1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng lao động ngành du lịch

30 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 60,09 KB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam. I. Khái quát về thị trường lao động 1. Khái niệm 2. Các yếu tố của TTLĐ và nhân tố tác động 3. Phân loại thị trường lao động II. Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây và đang từng

bước hướng đến một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Cùng với sự phát triển

kinh tế- xã hội, Du lịch Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh, ngày càng đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế Hoạt động du lịch diễn ra sôi động từ đô thị đến nông thôn, từ vùng ven biển, hải đảo đến vùng núi, cao nguyên Sự phát triển du lịch góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư trong xã hội

Có nhiều ý kiến cho rằng nguồn lao động chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển, là tài sản vô giá của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, doanh nghiệp Đối với ngành du lịch, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong bốicảnh cạnh tranh với những đòi hỏi về chất lượng, năng lực hoạt động

Trong quá trình phát triển hoạt động du lịch, bên cạnh nhiều yếu tố liênquan, vấn đề phát triển nguồn lao động luôn là vấn đề quan trọng được quan tâmđặc biệt Thực tế có nhiều lý do, tuy nhiên cơ bản nhất vẫn bởi đặc thù của quátrình chuyển giao và cung cấp dịch vụ du lịch diễn ra trong thực tế, sự hiện diệncủa con người, vai trò của người lao động trong lĩnh vực du lịch rất quan trọng,quyết định chất lượng dịch vụ du lịch, nâng cao hình ảnh của điểm đến

Quá trình học tập và nghiên cứu môn Kinh tế lao động được sự hướng dẫn của cô: XXXX, nhóm em xin trình bày đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động trong ngành du lịch ở Việt Nam”

Trang 2

I Khái quát về thị trường lao động

1 Khái niệm

Thị trường lao động ( TTLĐ) là không gian tiến tới sự thỏa thuận giữa người laođộng và người sử dụng lao động, kết quả của quá trình thỏa thuận này là tiền lươngtiền công và các điều kiện lao động được xác định

Thị trường lao động là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất trong hệ thống thịtrường vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và kết quả của quá trìnhtrao đổi trên TTLĐ là việc làm được trả công.Thị trường lao động biểu hiện mốiquan hệ giữa một bên là người có sức lao động và một bên là người sử dụng sứclao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mứcthù lao tương ứng

Về cơ bản TTLĐ cũng chịu sự tác động của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,quy luật độc quyền…

2 Các yếu tố của TTLĐ và nhân tố tác động

Về cơ bản, TTLĐ được tạo thành từ ba bộ phận chính đó là cung, cầu của TTLĐ

và giá cả sức lao động hay mức tiền công, tiền lương mà tại đó người sở hữu sứclao động đồng ý làm việc

Trang 3

những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức … và, nóđược bổ sung thường xuyên từ đội ngũ những người đến độ tuổi lao động Ở ViệtNam tổng cục thống kê quy định nguồn lao động là những người trong độ tuổi laođộng (nam từ 15-60 tuổi nữ từ 15-55 tuổi) và người trên tuổi lao động đang làmviệc Cung về lao động phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu dân số của một nước, chấtlượng của nguồn lao động ,trình độ văn hóa, cơ cấu ngành nghề, sức khỏe… phongtục, tập quán xã hội của một nước và chính sách phát triển nguồn nhân lực củanước đó.

Cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức… hoặc từnhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài

Cầu lao động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn tài nguyên của một nước, qui

mô, trình độ công nghệ, cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế, mức tiền công, phongtục tập quán, tôn giáo… và chính sách phát triển kinh tế

c) Giá cả sức lao động

Sự tác động qua lại giữa cung và cầu về lao động hình thành giá cả sức lao độngđược thể hiện trực tiếp ở khoản thù lao mà người lao động nhận được

Trang 4

Giá cả hay tiền công lao động(W0) và số lượng lao động(L0) sẽ được xác định tạiđiểm giao nhau của hai đường cung và cầu về lao động E0 gọi là điểm cân bằngcung cầu lao động, tại điểm E0 không có thất nghiệp Thất nghiệp không xảy ranếu cung cầu co giãn linh hoạt theo độ tăng của giá cả sức lao động

