Nhận thức được tầm quan trọng và những đóng góp của ngành dệt mayViệt Nam đối với nền kinh tế, em đã chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phá
Trang 1Lời mở đầu
Dệt may gắn liền với cách mạng công nghiệp trong lịch sử loài người Nóbắt đầu từ nước Anh với việc phát minh máy hơi nước đã tạo ra sự phát triểnmạnh mẽ về kinh tế giúp nước này hoàn thành quá trình công nghiệp hóa Nótạo thành một làn sóng lan từ Châu Âu đến Mỹ rồi Nhật Trong thế kỷ XX, cácnước NICs tiếp nhận làn sóng dệt may đã thực hiện công nghiệp hóa hiện đạihóa thành công Hiện nay làn sóng dệt may đã chuyển dịch sang các nước châuá
Trong xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước
ta đã quyết tâm phát triển ngành dệt may và coi đây là ngành mũi nhọn để thungoại tệ cho đất nước, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Quyết tâm đó thể hiện ở hàng loạt chính sách,
cơ chế và những ưu đãi đầu tư được ban hành: chính sách bảo hộ hàng sản xuấttrong nước, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách khuyến khích thuhút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may Đặc biệt là Quyết định55/2001/QĐ-Ttg ngày 23/4/2001 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến dịchtăng tốc và một số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện ngành dệt may đến năm2010
Thực tế cho thấy ngành dệt may trong nền kinh tế hiện đang giữ một vaitrò quan trọng Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dệt may ViệtNam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều lao động, đang làngành kinh tế chiếm một vị trí quan trọng trong toàn ngành công nghiệp nóiriêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung
Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển ngành công nghiệp dệt may vìtận dụng được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào vớigiá lao động rẻ Tuy nhiên trong mấy năm gần đây chúng ta phải cạnh tranhkhốc liệt với một số nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Trung Quốccũng đã vào cuộc trong lĩnh vực dệt may và đang khẳng định vị trí thống trị củamình trong lĩnh vực này
Trang 2Nhận thức được tầm quan trọng và những đóng góp của ngành dệt mayViệt Nam đối với nền kinh tế, em đã chọn đề tài làm đồ án tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam” Đề tài xem xét đánh giá thực trạng đầu tư chung của toàn
ngành trong thời gian vừa qua, những kết quả đạt được từ hoạt động đầu tư đócùng những bài học kinh nghiệm quý báu để từ đó đề ra những giải pháp cụ thểđẩy mạnh hoạt động đầu tư trong thời gian 2001-2010
Luận văn gồm 3 phần chính:
- Chương 1: Một số lý luận cơ bản
- Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
- Chương 3: Chiến lược tăng tốc và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu
tư phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Do trình độ còn hạn chế, thời gian không đủ dài nên luận văn không tránhkhỏi những thiếu sót nhất định Kính mong nhận được sự đóng góp của thầy cô,các cô chú và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn kinh tế đầu tư vàcác cô chú trong ban Kế hoạch đầu tư - Tổng công ty dệt may Việt Nam đã tậntình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài Em xin đặc biệt cảm ơn cô giáoTrần Mai Hoa - Bộ môn kinh tế đầu tư, cô Nguyễn Thị Luận - Ban kế hoạch đầu
tư đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Hà nội, tháng 5/2003
Trang 3Chương I Một số lý luận cơ bản
I Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển
Trên giác độ tiêu dùng: Đầu tư là sự hy sinh, hạn chế tiêu dùng ở hiện tại
để thu về mức tiêu dùng lớn hơn tương lai
Trên giác độ đối với nhà kinh tế: Đầu tư là chi dùng vốn làm thay đổi quy
có năng suất trong nền sản xuất xã hội
Đầu tư theo nghĩa hẹp là những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiệntại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơncác nguồn lực đã sử dụng để đạt kết quả đó
2 Đặc điểm của đầu tư phát triển.
- Trước hết, đầu tư phát triển cần một khối lượng vốn lớn và vốn này nằm
khê đọng không vận động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư Sở dĩ vốn cho hoạtđộng đầu tư phát triển lớn vì đầu tư phát triển thường để tạo ra cơ sở vật chất, tạotài sản cho xã hội nhằm phục vụ cho qúa trình sản xuất Thời gian thực hiện dự ánđầu tư thường kéo dài, trong suốt thời gian đó vốn hoàn toàn không sinh lời
- Thứ hai, thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các
Trang 4thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiềubiến động xảy ra Điều đó có nghĩa là thời gian để thực hiện một dự án đầu tưthường kéo dài có thể là 3 hay 5 năm Trong thời gian này có thể có những thayđổi về chính sách phát triển kinh tế hay những thay đổi về luật pháp, điều kiện
tự nhiên mà người đầu tư mặc dù có những tiên đoán nhưng cũng không thể
dự đoán hết được trước khi tiến hành bỏ vốn
- Thứ ba: thời gian vận hành các kết quả đầu tư cho đến khi thu hồi đủ
vốn hoặc cho đến khi thanh lý tài sản do vốn đầu tư tạo ra thường đòi hỏi nhiềunăm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực cảcác yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế
- Thứ tư, các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng
lâu dài nhiều năm có khi hàng trăm năm hoặc vĩnh viễn Có đặc điểm này vìthành quả của hoạt động đầu tư phát triển thường là những công trình có tínhchất phục vụ sản xuất hoặc để phát triển xã hội
- Cuối cùng, các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công
trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay tại nơi chúng được tạo dựng lên Do đó cácyếu tố bất định không chỉ có ảnh hưởng đến sự hoạt động của các kết quả đầu tưsau này
3 Vai trò của đầu tư phát triển.
3.1 Xét trên góc độ vĩ mô
3.1.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cầu vừa tác động đến tổng cung
Về mặt cầu, tức là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua sẵn
sàng và có khả năng mua ở mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhấtđịnh, các yếu tố khác không thay đổi
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nềnkinh tế Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn Tức là khi tổng cung(AS) chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng(ADAD) kéo sản lượng cân bằng lên từ QQ1 và giá cả cân bằng từ EE1.Giá tăng dẫn đến lạm phát, thu nhập thực tế giảm, từ đó dẫn đến mức sống giảm
Trang 5và tệ nạn xã hội gia tăng Ngược lại nếu đầu tư giảm dẫn đến tổng cầu giảm vàtrong ngắn hạn sẽ xảy ra khủng hoảng thừa, trong dài hạn sẽ giảm quy mô củanền kinh tế.
Về mặt cung, tức là khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả
năng và sẵn sàng bán ở mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, cácyếu tố khác không đổi Khi tăng đầu tư, sau một thời gian nhất định các thànhquả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổngcung, đặc biệt tổng cung dài hạn tăng lên (ASAS ) kéo theo sản lượng tiềmnăng tăng từ Q1Q2, giá cả sản phẩm giảm từ P1P2 Sản lượng tăng, giá cảgiảm sẽ kích thích tiêu dùng Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sảnxuất tăng lên Sản xuất tăng là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh
tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thànhviên trong xã hội, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội
Trang 6thích sản xuất Thu nhập Tích luỹ Đời sống , I, Thất nghiệp , Tệ nạn
3.1.2 Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế
Do sự tác động không đồng thời về mặt thời gian đối với tổng cầu và tổngcung của nền kinh tế nên mỗi sự thay đổi của đầu tư (tăng hoặc giảm) đều cùngmột lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nềnkinh tế
Có thể mô tả sự tác động đó như sau :
D P Lạm phát thu nhập thực tế tệ nạn xã hội
I Sản xuất quy mô nền kinh tế Cầu của các yếu tố liên quan Kích thích sản xuất
Khi sản xuất phát triểnThất nghiệp Thu nhập Tệ nạn
Quy mô nền kinh tế
Khi đầu tư giảm cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướngngược lại so với tác động trên
3.1.3 Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Mức độ tác động của đầu tư đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tếphụ thuộc vào chỉ số ICOR của nền kinh tế đó
Trang 7Nếu ICOR không đổi thì mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào quy môvốn đầu tư Chỉ số ICOR ở các nước, các vùng, ngành khác nhau thường khácnhau Đặc biệt giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển (thường lớn ởcác nước phát triển và nhỏ ở các nước đang phát triển) ICOR phụ thuộc vàonhiều nhân tố và thay đổi mạnh theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chínhsách của đất nước, trong đó ba nhân tố là cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư và hiệuquả các chính sách kinh tế trong các ngành, các vùng lãnh thổ có ảnh hưởng mạnhmẽ.
Điều này cho thấy sự tác động của đầu tư đối với tốc độ tăng trưởng củamỗi quốc gia khác nhau Tuy nhiên, để có tốc độ tăng trưởng tăng thì nhất địnhphải có sự tăng lên về quy mô đầu hoặc hiệu quả của vốn đầu tư
3.1.4 Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Vì sự khác nhau của ICOR ở các ngành và các vùng do đó hiệu quả đầu tư
mà từ đó kích thích quy mô vốn đầu tư vào các ngành, vùng khác nhau Về cơcấu ngành, nhìn chung vốn đầu tư ngày càng được đổ nhiều vào khu vực côngnghiệp và dịch vụ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao, và lại chính sự tập trungquy mô vốn cao đó tác động ngược trở lại, tiếp tục nâng cao hiệu quả của nhữngngành đó Mặt khác vốn ngày càng đổ ít hơn một cách tương đối vào khu vựcnông, lâm, ngư nghiệp Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh vàtoàn bộ nền kinh tế
Về cơ cấu vùng kinh tế, một mặt chính sự mất cân đối cơ cấu đầu tư giữacác vùng đó chạy theo lợi nhuận đã gây ra sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế.Mặt khác, chính sách khuyến khích đầu tư vào các vùng kém phát triển và sựthúc đẩy các vùng phát triển đã làm bàn đạp cho các vùng khác cùng phát triển
Do đó giải quyết được những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ
3.1.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước.
