Học thuyết tạng phủ là trung tâm lý luận của đông y, mọi hoạt động sinh lý của con người đều là từ tạng phủ, mọi thứ biến hoá bệnh lý đều có liên quan đến tạng phủ. Biện chứng về tạng phủ là lấy cơ sở lý luận về tạng phủ, vận dụng phương pháp vọng, văn, vấn, thiết mà thu thập những biểu hiện bệnh lý, do công năng trái thường của tạng phủ mà phát sinh để phân tích qui nạp. Từ đó mà định được vị trí bệnh, hiểu được tính chất của bệnh, tìm được nguyên nhân, hiểu được bệnh cơ và tình hình tà khí, chính khí thịnh suy.
Trang 1B¸c sÜ Mai Trung Dòng
Hμ néi - 2006
Trang 2Bs Mai Trung Dũng 1
Mục lục
Chương 1 Đại cương 1
Học thuyết tạng phủ 1
Nội dung bát cương 12
Hội chứng bệnh khí huyết 16
Chương 2 Biện chứng bệnh can và đởm .19
Chứng can khí uất kết và can khí hoành nghịch .19
Chứng can hoả thượng viêm 20
Chứng can dương thượng cang 21
Chứng can âm hư 22
Chứng can huyết hư 23
Chứng can phong nội động 24
Chứng hàn trệ can mạch 26
Chứng can khí hư và can dương hư 27
Chứng can đởm thấp nhiệt 28
Chứng đởm uất đàm nhiễu 29
Chương 3 Biện chứng bệnh tâm và tiểu trường 30
Chứng tâm khí hư và tâm dương hư 30
Chứng tâm dương hư thoát 31
Chứng tâm huyết hư 32
Chứng tâm âm hư 32
Chứng tâm huyết ứ trệ 33
Chứng tâm hoả cang thịnh 35
Chứng đàm hoả nhiễu tâm 36
Chứng đàm mê tâm khiếu 37
Chương 4 Biện chứng bệnh tỳ vị 38
Chứng tỳ khí hư 38
Chứng tỳ khí hạ hãm 39
Chứng tỳ không thống huyết 40
Chứng tỳ dương hư 41
Chứng hàn thấp khốn tỳ 41
Chứng tỳ vị thấp nhiệt 43
Chứng vị hàn 44
Chứng vị nhiệt 45
Chứng vị âm hư 45
Chứng tỳ âm hư 46
Chứng thực trệ vị quản 47
Chứng huyết ứ vị quản 48
Chương 5 Biện chứng bệnh phế và đại trường 49
Chứng phế khí hư 49
Chứng phế âm hư 50
Chứng phong hàn thúc phế 51
Chứng hàn tà xâm vào phế 52
Chứng phong nhiệt phạm phế 52
Chứng nhiệt tà úng phế 53
Chứng đàm ẩm đọng ở phế 54
Chứng táo tà phạm phế 55
Chứng đại trường thấp nhiệt 56
Chứng đại trường hư hàn 57
Chứng đại trường thiếu dịch 57
Chương 6 Biện chứng bệnh thận và bàng quang .59
Chứng thận dương hư 59
Chứng thận âm hư 60
Chứng thận tinh không đủ 61
Chứng thận khí bất cố 62
Chứng thận không nạp khí 63
Chứng thận hư thủy thũng 64
Chứng bàng quang thấp nhiệt 65
Chương 7 Biện chứng về tạng phủ kiêm bệnh 67
Chứng tâm phế khí hư 67
Chứng tâm tỳ lưỡng hư 68
Chứng tâm can huyết hư 69
Chứng tâm thận dương hư 69
Chứng tâm thận bất giao 70
Chứng tỳ phế khí hư 71
Chứng can hoả phạm phế 72
Chứng phế thận âm hư 73
Chứng tỳ thận dương hư 73
Chứng can tỳ bất điều 75
Chứng can vị bất hoà 75
Chứng can thận âm hư 76
Phụ lục 1 78
Phụ lục 2 89
Trang 3Bs Mai Trung Dũng 1
Chương 1 Đại cương
học thuyết tạng phủ là trung tâm lý luận của đông y, mọi hoạt động sinh lý của con người đều là từ tạng phủ, mọi thứ biến hoá bệnh lý đều có liên quan đến tạng phủ Vì thế, sự phát sinh, phát triển của bệnh tật phần nhiều là kết quả của công năng tạng phủ bị trái thường mà phản
ánh ra Biện chứng về tạng phủ là lấy cơ sở lý luận về tạng phủ, vận dụng phương pháp vọng, văn,
vấn, thiết mà thu thập những biểu hiện bệnh lý, do công năng trái thường của tạng phủ mà phát
sinh để phân tích qui nạp Từ đó mà định được vị trí bệnh, hiểu được tính chất của bệnh, tìm được nguyên nhân, hiểu được bệnh cơ và tình hình tà khí, chính khí thịnh suy Đó là cơ sở cho mọi
phép biện chứng Như Đường Dụng Xuyên đã nói: “Làm nghề y mà không biết tạng phủ, thì
không biết được nguồn gốc bệnh, dùng thuốc không có phương”
Đông y khác với tây y ở chỗ khi chẩn đoán và điều trị người ta “trọng chứng ít trọng
bệnh” nghĩa là mọi bệnh tật đều qui nạp về các hội chứng (gọi là biện chứng), rồi từ đó mà đề ra
phép chữa (luận trị) Khi biện chứng, trong đông y có nhiều phương pháp, mỗi phương pháp đều
có đặc điểm khác nhau Nhưng khi đã xác định được vị trí và cơ chế bệnh, tất nhiên phải gắn liền với tạng phủ Vì rằng, bất kỳ là ngoại cảm lục dâm, hay là nội thương thất tình, bất kỳ nguyên nhân gì, đều phải thông qua tạng phủ mới phát huy được tác dụng, bất kỳ bệnh gì đều có thể quy nạp về các hội chứng bệnh tạng phủ Cho nên khi chữa bệnh, biện chứng tạng phủ có một giá trị rất quan trọng mà các phương pháp biện chứng khác không thể thay thế được
Để tiến hành biện chứng luận trị bệnh tạng phủ được chính xác, trước hết cần nắm vững 8 cương lĩnh để chẩn đoán bệnh (Biểu – Lý – Hàn – Nhiệt – Hư - Thực - Âm – Dương), công năng
của các tạng phủ và các triệu chứng bệnh của khí huyết
1.1.1 Can chủ sơ tiết:
Sơ tiết là sự thư thái, thông xướng, còn gọi là sự “điều đạt” Can khí chủ sơ tiết giúp cho
khí của các tạng được vận hành dễ dàng thông suốt, thăng giáng được điều hoà Can khí sơ tiết kém sẽ có những biểu hiện bệnh lý, đặc biệt ở tình chí và tiêu hoá:
- Về tình chí: Chí của can là giận Can hoả thịnh thì tính nóng, dễ giận, hay cáu gắt
- Về tiêu hoá: Sự sơ tiết của can ảnh hưởng đến sự thăng giáng của tỳ vị Nếu can khí uất kết hay can khí hoành nghịch có thể thấy các chứng đau mạng sườn, đau thượng vị, ăn kém, ợ
hơi, ợ chua, ỉa lỏng, gọi là chứng “can tỳ bất hoà” hay “can vị bất hoà”
1.1.2 Can chủ tàng huyết:
Tức là tàng trữ và điều tiết lượng huyết trong cơ thể Lúc nghỉ ngơi nhu cầu huyết dịch ít thì huyết được tàng trữ về can Khi hoạt động can lại bài xuất huyết dự trữ để cung cấp kịp thời
Trang 4Bs Mai Trung Dũng 2
cho cơ thể Khi chức năng tàng huyết của can bị rối loạn thì sẽ ảnh hưởng đến các tạng phủ khác
và sinh các chứng bệnh như:
- Can huyết hư: thì mặt vàng môi nhạt, móng không tươi, chóng mặt, tóc rụng, tay chân
tê, gân thịt máu dật, gầy rộc, chất lưỡi nhợt, mạch tế
- Can huyết ứ: thì sườn đau như đâm, dưới sườn có khối đầy
1.1.3 Các chức năng khác:
- Can chủ mưu lự: Bệnh can thì hay nghĩ, hay lo xa, nghĩ vớ vẫn
- Can là gốc của sự bại cực: can bệnh thì mệt sức không chịu được khó nhịn
khô đắng
phong, xuất hiện chứng chóng mặt chân tay tê, co giật, lưỡi run
1.1.4 Kinh mạch:
Theo bộ vị kinh mạch tuần hành, có thể xuất hiện các chứng đau ở đỉnh đầu, ngực sườn,
bụng dưới chướng đau tràng nhạc ở cổ, nách sa hòn dái, hòn dái sưng đau
1.2 Quan hệ giữa các can với các tổ chức khí quan:
Can khai khiếu ra mắt, can chủ cân, móng là phần thừa của can Mạch xung, mạch nhâm
lệ thuộc vào can Cho nên khi can bệnh thì có những biểu hiện sau:
1.2.1 Khai khiếu ra mắt:
Âm huyết hư thì mắt khô ráp, trông không rõ, mắt quáng gà Can hoả thì mắt đỏ sưng, chảy nước mắt
1.2.2 Can chủ cân:
Cân là cân mạch gồm khớp, gân, cơ phụ trách việc vận động của cơ thể Can huyết đầy
đủ cân mạch được nuôi dưỡng thì vận động tốt Nếu can huyết hư không nuôi dưỡng được cân thì
sẽ gây chứng tê bại, chân tay run co quắp, teo cơ, cứng khớp Móng là phần thừa của cân nên móng có bệnh phần nhiều thuộc về huyết hư Đầu gối là chỗ tụ của cân, cân bệnh thì đầu gối co duỗi khó khăn
1.2.3 Mạch xung, mạch nhâm lệ thuộc ở can:
Mạch xung là huyết hải, mạch nhâm chủ về bào thai Can lại là tiên thiên của nữ giới, cho nên hệ thống sinh dục của nữ giới có bệnh thì phần nhiều thuộc về can
1.3 Liên hệ giữa can với các tạng phủ:
Can với đởm là biểu lý, với tâm thận là tương sinh, với tỳ phế là tương khắc Khi can có bệnh có thể xuất hiện như sau:
1.3.1 Biểu lý với đởm:
- Đởm coi về tướng hoả: Hoả nghịch thì đầu chướng, mắt đỏ, họng khô, miệng đắng, hoàng đản, mộng tình (nói chung gọi là chứng can hoả) Hoả suy thì nuốt chua, nôn mửa lợm giọng
- Đởm chủ việc quyết đoán: hư thì đởm khiếp, hay sợ, dễ kinh, nằm không yên
- Đởm chủ về bán biểu, bán lý: nóng rét qua lại
Trang 5- Can mộc không sinh tâm hoả: là can khí xung tâm, hoặc can khí nhiễu tâm, có thể xuất
hiện các chứng ngực đầy khí đoản, nhiệt quyết, tâm thống Can khí hư sau xuất hiện tâm hư
1.4 Các triệu chứng bệnh can đởm:
1.4.1 Triệu chứng bệnh của can:
Thực: đau cạnh sườn lan đến bụng dưới, nôn nước chua, mạch huyền
Hư: chóng mặt, đau đầu, mắt khô, quáng gà, cân mạch co, móng khô, sắc mặt vàng ải, tóc rụng, mạch tế
Nhiệt: mắt sưng đau, miệng đắng, khát nước, đau cạnh sườn, đau sinh dục ngoài, đái máu,
co giật, run, mạch huyền sác
Hàn: đau bụng dưới, trưng hà, nôn đờm dãi, mạch trầm huyền
1.4.2 Chứng trạng bệnh của đởm:
Thực: cáu gắt, ngực đầy, dưới sườn đau tức, ngủ nhiều, hoàng đản
Hư: chóng mặt, hư phiền mất ngủ được, hay thở dài, hay giật mình
Nhiệt: ù điếc tai, miệng đắng, đau cạnh sườn, hàn nhiệt vãng lai
Hàn: không ngủ được, chóng mặt, nôn, rêu lưỡi hoạt cáu
2 Tạng tâm
2.1 Chức năng của tâm:
Tâm ở trong ngực, chủ về huyết mạch, tàng giữ thần minh, coi về tướng hoả, chí là mừng, khai khiếu ra lưỡi, sự tươi tốt ở mặt, thể dịch là mồ hôi Đường mạch bắt đầu ở giữa tâm, đi xuống liên lạc với tiểu trường, đi ra dưới nách, theo phía trong cánh tay vào lòng bày tay Thời
đại Nội kinh cho rằng, tâm đã chủ huyết mạch, lại chủ thần minh là đã đem công của tâm và đại
não hợp lại là một Đời nhà Minh, Lý Diên có nói: “Có cái tâm của huyết thịt, hình như có cái
hoa sen chưa nở ở dưới phế, trên can Có cái tâm của thần minh, thần là cái gốc của khí huyết hoá sinh ra, chủ tể vạn sự, vạn vật, hư linh không tối là như vậy” Đem tâm chia làm 2 bộ phận là
tâm huyết nhục và tâm thần minh
2.1.1 Tâm chủ huyết mạch:
Tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch để nuôi dưỡng toàn thân Nếu tâm khí đầy đủ huyết dịch vận hành không ngừng thì cơ thể sẽ được nuôi dưỡng tốt, sắc mặt hồng hào Trái lại, tâm khí không đủ thì ít khí, choáng váng, hồi hộp, mạch tế nhược, kết đại Tâm huyết hư thì sắc
Trang 6Bs Mai Trung Dũng 4
mặt không tươi, nhịp mạch rối loạn Tâm huyết vận hành bị trở tắc thì ngực đau, cánh tay đau
nhức tê dại Mồ hôi là dịch của tâm, nên tâm bệnh thì nhiều mồ hôi
2.1.2 Tâm tàng thần:
Tâm là nơi cư trú của thần cho nên nói “tâm tàng thần” Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì
tinh thần sáng suốt, tỉnh táo Tâm huyết hư thì thần không yên sinh các chứng đánh trống ngực, hồi hộp, mất ngủ, chóng quên Tà nhiệt xâm nhiễm làm cho thần không giữ nguyên chỗ thì hôn
mê nói sảng
2.1.3 Tâm coi về tướng hoả:
Trong ngũ hành tâm thuộc hoả Tâm hoả thịnh thì tâm phiền, mất ngủ, miệng lưỡi đỏ, hoặc loét nát, sưng đau, nặng thì phát cuồng Tâm hoả suy hoặc khi bị hàn, dương khí uất kết lại
ở trong, xuất hiện các chứng đau tim, mặt xanh, khí lạnh, tay chân lạnh đến khớp
2.2 Quan hệ giữa tâm với các tổ chức khí quan khác
2.2.1 Tâm khai khiếu ở lưỡi :
Biệt lạc của kinh tâm thông ra lưỡi, khí huyết của tâm đi ra lưỡi để duy trì sự hoạt động của chất lưỡi Trên lâm sàng xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh ở tâm như: Chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt Chất lưỡi nhợt là tâm huyết hư Chất lưỡi xanh có điểm ứ huyết là huyết ứ trệ
2.2.2 Tâm biểu hiện sự hoạt động lên mặt:
Tâm hoạt động tốt thì sắc mặt tươi nhuận có thần, tâm bệnh thì mặt nhợt không nhuận, mất thần
2.3 Tâm liên hệ với các tạng phủ khác:
2.3.1 Biểu lý với tiểu trường:
Tiểu trường có nhiệm vụ phân thanh giáng trọc Thanh là chất tinh vi của đồ ăn được hấp thu ở tiểu trường thông qua sự vận hoá của tỳ Trọc là chất cặn bã của đồ ăn được đưa xuống đại trường và bàng quang để thải ra ngoài Khi tiểu trường bị bệnh thì việc phân thanh gián trọc bị trở ngại gây chứng: sống phân, ỉa chảy, tiểu tiện ít Tâm di nhiệt vào tiểu trường thì không đi tiểu tiện, tiểu tiện nhỏ từng giọt, hoặc rít, hoặc đau, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác
2.3.2 Với phế cùng ở thượng tiêu:
Quan hệ giữa tâm với phế cũng như quân với tướng Tức là sau khi tâm bệnh có thể ảnh hưởng đến phế, xuất hiện các chứng : khí đoản, xuyễn thở, ngực tức
2.3.3 Với tâm bào lạc:
Là tổ chức bên ngoài bảo vệ tâm không cho tà khí xâm nhập vào tâm Trên lâm sàng bệnh
của tâm và của tâm bào lạc có những biểu hiện tương đồng
2.3.4 Tương sinh với can tỳ:
- Mộc vượng sinh hoả: can khí quá vượng làm cho tâm hoả cang thịnh
- Mộc không sinh hoả: Trước bệnh can huyết hư, sau bệnh tâm huyết hư
- Hoả không sinh thổ: Tâm dương không đủ, sau đó tỳ mất kiện vận
2.3.5 Tương khắc với phế thận:
- Hoả khắc kim: Tâm hoả cang thịnh đốt phế, làm cho phế mất thanh túc, phế nhiệt lá phổi khô, xuất hiện triệu chứng phế nhiệt
Trang 7Bs Mai Trung Dũng 5
- Thủy khắc hoả: Trước có chứng thận hàn, tiếp đó thì xuất hiện chứng tâm dương không
đủ Hoặc thận âm không đủ Thủy hoả không giúp đỡ nhau được, làm cho tâm hoả cang thịnh, đó
là thủy không giúp hoả
2.4 Các triệu chứng bệnh của tâm và tiểu trường:
2.4.1 Triệu chứng bệnh của tâm:
Thực: bồn chồn, nói sảng, cười nhiều, phát cuồng, không ngủ
Hư: tim đập hồi hộp, mất ngủ, hay quên
Nhiệt: tâm phiền, nói sảng, lưỡi nứt, đỏ
Hàn: đau tim đột ngột, chân tay lạnh, mạch trầm trì
2.4.2 Chứng trạng bệnh của tiểu trường:
Thực: đau bụng xuyên xuống tinh hoàn
Hư: đái nhiều lần, đái són, đau bụng dưới, thích xoa
Nhiệt: đái máu, đái đỏ, đau buốt khi đái
Hàn: đái trong dài, ỉa chảy
3 Tạng tỳ
3.1 Chức năng của tỳ vị:
Tỳ vị ở vùng trung tiêu, tỳ chủ việc vận hoá cơm nước, vị chủ việc thu nạp thức ăn đồ uống Tỳ khí có tính thăng lên, vị khí có tính giáng xuống Hai cơ quan này cũng coi về khí trung tiêu, là gốc của hậu thiên, là gốc sinh hoá ra khí huyết Tỳ ghét thấp, thống huyết
3.1.1 Tỳ chủ việc vận hoá đồ ăn và thủy thấp:
- Vận hoá đồ ăn là sự tiêu hoá, hấp thu và vận chuyển chất tinh vi của đồ ăn Thức ăn sau khi vào vị sẽ được vị chứa đựng và làm nhừ rồi đưa xuống tiểu trường Tại đó, chất tinh vi của đồ
ăn được tỳ hấp thu và chuyển lên phế, được phế đưa vào huyết mạch để rồi tâm đẩy huyết đem đi
nuôi dưỡng toàn thân Công năng vận hoá đồ ăn của tỳ gọi là “kiện vận” Nếu tỳ mất kiện vận thì
sinh các chứng rối loạn tiêu hoá: không muốn ăn, ăn khó tiêu, bụng chướng, tiết tả, bệnh lâu không ăn uống được là khí của hậu thiên muốn tuyệt
- Vận hoá thủy thấp: tỳ đưa nước đến các tổ chức cơ thể để nuôi dưỡng, sau đó chuyển xuống thận rồi bàng quang để bài tiết ra ngoài Như vậy việc đại tạ của nước trong cơ thể là do sự vận hoá của tỳ phối hợp với sự túc giáng của phế và sự khí hoá của thận Sự vận hoá thủy thấp của tỳ kém sẽ gây chứng đàm ẩm, nước tràn ra tứ chi gây chứng phù thũng, xuống đại trường gây
ỉa chảy, vào khoang bụng thành cổ trướng
3.1.2 Tỳ chủ thống huyết:
Thống huyết nghĩa là quản lý, khống chế huyết Sự kiện vận đồ ăn của tỳ là nguồn gốc sinh ra khí và huyết, nhưng tỳ còn thống huyết: Tỳ khí mạnh huyết sẽ đi trong mạch và được khí
đẩy đi nuôi dưỡng khắp cơ thể Còn tỳ khí hư không thống huyết thì huyết sẽ đi ra ngoài mạch
gây hiện tượng xuất huyết như tiểu huyết, thổ huyết, băng lậu huyết
3.1.3 Tỳ vị coi về trung khí:
Sự kiện vận của tỳ vị là gốc của hậu thiên, là gốc sinh hoá ra khí huyết của cơ thể, nên nói
tỳ vị chủ về trung khí Trên lâm sàng, công tác chẩn đoán và điều trị bệnh đều chú trọng đến sự thịnh suy của tỳ vị Khí của tỳ vị gọi là trung khí hay vị khí dùng để tiên lượng sự tốt hay xấu của
bệnh và dự kiến kết quả công tác điều trị Người xưa nói: “Vị khí là gốc của con người”, “còn vị
khí thì sống, hết vị khí thì chết” Lý Đông Viên nói: “Nguyên khí sung túc, đều do khí của tỳ vị
Trang 8nề
3.1.5 Theo đường tuần hành của kinh lạc:
Đường kinh của tỳ bắt đầu ở chân qua gối, đùi vào bụng, liên lạc với hai bên họng, tán ra dưới lưỡi Đường kinh có bệnh thì có thể xuất hiện các chứng cổ sưng, bụng sưng, đầu gối đau,
đùi đau Vị kinh có bệnh thấy các chứng đau đầu vùng trán đau, họng đau, răng lợi sưng đau, mũi
ra máu
3.2 Quan hệ giữa tỳ với các tổ chức khí quan khác:
3.2.1 Tỳ khai khiếu ở miệng:
Khai khiếu ở miệng là nói về sự ăn uống, khẩu vị Tỳ mạnh thì muốn ăn, ăn ngon miệng
Tỳ hư thì chán ăn Thấp trở ở trong thì miệng nhạt, miệng dính nhờn, lưỡi bệu, rêu dày Thấp nhiệt chứa đọng ở trong thì miệng ngọt, miệng thối, miệng lưỡi sinh lở
ảnh hưởng đến tỳ Cho nên nội kinh nói: “Những chứng thấp phù, đầy đều thuộc về tỳ” Trên lâm
sàng khi điều trị bệnh do thấp đều phải kết hợp với kiện tỳ
3.3 Quan hệ giữa tỳ với các tạng phủ:
Tỳ với vị là biểu lý, với tâm phế là tương sinh, với can thận là tương khắc
3.3.1 Với vị là biểu lý:
Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn rồi đưa xuống tiểu trường Tỳ và vị có quan hệ biểu lý với
nhau, cùng giúp cho sự vận hoá đồ ăn, nên gọi chung là “gốc của hậu thiên”
Sự khác nhau giữa bệnh tỳ vị, thì từ thời xưa cho rằng: “Thực thì bệnh vị, hư thì bệnh tỳ”,
tức là bệnh tỳ phần nhiều là chứng hư Lấy khí hư là gốc, lưu thấp là ngọn Bệnh vị phần nhiều là chứng thực Tính vị thích nhuận mà ghét táo, khí nên hoà giáng Khi có bệnh thì chính khí nghịch, thiếu tâm là thường thấy
3.3.2 Tương sinh với tâm phế:
- Hoả không sinh thổ: Trước là tâm dương hư, sau xuất hiện chứng tỳ không kiện vận
- Thổ không sinh kim: Trước là tỳ nhược, sau là phế hư
3.3.3 Tương khắc với can thận:
Trang 9Bs Mai Trung Dũng 7
- Mộc khắc thổ: Trước bệnh can, sau xuất hiện chứng tỳ không kiện vận
- Thổ khắc thủy: Trước xuất hiện bệnh tỳ, sau xuất hiện thận hư
3.4 Các triệu chứng bệnh của tỳ vị:
3.4.1 Triệu chứng bệnh của tỳ:
Thực: Khí tích, thực tích, đàm ẩm, cổ trướng, bụng đầy đau
Hư: Sắc mặt vàng xạm, chân tay mềm yếu, mệt mỏi, đoản hơi, lòi dom, ỉa chảy
Nhiệt: môi đỏ, chốc mép, mồm ngọt, nước dãi đặc dính, bụng đau, ỉa khẳm
Hàn: ăn không tiêu, bụng đau, ỉa chảy, chân tay lạnh, môi lưỡi nhạt, mạch trì
3.4.2 Chứng trạng bệnh của vị:
Thực: bụng đầy đau, ợ chua, hơi nặng mùi, đại tiện kết
Hư: môi lưỡi nhạt, không muốn ăn, nôn
Nhiệt: mồm hôi, môi đỏ, loét mồm, ăn nhiều chóng đói, uống nhiều hay khát, bụng cồn cào, lợi sưng
Hàn: dạ dày đau âm ỉ, nôn chất trong, môi lưỡi bệch, mạch trầm trì, thích nóng
4 Tạng phế
4.1 Chức năng của phế:
Phế ở trong ngực, chủ việc tuyên phát, túc giáng, ngoài chủ bì mao, khai khiếu ở mũi, trên liền với cuống họng, là nguồn trên của dòng nước Đường kinh mạch bắt đầu ở trung tiêu, từ cuống phổi đi ngang ra dưới nách, theo cánh tay ra đầu chót ngón tay cái Cùng biểu lý với đại trường
4.1.1 Phế chủ khí, chủ hô hấp:
- Phế là nơi trao đổi khí: hít thanh khí, thải trọc khí nên phế chủ hô hấp
- Phế chủ khí vì phế có liên quan đến tông khí, tông khí được tạo thành do khí của đồ ăn
từ tỳ vị đưa lên hợp với khí trời do phế đưa vào, tông khí được đưa vào tâm mạch để đẩy huyết đi toàn thân nuôi dưỡng cơ thể
- Phế khí bình thường thì hô hấp thông, hít thở bình thường Phế khí hư thì thở ngắn, gấp, tiếng phát ra nhỏ yếu, khí úng thì làm cho xuyễn thở, ngực tức hoặc đau, khí nghịch thì sinh ho, nặng thì đứt lạc ho ra máu