3 Phân loại thị trường lao động

Tùy vào mục đích nghiên cứu, sự tương tác giữa cung-cầu lao động sự tác độngcủa Chính Phủ, thị trường lao động được phân loại như sau:

a) Theo khả năng cạnh tranh của thị trường

Thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo

Trong thì trường cung cầu lao động được điều chỉnh linh hoạt theo giá cả của laođộng, chỉ tồn tại một thị trường duy nhất, không bị chia cắt Đường cầu của thịtrường là tập hợp các đường cầu của cá nhân vận động tương ứng với đường cungcủa lao động Đường cung là tổng hợp các đường cung của doanh nghiệp, tuynhiên tiền lương có thể hạ thấp tùy ý

b) Thị trường lao động nhiều khu vực

Trang 5

Trong thị trường này, cung-cầu lao động bị chia cắt, bị phân mảng thành các thịtrường riêng (ngành, nghề, trình độ đào tạo, giới tính…) Mỗi thị trường có đườngcầu và đường cung riêng biệt với cơ chế vận động khác nhau Trong thị trường nàytồn tại đồng thời thất nghiệp hữu hình và thấp nghiệp cơ cấu Kết quả tiền lương có

sự phân biệt lớn giữa các vùng, nghành nghề, giới…

c) Theo mức độ tương hỗ giữa cung cầu lao động

Thị trường dư thừa lao động: Khi tốc độ của cung lớn hơn rất nhiều so với tốc độtăng của cầu thì sẽ dẫn đến sự dư thừa lao động trên TTLĐ Trong trường hợp này,cung lao động gần như một đường nằm ngang Cầu lao động rất yếu và tiền công làmột điểm rât thâp, không có phản ứng với mức cầu và giá lao động

d) Theo mức độ can thiệp của Nhà nước trong hệ thống thị trường

 Hệ thống thị trường tự do: các cá nhân tự chịu trách nhiệm về các quyết định

về tiền lương, việc làm Hiệu quả kinh tế trong thị trường này được bảo đảm thông qua việc phân bố và sử dụng nguồn lực rất hợp lý nhưng vẫn chưa chú ý đúng mứcđến hiệu quả xã hội:

 Hệ thống thị trường kế hoạnh hóa tập trung: Nhà nước là người giữ vị trí quan trọng, trực tiếp trong việc điều chỉnh các mối quan hệ lao động xã hội vơi mục tiêu bảo đảm việc làm đầy đủ cho mội thành viên trong xã hội Vai trò của người lao động, người sử dụng lao động (doanh nghiệp, tổ chức) rất thấp, từ đó việc sử dụng nguồn lực lao động kém hiệu quả

 Hệ thống thị trường hỗn hợp: Đây là thị trường mà ở đó vừa có sự can thiệp của Chính Phủ thông qua kế hoạch hóa tập trung, vừa sự điều tiết của hệ thống thị trường Tùy vào đặc trưng về kinh tế, chính trị mà hệ thống thị trường hỗn hợp ở mỗi nước không giống nhau

Trang 6

II Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường lao động trong ngành du

ngành đang rơi vào tình trạng không chỉ thiếu mà còn rất yếu

Buổi hội thảo Đào tạo nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội TPHCM, ngành du lịch đã nhìn nhận lại "thực lực" của mình bằng những con số gây "sốc" cho không ít người: Nguồn nhân lực có trình độ từ ĐH chỉ chiếm 3,11% trong số hơn 1 triệu lao động của ngành

Thống kê của ngành cho biết, hiện nay công tác quản lý nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của ngành du lịch còn bất cập Tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề, nhưng sau khi tuyển dụng HS-SV vừa tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo thì các doanh nghiệp du lịch lại phải tiếp tục "đào tạo lại", bổ túc, bồi dưỡng thì mới có thể đáp ứng nhu cầu thực tế Việc đào tạo nghệnhân, giám đốc cùng những chức danh quản lý cao cấp khác không hề được chú trọng, thậm chí chưa có cơ sở đào tạo nào làm việc này

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2009, nguồn nhân lực du lịch Việt Nam có khoảng 1 triệu lao động, trong đó có 262.200 lao động trực tiếp, chiếm 33,75% tổng số lao động, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch, các đơn vị sự nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch; lao động gián tiếp là 737.800 người, chiếm 66,25%, là đối tượng có liên quan đến hoạt động

du lịch

Trang 7

Ước tính đến năm 2015, lao động trực tiếp trong ngành du lịch đạt khoảng trên 500.000 lao động Số lượng này vẫn chưa đáp ứng tiềm năng du lịch của đất nước cũng như yêu cầu của ngành du lịch ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