Trang 8Mọi phương án đổi mới công nghệ dù là tự nghiên cứu hay mua từ nướcngoài đều cần phải có vốn đầu tư Đó là những chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật, tiềnlương cho những nhà khoa học hoặc chi mua bán quyền phát minh, sáng chế choviệc sử dụng công nghệ mới Mặt khác để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thìtrước hết phải cải tiến, nâng cao công nghệ vì công nghệ chính là trung tâm của côngnghiệp hoá Do vậy, có thể nói đầu tư phát triển gắn liền với đổi mới công nghệ, tăngcường khả năng khoa học của đất nước Đặc biệt, đối với Việt Nam hiện nay đangtrên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ một trình độ công nghệ lạchậu nhiều thế hệ so với khu vực và trên thế giới.
Đối với những cơ sở vô vị lợi đang tồn tại, ngoài những chi phí sửa chữalớn định kỳ, các cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thườngxuyên Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư.Như vậy, hoạt động đầu tư được doanh nghiệp tiến hành khi tạo lập đến khi kếtthúc đời hoạt động của cơ sở
Từ việc xem xét bản chất và vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển, tanhận thấy đầu tư có vai trò to lớn và được tiến hành bởi mọi chủ thể kinh tế,trong mọi lĩnh vực hoạt động Điều đó đặt ra yêu cầu cho các cấp quản lý vĩ môcũng như các chủ thể vi mô trong nền kinh tế phải đề ra được những biện pháptích cực thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư trong hoạt động sản xuấtkinh doanh
4 Nguồn vốn đầu tư
Trang 9Vốn đầu tư, xét theo góc độ nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng, là tiềntích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, là tiền tiết kiệmcủa dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quátrình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới chonền sản xuất xã hội.
Như vậy ta thấy rằng nguồn gốc hình thành vốn đầu tư chính là nguồn lựcdùng để tái sản xuất giản đơn và nguồn tích luỹ xuất phát từ tiết kiệm Tuy nhiêntất cả các nguồn đó chưa được gọi là vốn đầu tư nếu chưa được dùng để chuẩn bịcho quá trình tái sản xuất Tức là các nguồn lực đơn thuần chỉ là nguồn tích luỹthôi Vì vậy cần phải có những chính sách thu hút vốn đầu tư, khuyến khích thu húttích luỹ tham gia vào quá trình tái sản xuất với kỳ vọng nhận được kết quả tốt hơntrong tương lai lúc đó tiềm năng này mới trở thành vốn đầu tư toàn xã hội
4.1 Nguồn vốn huy động trong nước
Nguồn vốn trong nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ cácnguồn lực được đưa vào vòng chu chuyển của nền kinh tế Nó không chỉ baogồm tiền vốn biểu hiện bằng tài sản hiện vật như máy móc, vật tư, lao động, đấtđai, tài nguyên mà nó con bao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị tríđịa lý, thành tựu khoa học công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế Các bộphận cấu thành nguồn vốn trong nước đó là vốn tích luỹ tư ngân sách, vốn tíchluỹ của các doanh nghiệp và vốn tiết kiệm dân cư
Vốn tích luỹ từ ngân sách là nguồn vốn được hình thành từ thu thuế, phí
và lệ phí, các khoản viện trợ hoặc các khoản thu khác Về nguyên tắc vốn tíchluỹ từ ngân sách được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi các khoản chitiêu Đối với chính phủ đặc biệt là chính phủ các nước đang phát triển chi chođầu tư phát triển là một nhiệm vụ chi quan trọng Các khoản chi của chính phủqua ngân sách nhà nước bao gồm: Chi mua hàng hoá và dịch vụ, các khoản trợcấp và chi trả lãi suất các khoản tiền vay Các khoản thu của chính phủ chủ yếuthu từ thuế, một phần là các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác
Vốn tích luỹ các doanh nghiệp bao gồm vốn tích luỹ của các doanh
Trang 10nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
+ Đối với doanh nghiệp nhà nước vốn đầu tư được hình thành từ nguồnngân sách đã cấp, các khoản trích khấu hao cùng lợi nhuận tích luỹ được
+ Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn tự
có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với cá nhân tổ chức trong và ngoàinước
Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư : Đây là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán
trong dân chúng nhưng cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng vốn toàn xã hội.Mức tiết kiệm của dân cư một mặt phụ thuộc vào mức thu của họ mặt khác tuỳ thuộcvào mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chính sách ổn định tiền tệ của nhà nước
4.2 Nguồn vốn huy động từ nước ngoài
Bao gồm vốn đầu tư gián tiếp và vốn đầu tư trực tiếp:
Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ
chức phi chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau là viện trợhoàn lại, cho vay ưu đãi với thời gian dài và lãi suất thấp, kể cả vay theo hìnhthức thông thường Một hình thức phổ biến của hình thức đầu tư gián tiếp tồntại dưới loại hình ODA - viện trợ phát triển chính thức của các nước côngnghiệp phát triển Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh vànhanh đối với việc giải quyết dứt điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội củanước nhận đầu tư Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với sựtrả giá về mặt chính trị và tình trạng nợ chồng chất nếu không sử dụng có hiệuquả vốn vay và thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ vay
Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) là vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nước
ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quátrình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra Vốn này thường không đủ để giải quyết dứtđiểm từng vấn đề kinh tế xã hội của nước nhận đầu tư Tuy nhiên với vốn đầu tưtrực tiếp nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được côngnghệ, học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối côngnghiệp của nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới
Trang 11Đối với các nước đang phát triển một vấn đề nan giải là thiếu vốn và từ
đó dẫn tới thiếu nhiều thứ khác cần thiết cho sự phát triển công nghệ, cơ sở hạtầng Do đó trong những bước đi ban đầu, để tạo ra được “cái hích” đầu tiêncho sự phát triển, để có được tích luỹ ban đầu phát triển kinh tế không thể khônghuy động vốn từ nước ngoài
Để thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đòi hỏi cácnước cần phải tạo lập môi trường thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn cho nhà đầu
tư như cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ, tạo lập đồng bộ cơ chế chính sách, luậtpháp, lập các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hướng thu hútvốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào
4.3 Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài
Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, nguồn vốn trong nước có vaitrò rất quan trọng, nó quyết định trực tiếp tới sự phát triển kinh tế xã hội củatừng nước, là nguồn vốn đảm bảo tăng trưởng một cách bền vững, ổn định đưađất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn mà không phụ thuộc vào nướcngoài Điều đó được thể hiện ở việc chúng ta có thể nắm giữ tập trung đượcnguồn vốn này, chủ động bố trí được cơ cấu đầu tư theo mục tiêu phát triển củatừng thời kỳ phù hợp với trình độ phát triển của đất nước
Nguồn vốn đầu tư trong nước có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh
tế xã hội của mỗi quốc gia bởi vì:
Thứ nhất, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội bởi lẽ đây là lĩnh vực đầu tư đem lại tỷ suất lợi nhuận thấp thậm chínhiều trường hợp không thể thu hồi vốn, chịu nhiều yếu tố bất định của tự nhiên,kinh tế xã hội và thời gian thu hồi vốn đầu tư kéo dài đó là lý do các nhà đầu tưnước ngoài không muốn hoặc không giám đầu tư vào Song cơ sở hạ tầng lại cóvai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
Thứ hai, vốn trong nước có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, tư đó nâng cao đời sống dân cư ở cáckhu vực này, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực thành thị và
Trang 12nông thôn Đồng thời còn tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo ra sựphát triển cân đối Mặt khác vốn trong nước quyết định thực hiện thắng lợinhững mục tiêu kinh tế xã hội những mục tiêu liên quan đến giáo dục, y tế, quốcphòng, an ninh.
Thứ ba, vốn trong nước lại có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn
đầu tư nước ngoài, vì cơ sở vật chất kỹ thuật để có thể tiếp thu và phát huy tácdụng của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế lại
là khối lượng vốn đầu tư trong nước Đồng thời vốn đầu tư trong nước là bộphận vốn đối ứng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong khi vốn đầu tư trong nước có vai trò quyết định đến sự phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọngđặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam Điều đó được thểhiện ở chỗ nó tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế, do nguồn vốntích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp nên vốn đầu tư nước ngoài là sự bù đắprất lớn sự thiếu hụt về vốn Mặt khác, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt làvốn FDI đóng góp một phần quan trọng vào việc tăng kim ngạch xuất nhậpkhẩu, mở rộng thị trường, góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ, họchỏi kinh nghiệm quản lý Đồng thời nó là nguồn vốn hỗ trợ hoàn thiện cơ cấukinh tế
Tóm lại, vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động đầu tư.Theo Mác thì vốn đầu tư được ví như thứ dầu nhờn bôi trơn các cỗ máy làm chochúng hoạt động nhanh hơn, dễ dàng hơn Từ vai trò và mối quan hệ giữa cácnguồn vốn một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định để phát triển kinh tế xãhội của một quốc gia nguồn vốn đầu tư trong nước là quyết định và vốn đầu tưnước ngoài đóng vai trò quan trọng
II Một số vấn đề lý luận chung về ngành dệt may.
1 Đặc điểm của ngành công nghiệp dệt may
1.1 Sản phẩm của ngành có tính thiết yếu và thường xuyên thay đổi
Sản phẩm cuối cùng của ngành công nghiệp dệt may là hàng may mặc,
Trang 13sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, cơ bản sau nhu cầu về ăn ở của dân cư Nhu cầunày sẽ tăng lên theo mức tăng thu nhập của dân cư Khác trước kia, người ta chỉdám nghĩ tới mặc bền thì bây giờ, mặc đẹp mới là điều được quan tâm trướcnhất Sản phẩm dệt may mang tính thời vụ, chất liệu liên tục thay đổi, ngày càngtrở nên phong phú, đa dạng Nhu cầu về sản phẩm cũng phải đáp ứng phù hợpvới các yêu cầu khác nhau như du lịch, lễ hội, lao động, nghỉ ngơi Đời sốngcủa con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đó lại càng thay đổi và sảnphẩm thay đổi theo Sản xuất phải đáp ứng thị trường theo các lô hàng nhỏ vàthời gian sản xuất đến tiêu thụ là xu hướng hiện nay của hàng dệt may.
