1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích công ty cổ phần dầu thực vật tường an- tac

42 3,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 465,36 KB

Nội dung

Phân tích công ty cổ phần dầu thực vật tường an- tac

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TÀI CHÍNH

Đề tài : PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN

DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN - TAC

TP.HCM, ngày tháng năm 2012

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM

Trang 4

MỤC LỤC

A GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TAC 5

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 5

II CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ 9

1 NGÀNH NGHỀ 9

2 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VÀ THỊ TRƯỜNG CHÍNH .9 3 THỊ TRƯỜNG CHÍNH 10

4 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 10

III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG TỪNG PHÒNG BAN 11

IV THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA, XU HƯỚNG SẮP TỚI 12

B PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TAC 13

I BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 13

1 TÀI SẢN: 13

2 NGUỒN VỐN: 17

II BẢNG KẾ QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 20

III BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 23

C PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 27

I TỶ SỐ THANH TOÁN 27

1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 27

2 Tỷ số thanh toán nhanh 27

3 Tỷ số thanh toán bằng tiền 28

4 Tỷ số khoảng cách an toàn 29

5 Tỷ số thanh toán bằng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh 30

Trang 5

6 Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 30

II Tỷ số hoạt động 31

1 Vòng quay tồn kho: 31

2 Vòng quay khoản phải thu: 32

3 Vòng quay Tài Sản Cố Định 32

4 Vòng quay Tổng Tài Sản 33

5 Vòng Quay Khoản Phải Trả 33

III Tỷ số doanh lợi 33

1 Doanh lợi tiêu thụ 34

2 Doanh lợi tài sản 35

3 Doanh lợi vốn tự có 37

IV Tỷ số nợ 38

1 TỶ SỐ NỢ / TỔNG TÀI SẢN 38

2 TỶ SỐ THANH TOÁN LÃI VAY 39

V Tỷ số chứng khoán 40

Trang 6

A GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TAC

I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Quá trình xây dựng và phát triển dầu Tường An có thể chia thành 4 giai đoạn:

1 Giai đoạn đầu năm 1977 - 1984 : Tiếp quản và sản xuất theo chỉ tiêu kế

2 Giai đoạn 1985 - 1990 được chuyển giao quyền chủ động sản xuất kinh

doanh, xây dựng hoàn chỉnh nhà máy và đầu tư mở rộng công suất

Tháng 07/1984 nhà nước xóa bỏ bao cấp, giao quyền chủ động sảnxuất kinh doanh cho các đơn vị Nhà máy dầu Tường An là đơn vị thành viêncủa Liên hiệp các xí nghiệp dầu thực vật Việt Nam, hạch toán độc lập, có tưcách pháp nhân, được chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong giai đoạn này, sản phẩm sản xuất và tiêu thụ chủ yếu của Tường

An là các sản phẩm truyền thống như Shortening, Margarine, Xà bông bánh.Đây là thời kỳ vàng son nhất của sản phẩm Shortening, thiết bị hoạt động hếtcông suất nhưng không đủ cung cấp cho các nhà máy sản xuất mì ăn liền.Dầu xuất khẩu, chủ yếu là dầu dừa lọc sấy chiếm tỷ lệ cao trên tổng sảnlượng (32%) Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa các mặthàng luôn là vấn đề được quan tâm thường xuyên vì vậy sản phẩm Tường Antrong giai đoạn này đã bắt đầu được ưa chuộng và có uy tín trên thị trường

3 Giai đoạn 1991 - tháng 10/2004: Đầu tư mở rộng sản xuất, nâng công suất

thiết bị, xây dựng mạng lưới phân phối và chuẩn bị hội nhập

a) Định hướng và phát triển sản phẩm chủ lực:

Đầu thập niên 90 là thời kỳ đất nước thực hiện chính sách kinh tế mởcửa, hàng hóa xuất nhập khẩu dễ dàng và đa dạng Một số sản phẩm dầungoại nhập bắt đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam, các cơ sở ép địaphương được hình thành với quy mo nhỏ và trung bình, các sản phẩm dầu ănbước vào giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế thị trường

