnh đó, phải tiến hành thường xuyên hoạt động kiêm tra

cụ thể, sâu sát trên cơ sở các thông tin, số liệu trong hồ sơ khai thuế của doanhnghiệp NQD, kịp thời phát hiện những chỗ chưa hợp lý để có kế hoạch kiểm tra,thanh tra

Đối với các trường hợp vi phạm, cần phải xử lý nghiêm minh theo quyđịnh về xử phạt vi phạm trọng lĩnh vực kế toán và trong lĩnh vực thuế Ngoài ra

cơ quan thuế cũng cần thống kê, tập hợp các trường hợp vi phạm thường xuyêncủa các doanh nghiệp NQD để phổ biến cho cán bộ thuế nhằm nâng cao nănglực kiểm tra, thanh tra của công chức thuế và nâng cao hiệu quả công tác thanhtra, kiểm tra

d) Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp NQD

Nội dung công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luậtthuế của các doanh nghiệp NQD được tiến hành trong quá trình kiểm tra hồ sơkhai thuế tại trụ sở của cơ quan thuế và tại các cuộc kiểm tra, thanh tra tại trụ sởcủa doanh nghiệp NQD Chính vì vậy, công tác thanh tra kiểm tra của cơ quanthuế đối với doanh nghiệp NQD là quan trọng

Trang 16

Để đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trước hếtcông tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phải được thực hiện đầy

đủ và thường xuyên đối với các doanh nghiệp NQD Khi tiến hành kiểm tra hồ

sơ khai thuế, cán bộ thuế cần phải so sánh, đối chiếu số liệu trên hồ sơ khai thuếvới nhau và với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp NQD; so sánh các yếu tốdoanh thu, chi phí được trừ, thu nhập chịu thuế giữa các năm…nếu có sự bất hợp

lý cần yêu cầu doanh nghiệp giải trình cụ thể

Quá trình kiểm tra nói trên sẽ giúp công chức thuế xác định được được cácdoanh nghiệp NQD là đối tượng phải thực hiện kiểm tra, thanh tra tại trụ sởngười nộp thuế Các kết luận về kiểm tra thanh tra thuế phải được xử lý kịp thời,nghiêm minh theo đúng thẩm quyền

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nói trên giúp việc quản lý căn cứ tính thuếTNDN được đầy đủ, chính xác ngoài ra còn đảm bảo tính tuân thủ pháp luật củangười nộp thuế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện pháp luật thuếTNDN

1.1.2.3 Đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế

Dù pháp luật thuế có chặt chẽ đến đâu thì thì tình trạng nợ đọng chây ỳ,trốn thuế vẫn tồn tại ở các mức độ khác nhau tùy nơi, tùy lúc Người nộp thuếkhông bao giờ hoàn toàn tự nguyện thi hành nộp thuế đúng hạn và đúng luật cả

Do đó, cần phải quan tâm đến lĩnh vực cưỡng chế thi hành thuế như là khâu cuốicùng của công tác quản lý thuế Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuếkhông chỉ đôn đốc người nộp thuế nộp đúng, thuế đúng hạn mà còn có tác dụnglớn hơn là răn đe, ngăn ngừa nộp thuế chậm, giúp người nộp thuế nợ thuế cáchgiải quyết khó khăn phát sinh Các biện pháp có thể áp dụng là: Nhắc nhở bằng

Trang 17

công văn, Phạt chậm nộp, Lệnh thu, Trích tiền từ tài khoản ngân hàng, Dừng bánhóa đơn

1.1.2.4 Quản lý miễn giảm thuế

Miễn giảm thuế là một hành vi của Nhà nước đối với doanh nghiệp, làchính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước Để công tác quản lý đúng mục đích,đúng đối tượng và đảm bảo số thu cho ngân sách Do đó, cán bộ thuế cần kiểmtra các điều kiện miễn giảm, số thuế được miễn giảm và thời gian được miễngiảm được quy định cụ thể trong luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp Việcquản lý tốt chính sách ưu đãi của Nhà nước mới thể hiện đúng bản chất củangười cán bộ thuế, tránh trường hợp doanh nghiệp được miễn giảm thuế tràn langây tình trạng thất thu cho ngân sách Nhà nước

1.1.3 Đặc điểm quản lý thuế TNDN

- Quản lý thuế TNDN là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộpthuế Hoạt động quản lý của cơ quan thuế cũng như việc thực hiện nghĩa vụ nộpthuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở đảm bảo thực hiện bằngquyền lực Nhà nước Việc quản lý thuế bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất,minh bạch công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước Qua đóđảm bảo nguồn thu từ thuế vào Ngân sách nhà nước được tập trung đầy đủ, kịpthời nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời đảm bảo sự điềutiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân được công bằng, bình đẳng

- Quản lý thuế TNDN được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hànhchính Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động

có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơquan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa các cơ quan thuế với nhau

và các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp

Trang 18

dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ tự bậc hành chính, đốitượng bị quản lý ( người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quannhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN Đồng thời phương pháphành chính trong quản lý thuế còn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế,

đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiếtghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế Do đó, hoàn thiệnpháp luật về quản lý thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trìnhquản lý thuế rõ ràng minh bạch, thủ tục thu, nộp thuế đơn giản

- Quản lý thuế TNDN là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặtchẽ Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèmtheo phục vụ cho quản lý thuế có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau docác yêu cầu kỹ thuật của việc xác định số thuế phải nộp