4.1.2 Phế chủ tuyên phát và túc giáng:
- Tuyên phát: có nghĩa là thúc đẩy Sự tuyên phát của phế (gọi tắt là tuyên phế) là sự thúc
đẩy khí huyết, tân dịch phân bố ra toàn thân, bên trong đi vào các tạng phủ kinh lạc, ngoài đi ra bì mao cơ nhục Nếu phế khí không tuyên sẽ gây ứ trệ và có triệu chứng tức ngực, ngạt mũi, khó thở
- Túc giáng: là đưa phế khí đi xuống (thuận) Nếu phế khí nghịch lên trên uất tại phế sẽ có
triệu chứng khó thở, ho, xuyễn tức
4.1.3 Phế chủ bì mao:
Bì mao là phần ngoài, nơi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể Nhờ sự tuyên phát của phế mà chất dinh dưỡng được đem đến cho bì mao Vệ khí cũng tuyên phát ra bì mao để chống đỡ ngoại
tà Vì vậy khi có bệnh ở phần biểu thường thấy xuất hiện các triệu chứng ở vệ và phế phối hợp
với nhau Diệp Quế có nói: “Vị trí phế ở cao nhất, tà tất hại phế trước”, “ôn tà vào phần trên,
đầu tiên là vào phế” Cho nên ngoại cảm tà lục dâm thường trước là phạm vào phế, nhân đó mà
Trang 10Bs Mai Trung Dũng 8
xuất hiện chứng ngoại cảm Nếu phế khí hư yếu không tuyên phát ra bì mao làm da lông khô ráp, lưa thưa, dẫn tới cơ năng bảo vệ của bì mao bị giảm cho nên dễ bị cảm ngoại tà
4.1.4 Phế chủ thông điều thủy đạo:
Nhờ tác dụng tuyên phát và túc giáng của phế mà nước trong cơ thể được bài tiết bằng
đường mồ hôi, hơi thở, nhị tiện nhưng chủ yếu bằng đường nước tiểu Phế khí đưa nước tiểu xuống thận, ở thận nước tiểu được khí hoá 1 phần đưa xuống bàng quang để bài tiết ra ngoài Phế khí không tuyên thông thì tiểu tiện không lợi Trên lâm sàng bệnh phù thũng do phong thủy (viêm cầu thận do lạnh) được chữa bằng phương pháp tuyên phế lợi niệu
4.1.5 Đường kinh:
Đường kinh mạch bắt đầu ở trung tiêu, từ cuống phổi đi ngang ra dưới nách, theo cánh tay
ra đầu chót ngón tay cái Khi bị bệnh có thể xuất hiện trong khuyết bồn đau, bả vai và cánh tay
đau
4.2 Quan hệ của phế với các tổ chức khí quan:
Phế khai khiếu ở mũi, hầu là cùng với phế Cho nên phế bị bệnh có biểu hiện sau:
4.2.1 Phế khai khiếu ở mũi:
Mũi là nơi thở của phế Nếu phế khí bị trở ngại như cảm ngoại tà xâm nhập thì ngạt mũi, chảy nước mũi, cánh mũi phập phồng, nước mũi thối chảy ra
4.2.2 Họng là giây phổi:
Phế thông với họng, chủ tiếng nói Phế hư thì mất tiếng, bị hàn thì họng ngứa tiếng khàn;
bị nhiệt thì họng đau, họng sưng; đàm trở thì họng như kéo cưa, hen xuyễn
4.3 Sự liên hệ của phế với các tạng phủ:
Phế với đại trường là biểu lý, với tỳ thận là tương sinh, với tâm can là tương khắc
4.3.1 Với đại trường là biểu lý:
Đại trường có chức năng chứa đựng và bài tiết chất cặn bã của đồ ăn Nếu phế tân không phân bố được thì đại tiện khó đi
4.3.2 Tương sinh với tỳ thận:
- Thổ không sinh kim : thì trước có chứng tỳ vị hư nhược, sau xuất hiện chứng phế hư
- Kim không sinh thủy: thì trước có chứng phế hư, sau có chứng thận âm không đủ
4.3.3 Tương khắc với tâm can
- Kim khắc mộc: trước có chứng phế thực, sau có chứng can khí uất trệ
- Hoả khắc kim: trước có chứng can hoả bốc lên, rồi sau xuất hiện chứng phế nhiệt, đó gọi
là “mộc hoả hình kim”
Khi phế có bệnh thường thấy nóng rét với ho xuyễn làm chủ chứng như điều 16 sách Nạn
kinh nói: “Bệnh thì xuyễn ho, rét run, nóng rét, có như thế là bệnh phế, không như thế là không
phải”
4.4 Các triệu chứng bệnh của phế và đại trường:
4.4.1 Triệu chứng bệnh của phế:
Thực: Đầy tức ngực, khó thở gấp, ho đờm đặc, ho mủ
Hư: Thở yếu, tiếng nói nhỏ, da khô, sợ lạnh, ra mồ hôi (khí hư) Hoặc triều nhiệt, đạo hãn,
ho máu (âm hư)
Trang 11Bs Mai Trung Dũng 9
Nhiệt: sốt cao, cánh mũi phập phồng, mắt đỏ, họng đau, ho máu
Hàn: sợ lạnh, chảy nước mũi, ho, khó thở, đờm loãng
4.4.2 Chứng trạng bệnh đại trường:
Thực: ỉa khó, đau bụng cự án, trường ung
Hư: ỉa khó (huyết hư); lòi dom, ỉa dễ, phân tự ra (khí hư)
Nhiệt: mồm khô, lưỡi khô, phân táo kết, hậu môm nóng, phân nóng thối khẳm
Hàn: đau bụng, sôi bụng, ỉa lỏng
5.1.1 Thận tàng tinh, chủ sinh dục và phát dục của cơ thể:
- Tinh của tiên thiên và hậu thiên đều được tàng trữ ở thận gọi là thận tinh Tinh biến thành khí cho nên còn có thận khí Thận tinh còn gọi là thận âm, thận thủy, nguyên âm, chân âm Thận khí còn gọi là thận dương, thận hoả, nguyên dương, chân dương, mệnh môn hoả
- Thận tinh và thận khí quyết định sự phát dục và sinh dục của cơ thể từ lúc nhỏ đên lúc già, như việc mọc răng, dậy thì, sinh sản, lão suy, cho nên nói thận là gốc của tiên thiên Sách
Nội kinh nói: “Con gái 7 tuổi thì thận khí thịnh răng thay, tóc dài, 14 tuổi thì thiên quý đến mạch
nhâm thông với mạch xung cho nên thấy kinh Khi được 7 thiên quý (7x7=49 tuổi) thì mạch nhâm yếu, mạch xung kém thiên quý cạn hết nên kinh nguyệt không còn, cơ thể yếu đuối Con trai 8 tuổi thận khí thực thì tóc tốt, thay răng; 16 tuổi thì thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí đầy; 24 tuổi thận khí điều hoà, thân thể cường tráng; 64 tuổi (8 thiên quý) thì thận khí suy kém tóc rụng, răng rụng, cơ thể suy yếu” Trẻ con sau khi sinh thể chất mềm yếu, là thuộc thận hư, là tiên thiên
không đủ Ngoài ra như nam nữ có bệnh về sinh dục như liệt dương, tinh lạnh, di tinh, hoạt tinh, hành kinh trái thường, không có con, và phát dục không tốt cũng đều là bệnh thận
- Thận âm và thận dương nương tựa vào nhau, chế ước lẫn nhaugiữ thế quân bình âm dương Nếu thận hư mà không có hiện tượng hàn nhiệt thì gọi là thận tinh hư hay thận khí hư Nếu có hiện tượng hư nhiệt (nội nhiệt) là do thận âm hư hay thận thủy hư, nếu có hiện tượng ngoại hàn là do thận dương hư hay thận hoả hư
5.1.2 Thận chủ khí hoá nước:
Thận khí có chức năng khí hoá nước, tức là đem nước do đồ ăn uống đưa tới tưới cho các
tổ chức cơ thể và bài tiết nước ra ngoài
Sự đại tạ nước trong cơ thể do 3 tạng đảm nhiệm: Tỳ vận hoá thủy thấp, phế thông điều thủy đạo và thận khí hoá nước Nước vào vị được tỳ vận hoá hấp thu đưa lên phế, phế túc giáng xuống thận, thận khi hoá nước đưa các chất trong trở lại phế để đi phân bố tàn thân, đồng thời
đẩy chất đục xuốn bàng quang để thải ra ngoài
5.1.3 Thận chủ nạp khí:
Trang 12Bs Mai Trung Dũng 10
Không khí do phế hít vào được giữ lại ở thận gọi là thận nạp khí Nếu thận hư không nạp
được phế khí thì làm phế khí nghịch lên gây chứng ho hen, khó thở Trên lâm sàng chữa chứng ho xuyễn ở người già bằng pháp bổ thận nạp khí
5.1.4 Thận coi về hai đường đại tiểu tiện (nhị tiện):
- Tiền âm là nơi bài tiết nước tiểu, bộ phận sinh dục Thận chủ khí hoá và bài nước tiểu và
sự sinh dục nên gọi thận chủ tiền âm Thận hư hay gặp chứng đi tiểu luôn về ban đêm ở người già, đái dầm ở trẻ em, di tinh, mộng tinh ở nam giới, ra khí hư ở phụ nữ
- Hậu âm là nơi đại tiện do tạng tỳ đảm nhiệm, nhưng tỳ dương được thận khí hoá để bài tiết phân nên còn gọi thận chủ hậu âm Nếu thận khí hư hay gặp chứng đại tiện lỏng hoặc táo ở người già
- Hậu âm và tiền âm là đại tiện và tiểu tiện nên thận chủ về nhị tiện
5.2 Thận quan hệ với các tổ chức khí quan khác:
Thận chủ về xương, sinh tuỷ, làm đầy cho não, thận khai khiếu ở tai, tươi tốt ở tóc, eo lưng là phủ của thận:
5.2.1 Thận chủ xương tuỷ, thông lên n∙o:
- Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tuỷ, tuỷ ở trong xương để nuôi dưỡng xương cho nên gọi
là thận chủ cốt sinh tuỷ Nếu thận hư, sự phát dục của cơ thể giảm sút gây hiện tượng chậm mọc răng, xương mềm, chậm biết đi
- Răng là phần thừa của xương, bệnh thận thì răng đau, răng khô, răng sâu
- Tuỷ ở cột sống thông lên não, thận sinh tuỷ nên gọi là thận thông với não, không ngừng
bổ sung tuỷ cho não Nếu thận hư (thường do tiên thiên) làm não chậm phát triển gây ra hiện tượng thiểu năng trí tuệ, đần độn, kém thông minh Não là bể của tuỷ, bể tuỷ không đủ thì đầu choáng váng vù vù, không tỉnh táo, hay quên
5.2.2 Thận khai khiếu ở tai:
Tai là do thận tinh nuôi dưỡng Nên thận hư thì tai vù, tai điếc ở người già thận khí, thận tinh suy yếu hay gặp chứng ù tai, điếc
5.2.3 Thận vinh nhuận ở tóc:
Thận tàng tinh, tinh sinh huyết, tóc là phần thừa ra của huyết được huyết nuôi dưỡng vì vậy thận là căn nguyên sinh ra tóc Sự thịnh suy của thận quan hệ mật thiết với tóc Như bẩm sinh thận khí kém thì tóc thưa thớt, thanh niên thiên quý thịnh thì tóc tươi tốt, người già thận khí suy thì tóc bạc vì vậy nói thận vinh nhuận ra tóc
5.2.4 Eo lưng là phủ của thận:
Thận âm hư thì eo lưng mỏi đau, thận dương hư thì eo lưng sống lưng lạnh đau
5.3 Thận liên quan đến các tạng phủ khác:
Thận với bàng quang là biểu lý Tương sinh với can phế Tương khắc với tâm tỳ
5.3.1 Biểu lý với bàng quang:
Bàng quang có chức năng chứa đựng và bài tiết nước tiểu thông qua sự khí hoá và sự phối hợp với tạng thận Thận khí không đủ, khí hoá không kịp thời thì tiểu tiện không lợi
5.3.2 Thận tương sinh với can phế:
- Thủy không sinh mộc: thì trước có chứng thận âm hư, sau đó xuất hiện chứng can âm huyết không đủ gọi là chứng can thận âm hư
Trang 13Hư: đau lưng, mỏi gối, liệt dương, ù điếc tai, di tinh, tóc bạc
Nhiệt: đái ít, đỏ, đái máu, ỉa táo, chảy máu chân răng
Hàn: ngũ canh tả, nằm co, sợ lạnh chi lạnh, tinh lạnh
5.4.2 Chứng trạng của bàng quang:
Thực: đái khó, bụng dưới căng đau
Hư: són đái, đái dầm
