1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN dia 9; rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, bảng, biểu để khai thác kiến thức phần địa lí

20 712 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 867 KB

Nội dung

Chính vì vậy việc “ Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, bảng, biểu để khai thác kiến thức phần địa lí” là một điều hết sức quan trọng và rất cần thiết cho các em.. VD: Nhìn vào lược đồ nô

Trang 1

Đề Tài:

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ , BẢNG , BIỂU

PHẦN ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 9

A PHẦN MỞ ĐẦU :

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn địa lí trong nhà trường THCS góp phần làm cho học sinh có được những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về Trái Đất – môi trường sống của con người, về những hoạt động của con người trên phạm vi quốc gia và quốc tế Bước đầu hình thành cho học sinh một số kĩ năng địa lí, biết vận dụng một số kiến thức, kĩ năng địa lí để sử dụng phù hợp với môi trường tự nhiên – xã hội phù hợp với yêu cầu, đất nước và xu thế của thời đại

Riêng môn địa lí 9, sau khi học xong, học sinh sẽ có những hiểu biết về dân cư sự phát triển của các ngành kinh tế của cả nước và của từng vùng Đối tượng nghiên cứu môn địa lí vừa phân bố rộng rãi trong không gian, vừa mang tính tổng hợp, trừu tượng Có những đối tượng địa lí học sinh có thể quan sát trực tiếp trong không gian nhưng cũng có nhiều đối tượng địa lí học sinh không thể có điều kiện quan sát trực tiếp được và cũng không thể có được cái nhìn bao quát về đối tượng địa lí

Trang 2

Chính vì vậy việc “ Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, bảng, biểu để khai thác kiến thức phần địa lí” là một điều hết sức quan trọng và rất cần thiết cho các em

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Biện pháp xây dựng kĩ năng sử dụng lược đồ, bảng, biểu phần địa lí kinh

tế lớp 9

3 KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

3.1 Khách thể :

Học sinh lớp 9 Trường THCS Thiện Mỹ

3.2 Phạm vi nghiên cứu :

Rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ, bảng, biểu phần địa lí kinh tế 9

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

1 Nghiên cứu các tài liệu (sgv, sgk, stk, atlat địa lí Việt Nam)

2 phương pháp điều tra (lấy kết quả bài làm của học sinh trong phần kiểm tra kĩ năng sử dụng lược đồ, xử lí số liệu, vẽ biểu đồ )

3 Phương pháp so sánh ( đối chiếu kết quả học tập của 4 lớp 9 )

B PHẦN NỘI DUNG : CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trang 3

1 Tầm quan trọng của việc sử dụng lược đồ, bảng, biểu đồ để khai thác kiến thức.

1.1 Về lược đồ :

Lược đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và các mối quan hệ của các đối tượng địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể với nhiều ưu điểm riêng mà không một phương tiện nào có thể thay thế được Do đo, lược đồ vừa là một phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng của việc dạy học địa lí

và sử dụng lược đồ là một phương pháp đặc trưng trong dạy học địa lí

VD: Nhìn vào lược đồ nông nghiệp Việt Nam, chúng ta sẽ thấy sự phân

bố của một số đối tượng địa lí như số lượng cây trồng (cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả) và mối quan hệ giữa một số đối tượng địa lí ( đất, nước, khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố của các loại cây này) Như : cây công nghiệp thì trồng ở vùng đất đỏ badan còn cây lương thực thì trồng ở vùng đất phù sa ngọt

và lượng nước dồi dào

Mỗi loại lược đồ đều có một chức năng riêng Vì vậy, trong dạy học địa lí, giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các loại lược đồ với nhau để tận dụng tối

đa chức năng, ưu thế của từng loại lược đồ, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh thường xuyên được tiếp xúc với lược đồ, biết tìm kiếm thông tin từ các lược đồ riêng lẻ hoặc đối chiếu so sánh các lược đồ với nhau để nắm vững tri thức, phát triển tư duy và kĩ năng sử dụng lược đồ

VD: Khi nghiên cứu lược đồ nông nghiệp Việt Nam, thấy được sự phân

bố của các loại cây trồng, học sinh phải biết dựa vào lược đồ địa hình – đất đai – khí hậu (bản đồ tự nhiên) để giải thích sự phân bố của một số loại cây trồng đó

Trang 4

1.2 Phân loại các lược đồ :

Lược đồ chung về tất cả các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Nội dung của lược đồ thể hiện phạm vi phân bố của 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm, tên các tỉnh và ranh giới của từng vùng

Lược đồ các ngành kinh tế của Việt Nam gồm : nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản, các ngành công nghiệp, các trung tâm công nghiệp tiêu biểu, mạng lưới giao thông vận tải

Lược đồ về các vùng kinh tế gồm : lược đồ tự nhiên và lược đồ kinh tế Các lược đồ này giúp người nghiên cứu thấy được sự phân bố cơ cấu quy mô của các ngành kinh tế, người đọc có thể dễ dàng liên hệ, giải thích sự liên quan giữa yếu tố tự nhiên, xã hội của một đối tượng địa lí nào đó

VD: Khi khai thác lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt

Nam, học sinh có thể nhận thấy sự phân bố của các trung tâm công nghiệp này (đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận, Đông Nam Bộ) biết giải thích tại sao các trung tâm công nghiệp này lại phân bố ở những nơi đó (dựa vào yếu tố

tự nhiên, xã hội )

1.3 Về bảng số liệu :

Bản thân các bảng số liệu không hoàn toàn là kiến thức nhưng chúng có ý nghĩa lớn trong dạy học địa lí Các số liệu thống kê có thể dùng để minh hoạ, cụ thể hoá nội dung các khái niệm, các mối quan hệ, các quy luật

VD: Số liệu về tình hình phát triển của các ngành kinh tế, các chỉ tiêu phát

triển dân cư – xã hội của một số vùng kinh tế

Trang 5

- Số liệu thống kê có vai trò làm sáng tỏ các kiến thức địa lí.

- Số liệu thống kê giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn về đối tượng nghiên cứu : cơ cấu, tình hình phát triển

- Thông qua việc phân tích, so sánh, đối chiếu các số liệu, học sinh phát triển tư duy, làm việc với các số liệu thống kê

VD: Khi dạy bài 29 “ Vùng Tây Nguyên” - ngành công nghiệp SGK trang

108 Nếu nói công nghiệp của vùng chiếm tỉ lệ thấp thì học sinh chỉ ghi nhớ một cách máy móc Nhưng nếu giáo viên cho học sinh làm việc với bảng 29.2 (SGK) : giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước, học sinh sẽ phải tính

tỉ trọng ngành công nghiệp của Tây Nguyên xem vùng này công nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu ngành công nghiệp của cả nước, từ đó học sinh rút ra nhận xét : Công nghiệp của Tây Nguyên chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp của cả nước, công nghiệp chưa phát triển Qua phân tích số liệu, học sinh nắm kiến thức chủ động hơn, nhớ lâu hơn, phát triển khả năng nhận xét, năng lực tư duy cao cho học sinh

* Các bảng số liệu :

Bảng số liệu đã qua xử lí, đơn vị phần trăm, thể hiện cơ cấu, tỉ trọng, tình hình phát triển của các ngành kinh tế

Bảng số liệu chưa xử lý còn ở dạng thô, đơn vị nghìn ha, triệu tấn, tỉ đồng, triệu con, thể hiện chính xác sự thay đổi, tình hình phát triển của các ngành kinh tế hoặc nhỏ hơn ( nội bộ trong ngành kinh tế)

Bảng số liệu thể hiện một số chỉ tiêu phát tirển dân cư, xã hội ở các vùng kinh tế

Trang 6

1.4 Về vẽ biểu đồ :

Biểu đồ là cách biểu hiện trực quan từ các bảng , biểu, số liệu

VD: Từ một bảng số liệu, tuỳ theo mục đích sử dụng ta có thể thể hiện

bằng biểu đồ cột – đường – tròn hay biểu đồ miền

Mỗi loại biểu đồ có một chức năng riêng (có thể thể hiện cơ cấu tình hình phát triển của đối tượng ) chính vì vậy với mỗi loại biểu đồ giáo viên cần hướng dẫn cách khai thác kiến thức từ mỗi loại biểu đồ đó Hướng dẫn học sinh phân tích biểu đồ chính là cách rèn cho học sinh năng lực quan sát và tư duy, chủ động nắm vững kiến thức

* Các dạng biểu đồ :

Biểu đồ đường : thể hiện sự thay đổi của các đối tượng theo thời gian VD: Tỉ trọng các ngành kinh tế qua các năm (bài 6) SGK địa lí 9 trang 19.

Biểu đồ tròn : thể hiện cơ cấu của đối tượng : cơ cấu kinh tế chung của các ngành (nông – lâm – ngư – nghiệp, công nghiệp , xây dựng, dịch vụ) hay cơ cấu của một ngành (ngành công nghiệp)

Biểu đồ cột ( cột đơn hoặc cột gộp):

+ Cột đơn : thể hiện sự thay đổi của một đối tượng theo thời gian

VD: Biểu đồ mật độ điện thoại cố định từ năm 1991 đến 2002 biểu đồ

tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng năm 2002

+ Cột gộp : Thể hiện sự thay đổi từ 2 đến 3 đối tượng theo thời gian VD: Biểu đồ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả

nước năm1995 đến năm 2001 (hai đối tượng diện tích và sản lượng )

Trang 7

Đây là các dạng biểu đồ được thể hiện trong phần bài học

Ngoài ra, trong phần bài tập, có yêu cầu học sinh về một số loại biểu, ngoài các biểu đồ trên còn có các biểu đồ miền, cột chồng Qua đó học sinh hiểu

rõ những ưu điểm, tính năng của từng loại biểu đồ

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Đối với giáo viên :

- Giáo viên chưa chú ý đến giao việc cho học sinh nên học sinh còn thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan để tìm ra kiến thức bài học còn hạn chế,

sử dụng lược đồ mang tính chất minh họa

- Giáo viên chưa chú ý hướng dẫn học sinh phân tích để khai thác kiến thức trên đồ dùng trực quan

- Giáo viên sợ để học sinh phân tích mất thời gian ảnh hưởng đến tiết dạy nên thầy làm hộ, học sinh chỉ nghe và công nhận nên khả năng ghi nhớ còn hạn chế

2 Đối với học sinh :

- Chưa tập trung cao trong giờ học

Trang 8

- Không đầu tư vào bài học trước ở nhà.

- Kĩ năng diễn đạt khai thác các hiện tượng, đối tượng địa lí còn yếu

- Lúng túng khi phân tích, giải thích xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng

- Kĩ năng vẽ biểu đồ còn yếu

CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP

3 Yêu cầu :

3.1 Đối với học sinh :

- Cần đọc bài, nghiên cứu kĩ các lược đồ, bảng, biểu trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa trước khi đến lớp

- Vấn đề nào chưa hiểu hoặc nắm chưa chắc nên hỏi thầy cô giáo hoặc những bạn trong ban cán sự bộ môn Không nên dấu những điều mình chưa biết sẽ ảnh hưởng tới kết quả học tập

- Trong giờ học cần chú ý nghe giảng, đặc biệt là các thao tác kĩ năng khi khai thác kiến thức từ mỗi loại lược đồ, bảng số liệu, biểu đồ

3.2 Đối với giáo viên :

Trang 9

- Lập kế hoạch cụ thể, xác định rõ phương hướng và phương pháp dạy học thích hợp ngay từ đầu năm học cho các bài (đặc biệt là phần địa lí kinh tế )

- Nắm chắc các thao tác kĩ năng sử dụng lược đồ, bảng,biểu Không ngừng học tập nâng cao kiến thức, năng lực và trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu đổi mới không ngừng trong nội dung và phương pháp dạy học

- Định hướng cho học sinh nắm vững các thao tác khi sử dụng các lược đồ, bảng, biểu đặc biệt là trong phần địa lí kinh tế

- Sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài và sử dụng đúng các thao tác với từng loại lược đồ, bảng, biểu

- Coi trọng các ý kiến phát biểu của học sinh, động viên các em mạnh dạng đưa

ra ý kiến để từ đó biết được mức độ nhận thức của các em để kịp thời rèn luyện, cung cấp các kĩ năng cho các em

* Giải pháp cụ thể :

4 Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ , bảng , biểu để khai thác kiến thức trong phần địa lí kinh tế 9:

4.1 Về lược đồ :

Lược đồ được coi như một quyển sách giáo khoa địa lí thứ hai Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã có dụng ý giúp học sinh làm quen với ngôn ngữ lược đồ từ đơn giản đến phức tạp nhằm mục đích trang bị cho học sinh khả năng đọc, hiểu lược đồ, tức là không dừng ở mức độ nhận biết các hiện tượng địa lí

mà phải nắm được nội dung, bản chất của các hiện tượng đó

Trang 10

Muốn vậy giáo viên phải chuẩn bị kĩ qua hai giai đoạn lao động : chuẩn bị bài giảng và truyền thụ tại lớp

* Thứ nhất : Khâu dùng lược đồ chuẩn bị bài giảng

Giáo viên căn cứ vào mục tiêu bài giảng để xác định khối lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh mà lựa chọn các lược đồ thích hợp, bao gồm : lược đồ trong sách giáo khoa, lược đồ treo tường và atlát

Sau khi lựa chọn lược đồ, giáo viên cần nghiên cứu kỹ lược đồ trước khi dạy để làm chủ kiến thức, tránh trường hợp không nghiên cứu trước nên khi dạy lúng túng, thụ động ( trường hợp lược đồ treo tường một số chi tiết thể hiện không khớp với lược đồ trong sách giáo khoa)

Sau cùng giáo viên cần chọn lọc nội dung phù hợp, cần thiết cho bài giảng xác định phương pháp truyền thụ tại lớp

* Thứ hai : Cách dùng lược đồ trong khi truyền thụ tại lớp

Dùng lược đồ để kiểm tra bài cũ : mục đích kiểm tra lại kiến thức và kĩ năng địa lí của học sinh

Dùng lược đồ để dạy bài mới: giáo viên có thể dùng phương pháp đàm thoại, phân tích, tổng hợp dưới hình thức tổ chức nhóm – cá nhân hoặc tập thể

để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức, phát huy tính tích cực, tư duy của học sinh

Gồm các bước :

+ Bước 1 : Nêu, xác định nhận xét sự phân bố một đối tượng địa lí

- Tên lược đồ để biết nội dung lược đồ

- Đọc bảng chú giải để biết các đối tượng đề cập đến trong lược đồ đó

Trang 11

- Xác định các đối tượng địa lí, sự phân bố của các đối tượng đó trên lược đồ

+ Bước 2 : Phân tích lược đồ So sánh, phân tích mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên lược đồ giúp học sinh nhận ra những “ bí ẩn”, liên kết chúng trong một tổng thể hoàn chỉnh từ đó học sinh sẽ tìm ra kĩ năng mới

+ Bước 3 : Nhận xét đặc điểm ( tự nhiên, kinh tế của một lãnh thổ)

+ Bước 4 : Giải thích sự phân bố của đối tượng địa lí

+ Bước 5 : Tìm, chỉ và kể tên đối tượng địa lí

Ví dụ minh họa: Khi dạy bài 21 “Vùng đồng bằng sông Hồng” – phần IV – Mục 1: Công nghiệp SGK địa lí 9 trang 76

Trang 12

Hình 21 2 Lược đồ kinh tế Đồng bằng sông Hồng

Trang 13

Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ theo các bước sau :

Bước 1

- Nêu, xác định sự phân bố một đối tượng địa lí

+ Lược đồ thể hiện nội dung gì ? + Hướng dẫn học sinh đọc bảng chú giải

- Kinh tế đồng bằng sông Hồng

- Đọc xem xét các đối tượng (trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp )

- Biết được các ngành công nghiệp trọng điểm (công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí …)

- Xác định các trung tâm công nghiệp lớn (Hà Nội, Hải Phòng)

- Nhận xét về sự phân bố các trung tâm công nghiệp phân bố ở phía Nam

Bước 4

- Giải thích sự phân bố của đối tượng địa lí

- Dựa vào kiến thức địa lí đã có về

tự nhiên, xã hội để giải thích

Trang 14

Bước 5

nghiệp và các ngành công nghiệp

3.2 Về bảng số liệu : Các bước khai thác như sau :

+ Bước 1 : Đọc tên bảng số liệu để biết bảng số liệu thể hiện điều gì ?

+ Bước 2 : Quan sát các dữ liệu trong bảng số liệu , các giai đoạn tăng

giảm để nhận xét sự đột biến, sự biến động của chuỗi số liệu

+ Bước 3 : Quan sát theo cột để so sánh các đối tượng địa lí trong cùng

một thời điểm Quan sát theo hàng để nhận xét tình hình phát triển của

một số đối tượng trong nhiều thời điểm liên tiếp

+ Bước 4 : Trong khi phân tích, biết đặt câu hỏi để giải đáp và biết giải

đáp

+ Bước 5 : Cần nhận xét khái quát trước, chi tiết sau, khi cần có thể xử lí

số liệu

Ví dụ minh họa : Bảng số liệu 21.1 SGK trang 77, năng suất lúa của Đồng bằng

sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha)

Năm 1995 2000 2002

Trang 15

Qua bảng số liệu trên giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước

sau :

- Đọc tên bảng số liệu (Bảng số liệu 21.1 , năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (tạ/ha)

Bước 2

- Cho học sinh quan sát các dữ liệu trong bảng số liệu

- Biết được các giá trị trong bảng số liệu (theo vùng, theo năm )

Bước 3

- Quan sát theo cột, theo hàng để nhận xét tình hình phát triển của từng vùng qua các năm

- Nắm được năng suất lúa của mỗi vùng qua các năm tăng hay giảm ( đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, cả nước )

Bước 4

- Giải thích tại sao năng suất lúa của các vùng tăng và năng suất lúa

ở đồng bằng sông Hồng luôn ở mức cao nhất ?

- Dựa vào yếu tố tự nhiên, xã hội

- Trình độ thâm canh tăng vụ

3.3 Vẽ biểu đồ :

Trong quá trình giảng dạy môn địa lí các dạng biểu đồ thường gặp ở lớp 9 là :

Biểu đồ tròn, biểu đồ cột

Ngày đăng: 14/04/2016, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w