1.2 Tiến bộ khoa học công nghệ tác động lên cả quá trình sản xuất lẫn tiêu dùng hàng dệt may
Tiến bộ khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ tới không chỉ sản xuất mà cảtiêu dùng các sản phẩm của ngành Ngày nay, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá,nhu cầu đổi mới công nghệ ở bất kỳ một ngành nào cũng là cấp thiết Công nghệmới tác động một cách sâu sắc và toàn diện đến hoạt động sản xuất của các ngành.Đối với dệt may, trong điều kiện phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi mà côngnghệ của ngành, đặc biệt là của ngành Dệt còn lạc hậu, manh mún thì ảnh hưởng củakhoa học, kỹ thuật càng trở nên rõ nét Không chỉ tác động đến sản xuất, khoa họcViệt Nam còn ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng dệt may Đối với hàng hoá mang tínhchất mốt đặc thù như hàng dệt may thì sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi tiêudùng có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm Cùng với sự phát triển nhanhnhư vũ bão của công nghệ thông tin, sở thích và sự lựa chọn khách hàng luôn luônthay đổi do thông tin được cập nhật từng ngày, từng giờ ảnh hưởng lan truyền trênquy mô toàn cầu khi có một chủng loại sản phẩm mới ra đời diễn ra hết sức nhanhchóng Khi một mẫu thiết kế được giới thiệu ở Mỹ, Pháp hay Hàn Quốc thì khônglâu sau đó, mẫu này sẽ có mặt ở Việt Nam Tác động này ảnh hưởng lên ngành may
rõ hơn Tuy nhiên, để có thể đáp ứng kịp thời thị hiếu thường xuyên thay đổi đối vớisản phẩm may, ngành Dệt vốn là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành may cũngkhông thể đứng ngoài cuộc
Trang 141.3 Là ngành sử dụng nhiều nhân công với trình độ kỹ thuật đòi hỏi không cao.
Ngành dệt may sử dụng nhiều nhân công và trình độ kỹ thuật đòi hỏikhông quá cao, đặc biệt là ngành May Kể cả ở những nước phát triển, côngnghiệp dệt may cũng thu hút một số lượng lớn lao động Và không giống cácngành công nghiệp khác như điện tử, luyện kim yêu cầu công nhân phải cótrình độ kỹ thuật cao, ngành dệt may chủ yếu đòi hỏi sự thạo việc, lành nghề.Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy ngành công nghiệp này đặc biệt có
vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước
1.4 Các khâu trong mối liên kết dọc của ngành có quy mô không giống nhau
và không nhất thiết phải phát triển khép kín.
Ngành có mối liên kết dọc chặt chẽ từ thượng nguồn đến hạ nguồn, bắtđầu từ khâu nguyên liệu, sau đó là kéo sợi, dệt vải, in nhuộm và cuối cùng làmay, được biểu diễn qua sơ đồ sau:
Những khâu đầu như khâu sản xuất nguyên liệu (trồng bông, sản xuất tơ
Nguyên li u thô v s i ệu thô và sợi à sợi ợi bông
Kéo s iợi V i không d tải không dệt ệu thô và sợi
Nhu m chộm chỉ ỉ
D t kimệu thô và sợi
D t thệu thô và sợi ườngng
Nhu m v ho n ộm chỉ à sợi à sợi
t tất
May
Trang 15sợi nhân tạo và tổng hợp), khâu kéo sợi thường đòi hỏi quy mô nhất định và vốnđầu tư lớn Những khâu sau có thể sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ Đặc biệtkhâu may đầu tư cho một chỗ làm việc chỉ cẩn khoảng 1000$ vốn đầu tư banđầu Khâu nhuộm và hoàn tất vải cũng là một khâu quan trọng, đảm bảo chấtlượng và màu sắc vải cung cấp cho khâu may, làm phong phú mặt hàng Việc ápdụng khoa học công nghệ mới trong khâu đầu cũng nhiều hơn, như việc tạo racác vật liệu, nguyên liệu mới, tự động hoá để nâng cao chất lượng và năng suấtlao động Khâu may cũng đã áp dụng khoa học công nghệ mới (như đưa côngnghệ thông tin vào khâu tiếp thị, thiết kế ) tuy nhiên ở phần lắp ráp chi tiết mayvẫn chủ yếu là sử dụng nhiều lao động và thao tác bằng tay.
Mối liên kết dọc từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm là hàng may cũngkhông nhất thiết phải phát triển theo hướng hoàn toàn khép kín như làm “tự cấp
tự túc” Người ta vẫn có thể nhập bông về kéo sợi, nhập sợi về để dệt may haynhập vải để làm hàng may mặc, tuỳ theo hiệu quả kinh tế đạt được Tuy nhiênnếu có được mối liên kết tốt giữa các khâu, chi phí sẽ giảm đi đáng kể, hơn nữa
sẽ tạo được thế chủ động cho ngành sản xuất trong xuất khẩu, nâng cao giá trịgia tăng cho nền kinh tế
1.5 Quá trình sản xuất có thể được tổ chức theo quy mô vừa và nhỏ, tạo thành màng lưới gia công theo các hợp đồng phụ.
Các khâu trong quá trình sản xuất có thể được tổ chức theo nhiều quy môkhác nhau, do vậy, ngành công nghiệp dệt may có thể được tổ chức kiểm trachất lượng chặt chẽ Quy mô sản xuất như vậy sẽ thuận lợi cho việc tạo công ănviệc làm và huy động vốn trong dân, từ đó dễ dàng tạo thành một màng lưới giacông theo các hợp đồng phụ, tận dụng được ưu thế nguồn nhân lực tại chỗ Cóthể kết hợp tổ chức hình thức liên kết sản xuất giữa các loại quy mô: lớn-vừa -nhỏ
1.6 Có tác động đến việc phát triển các ngành nghề sản xuất phục vụ cho ngành dệt may
Do là một ngành có thể tổ chức sản xuất ở nhiều quy mô, mạng lưới sản
Trang 16xuất rộng lớn nên nhu cầu về những sản phẩm đi kèm, phục vụ cho sản xuấtchính là rất lớn Vì vậy, có thể nói dệt may có tác động phát triển các ngành sảnxuất phụ trợ cho sản xuất chính như sản xuất phụ tùng, vật liệu, phụ liệu may
Từ đó góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát huy lợi thế riêng biệt của cácvùng lãnh thổ
Những đặc điểm trên đã tạo cho dệt may một vị thế quan trọng trong nềnkinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam
2 Vai trò của ngành công nghiệp dệt may đối với nền kinh tế
Công nghiệp dệt may đóng một vai trò hết sức quan trọng, trong đó dệtmay quốc doanh giữ một vị trí chủ chốt Đây là một ngành công nghiệp truyềnthống lâu đời của nhân dân ta, từ trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệtvải, đã có những làng nghề từ xưa tới nay Nhiều mặt hàng dệt từ trước đến nay
đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước Trong những năm gần đây,ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ,thu hút nhiều lao động, đang là ngành kinh tế chiếm một vị trí quan trọng trongtoàn ngành công nghiệp Việt Nam và toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung.Liên tục từ năm 92 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng vớitốc độ cao và luôn là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Đặc biệt là từ 1994, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may luôn đứng thứ hai
về giá trị chỉ sau dầu thô Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tăng qua cácnăm Năm 1991 đạt 189 triệu USD và đến năm 2001 đạt 1975,4 triệu USD Hiệnnay tỷ trọng xuất khẩu của ngành dệt may trong xuất khẩu của cả nước đạt 20%
Trong thời gian qua, ngành dệt may đã thu hút một số lượng lớn lao độngkhoảng 900 nghìn người, góp phần tạo sự ổn định về kinh tế - xã hội cho đất nước
Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam thời gian qua cùng chiến lược đầu tư tăng tốc phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 càng khẳng định vị trí của ngành công nghiệp dệt may trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.1 Giảm tình trạng thất nghiệp
Trang 17Với đặc điểm thu hút nhiều lao động, lại đòi hỏi trình độ kỹ thuật khôngcao, dệt may góp phần giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp, một vấn đề nhức nhối củanền kinh tế, đặc biệt đối với Việt Nam là một nước nông nghiệp, 80% dân sốhoạt động ở khu vực nông thôn, trình độ kiến thức còn hạn chế Giảm thấtnghiệp đồng nghĩa với giảm gánh nặng ngân sách, giảm các tệ nạn xã hội, tăngcường an ninh trật tự, cải thiện đời sống của người dân, ổn định đời sống xã hội.Đặt trong điều kiện thực tế Việt Nam, có thể thấy đây là điều có ý nghĩa hết sứcquan trọng, thể hiện ưu thế của ngành trong điều kiện các ngành kinh tế khácchưa phát triển, khả năng đầu tư giải quyết việc làm còn hạn chế.