Nhiệt: ống đái nóng, đái khó,ít, cuồng
Hàn: nước đái trong dài và lạnh, hay hắt xì hơi
Trang 14Biểu hiện lâm sàng:
- Do ngoại tà truyền từ ngoài vào:
+ Do nhiệt tà thì sốt cao, khát, thích uống nước lạnh, phiền táo, nói mê, lưỡi đỏ rêu vàng, phân khô kết, nước đái đỏ ít
+ Do hàn tà thì đau bụng, ỉa chảy, nôn do ăn thức ăn lạnh, bụng bị lạnh
- Do nội nhân: Chức năng của các tạng phủ, khí huyết bị rối loạn
1.2 Các hiện tượng khác:
1.2.1 Hiện tượng bán biểu bán lý:
Là chứng bệnh mà không ở biểu cũng không ở lý mà ở giữa biểu và lý, gọi là chứng bán
biểu bán lý Theo sách “Thương hàn luận” chứng này thuộc bệnh của kinh thiếu dương
Biểu hiện lâm sàng: Hàn nhiệt vãng lai (lúc nóng, lúc rét), ngực sườn đầy tức, miệng
đắng, lợm giọng buồn nôn, hoa mắt, mạch huyền
Trang 15Bs Mai Trung Dũng 13
Nguyên tắc điều trị: Hoà giải thiếu dương
1.2.2 Hiện tượng biểu lý thác tạp:
Cùng trên 1 bệnh nhân vừa có chứng biểu, vừa có chứng lý gọi là “biểu lý đồng bệnh”
Nguyên tắc điều trị: Vừa chữa phần biểu, vừa chữa phần lý, gọi là biểu lý song giải
Đại tiện lỏng Đại tiện táo Lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt Lưỡi đỏ, rêu vàng
Mạch trầm trì Mạch sác
Điều trị: Ôn pháp Điều trị: Thanh pháp
2.2 Các hiện tượng khác:
2.2.1 Hiện tượng hàn nhiệt thác tạp:
Trên 1 bệnh nhân vừa có chứng nhiệt vừa có chứng hàn Có thể có các hình thức: biểu hàn
lý nhiệt, biểu nhiệt lý hàn, tạng phủ này hàn, tạng phủ kia nhiệt
- Hiện tượng chân nhiệt giả hàn: Do nội nhiệt thịnh khí dương bế tắc ở trong không toả ra
tứ chi được còn gọi là nhiệt quyết hay dương quyết
Biểu hiện: Bệnh nhân nặng có chân tay giá lạng, mạch trầm (giả hàn) cùng với người nóng không sợ lạnh mà sợ nóng, mạch trầm nhưng sác có lực, khát muốn uống nước lạnh, họng
khô, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng khô (chân nhiệt)
3 Hư - Thực:
3.1 Nội dung:
3.1.1 Chứng hư:
Trang 16Bs Mai Trung Dũng 14
- Hư là chính khí hư: gồm âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư do tiên thiên bất túc và hậu thiên mất điều hoà gây nên Hậu thiên mất điều hoà thể hiện ở các mặt: tiêu hoá hấp thu kém, già yếu, bị bệnh lâu, chữa sai hại chính khí, hoặc tà khí làm tổn thương chính khí
- Biểu hiện lâm sàng chung: tinh thần uỷ mị, tim đập hồi hộp, người mệt mỏi vô lực, đau thiện án, thích xoa bóp, ăn kém, mạch tế nhược
- Nguyên tắc điểu trị: bệnh hư thì bổ, con hư bổ mẹ
Là chứng hư và chứng thực cùng xuất hiện Có các hình thức sau:
- Chứng hư thêm chứng thực: VD trên bệnh nhân ho, xuyễn do phế khí hư lấu ngày sinh
đàm ẩm, thủy thấp, huyết ứ trệ gọi là chứng “hư trung hiệp thực” (trong hư có thực)
- Chứng thực thượng hạ hư: Bệnh có thắt lưng mỏi đau (hạ hư) lại có đầu mặt bốc nóng
từng cơn (thượng thực) cũng gọi là chứng “hư trung hiệp thực”
- Chứng thực thêm chứng hư: Bệnh nhân cổ trướng, ỉa đái không lợi (chứng thực) lại có
người gầy ăn kém, mệt mỏi, mạch huyền tế (chứng hư), gọi là chứng “thực trung hiệp hư” (trong
thực có hư)
3.2.2 Hiện tượng chân giả:
- Chân thực giả hư: Do nhiệt kết ở trường vị, đàm thực úng trệ làm cho kinh lạc bị trở trệ, khí huyết không đi ra ngoài được Biểu hiện tinh thần chậm chạp, người lạnh chi lạnh, mạch trầm (giả hư), song tiếng nói to, thở thô, mạch tuy trầm nhưng hữu lực (chân thực)
- Chân hư giả thực: Chứng này do khí huyết trong nội tạng không đủ, vận hoá của tỳ kém Biểu hiện bụng đầy, chướng đau, mạch huyền, bụng đau có lúc giảm nhẹ (giả thực), song bụng
đau mà không cự án, lại thích xoa, mạch tuy huyền nhưng vô lực (chân hư)
4 Âm – Dương:
Là 2 cương lĩnh tổng quát để đánh giá xu hướng chung của bệnh, vì các hiện tượng hàn nhiệt hư thực luôn phối hợp với nhau Sự mất thăng bằng âm dương có 2 hình thức là thiên thắng (âm thịnh, dương thịnh), và thiên suy (âm suy, dương hư, vong âm, vong dương)
4.1 Âm chứng và dương chứng:
Âm chứng là chứng sinh ra bởi hiện tượng âm thiên thắng, thuộc chứng thực hàn, đó là do
âm thịnh sinh nội hàn
Dương chứng là chứng sinh ra bởi hiện tượng dương thiên thắng, thuộc chứng thực nhiệt,
đó là do dương thịnh sinh ngoại nhiệt
Người lạnh, bụng lạnh Tay chân ấm
Tinh thần mệt mỏi Tinh thần hiếu động
Trang 17Bs Mai Trung Dũng 15
Thở nhỏ, nói nhỏ Thở to, thô
Thích ấm, không khát Sợ nóng, khát nước
Tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng Tiểu tiện đỏ, đục, ít, đại tiện táo
Nằm quay vào trong Nằm quay ra ngoài
Mạch trầm nhược, hoặc trầm vi Mạch hoạt sác, hoặc phù sác có lực
Điều trị: Trừ hàn Điều trị: Thanh nhiệt tả hoả
4.2 Âm hư và dương hư:
- Âm hư phần tân dịch và huyết không đủ Phần dương trong cơ thể nhân phần âm hư mà nổi lên sinh chứng hư nhiệt, gọi là âm hư sinh nội nhiệt
- Dương hư do công năng trong cơ thể bị giảm sút, dương khí không ra ngoài được, phần
vệ bị ảnh hưởng nên sinh chứng hư hàn, gọi là dương hư sinh ngoại hàn
Tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện táo Tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng
Lưỡi đỏ, rêu ít Lưỡi nhợt, rêu trắng Mạch tế sác Mạch nhược vô lực
Điều trị: Bổ âm, thanh hư nhiệt Điều trị: Ôn bổ dương
4.3 Vong âm, vong dương
- Vong âm là hiện tượng do mất tân dịch quá nhiều (ra mồ hôi, ỉa chảy) mà gây ra Vì âm
và dương nương tựa nhau nên khi mất tân dịch đến giai đoạn nào đó thì âm không nuôi dưỡng
được dương mà sinh chứng vong dương, còn gọi là chứng thoát dương (choáng, truỵ tim mạch)
Mồ hôi nóng, mặn, không dính Mồ hôi lạnh, nhạt, dính
Khát, thích uống nước lạnh Không khát, thích uống nước ấm
Tay chân ấm Tay chân lạnh
Mạch phù vô lực, mạch xích yếu Mạch phù sác vô lực, rồi mạch vi muốn tuyệt
Điều trị: Dưỡng âm sinh tân Điều trị: Hồi dương cứu nghịch
Trang 18- Nguyên khí: còn gọi là sinh khí, chân khí, khí của chân nguyên Do tinh của tiên thiên
sinh ra, được tàng trữ ở thận, sau này được khí của hậu thiên bổ sung không ngừng
- Tông khí: Do khí trời từ phế hợp với khí của đồ ăn thức uống do tỳ vận hoá ra mà thành
Tông khí có chức năng vận hành khí, huyết, hô hấp, tiếng nói, tay chân
- Dinh khí: còn gọi là doanh khí Là do chất tinh vi của đồ ăn được tỳ vận hoá mà thành,
đi vào mạch tạo thành một bộ phận của huyết dịch, theo huyết dịch đi toàn thân, có tác dụng sinh
ra huyết và dinh dưỡng toàn thân
- Vệ khí: bắt nguồn từ tiên thiên, do dương khí của thận sinh ra, được khí của hậu thiên bổ
sung Vệ khí đi ra ngoài mạch, phân bố toàn thân, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà xâm nhập
Sự thịnh suy của khí liên qua đến công năng hoạt động của 4 tạng Phế, Tỳ, Thận và Can:
- Phế: Chủ khí, chủ hô hấp, khí trời do phế đưa vào hợp với khí của đồ ăn thức uống do tỳ vận hoá mà tạo nên tông khí Phế chủ tuyên phát và túc giáng, tuyên phát là thúc đẩy khí huyết tân dịch đi phân bố toàn thân, túc giáng là đưa phế khí đi xuống thận
- Tỳ: Sự kiện vận của tỳ vị là gốc của hậu thiên, là gốc sinh hoá ra khí huyết của cơ thể, nên nói tỳ vị chủ về trung khí
- Thận: Chủ nạp khí, khí do phế đưa xuống được nạp ở thận, nếu thận không nạp được khí làm phế khí nghịch lên gây ho, xuyễn
- Can: chủ sơ tiết, giúp cho khí của các tạng phủ được vận hành dễ dàng, thông suốt, thăng giáng điều hoà
Trên lâm sàng bệnh của khí thường biểu hiện với 3 hội chứng cơ bản là: Khí hư, Khí trệ
có các triệu chứng tại chỗ như: ở ngực gây đau ngực vú căng, ngực sườn đầy tức; ở thượng vị gây
vị quản thống, ợ hơi thì đỡ; ở ruột gây phúc thống, trung tiện thì đỡ
- Nguyên tắc điều trị: hành khí, lý khí
1.3 Khí nghịch:
Trang 19Vị: Buồn nôn, nôn mửa, nấc, ợ hơi
Can: Đau tức ngực sườn, đau thượng vị, lúc sốt, lúc rét
Cần phân biệt chứng khí nghịch do thận hư không nạp được khí thuộc hư chứng, còn chứng khí nghịch trong các trường hợp trên là thực chứng
- Nguyên tắc điều trị: giáng khí, thuận khí
2 Các hội chứng bệnh về huyết:
Huyết là chất hữu hình được tạo thành do chất tinh vi của thủy cốc được tỳ vị vận hoá ra,
do dinh khí đi trong mạch và do tinh được tàng trữ ở thận sinh ra Huyết được khí thúc đẩy đi trong mạch đến nuôi dưỡng toàn thân Huyết đủ thì cơ thể khoẻ mạch
Huyết có quan hệ mật thiết với tất cả các tạng trong cơ thể:
- Tâm: chủ huyết mạch, tâm khí thúc đẩy huyết dịch đi trong mạch để nuôi dưỡng toàn thân
- Can: chủ tàng huyết, tức là tàng trữ và điều tiết huyết trong cơ thể
- Tỳ: chủ thống huyết, tức là quản lý, khống chế huyết đi trong mạch Tỳ còn sinh huyết:
sự vận hoá của tỳ tạo ra chất tinh vi của thủy cốc là nguồn gốc sinh khí huyết
- Phế: phế chủ khí, khí lại thúc đẩy huyết đi trong mạch cho nên sự hoạt động của phế cũng liên quan đến sự vận hành của huyết
- Thận: chủ tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên thận cũng là nguồn gốc sinh ra huyết Trên lâm sàng, bệnh của huyết gồm có 4 hội chứng là: Huyết hư, Huyết ứ, Huyết nhiệt và Xuất huyết
- Nguyên tắc điều trị: Bổ huyết Bổ khí huyết
Trang 20- XuÊt huyÕt do 4 nguyªn nh©n:
+ HuyÕt nhiÖt, nhiÖt bøc huyÕt väng hµnh
+ Do huyÕt nhiÖt: L−¬ng huyÕt chØ huyÕt
+ Do tú h−: KiÖn tú nhiÕp huyÕt
+ Do huyÕt ø: Ho¹t huyÕt chØ huyÕt
Trang 212 Chứng trạng:
Tinh thần uất ức thiếu vui, dễ giận, tính nóng, ngực sườn đầy tức hoặc chướng đau, trong họng có vướng mắc (mai hạch khí), hoặc cổ gáy nổi bướu, tràng nhạc, ăn uống kém, hay chiêm bao, dễ kinh sợ, 2 vú chướng đau, kinh nguyệt rối loạn, đau xuống bụng dưới, sườn bụng có khối cứng, mạch huyền