Báo cáo tổng hợp về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam qua các năm 2000,

2005, 2009 cho thấy, hiện lao động trực tiếp của ngành du lịch đạt trình độ đại học

và trên đại học chiếm 9,7%; đạt trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng chiếm 51% và

có đến 39,3% trình độ dưới sơ cấp Trong số đó chỉ có 43% được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về các ngành nghề du lịch, được đào tạo về các chuyên ngành khác ngoài du lịch hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn du lịch chiếm 57%

Về ngoại ngữ, so với các ngành khác, số lao động du lịch biết ít nhất một ngoại ngữ có tỷ lệ tương đối cao, chiếm khoảng 48% Song, tỷ lệ này vẫn còn chưa cao khi đặc thù của ngành du lịch có đối tượng phục vụ trực tiếp là du khách trong nước và nước ngoài Hơn nữa, người lao động trong ngành hiện nay chủ yếu là biếttiếng Anh, các ngoại ngữ khác chiếm tỷ lệ rất thấp nên chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành

Cả nước hiện có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đạihọc, 80 trường cao đẳng, 117 trường trung cấp, 2 công ty đào tạo và 23 trung tâm,lớp đào tạo nghề Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn sinh viên, học viên

Tuy nhiên, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Nhiềuhướng dẫn viên du lịch dù được đào tạo chính quy ở các trường đại học, caođẳng nhưng khi được tuyển dụng làm việc hầu hết doanh nghiệp lữ hành đềuphải đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung về kỹ năng, ngoại ngữ Theo đánh giá chung,chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kinh doanh khách sạn và cơ sở lưu trú ởViệt Nam hiện nay đều chưa đáp ứng được nhu cầu và chuẩn mực quốc tế

b) Cầu lao động

Trang 8

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch, lực lượng lao động trong ngành dulịch tăng lên 30 – 40 vạn người mỗi năm Hiện nay, có khoảng 50 vạn lao độngtrực tiếp và trên 1 triệu lao động gián tiếp trong ngành này Cũng theo dự báo củaViện Nghiên cứu phát triển du lịch, đến năm 2015, ngành Du lịch cần tới 620.000lao động trực tiếp, đến năm 2020, con số này lên tới 870.000 người.

Theo quan sát và kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển Dulịch Việt Nam, lao động trong ngành du lịch hiện nay ở nước ta về cơ bản đáp ứngđược nhu cầu của ngành dịch vụ nói chung Tuy nhiên, so với yêu cầu của hộinhập, phát triển, cạnh tranh trên thế giới, đặc biệt trong khu vực dịch vụ cao cấp -tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao hoặc hơn nữa, nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng được yêucầu trong môi trường có tính cạnh tranh cao, còn thiếu nhiều ở kỹ năng quản trịtoàn cầu và quản trị chuỗi giá trị đặc thù của ngành

Theo các chuyên gia về lĩnh vực du lịch, hiện tại ngành quản trị khách sạn củaViệt Nam đang thiếu những nhân lực vừa chuyên nghiệp trong kỹ năng, tác phong;vừa có vốn kiến thức hiểu biết và tự tin làm việc trong môi trường quốc tế ÔngPhilip Jones - Giám đốc khách sạn Movenpick Hà Nội - nhận định: Ở vị trí nhà

tuyển dụng, chúng tôi quan tâm đến 3 phẩm chất của người lao động: tố chất thiên

bẩm; kinh nghiệm và tiềm năng phát triển Tố chất thiên bẩm được hiểu là thái độ

đối với công việc, phẩm chất đạo đức có trong con người - thứ mà không thể đàotạo được; Kinh nghiệm có từ quá trình làm việc trước đó và chương trình mà ngườilao động đã từng theo học Yếu tố này sẽ được bồi dưỡng thêm trong quá trình làmviêc; Nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến khả năng phát triển và đáp ứng yêu cầu ởnhững vị trí công việc khác nhau của mỗi ứng viên