2.2 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dệt may là một ngành, một bộ phận cấu thành nền công nghiệp Việt Namtrong cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp và dịch vụ Sựphát triển của công nghiệp dệt may có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơcấu nền kinh tế Việt Nam
Công nghiệp dệt may phát triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh
tế khác Trước tiên là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng trồng nguyênliệu phục vụ cho dệt may như đay, bông, tằm do đó nó đòi hỏi ngành nôngnghiệp phát triển theo hướng đó Sau đó là tác động đến việc phát triển nhữngngành nghề sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Từ đó ngành góp phầnchuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng Vùng có ngành dệt may phát triển sẽ kéo theo
sự phát triển của các ngành sản xuất phụ trợ cho dệt may và cả những ngành sửdụng sản phẩm của dệt may như giày da, nội thất từ đó tăng tỉ trọng công nghiệptrong cơ cấu nền kinh tế Ngành dệt may cũng thúc đẩy các ngành khác phát triểnnhư điện, hoá chất, cơ khí, bưu điện, vận tải, thông tin quảng cáo
Là ngành có nhiều thành phần kinh tế tham gia lại rất hấp dẫn các nhà đầu
tư nước ngoài nên cơ cấu thành phần thay đổi theo hướng gia tăng tỉ lệ khu vựckinh tế phi quốc doanh Song khu vực kinh tế quốc doanh sẽ không vì thế màmất đi vị trí trung tâm của mình Các doanh nghiệp địa phương có xu hướng xingia nhập ngày càng nhiều vào ngành công nghiệp dệt may để được hưởng các
Trang 18chính sách ưu đãi và bảo hộ của Nhà nước dành cho các đơn vị thành viên củangành công nghiệp dệt may.
2.3 Mở rộng thương mại quốc tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Xu thế tự do hoá thương mại trên quy mô toàn cầu đang diễn ra hết sứcmạnh mẽ trong điều kiện đặc thù, mỗi quốc gia đều tìm thấy lợi thế so sánh củamình với những quốc gia khác và tận dụng triệt để những lợi thế đó Với nhữngđặc trưng phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ngành dệt may nước ta đã vươnlên là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực đóng góp đáng kể vào quá trìnhtăng trưởng kinh tế và mở rộng các mối quan hệ thương mại với khu vực và thếgiới
Ngành đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức gia công hoặc xuất khẩu trựctiếp (FOB) với nhiều nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, EU, Mỹ ;các nước công nghiệp mới như Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc ;các nước Đông Âu đã là khu vực thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam.Ngành vẫn đang tiếp tục trở thành đối tác làm ăn lâu dài với nhiều quốc gia, qua
đó duy trì, thâm nhập và mở rộng thêm thị trường quốc tế Quá trình tạo dựng uytín và tên tuổi của dệt may Việt Nam đã thành công ở nhiều nước Cho đến nay,ngành đã có quan hệ buôn bán với khoảng 200 công ty thuộc hơn 40 quốc giatrong khu vực và trên thế giới
Với giá trị xuất khẩu tăng nhanh và tương đối ổn định, xuất khẩu của dệtmay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành kinh tế,
là ngành xuất khẩu đứng thứ hai, sau dầu khí Là ngành cung cấp nhiều sảnphẩm xuất khẩu và đang ngày càng mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, ngành
đã thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể Do vậy, đây là ngành tạo đà phát triểncho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Kinh nghiệm của nhiềunước như Anh, Nhật Bản, các nước Nics cho thấy, họ đã đi lên trong giai đoạnđầu công nghiệp hoá từ công nghiệp dệt may
3 Sơ lược về tình hình phát triển ngành dệt may thế giới và một số bài học kinh nghiệm.
Trang 19Ngành công nghệ dệt may gắn liền với nhu cầu không thể thiếu được củamỗi con người Vì vậy, từ rất lâu trên thế giới ngành công nghiệp này được hìnhthành và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản Bên cạnh đócông nghiệp dệt may là ngành thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao, và
có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế- vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sảnxuất không lớn như ngành công nghệ nặng, hoá chất Do vậy trong quá trìnhcông nghệ hoá tư bản từ rất sớm các nước phát triển, ngành dệt may luôn chiếmmột vị trí rất quan trọng trong quá trình công nghệ hoá Có thể nói rằng côngnghiệp dệt may đã tạo nên một làn sóng Sóng lan đến đâu thì nước đó phát triểnkinh tế vượt bậc Từ thế kỷ XVII, cách mạng công nghệ Anh diễn ra đầu tiêntrong ngành dệt sau khi phát minh ra máy hơi nước Tiếp đến là Pháp, Mỹ chođến các nước công nghệ mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, đều xemdệt may là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế và công nghệ hoá đất nước Songtại thời điểm hiện tại, giá nhân công lao động của các nước này hiện đã cao hơnrất nhiều so với nước ta Do vậy hiệu quả sản xuất dệt may ở các nước này là rấtthấp Các nước này đã chuyển sang một giai đoạn phát triển cao hơn, hay có thểgọi là giai đoạn phát triển hậu công nghiệp Làn sóng dệt may giờ đã lan tới cácnước có nhiều lao động trẻ Các nước Nics Châu á như Hàn Quốc, Malaysia, ĐàiLoan đang chuyển sản xuất dệt may sang các nước có lao động dồi dào và rẻhơn như ấn Độ, Trung Quốc, Indonexia, Băngladet, Việt Nam Đây chính làthời cơ và thách thức cho các nước này phát triển nền kinh tế của mình
4 Các lợi thế và điều kiện cơ bản phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để chuẩn bịcho dệt may Việt Nam các điều kiện bước vào giai đoạn hội nhập đầy đủ và toàndiện vào thị trường quốc tế, thách thức đối với dệt may là không nhỏ Do đó,vấn đề đặt ra là phải nhận thức được đúng và đầy đủ về những lợi thế và điềukiện phát triển ngành công nghiệp dệt may hiện nay để từ đó có các định hướng
và chính sách phát triển ngành một cách kịp thời và có hiệu quả
Một là nguồn nhân lực, Việt Nam là một nước đông dân cư và dân số trẻ.
Trang 20Chất lượng lao động cũng đã có những chuyển biến tích cực bao gồm cả sứckhoẻ, trình độ văn hoá, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ tiến tiến
và trình độ chuyên môn Đây là những nhân tố rất thuận lợi cho phát triển ngànhcông nghiệp dệt may, một ngành có đặc điểm đòi hỏi nhiều lao động và để cóthể cạnh tranh, yêu cầu lao động phải đáp ứng không chỉ về số lượng mà cả chấtlượng mà tiêu chí đầu tiên để đánh giá là trình độ văn hoá Hơn nữa, giá cônglao động bình quân trong ngành dệt may ở nước ta thấp hơn các nước khác,khoảng 0,24 USD/giờ so với 1,18 USD/giờ của Thái Lan; 0,32 USD/giờ củaIndonexia
Hai là vốn đầu tư và công nghệ Dệt may là ngành không đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh,phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam Bản chất của ngành dệtmay là công nghiệp nhỏ nên nó có suất đầu tư thấp hơn các ngành khác, chỉbằng 1/10 so với ngành điện, 1/15 so với ngành cơ khí và 1/20 so với luyện kim
So sánh ngay trong ngành công nghiệp dệt chỉ cần đầu tư khoảng 15.000 USD,công nghiệp may là 1000 USD trong khi đó ngành giấy là gần 30.000 USD Dođặc thù sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nên thời hạn thu hồivốn đầu tư cũng nhỏ hơn rất nhiều Đối với Việt Nam, kinh doanh vốn đầu tưhạn chế thì đây là một thuận lợi cơ bản để phát triển ngành dệt may
Ba là xu hướng chuyển dịch ngành dệt may từ các nước công nghiệp
phát triển sang các nước đang phát triển, nơi có ưu thế cạnh tranh về lực lượnglao động và giá nhân công, chính những ưu thế này đã và đang tạo cho ViệtNam có nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp dệt may Thực tế đã cho thấydệt may phát triển đầu tiên ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII, sau đó là ở Châu Âu,
Mỹ và cuối những năm 50, ngành này phát triển mạnh ở Nhật Bản, sau đó là ởNics và hiện nay ưu thế thuộc về các nước ASEAN, Trung Quốc và Nam á Lànước đi sau, chúng ta có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc kế thừa các thànhtựu và rút kinh nghiệm từ các nước công nghiệp phát triển, tận dụng những lợithế so sánh để “ đi tắt, đón đầu”
Trang 21Quá trình chuyển dịch ngành dệt may cũng được thực hiện giữa các vùngtrong nội bộ một quốc gia Ban đầu, công nghiệp dệt may thường được tập trungtại các khu vực đô thị nhờ lợi thế về cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, thươngmại , song sau đó mất dần ưu thế về lao động và giá nhân công, để tiếp tục giữlợi thế, công nghiệp dệt may buộc phải chuyển dịch dần về các vùng đô thị kémphát triển hơn và các vùng nông thôn để tận dụng quy mô lao động và giá thuêđất Điều này cho phép phát triển ngành dệt may trên quy mô rộng khắp, pháthuy lợi thế của các vùng.
Bốn là ưu thế về thị trường Với dân số gần 80 triệu người, Việt Nam là
một thị trường tiêu thụ lớn đối với mặt hàng thiết yếu như dệt may Hơn nữa là mộtngành công nghiệp truyền thống lâu đời Dệt may Việt Nam đã tạo lập được chỗđứng nhất định trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các nước phát triển.Vừa qua, hiệp định thương mại Việt Mỹ được chính thức phê chuẩn đã mở ra chochúng ta một thị trường phi hạn ngạch có tiềm năng lớn thứ hai (sau Nhật Bản)
Năm là Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực năng động
nhất thế giới, có hơn 1300 km bờ biển và nhiều cảng sâu, nằm trong tổng thểquy hoạch đường bộ, đường sắt xuyên á của ADB giúp các doanh nghiệp ViệtNam giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, nâng cao khả năng cạnh tranh
Việt Nam là một nước thuần nông, lại nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đớigió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều là lợi thế để phát triển ngành trồng bông, trồngđay Nhờ vậy, ngành dệt may nước ta có ưu thế lớn về nguồn cung cấp nguyênliệu đầu vào rẻ và ổn định Điều này góp phần không nhỏ vào nỗ lực giảm giáthành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
Sáu là dệt may ngày càng được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ phát triển.