Với bối cảnh trên, năm 1991 các sản phẩm dầu đặc của Tường An bịcạnh tranh quyết liệt từ sản phẩm Shortening ngoại nhập Trước tình hình đó,Tường An đã xác định lại phương án sản phẩm: vẫn duy trì mặt hàngMagarine và Shortening truyền thống để cung cấp cho những khách hàng cónhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao mà hàng ngoại nhập không thay

Trang 7

thế được, mặt khác đầu tư cải tiến mẫu mã bao bì kết hợp tuyên truyềnhướng dẫn người tiêu dùng thay đỗi thói quen sử dụng mỡ động vật để đẩymạnh sản xuất dầu lỏng tinh luyện, mỡ rộng thị trường tiêu thụ trong nước.Dầu Cooking Tường An được đưa ra thị trường từ tháng 10/1991, Tường An

là đơn vị đi đầu trong sản xuất dầu Cooking cho người tiêu dùng và cũng làđơn vị đầu tiên vận động tuyên truyền người dân dùng dầu thực vật thay thế

mỡ động vật trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh tim mạch Sảnlượng tiêu thụ dầu Cooking tăng lên nhanh chóng những năm sau đó (năm

1992 đạt 215% so với năm 1991, năm 1993 đạt 172% so voi năm 1992), đượcngười tiêu dùng ưa chuộng và trở thành sản phẩm chủ lực của Tường An từ

đó đến nay

b) Đầu tư phát triển:

Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Tường An đã liên tụcđỗi mới trang thiết bị cũng như công nghệ sản xuất, thiết lập dây chuyền sảnxuất khép kín từ khâu khai thác dầu thô đến khâu đóng gói bao bì thànhphẩm

Các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng của Tường An nhằm đổi mới công nghệ,nâng cao năng lực và quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượngsản phẩm, hạ giá thành để phục vụ tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầuxuất khẩu:

- Năm 1994 đầu tư máy thổi chai PET của Nhật, đây là dây chuyền thực sựphát huy hiệu quả, Tường An là một trong những đơn vị sản xuất đầu tiên ởViệt Nam có dây chuyền thổi chai PET và chai PET đã được người tiêu dùngđánh giá cao và góp phần đưa sản xuất dầu chai các loại phát triển

- Năm 1997 lắp đặt dây chuyền chuyền chiết dầu chai tự động của CHLBĐức công suất 5000 chai 1 lit/giờ Đây là dây chuyền chiết rót chai tự độngđầu tiên ở Việt Nam, giúp Tường An tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng năng suấtlao động để phục vụ kịp thời nhu cầu tăng nhanh của thị trường

- Năm 1998 mặt bằng được mỡ rộng thêm 5700m2 nâng tổng diện tíchTường An lên 22000m2, xây trạm biến thế điện 1000KVA, lắp đặt thêm 4300

m3 bồn chứa

- Năm 2000 lắp đặt dây chuyền thiết bị tinh luyện dầu tự động công suất

150 tấn/ngày công nghệ Châu Âu, góp phần nâng tổng công suất Tường Anlên 240 tấn/ngày

- Năm 2002 thiết bị hoạt động hết công suất, Tường An đã mua lại Công tydầu thực vật Nghệ An công suất 30 tấn/ngày thành phân xưởng sản xuất củaTường An Phân xưởng này sau đó đã được đầu tư cải tạo nâng công suấtlên 60 tấn/ngày, là Nhà máy dầu Vinh của Tường An hiện nay

Trang 8

- Năm 2004 bắt đầu dự án xây dựng Nhà máy dầu Phú Mỹ công suất 600tấn/ngày tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Bà Rịa Vũng Tàu với tổng giá trị đầu tư hơn

330 tỷ đồng

4 Giai đoạn tháng 10/2004 đến nay: Thời kỳ chuyển giao và hội nhập

Từ ngày 01/10/2004, việc chuyển đổi mô hình tổ chức, vả hoạt động từdoanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần đã đánh dấu bước ngoặcquan trọng đối với Tường An Quy mô hoạt động được nâng lên, Tường An