Thị trường du lịch, khách sạn tại Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, chiếm vịtrí quan trọng trong nền kinh tế Theo thống kê của Tổng Cục Du lịch, chỉ trong 6tháng đầu năm 2014, du lịch Việt Nam tiếp tục có mức tăng trưởng rất cao với 4,28triệu lượt khách quốc tế, tăng 21%, khách du lịch nội địa đạt 23,4 triệu lượt, tăng

Trang 9

7%, tổng thu từ khách du lịch đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ nămngoái Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 10 – 10.5 triệu lượt khách quốc tế và47- 48 triệu lượt khách du lịch nội địa với tổng số 580.000 buồng lưu trú, tạo ra3.000.000 việc làm Theo đó, nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnhvực du lịch ngày càng lớn nhưng tỉ lệ lao động đáp ứng chưa đầy đủ.

Từ đó ta có thể thấy một gánh nặng đối với ngành du lịch Việt Nam đó làphải đào tạo ra một lực lượng lao động đủ trình độ để có thể đáp ứng được nhu cầungày càng cao của xã hội

c) Giá cả lao động thấp

Giá cả lao động ở Việt Nam hiện nay thuộc nhóm thấp nhất khu vựcASEAN; một phần do năng suất lao động thấp hay do trình độ tay nghề của ngườilao động, một phần do người lao động chưa có khả năng thỏa thuận cùng với chủdoanh nghiệp

Giá cả lao động thấp trong khi giá cả hàng hóa ngày càng tăng, người laođộng không có đủ khả năng chi trả cho những sinh hoạt hàng ngày của họ Điều họcần là công việc có mức lương tốt hơn đủ để họ chi tiêu cho những nhu cầu thiếtyếu của cuộc sống Và ngành du lịch phát triển đã đem đến rất nhiều cơ hội việclàm cho thị trường lao động, đem đến tia sáng cho người lao động với những côngviệc giúp cải thiện giá cả lao động hiện nay

Tiền lương, thu nhập lao động còn thấp; các chế độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến của lao động chất lượng cao trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa thực sự tạo động lực để lôi kéo, giữ chân và phát triển họ

Các chuyên gia đánh giá, lao động Việt Nam có năng suất lao động thấp Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2014 dẫn: Những ràng buộc đối với tăng trưởng của VEPR cho thấy, năng suất trung bình của người lao động Việt Nam

Trang 10

thấp dưới một nửa so với Philippines, nhỉnh hơn một phần tư của Thái Lan, dưới một phần mười của Malaysia và chưa bằng 3% năng suất của Singapore Nghĩa làtrong khu vực chỉ khá hơn Lào, Campuchia.

TS Nguyễn Đức Thành cho rằng, nguy cơ của nền kinh tế chỉ dựa vào lao động giá rẻ và năng suất thấp sẽ dẫn đến Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô

Do mức sống ở Việt Nam ngày càng đắt đỏ đã khiến tiền lương tăng nhanh hơn năng suất, làm xói mòn lợi thế lao động giá rẻ trong khu vực Lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với sự kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạocũng như hiệu quả tổ chức

d) Cường độ di chuyển lao động yếu

Nhân lực ngành Du lịch phân bổ không đồng đều giữa các địa phương, các địa

giới du lịch; tập trung chủ yếu ở các trung tâm du lịch lớn, nơi có nhiều tài nguyên

du lịch đã được khai thác và phụ thuộc nhiều vào trình độ phát triển du lịch Nhân lực ở khu vực phía Nam chiếm 47%, ở khu vực phía Bắc 39% và miền Trung chỉ chiếm khoảng 14% tổng nhân lực du lịch cả nước (tỷ trọng này 5 năm trước đây là 51:40:9) Nhân lực du lịch vùng Đông Bắc chiếm 6% tổng nhân lực du lịch của cả nước, Tây Bắc chiếm 2,8%, Đồng bằng Sông Hồng chiếm 32,7%, Bắc Trung Bộ chiếm 8,7%, Nam Trung Bộ chiếm 7,3%, Tây Nguyên chiếm 3,5%, Đông Nam Bộchiếm 34% và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 5% tổng nhân lực du lịch của cả nước Thành phố Hồ Chí Minh thu hút được 24% tổng số nhân lực du lịch

cả nước, Hà Nội được 14%, 62 tỉnh còn lại chỉ chiếm 62% tổng số nhân lực toàn Ngành (trung bình mỗi tỉnh chiếm khoảng 1%)