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý thuế TNDN

Bất kỳ một tổ chức nào, quá trình hoạt động đều gắn liền với các yếu tốtác động nhất định Mức độ và tính chất tác động của các yếu tố đó tùy thuộc vàoquy mô và tính chất hoạt động của tổ chức Quản lý thuế luôn diễn ra trong mộtmôi trường nhất định và môi trường này luôn biến động

Trang 19

máy quản lý thuế phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, bảo đảm hiệulực của cả hệ thống trong quá trình triển khai chính sách thuế mới

+ Phẩm chất và năng lực của cán bộ thuế: Đây là những người trực tiếpthực thi công vụ về thuế Do đó, phẩm chất cách mạng và năng lực toàn diện củacác cán bộ quản lý thuế phải được nâng cao về quan điểm, lập trường, đạo đức,

về trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toánkiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triểncủa ngành và đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt độngsản xuất, kinh doanh dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp

* Nhân tố khách quan

Các văn bản quy định về thuế và chính sách của nhà nước với DN Đây làyếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất Muốn thực hiện tốt thì trước hết nộidung các văn bản quản lý phải thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và dễ hiểu Đây mới

là những điều kiện bước đầu để có một hệ thống luật không có khe hở và mâuthuẫn, tránh những trường hợp do luật có khe hở và các đối tượng lợi dụng đểtrốn thuế

Ngoài nhân tố trên đôi khi cũng có những nhân tố bất thường như ảnhhưởng thiên tai, bão lũ hoặc do đột biến suy thoái kinh tế hoặc nói một cáchchung nhất là diễn biến bất thường của nền kinh tế tác động đến DN

+ Kinh tế: Các yếu tố kinh tế được xem xét và đánh giá trên các chỉ tiêu

chung của một nền kinh tế như tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, tìnhhình giá cả và lạm phát, tình hình lao động, việc làm

+ Xã hội: Có thể bao gồm các yếu tố chính như các yếu tố về nhân khẩu,

tập quán và truyền thống của từng cộng đồng dân cư, các giá trị xã hội

Trang 20

+ Chính trị: Đó là các yếu tố như thể chế và xu thế chính trị của quốc gia,

lập trường và thái độ của Chính phủ trước các vấn đề kinh tế xã hội, tình trạngluật pháp và trật tự xã hội

+ Kỹ thuật công nghệ: Thực trạng trình độ phát triển của khoa học kỹ

thuật, các xu hướng trang bị về kỹ thuật máy móc thiết bị

Ngoài ra còn do người nộp thuế: Người nộp thuế với các hành vi chấp

hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tácquản lý của cơ quan thuế Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

là đối tượng chính của công tác quản lý thuế Đồng thời, mức độ, trình độ hiểubiết và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ở mỗi quốc gia trong từngthời kỳ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ cầnphải có của công tác quản lý thuế

1.2 Quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp NQD

1.2.1.1 Khái niệm

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đã banhành các chính sách kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộcmọi thành phần kinh tế phát triển, tạo ra những biến đổi lớn cho nền kinh tế Do

đó, DN NQD – một bộ phận của kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng tănglên nhanh chóng về số lượng và tham gia tích cực vào thị trường, có hoạt độngSXKD trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực; làm tăng sự sôi động trong nền kinh

tế và ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của mình trong sự phát triển chungcủa nền kinh tế

Trang 21

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các đơn vị kinh doanh có tính chất tư hữu (không kể các đơn vị đầu tư nước ngoài).

Theo khoản 1 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 số 60/2005/QH11 ngày

29 tháng 11 năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,

có trụ sở giao dịch, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”

Xét về loại hình doanh nghiệp thì DN NQD bao gồm: Doanh nghiệp tưnhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các đơn vị theo hình thức hợp tác xã(HTX)

1.2.1.2 Đặc điểm

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều tự chủ trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Chính sách kinh tế mở đã tạo cơ hội chokinh tế ngoài quốc doanh nói chung và DN NQD nói riêng phát huy hết khả năngtiềm tàng trong nền kinh tế Các DN NQDN nước ta có những đặc điểm sau:

+ Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dễ thích ứng: Ngườiquản lý thường là chủ sở hữu hoặc là người có vốn lớn nhất nên họ được quyềnđưa ra các quyết định Cũng do quy mô hoạt động nhỏ họ có khả năng tự quyết,

có thể chớp lấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi Vì vậy, các doanh nghiệpngoài quốc doanh có sự thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường

+ Cơ cấu quản lý linh hoạt: Các DN NQD thường thích hợp với những cơcấu tổ chức đơn giản Số lượng nhân viên ít và các nhân viên này thường phảiđảm nhận công việc theo kiểu đa năng Phần lớn các chủ doanh nghiệp vừa phảiđảm nhận vai trò quản trị (điều hành và chỉ huy nhân viên) vừa phải đảm nhiệmvai trò lãnh đạo (tìm kiếm và quyết định cơ hội đầu tư)

Trang 22

+ Chi phí gián tiếp thấp: Đặc điểm của một DN NQD là một người chủ và

số nhân viên làm việc không thường xuyên, giúp cho chi phí thấp Chi phí giántiếp thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá của các sản phẩm cuối cùng

Tuy nhiên, Các DN NQD cũng có không ít những hạn chế của nó:

+ Khả năng tài chính còn nhỏ bé: Trong giai đoạn đầu, phần lớn các DNNQD đều gặp phải vấn đề thiếu vốn, việc mở rộng doanh nghiệp luôn bị hạnhẹp Các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ vì họ chưa có quá trình kinhdoanh Do vậy, các DN NQD phần lớn dựa vào nguồn vốn chính từ bạn bè, thuhút vốn qua hình thức mua bán chịu về nguồn vốn