đã liên tục đỗi mới và nâng tầm hoạt động để đáp ứng kịp thời nhu cầu pháttriển Đó là việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, bổ sung nhân lực cho các vị trícòn yếu và thiếu; nâng cấp và mỡ rộng hệ thống phân phối, đào tạo đội ngũbán hàng chuyên nghiệp; đồng thời triển khai chương trình phần mềm vi tínhmới nối mạng toàn Công ty nhằm cung cấp số liệu kịp thời cho công tác quảntrị, giúp định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, lành mạnh hóa tài chính,hạn chế những rũi ro và đặc biệt là tạo các nguồn lực để tham giá niêm yếttrên thị trường chứng khoán vào đầu năm 2007

Năm 2005 Tường An lắp đặt thêm hai dây chuyền chiết dầu chai tựđộng công nghệ tiên tiến của Châu Âu, nâng tổng công suất chiết dầu chai tựđộng của Tường An lên 22500 lit/giờ, tăng gấp 4,5 lần so với trước đây

Bên cạnh đó, dự án Nhà máy dầu Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ

I, Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ để kịp hoàn thành vàocuối năm 2006 Đây là bước chuẩn bị tích cực của Tường An trong tiến trìnhtham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới

trụ sở công ty

Nhà máy dầu Phú Mĩ

Trang 10

II CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ

 Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu,

mỡ động thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa

 Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói

 Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vậtliệu phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật

 Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng

 Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nướcchấm, nước sốt (không sản xuất tại trụ sở)

 Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm mì ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa,cháo ăn liền)

 Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá

 Kinh doanh khu vui chơi giải trí (không hoạt động tại trụ sở)

 Hoạt động sinh hoạt văn hoá (tổ chức giao lưu, gặp mặt)

 Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê)

2 MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VÀ THỊ TRƯỜNG CHÍNH

a) Nhóm dầu dùng để chiên xào

(1) Dẩu Cooking Oil(2) Dầu Vạn Thọ(3) Dẩu thực vật tinh luyện (Olita)

b) Nhóm dầu cao cấp

(1) Dầu Extra Virgin Olive Oil(2) Dầu canola (dầu hạt cải tinh luyện)(3) Dầu nành tinh luyện

(4) Dầu mè tinh luyện(5) Dầu phộng tinh luyện

c) Nhóm dầu dinh dưỡng

(1) Dầu ăn dinh dưỡng trẻ em thế hệ mới (VioExtra)

(2) Dầu Season

Trang 11

d) Nhóm dầu đặc

(1) Margarine (Bơ thực vật)(2) Shortening

e) Sản phẩm công nghiệp

(1) Dầu dừa(2) Dầu cọ tinh luyện(3) Dầu olein tinh luyện

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty với khoảng 200 Nhà phânphối và Đại lý, 20 Siêu thị và 100 khách hàng Công nghiệp Tường An chiếm35,2% thị phần cả nước, dẫn đầu thị phần nội địa

Trở thành công ty dẫn đầu trong ngành dầu thực vật, định hướng mởrộng sản xuất và đầu tư sang các lĩnh vực khác nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao

và ít rủi ro hơn

III CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG TỪNG PHÒNG BAN

Hội đồng quản trị và Ban điều hành, quản lý:

Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc của Công ty trong năm và cho đếnthời điểm lập báo cáo này bao gồm:

Hội đồng quản trị

nhiệm Ông Đoàn Tấn Nghiệp Chủ tịch 24/4/2007

Ông Nguyễn Hùng

Ông Dương Tiến Đức Thành viên 30/6/2008

Ông Huỳnh Văn Nhớ Thành viên 30/6/2008

Ông Hà Bình Sơn Thành viên 26/4/2010

Trang 12

Ban kiểm soát

nhiệm Ông Văn Tích Vĩnh Trưởng ban 24/4/2007

Ông Nguyễn Đức

Thuyết

Kiểm soát viên 24/4/2007

Bà Ngô Bạch Mai Kiểm soát viên 24/4/2007

Ông Nguyễn Văn

Lừng

Phó Tổng GiámĐốc

31/01/2012

Ông Dương Tiến

Đức

Phó Tổng GiámĐốc

31/01/2012

Ông Vũ Đức Thịnh Kế toán trưởng 31/01/2012

Kiểm toán viên:

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) đã kiểm toán Báo cáo tài chínhcho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2011, A&C bày tỏ nguyệnvọng tiếp tục được chỉ định là kiểm toán viên độc lập của Công ty

Trang 13

IV THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA, XU HƯỚNG SẮP TỚI

Thuận lợi :

- Thương hiệu mạnh,sản phẩm phong phú và đa dạng

- Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước

- Thị phần lớn là một trong những công ty đi đầu về thị trường tiêu thụ

- Luôn đi đầu trong việc phát triển sản phẩm mới,trang thiết bị công nghệtiên tiến

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm lâu năm

- Tường An là Công ty Dầu ăn đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên SGDCKTPHCM do đó hình ảnh Công ty ngày càng được công chúng biết đếnnhiều hơn và đây là động lực để thúc đẩy công ty ngày càng phát triểncũng như có thể huy động vốn dễ dàng

- Thị trường gia tăng 12%-15% mỗi năm liên tục đến năm 2010

Trang 14

- Cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt( không chỉ trong nước màvới cả nước ngoài )

- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm cho hàng hóa, sản phẩm cạnhtranh quyết liệt không chỉ ở thị trường nước ngoài mà ngay cả tại thịtrường nội địa Đồng thời, sự hỗ trợ của Nhà Nước mang tính chất trựctiếp cũng không còn (miễn giảm thuế, các khoản trợ cấp, ưu đãi…),doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trước xu thế hội nhập kinh tếthế giới

Xu hướng :

- Với tiềm lực mạnh mẽ và sự nhìn nhận đúng đắn về trung gianmarketing công ty Tường An đã chú trọng vào hệ thống phân phối trênkhắp cả nước, không ngừng cải tiến kỹ thuật ,trang thiết bị để mang lạicho khách hàng sản phẩm chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng cao vàmong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất

- Đối với thị trường nước ngoài, thiết lập các đại lý phân phối chính thứcsản phẩm của công ty tại một số nước với chất lượng đảm bảo cạnhtranh hợp lý

B PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TAC

I BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

1 TÀI SẢN:

Tổng tài sản của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm 35,008,801,442VNĐ tương ứng giảm 5.1%, sau đó lại tăng 292,218,250,687 VNĐ tương ứngtăng 44.82%( tăng ở mức khá mạnh) vào khoảng thời gian từ 2009-2010 vàtăng 9.2% tương ứng với 86,833,103,724VNĐ vào năm 2011

Nhìn chung , xu hướng về tổng tài sản của công ty là tăng trong 2 năm gầnđây, với sự gia tăng về tài sản phản ánh sự gia tăng đầu tư, mở rộng sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó gia tăng về doanh thu và lợi nhuận,

có thể coi là một dấu hiệu tốt, nhưng còn phải xét thêm một số chỉ tiêu khác

để đánh giá hiêu quả của sự biến động

 Tài sản ngắn hạn:

Trang 15

Mô tả: tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm 6.25% từ năm 2008- 2009, sau

đó tăng mạnh lên đến tỷ lệ 71.98% từ năm 2009-2010, sau đó tăng ổn định12.97% từ năm 2010-2011

Nhận xét:Vậy ta có thể kết luận sự gia tăng tổng tài sản của công ty chủ

yếu là do tăng tài sản lưu động, điều đó phản ánh dấu hiệu tốt vì công ty có xuhướng mở rộng sản xuất kinh doanh không thông qua việc đầu tư thêm tàisản cố định, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định=> nâng cao đòn bẩykinh doanh=> hạ thấp điểm hòa vốn Nhưng vấn đề sử dụng tài sản ngắn hạnsao cho hiệu quả là vấn đề quan trọng, để lý giải điều này, ta cần xem xét đisâu hơn

o Về tiền mặt:

Mô tả: vốn bằng tiền của công ty tăng mạnh từ năm 2008-2009 tương ứng

với 56,363,582,823VNĐ( tăng 70,83%) sau đó lại giảm 10,24% từ năm 2010và giảm 15,33% từ năm 2010-2011.Nói chung tiền mặt có xu hướnggiảm trong 2 năm gần đây, nhưng xét so với năm 2008, thì tiền mặt sẽ đã tăngmột khoảng đáng kể

2009-Nhận xét: đây là một dấu hiệu tốt, vì sự tăng tiền mặt sẽ cải thiện tình hình

thanh toán công ty, tăng khả năng thanh toán nhanh, ít rủi ro hơn cho côngty.Nhưng ta cũng cần phải xem lại vì nếu xét về tỷ trọng của tiền mặt so vớitổng tài sản, thì nó đang giảm trong 2 năm gần đây tương ứng với( 12.97% và10.6%) trong 2010, 2011 Điều này là không tốt, vì nó cho thấy khả năngthanh toán nhanh của doanh nghiệp đang xấu đi

o Các khoản phải thu ngắn hạn:

Mô tả: về các khoản phải thu trong 3 năm, cụ thể là khoản phải thu tăng

5,844,917,787VNĐ( tương ứng tăng 20.05% vào( 2008-2009), sau đó lại tiếptục tăng mạnh 19,835,557,579VNĐ( tương ứng tăng 56.69%) vào( 2009-2010)và tăng 21.78% vào khoảng thời gian( 2010-2011)

Nhận xét:Xu hướng tăng trong 3 năm Nguyên nhân chủ yếu là do các

khoản mục “Phải thu khách hàng” tăng Điều đó cho thấy:

Khoản phải thu tăng phản ánh sự mở rộng thị trường, tăng doanh thuthông qua việc mở rộng chính sách bán chịu của doanh nghiệp, điều này làmột dấu hiệu tốt.Nhưng sư gia tăng doanh thu hàm chứa sự gia tăng rủi rotrong việc thu hồi nợ, giảm vòng quay vốn, tăng nguồn vốn bị chiếm dụng củadoanh nghiệp Vì vậy, ta cũng có thể đi đến một kết luận tiêu cực là khả năngthu hồi nợ của doanh nghiệp đang giảm

Nhưng xét thêm về những khoản dự phòng=0, điều này chứng tỏ rủi ro vẫn

ổn định

Trang 16

Phân tích theo chiều dọc: Khoản phải thu vẫn chiếm một tỷ lệ ổn định sovới tổng tài sản, điều này cho thấy một sự đầu tư khá cân đối của doanhnghiệp vào các khoản phải thu.

o Hàng tồn kho:

Mô tả: Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm 69.440.962.986 (tương ứng

25,77%) trong giai đoạn 2008-2009, sau đó lại tăng đột biến lên273.763.622.687 (tương ứng 136,85%) trong 2009-2010, và tiếp tục tăngthêm 100.111.125.272 (tương ứng 21,13%) vào 2010-2011 Một mặt, sự tăngHTK có ưu điểm là doang nghiệp sẽ chủ động được trong sản hàng hóa,không để mất cơ hội kinh doanh, nhưng có một số nhược điểm là:

Thứ nhất, doanh nghiệp bị ứ đọng vốn

Thứ hai, tốn chi phí trong việc lưu kho, bảo quản, quản lý HTK

Thứ ba, HTK là tài sản thanh khoản kém, dễ bị mất giá trị Từ đó suy ra tínhchất HTK, quyết định HTK là tốt hay xấu

Kết hợp phương pháp chiều dọc:

Qua phân tích chiều dọc, ta thấy HTK chỉ chiếm có 39,23% vào năm 2008,năm 2009 giảm còn 30,68%, nhưng lại tăng mạnh lên 50,18% trên bảng cơcấu tài sản và tiệp tục tăng 55,67% vào năm 2011

=> Ta thấy rõ ràng rằng, nguồn vốn tăng của doanh nghiệp chủ yếu là đầu tưvào HTK Và TSNH tăng chủ yếu do sự gia tăng của HTK

Nhận xét: Doanh nghiệp đầu tư vào HTK trong bảng kết cấu tài sản,

chuyển thành những tài sản khác cố tính thanh khoản cao hơn Bằng cách:Đẩy mạnh maketting mix (các chiến lược xúc, giias, sản phẩm ) nhằm tiêu thịlượng HTK dư thừa

Áp dụng mô hình tồn kho tối ưu để xác định lượng tồn kho hợp lí, bằngcách ước lượng chi phí phát sinh một cách chính xác Qua đó, tăng doanhthu, tăng vòng quay vốn, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

o Tài sản ngắn hạn khác:

Mô tả: TSNH khác của doanh nghiệp giảm mạnh từ 2008-2009, với con số

18,127,061,712 (tương ứng 67,54%), sau đó lại tăng mạnh trong giai đoạn2009-2010 với con số chênh lệch dương 19,795,877,171 (tương ứng277,25%), sau lại giảm 5,134,566,900 trong giai đoạn 2010-2011 (tương ứng -18,01%) Qua đó ta thấy TSNH khác biến động không theo xu hướng cụ thể,nhưng nhìn chung có sự gia tăng về số tuyệt đối (2008-2011)

Trang 17

Điều đáng chú ý là Tài sản ngắn hạn vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ và khá ổnđịnh trong Bảng kết cấu tài sản (1-3%).

Nguyên nhân: Sự biến động tài sản ngắn hạn khác có nguyên nhân chủ

yếu là sự biến động của khoản mục “thuế GTGT được khấu trừ” và “thuế vàcác khoản mục phải thu nhà nước”

Dự đoán: Sự gia tăng khoản mục này bắt nguồn từ gia tăng đột biến của

hàng tồn kho và khoản phải thu

Biện pháp: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho sẽ giảm được tỉ trọng hai

khoản mục này, giải phóng một lượng nhỏ vốn đưa vào đầu tư

 Tài sản dài hạn:

Mô tả: Tài sản dài hạn theo phân tích chiều ngang có xu hướng giảm qua

các năm.Trong (08-09), giảm 9.649.277.394 vnd (tương ứng -3,43%) và tiếptục giảm 7.202.055.325 vnd (tương ứng -2,65%) và 1.312.277.460 vnd (tươngứng -0,5%)

Tài sản dài hạn giảm có nguyên nhân là sự giảm về lượng của tài sản cố định

Nguyên nhân: do khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp qua từng

năm

Phân tích sâu hơn:

Chi phí xây dựng dở dang có xu hướng giảm qua các năm, đây là một dấuhiệu tốt, phản ánh sự thi công hiệu quả xây dựng tài sản cố định nhanh chóngđưa vào sản xuất, tăng hiệu suất sử dụng vốn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản

cố định

Trong năm (08-09), có một sự gia tăng nhanh chóng về tài sản cố định hữuhình, chênh lệch 89.937.661.793 vnd (tương ứng 66,48%) đồng thời là sựgiảm nhanh về chi phí xây dựng dở dang và sau đó được giữ cố định trongnhững năm còn lại

Phân tích chiều dọc:

Tỷ trọng tài sản cố định: chiếm 30,93% Bảng cân đối tài sản trong năm2008,sau đó tăng nhẹ 41,43% ( do tổng tài sản giảm), và giảm mạnh còn27,71% và 25,31% tương ứng với các năm 2010-2011

Chứng tỏ các khoản đầu tư của doanh nghiệp không tập trung vào tài sản cốđịnh của doanh nghiệp mà hoàn toàn đổ dồn vào tài sản lưu động

Phỏng đoán:Năm 2008, doanh nghiệp đã đầu tư lấp đặt một hệ thống máy

móc sản xuất với công suất lớn,chính hệ thống này đã làm thay đổi sự kết hợp

Trang 18

giữa tài sản cố định và tài sản lưu động của công ty ( độ bẩy hoạt động),mang lại một đặc điểm mới cho công ty là tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tàisản quá thấp, công ty đang tối đa công suất của hệ thống này.

Mô tả:Nguồn vốn của doanh nghiệp giảm 35.008.801.442 vnd (tương ứng

-5,1%) trong khoảng thời gian 2008-2009 sau đó tăng mạnh với số chênh lệch

là 292.218.250.687 vnd (tương ứng 44,82%) và tăng 86.833.109.724 vnd(tương ứng 9,2%) trong năm 09-10 và 10-11 Sự tăng vốn phản ánh một dấuhiệu tốt là công ty đang mở rộng quy mô hoạt động sản xuất của mình, nhưngcòn phải xem xét là sự tăng vốn này do đâu, tăng vốn chủ sở hữu hay tăng nợ, và cơ cấu nợ/vốn thay đổi như thế nào, và sự phân bổ nguồn lực liệu có hợp

lý không.Ta xét đến từng khoản mục sau:

 Nợ phải trả:

Mô tả: Chiều ngang: nợ phải trả giảm 23.564.587.259 tương ứng -6.24%

vào năm 08-09.\, sau đó tăng mạnh vào khoảng 09-10 với số tương ứng là220,327,204,530( tăng 62.21%) và tiếp tục tăng nhẹ thêm 104.332.481.415(tương ứng 18.16%)

Nhận xét:Nguồn vốn doanh nghiệp gia tăng trong khoảng 09-10 là do sự

gia tăng nợ và vốn chủ sở hữu nhưng chủ yếu là gia tăng nợ.Sự gia tăng nợ

có một đặc điểm là nếu sử dụng hiệu quả sẽ phát huy ảnh hưởng của đòn bẩytài chính, sẽ làm tăng nhanh ROE, nhưng đồng thời nó cũng có nhược điểm làgia tăng rủi ro cho công ty, nếu có một sự giảm bất thường của lợi nhuậntrước thuế và lãi vay

Chiều dọc: Qua xem xét,ta thấy tỷ trọng nợ trên bảng kết cấu tài sản tăngdần qua các năm , từ 54,98% năm 08, 54,32% năm 09 và tăng lên 60,84% và65,84% trong năm 2010 -2011

Cơ cấu nợ vẫn ở mức 50 65%, nói chung con số này vẫn chấp nhậnđược, nhưng có phần hơi rủi ro ( chưa kết luận và không có cơ sở so sánh),con số này phản ánh là rủi ro phần lớn thuộc về chủ nợ, và công ty sẽ khókhăn hơn đi vay món nợ tiếp theo)

Trang 19

Chiều dọc: cơ cấu nợ ngắn hạn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng tài sản

và phần nợ phải trả của đơn vị.Cụ thể là 43,56% năm 08 và 42,37% năm 09,55,1% năm 10 và 62,63% năm 11

Qua phân tích trên, ta có thể thấy được tỷ lệ nợ ngắn hạn càng ngày càngtăng Có thể kết luận là tỷ lệ nợ tăng có nguyên nhân là do sự tăng nhanh của

nợ ngắn hạn và công ty đã dùng công cụ nợ ngắn hạn để tài trợ cho các quyếtđịnh đầu tư của mình Điều này khá hợp lý, bởi vì các quyết định đầu tư củacông ty chủ yếu là tài sản ngắn hạn (điển hình là hàng tồn kho)

Nếu đi sâu vào phân tích khoản mục nợ ngắn hạn, cho thấy chủ yếu củakhoản mục này là “ phải trả người bán” và “nợ vay ngắn hạn”, hai khoản mụcnày lại phản ánh trong đó 2 lựa chọn khác trong việc huy động vốn ngắn hạn,

đó là sử dụng “tín dụng thương mại” hay “vay ngân hàng” Ta thấy, giai đoạnđầu “tín dụng thương mại” được ưu tiên sử dụng và có xu hướng tăng vềtuyệt đối, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ ổn định trên bảng kết cấu tài sản Đây làmột dấu hiệu tốt, vì “tín dụng thương mại” là một nguồn vốn được đánh giá là

có chi phí sử dụng vốn rẻ hơn rất nhiều so với việc “vay ngân hàng” và cũng

dễ thỏa thuận hơn Nhưng qua đó cũng chứng tỏ rằng là doanh nghiệp đạkhai thác tối đa nguồn lực này=> chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp trênthương trường

Điều đó được hỗ trợ bởi 1 bằng chứng là:

Doanh nghiệp đang có xu hướng tìm nguồn tài trợ từ phía khách hàng nhất

là trong giai đoạn tăng vốn để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đãvay 1 khoản nợ lớn hơn nhiều vào năm 2009( từ 32,424,000,000VNĐ lên đến169,852,335,215VNĐ) chênh lệch 137,428,335,215VNĐ( tương ứng với423.85%) và tăng thêm 60.63% vào năm 2011( so với năm 2010)

Việc vay vốn hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh trong khi đã tận dụng hết khảnăng vay thương mại là bình thường nhưng để đầu tư vào hàng tồn kho quámức thì lại không tốt chút nào, vì hàng tồn kho là tài sản kém thanhkhoản=>giảm tỷ số thanh nhanh của công ty, điều này không tốt cho nhữngmón vay tiếp theo và xấu đi khả năng trả nợ

o Nợ dài hạn:

-Mô tả: chiều ngang giảm về số tuyệt đối, giảm nhanh vao khoảng năm

2009-2010

Nợ dài hạn của doanh nghiệp có xu hướng giảm một phần nguyên nhân là

do các khoản nợ dài hạn đáo hạn chuyển sang nợ ngắn hạn và cụ thể là docông ty chủ động trả bớt nợ (không vay thêm nợ mới)

Trang 20

Nhận xét: Điều này cũng cho thấy công ty đã không sử dụng nợ dài hạn

để tài trợ cho các quyết định đầu tư của mình Điều này lý giải lả do công tykhông đầu tư vào tài sản cố định với quy mô lớn hơn nữa

 Nguồn vốn chủ sở hữu:

Nguồn vốn chủ sở hữu với đặc trưng là khoản mục “ vốn chủ sở hữu” nên

ở đây ta chú trọng phân tích khoản mục này

-Nguồn vốn chủ sở hữu:

Mô tả: nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm

(11,444,214,183VNĐ) tương ứng(-3.7%) năm 2008 -2009 sau đó lại tăng71,891,046,157VNĐ( tương ứng 25.12%)năm 2009-2010,rồi lại giảm(17,499,377,691VNĐ) tương ứng với giảm (-4,73%) năm 2010-2011

Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu biến động nhất trong khoảng thời gian2009-2010 với tỷ lệ tăng 25.12%

*Chiều ngang:

Nhận xét: Nhìn chung sự biến động của vốn chủ sở hữu bắt nguồn chính

từ khoản mục “ lợi nhuận giữ lại” của doanh nghiệp, cụ thể là giảm18,049,845,050VNĐ (tương ứng -3.71%) trong khoảng năm 2008-2009.Nguyên nhâ là do công ty dùng lợi nhuận giữ lại để trả bớt nợ ngắn hạn và nợdài hạn=>khiến cho tổng vốn giảm Sau đó khoản mục này tăng mạnh từ27,502,658,092VNĐ lên đến 67,244,882,145VNĐ( tăng 144.5%) do doanhnghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả Nhưng sau đó lại giảm 31.65% tronggiai đoạn 2010-2011 Nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng chia cổ tức, tăngphân bổ vào quỹ đầu tư phát triển Điều này được cho là tốt , vì chia cổ tức cótác dụng làm hài lòng tâm lý cổ đông

Trang 21

Khoản mục “Quỹ đầu tư và phát triển” tăng mỗi năm cho thấy dấu hiệu tốttrong định hướng tương lai của doanh nghiệp=> chứng tỏ doanh nghiệp rấtquan tâm, tới việc mở rông quy mô kinh doanh.

Nói chung vốn chủ sở hữu tăng là do sự bổ sung của lợi nhuận sau thuế,không liên quan tới việc phát hành cổ phiếu=> dấu hiệu tốt, chứng tỏ công tytrong thời kỳ phát triển

II BẢNG KẾ QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

toán trước thuế 33,436,271,384 104,182,821,698 28,571,778,276

Chi phí thuế thu

Ngày đăng: 15/04/2016, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w