1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỘC QUYỀN điện ở VIỆT NAM sự THẤT bại của THỊ TRƯỜNG

23 3,1K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 705,34 KB

Nội dung

Trong tình hình Thế giới đi sâu vào hội nhập và phát triển, Việt Nam là thành viên của ASEAN, APEC, ASEM và WTO cũng đang tích cực mở rộng mối quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức để đưa đất nước trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển. Cụ thể là đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh. Chỉ có một nền kinh tế tự do cạnh tranh thì phúc lợi xã hội mới đạt tối đa. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp thất bại thị trường khiến sản lượng hàng hóa và dịch vụ không được sản xuất ra ở mức mà xã hội mong muốn. Những trường hợp thất bại đó chủ yếu là độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng, bất ổn kinh tế, mà trong đó, độc quyền là trường hợp dễ dàng nhận thấy nhất. Độc quyền Việt Nam thường tập trung ở các ngành nghề do nhà nước nắm quyền chi phối với mục đích là nhằm đảm bảo cho hoạt động của đất nước được ổn định, thống nhất như xăng dầu, đường sắt… và không thể không nhắc đến sự độc quyền ngành điện, một ngành quan trọng cho sự phát triển toàn diện của đất nước và đáp ứng đời sống sinh hoạt tối thiểu cho người dân. Việc độc quyền ngành điện sẽ đem đến những hạn chế và tổn thất như thế nào cho xã hội? Những giải pháp nào được đặt ra để khắc phục những hạn chế và tổn thất đó? Vì để làm rõ những vấn đề trên nên nhóm xin chọn chủ đề “Độc quyền điện – Sự thất bại thị trường.”

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ - -

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: ĐỘC QUYỀN ĐIỆN Ở VIỆT NAM- SỰ THẤT

BẠI CỦA THỊ TRƯỜNG

Giáo viên: Dư Anh Thơ

Sinh viên thực hiện:

Nhóm N03

1 Hoàng Thị Kim Yến (Nhóm trưởng)

2 Nguyễn Quang Hiếu (Nhóm phó)

8 Phan Thị Thanh Thanh

9 Phan Cao Danh

10 Hoàng Tấn Duẩn

Trang 2

TP.Huế, ngày 12/04/2016

Trang 3

Các từ viết tắt:

1 ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of

Southeast Asian Nations)

2 APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh:

Asia-Pacific Economic Cooperation)

3 ASEM: Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting).

4 WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade

Organization)

5 EVN: Tập đoàn điện lực Việt Nam (VIETNAM ELECTRICITY).

6 EVN NPC: Tổng công ty Điện lực miền Bắc

7 EVN CPC: Tổng công ty Điện lực miền Trung

8 EVN SPC: Tổng công ty Điện lực miền Nam

9 EVN HANOI: Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội

10 EVN HCMC: Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh

11 EVN NPT: Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia

Trang 4

Chỉ có một nền kinh tế tự do cạnh tranh thì phúc lợi xã hội mới đạt tối đa.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp thất bại thị trường khiến sản lượng hàng hóa và dịch vụ không được sản xuất ra ở mức mà xã hội mong muốn Những trường hợp thất bại đó chủ yếu là độc quyền, ngoại ứng, hàng hóa công cộng, thông tin không đối xứng, bất ổn kinh tế, mà trong đó, độc quyền là trường hợp dễ dàng nhận thấy nhất

Độc quyền Việt Nam thường tập trung ở các ngành nghề do nhà nước nắm quyền chi phối với mục đích là nhằm đảm bảo cho hoạt động của đất nước được ổn định, thống nhất như xăng dầu, đường sắt… và không thể không nhắc đến sự độc quyền ngành điện, một ngành quan trọng cho sự phát triển toàn diện của đất nước

và đáp ứng đời sống sinh hoạt tối thiểu cho người dân

Việc độc quyền ngành điện sẽ đem đến những hạn chế và tổn thất như thế nào cho xã hội? Những giải pháp nào được đặt ra để khắc phục những hạn chế và tổn thất đó?

Vì để làm rõ những vấn đề trên nên nhóm xin chọn chủ đề “Độc quyền điện –

Sự thất bại thị trường.”

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu.

- Nêu rõ tình hình của ngành điện với sự độc quyền

- Chứng minh độc quyền điện là một sự thất bại thị trường

- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến độc quyền điện và đề xuất một số biện pháp khắc phục

B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Nhưng trên thực tế, nền kinh tế thị trường chưa phải là nền kinh tế hoàn hảo tối

ưu mà chính trong lòng nó cũng vốn có những mặt trái, những thất bại mà con người không mong muốn

Đây chính là cơ sở để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế nhằm phát huy tính

ưu việt và mặt trái của nó Những thất bại của thị trường là tình huống trong đó điểm cân bằng trong các thị trường tự do cạnh tranh không đạt được sự phân bố có hiệu quả, tức là ngăn cản bàn tay vô hình phân bố các nguồn lực có hiệu quả - Nói cách khác, thất bại của thị trường là những trường hợp trong đó thị trường tự do cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa dịch vụ như xã hội mong muốn

- Các trường hợp thất bại thị trường:

+ Độc quyền

+ Ngoại ứng

+ Hàng hóa công cộng

Trang 6

+ Thông tin không đối xứng

1.2 Độc quyền.

Độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và nhiều người mua , đồng thời xí nghiệp độc quyền chỉ sản xuất ra một sản phẩm riêng biệt, không có sản phẩm thay thế

1.2.1 Độc quyền thường.

- Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi Tuy nhiên trên thực tế thì không có độc quyền thường, vì hàng hóa nói chung ít nhiều có sản phẩm thay thế

- Nguyên nhân xuất hiện độc quyền thường là:

+ Là kết quả của quá trình cạnh tranh Những doanh nghiệp nào có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải Trong trường hợp cực đoan nhất, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thị trường và doanh nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền

+ Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường Với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia (quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí), chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền nhà nước

+ Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ Những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một vị thế độc quyền lớn

+ Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt Chẳng hạn, Nam Phi có một lợi thế gần như độc quyền về khai thác và bán kim cương vì những mỏ kim cương lớn nhất chủ yếu tập trung tại đây

1.2.1 Độc quyền tự nhiên.

- Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mô sản xuất

Trang 7

mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất.

- Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các dịch vụ công được

tổ chức cung ứng theo mạng lưới như điện, nước, đường sắt…Chẳng hạn sẽ hết sức lãng phí nếu có hai hãng đường sắt cùng hoạt động trên cũng một tuyến, vì khi đó

sẽ cần hai hệ thống đường ray Tương tự như thế, hai công ty cấp nước với hai mạng lưới đường ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cư là một sự bố trí sản xuất phi lí Khi đó Chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho toàn bộ thị trường

II Chứng minh độc quyền ngành điện là thất bại của thị trường.

2.1 Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN.

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công

562/QĐ-ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước

975/QĐ-Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số

205/2013/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:

* Tên gọi:

- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY

Trang 8

- Tên gọi tắt: EVN.

* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có ngành, nghề kinh doanh chính là: Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện; quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.

Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC), Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVN CPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC), Tổng công ty Điện lực

TP Hà Nội (EVN HANOI), Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVN HCMC) Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVN NPT), được thành lập trên cơ sở

tổ chức lại 4 công ty truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban quản lý dự

án (Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, Trung, Nam)

- Tầm nhìn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là tập đoàn kinh tế hàng đầu

trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và khu vực, đóng vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

- Sứ mệnh: Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của khách hàng với chất lượng và

dịch vụ ngày càng tốt hơn

- Khẩu hiệu: EVN - Thắp sáng niềm tin.

- Gía trị cốt lõi: Chất lượng - Tín nhiệm, Tận tâm - Trí tuệ, Hợp tác - Chia sẻ,

Sáng tạo - Hiệu quả

2.2 Thành tựu ngành điện đạt được qua các năm.

Trang 9

Trong sự phát triển của nền kinh tế, không thể không nhắc đến vai trò của ngành Điện lực Đây chính là nhân tố thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư.

- Thành tựu quan trọng: Nhiều năm qua, ngành Điện đã đạt được nhiều thành

tựu nổi bật Từ một hệ thống điện nghèo nàn, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá ác liệt, đến nay, hệ thống nguồn và lưới điện quốc gia đã đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, thứ 31 thế giới

- Lưới điện truyền tải và phân phối: Năm 2013, hệ thống lưới điện truyền tải

220/500 kV đã phát triển đến 61/63 tỉnh, thành phố, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh

tế xã hội của đất nước và đời sống nhân dân Khối lượng trạm biến áp 500 kV là 20 trạm, trạm biến áp 220 kV là 75 trạm với tổng dung lượng máy biến áp 500 kV và

220 kV là 46.576 MVA và 17.366 km đường dây 220 - 500 kV Sản lượng điện truyền tải năm 2013 đạt 111,86 tỷ kWh, tăng 8% so với năm 2012, góp phần vào những thành công chung của EVN Hiện cả nước đã có 57 tỉnh, thành phố có trạm biến áp 500 kV và 220 kV Các công nghệ đường dây nhiều mạch, nhiều cấp điện

áp, cáp ngầm cao áp 220 kV, trạm GIS 220 kV, tụ bù dọc 500 kV, hệ thống điều khiển tích hợp bằng máy tính và nhiều công nghệ truyền tải điện tiên tiến trên thế giới đã được áp dụng trên lưới điện truyền tải Việt Nam

Bảng 1: Khối lượng lưới điện truyền tải năm 2013

Dung lượng biến áp

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Đáp ứng nhu cầu đáp ứng điện năng: Năm 2013, điện sản xuất và mua đạt

127,73 tỷ kWh, tăng 8,38% so với năm 2012, trong đó điện do EVN sản xuất hoàn thành vượt mức kế hoạch với sản lượng 56,354 tỷ kWh Điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 115,282 tỷ kWh, tăng 9,3% so với năm 2012 Đồng thời, EVN luôn tích cực thực hiện các mục tiêu công ích, đến cuối năm 2013, EVN đã đưa điện lưới

Trang 10

quốc gia về tới 99,08% số xã, 97,62% số hộ dân nông thôn Năm 2013, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiết kiệm được 2,79 tỷ kWh, tương đương 2,5% điện thương phẩm, góp phần giảm tiêu hao điện năng trên một đơn vị GDP (hệ số đàn hồi điện/GDP năm 2013 là 1,69).

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt NamĐến năm 2015, tổng công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam là trên 34.000

MW và có dự phòng trên 20% Điện thương phẩm cả nước ước đạt 141,8 tỷ kWh

Hệ thống lưới điện quốc gia đã phủ rộng, dài cả đất nước và có kết nối với lưới điện một số nước láng giềng với trên 6.000 km đường dây 500 kV, 30.000 km đường dây

từ 110 kV-220 kV, hơn 430.000 km lưới phân phối từ 0,4- 35 kV và hàng trăm nghìn trạm biến áp các loại

Ngành Điện cũng đã thực hiện thành công chương trình đưa điện về nông thôn, hải đảo, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X, cũng như cam kết của Chính phủ đối với quốc tế về mục tiêu thiên niên kỷ xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo quốc phòng, an ninh, làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn Đến cuối năm

2014, cả nước đã có 99,59% số xã và 98,22% số hộ dân nông thôn được sử dụng điện (vượt mục tiêu của Chính phủ là tới cuối năm 2015 đạt 98% hộ nông thôn có điện)

- Đầu tư xây dựng: Các dự án, công trình trọng điểm, cấp bách đảm bảo được

tiến độ yêu cầu, tăng cường năng lực cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia Tổng giá trị thực hiện đầu tư xây dựng đạt 104.791 tỷ đồng, tăng 46,68% so với năm 2012 và bằng khoảng 9,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 Giá trị đầu tư thuần thực hiện đạt 80.994 tỷ đồng, trong đó các dự án nguồn điện đạt 51.685 tỷ đồng, các dự án lưới điện đạt 28.868 tỷ đồng

Trang 11

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Chương trình từ thiện: Từ năm 1995 đến nay, Tập đoàn đã đóng góp hàng

trăm tỷ đồng vào các quỹ tấm lòng vàng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ giúp trẻ em nghèo vượt khó, khắc phục hậu quả lũ lụt và đang phụng dưỡng suốt đời gần 300

bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Thực hiện nghị quyết số 30A/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo nhất nước thuộc 20 tỉnh, EVN đã tham gia hỗ trợ đầu tư 347 tỷ đồng đưa điện tới các hộ của 3 huyện nghèo: Phong Thổ, Than Uyên và Tân Uyên thuộc tỉnh Lai Châu, nâng tỷ lệ hộ có điện tại đây từ 40% lên gần 80%

2.3 Độc quyền điện là một trường hợp thất bại thị trường.

Chứng minh:

*Giả sử, thị trường điện là thị trường cạnh tranh.

Trang 12

Nhu cầu tiêu dùng điện của người dân được thể hiện là đường cầu D trên đồ thị.Bởi vì thị trường điện là thị trường cạnh tranh nên theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận P=MC, các hãng sản xuất sẽ sản xuất tại điểm B (Q2, P2).

Ta có:

Thặng dư tiêu dùng: CS1= S(MBP2)

Thặng dư sản xuất: PS1= S(P2BN)

Phúc lợi xã hội lúc này là tối đa: NSB1= NBSmax= CS1 + PS1 = S(MBN)

*Thị trường điện là thị trường độc quyền.

Trang 13

Bởi vì thị trường điện là thị trường độc quyền nên theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trong độc quyền thì nhà độc quyền EVN sẽ sản xuất tại điểm MR=MC hay tại C(Q1, P1) thay vì tại P=MC như trong thị trường cạnh tranh.

Như vậy, tại thị trường độc quyền điện, nhà sản xuất sản xuất tại mức sản lượng Q1 thấp hơn Q2 (Q1<Q2) và lấy mức giá P1 cao hơn P2 (P1>P2) Điều này giúp cho EVN thu được lợi nhuận siêu ngạch

Thặng dư tiêu dùng: CS2= S(MAP1)

Thặng dư sản xuất: PS2= S(P1ACN)

Phúc lợi xã hội: NSB2= CS2 + PS2 = S(MACN)

=> Trong thị trường độc quyền điện, xã hội đã mất không đi một phần: DWL=NSB1 – NSB2= S(ABC)

DWL được gọi là tổn thất phúc lợi xã hội

Trang 14

Thặng dư tiêu dùng S(MBP2) S(MAP1)

Thặng dư sản xuất S(P2BN) S(P1ACN)

Phúc lợi xã hội S(MBN) S(MACN)

Tổn thất phúc lợi xã hội do

Kết luận: Vì thị trường điện là độc quyền nên doanh nghiệp quyết định sản xuất tại mức sản lượng Q2 thấp hơn mức sản lượng xã hội mong muốn là Q1, khiến xã hội mất không một phần DWL= S(ABC) nên độc quyền điện là một trường hợp của thất bại thị trường

III Nguyên nhân dẫn tới độc quyền điện.

Sự độc quyền của ngành điện, cụ thể ở Việt Nam là sự độc quyền của EVN là một dạng độc quyền tự nhiên Từ trước tới nay, việc sản xuất, truyền tải, phân phối

và kinh doanh mua bán điện năng, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện, quản lý, vận hành, sữa chửa, bảo hành, cải tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, công trình điện, thí nghiệm điện… đều do EVN thực hiện Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?

Thứ nhất, do các Doanh nghiệp của nước ta không đủ sức chống chọi với các

Doanh nghiệp nước ngoài nên Nhà nước phải đề ra chính sách độc quyền để bảo vệ các Doanh nghiệp trong nước

Thứ hai, do chính sách kinh tế của xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa

thì kinh tế hoạch định kinh tế chỉ huy nghĩa là Nhà nước độc quyền Kinh tế, tất cả kinh tế đều do Nhà nước độc quyền làm Đảng đã đổi mới tư duy, kinh tế thì theo kinh tế thị trường nhưng dưới định hướng của Xã hội chủ nghĩa , nghĩa là một số

Ngày đăng: 15/04/2016, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w