- Chứng can khí uất kết: uất ức không vui, ngực sườn tức đầy
- Chứng can khí hoành nghịch: dễ giận, 2 sườn chướng đau, hoặc đau xuống bụng dưới, hay chiêm bao, dễ kinh sợ
3 Cơ chế bệnh sinh:
Can là tạng cương tính, can mộc thăng tán thích thoải mái, nếu tình chí không thông xướng do kích thích quá độ, làm mất tính khoan khoái của can sẽ sinh ra chứng can khí uất kết Can khí uất kết sẽ luỵ đến các tạng phủ khác như: can khí thừa tỳ, xung tâm, phạm phế Can khí không sơ tiết, uất kết ở trong, tính khí mất điều hoà cho nên thấy uất ức, ngực sườn đầy tức, vú chướng, trong họng như hóc (mai hạch khí) Khí không điều đạt, ảnh hưởng đến trung tiêu, mộc không sợ thổ cho nên thấy đầy hơi không muốn ăn uống Khí uất đã lâu, ảnh hưởng đến sự vận hành của huyết và sự vận hoá cơm nước, mà sinh ra đàm ngưng huyết ứ, cho nên sinh tràng nhạc bướu cổ, ngực sườn có khối cứng Can khí mất điều hoà, mạch xung, mạch nhâm cũng theo đó
mà không hoà, nên kinh nguyệt rối loạn, hay đau bụng kinh Can khí hoành nghịch thì thần hồn không yên, cho nên dễ giận, ngực sườn đau chạy, hay chiêm bao, dễ kinh sợ Can khí hoành nghịch, mộc mạch thừa thổ, phạm vị, khắc tỳ nên không muốn ăn và tiêu hoá không tốt
4 Luận trị:
- Phép điều trị: Sơ can lý khí
- Dược vị:
Thuốc sơ can giải uất: Sài hồ
Thuốc lý khí: Ô dược, Chỉ thực, Chỉ sác, Hương phụ, Trần bì, Uất kim, Xuyên luyện tử, Huyền hồ, Trầm hương
- Phương dược:
ẻ Tứ nghịch tán (Thương hàn luận):
Sài hồ 8g Chỉ thực 8g Cam thảo 8g Thược dược 12g
ý nghĩa: Sài hồ để thâu tà thăng dương nhằm sơ can giải uất là quân dược; Chỉ thực để hạ
khí kết hợp với Sài hồ làm khí thăng giáng điều hoà lại là thần; Thược dược để ích âm dưỡng
huyết, hợp với Sài hồ để sơ can lý khí là tá; Cam thảo ích khí kiện tỳ, điều hoà các vị thuốc là sứ
Trang 22Bs Mai Trung Dũng 20
ẻ Sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư):
Sài hồ 20g Trần bì 20g Thược dược 15g Hương phụ 15g Chỉ sác 15g Xuyên khung 15g Cam thảo 5g
ý nghĩa: Bài này chính là bài Tứ nghịch tán để sơ can giải uất, gia Trần bì, Hương phụ
làm tăng tác dụng lý khí, Xuyên khung để dưỡng can huyết
Gia giảm:
- Can khí uất lâu ngày sinh chứng huyết mạch bế tắc, vinh khí không lưu lợi thì gia các vị hành huyết, phá huyết như: Đương quy, Đào nhân, Hồng hoa, Uất kim, Trạch lan
- Can khí uất lâu có thể tổn thương âm huyết gây huyết dich không đủ Can huyết không
được nuôi dưỡng gây chứng huyết táo, khí uất Gia các vị dưỡng âm sinh huyết như: Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Quy thân, Kỷ tử, Xuyên luyện tử (Bài Nhất quán tiễn)
- Can khí uất phạm tỳ vị thì gia các vị kiện tỳ như Bạch truật, Bạch linh, Đảng sâm
- Can khí uất lâu có thể sinh đàm thì gia các vị trừ đàm như Bán hạ, Nam tinh
Chứng can hoả thượng viêm
1 Nguyên nhân:
Chứng can hoả thượng viêm là triệu chứng biểu hiện do can hoả nghịch lên Có thể vì can
khí mất sơ tiết, rồi hoả xông lên, tức là “khí hữu dư tức là hoả” Hoặc vì giận dữ quá hại can, can
khí chướng ra quá mạnh làm cho can hoả thăng lên, hoặc vì tình chí không thoả mãn, ngũ chí hoá
hoả, hoặc nhiệt tà xâm vào động đến can hoả mà sinh chứng này
2 Chứng trạng:
Mặt đỏ bừng, mắt đỏ, miệng đắng, họng khô, tai ù hoặc điếc đột ngột, đầu choáng váng, chướng đau, phát sốt, phía sườn nóng đau, phiền nóng, dễ giận, nhiều chiêm bao, ít ngủ, đại tiểu tiện bí sáp, tiểu tiện ngắn đỏ, thổ nục lạc huyết, rìa lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác
3 Cơ chế bệnh sinh:
Can khí hữu dư chuyển hoá thành hoả Vương Húc Cao nói: “Can khí hoả đốt nóng, du
hành khắp tam tiêu, khắp trên dưới trong ngoài toàn thân đều có thể gây bệnh” Cho nên chứng
này biểu hiện có 2 phần chính: 1 là thực nhiệt, 1 là thượng xung, và thế đến gấp vội
∗ Hoả tính là bốc lên, can hoả theo đường kinh đến xương sườn cụt, rồi tiến lên quấy nhiễu thanh khiếu, đi lên đầu, mặt, tai, mắt Cho nên vùng sườn nóng đau, phát sốt, mặt đỏ, mắt
đỏ, họng khô, tai điếc, đầu choáng chướng đau
∗ Can nhiệt truyền đởm làm nước mật tràn lên cho nên miệng đắng
∗ Nhiệt quấy nhiễu thần hồn cho nên phiền giận, nhiều chiêm bao
∗ Nhiệt bức huyết vọng hành thì huyết chạy loạn cho nên thổ nục, khái huyết Hoả có thể
đốt âm hoá tân, cho nên hầu họng khô ráo, đại tiểu tiện bí kết
4 Luận trị:
Trang 23Bs Mai Trung Dũng 21
- Phép điều trị: Thanh tả can hoả
- Phương dược: Long đởm tả can thang (Y phương tập giải)
Long đởm thảo 10g Sài hồ 10g Sinh địa 15g
Chi tử 15g Hoàng cầm 15g Sinh cam thảo 10g
Mộc thông 15g Trạch tả 20g
Đương qui 5g Xa tiền tử 15g
ý nghĩa: Long đởm thảo để tả thực hoả của can đởm, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu là thần dược
Hoàng cầm, Chi tử để tả hoả là quân Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp đưa
ra bằng tiểu tiện, Sinh địa, Đương qui để tư âm dưỡng huyết là tá Sài hồ dẫn thuốc vào can đởm, Cam thảo điều hoà các vị thuốc là sứ Nếu không đỡ thì gia Hoàng liên để tả tâm (tả con)
đau, chóng mặt tai ù, mặt đỏ hoặc nóng bừng, họng khô
∗ Dương cang nhiễu loạn, thần chí, hồn không tàng ở trong thì tâm phiền dễ giận, ngủ ít, nhiều chiêm bao
∗ Eo lưng là phủ của thận, đầu gối là phủ của cân Can thận âm hư thì eo lưng và đầu gối mỏi yếu
∗ Can dương cang ở trên thì trên thịnh, can thận ở dưới thiếu thì dưới hư Trên thực dưới hư cho nên đầu nặng chân nhẹ Lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền là hiện tượng can dương cang thịnh,
âm dịch không đủ
4 Luận trị:
- Phép điều trị: Tư âm tiềm dương
- Phương dược: Lục vị địa hoàng gia giảm:
Thục địa Đan bì Long cốt Sơn dược Thiên ma Chi tử
Trang 24Bs Mai Trung Dũng 22
Sơn thù Câu đằng Hạ khô thảo Phục linh Thạch quyết minh Thảo quyết minh Trạch tả Mẫu lệ Cam thảo
ý nghĩa: Bài lục vị để tư bổ can thận Gia thêm các vị: Thiên ma, Câu đằng để bình can
tức phong; Thạch quyết minh, Mẫu lệ, Long cốt để bình can tiềm dương, trọng trấn an thần; Chi
tử, Hạ khô thảo, Thảo quyết minh để thanh tả can hoả; Cam thảo điều hoà các vị thuốc Nếu đau
đầu nhiều thì gia Cúc hoa, Mạn kinh tử, Cốc tinh thảo Ngủ ít gia Bá tử nhân, Toan táo nhân
Choáng váng, 2 mắt khô sáp, họng khô, tai ù, mặt nóng đỏ, ngũ tâm phiền nhiệt, triều
nhiệt, đạo hãn, xương sườn cụt đau nóng, có khi tay chân nhu động Lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác
∗ Chứng can âm hư liên quan đến thận âm, không tư nhuận cho đầu mặt nên chóng mặt ù tai, 2 mắt khô sáp Hư hoả đốt nóng can lạc cho nên xương sườn cụt đau, nóng Can âm suy hư gân mạch mất nuôi dưỡng cho nên tay chân nhu động Mạch huyền thuộc can, tế thuộc âm hư, sác là có nhiệt, cho nên mạch huyền tế sác là can âm bất túc, hư nhiệt đốt ở trong
Phân biệt 3 chứng: Can dương thượng cang, Can hoả bốc và Can âm hư:
- Can dương cang lên thì lấy chứng trạng cang lên là chính, như đầu mặt chướng đau, choáng váng nóng bừng kèm theo có triệu chứng âm hư ở dưới như đau lưng gối mỏi Bệnh trình tương đối ngắn, bệnh thể tương đối chậm, triệu chứng âm hư hoả vượng, thuộc về bản hư, tiêu thực; trên thực dưới hư (hư trung hiệp thực)
- Can hoả bốc lên thì lấy triệu chứng hoả nhiệt làm chính, như mặt đỏ, mắt đỏ, miệng
đắng, đại tiện bí sáp Bệnh trình tương đối ngắn, thể bệnh tương đối cấp, triệu chứng hoả nhiệt rõ rệt, thuộc về chứng thực
Trang 25Bs Mai Trung Dũng 23
- Can âm hư thường kèm với thận âm hư thì triệu chứng âm hư là chính như: đau lưng, mỏi gối, đau đầu, ù tai, kèm theo có triệu chứng nội nhiệt như triều nhiệt, đạo hãn, ngũ tâm phiền nhiệt Bệnh trình dài, bệnh thể chậm, thuộc về hư chứng rõ rệt
Chứng can huyết hư
1 Nguyên nhân:
Chứng can huyết hư là triệu chứng vì huyết dịch ở can hư mà gây ra, có thể vì bẩm phủ không đủ, hoặc vì tỳ vị hư nhược thiếu nguồn sinh hoá, hoặc thất tình quá độ hao tổn âm huyết, hoặc bệnh lâu hao huyết, hoặc các bệnh mất huyết tính gây ra
2 Chứng trạng:
Sắc mặt vàng ải hoặc xanh bạc, môi mỏng sắc nhợt, mắt nhìn giảm sút hoặc tối gà, choáng váng, tâm quý, ít ngủ Có khi tay chân tê dại, co duỗi khó khăn, tay chân run rẩy, cơ thịt máy động Kinh ít chậm kỳ hoặc kinh bế, chất lưỡi nhợt, mạch tế (Thuộc bệnh thiếu máu, bệnh nhãn khoa, bệnh kinh nguyệt)
3 Cơ chế bệnh sinh:
Chứng can huyết hư và chứng huyết hư trên lâm sàng biểu hiện gần giống nhau :
Huyết hư thì hình héo cho nên sắc mặt vàng ải, môi móng nhợt Huyết thiếu không nuôi dưỡng lên ở trên thì choáng váng, lưỡi nhợt Huyết suy không dưỡng được tâm thì tâm quý, mất ngủ Kinh mạch không được huyết nuôi dưỡng thì tay chân tê dại, huyết không dưỡng được cân thì khớp co duỗi khó khăn Huyết không đủ thì bể huyết không đầy cho nên kinh ít, chậm kỳ, hoặc bế kinh Huyết không đầy đủ cho mạch thì mạch tế
Can huyết hư thì biểu hiện: Can huyết hư thì mắt không được nuôi dưỡng nên thị lực giảm sút, nặng thì mắt thanh manh Gân mạch mất nuôi dưỡng cho nên chân tay run, thịt máy dật, khớp khó co duỗi Xuất hiện triệu chứng cử động không cố định, hoặc hoạt động khó khăn
4 Luận trị:
- Phép trị: Bổ huyết dưỡng can
- Dược vị: các vị thuốc bổ huyết như: Thục địa, A giao, Hà thủ ô, Quy thân, Bạch thược,