Đáng chú ý, mới đây nhất là quyết định 55/2001/QĐ-ttg phê duyệt chiến lượcphát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triểnngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 được chính phủ ban hành, trong đó (cụthể tại điều 2) quy định rõ 6 điểm hỗ trợ cho ngành trong chiến lược phát triểnđến năm 2010:
Trang 22a Nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án nhưquy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, các cụm công nghiệp dệt may, đào tạo,nghiên cứu của các viện, trung tâm nghiên cứu
b Các dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất: sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất,nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may được coi là lĩnh vực ưu đãi đầu tư,hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước
c Đối với vải và phụ liệu may sản xuất trong nước nếu bán cho các đơn vịsản xuất gia công hàng xuất khẩu tại Việt Nam được hưởng mức thuế suất, thuếgiá trị gia tăng như đối với hàng xuất khẩu
d Các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất,nguyên liệu dệt, phụ liệu may và cơ khí dệt may được ưu tiên cấp vốn và trongtrường hợp cần thiết được chính phủ bảo lãnh khi mua thiết bị trả chậm và vaythương mại trong và ngoài nước
e Dành toàn bộ nguồn thu phí hạn ngạch và đấu thầu hạn ngạch dệt maycho việc mở rộng thị trường xuất khẩu
f Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàngdệt may vào thị trường Mỹ
Bảy là Việt Nam có một môi trường chính trị ổn định, một nền kinh tế
ổn định, truyền thống văn hoá đa dạng và lâu đời là những điều kiện hết sứcthuận lợi để phát triển ngành công nghiệp dệt may Qua sự kiện ngày 11/9 có thểthấy môi trường chính trị cũng như kinh tế của Việt Nam là ổn định và phát triểnlành mạnh, bền vững tạo được lòng tin đối với phía đối tác nước ngoài Một nềnvăn hoá nhiều truyền thống và hết sức đa dạng, phong phú đã mở ra cho ngànhdệt may Việt Nam một hướng đi nhiều lối với việc đa dạng hoá sản phẩm theomùa vụ, lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, địa bàn sinh sống
Tám là những điều kiện thuận lợi mà môi trường quốc tế đem lại Cuối
tháng 6 năm 2001, Việt Nam đã gia nhập tổ chức dệt may quốc tế Điều nàyđồng nghĩa với việc dệt may Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi của tổ chứcnày dành cho những nước thành viên Từ đó, mở ra những khả năng xuất khẩu
Trang 23mới Hơn nữa, hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết là một bước hội nhậpsâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tạo ra cơ hội để dệt may Việt Nam có đượcbước phát triển mới nếu kịp thời làm chủ và vượt qua được những thách thức màhiệp định mang lại Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được quốc hội hai nướcphê chuẩn, hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ có sức cạnh tranh hơn nhờđược hưởng những quy chế thương mại bình thường như nhiều nước khác Quychế này sẽ được xem xét cụ thể trong từng năm và chỉ chấm dứt khi Việt Namtrở thành thành viên chính thức của WTO Việc Việt Nam gia nhập AFTA vào
2006 và nộp đơn gia nhập WTO là cơ hội mở rộng thị trường dệt may Việt Nam
Sự phục hồi của các nước trong khu vực làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng, từ đógia tăng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước này
Với vai trò chủ đạo của mình, ngành công nghiệp dệt may Việt Namkhông chỉ được hưởng nhiều nhất những lợi thế nói trên mà còn được Nhà nướcdành cho nhiều ưu đãi mà không phải bất cứ một đơn vị nào trong ngành cũngđược hưởng Cộng thêm với uy tín nhất định đã tạo dựng được trên thị trườngtrong nước cũng như quốc tế, ngành công nghiệp dệt may đã và đang tận dụngtối đa những lợi thế nói trên để đưa ngành công nghiệp dệt may phát triển mộtcách toàn diện ở cả dệt và may, xứng đáng đứng đầu ngành dệt may cả nước
III Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển ngành công nghiệp dệt may
1 Sự cần thiết phải đầu tư cho ngành dệt may.
Hoạt động đầu tư đúng hướng sẽ biến những lợi thế và kinh nghiệm củacác nước đi trước thành sự phát triển ổn định và bền vững của một ngành kinh tếmũi nhọn ở nước ta hiện nay - ngành dệt may
Ngành dệt may là ngành kinh tế sản xuất hàng tiêu dùng mang tính xã hội cao.Bước vào thời kỳ đổi mới, dệt may đứng trước những thời cơ, thách thức mới Từnền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường do Đảng lãnh đạo, có sự quản
lý của Nhà nước, các thành phần kinh tế phát triển và cùng nhau cạnh tranh nhất làdệt may, một ngành đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của con người
Đất nước thực hiện đường lối mở cửa để hội nhập, hàng ngoại tràn vào ồ
Trang 24ạt, từ nhiều luồng, rất khó để kiểm soát Thực tế hiện nay, sản phẩm của ngànhđang phải cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực (nhất là Trung Quốc).
Vì vậy, để ngành dệt may có thể trụ vững và phát triển được trong tình trạng nềnkinh tế thế giới liên tục phải đối mặt với những biến động lớn nhỏ bất thườngnhư hiện nay, ngành cần bám sát thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, tậptrung đầu tư đổi mới thiết bị, tăng cường sử dụng các loại công nghệ hiện đại,công nghệ thích ứng, đa dạng nguồn vốn đầu tư, cải tiến bộ máy quản lý gọnnhẹ, đào tạo đồng bộ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề nhằm đápứng nhu cầu mới, huy động mọi thành phần kinh tế tham gia trong đó kinh tếquốc doanh giữ vai trò nòng cốt
Hiện nay, tuy được xác định là một ngành công nghiệp mũi nhọn của đấtnước nhưng thực trạng của ngành dệt may nước nhà còn nhiều điểm đáng lưutâm Đó là quy mô sản xuất còn nhỏ bé, thiết bị công nghệ phần lớn lạc hậu, khảnăng cạnh tranh kém, một ngành may năng động với một ngành dệt kém hiệuquả; xuất khẩu hàng đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu là làm gia công, ngànhdệt vẫn nhập khá nhiều; nguyên liệu cho sản xuất ngành dệt hầu như hoàn toànnhập khẩu từ nước ngoài; Các công tác triển khai cũng như đào tạo cán bộ quản
lý và kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh củangành, công tác xử lý môi trường chưa được quan tâm thoả đáng
Rõ ràng, nhu cầu đầu tư của ngành công nghiệp dệt may là rất lớn và bứcthiết Xuất phát từ thực tế đó, ngày4/9/1998, thủ tướng chính phủ đã ký quyếtđịnh số 161/1998/QĐ-Ttg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành côngnghiệp dệt may đến năm 2010 và ngày 26/10/2000, chính phủ cũng đã phê duyệt
Đề án phát triển “tăng tốc” ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 và 2010 dongành công nghiệp dệt may đệ trình
Với những vai trò và lợi thế to lớn, ngành dệt may được chính phủ xácđịnh là một trong những ngành kinh tế trọng điểm trong cơ cấu ngành côngnghiệp Tuy nhiên, thực tế ngành còn nhiều vấn đề quản ngại, vì vậy hoạt độngđầu tư của ngành dệt may mà trọng tâm là ngành công nghiệp dệt may Việt Nam
Trang 25cần được quan tâm nhiều hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành từ
đó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế chung để dệt may xứng đáng là ngànhtiên phong, mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2 Nội dung của đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam.
2.1 Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng
Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt độngcủa các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêngbởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tưThứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm, hoạt động chính của mỗi ngành.Như vậy, hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhấtnếu không muốn nói là quyết định đối với phần lợi nhuận thu được của ngành,doanh nghiệp Các hãng thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy trướcđược những cơ hội có lợi để mỏ rộng sản xuất, hoặc vì họ có thể giảm bớt chi phíbằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn
Đầu tư CSHT là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên củamỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu) Hoạt động đó bao gồmcác hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bịsản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi và an toàn
Để thực hiện tốt các hạng mục này, trước tiên phải tính đến các điều kiệnthuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất đồng thời phải căn cứvào yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất,cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ, số lượng công nhân Các hạng mụcđược chia thành các nhóm cơ bản sau:
- Các phân xưởng sản xuất chính, phụ
Trang 26- Văn phòng, phòng học, tường rào
- Nhà ăn, khu giải trí, vệ sinh
- Hệ thống xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
- Hệ thống thông tin liên lạc
Đối với mỗi hạng mục công trình phải xem xét, cân nhắc và quyết định:diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bê tông cốt thép, gạch, khung sắt ),kích thước và chi phí
Về mặt chi phí, thông thường để tính toán chi phí xây dựng người ta dựatrên chi phí một đơn vị diện tích xây dựng, và từ đó tính cho toàn bộ diện tíchcủa hạng mục
Cfi = Pi*Si
Trong đó Cfi: là chi phí xây dựng của hạng mục i
Pi là giá thành một đơn vị diện tích của hạng mục i
Si là diện tích xây dựng của hạng mục i
Khi đó tổng chi phí toàn bộ các hạng mục xây dựng là:
Việc đầu tư đó phải:
- Cho phép sản xuất ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao
- Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của doanh
Trang 27nghiệp, của ngành, của vùng như lao động, nguyên liệu
- Giá cả và trình độ Việt Nam phải phù hợp xu thế phát triển và năng lựccủa doanh nghiệp ngành đó
Máy móc thiết bị được liệt kê, sắp xếp thành các nhóm sau đây:
- Máy móc thiết bị chính trực tiếp sản xuất
- Thiết bị phụ trợ
- Thiết bị vận chuyển, bốc xếp, băng chuyền
- Máy móc và thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng
- Thiết bị an toàn, bảo hộ lao động
- Các loại xe đưa đón công nhân, xe con xe tải
Về mặt chi phí, giá của máy móc thiết bị là một phạm trù cụ thể nhưng lạirất khó xác định bởi có nhiều thành phần, đó là, chi phí sản xuất, chi phí muabằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, tên hiệu thương mại, chi phí huấn luyệnchuyên môn, chi phí lắp đặt, vận chuyển Phần khó xác định nhất chính là chiphí bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật (gọi theo thuật ngữ là “phần mềm”), hơnnữa, chẳng có ý nghĩa gì khi mua được máy móc thiết bị rẻ nhưng đưa vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì không đạt hiệu quả Chính vì vậy, khi mua sắm,trang bị máy móc thiết bị đòi hỏi phải có sự am hiểu nhất định về lĩnh vực côngnghệ Để có thể mua được thiết bị như mong muốn, thông thường các doanhnghiệp dùng phương thức đấu thầu
2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minhcủa nền sản xuất xã hội Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại làcông nhân, là người lao động
Trong qúa trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm cho xã hội, ngườilao động không những là một yếu tố của quá trình đó mà còn là yếu tố quantrọng tác động có tính chất quyết định vào việc phát huy đồng bộ và có hiệu quảcác yếu tố khác Nếu chúng ta có nhà xưởng, có nguyên vật liệu, có máy mócthiết bị nhưng thiếu bàn tay con người thì chúng ta cũng không thể có sản phẩm
Trang 28cung cấp cho xã hội Như vậy, nguồn nhân lực là một tài sản quý giá của doanhnghiệp Do đó, trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp phải phát huy đượchiệu quả của nguồn nhân lực của mình, đồng thời ngày càng nâng cao số lượngcũng như chất lượng nguồn nhân lực Đặc biệt là với các doanh nghiệp ngànhdệt may vốn có đặc điểm là sử dụng nhiều lao động cho nên vấn đề đầu tư pháttriển nguồn nhân lực rất được quan tâm.
Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm các hoạt độngtuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao Các hoạt động này
có thể xen kẽ, có thể tách biệt, có thể trước, có thể sau tuỳ vào đặc điểm nghềnghiệp, quy mô của doanh nghiệp
Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp không đông
về mặt số lượng nhưng lại có tính quyết định đối với sự thành bại của doanhnghiệp Trước đây, một quan niệm đã ăn sâu vào xã hội đó là: cán bộ quản lý lànhững người đi lên từ công nhân, người lao động; chỉ những người có tích luỹ từkinh nghiệm thì mới quản lý được Quản lý không phải là một nghề Đó là mộtquan niệm lỗi thời đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, người quản lý trong mỗi doanh nghiệpkhông chỉ thực hiện những công việc “thành tên” mà còn phải năng động sángtạo trong những công việc, những tình huống khó khăn, nhạy cảm Do đó, nếungười quản lý không học tập, không nâng cao nhận thức, trình độ của mình thìkhó đứng vững và đi lên được trong nền kinh tế thị trường Việc đầu tư cho đàotạo cán bộ quản lý thông qua các chi phí cho tham gia hội thảo, tham quan thực
tế, đào tạo ngắn hạn, dài hạn nghiệp vụ quản lý Đây là những chi phí khônglớn nhưng hết sức quan trọng
Đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học: Với việc khoa học phát triển như vũbão, các doanh nghiệp cần phải thích nghi với điều kiện mới để có thể cạnhtranh và vươn lên Việc đầu tư cho cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học làmột trong những nhiệm vụ vô cùng cấp bách của các doanh nghiệp dệt maytrong giai đoạn hiện nay Họ sẽ là người đem lại tri thức mới và đưa tiến bộ
Trang 29khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần không ngừngcho sự lớn mạnh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nên bỏ ra một phần thíchđáng trong lợi nhuận của mình để đầu tư cho hoạt động này.
Đào tạo tay nghề cho công nhân Đây là lực lượng ảnh hưởng mạnh củacông tác đào tạo cả về chất lượng lẫn số lượng Đào tạo công nhân có thể diến ra
ở trường đào tạo, cũng có thể đào tạo ngay khi lao động sản xuất Trong giaiđoạn khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đòi hỏi tay nghề công nhân phảivững và kịp thời thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ Điều đóđòi hỏi quá trình đào tạo lại, đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân là một tấtyếu khách quan
2.3 Đầu tư cho nguyên liệu (trồng bông, trồng dâu nuôi tằm)
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới, lượng mưa lớn, sự phân chia giữamùa mưa và mùa khô rất rõ ràng, tài nguyên đất đai phong phú Suốt năm không
có sương lạnh, ánh nắng mặt trời dồi dào đều là những nhu cầu đối với việc sinhtrưởng và phát triển của cây bông Đây là điều kiện khí hậu thích hợp cho pháttriển cây bông
Quỹ đất ở Việt Nam còn nhiều, ngay trong điều kiện đất đang sử dụngđều có thể khai thác hợp lý, luân vụ, xen canh, thâm canh đều có thể trồng bông
có hiệu quả kinh tế, thu nhập của người nông dân trên 1 ha đất gieo trồng caohơn
Về khoa học đã đạt được những kết quả mở ra lòng tin cho sự phát triểncây bông bằng việc nghiên cứu vụ trồng, giống, kỹ thuật canh tác và phòng trừ
tổ hợp sâu cho từng loại bông, vùng sinh thái của cây bông, đã sản xuất đượcgiống lai F1 với tỉ lệ mầm cao; Người nông dân ở các vùng đã quen và tiếp nhậnđược tiến bộ kỹ thuật và phấn khởi vì trồng bông có hiệu quả; Công tác tổ chức
và quản lý bông đã từng bước có hiệu quả mở rộng quan hệ giao lưu với thếgiới
Bông là nguyên liệu chủ yếu của ngành dệt Hiện nay, hàng năm chúng taphải nhập một lượng bông xơ rất lớn Từ những điều kiện thuận lợi về trồng
Trang 30bông kể trên, chúng ta phải có sự đầu tư đúng mức cho ngành bông Do đó đầu
tư vào trồng bông có nghĩa là tạo ra cơ chế chính sách thuận lợi cho sản xuấtbông, nghiên cứu áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất bông
Các giai đoạn trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ là các giai đoạn tạo ra nguyênliệu cho công nghiệp dệt Do đó đầu tư vào nguyên liệu cho ngành dệt chính làđầu tư vào các giai đoạn trên của quá trình sản xuất Nó bao gồm đầu tư về đấtđai, giống, kỹ thuật chăm bón, kỹ thuật sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất, đầu tư vào con người và cơ sở vật chất kỹ thuật kèm theo với mỗi côngđoạn đầu tư
Có một điều khá thú vị là nguyên liệu chính cho ngành may Vấn đề đầu
tư đặt ra ở đây là nâng cao chất lượng và mẫu mã của các sản phẩm ngành dệt để
có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của ngành may Cần tránh tìnhtrạng vải trong nước sản xuất được nhưng ngành may lại phải nhập nguyên liệucủa nước ngoài để làm hàng xuất khẩu do ngành dệt không đáp ứng được yêucầu về chất lượng và chủng loại Cho nên cần có sự đầu tư đồng bộ và hiệu quảcho cả hai ngành để hỗ trợ nhau cùng phát triển
2.4 Đầu tư cho công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
Một doanh nghiệp có mặt hàng tốt nhưng không quảng bá về mặt hàng củamình cho mọi người biết thì việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn, sảnxuất không được mở rộng, doanh nghiệp chỉ dậm chân tại chỗ trong khi cácdoanh nghiệp khác nhờ làm tốt công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thịtrường Trong cơ chế thị trường, nếu doanh nghiệp dệt may không biết tiếp thị tốtsản phẩm của mình sẽ bị đào thải bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế
Vấn đề đầu tư này hiện nay chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong lượng vốnđầu tư ở các doanh nghiệp vì nó liên quan đến sự sống còn của các doanh nghiệpnói chung và đặc biệt là doanh nghiệp ngành công nghiệp dệt may Thông tincũng là một thành tố quan trọng không thể thiếu được trong giai đoạn hiện nay.Việc cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoàitrước khi tiến hàng hoạt động đầu tư là rất cần thiết Các doanh nghiệp ngành
Trang 31dệt may phải tự tìm tòi nghiên cứu thị trường và quảng bá về sản phẩm của mìnhđồng thời kết hợp với các tổ chức và cá nhân để có được những thông tin bổ íchgiúp cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Đẩy mạnh hoạt động đầu tư xúc tiến thương mại là nhiệm vụ hàng đầucủa các doanh nghiệp dệt may Ngoài việc chủ động thông tin, họ phải gặp gỡtrao đổi kinh nghiệm, tham gia các hội chợ hàng dệt may quốc tế, ghi tên vàocác tổ chức hiệp hội dệt may để có thể giới thiệu sản phẩm của mình cho nhữngkhách hàng có nhu cầu Hơn nữa cần khắc phục những yếu kém hiện hữu để cóthể vươn lên trong tiến trình cạnh tranh, phát triển và hội nhập
2.5 Đầu tư khác
* Đầu tư vào hàng tồn trữ vào các doanh nghiệp ngành dệt may.
Trước tiên chúng ta có khái niệm dự trữ Dự trữ của doanh nghiệp là toàn
bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữtrong doanh nghiệp
Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như mộthiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp.Trong nền kinh tế thị trường, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, họ thấyrằng việc đầu tư hàng dự trữ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, hãng có thể dự đoán hay khẳng định giá cả sẽ tăng.