Hiện tượng thừa, thiếu cục bộ nhân lực giữa các các địa phương đang là khó khăn lớn trong phân bố nhân lực du lịch

Trang 11

Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư phân bổ nhân lực du lịch hướng đến sự hợp

lý giữa các vùng trong cả nước, nhưng sự mất cân đối vẫn tồn tại Sự di chuyển laođộng du lịch từ hai trung tâm du lịch lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến các địa phương lân cận có tiềm năng phát triển mạnh du lịch là cấp thiết Khu vực

du lịch Miền Trung và Tây Nguyên đang có xu hướng tăng trưởng mạnh Miền Trung là nơi tập trung nhiều di sản thế giới, với bờ biển và bãi tắm đẹp, với sự đa dạng của phong tục, tập quán truyền thống, văn hoá là tiềm năng thu hút và hấp dẫn du khách nhưng số nhân lực du lịch chỉ chiếm một phần mười tổng nhân lực ngành Du lịch Giai đoạn tới, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tiếp tục được cải thiện, đòi hỏi cơ cấu nhân lực du lịch theo vùng, miền sẽ thay đổi nhiều theo chiều hướng phù hợp với tiềm năng phát triển du lịch của các vùng, miền

Bảng 2 Cơ cấu nhân lực ngành Du lịch theo vùng

(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch)

Trang 12

e) Hệ thống thông tin trên thị trường lao động yếu

Trước hết, ta cần hiểu được hệ thống thông tin là gì? Hệ thống thông tin là một

hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập xử

lí và phân phối thông tin và dữ liệu cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được mục tiêu đã định trước

Các tổ chức sử dụng hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau nhưng không thể phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng của hệ thống thông tin trong các ngành và ngành du lịch cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó

Nhìn xuyên suốt vào toàn bộ quá trình xây dựng chiến lược phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn mới thì chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng cũng như tầm ảnh hưởng của hệ thống thông tin đối với chiến lược phát triển này

Trong những năm gần đây, hệ thống thông tin được các doanh nghiệp các ngành đẩy mạnh tầm quan trọng của nó, hệ thống thông tin được coi như là một người cố vấn cho các ngành nghề Sự phát triển của hệ thống thông tin đã được đầu

tư mở rộng nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của mọi thứ xung quanh Và hệ thống thông tin trong ngành du lịch thì cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó và thậm chí nó còn quan trọng hơn khi mà hiện nay thị trường du lịch ngày càng phát triển và có nhiều cạnh tranh hơn

Nhưng hệ thống thông tin trên thị trường lao động ngành du lịch Việt Nam còn yếu kém và nhiều hạn chế cần khắc phục giải quyết

Hệ thống thông tin giữa các vùng miền bị chia cắt chưa đồng đều, phát triểnđồng bộ gây nên khó khăn hơn khi bao quát thu thập và cung ứng thông tin, chưađáp ứng được nhu cầu của các đối tác trên thị trường lao động, đặc biệt là ngườichủ sử dụng lao động và người lao động Hệ thống thông tin thiếu sót dẫn đến tình

Trang 13

trạng nhiều địa phương có tiềm năng phát triển du lịch đã tìm hiểu thiếu thông tindẫn đến tình trạng đầu tư không đúng dẫn đến việc không phát huy được hết tiềmnăng của địa phương cũng như đánh mất cơ hội việc làm cho các lao động.

Hệ thống chỉ tiêu về thị trường lao động đã được ban hành nhưng còn chưahoàn thiện và nhiều thiếu sót, thiếu thống nhất và khó so sánh quốc tế, do vậy chưađánh giá được chính xác thực trạng cung- cầu lao động , các nút thắt về nhu cầunguồn nhân lực trong nước, điều này khiến cho công tác khắc phục cải thiện hệthống thông tin thị trường lao động gặp nhiều khó khăn

Việc hệ thống thông tin còn yếu kém cũng đánh mất đi cơ hội cạnh tranh cũngnhư cơ hội tìm việc làm của người lao động, thiếu thông tin khiến cho người laođộng nắm bắt cơ hội chậm đến khi họ nắm bắt được thì cơ hội đã đi qua