+ Trình độ công nghệ sản xuất còn ở mức thấp: Trình độ công nghệ là yếu

tố quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường Hiện tại các DN NQD có công nghệ hiện đại không nhiều, chỉ cómột số công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị máymóc và dây truyền tiên tiến, còn lại sử dụng các công cụ thủ công, thiếu đồng bộ

+ Môi trường sản xuất kinh doanh chưa ổn định: cũng như các nước trênthế giới đang bị cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nền kinh tế trì trệ, lưu thôngkhó khăn Mặt khác nước ta lại hay bị ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn điều đókhông tránh khỏi mang đến những khó khăn cho các doanh nghiệp trong SXKD

1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp NQD

Với tinh thần tự chủ, năng động, sáng tạo, các DN NQD đã sớm thích nghivới những biến đổi thường xuyên của thị trường, đóng góp không nhỏ cho nềnkinh tế và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu được của mình trongnền kinh tế

Trang 23

Thứ nhất, các DN NQD phát triển tạo điều kiện thu hút lao động, tạo

thêm nhiều công ăn việc làm góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội

Như chúng ta đã biết, DN NQD với quy mô vốn đầu tư không nhiều có thể

dễ dàng thành lập bởi một số cá nhân, gia đình hay tổ chức, cùng với việc sửdụng kỹ thuật sản xuất cần tương ứng nhiều lao động và đây là nơi cung cấp việcnhanh nhất, giúp tạo việc làm với số vốn thấp hơn nhiều so với DN có quy môlớn

Thứ hai, DN NQD tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, là động lực phát triển

của nền kinh tế

Trước đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề SXKD đều do khuvực kinh tế quốc doanh đảm nhận Sự phát triển của DN NQD đã tác động mạnhmẽ đến doanh nghiệp Nhà nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới côngnghệ, đổi mới phương thức kinh doanh để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thịtrường Như vậy, sự phát triển DN NQD đã góp phần quan trọng đẩy nhanh việchình thành nền kinh tế nhiều thành phần, cải tổ cơ chế quản lý theo hướng thịtrường, mở cửa hợp tác với bên ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thứ ba, DN NQD phát triển góp phần tăng thu Ngân sách Nhà nước.

Sản xuất kinh doanh phát triển là tiền đề tạo ra nguồn thu ngân sách Nhànước Do vậy, để tăng nguồn thu cho ngân sách, biện pháp quan trọng nhất làkhông ngừng phát triển kinh tế và đời sống xã hội Khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh tồn tại và phát triển là phần đóng góp to lớn cho ngân sách Nhà nước(khoảng 30%) thông qua thuế và các khoản khác

Thứ tư, các DN NQD đóng góp cho nền kinh tế một khối lượng hàng hoá

lớn, dịch vụ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Trang 24

Bằng việc sản xuất hàng hoá, các DN NQD đã góp phần to lớn vào việctạo ra sự phong phú về chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm Do

đó, cơ hội lựa chọn hàng hoá và dịch vụ của người dân tăng lên và các doanhnghiệp phải ra sức cạnh tranh để có thể tiêu thụ sản phẩm của mình nhanh nhất

Để thắng lợi trong cạnh tranh, các DN NQD luôn tìm cách nâng cao chất lượngsản phẩm, giảm chi phí để từ đó giảm giá thành

Thứ năm, DN NQD là thị trường để ngân hàng huy động vốn, góp phần

ổn định lưu thông tiền tệ

Tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước có trên 360.000 DN NQD thực tếđang hoạt động SXKD Các nhà sản xuất đều mở tài khoản tiền gửi tại hệ thốngngân hàng thương mại Đây có thể coi là nguồn vốn rẻ và dồi dào cho việc huyđộng vốn của ngân hàng thương mại nếu họ biết tổ chức tốt công tác thanh toán,tạo ra nhiều dịch vụ hơn và thay đổi phong cách làm việc với khách hàng

1.2.3 Sự cần thiết quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp NQD

Từ lâu Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển đếnkhu vực kinh tế NQD nói chung và DN NQD nói riêng, không nằm ngoài mongđợi trong những năm gần đây, các DN NQD đang vươn lên mạnh mẽ và khẳngđịnh được vị thế quan trọng của mình trong nền kinh tế

Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng đặc thù của loại hình doanh nghiệp này

là hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp tìm mọicách, mọi lỗ hổng để tránh thuế, trốn thuế và gian lận thuế Do đó việc quản lýloại hình doanh nghiệp này là hết sức phức tạp, đòi hỏi đặt ra yêu cầu cấp thiếtphải tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN NQD xuất phát từ những lý do

cơ bản sau:

Trang 25

Thứ nhất, xuất phát từ vị trí, vai trò của thuế TNDN trong tổng thu

NSNN

Để đảm bảo nguồn thu ngân sách được ổn định, nhiệm vụ của nghành thuế

là hết sức quan trọng bởi hàng năm số thu từ thuế và phí chiếm tới 95% trongtổng thu ngân sách Trong đó thuế TNDN của DN NQD luôn đem lại số thu lớn,

ổn định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế thu được Bởi vậy việc tăng cườngquản lý thuế TNDN là điều cần thiết có ý nghĩa đảm bảo nguồn thu cho NSNN

Thứ hai, xuất phát từ thực trạng quản lý thuế TNDN hiện nay đối với DN

NQD còn nhiều tồn tại, bất cập, gây thất thu lớn.dễ và biến mất dễ dàng, cộngvới thủ đoạn trốn tránh thuế ngày càng tinh vi nên việc quản lý chặt chẽ các đốitượng này là rất khó khăn, khiến cho tình trạng trốn lậu thuế TNDN của DNNQD ngày càng nghiêm trọng, gây thất thu lớn cho NSNN mà chưa có biệnpháp hữu hiệu để xử lý triệt để

Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội.

Cùng với những chính sách thuế thích hợp, Nhà nước đã khuyến khíchđược những người có năng lực có tiềm năng kinh tế mạnh dạn đứng ra làm giàuchính đáng, tuy nhiên một yêu cầu quan trọng là khuyến khích phải trên cơ sởcông bằng xã hội Tuy nhiên hiện tượng nợ đọng thuế TNDN đã làm cho vai tròcủa Nhà nước trong việc phân phối thu nhập và thực hiện công bằng xã hội bịhạn chế, gây ra hiện tượng mất công bằng giữa những người nghiêm minh chấphành luật thuế với những kẻ trốn lậu thuế

Thứ tư, tăng cường quản lý thuế TNDN đối với DN NQD góp phần thúc

đẩy công tác hạch toán kế toán ở các đơn vị

Trang 26

Theo cơ chế tự tính thuế, NNT có nghĩa vụ kê khai và tính số thuế phảinộp, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu kê khai, tínhtoán trên Bởi vậy, để có được sự trung thực và chính xác trong số liệu kê khaicần sự tổ chức công tác kế toán hiệu quả ở đơn vị Mặt khác, qua công tác thanhtra, kiểm tra có thể phát hiện những sai sót hay biểu hiện tiêu cực trong quá trìnhhạch toán kế toán ở đơn vị Tùy từng trường hợp sai phạm mà cán bộ thuế ápdụng các biện pháp từ hướng dẫn, góp ý, nhắc nhở hoặc xử phạt hành chính.Chính nhờ vậy, ý thức của NNT dần được nâng cao và giúp các DN thực hiện tốtviệc sử dụng hóa đơn, chứng từ theo chế độ kế toán hiện hành nhằm nâng caohiệu quả SXKD, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thànhphần kinh tế.

Như vậy, quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD hết sức khó khăn vàphức tạp, đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý thuế nhằm góp phần tăng thucho NSNN, tạo sự công bằng cho các thành phần kinh tế tham gia, thúc đẩy sảnxuất kinh doanh phát triển Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết đặt ra trongmọi lúc, mọi nơi cho ngành thuế cũng như cho toàn xã hội, là một trong nhữngnhân tố làm nên thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta

CHƯƠNG 2

Trang 27

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ TNDN CÁC DOANH NGHIỆP NQD TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

2.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội chi cục thuế TP Nam Định và các doanh nghiệp NQD trên địa bàn TP Nam Định

2.1.1 Đặc điểm kinh tế – xã hội TP Nam Định

Thành phố Nam Định nằm ở trung tâm đồng bằng nam sông Hồng, cáchthủ đô Hà Nội 90 km về phía đông nam, với tổng diện tích 46,4 km2 dân sốkhoảng 352 nghìn người, trong đó thành thị chiếm 81,4% và nông thôn chiếm18,6% Thành phố Nam Định gồm 20 phường và 05 xã là: Phường Bà Triệu,Quang Trung, Cửa Bắc, Cửa Nam, Phan Đình Phùng, Trần Tế Xương, VịXuyên, Vị Hoàng, Lộc Vượng, Thống Nhất, Lộc Hạ, Hạ Long, Nguyễn Du, TrầnHưng Đạo, Trường Thi, Văn Miếu, Năng Tĩnh, Ngô Quyền, Trần Quang Khải,Trần Đăng Ninh; các xã: Lộc Hòa, Lộc An, Nam Phong, Nam Vân, Mỹ Xá

Thành phố Nam Định là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh Nam Định; làtrung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của tỉnh Các cơ quan chính quyền của tỉnhđều được đặt tại thành phố Với dân số chiếm khoảng 15% dân số toàn tỉnhnhưng thành phố đã đóng góp số thu lớn vào số thu toàn tỉnh Trong 5 năm 2009-2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố tăng trưởng ổn định bình quânđạt 12,9%, tổng giá trị GDP chiếm bình quân 25,5%/ năm so với toàn tỉnh

Trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp (Hòa Xá và Mỹ Trung) và 1cụm công nghiệp An Xá thành phố quản lý thu hút tổng cộng 185 doanh nghiệpvới hơn 54.000 lao động đang làm việc.Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bànđạt bình quân 54,5%/ năm so với toàn tỉnh; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanhthu dịch vụ bình quân đạt 59,8%/ năm so với toàn tỉnh

Trang 28

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo xu thế tiên tiến, hiện đại hóa vàdần hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp- nông nghiệp.

2.1.2 Vài nét về doanh nghiệp NQD trên địa bàn TP Nam Định

Từ khi Luật doanh nghiệp ra đời (năm 1991) các doanh nghiệp NQD đãphát triển rất nhanh nhất là ở các đô thị và các thành phố lớn Sự ra đời và pháttriển các doanh nghiệp NQD đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế– xã hội của đất nước và đang trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng Đặcbiệt là đối với một tỉnh nhỏ như Nam Định nói chung và thành phố Nam Địnhnói riêng

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp NQD tănglên rất nhanh Tính đến thời điểm cuối năm 2014 có 1803 doanh nghiệp NQDtrên địa bàn thành phố, trong khi đó con số này năm 2012 là 1459 doanh nghiệp

Bảng 2.1: Các loại hình doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Nam Định

Đơn vị: doanh nghiệp

Trang 29

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng công ty TNHH năm 2012 là 312đơn vị, năm 2013 là 357 đơn vị như vậy năm 2013 đã tăng so với 2012 là 45 đơn

vị tương ứng với tỉ lệ là 14,42%; tới năm 2014 đã tăng lên 426 đơn vị tương ứng

tỉ lệ tăng là 19,32% so với năm trước Số lượng công ty cổ phần năm 2012 là 376đơn vị, đến năm 2013 là 392 đơn vị ( tăng lên 16 đơn vị tương ứng với 4,26%),năm 2014 tăng lên 43 đơn vị so với năm 2013 tương ứng tỉ lệ 10,96% Số lượngdoanh nghiệp tư nhân năm 2013 tăng so với năm 2012 là 82 đơn vị tương ứngvới tỉ lệ 11,17%, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 74 đơn vị tương ứng tỉ lệ9,07% Số lượng hợp tác xã năm 2012 là 45 đơn vị, năm 2013 là 49 đơn vị, nhưvậy năm 2013 đã tăng lên so với năm 2012 là 4 đơn vị tương ứng với tỉ lệ8,89%, năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 3 đơn vị tương ứng với tỉ lệ6,12% Như vậy số lượng công ty TNHH trong những năm vừa qua tăng nhiềunhất nguyên nhân do

Tốc độ tăng của hợp tác xã ngày càng giảm dần từ năm 2012 đến 2014nguyên nhân là do các hợp tác xã hiện nay đang gặp khó khăn về vốn, về tiêu thụsản phẩm, mở rộng kinh doanh sau khi thành lập, các hợp tác xã vẫn còn yếukém về trình độ công nghệ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chưa cao, cònlúng túng trong xây dựng phương án tổ chức hoạt động, chưa mang lại lợi íchcho nhiều thành viên nên ngày càng mất sức hấp dẫn nhân dân

Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Thành phố Nam Định chủ yếu là cácCông ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân đượcthành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp Hầu hết doanh nghiệp đều cóquy mô vừa và nhỏ, số lượng vốn ít

Loại hình kinh doanh phổ biến trên địa bàn là doanh nghiệp hoạt độngtrong lĩnh vực Thương mại dịch vụ (TMDV) Nguyên nhân là do ngành Thương

Trang 30

mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân đếndịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốcdân, thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác nhau từ laođộng đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đếnlao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia giáodục…Do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiềucông ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay Thươngmại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bảnthân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hànghóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả cácngành của nền kinh tế quốc dân Nắm bắt được xu thế đó, các doanh nghiệpthương mại dịch vụ ở Thành phố Nam Định cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ

về quy mô số lượng và chất lượng Năm 2014, trong tổng số 1803 doanh nghiệpngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố đã có gần 1500 doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm khoảng 83,19%, giúp cho chi cụcthuế thu được số thu lớn đóng góp vào ngân sách nhà nước

Được sự quan tâm của ban lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Cục Thuế NamĐịnh, HĐND, UBND Thành phố Nam Định, sự phối hợp chặt chẽ với các phòngngành Cục Thuế, chính quyền địa phương, ban quản lý các chợ, sự phát triển sảnxuất kinh doanh của người nộp thuế và sự nỗ lực thực hiện tốt các quy trìnhnghiệp vụ quản lý thuế của cán bộ công chức, công tác thuế năm 2013, 2014 đãđạt được những kết quả nhất định, toàn Thành phố đều có số thu năm sau caohơn năm trước Quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

là một lĩnh vực khó và nhạy cảm Trong khi các doanh nghiệp đều lấy lợi nhuậnlàm mục tiêu hàng đầu mà việc đóng thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước đãlàm giảm một phần nguồn thu của doanh nghiệp Bảng 2.1 dưới đây cho thấy

Trang 31

tình hình thu thuế TNDN NQD trên địa bàn Thành phố Nam Định trong hai năm

Tổng số thu công thương nghiệp - ngoài quốc doanh năm năm 2012 là

203.966 triệu đồng đạt 112% so với dự kiến pháp lệnh, năm 2013 là 288.584

triệu đồng và đạt 118 % so với dự kiến pháp lệnh, năm 2014 là 312.806 triệu

đồng và đạt 105% so với dự kiến pháp lệnh Trong năm 2012 số thu thế TNDN

thực hiện là 72.511 triệu đồng đã hoàn thành mức dự kiến pháp lện Ở hai năm

tiếp theo là năm 2013 và năm 2014 thì tổng số thu thuế TNDN của chi cục chưa

hoàn thành mức dự kiến pháp lệnh Năm 2013 đạt 95,81% dự toán với số thu

Trang 32

70125 triệu đồng; năm 2014 đạt 96,39% dự toán với số thu 82168 triệu đồng.Tuy nhiên,tổng số thu của cả Chi cục trong 3 năm qua đều đã hoàn thành vượtmức dự kiến pháp lệnh, trong đó số thu của năm 2013 so với năm 2012 tăng lênđáng kể từ 1.052.030 triệu đồng lên 1.208.015 triệu đồng, số thu của năm 2014

so với năm 2013 đã tăng lên đáng kể từ 1.208.015 triệu đồng lên 1.380.509 triệuđồng

Xét về tỷ trọng, số thu thuế TNDN trên tổng thu Chi cục thay đổi từ 6,89%năm 2012 xuống còn 5,8% năm 2013, đến năm 2014 tỉ trọng này tăng lên 5,95%

Tỉ trọng thuế TNDN so với tổng thu NQD năm 2012 là 35,55%, năm 2013

là 24,3% và năm 2014 là 26,27% cho thấy số thu của thuế TNDN chiếm tỉ trọngtương đối cao trong tổng số thu NQD Điều đó chứng tỏ số thu của thuế TNDNđóng vai trò quan trọng trong nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh

Bảng 2.3: Kết quả thu thuế theo sắc thuế đối với DN NQD

Đơn vị tính: triệu đồng

trọng (%)

trọng (%)

Trang 33

Qua bảng 2.3, số thu thuế TNDN luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trongtổng số thu thuế từ DN NQD, chỉ sau thuế GTGT, và số thu này có xu hướngtăng qua các năm Năm 2012, số thu thuế TNDN đạt 55134 triệu đồng ( chiếm tỷtrọng 21,5%), năm 2013 số thu tăng hơn so với năm 2012 đồng thời tỷ trọngcũng tăng lên chiếm 24,3% Năm 2014, cả số thu thuế TNDN và tỷ trọng đềutăng, số thu đạt 82168 triệu đồng, chiếm 26,27% trong tổng số thu thuế từ khuvực ngoài quốc doanh Như vậy thuế TNDN khu vực ngoài quốc doanh trongnhững năm qua đã có xu hướng tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ trọng, là mộtnguồn thu lớn và quan trọng Số thu tăng có thể do tình hình sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp của Thành phố tốt hơn cũng có thể do sự quản lý của Chicục tốt hơn nên làm cho số thu cao hơn.

Như chúng ta đã biết, theo thông tư Số 141/2013/TT-BTC ngày 16/10/2013của Bộ Tài chính theo hướng dẫn thi hành của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 quy định thuế suất thuế TNDN từ 25%xuống 22% và Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật ViệtNam, kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷđồng được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20% Trong khi đó cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh ở địa bàn Thành phố phần lớn là các doanh nghiệpvừa và nhỏ nên sẽ có nhiều doanh nghiệp có số thu nhỏ hơn 20 tỷ đồng , đây có thể

là nguyên nhân thu thuế TNDN không đạt mức dự toán nhưng vẫn tăng lên tươngđối so với năm 2013

Qua các con số trên, chúng ta có thể nói rằng những năm gần đây chất lượngcông tác quản lý cũng đã tăng lên và đặc biệt trong quản lý thuế TNDN đối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh Có được thành quả này phải nói tới ý thức chấphành của các doanh nghiệp ngày càng nâng cao và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạoChi cục cùng sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công tác quản lý thuế.Tuy nhiên, ta thấy số thu của năm 2013 và năm 2014 vẫn chưa hoàn thành mức dự

Trang 34

toán về số thu thuế TNDN, nguyên nhân có thể tình hình sản xuất kinh doanh củacác doanh nghiệp không tốt hoặc do ý thức chấp hành của các doanh nghiệp vẫncòn chưa tốt cũng có thể do quản lý thuế TNDN với các doanh nghiệp NQD cònnhững hạn chế nhất định Để thấy rõ hơn thực trạng quản lý thuế với đối tượng này,cần nghiên cứu các nội dung quản lý cụ thể, bao gồm: Quản lý công tác đăng ký vàcấp mã số thuế,công tác kê khai và quản lý hóa đơn chứng từ, quản lý thu nộp vàcông tác kiểm tra thuế.

2.2 Thực trạng về quản lý thu thuế TNDN các doanh nghiệp NQD ở TP Nam Định

2.2.1 Thực trạng công tác đăng ký và cấp mã số thuế

Đăng ký thuế và được cấp MST là quyền lợi và nghĩa vụ của ĐTNT, đây

là một thủ tục hành chính không quá phức tạp, nếu tiến hành nhanh chóng sẽgiúp các cơ sở kinh doanh có thể nhanh chóng đi vào hoạt động Bởi vậy trongnhững năm qua Chi cục thuế đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong việccấp giấy chứng nhận kinh doanh, cấp MST, luân chuyển hồ sơ chứng từ Bộphận này được thành lập dựa trên sự phối hợp giữa các cơ quan: Sở kế hoạch đầu

tư, cục thuế, công an và các cơ quan quản lý khác để giải quyết các thủ tục hànhchính trên địa bàn quận giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong việc đăng ký, kêkhai và giải đáp thắc mắc một cách thỏa đáng, nhanh chóng Đồng thời mọi giấy

tờ thủ tục, thông tin doanh nghiệp đều đảm bảo chính xác, kịp thời, đầy đủ Vậynhờ cơ chế một cửa việc cấp MST và đăng ký kinh doanh đã giúp cho cơ quanthuế quản lý linh hoạt,thuận tiện hơn

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Số 68/2014/QH13 của Việt Namthì tất cả các doanh nghiệp kinh doanh phải Nộp đơn xin đăng ký thành lậpdoanh nghiệp và có trách nhiệm đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế vàthực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Trên cơ sở đó

Trang 35

Thành phố Nam Định đã triển khai công tác đăng ký, cấp mã số thuế cho cácđơn vị kinh doanh.

Quản lý theo việc đăng ký cấp MST:

Bảng 2.4: Tổng hợp quản lý đối tượng nộp thuế TNDN tại phòng Quản lý

thuế của Chi cục thuế Thành phố Nam Định giai đoạn 2012-2014

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Đối tượng

So sánh 2013 với 2012

So sánh 2014 với 2013

Doanh nghiệp được

Năm 2014 tổng số doanh nghiệp được cấp mã số thuế là 1624 đơn vị trên tổng số 1803 đơn vị tăng so với năm 2013 là 163 đơn vị ứng với tỷ lệ 11,16%.

Bảng 2.5: Theo dõi thực tế hoạt động của các doanh nghiệp

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Trang 36

Doanh nghiệp thực tế hoạt động 1397 1540 1721Doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh

hoặc bỏ trốn

( Nguồn: Đội kiểm tra thuế)

Qua bảng trên ta thấy số lượng doanh nghiệp thực tế hoạt động trongnăm 2012 là 1397 đơn vị, năm 2013 là 1540 đơn vị, năm 2014 là 1721 đơn vị.Như vậy năm 2013 đã tăng lên so với năm 2012 là 143 đơn vị tương ứng tỉ lệ10,24%, năm 2014 tăng lên so với năm 2013 là 181 đơn vị tương ứng với tỉ lệ là11,75% Số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh hoặc bỏ trốn năm 2012 là 62 đơn

vị, năm 2013 là 74 đơn vị, tăng 12 đơn vị so với năm 2012 tương ứng tỉ lệ là19,35% Năm 2014 số doanh nghiệp tạm nghỉ kinh doanh hoặc bỏ trốn là 82 đơn

vị, tăng 8 đơn vị so với năm 2013 tương ứng tỉ lệ 10,81% Như vậy, số doanhnghiệp thực tế hoạt động có xu hướng tăng lên và số doanh nghiệp tạm nghỉ kinhdoanh hoặc bỏ trốn có xu hướng giảm xuống khá nhanh điều này chứng tỏ côngtác quản lý của chi cục đã đạt được những hiệu quả nhất định và ý thức củadoanh nghiệp đã được nâng cao

Mặc dù việc đăng ký thuế và cấp mã số thuế ở Thành phố Nam Địnhthực hiện tốt, theo đúng quy trình nhưng trên thực tế số lượng giữa đơn vị đăng

ký điều kiện và đăng ký thuế vẫn có sự chênh lệch

Qua việc phân tích đánh giá tình hình quản lý các đơn vị kinh doanh trên

đã phần nào thể hiện được tình hình quản lý đối tượng nộp thuế của Chi cục thuếThành phố Nam Định Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý thuế đối với DNNQDchúng ta đi xem xét tình hình quản lý về công tác kê khai tính thuế

2.2.2 Thực trạng công tác kê khai và quản lý hóa đơn, chứng từ

Trang 37

Theo luật quản lý thuế, các DN phải kê khai thuế TNDN tạm tính theoquý Cán bộ thuế sau khi nhận tờ khai tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu trên tờ khai,thực hiện đối chiếu thông tin định danh của DN có trong hệ thống đăng ký Hệthống máy tính thực hiện kiểm tra tự động số liệu của các chỉ tiêu kê khai trên tờkhai của ĐTNT, để phát hiện các lỗi số học làm căn cứ để đánh giá mức độ trungthực tờ khai, nếu thấy không đầy đủ, chi tiết thì cán bộ thuế yêu cầu ĐTNT giảitrình.

Nhìn chung ý thức của DN trong việc kê khai đã được thực hiện tốt hơnrất nhiều nhờ vào phần mềm hỗ trợ kê khai qua mạng mà cơ quan thuế cung cấpcho các doanh nghiệp Vì vậy không còn tình trạng sai phạm trong mẫu biểu tờkhai Tuy nhiên qua công tác kiểm tra tờ khai cho thấy các doanh nghiệp cònmắc những lỗi sau: kê khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu, in tờ khai không rõ làm choviệc quét mã vạch gặp khó khăn, một số DN còn nộp không đủ số lượng tờ khai,nộp chậm tờ khai, chất lượng tờ khai chưa tốt, các chỉ tiêu kê khai bị thiếu nhiềuđặc biệt là những chỉ tiêu đòi hỏi kê khai chi tiết theo từng khoản mục như chiphí SXKD được trừ, thu nhập khác hay khai sai các chỉ tiêu

Ví dụ: như việc kiểm tra tờ khai tạm tính thuế TNDN quý II/2014 tạicông ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển công nghệ Duy Quang, cán bộkiểm tra đã phát hiện thấy sự chênh lệch như sau:

Bảng 2.6: Số liệu kết quả kiểm tra tờ khai tạm tính

Đơn vị tính: VNĐ

Số thuế TNDN tạm tính

Quý II/2014 Số kiểm tra Số chênh lệch

Trang 38

(Nguồn: Đội kiểm tra thuế)

Như số liệu trên cho thấy công ty kê khai giảm số thuế TNDN tạm tínhquý II/2014 là 34.887.000 đồng Qua kiểm tra thấy có sự chênh lệch với tờ khaitạm tính quý trước, cơ quan thuế yêu cầu DN giải trình, DN đã khai tăng chi phí

để làm giảm thu nhập tính thuế dẫn đến số thuế TNDN giảm như dự tính củaDN

Qua ví dụ trên có thể thấy, căn cứ cán bộ thuế dùng để đánh giá chấtlượng tờ khai như hiện nay cũng không thể đảm bảo tính chính xác Số liệu ghitrên tờ khai đều là con số do chính NNT kê khai dựa trên ý muốn chủ quan và lợiích của công ty

Cũng bởi một số ĐTNT chưa quen thuộc với việc kê khai các chỉ tiêu trên

tờ khai, dẫn đến khai sai, đặc biệt là các DN mới được thành lập do chưa tiếp xúcnhiều tờ khai với lợi dụng cơ quan thuế chưa nắm rõ tình hình, ý thức chấp hànhchưa cao nên cố tình kê khai các chỉ tiêu không sát thực tế để tạo ra lỗ hổng giảhoặc tạo lợi nhuận thấp, nhằm chiếm dụng thuế của nhà nước

Cũng có trường hợp do tờ khai đã nộp nhưng có sai sót, cán bộ thuế yêucầu ĐTNT sửa lại, song việc tiến hành chưa khẩn trương nên tờ khai không đượcnộp đúng hạn định Ngoài ra do số lượng tờ khai nhiều, còn nhiều DN chưa hiểucách kê khai qua mạng mà nộp trực tiếp cho cán bộ, hay gọi điện trực tiếp để hỏithắc mắc làm cho công việc của cán bộ tất bật, gặp nhiều khó khăn Để khắcphục những tồn tại đó, Chi cục thuế đã tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụcho cán bộ, bổ sung, luân chuyển công việc cho các cán bộ không để tình trạngcông việc quá tải Đồng thời có các biện pháp cụ thể giúp cho DN hiểu để nộp tờkhai một cách chính xác hơn và xử lý nặng đối với những DN cố tình vi phạm

Trang 39

Tuy nhiên vì mục tiêu cuối cùng mà các DN theo đuổi chính là lợi nhuận,nên không phải DN nào cũng thực hiện đúng trong khi đó thuế TNDN đánh trựctiếp vào thu nhập của NNT Do đó, thực tế cho thấy các DN luôn tìm mọi cách

để giảm số thuế đơn vị phải nộp, từ đó chiếm dụng một phần vốn của Nhà nước

Một trong các cách thức mà các doanh nghiệp hay sử dụng để trốn lậuthuế đó là che giấu doanh thu Điều này dẫn đến hoạt động SXKD của DNkhông được phản ánh đúng thực tế, khiến nền kinh tế bị bóp méo, gây thất thucho NSNN Qua báo cáo kiểm tra quyết toán thuế tại các đơn vị cho thấy tìnhhình kê khai thuế của các DN còn rất nhiều sai sót, hiện tượng che dấu doanh thucòn khá phổ biến Vì vậy trong quá trình quản lý thu nộp thuế TNDN đối với DNNQD thì công tác quản lý DTTT là hết sức quan trọng Qua thực tế, công tácquản lý doanh thu tính thu nhập chịu thuế của ĐTNT là hết sức khó khăn vìdoanh thu nhận được từ nhiều nguồn khác nhau mà lĩnh vực hoạt động của DNNQD lại vô cùng đa dạng

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý DTTT đối với DNNQD, Chi cục thuế Thành phố Nam Định đã có nhiều biện pháp khả thi để quản

lý kê khai doanh thu như sau: Phân công mỗi cán bộ kiểm tra sẽ quản lý một số

DN nhất định nên việc nắm bắt thông tin về nguồn mang lại doanh thu cũng cụthể, chi tiết hơn Hàng tháng cán bộ thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế để sớmphát hiện sai sót, điều chỉnh kịp thời Cán bộ thuế thường xuyên tiến hành điềutra doanh thu thực tế và so sánh với doanh thu trên tờ khai, phân tích dữ liệu kêkhai: so sánh DTTT kỳ này với kỳ trước, so sánh với cùng kỳ năm trước, so sánhDTTT của các doanh nghiệp kinh doanh cùng nghành nghề cùng trên địa bàn đểtìm ra điểm bất hợp lý, ngăn chặn kịp thời hành vi gian lận thuế Tuy nhiên việc

đi xuống theo dõi tình hình kinh doanh của DN không phải là đơn giản, thường

Trang 40

xuyên được nên nhiều thông tin liên quan đến doanh thu cũng chưa nắm bắtđược.

Một số trường hợp cán bộ thuế phải dựa vào thông tin về nhu cầu và thịhiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh ngiệp, doanh thu của cácNNT cùng kinh doanh một nhóm mặt hàng trên địa bàn để ước đoán doanh thuthực Ngoài ra, cán bộ thuế cũng cần nắm vững những nhân tố ảnh hưởng đếnDTTT như giá bán, chi phí giá vốn Rất nhiều DN mặc dù chi phí giá vốn giảm,giá bán tăng nhưng doanh thu họ kê khai vẫn giảm rất nhiều so với thực tế

Kiểm tra trên một số đối tượng cho thấy có khoảng 40% ĐTNT có biểuhiện khai giảm doanh thu, không có trường hợp nào khai tăng doanh thu Sauđây là một số DN NQD nêu ra trong việc khai giảm doanh thu trong năm 2014:

Bảng 2.7 Một số DN NQD khai giảm doanh thu điển hình

Đội kiểm tra thuế)

Đối với các doanh nghiệp này, Chi cục đã tăng cường công tác kiểm trađột xuất tại cơ sở kinh doanh Đoàn yêu cầu ĐTNT xuất trình sổ sách kế toán vàcác chứng từ, số hóa đơn đã xuất bán, kiểm tra việc ghi chép hóa đơn, đối chiếu

Tên doanh nghiệp Số báo cáo Số kiểm tra Chênh lệch

Ngày đăng: 20/04/2016, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. TS. Lê Xuân Trường (chủ biên) (2010), “Giáo trình Quản lý thuế”, NXB Tài Chính.5. Tạp chí thuế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý thuế
Tác giả: TS. Lê Xuân Trường (chủ biên)
Nhà XB: NXB Tài Chính.5. Tạp chí thuế
Năm: 2010
1.Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH 13 ngày 20/11/2012 là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 Khác
2. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Khác
3. Tài liệu chuyên môn của chi cục thuế Thành phố Nam Định: báo cáo tổng kết công tác thuế, báo cáo kết quả thu thuế… Khác
7. Các website www.mof.gov.vn/www.gdt.gov.vn/ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w