Thứ hai, các doanh nghiệp dệt may có ý định giữ hàng dự trữ vì những lý
do giống như những hộ gia đình có ý định giữ tiền Có một thực tế phù hợp vớiđộng cơ giao dịch của việc giữ tiền là nhiều quá trình sản xuất cần có thời gian
để hoàn tất Một số hàng dự trữ có vai trò là khâu trung gian của các đầu vàotrước khi chúng trở thành sản phẩm Nhưng còn có một động cơ tương ứng vớiđộng cơ đề phòng như khi giữ tiền Giả sử nhu cầu về sản phẩm của hãng bấtngờ tăng lên Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng,hãng có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu hãng muốnđáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt; do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữmột lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột Tương tự, khi có suy
Trang 32thoái tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng không bán được cóthể rẻ hơn là phải chịu những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dôi thừavới mục đích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất
Ngoài hai lý do trên thì việc đầu tư hàng dự trữ còn có tác dụng đảm bảocho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may được diễn raliên tục hợp lý và hiệu quả; cho phép sản xuất và mua nguyên nhiên vật liệu mộtcách kinh tế Nhất là đối với ngành dệt, nhu cầu về nguyên vật liệu cho sản xuất
là rất cao, nhiều khi các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu với giá cao dokhông đầu tư đúng mức vào hàng tồn trữ
Căn cứ vào mục đích dự trữ, dự trữ được chia thành các loại cơ bản sau:
- Dự trữ chu kỳ: là bộ phận dự trữ thay đổi theo quy mô của mỗi đợt đặt hàng
- Dự trữ bảo hiểm: là khoản dự trữ cho tình trạng bất định về cung cầu vàthời gian chờ hàng
- Dự trữ thời vụ: là khoản dự trữ đáp ứng vào những thời kỳ thời vụ
Xét về mặt chi phí, bằng việc giữ lại các hàng hoá đáng lẽ có thể bán được,hay mua vào những hàng hoá mà việc mua đó đáng ra có thể hoãn lại, doanh nghiệpngành dệt may giữ lại khoản tiền đáng ra có thể sử dụng theo các khoản lãi trả chokhoản tiền có thể thu được bằng cách bán những hàng hoá này đi hay khoản tiềnphải bỏ ra để mua chúng Xét một cách cụ thể, chi phí được chia thành:
- Giá trị của hàng dự trữ: được tính theo sản phẩm và số lượng sản phẩm
- Chi phí đặt hàng: là toàn bộ những chi phí liên quan đến việc thiết lập mộtđơn hàng (chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng), chi phí này thường
cố định, không thay đổi theo quy mô đặt hàng (trừ trường hợp có sự thay đổi quá lớn)
- Chi phí tồn trữ hàng dự trữ: là những chi phí liên quan đến hàng tồn trữtrong kho bao gồm chi phí kho bãi, chi phí về tiền lương kho, bảo vệ, chi phíbảo hiểm hàng, kho hàng, chi phí về lãi suất, chi phí hao hụt mất mát Chi phínày tỷ lệ thuận với quy mô đặt hàng
Đây là một khoản chi phí đầu tư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, khoảng 40% tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Vì vậy, trong quá trình sử dụng, đòi hỏi
Trang 33phải có kế hoạch hợp lý nhằm sử dụng hiệu quả đồng vốn và đảm bảo sản xuất diễn ra bình thường, liên tục.
* Đầu tư xử lý môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinhvật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sảnxuất bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo vệ quyền con người được sống trongmôi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển lâu bền của đất nước gópphần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu là việc làm cấp thiết và là tráchnhiệm của xã hội và mọi cá nhân
Với ngành dệt may nước ta, vấn đề đầu tư giải quyết môi trường là mộtvấn đề mang tính cấp bách Vì thành phần môi trường của ngành là các yếu tốtạo thành môi trường như: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất,núi rừng ; trong đó nổi lên các yếu tố làm gây ô nhiễm môi trường là: chất thảitrong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất ở dạng rắn, lỏng, khí, âm thanh và cácdạng khác Các chất thải này làm ô nhiễm môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môitrường và làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây
ra ảnh hưởng xấu cho đời sống con người và thiên nhiên Do vậy, đầu tư xử lýmôi trường vẫn, đang và sẽ là vấn đề cần quan tâm đối với hoạt động đầu tư pháttriển ngành dệt may nước ta
Trang 34Chương II Thực trạng đầu tư phát triển ngành dệt may Việt Nam
I Khái quát tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam.
1 Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam.
Từ sau khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế sang cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà nước, với đường lối phát triển kinh tế mới (đadạng hoá các thành phần kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nhiềunước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc hai bên cùng
có lợi, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ sản xuất hàng tiêu dùngphục vụ nhu cầu trong nước và kinh phí, quan tâm đúng mức đến phát triểnnông nghiệp và nông thôn), ngành công nghiệp dệt may đã thể hiện được là mộttrong những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước
Trong các năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng nhanh
cả về giá trị tuyệt đối (từ 140,4 triệu USD năm 1989 lên đến 1.975,4 triệu USDnăm 2001) Hiện nay, ngành tạo ra khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước, 41% kim ngạch xuất khẩu của ngành công nghiệp chế tác, mang lại nguồnngoại tệ rất quý giá cho đất nước trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệphoá
Ngành công nghiệp dệt may đã phát triển mạnh trong thời gian qua thuhút được nhiều lao động Đến nay, ngành có khoảng hơn 500 nghìn công nhânchiếm 22,7% lao động công nghiệp toàn quốc, góp phần giải quyết công ăn việclàm cho người lao động, tạo sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt may đã bắt đầu tạo racác mối liên kết kinh tế, có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đấtnước theo hướng công nghiệp hoá Ngành công nghiệp dệt may tăng trưởngnhanh tạo ra nhu cầu lớn về nguyên liệu như bông, tơ tằm, do đó đã khuyếnkhích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất độc canh cây lươngthực sang trồng bông, trồng dâu nuôi tằm, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn,nâng cao thu nhập cho người nông dân Đồng thời với việc mở rộng sản xuất
Trang 35nhu cầu về máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế của ngành cũng tăng lên, có tácđộng khuyến khích ngành cơ khí mở rộng sản xuất cung cấp phụ tùng thay chongành công nghiệp dệt may (do trình độ Việt Nam còn hạn chế ngành cơ khíViệt Nam chưa đủ sức cung cấp dây chuyền đồng bộ hiện đại cho ngành dệtmay) Tất cả các điều đó đều đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế chung của đấtnước, cải thiện đời sống nhân dân.
Ngành công nghiệp dệt may là ngành sản xuất hàng tiêu dùng hướngmạnh ra xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước đã thể hiện là ngành
đi đúng hướng theo chiến lược phát triển của đất nước ta trong thời gian quachiến lược hướng ngoại tổng hợp, tức là đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế nhậpkhẩu Nhờ vậy ngành luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm
Ngày nay, với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế, cùngvới quá trình chuyển giao công nghệ đang diễn ra sôi động trên thế giới, ngànhcông nghiệp dệt may Việt Nam phải trực tiếp tham gia hợp tác về các lĩnh vựclao động, mậu dịch trong khu vực Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cũng
đã trở thành thành viên chính thức của hiệp hội dệt may Đông Nam á(AFTEX), tham gia hiệp hội bông Liverpool và tiến trình bình thường hoáquan hệ Việt Mỹ đang diễn ra mau chóng theo chiều hướng tích cực Cùng vớiđường lối đối ngoại mở rộng, tin tưởng rằng ngành công nghiệp dệt may ViệtNam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu trở thành một ngànhkinh tế chủ lực của đất nước
2 Cơ cấu tổ chức
Trải qua quá trình phát triển, chịu hậu quả tất yếu của các đợt cải tiến tổchức quản lý, các doanh nghiệp dệt may đã được hoạt động theo nhiều cơ chế vàhình thức khác nhau: khi thì trực tiếp thuộc bộ chủ quản, khi thì có cấp trunggian (cấp liên hiệp xí nghiệp), nay thì thuộc một ngành công nghiệp dệt maymạnh hoạt động theo hướng tập đoàn Có doanh nghiệp khi thì hạch toán độclập, khi thì phụ thuộc và đến nay lại chịu sự quản lý của ngành công nghiệp dệtmay theo điều lệ hoạt động được thủ tướng chính phủ phê duyệt
Trang 36Chính sự thay đổi liên tục về cơ cấu tổ chức (không kể nhân sự) trungbình 5 năm một lần (1975) đã làm cho hoạt động của các doanh nghiệp dệt may
bị ảnh hưởng rất nhiều Mỗi lần thay đổi cơ cấu tổ chức là một lần gây xáo trộn,thúc đẩy tâm lý thụ động, chờ đợi Đó là chưa kể mỗi lần sáp nhập hay giải thể
là một lần tài sản của Nhà nước có điều kiện bị thất thoát
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trung ương với cácdoanh nghiệp địa phương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoàn toàn tựnguyện trên cơ sở tự phát, cần thì tìm đến nhau chứ vai trò của một tổ chức theokiểu nghiệp đoàn hay hiệp hội hầu như không có
Hiệp hội dệt may Việt Nam cũng đã được thành lập từ lâu cùng với sựxuất hiện của các nhóm sản phẩm, nhưng hoạt động rất hình thức, kém hiệu quả,thậm chí không hoạt động trong một thời gian dài
Chính vì vậy, việc đầu tư trùng lặp giữa các doanh nghiệp xảy ra khôngphải là ít, cùng với sự bùng nổ tự phát của khu vực may tư nhân trong nhữngnăm gần đây, đã gây ra những lãng phí nghiêm trọng Hậu quả là năng lực củatoàn ngành mới chỉ huy động được khoảng 70% và hầu hết các doanh nghiệpmay mới thành lập đều không có đủ việc làm, kèm theo đó là trình độ công nghệthiết bị, trình độ quản lý của các cán bộ điều hành, tay nghề của công nhân đềuthấp, sản phẩm làm ra chất lượng kém
Việc thiếu ổn định mô hình tổ chức mà cụ thể là cơ quan quản lý cấp trêntrực tiếp không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh củatừng doanh nghiệp đơn lẻ Bởi vì dù có cấp liên hiệp hay ngành công nghiệp dệtmay hay không thì các doanh nghiệp vẫn hoạt động độc lập theo quyết định 388/HĐBT Song về quy mô toàn cục đã có những mất mát lớn Đó là:
- Đầu tư trùng lặp, nhiều năng lực sản xuất bị dư thừa như các thiết bị dệtkhăn, máy thêu, dệt thảm đay
- Một số dây chuyền công nghệ nhập khẩu về không phát huy được tácdụng do thiết bị quá cũ hoặc trình độ công nghệ dưới mức trung bình hoặc đầu
tư không đồng bộ nên hiệu quả thấp
Trang 37- Cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệpthuộc thành phần kinh tế khác về gia công sản phẩm may mặc cho nước ngoài.