Kỷ tử, Long nhãn, Tang thầm, Tử hà sa, Kê huyết đằng
- Phương dược:
ẻ Tứ vật thang (Hoà tễ cục phương):
Thục địa Đương qui Bạch thược Xuyên khung
ý nghĩa: Thục địa để tư âm dưỡng huyết làm quân Đương qui để bổ huyết dưỡng can,
hoà huyết điều kinh làm thần Bạch thược dưỡng huyết hoà âm, Xuyên khung hành khí hoạt huyết, thông xướng khí huyết là tá sứ
Gia giảm: Kiêm khí hư gia Nhân sâm, Hoàng kỳ Kiêm đàm huyết mà nôn gia Hồng hoa,
Đào nhân Huyết hư có hàn gia Nhục quế, Bào khương Huyết hư có nhiệt gia Hoàng cầm, Đan
bì Muốn hành huyết thì bỏ Thược dược Muốn chỉ huyết thì bỏ Xuyên khung
Trang 26Bs Mai Trung Dũng 24
Chứng can phong nội động
Chứng can phong nội động là chứng trạng do nội phong nhiễu động gây ra Dựa vào nguyên nhân sinh nội phong mà chia thành 4 chứng:
- Can dương hoá phong
- Nhiệt cực sinh phong
- Huyết hư sinh phong
- Âm hư động phong
Can là tạng phong mộc, nếu can dương quá vượng, nhiệt thịnh, âm hư, huyết hư đều có thể sinh phong Vì khác với phong ở ngoài xâm nhập vào cho nên gọi là nội phong Tính phong
giao động cho nên hay thấy chứng choáng váng ngã ra, run rẩy, co giật Tố Vấn nói: “các chứng
lay lắc choáng váng đều thuộc can” đó là chỉ vào can phong
1 Can dương hoá phong
1.1 Nguyên nhân:
Chứng can dương hoá phong còn gọi là chứng quyết dương hoá phong, là chỉ vào can dương cang thịnh không có kiềm chế, mà bỗng nhiên xuất hiện chứng động phong, phần nhiều vì can thận âm dịch cực hư, không tiềm tàng được can dương tiến lên mà hoá phong (Thuộc bệnh Trúng phong - tai biến mạch máu não)
1.2 Chứng trạng:
- Trúng phong kinh lạc: choáng váng muốn ngã ra, đau đầu, gáy cứng, chân tay run, đi không vững, nói ngượng không rõ, miệng méo mắt xếch, bán thân bất toại, lưỡi đỏ, mạch huyền
- Trúng phong tạng phủ: bỗng nhiên hôn mê không biết gì, lưỡi cứng không nói được
+ Chứng bế: các khiếu bế lại, không đại tiểu tiện được
+ Chứng thoát: có triệu chứng dương thoát
1.3 Cơ chế bệnh sinh:
Chứng can dương hoá phong hay thấy ở người can thận âm dịch vốn thiếu, can dương mất
sự tiềm giữ, có bệnh sử can dương thượng cang, có khi chứng can dương thượng cang không rõ, cũng có khi bỗng nhiên xuất hiện chứng này
∗ Can dương hoá phong, phong dương xoáy ở trên, nên choáng váng muốn ngã ra Khi huyết úng ở trên trở trệ huyết cực lạc cho nên đau đầu Gân mất nuôi dưỡng thì gáy cứng, chân tay run Phong xoáy ở trên, âm thiếu ở dưới cho nên đi không ổn định
∗ Can dương cang thịnh đốt dịch thành đàm Phong đàm trở lạc làm khí huyết vận hành không lợi cho nên miệng méo mắt xếch, bán thân bất toại Can phong hiệp với đàm che lấp tâm khiếu, làm cho tâm thần tối tăm cho nên bỗng nhiên hôn mê ngã ra không biết gì
∗ Lưỡi đỏ là âm hư nội nhiệt, mạch huyền chủ về bệnh can
Trang 27Bs Mai Trung Dũng 25
+ Thông kinh hoạt lạc: Tang ký sinh, Uy linh tiên, Tần giao, Đỗ trọng, Ngưu tất
+ Thuốc trấn kinh tiềm dương: Thạch quyết minh, Long cốt, Mẫu lệ
- Phương dược:
ẻ Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chính trị tân nghĩa):
Thiên ma 9g Thạch quyết minh 18g ích mẫu 9g
Câu đằng 12g Tang ký sinh 9g Đỗ trọng 9g
Phục thần 9g Hoàng cầm 9g Ngưu tất 12g
Dạ giao đằng 9g Sơn chi 9g
(Chú ý: Thạch quyết minh cho vào sắc trước, Câu đằng cho vào sau)
Phân tích: Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh để bình can tức phong Sơn chi, Hoàng
cầm để thanh nhiệt tả hoả ích mẫu để hoạt huyết lợi thủy Ngưu tất để dẫn thuốc đi xuống, hợp với Đỗ trọng để bổ can thận Tang ký sinh để thông kinh hoạt lạc Dạ giao đằng, Phục thần để an thần định chí Bài này để chữa cao huyết áp, liệt nửa người do trúng phong
ẻ An cung ngưu hoàng hoàn (Ôn bệnh điều biện):
Ngưu hoàng Hoàng liên Mai phiến Uất kim Hùng hoàng Xạ hương
Tê giác Sơn chi Chân châu Hoàng cầm Chu sa Tán bột làm hoàn
Phân tích: Ngưu hoàng, Tê giác để thanh tâm giải độc, bên trong thấu bào lạc Hoàng
cầm, Hoàng liên, Sơn chi thanh nhiệt tả hoả Uất kim thông tâm khí để khai khiếu Chu sa, Chân châu để chấn tâm an thần Xạ hương, Băng phiến, Hùng hoàng để hoá đàm giải độc
• Trúng phong tạng phủ thể thoát chứng:
- Phép trị: Hồi dương cố thoát
- Phương dược: Sâm phụ thang (Chính thể loại yếu): Nhân sâm, Phụ tử sắc cho uống
• Giai đoạn di chứng:
- Phép trị: Hoạt huyết khứ ứ, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận
2 Chứng nhiệt cực sinh phong:
Trang 282.4 Luận trị:
- Phép trị: Thanh nhiệt trừ phong
- Phương dược: Bạch hổ thang (Thương hàn luận) gia vị:
Bạch hổ thang gồm: Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo, Nghạnh mễ có tác dụng thanh nhiệt Gia các vị trừ phong có tính hàn, bình như: Câu đằng, Thuyền thoái, Thiên ma, Cương tàm
3 Chứng huyết hư sinh phong
Chứng huyết hư sinh phong là chỉ vào triệu chứng động phong, vì huyết hư thì cân mạch mất nuôi dưỡng mà gây ra (Thuộc bệnh thiếu máu, hạ đường huyết, TBMM não, Packinson)
- Biểu hiện: chân tay, cân mạch co quắp, run giật
Chứng hàn trệ can mạch là chỉ vào triệu chứng vì hàn tà ngưng trệ ở kinh mạch của can
mà sinh ra Vì bị cảm hàn tà mà sinh bệnh, thường thấy ở chứng hàn sán trong bệnh sán khí
(Viêm tinh hoàn mạn, thoát vị bìu)
∗ Điểm chính để chẩn đoán là: bụng dưới và âm bộ chướng lạnh đau
4 Luận trị:
Trang 29Phân tích: Quế, Hồi để ôn can tán hàn Đương qui, Kỷ tử để ôn bổ can thận Ô dược, Trầm
hương để hành khí chỉ đau Phục linh để thảm thấp kiện tỳ Thêm 3 nhát gừng tươi để tán hàn hoà vị
ẻ Đương qui tứ nghịch thang (Thương hàn luận):
Đương qui 9g Quế chi 9g Đại táo 25q Thược dược 9g Tế tân 9g
Cam thảo 6g Thông thảo 6g
Phân tích: Đương qui, Bạch thược để bổ huyết Quế chi, Tế tân để ôn kinh tán hàn Cam
thảo, Đại táo để kiện tỳ ích khí Thông thảo để thông kinh mạch Thêm Ngô thù, Tiểu hồi, Sinh
và can dương hư
2 Chứng trạng:
Ngực sườn đau trống không, ưu uất, đởm khiếp, khí đoản, thần mệt, yếu sức, vùng bụng
đầy tức, không muốn ăn uống, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch hư đó là can khí hư Nếu kiêm có sợ lạnh, chân tay không ấm, âm bộ lạnh, mạch trầm vô lực thì đó là can dương hư
3 Biện chứng :
Thiên bản thần sách Linh khu nói: “can khí hư thì sợ”; sách Thánh Huệ Phương cũng nói:
“can hư thì sinh lạnh”, đủ thấy bệnh can là có dương hư hàn Khi can khí hư thì ngoài những
chứng khí hư như khí đoản, thần mệt, yếu sức, lưỡi nhợt, mạch hư ra, còn có triệu chứng của bệnh can như ngực sườn trống rỗng mà đau, đởm khiếp Can khí hư mà phát triển thêm thì thành chứng can dương hư như sợ lạnh, chân tay không ấm, âm bộ lạnh, đều là biểu hiện dương khí không đủ, mất sự sưởi ấm Thường cùng xuất hiện với chứng tỳ thận dương hư
4 Luận trị:
Phép trị: Ôn bổ phần dương
Phương dược: Bát vị địa hoàng hoàn
Trang 30đái đục, ngứa âm bộ
3 Cơ chế bệnh sinh:
* Tà nhiệt lưu trệ ở đởm, đởm khí vì đó mà tràn lên cho nên thấy nóng rét qua lại, miệng
đắng Thấp nhiệt kết tụ ở can đởm, can khí không được sơ tiết, khí trệ huyết ứ nên ngực sườn chướng đau hoặc có khối cứng
* Tỳ mất kiện vận, vị mất hoà giáng cho nên ăn kém, nôn mửa, bụng chướng
Thấp nhiệt chứa đọng ở trong, thấp nặng hơn nhiệt thì đại tiện hơi lỏng, nhiệt nặng hơn thấp thì đại tiện không thông suốt Bàng quang mất việc khí hoá thì tiểu tiện ngắn đỏ Lưỡi đỏ rêu vàng nhờn, mạch huyền sác là hiện tượng thấp nhiệt uất kết ở can đởm
* Sách Lâm chứng chỉ nam nói: “thấp theo hoả hoá, ứ nhiệt ở lý, đởm nhiệt, dịch tiết cùng hợp với trọc khí của vị, trên không vượt lên được, dưới không tiết xuống được, huân chứng
át uất, mình mắt đều phát vàng” Nói rõ thấp nhiệt xông đốt, thấp nhiệt không đi theo đúng
đường mà tràn ra ngoài cho nên da, mắt, mặt đều vàng
* Can mạch đi qua vùng âm bộ, tà khí thấp nhiệt chứa ở can đởm theo đường kinh đi xuống, chạy vào hòn daí, úng tắc huyết lạc cho nên hòn dái sưng chướng nóng đau, dồn vào âm
đạo thì đới trọc mùi thối, ngoài âm bộ ngứa
Điểm chính để chẩn đoán là: ngực sườn chướng đau, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn
Bạch truật 12g Trư linh 8g Quế chi 6g
Phân tích: Phương này dựa trên cơ sở của bài Ngũ linh tán có tác dụng lý khí lợi thủy trừ
thấp (Bạch truật, Quế chi để thẩm thấp kiện tỳ hoà khí Trạch tả, Trư linh, Phục linh để lợi thuỷ trừ thấp thanh nhiệt), thêm Nhân trần để lợi đởm thoái hoàng, trị thấp nhiệt
Trang 31Trương Tử Hoà nói: “ Đởm là dũng cảm, kinh sợ thì đởm bị thương” đởm là phủ thanh
tĩnh, đàm trọc nhiễu đởm, sơ tiết không được khí cơ không thông lợi, mất quyền quyết đoán cho nên đởm khiếp mà dễ kinh, mất ngủ, nhiều chiêm bao Đường kinh đởm liên lạc ở đầu mặt, đàm thấp theo kinh nhiễu lên thì choáng váng, ù tai Đàm trọc trở tắc ở trung tiêu tỳ vị, khí cơ thăng giáng thất thương cho nên sinh ra nôn mửa
Sự sơ tiết của đởm không thực hiện, nước mật theo đó nghịch lên, cho nên miệng đắng Khí cơ không vận, thanh dương không được phân bố cho nên ngực tức sườn chướng Trong có
đàm nhiệt cho nên rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền, hoạt
Điểm chính để chẩn đoán: Sợ hãi, hồi hộp, ít ngủ, rêu lưỡi vàng nhờn
4 Luận trị:
- Phép trị: Sơ can lý khí, lợi đởm, trừ đàm
- Phương dược:
ẻ Tiểu sài hồ thang (Thương hàn luận) gia vị:
Sài hồ 8g Hoàng cầm 9g Đại táo 4 quả
Nhân sâm 6g Bán hạ 9g Sinh khương 3 lát
Trích cam thảo 4g
Gia thêm: Nhân trần, Kim tiền thảo, Ô dược, Chỉ sác
ẻ Long đởm tả can thang (Y phương tập giải):
Long đởm thảo 12g Uất kim 8g Cam thảo 4g
Hoàng cầm 12g Hoàng liên 12g Đại hoàng 4g
Chi tử 12g Sài hồ 16g Mộc hương 8g
Kim ngân hoa 12g
Trang 32Bs Mai Trung Dũng 30
Chương 3 Biện chứng bệnh tâm vμ tiểu trường
Chứng tâm khí hư vμ tâm dương hư
1 Nguyên nhân:
Là triệu chứng do công năng của tạng suy giảm mà biểu hiện ra Người bẩm phủ không
đủ, người tuổi già sức yếu, bệnh lâu hoặc lao tâm quá độ đều có thể gây ra chứng này (Bệnh suy tim, rối loạn thần kinh tim, tâm phế mạn, bệnh mạch vành, thiếu máu)
2 Chứng trạng:
-Tâm khí hư: Tâm khí, chính xung, ngực tức khí đoản, ra mồ hôi, thần mệt, cử động thì
mệt hơn, sắc mặt không tươi, sắc lưỡi nhợt, thể lưỡi bệu, mạch hư
- Tâm dương hư: Tim đau, sợ lạnh, chân tay lạnh, sắc mặt xanh bạc, môi tối lưỡi bệu
nhợt, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch kết đại hoặc vi tế
3 Biện chứng :
- Tâm khí hư: thì trong tâm trống rỗng, động lên thoi thóp, cho nên thấy chứng tim hồi
hộp, nặng thì chính xung Tâm ở trong lồng ngực tâm hư khí thì tông khí trong lồng ngực vận chuyển thiếu sức cho nên ngực tức khí đoản Mồ hôi là tâm dịch, tâm khí hư thì cơ biểu không kín chặt, cho nên dễ ra mồ hôi Khí hư không dưỡng được thần cho nên thần mệt Động thì hao khí làm cho tâm khí càng hư, cho nên sau khi động thì các chứng càng tăng thêm Khí hư thì huyết không có sức vận hành, không lên tươi tốt ở mặt và ở lưỡi được cho nên sắc mặt ít tươi, lưỡi nhợt Huyết vận hành không có lực, đường mạch trống rỗng thì mạch hư
Điểm chính để chẩn đoán là: Tâm quí, khí đoản, thần mệt
- Tâm dương hư: thì trong ngực dương hư không vận chuyển huyết mạch ngưng tắc cho
nên đau tim Dương khí không sưởi được cho da thì sợ lạnh, không đạt ra tay chân thì tay chân lạnh, không đi lên mặt thì mặt xanh bạc Dương hư huyết vận hành không thông lợi thì môi tối, lưỡi nhợt, mạch vi tế hoặc kết đại
Điểm chính để chẩn đoán là: Tâm khí hư và triệu chứng ngoại hàn
Cam thảo 6g Hoàng kỳ 12g Đại táo 12g
Xuyên khung 8g Quế nhục 6g Sinh khương 3g
Phân tích: Bài này gồm bài Bát trân để bổ khí bổ huyết, thêm Hoàng kỳ để ích khí cố
biểu, Quế nhục để trợ dương (là bài Thập toàn đại bổ) Ngũ vị tử để cố sáp chỉ hãn, Viễn chí để
Trang 33ẻ Quế chi cam thảo thang:
Quế chi + Cam thảo lượng bằng nhau 10g sắc uống
Phân tích: Quế chi ôn thông tâm dương Cam thảo ích khí bổ tỳ thông mạch
Chứng tâm dương hư thoát
1 Nguyên nhân:
Chứng tâm dương hư thoát là chỉ vào chứng âm dương sắp lìa nhau, tâm dương vượt
nhanh mà biểu hiện ra Như Từ Linh Thái nói: “Dương khí vượt ra nhanh, âm dương lìa nhau, mồ
hôi ra như dầu, sáu mạch sắp mất, chứng cấp bức xảy ra mới gọi là thoát”
Người ta từ lúc sinh ra đến lúc tuổi già, âm dương lìa nhau trong khoảnh khắc, lìa thì chết Bệnh tình đến ngay nặng, bệnh cấp, bệnh nguy đều có thể xuất hiện chứng này, nếu cứu chữa kịp thời cũng có thể cứu nguy thành an (sốc, truỵ mạch)
2 Chứng trạng:
Bỗng nhiên sắc mặt tối xạm, môi tím tái, mồ hôi lạnh dính như cao, chân tay quyết lạnh, tâm quý, khí đoản, thở nhỏ, thần chí hôn mê, lưỡi nhợt hoặc tím tối, mạch vi muốn tuyệt
3 Cơ chế bệnh sinh:
Tâm dương hư thoát thì dương không bám ở âm, tông khí tiết ra vội cho nên tâm quý, khí
đoản, thở nhỏ Dương khí vượt ra ngoài không có gì để giữ kín phần biểu cho nên mồ hôi ra như cao Thần theo khí tán thì thần chí mờ tối, dương khí không đạt ra tay chân và mặt thì tay chân quyết lạnh, sắc mặt tối xạm Dương khí thoát thì khí không vận hành cho nên môi lưỡi xanh tím, mạch vi muốn mất
Điểm chính để chẩn đoán là: Tâm dương hư và triệu chứng vong dương
4 Luận trị:
- Phép trị: Hồi dương cứu nghịch
- Phương dược:
ẻ Tứ nghịch thang (Thương hàn luận):
Sinh phụ tử 5-10g Can khương 6-9g Cam thảo trích 6g
ẻ Nhân sâm tứ nghịch thang (Thương hàn luận): Nhân sâm 3g + Tứ nghịch thang
ẻ Sâm phụ thang (Chính thể loại yếu): Nhân sâm 9g Phụ tử 6g
Phân tích: Sinh phụ tử đi khắp 12 kinh để bổ ích mệnh môn chân hoả, ôn dương trục hàn
là quân Can khương ôn trung trừ lý hàn Cam thảo để giải độc, hoà hoãn tác dụng mãnh liệt của
Phụ Khương Nhân sâm để đại bổ nguyên khí
Trang 34Bs Mai Trung Dũng 32
Chứng tâm huyết hư
1 Nguyên nhân:
Chứng tâm huyết hư là triệu chứng tâm huyết không đủ, không nhu dưỡng được tâm tạng
mà biểu hiện ra Người bẩm phủ tiên thiên kém hoặc hậu thiên dụng tâm quá nhọc, hoặc mất huyết quá nhiều, hoặc bệnh lâu hao huyết đều có thể làm tâm huyết hư hao (SNCT, SNTK, thiếu máu)
2 Chứng trạng:
Sắc mặt xanh bạc hoặc vàng ải, môi lưỡi sắc nhợt, móng không có ánh sáng, tâm quý,
chính xung, huyễn vựng, kiện vong, mất ngủ, nhiều chiêm bao, lưỡi nhợt, mạch tế
3 Biện chứng :
Tâm chủ huyết, tâm huyết không đầy đủ thì trong tâm trống rỗng, lay động không yên, lúc nào cũng thế cho nên sinh chính xung, tâm quý Huyết không nuôi dưỡng ở đầu mặt móng nên huyễn vựng, sắc mặt không tươi, môi lưỡi nhợt, móng khô Huyết hư tâm thần mất nuôi dưỡng, không nhu dưỡng được não tuỷ cho nên hay quên, mất ngủ nhiều chiêm bao Huyết không
Đương qui 12g Mộc hương 6g Bạch truật 12g Phục thần 12g Cam thảo 6g Long nhãn 12g
Phân tích: Sâm Kỳ Truật Thảo để bổ tỳ ích khí Quy để bổ huyết, dưỡng tâm an thần
Viễn chí, Táo nhân, Phục thần để giao tâm thận định chí an thần Mộc hương lý khí tỉnh tỳ Thêm Sinh khương, Đại táo để đẫn thuốc vào tỳ Bài này đa phần các vị chữa về khí với ý nghĩa khí mạnh thì giữ được huyết, huyết tự về kinh thì bệnh sẽ khỏi Sự vận hoá của tỳ là nguồn gốc sinh hoá để sinh khí huyết, tỳ hư thì huyết thiếu, tâm không được nuôi dưỡng mà hư thêm, bởi vậy
dùng phương này bổ ích tâm tỳ, khí vượng, huyết sinh Hải Thượng Lãn Ông nói: “Bài này
chuyên chữa về hậu thiên âm huyết suy tổn, Tâm không chủ huyết, Can không tàng huyết, Tỳ không thống huyết mà sinh ra nhiều biến chứng”
Trang 35Bs Mai Trung Dũng 33
2 Chứng trạng:
Tâm quý, chính xung, mất ngủ, nhiều chiêm bao, triều nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ
hôi trộm, má đỏ, họng khô, lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác
3 Cơ chế bệnh sinh:
- Tâm âm không đủ làm cho tâm mất sự nuôi dưỡng, tâm động không yên cho nên thấy tâm quý, chính xung Âm không đủ thì thần không được tàng giữ nên mất ngủ, nhiều chiêm bao
- Âm hư thì dương cang, hư nhiệt sinh ở trong cho nên trào nhiệt, ngũ tâm phiền nhiệt
- Ngủ thì dương khí vào ở âm, tâm dịch bị chưng bốc chảy ra ngoài thành mồ hôi trộm, gò má đỏ, là dương phù ở trên, họng khô là âm không tiếp lên trên, lưỡi đỏ rêu ít, mạch tế đều là phần âm không đầy đủ
Điểm chính để chẩn đoán là: chứng tâm quý thêm chứng âm hư
Phân tích: Bá tử nhân, Phục thần để dưỡng tâm an thần Thục địa, Huyền sâm, Mạch môn
để tư âm thanh nhiệt Đương qui, Kỷ tử để tư âm dưỡng huyết Xương bồ để khai khiếu
ẻ Thiên vương bổ tâm đơn (Nhiếp sinh bí phẫu):
Sinh địa 80g Nhân sâm 20g Đan sâm 20g Huyền sâm 20g Bạch linh 20g Ngũ vị tử 40g Viễn chí 20g Cát cánh 20g Đương qui 40g Thiên môn 40g Mạch môn 40g Bá tử nhân 40g Toan táo nhân 40g Chu sa Vừa đủ
Phân tích: Sinh địa, Huyền sâm để bổ âm dưỡng huyết thanh nhiệt, làm tâm thần
không bị hư hoả nhiễu động là quân Đan sâm, Đương qui để bổ huyết, dưỡng tâm Nhân sâm, Phục linh để ích khí ninh tâm Bá tử nhân, Viễn chí để dưỡng tâm an thần là thần Thiên môn, Mạch môn để tư âm thanh hư hoả Toan táo nhân, Ngũ vị tử để thu liễm tâm khí là tá Cát cánh
đưa các vị lên trên, Chu sa dẫn các vị thuốc vào tâm và có tác dụng an thần là sứ
Chứng tâm huyết ứ trệ
1 Nguyên nhân:
Chứng tâm huyết ứ trệ là triệu chứng vì huyết ở trong tâm tắc trở không thông mà biểu hiện ra Người tuổi già sức yếu, hoặc bệnh lâu chính khí hư mà làm cho ứ trở, đàm ngưng, hàn trệ, khí uất đều có thể làm cho tâm mạch không thông mà sinh ra chứng này (Bệnh mạch vành)
2 Chứng trạng :
Trang 36Tâm huyết ứ trở thì lấy chứng đau tim là chứng chính, chứng đau này rất là dữ dội, như
sách Linh Khu nói: “Đau như lấy dùi đâm vào tim” “Tay chân lạnh đến khớp, tim đau dữ dội,
sáng phát, chiều chết, chiều phát, sáng chết” Đủ thấy trình độ bệnh nặng và đau dữ dội như thế
đau Dương khí không đủ, tâm mất ôn dưỡng cho nên tâm quý, chính xung Âm thịnh dương hư,
vệ không cố biểu, dương mất sưởi ấm cho nên mồ hôi ra, chân tay lạnh, nằm co, thích tĩnh ứ huyết đọng ở trong thì thấy lưỡi có ban ứ, mặt môi tím tối Huyết mạch ứ trở thì mạch kết đại
Âm hàn thịnh quá làm cho tâm dương mất vội, tâm thần ly tâm thì thần mê, chân tay lạnh mạch
vi muốn tuyệt
Chứng này nếu có liên quan đến đàm trọc ngưng tụ thì đau là đau là chính, có thể người bệnh thân mình bệu nặng, nhiều đàm, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch trầm hoạt, những chứng trạng có
đàm trọc thịnh ở trong, nếu có liên quan đến âm hàn ngưng trệ thì đau dữ dội, đột nhiên phát ra,
được ấm thì bớt đau Người bệnh có thể thấy sợ lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm trì, hoặc trầm khẩn, những chứng trạng này thuộc về hàn tà thịnh ở trong Nếu có liên quan
đến khí trệ thì đau lấy chứng đau là chính Khi phát có liên quan đến tính tình thay đổi, người bệnh có thể là sườn chướng, mạch huyền, lưỡi hồng nhợt hoặc hồng tối
Phân tích: Các vị Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy, Xuyên khung, Ngưu tất đều là các vị
hoạt huyết tiêu ứ mạnh, Chỉ sác để hành khí vì khí hành thì huyết mới hành Cát cánh để dẫn thuốc đi lên thượng tiêu, Sinh địa để tả hoả dưỡng tâm, Cam thảo điều hoà các vị thuốc Dùng cho trường hợp khí kết ở ngực, trong ngực tắc đầy, khí từ dưới sườn nghịch lên tâm
ẻ Chỉ thực cữu bạch quế chi thang (Kim quỹ yếu lược):
Qua lâu 12g Hậu phác 12g Cữu bạch 9g Chỉ thực 12g Quế chi 3g
Trang 37Bs Mai Trung Dũng 35
Phân tích: Qua lâu để khử đàm, tán kết khai hung Quế chi, Cữu bạch để thông dương tán
kết hành khí chỉ thống, giáng nghịch Chỉ thực, Hậu phác để lý khí tiêu bĩ tán mãn Dùng cho trường hợp đàm trọc kết tụ, ngực đau mạnh nằm ngồi không yên
nát, sưng đau,“những chứng nhọt ngứa đau đều thuộc ở tâm” Tâm hoả thịnh vào tiểu trường thì
tiểu tiện đục rít Tâm hoả thịnh thì huyết nhiệt vọng hành, sinh ra thổ nục tiểu tiện ra huyết Đầu lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác đều là triệu chứng thực nhiệt
Điểm chính để chẩn đoán là: Tâm thần bất an và các triệu chứng thực nhiệt
4 Luận trị:
- Phép trị: Thanh tả tâm hoả
- Phương dược:
ẻ Tả tâm thang (Kim quỹ yếu lược): Đại hoàng 12g Hoàng liên 6g Hoàng cầm 6g
Phân tích: Bài này để chữa chứng hoả bức huyết vọng hành gây nôn máu, chảy máu cam,
táo bón Gồm các vị Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng cầm đều là thuốc rất đắng, rất lạnh để tả tâm hoả, giải độc, hoá thấp, tiết nhiệt Phương này dùng Đại hoàng làm quân nhưng không phối với Mang tiêu, vì không dùng ý nghĩa tả hạ, mà lấy tính đắng hàn để tả hoả, lại phối với Hoàng liên, Hoàng cầm là những vị tả hoả ở thượng tiêu và trung tiêu
ẻ Đạo xích tán (Tiểu nhi dược chứng trực quyết):
Sinh địa 12g Mộc thông 12g Sinh cam thảo 12g
Tán mịn, mỗi lần uống 9g Hoặc sắc với Trúc diệp uống nóng
Phân tích: Sinh địa để lương huyết tư âm, chế tâm hoả là quân Mộc thông để thanh nhiệt
ở kinh tâm, lợi thủy thông tiểu tiện là thần Sinh cam thảo để thanh nhiệt giải độc, điều hoà các vị
thuốc là tá sứ
Trang 382 Chứng trạng:
Mặt đỏ, mắt đỏ, phát sốt, tâm phiền, phát cuồng vật vã, nói sảng, lưỡi ngượng khó nói, họng có nhiều đàm, nôn ra đàm vàng đặc, lưỡi đỏ, rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác, hoặc thấy mất ngủ tâm phiền hoặc nói năng rối loạn, cười khóc thất thường, hành vi khác thường
3 Cơ chế bệnh sinh:
Ngoại cảm tà nhiệt đốt ở trong, Diệp Quế nói: “ôn tà vào phần trên trước hết là phạm
phế, truyền ngược vào tâm bào” Tà nhiệt đốt dịch thành đàm, đàm nhiệt đóng lại ở bào lạc che
mờ tâm thần cho nên thần mê vật vã phát cuồng Thế nhiệt đốt mạnh bốc lên thì thấy mặt đỏ, mắt
đỏ, phát sốt, tâm phiền Đàm chứa đọng ở trong cho nên thấy trong họng có tiếng đàm, mửa ra
đàm vàng đặc Lưỡi là mầm của tâm, đàm nhiệt trở ở tâm khiếu thì lưỡi ngượng mà khó nói Đàm hoả thịnh ở trong cho nên lưỡi đỏ rêu vàng nhờn, mạch hoạt sác
ở bệnh nội thương thì điều 20 sách Nội kinh nói: “Trùng dương thì cuồng” Sách Tố Vấn
nói: “Các chứng vật vã phát cuồng đều thuộc tâm hoả”, cho nên ngũ chí hoá hoả, đốt dịch thành
đàm, nhiễu lên tâm khiếu có thể xuất hiện chứng cuồng Đàm hoả giao kết với nhau, nhiễu loạn tâm thần, cho nên thấy mất ngủ, tâm phiền, nói rối loạn, cười khóc thất thường Hoả thuộc dương, dương chủ động, tâm thần vì đàm mà thất thủ, cho nên hành vi trái thường, vội vã, vật vã, rối loạn
Bán hạ 15g Trúc nhự 2g Đại táo 2quả
Phục linh 9g Chỉ thực 6g Sinh khương 3lát
Cam thảo 5g Đảng sâm 3g
Đại hoàng Hoàng cầm Hoàng liên
Phân tích: Bán hạ có công năng toá thấp hoá đàm hoà trung chỉ nôn tiêu bĩ tán kết, hợp
cùng Nam tinh, Trúc nhự để trừ đàm Khí cơ không thông thì đàm ngưng, đàm ngưmg thì khí cơ lại trử trệ cho nên dùng Trần bì, Chỉ thực để lý khí hoá đàm, khí thuận thì đàm giáng, khí hoà thì
đàm cũng hóa Đàm do thấp sinh ra, thấp khứ thì đàm tiêu nên dùng Phục linh để kiện tỳ lợi thấp,
Đảng sâm để ích khí kiện tỳ, Cam thảo, Đại táo, Sinh khương để kiện tỳ hoà trung Xương bồ để khai khiếu Tả tâm thang để thanh tả tâm hoả
ẻ Thang thuốc nam trừ đàm khai khiếu (Thuốc nam châm cứu Viện Đông y):
Xương bồ 12g Thiên môn 16g
Đởm tinh 12g Tâm sen 8g
Trang 39Bs Mai Trung Dũng 37
Chi tử 12g Muồng trâu 20g Mạch môn 16g (hoặc Đại hoàng) 12g
Phân tích: Xương bồ để khai khiếu Đởm tinh để hoá đàm Chi tử để tả hoả Mạch môn,
Thiên môn để tư âm Muồng trâu, Đại hoàng để thông hạ Tâm sen để an thần
Chứng đμm mê tâm khiếu
1 Nguyên nhân:
Chứng đàm mê tâm khiếu là chỉ về những triệu chứng vì đàm trọc che bít tâm khiếu mà biểu hiện ra Những trường hợp có thấp trọc đọng lâu, lâu rồi hoá đàm, hoặc tình chí không thoải mái, uất mà sinh đàm, đều có thể sinh ra chứng này
2 Chứng trạng:
Bụng tức nôn mửa, họng có tiếng đàm, tinh thần lúc đờ đẫn, lúc tỉnh táo, nặng thì có khi
mê man không biết gì, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt Hoặc tinh thần lạnh nhạt, uất ức, si ngốc, nói một mình, cử chỉ thất thường, hoặc bỗng nhiên kinh sợ thét lên mê ngã ra, trong họng có tiếng đàm, chân tay co giật (Động kinh, tâm thần phân lập, TBMM não)
3 Cơ chế bệnh sinh:
Thấp đàm đọng ở trong, vị mất hoà giáng, vị khí nghịch lên thì tức bụng nôn mửa Đàm theo họng lên thì trong họng có tiếng đàm kêu Đàm mê tâm khiếu mà tinh thần mê muội, si ngốc, cử chỉ thất thường là thuộc chứng điên Đó là loại bệnh thuộc tinh thần thất thường, phần nhiều vì tình chí không thoải mái, can khí uất kết mà thành đàm, đàm che lấp tâm khiếu mà gây
ra Đàm mê tâm khiếu mà bỗng nhiên kinh sợ thét lên hôn mê ngã ra, chân tay co giật là thuộc bệnh động kinh Hoặc vì tiên thiên bất túc, hoặc vì bỗng nhiên gặp kinh hoảng, hoặc vì tỳ vị suy tổn, làm cho đàm dãi chứa đọng ở trong mà bỗng nhiên hôn mê ngã ra, chân tay co giật Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt là hiện tượng đàm trệ
Bán hạ 15g Trúc nhự 2g Đại táo 2quả
Phục linh 9g Chỉ thực 6g Sinh khương 3lát
Cam thảo 5g Đảng sâm 3g
Phân tích: Bài này dựa trên cơ sở của bài Nhị trần thang (Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Cam
thảo) để trừ đàm Thêm các vị Nam tinh, Trúc nhự để táo thấp hoá đàm, tiêu bĩ tán kết Chỉ thực
để lí khí hoá đàm Đảng sâm, Đại táo để kiện tỳ lợi thấp Xương bồ để khai khiếu
ẻ An cung ngưu hoàng hoàn (Ôn bệnh điều biện): Ngưu hoàng, Uất kim, Tê giác, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hùng hoàng, Sơn chi, Mai phiến, Xạ hương, Chân châu, Chu sa
Phân tích: Ngưu hoàng, Tê giác để thanh tâm giải độc, bên trong thấu bào lạc Hoàng
cầm, Hoàng liên, Sơn chi thanh nhiệt tả hoả Uất kim thông tâm khí để khai khiếu Chu sa, Chân châu để chấn tâm an thần Xạ hương, Băng phiến, Hùng hoàng để hoá đàm giải độc
Trang 40Bs Mai Trung Dũng 38
Chương 4 Biện chứng bệnh tỳ vị
Chứng tỳ khí hư
1 Nguyên nhân:
Chứng tỳ khí hư là triệu chứng vì tỳ khí hư suy không vận hoá được mà biểu hiện ra Hễ
ăn uống không chừng độ, khó nhọc hại khí, bệnh lâu, chữa lầm làm tổn hại đến khí đều có thể gây ra chứng này (Bệnh viêm dạ dày mạn, Suy nhược cơ thể, viêm đại tràng mạn)
2 Chứng trạng:
Chán ăn, ăn vào không tiêu hoá được, bụng chướng đầy, ăn vào đầy thêm, ruột sôi, tiết tả, thần mệt, yếu sức, ít khí, mình nặng, chân tay rũ rời hoặc phù thủng hoặc gầy róc, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch nhược
3 Biện chứng :
Tỳ khí hư nhược không vận hoá thì thức ăn đọng lại không tiêu cho nên bụng đầy chướng, chán ăn, ăn vào thì tỳ khí càng nguy khốn cho nên càng chướng thêm Khí hư thủy thấp không vận hoá đọng lại rồi tràn ra ngoài da thì mình nặng, chân tay rũ rời, mỏi mệt, phù thũng; chảy dồn vào ruột thì ruột sôi tiết tả Tỳ chủ cơ nhục, tỳ khoẻ thì cơ nhục vinh nhuận thì hoạt động tốt,
tỳ hư cơ nhục được nuôi dưỡng kém thì mệt mỏi, sức yếu, chân tay rũ rời, lâu ngày thì cơ nẽo, gầy róc Tỳ khí hư không vận hoá thì không có nhuồn gốc sinh huyết cho nên huyết thiếu, huyết thiếu thì mạch nhược, lưỡi nhợt, rêu trắng
Điểm chính để chẩn đoán là: chán ăn, đầy bụng, ỉa lỏng, mệt mỏi
4 Luận trị:
- Phép trị: Kiện tỳ ích khí
- Phương dược:
ẻ Tứ quân tử thang (Hoà tễ cục phương):
Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo
Phân tích: Nhân sâm đại bổ nguyên khí, kiện tỳ, dưỡng vị là quân Phục linh lợi niệu
thảm thấp kiện tỳ Bạch truật kiện tỳ táo thấp là thần Cam thảo bổ khí, dẫn thuốc là tá sứ
Phụ phương:
- Tứ quân thêm Trần bì thành bài Dĩ công tán, chữa tỳ vị hư kiêm khí trệ Hay gặp ở trẻ
em tiêu hoá không tốt, ăn kém, ỉa chảy
- Bài Tứ quân thêm Trần bì, Bán hạ gọi là Lục quân tử thang chữa tỳ vị hư kiêm đàm thấp
- Bài Tứ quân thêm Trần bì, Bán hạ, Mộc hương, Sa nhân gọi là Hương sa lục quân tử
thang, chữa tỳ vị hư kiêm hàn thấp ở trung tiêu gây đầy tức, đau thượng vị, ỉa chảy, hay gặp ở
bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng
ẻ Sâm linh bạch truật tán (Hoà tễ cục phương):
Nhân sâm 2cân Cát cánh 1 cân Liên nhục 1 cân
Bạch truật 2 cân ý dĩ 1 cân Bạch biển đậu 1,5 cân
Bạch linh 2 cân Sơn dược 2 cân Sa nhân 1 cân
Cam thảo 2 cân Tác dụng bổ khí kiện tỳ chữa tỳ vị hư gây ỉa chảy
ẻ Bài thuốc nam kiện tỳ (Thuốc nam châm cứu Viện đông y):