Từ những thực trạng trên một yêu cầu cấp bách đặt ra cho nền kinh tế ViệtNam nói chung và ngành du lịch nói riêng đó là cần gấp rút hoàn thiện, bổ sungđầy đủ hệ thống thông tin để có thể nắm bắt cơ hội phát triển, cũng như tạo chongười lao động có cơ hội có được những thông tin thiết yếu đúng lúc kịp thời từ đó

có được cơ hội việc làm

f) Hệ thống pháp luật còn hạn chế chưa sát với thực tiễn

Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển đặc biệt là sau khi nước ta đổi mới

và hội nhập, mở rộng cả về quy mô, cũng như tính chất ngày càng đa dạng Để cóthể kiểm soát được sự phát triển này thì luôn có môt hệ thống pháp luật song hànhnhằm kiểm tra, điều chỉnh cũng như định hướng cho ngành du lịch nói riêng pháttriển đúng hướng

Việc phát triển kinh tế của mỗi ngành mỗi nghề đều gắn liền với những quyđịnh của pháp luật Sự ảnh hưởng của pháp luật đối với ngành du lịch nói riêng đóchính là những quy định , những điều khoản mà pháp luật đề ra Những tác động

Trang 14

của pháp luật đối với ngành du lịch có cả những mặt tích cực và những mặt hạnchế cần được khắc phục sửa đổi.

a) Những mặt tích cực.

Khi pháp luật phản ánh đúng , đầy đủ và kịp thời nền kinh tế của đất nước thì

nó sẽ là điều kiện cho nền kinh tế phát triển, tăng trưởng

Mặt khác, pháp luật cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành dulịch có cơ hội như nhau, cùng cạnh tranh công bằng từ đó có thể phát huy hết thếmạnh của doanh nghiệp, là động lực cho ngành phát triển

Hiện nay khi mà Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giớithì hệ thống pháp luật Việt Nam cũng có những thay đổi phù hợp với yêu cầu, tốc

độ phát triển Ví dụ như trong ngành du lịch thì hiện nay, thủ tục làm hộ chiếu đãđược rút ngắn thời gian và việc làm thủ tục này trở nên đơn giản hơn rất nhiều,điều này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch

Tuy có nhiều thay đổi trong hệ thống pháp luật mang lại những tích cực cho ngành

du lịch nói riêng nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần được khắcphục

b) Những hạn chế cần khắc phục.

- Liên kết liên ngành, liên vùng còn lỏng lẻo, kém hiệu quả

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóacao Sản phẩm du lịch sử dụng các yếu tố đầu vào từ nhiều ngành, nhiều lĩnh vựckhác nhau Tuy nhiên ngành du lịch hoạt động trong bối cảnh chưa có sự phối hợpchặt chẽ và hỗ trợ bởi các ngành liên quan Sự phối kết hợp liên ngành, địaphương chưa đồng bộ, không thường xuyên cả trong nhận thức và hành động Sựliên kết giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương chưa thật chặt chẽ trong xâydựng chính sách Phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành trong từng địa phương về phát

Trang 15

triển du lịch còn rất hạn chế Phối hợp liên vùng đã bắt đầu được chú ý, nhưng cònlúng túng trong nội dung, chưa rõ ràng trong phân công, phân nhiệm và giải pháp

Một số hoạt động liên kết như liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long, TâyBắc, duyên hải miền Trung, hoặc theo chủ đề du lịch về nguồn liên kết giữa PhúThọ-Yên Bái-Lào Cai hoặc theo sản phẩm như giữa Đà Nẵng-Quảng NamThừaThiên Huế đang xuất hiện chiều hướng tích cực Tuy vậy, tính phối hợp giữa cácđịa phương còn thiếu chủ động vì vậy hiệu quả liên kết không cao

Việc liên kết còn lỏng lẻo này khiến cho người lao động gặp nhiều khó khăn trongviệc tìm kiếm cơ hội việc làm

- Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều khó khăn

Nhận thức xã hội về du lịch nói chung và trong quản lý nói riêng đã cải thiệnđáng kể nhưng còn khoảng cách xa với tầm nhìn phát triển; xã hội chưa thực sựứng xử với du lịch như một ngành kinh tế cho dù trong Chỉ thị số 46/CT-BCH đãchỉ rõ: “Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tínhliên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao” và trong mục tiêu của Chiến lược chỉ rõ

“phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”

Ngày đăng: 15/04/2016, 09:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w