- Không có một phương án sản xuất theo kiểu tổng quát bóc lột cho nhau,sản phẩm mạnh kèm sản phẩm yếu nên khả năng khai phá thị trường mới kém
- Đó là chưa kể việc thay đổi tổ chức dễ gây ra tâm lý thụ động, ỷ lạitrong lớp cán bộ quản lý cấp vĩ mô Đồng thời sự thay đổi cơ cấu bộ máy ở cấp
vĩ mô dễ gây ra những thay đổi về quan điểm, chủ trương trong đầu tư phát triểnngành
Tuy nhiên, đại hội thành lập Hiệp hội dệt may Việt Nam đã được tổ chứctrọng thể ngày 21/10/1999 tại thủ đô Hà Nội Hiệp hội ra đời là tất yếu kháchquan, đánh dấu bước phát triển trưởng thành của ngành dệt may Việt Nam Hoạtđộng nhiệm kỳ I của hội đã đánh dấu bước phát triển chung của toàn ngành Nộidung hoạt động đã tập trung trọng tâm mà nghị quyết đại hội đã đề ra, đã có tácđộng đến sự quan tâm của chính phủ, của bộ, ngành, của các tổ chức kinh tế,thương mại, các hiệp hội trong và ngoài nước Kết quả hoạt động thúc đẩy sựtham gia của các doanh nghiệp, tăng cường mối liên hệ giữa doanh nghiệp vớidoanh nghiệp, giữa ngành với ngành
Kết quả đạt được là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ, các bộ ngànhhữu quan, các tổ chức kinh tế, thương mại, các hiệp hội trong và ngoài nước.Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp, sự nỗ lực cố gắng của chính phủ,các bộ, ngành, các tổ chức kinh tế, thương mại, các hiệp hội trong và ngoàinước Tính tới nay, hiệp hội đã kết nạp tổng số 392 hội viên
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại thiếu sót như hoạt động của ban chấp hànhchưa đồng đều, sự tham gia của các doanh nghiệp chưa cao, nội dung và lĩnhvực hoạt động cũng như kinh phí của hội còn nhiều hạn chế
Tính chung toàn ngành dệt may Việt Nam có 931 doanh nghiệp (dệt: 337doanh nghiệp, may: 594 doanh nghiệp)
- Doanh nghiệp quốc doanh là 175 doanh nghiệp (dệt: 52, may: 123)+ Doanh nghiệp quốc doanh trung ương 54 doanh nghiệp
Trang 38Trong đó doanh nghiệp thuộc VINATEX là: 43 doanh nghiệp
- Ngoài quốc doanh: 656 đơn vị và khoảng 40000 hộ cá thể
Đối với lĩnh vực đầu tư nước ngoài: tổng số cấp phép là 211 dự án vớitổng vốn đầu tư là 1,961 tỷ USD trong đó 44 dự án giải thể và 2 dự án tạmngừng Tổng số dự án đang hoạt động 165 dự án với tổng vốn thực hiện là778,783 triệu USD chiếm 40% tổng vốn cấp phép
3 Chính sách phát triển ngành dệt may
Bên cạnh sự nỗ lực của chính ngành công nghiệp dệt may trong xu thế hộinhập khu vực hoá và toàn cầu hoá, thì sự nỗ lực của Nhà nước thông qua cácchính sách là điểm tựa quan trọng cho ngành dệt may trong quá trình phát triển,nhất là trong giai đoạn đầu thực hiện đổi mới
Một số chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành dệt may baogồm:
3.1 Chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nước
Do tình trạng thiết bị cũ, nhiều năm chưa được đổi mới, cộng thêm côngnghệ lạc hậu, sử dụng quá nhiều nguyên liệu nhập ngoại nên sản phẩm sản xuất
ra hầu hết chỉ đạt ở mức độ trung bình đáp ứng một phần nhu cầu bình thườngcủa người dân: đối với một số sản phẩm có chất lượng tốt thì giá thành cao.Trong khi đó, các nước khác với máy móc hiện đại và công nghệ tiên tiến đã sảnxuất ra nhiều loại vải, sản phẩm may mặc đẹp, chất lượng tốt, giá thành rẻ, sẵnsàng tràn vào thị trường Việt Nam để lũng đoạn thị trường Trong khoảng 2 nămgần đây, khi khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra, đồng tiền của các nước trongkhu vực bị phá giá rất lớn từ 40-80% Trong khi đó, đồng Việt Nam chỉ mất giá10% Biến động về tiền tệ làm cho giá các hàng hoá rất rẻ, sản phẩm may mặcViệt Nam đang bị cạnh tranh gay gắt trên chính thị trường của mình Bên cạnh
đó còn phải kể đến sức ép của một khối lượng hàng dệt may nhập lậu, hàngSida
Trước sức ép của hàng nhập ngoại có thể đánh đổ hàng dệt may sản xuấttrong nước, Nhà nước cần có chính sách bảo hộ hàng dệt may sản xuất và tiêu
Trang 39thụ trên thị trường nội địa thông qua các biện pháp, chính sách sau:
- Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường nhằm hạn chế tới mức tốithiểu hàng nhập lậu, hàng giả Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, cáccấp liên quan như lực lượng hải quan, thuế quan, an ninh, ban quản lý thịtrường Tăng cường kiểm tra thị trường, yêu cầu chủ hàng phải có hoá đơn,chứng từ hợp lệ về mua - bán và vận chuyển hàng hoá Thu thuế, truy thu thuếmột cách triệt để, xử lý chặt chẽ, nghiêm minh đối với hàng nhập lậu, hàng giả
và chủ hàng
- Lập hàng rào thuế quan đối với hàng nhập ngoại: Chủ trương lập hàngrào cả về nguyên liệu cũng như thành phẩm Tác dụng của hàng rào thuế quanmột mặt đem lại nguồn thu cho ngân sách, mặt khác còn tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp dệt may trong nước nâng cao sức sản xuất, sản phẩm dệt maytrong nước nâng cao sức cạnh tranh
Về chủng loại vải, ngành dệt may Việt Nam có khả năng sản xuất nhiềuloại vải thông dụng từ sợi cotton, sợi Pe/Co, Petex dùng để may áo sơ mi, mayquần Tuy nhiên, các loại vải cao cấp dùng để may complet, Jacket, thì chưa sảnxuất được hoặc có xí nghiệp sản xuất nhưng không hiệu quả, chưa được thịtrường chấp nhận Chính vì vậy, hàng năm Nhà nước vẫn cho phép nhập số lượngvải cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu may mặc của nhân dân và may xuất khẩu Khinăng lực sản xuất của nhà máy được nâng cao thì số lượng quota nhập khẩu phảiđược giảm dần, tạo ra thị trường cho sản phẩm nội địa trên chính thị trường nội
Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội mậu dịch tự do Châu á TháiBình Dương (AFTA) vào 2006, thì biện pháp bảo hộ này không còn ý nghĩanữa Do đó, trong khoảng thời gian từ nay đến 2006, các doanh nghiệp sản xuấttrong nước nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phải tranh thủ thời cơnày để nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm dệtmay Có như vậy, sản phẩm dệt may mới tham gia cạnh tranh cùng hàng hoá màkhông bị sức ép của nó, không bị thiệt thòi ngay trên chính thị trường bản địacủa mình
Trang 40Quá trình bảo hộ của Nhà nước đối với ngành dệt may là cần thiết, nhưngcác doanh nghiệp không được lợi dụng sự ưu ái này để ỷ lại Sự hỗ trợ của Nhànước thông qua hình thức bảo hộ này nhằm mục đích tạo ra tính công bằng trongcạnh tranh trong hàng nội so với hàng ngoại và nâng cao sức cạnh tranh chohàng nội, đó là mục đích của hình thức bảo hộ.
3.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu
Trong chính sách đổi mới, Nhà nước đã khuyến khích xuất khẩu, xoá bỏđộc quyền về ngoại thương, các đơn vị sản xuất kinh doanh được điều kiện đểtiếp xúc với các bạn hàng và thị trường bên ngoài, được quyền trực tiếp xuấtkhẩu hàng hoá do cơ sở mình sản xuất Xuất khẩu hàng hoá trở thành một trongnhững mục tiêu lớn của Nhà nước ta nhằm cân bằng cán cân thương mại, gópphần thúc đẩy sản xuất trong nước thể hiện qua các mối liên kết “ngược”,
“xuôi”, “gián tiếp” giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân và chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng hiện đại hoá, đồng thời góp phần cải thiện đời sống nhândân Trong đó, ngành công nghiệp dệt may được đánh giá là một trong nhữngngành chủ lực thực hiện chiến lược này Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu của sảnphẩm dệt may đang đứng thứ hai trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam Giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt may liên tục tăng trong những nămgần đây đã chứng minh tầm quan trọng của ngành dệt may với vai trò là một bộphận cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của đất nước
Để thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá xuất khẩu nói chung và sảnphẩm dệt may nói riêng, cũng cần phải có sự trợ giúp của Nhà nước, nhưng sựtrợ giúp này không mang tính chất bảo hộ như hình thức phát triển kinh tếhướng nội, mà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may thamgia vào thị trường quốc tế, đặc biệt trong thời kỳ đầu khi công nghiệp trongnước còn chưa quen với môi trường kinh doanh quốc tế
Trước hết là chính sách tỷ giá hối đoái: Để khuyến khích xuất khẩu, Nhà
nước có thể điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái, đồng thời đảm bảo cho các nhà sảnxuất trong nước có lãi khi bán các sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế