Khái niệm về thăm dò chức năng Thăm dò chức năng hay còn gọi là chẩn đoán chức năng Functional Diagnostic là thực hiện những kỹ thuật dựa trên cơ sở sinh lý học nhằm đánh giá hoạt động
Trang 1ĐẠI CƯƠNG VỀ THĂM DÕ CHỨC NĂNG SINH LÝ
* Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
1 Trình bày được khái niệm và các bước thực hiện thăm dò chức năng
2 Xác định được tiêu chuẩn của một hằng số sinh lý và ứng dụng được toán xác suất thống kê trong xây dựng hằng số sinh lý
1 Giới thiệu về thăm dò chức năng
1.1 Khái niệm về thăm dò chức năng
Thăm dò chức năng hay còn gọi là chẩn đoán chức năng (Functional Diagnostic) là thực hiện những kỹ thuật dựa trên cơ sở sinh lý học nhằm đánh giá hoạt động chức năng của các mô cơ quan trong cơ thể
Các kỹ thuật thường được sử dụng trong thăm dò chức năng:
- Ghi điện sinh lý: tất cả các tế bào khi hoạt động đều sinh ra dòng điện, ghi lại đồ thị hoạt động điện là một thăm dò chức năng quan trọng để khảo sát hoạt động của các cơ quan Ví dụ như điện tim, điện não, điện cơ, điện thế gợi…
- Thực hiện các nghiệm pháp: dựa trên cơ sở hoạt động chức năng của các cơ quan để thực hiện một số nghiệm pháp kích thích hoặc ức chế nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của cơ quan đó Ví dụ như nghiệm pháp gắng sức, nghiệm pháp tăng thông khí…
- Nội soi: các cơ quan có cấu tạo dạng ống có thể thám sát bằng cách luồn các ống có gắn hệ thống soi chiếu, ghi hình để vừa để đánh giá hoạt động chức năng vừa thăm dò hình thái từ đó giúp chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm
và điều trị Ví dụ như nội soi tiêu hóa, nội soi tiết niệu, nội soi phế quản
- Ứng dụng các kỹ thuật hóa sinh, miễn dịch: phân tích các tính chất lý hóa mà đặc biệt là định lượng các chất qua đó đánh giá hoạt động chức năng của các cơ quan Ví dụ như định lượng hormon, phân tích dịch tiêu hóa, nước tiểu…
- Ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: X quang, CT-Scan, chụp cộng hưởng từ và đặc biệt là siêu âm không chỉ là những phương pháp đánh giá hình thái đơn thuần mà còn ghi nhận các hoạt động chức năng của nhiều
cơ quan Ví dụ như siêu âm tim, doppler mạch
- Ứng dụng y học hạt nhân: sử dụng các chất đồng vị phóng xạ và ghi hình phóng xạ để tìm hiểu đường đi, sự phân bố, chuyển hóa… của các chất cũng là một cách để đánh giá hoạt động chức năng của cơ thể
- Các phương pháp khác: ứng dụng các phương pháp như đo nhân trắc,
sử dụng các nguyên lý vật lý, sinh vật, xây dựng các thang điểm, toán đồ… cũng góp phần đánh giá hoạt động chức năng của các cơ quan Ví dụ như
Trang 2đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một cá thể, đánh giá hoạt động trí tuệ của
bộ não thông qua các thang điểm…
Có thể phối hợp nhiều kỹ thuật khác nhau trong thăm dò chức năng 1.2 Các bước thăm dò chức năng
Thực hiện thăm dò chức năng theo 3 bước:
- Bước 1-Kỹ thuật: làm phản ứng trên đối tượng hoặc bệnh phẩm thu được tư liệu là hình ảnh, đồ thị hoặc con số
- Bước 2- Xử lý: đối chiếu tư liệu thu được với hằng số sinh lý, rút ra nhận định là bình thường hay tăng giảm bất thường
- Bước 3-Biện luận: vận dụng kinh nghiệm, tham khảo tài liệu suy xét
về khía cạnh chức năng thăm dò
1.3 Vai trò của thăm dò chức năng
Thăm dò chức năng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu đối với lâm sàng Nhiều bệnh viện đa khoa đã xây dựng khoa thăm dò chức năng hoặc lồng ghép các thăm dò chức năng trong các khoa phòng khác của bệnh viện Thăm dò chức năng không chỉ hỗ trợ cho chẩn đoán bệnh mà còn giúp cho việc điều trị, tiên lượng bệnh
Đối với nghiên cứu khoa học, thăm dò chức năng là một trong những công cụ được sử dụng để tiến hành phân tích đánh giá hoạt động của các cơ quan trong cơ thể Thăm dò chức năng có mặt trong các nghiên cứu cơ bản, thực nghiệm, lâm sàng, cộng đồng Không chỉ phục vụ y học, nó còn có mặt trong nghiên cứu chung về sinh vật
2 Hằng số sinh lý
Xây dựng hằng số sinh lý trong thăm dò chức năng là rất cần thiết để so sánh đối chiếu với thông số thu được của bệnh nhân
2.1 Tiêu chuẩn của một hằng số sinh lý
Một hằng số thực sự có giá trị, đáng tin cậy, phải đạt ít nhất hai tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về xây dựng hằng số: hằng số sinh lý phải được xây dựng một cách nghiêm túc, sao cho đạt tối thiểu 3 yêu cầu:
+ Yêu cầu về phương pháp: phương pháp, kỹ thuật và phương tiện xây dựng hằng số phải thống nhất, mô tả rõ ràng, nêu rõ đặc điểm, ưu khuyết điểm
và điều kiện ứng dụng của phương pháp, kỹ thuật đó
+ Yêu cầu về đối tượng: đối tượng xây dựng hằng số phải là người bình thường, có xác định tiêu chuẩn thăm khám để gọi là bình thường Đối tượng phải là một tập hợp thuần nhất do cán bộ chuyên khoa lựa chọn Nếu có yếu
tố tuổi hoặc yếu tố nào khác để chia lớp thì cách chia lớp phải hợp với tính chất sinh lý của tăng trưởng và của cách biến thiên hằng số đó
Trang 3+ Yêu cầu về tính thống kê: hằng số công bố có 4 đặc trưng thống kê:
số lần quan sát (n), trung bình cộng (X), độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE)
- Tiêu chuẩn về thử nghiệm hằng số: hằng số phải được trải qua một thời gian thử nghiệm của thực tế như trong thăm dò chức năng sinh lý ở lâm sàng Thông qua công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học các hằng số sử dụng sẽ dần dần được công nhận là đúng
2.2 Ứng dụng toán xác suất thống kê trong xây dựng hằng số sinh lý
- Trung bình: trung bình cộng ký hiệu là X
n
X X
n
i i
1
Người ta thường đọc kết quả xét nghiệm so với số trung bình tức hằng
số sinh lý Tuy nhiên như thế chưa đủ cần so sánh với giới hạn
- Giới hạn sinh lý và lệch chuẩn: trong một số phạm vi y học như điều tra cơ bản, đặt tiêu chuẩn, người ta căn cứ vào số trung bình là chính, nhưng trong thăm dò chức năng thì căn cứ vào giới hạn là chính
Giới hạn sinh lý bình thường của một thông số, gọi tắt là giới hạn thường căn cứ vào lệch chuẩn (SD: Standard deviation)
) 1 ( )
Lệch chuẩn tính theo công thức trên chỉ ứng dụng được với các phân phối Gauss Trong thực tế phần lớn các hằng số sinh lý là có phân phối chuẩn Tuy vậy cũng có một số ít có phân phối không chuẩn hoặc chỉ “gần như chuẩn” Một số tác giả xem những phân phối “gần như chuẩn”, là những phân phối chuẩn, do đó độ lệch chuẩn tính ra và giới hạn nêu lên bị sai đi chút ít
- Sai số chuẩn: sai số chuẩn là số đo mức sai, ký hiệu SE (standard error)
n SD
SE
Sở dĩ nói sai, vì hằng số là số trung bình căn cứ trên một số lần xét nghiệm nào đó (gọi là tập hợp mẫu) không thể đúng hệt như số trung bình của toàn bộ số người trong lớp đối tượng ta nghiên cứu (gọi là tập hợp sinh), Theo phép thống kê, số lần quan sát n càng nhiều thì sai số chuẩn càng nhỏ, độ tin cậy càng cao Tuy nhiên, trong thực tế y học, quan sát quá nhiều thì sai số chuẩn biểu kiến là thấp, có vẻ tốt, nhưng sai lệch kỹ thuật càng cao
Trang 4Một hằng số sinh lý mới lập thì nên có kèm theo sai số chuẩn để khi sử dụng dễ đánh giá chức năng Với hằng số và giới hạn đã được trải qua nhiều lần kiểm nghiệm của thực tế, thì không cần chú ý sai số chuẩn nữa
- Xác suất và miền giao: căn cứ vào giới hạn, vào số trung bình của chức năng bình thường, số trung bình của rối loạn tăng chức năng, số trung bình của giảm chức năng, người ta chia khu vực các trị số thăm dò được làm 5 miền:
+ Miền bình thường có xác suất bình thường cao
+ Miền tăng chức năng có xác suất tăng chức năng cao
+ Miền giảm chức năng có xác suất giảm chức năng cao
+ Miền nghi ngờ tăng, tức miền giao giữa miền bình thường và miền tăng
+ Miền nghi ngờ giảm, tức miền giao giữa miền bình thường và miền giảm
Ở các miền giao thì xác suất đánh giá chức năng chính xác là 50%, tức
là bình thường có xác suất 50%, rối loạn cũng có xác suất 50% Ta nghi ngờ giữa bình thường và rối loạn, không thể có kết luận, nhận định về phía nào được
Chất lượng của công tác thăm dò chức năng là ở chỗ thu nhỏ được miền giao Phương pháp, kỹ thuật thăm dò chức năng tốt làm các miền giao thu hẹp
4 Một số vân đề lưu ý trong thăm dò chức năng sinh lý
4.1 Xây dựng số đối chiếu (predict) phù hợp
Cần lưu ý các yếu tố sinh học tự nhiên ảnh hưởng đến hằng số sinh lý như giới, tuổi, dân tộc để từ đó có thể xây dựng các số đối chiếu riêng phù hợp với từng đối tượng Một số các máy thăm dò chức năng hiện đại có cài sẵn phần mềm phân tích kết quả trong đó các tiêu chuẩn đánh giá có thể không phù hợp với người Việt Nam Ngoài ra cũng cần lưu ý đến phương
Trang 5pháp sử dụng, labo tiến hành Trong nghiên cứu khoa học người ta thường sử dụng nhóm chứng có nhiều điểm tương đồng với nhóm nghiên cứu, sử dụng cùng một phương pháp, labo để so sánh phân tích
4.2 Các điều kiện qui chuẩn
Trong thăm dò chức năng cần đưa các tiêu chí đánh giá về một qui chuẩn nhất định để tiện so sánh, đối chiếu và cũng để phù hợp hơn với các đối tượng Các qui chuẩn có thể là:
- Qui chuẩn về đối tượng: đối tượng phải được chuẩn bị để đạt những tiêu chuẩn nhất định trước khi tiến hành thăm dò chức năng như việc sử dụng thuốc, chế độ ăn, nghỉ ngơi…
- Qui chuẩn về điều kiện thăm dò: các vấn đề về phòng ốc, nhiệt độ, máy móc… cũng cần được chuẩn hóa nhằm tạo ra môi trường tốt nhất cho thăm dò tiến hành
- Qui chuẩn về phương pháp kỹ thuật: các phương pháp cần được chuẩn hóa theo từng bước để các labo có thể tiến hành
- Qui chuẩn về tiêu chuẩn đánh giá: các tiêu chuẩn nên được công nhận bởi một tổ chức như WHO, các hiệp hội, Bộ Y tế và thống nhất về đơn vị như diện tích da, đơn vị đo lường quốc tế (mol, UI)
* Tài liệu tham khảo
1 Trịnh Bỉnh Di, Lê Thành Uyên, Đoàn Yên (1979), Một số thăm dò chức năng sinh lý, Nhà xuất bản Y học
2 Lê Nam Trà (2003), Hằng số sinh học người Việt Nam, Nhà xuất bản Y
học
* Câu hỏi lƣợng giá
1 Chọn phát biểu sai về thăm dò chức năng:
a Phải dựa trên cơ sở một hiện tượng sinh lý nhất định
b Phải nhận định và biện luận kết quả sau khi thực hiện kỹ thuật
c Xây dựng hằng số thường dùng: trung bình, lệch chuẩn, sai số chuẩn
d Xây dựng một tham số đối chiếu chung cho tất cả các đối tượng
2 Các tiêu chuẩn của việc xây dựng một hằng số sinh lý, NGOẠI TRỪ:
a Yêu cầu về phương pháp tiến hành
b Yêu cầu về chọn lựa đối tượng
c Yêu cầu về xử lý số liệu thống kê
d Yêu cầu về thử nghiệm hằng số
Trang 6Chương 1 THĂM DÕ CHỨC NĂNG TIM MẠCH
Hệ tim mạch bao gồm tim và các mạch máu Tim là một khối cơ rỗng, bên trong có các buồng tim và các van tim, mạch máu là hệ thống ống dẫn kín mang máu từ tim đến mô và trở về tim Tim có chức năng bơm đều đặn để tống máu theo các động mạch, đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2 Thăm dò chức năng tim mạch có thể phân chia thành thăm dò chức năng tim và thăm dò chức năng mạch hoặc thăm dò chức năng tim mạch có xâm lấn và thăm dò chức năng tim mạch không xâm lấn Trên lâm sàng một số thăm dò chức năng tim mạch được thực hiện thường qui như điện tâm đồ đồng thời cũng có những thăm dò chỉ được thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa sâu
ĐIỆN TÂM ĐỒ THƯỜNG QUI
* Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1 Xác định được ý nghĩa và tiêu chuẩn của các sóng, đoạn, khoảng trên điện tâm đồ
2 Phân tích được các điện tâm đồ bệnh lý
1 Đại cương về điện tâm đồ
1.1 Khái niệm về điện tâm đồ
Điện tâm đồ là đồ thị ghi những dao động điện thế của cơ tim ở nhiều
1.2.2 Kỹ thuật ghi ECG
- Chất lượng đường ghi:
+ Không mắc lộn dây khi sóng P ở DI >0 Nếu P ở DI <0 có khả năng mắc lộn dây hoặc đảo ngược phủ tạng
Trang 7+ Máy chính xác khi test milivolt tạo thành các góc vuông
+ Không bị nhiễu khi đường ghi không bị răng cưa
- Test milivolt:
+ Test N khi test cao 10mm
+ Test N/2 khi test cao 5mm, khi đọc biên độ phải nhân 2
+ Test 2N khi test cao 20mm khi đọc biên độ phải chia 2
- Vận tốc kéo giấy: 25mm/s 1mm tương ứng 0,04s
+ P luôn luôn (+) ở DI, DII, aVF, V5, V6 và luôn luôn âm ở aVR
- Nhịp không xoang: nếu không đạt các tiêu chuẩn trên, có nhiều kiểu rối loạn nhịp khác nhau
to ô ( '
/
s RR
60 RR
300 1
ck
+ Nếu tần số không đều:
Nhĩ thất còn liên hệ: ghi một đoạn ECG Đếm số sóng R/10s x 6
Nhĩ thất không liên hệ (Ví dụ block A-V độ III): xác định tần số nhĩ, tần số thất riêng
- Kết luận trục:
+ Trục điện tim bình thường:
Trục trung gian : 00 +900+ Trục điện tim bất thường:
Trục lệch trái : 00 -900Trục lệch phải : +900 +1800Trục vô định : -900 -1800
Trang 81.2.6 Tƣ thế điện học của tim
Theo Wilson, có 6 tư thế điện học thông dụng của tim
Bảng 1 Các tư thế điện học thông dụng của tim
Đứng thẳng Dương 900
1.2.7 Phân tích các sóng, đoạn, khoảng
Sóng là một dao động trên ECG, đoạn là một đoạn thẳng không đi qua sóng, khoảng là một khoảng cách đi qua sóng Phân tích 3 nội dung chính:
hình dạng, thời gian và biên độ
Hình 1 Các sóng, đoạn, khoảng trên ECG
* Sóng P
Sóng P là sóng khử cực hai tâm nhĩ Bình thường:
- Hình dạng: sóng tròn, đôi khi có móc hay hai pha
- Thời gian: ≤0,11s
- Biên độ: ≤ 2mm Sóng P luôn luôn (+) ở DI, DII, aVF, luôn (-) ở aVR, (+) hoặc (-) ở D , aVL
Trang 9<5mm: q, r, s; nếu > 5mm: Q, R, S Trục QRS chính là trục ECG Bình thường:
- Hình dạng: nhọn hẹp
- Thời gian:
+ Thời gian chung cho cả QRS: 0,06 - 0,1s (thường 0,07s)
+ Thời gian của riêng sóng Q nếu có <0,04s
+ Nhánh nội điện (V.A.T) là thời gian dẫn truyền xung động từ nội tâm mạc ra ngoại tâm mạc V.A.T được tính từ đầu phức bộ QRS đến đỉnh sóng (+) cuối cùng Giá trị bình thường:
V.A.T (P): 0,035s (V1, V2) V.A.T (T): 0,045s (V5, V6)
- Biên độ:
+ Ở các chuyển đạo chuẩn: < 20mm và > 5mm
+ Ở các chuyển đạo trước tim: đi từ V1 đến V6 sóng R cao dần, sóng S nông dần, sóng Q chỉ xuất hiện ở tim trái và rất nhỏ Tỷ số R/S <1 là tim phải, =1 là vùng chuyển tiếp (hoặc trước chuyển đạo có sóng Q), >1 là tim trái
Hình 2 Sự biến đổi QRS ở các chuyển đạo trước tim
+ Chỉ số Sokolov-Lyon: R(V5) hay R(V6)+S(V1) hay S(V2) 35mm + Biên độ sóng Q: 1-2mm (<1/4R đi sau)
Trang 10* Điểm J
Là điểm gặp giữa phần cuối của sóng QRS và đường đẳng điện Bình thường điểm này nằm trên đường đẳng điện hoặc hơi chênh về cùng phía với sóng T, nhưng không được quá 1mm so với đoạn PR trước đó Điểm J là điểm bắt đầu của đoạn ST
* Đoạn ST
Đoạng ST được tính từ điểm J đến bắt đầu sóng T
- Hình dạng: mềm mại, dốc lên, tiếp xúc với sóng T không tạo góc
- Biên độ: nằm trên đường đẳng điện hoặc hơi chênh:
+ Chênh lên: < 1mm ở chuyển đạo ngoại biên
< 2mm ở chuyển đạo trước tim
+ Chênh xuống: <0,5mm ở tất cả các chuyển đạo
* Sóng T
Sóng T là sóng tái cực hai tâm thất Bình thường:
- Hình dạng: sóng tù đầu, rộng, không cân xứng, chiều lên thoai thoải, chiều xuống dốc
- Thời gian: thường không xác định được vì không rõ điểm bắt đầu, được tính gián tiếp qua khoảng QT
- Biên độ: biên độ thấp và tỷ lệ với QRS, thay đổi từ 1-4mm và cùng hướng với QRS Từ V1 V6, sóng T phải chuyển từ (-) sang (+)
- Hội chứng rối loạn về hình dạng sóng:
+ Tăng gánh: dày nhĩ, dày thất
+ Bệnh mạch vành: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
- Hội chứng rối loạn về dẫn truyền:
+ Dẫn truyền chậm: block xoang nhĩ, block nhĩ thất, block nhánh, block phân nhánh
Trang 11+ Dẫn truyền nhanh: hội chứng kích thích sớm như W.P.W, L.G.L
- Hội chứng rối loạn về tạo nhịp:
+ Rối loạn nhịp xoang
+ Ngoại tâm thu
- P ở V1 2 pha (+/-) hoặc âm hẳn với pha (-) rộng >0,04s và có móc
- Trục sóng P lệch trái trong khoảng 400-00
Hình 3a Dày nhĩ trái Hình 3b Dày nhĩ phải
* Dày nhĩ phải
- P ở DII cao 3mm, nhọn, đối xứng
- P ở V1 dương hoặc 2 pha (+/-) với pha (+) cao >2,5mm, rộng
- Trục sóng P lệch phải trong khoảng 600-900
- Phức bộ QRS ở V1 có dạng QR (dấu hiệu Sodi Pallares)
* Dày hai nhĩ
- P ở DII rộng 0,12s, cao 3mm, 2 đỉnh hay có móc
- P ở V1 2 pha (+/-) hoặc âm sâu với cả 2 pha rộng, dày cộm
- Phức bộ QRS có dấu hiệu dày thất phối hợp
2.2 Dày thất (tăng gánh thất)
Dày thất gây 3 hậu quả trên ECG:
- Đẩy tim xoay về bên dày thất làm thay đổi trục ECG
- Cơ thất dày làm tăng biên độ QRS
- Đảo lộn quá trình tái cực làm ST-T biến đổi thứ phát
* Dày thất trái
- Trục điện tim: lệch trái
- Chuyển đạo trước tim:
Trang 12+ Hình ảnh trực tiếp ở V5-V6:
R cao > 25mm (ngực dày) hoặc > 30mm (ngực mỏng)
Q hơi sâu nhưng không rộng, S vắng mặt hoặc rất nhỏ
Nhánh nội điện trái muộn > 0,045s
ST-T biến đổi thứ phát: ST chênh xuống, T âm trong dày thất trái kiểu tăng gánh tâm thu; ST bình thường hay hơi chênh xuống, T dương, nhọn: dày thất trái kiểu tăng gánh tâm trương
+ Vùng chuyển tiếp dịch sang phải
+ Hình ảnh gián tiếp ở V1-V2: R nhỏ hoặc biến mất, sóng S sâu
- Chỉ số:
+ Sokolov-Lyon: RV5-6 + SV1-235mm
+ Du Shane: Q ở V5-6 sâu hơn 4mm
+ Cornell: RaVL + SV3 >20mm ở nữ và >28mm ở nam
- Chuyển đạo ngoại biên: rất khác nhau tuỳ theo tư thế tim, thông thường:
+ DI và aVL giống V5-6 với R ở aVL >12mm
+ DIII và aVF giống V1-2
* Dày thất phải
- Trục điện tim: lệch phải
- Chuyển đạo trước tim:
+ Hình ảnh trực tiếp ở V1-V2:
QRS:
Điển hình: R cao 7mm, Q không có, S nhỏ hơn R hay mất hẳn (dạng Rs) kèm theo ST chênh xuống, T âm: dày thất phải kiểu tăng gánh tâm thu
R không cao mà có dạng block nhánh phải (dạng rS với S có móc, rsr'S', rsR'S', rsR', rR'…): dày thất phải kiểu tăng gánh tâm trương
R không cao mà có dạng rS suốt từ V1-V6 hoặc dạng QS: dày thất phải trong bệnh tâm phế mạn
Nhánh nội điện phải muộn >0,035s
ST-T biến đổi thứ phát: ngược chiều QRS
+ Vùng chuyển tiếp dịch sang trái
+ Hình ảnh gián tiếp ở V5-V6: Sóng S sâu hơn bình thường
Trang 13+ aVR lúc nào cũng có 1 sóng dương R vượt quá 5mm kết thúc phức
bộ QRS (dạng QR, rSR'…)
* Dày hai thất
Gồm cả tiêu chuẩn của dày thất trái và dày thất phải kết hợp, ví dụ:
- R cao và ST-T âm ở cả V1-2 và V5-6
- R cao và ST-T âm ở V5-6 nhưng trục ECG lệch phải mạnh trên 1000
- Dạng RS với biên độ rất cao khoảng 50mm ở V3-4
3 Điện tâm đồ trong chẩn đoán bệnh mạch vành
3.1 Thiểu năng vành (Cơn nghẹn tim)
Trong thiểu năng vành ST, T có thể bình thường hoặc có những dấu hiệu gợi ý sau:
- Ngoài cơn đau thắt ngực:
+ ST chênh xuống, thẳng đuỗn, nằm ngang hay dốc xuống và gập góc với ngành lên sóng T (điển hình nhất)
+ Sóng U đảo chiều
+ Sóng T dương, nhọn, đối xứng ở các chuyển đạo trước tim
+ Sóng T của nhát bóp sau ngoại tâm thu đảo chiều
+ Sóng T ở V1 cao hơn ở V6 hoặc T dẹt, âm hay có móc đặc biệt ở V5
-V6
- Trong cơn đau thắt ngực:
+ Các dấu hiệu trên vẫn như thế hoặc trở nên rõ ràng hơn
+ Sóng T và ST thay đổi (đảo chiều, chênh lên hoặc xuống), ngoài cơn trở về bình thường sau khoảng 5-15 phút
3.2 Hội chứng trung gian: Cơn đau thắt ngực không ổn định kiểu
Prinzmetal
Là bệnh mạch vành nằm trung gian giữa thiểu năng vành và nhồi máu
cơ tim Tiêu chuẩn:
- Lâm sàng: giống nhồi máu cơ tim
- Men tim không tăng
- ECG: biến đổi nhanh chóng
+ Có thể giống hình ảnh nhồi máu cơ tim tối cấp nhưng sau cơn biến mất
+ Đôi khi có Q bệnh lý nhưng biến đi rất nhanh
+ R, S thay đổi biên độ, QT dài ra, có thể rối loạn nhịp, block
3.3 Nhồi máu cơ tim
Có thể nhồi máu cơ tim dưới thượng tâm mạc hoặc nhồi máu cơ tim dưới nội tâm mạc với 3 dấu hiệu:
- Sóng T thiếu máu: hình ảnh ngoại vi của ổ nhồi máu
- Đoạn ST tổn thương: hình ảnh giữa vùng trung tâm và vùng ngoại vi
- Sóng Q hoại tử: hình ảnh trung tâm của ổ nhồi máu
Trang 14Bảng 2 Các hình ảnh của nhồi máu cơ tim trên ECG
Vùng tổn
thương
T thiếu máu ST tổn thương Q hoại tử
Dưới thượng tâm
mạc
Âm, nhọn và đối xứng
Chênh lên và cong như cái vòm, gộp cả sóng
T vào nó, gọi là sóng một pha (sóng vòm)
Sâu, rộng, có móc, trát đậm
Dưới nội tâm mạc Dương, cao, nhọn
và đối xứng
Chênh xuống, thẳng đuỗn
Không thấy
* Chẩn đoán xác định: 3 tiêu chuẩn
- Hình ảnh trực tiếp: 3 dấu hiệu là T thiếu máu, ST tổn thương, Q hoại
tử
- Hình ảnh soi gương: hình ảnh ngược lại hình ảnh trực tiếp
- Tính chất động học: diễn biến động, ECG thay đổi từng ngày, phải ghi nhiều ECG
* Chẩn đoán giai đoạn
Bảng 3 Các giai đoạn của nhồi máu cơ tim trên ECG
Giai đoạn Tối cấp Cấp Bán cấp Mạn (sẹo) Phình
vách Thời gian 6 giờ đầu 1-2 ngày
đầu
vài vài tuần
ngày-Sau 4 tuần Sau 6-8
.T lẫn vào
ST tạo 1 cái vòm
.Không có
Q hoại tử
.ST giảm chênh T 2 pha (sóng Pardee) Q hoại tử không rõ
.ST giảm chênh T (-), nhọn, dối xứng
.Q hoại tử
rõ
.ST đẳng điện
.T vẫn (-) hoặc(+) hết thiếu máu Q hoại tử tồn tại mãi
ST vẫn chênh
* Chẩn đoán vị trí
Trang 15Bảng 4 Các vị trí nhồi máu cơ tim
Vị trí Động mạch tắc Hình ảnh trực tiếp Hình ảnh gián tiếp
* Nhồi máu cơ tim thành trước
Trước vách Liên thất trước V1-V3 D2, D3, aVF
Trước mỏm Liên thất trước V2-3-V4-5 D2, D3, aVF
không có Q, ST chênh xuống rõ rệt ở chuyển đạo trực tiếp
4 Điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn dẫn truyền
- Thời gan khoảng ngừng tim gấp 2 hoặc 3 lần một khoảng PP cơ sở
- Có thể có nhịp thoát nút trong khoảng ngừng tim
4.1.2 Block nhĩ thất (block A-V)
Bộ nối bị nghẽn làm trì hoãn hoặc không truyền xung từ nhĩ xuống thất được
* Block nhĩ thất độ 1: PR dài > 0,20s
* Block nhĩ thất độ 2:
- Block nhĩ thất độ 2 Mobitz 1 (chu kỳ Wenckebach):
+ PR dài dần trong vài nhát bóp cho đến cuối cùng một sóng P bị block sau đó tiếp tục chu kỳ mới tương tự
+ Các khoảng PP đều nhau
+ Các khoảng RR ngắn dần trong một chu kỳ biến đổi
- Block nhĩ thất độ 2 Mobitz 2:
+ Một vài nhát bóp có đủ P-QRS với PR bình thường hay dài ra lại có một sóng P bị block
Trang 16+ Nếu diễn ra có qui luật: 2P - 1 QRS thì gọi là block 2/1, 3P-1QRS thì gọi là block 3/1…
* Block nhĩ thất độ 3: ECG có phân ly nhĩ thất
- P và QRS không liên hệ nhau
- Các khoảng PP đều nhau, các khoảng QRS đều nhau
- Tần số nhĩ (70lần/phút) lớn hơn tần số thất (<60lần/phút)
4.1.3 Block nhánh
Tắc nghẽn dẫn truyền trong các nhánh của bó His dẫn đến trì hoãn truyền xung đến thất tương ứng Như vậy: có xung từ nhĩ truyền xuống; dẫn truyền theo nhánh bình thường khử cực tâm thất bên đó trước rồi mới vòng sang bên thất bị block để khử cực nên thời gian kéo dài: QRS dãn rộng, có móc, VAT muộn, lệch trục về bên bị block, biến đổi ST-T thứ phát
* Block nhánh phải:
- Trục lệch phải
- Hình ảnh trực tiếp ở V1, V2, V3R (có thể aVR):
+ Dạng M: điển hình là rsR' với R' dãn rộng, có móc
hay trát đậm (dạng tai thỏ, tai trước nhỏ hơn tai sau)
+ QRS dãn rộng >0,12s (block nhánh phải hoàn
* Block phân nhánh trái trước:
- Trục lệch trái thường -600 (tối thiểu -450)
Hình 4 Block nhánh phải (a)
và nhánh trái (b)
(a)
(b)
Trang 17- Sóng q nhỏ ở DI, aVL; sóng r nhỏ và sóng S rộng sâu ở DII, DIII, aVF (dấu hiệu Q1-S3)
- Khoảng QRS thường bình thường hoặc có thể dãn nhẹ <0,12s
- Nhánh nội điện ở aVL muộn > 0,045s
- Tăng điện thế QRS ở chuyển đạo chi
* Block phân nhánh trái sau:
- Trục lệch phải thường 1200 (tối thiểu 900)
- Sóng r nhỏ và sóng S rộng sâu ở DI, aVL; sóng q nhỏ ở DII, DIII, aVF (dấu hiệu S1-Q3)
+ Khoảng QRS thường bình thường hoặc có thể dãn nhẹ
+ Nhánh nội điện ở aVF muộn > 0,045s
+ Tăng điện thế QRS ở chuyển đạo chi
+ Không có bằng chứng dày thất phải
4.2 Hội chứng kích thích sớm
Dẫn truyền xung tắt từ nhĩ xuống thất không qua nút nhĩ thất
* Hội chứng Wolff-Parkinson-White (W.P.W)
- Khoảng PR ngắn lại <0,12s
- Xuất hiện sóng delta <0,08s (đoạn trát đậm ở phần đầu QRS)
+ Hội chứng W.P.W type A nếu delta (+) ở tất cả chuyển đạo trước tim + Hội chứng W.P.W type B nếu delta (-) ở các chuyển đạo trước tim phải và (+) ở các chuyển đạo trước tim trái
5 Điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn tạo nhịp
5.1 Rối loạn nhịp xoang
- Tần số <60lần/phút: nhịp chậm xoang
- Tần số >90lần/phút: nhịp nhanh xoang
- Không đều: loạn nhịp xoang (thường do hô hấp, loạn thần kinh thực vật)
5.2 Ngoại tâm thu
Ngoại tâm thu là một nhát bóp ngoại lai gây ra bởi một xung động phát
ra đột ngột và xuất hiện sớm hơn bình thường từ một ổ phát nhịp ngoại lai nào
đó của cơ tim
Nhịp ngoại tâm thu được ký hiệu P‟, QRS‟, ST-T‟
* Ngoại tâm thu trên thất:
Ổ phát nhịp ngoại lai nằm trên thất Thường không nguy hiểm, không cần điều trị
Trang 18- P‟ có móc/ dẹt/ âm khác P bình thường (NTT nhĩ) hoặc không thấy P‟/P‟ chui vào QRS-ST-T‟ (NTT bộ nối)
- Nhịp đến sớm: RR‟<RR
- Nghỉ bù không hoàn toàn: RR‟R<2RR (R‟R = hoặc hơi > RR)
- QRS‟ và ST-T‟ bình thường trừ trường hợp có dẫn truyền lệch hướng: QRS‟ dãn rộng, ST-T‟ thứ phát
* Ngoại tâm thu thất:
Ổ phát nhịp ngoại lai nằm tại thất Thường nguy hiểm, cần điều trị
- Không có P‟
- Nhịp đến sớm: RR‟<RR
- Nghỉ bù hoàn toàn: RR‟R=2RR (R‟R>RR)
- QRS‟ dãn rộng ≥0,13s, trát đậm/có móc và ST-T‟ thứ phát
+ NTT thất trái: QRS‟ dạng block nhánh phải (nguy hiểm)
+ NTT thất phải: QRS‟ dạng block nhánh trái (ít nguy hiểm hơn)
Lưu ý:
- Nhát bóp hỗn hợp: QRS‟ nửa đầu có dạng điển hình của NTT, nửa sau lại giống QRS bình thường (thanh, mảnh)
- Ngoại tâm thu đa ổ:
+ QRS‟ biến dạng linh tinh trên cùng một chuyển đạo
+ Khoảng ghép RR‟ thay đổi không đều nhau
- Quy luật ngoại tâm thu: NTT có thể có quy luật 2:1 (NTT nhịp đôi: trong 2 nhịp có 1 nhịp NTT), 3:1 (NTT nhịp ba: trong 3 nhịp có 1 nhịp NTT)…
- NTT tiên lượng nặng:
+ NTT trên sóng T (hiện tượng R/T)
+ NTT đa ổ
+ NTT có QRS điện thế thấp và/hoặc thời gian kéo dài >0,16s
+ NTT đi thành từng chùm (≥3 cái được xem là nhịp nhanh thất)
+ NTT có Q hoặc dạng sóng 1 pha với ST chênh lên và T (-) (phát hiện NMCT)
+ Nhát bóp sau NTT có biến đổi tái cực ST-T trái chiều QRS
5.3 Nhịp tim nhanh kịch phát
Ổ phát nhịp ngoại lai cướp quyền chỉ huy của nút xoang và phát xung nhanh hơn nút xoang
* Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất
Đa số là vô căn: Bệnh Bouveret Là một cấp cứu nội khi gây ra rối loạn huyết động
- Nhịp tim nhanh 140-220ck/1‟ và rất đều
Trang 19- P‟ khác P bình thường nhưng thường khó thấy vì lẫn vào thất đồ trước (nhịp nhanh nhĩ) hoặc không có P‟/P‟ lẫn vào QRS (nhịp nhanh bộ nối) Do vậy khó phân biệt nhịp nhanh nhĩ hay bộ nối
- QRS bình thường và rất đều nhau như đồng hồ
- Tần số thất khoảng 170ck/1‟ và không đều
- QRS dãn rộng/có móc/trát đậm và không đều nhau; ST-T thứ phát Có thể gặp phức bộ hỗn hợp hay nhát bắt được thất giúp chẩn đoán chắc chắn
5.4 Rung-cuồng nhĩ, thất
Các thớ cơ tim cuồng/rung lên do các ổ phát nhịp ngoại lai phát nhịp quá nhanh và loạn xạ Diễn tiến từ cuồng sang rung cuồng và cuối cùng là rung
+ Hình dạng QRS bình thường hoặc méo mó do F lẫn vào
+ Có thể theo quy luật 2:1 (2 nhĩ-1 thất), 3:1 (3 nhĩ-1 thất)…
+ Hình dạng QRS bình thường nhưng thường cao thấp không đều nhau
do f chồng vào Nếu rung nhĩ dẫn truyền lệch hướng QRS sẽ dãn rộng cần chẩn đoán phân biệt với NTT thất Trong rung nhĩ dẫn truyền lệch hướng QRS thường có dạng giống block nhánh phải, ít dãn rộng hơn, không nghỉ bù
và khoảng ghép không đều nhau
Lưu ý: Trong trường hợp rung nhĩ cần chú ý phát hiện xem có hội
chứng W.P.W đi kèm hay không Điều này rất có giá trị trong điều trị vì chỉ định dùng digitalis khác nhau Rung nhĩ kèm W.P.W:
Trang 20- Không thấy sóng P nên không thấy PR ngắn lại do vậy dễ bỏ sót hội chứng W.P.W
- Sóng delta trát đậm ở phần đầu QRS nhưng đôi khi nhầm với song f (f rơi vào phần đầu QRS chỉ gặp ở một vài nhịp còn delta ở tất cả các nhịp)
- QRS dãn rộng, ST-T thứ phát
* Rung-cuồng thất
- Cuồng động thất: dao động cao, đều hơn rung thất, tần số khoảng
250ck/1‟
- Rung thất: đây là 1 siêu cấp cứu
+ Không còn dấu vết P-QRS-T mà chỉ còn những dao động ngoằn ngoèo với hình dạng, biên độ, thời gian, tần số không đều nhau khoảng 200-400ck/1‟
+ Rung thất sóng lớn có các sóng to hơn rung thất sóng nhỏ Trong điều trị cần chuyển rung thất sóng nhỏ sang sóng lớn
6 Điện tâm đồ trong chẩn đoán rối loạn điện giải và sử dụng thuốc
6.1 Rối loạn kali máu
* Tăng kali máu
- Sóng T hẹp, cao, nhọn với QT ngắn lại
- Sau đó: QRS dãn ra, PR dài ra
- Nặng hơn: P dẹt đến mức đẳng điện
* Giảm kali máu
- T dẹt xuống và U cao dần lên đến mức vượt và “nuốt” hẳn T, ST chênh xuống
- Kết hợp giảm calci huyết: QT dài ra
- Nặng: có các rối loạn nhịp tim
6.2 Rối loạn canxi máu
Đo khoảng QT trên ECG: tăng canxi máu làm khoảng QT ngắn và ngược lại giảm canxi máu làm khoảng QT kéo dài
6.3 Glycosid trợ tim (digitalis, strophantin…)
- Ngấm digitalis: nhịp chậm xoang, khoảng PR dài, ST chênh xuống và uốn cong hình đáy chén hay dốc xuống trái chiều QRS, sóng dẹt hay đảo ngược, khoảng QT ngắn lại Ngấm mạnh hơn: QT dài ra, U cao lên
- Ngộ độc digitalis:
+ Ngộ độc sớm: đoạn ST lõm nhiều, khoảng PR dài hơn, thỉnh thoảng
có ngoại tâm thu
+ Ngộ độc toàn phát: khoảng PR kéo dài nhiều (block nhĩ thất độ 1), block nhĩ thất độ 2, 3, ngoại tâm thu thất thường xuyên (nhất là NTT thất phải nhịp đôi), đôi khi có: nhịp tim nhanh trên thất, tại thất; block xoang nhĩ, chủ nhịp lang thang, rung nhĩ, thất…
Trang 21* Tài liệu tham khảo
1 Bộ môn nội, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2009), Điện tâm đồ trong thực hành lâm sàng, Nhà xuất bản Y học
2 Trần Đỗ Trinh (2008), Hướng dẫn đọc điện tim, Nhà xuất bản Y học
3 Ary L Goldberger (2001), “Electrocardiography”, Harrison’s Principle of Internal medicine, 15th Edition
* Câu hỏi lƣợng giá
1 Sóng P có góp có vai trò trong chẩn đoán:
a Thay đổi hình thái tim
b Rối loạn điện giải
c Nhồi máu cơ tim
d Rối loạn hồi cực thất
2 Tiêu chuẩn chẩn đoán Block nhĩ thất độ 1 là:
a Khoảng PR dài > 0,02s
b Đoạn PR dài > 0,02s
c Khoảng PR dài > 0,20s
d Đoạn PR dài > 0,20s
3 Tình huống cần phải cấp cứu trên lâm sàng dựa vào kết quả ECG là:
a ST chênh lên nhiều, T lẫn vào ST tạo thành 1 cái vòm
b Khoảng PR 0,2s
c Sóng P có 2 pha ở V1, pha âm > 0,04s
d Tất cả đều đúng
4 Bệnh nhân bị tăng kali máu thì thay đổi trên ECG là:
a Sóng T hẹp, cao, nhọn với QT ngắn lại
b QRS dãn ra, PR dài ra
c P dẹt đến mức đẳng điện
d Tất cả đều đúng
5 Đặc điểm điển hình của thiểu năng vành trên ECG là:
a Sóng T dương, nhọn, đối xứng ở các chuyển đạo trước tim
b ST chênh xuống, thẳng đuỗn, nằm ngang hay dốc xuống và gập góc với ngành lên sóng T
c Sóng T ở V1 cao hơn ở V6 hoặc T dẹt, âm hay có móc
d Sóng T của nhát bóp sau ngoại tâm thu đảo chiều
6 Mô tả sau đây: có nhịp đến sớm, nghỉ bù hoàn toàn, không có P‟, QRS dãn rộng có thể chẩn đoán:
a Không phải ngoại tâm thu
b Ngoại tâm thu nhĩ
c Ngoại tâm thu bộ nối
d Ngoại tâm thu thất
Trang 22MỘT SỐ THĂM DÕ CHỨC NĂNG TIM MẠCH NGOÀI
ĐIỆN TÂM ĐỒ THƯỜNG QUI
* Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1 Trình bày được khái niệm về các kỹ thuật thăm dò chức năng tim mạch
2 Trình bày được chỉ định của các kỹ thuật thăm dò chức năng tim mạch
1 Ứng dụng siêu âm trong thăm dò chức năng tim mạch
1.1 Siêu âm tim
1.1.1 Khái niệm
Siêu âm tim là một kỹ thuật thăm dò không chảy máu, thăm dò hình thái học và thăm dò động học của quả tim bằng sóng siêu âm Một đầu dò phát ra sóng siêu âm với tần số từ 2-5 MHz (loại đầu dò dùng cho người lớn)
và tần số từ 4-7 MHz (loại đầu dò dùng cho trẻ em) Sau khi phát sóng siêu
âm, đầu dò nhận các sóng âm dội lại và hiển thị chúng thành các xung động điện sau khi đã được khuếch đại và sẽ được hiển thị trên màn hình Thăm dò siêu âm tim được tiến hành theo 3 kỹ thuật chính: siêu âm một bình diện, hai bình diện và siêu âm Doppler Ba kỹ thuật này được thực hiện liên tiếp và bổ sung cho nhau Có thể thực hiện siêu âm doppler tim qua thành ngực hoặc
siêu âm tim qua thực quản Các ứng dụng lâm sàng của siêu âm tim:
- Đánh giá mức độ hẹp van và đo diện tích
lỗ van hẹp
- Phát hiện và xác định mức độ hở van tim
- Đánh giá áp lực động mạch phổi
- Đo lưu lượng tim qua các lỗ van
- Nghiên cứu chức năng tâm thu và tâm trương thất trái
- Phát hiện các shunt trong tim (thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch )
- Nghiên cứu các loại van nhân tạo
1.1.2 Chỉ định
Siêu âm Doppler tim được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng cơ năng tim mạch (đau ngực, khó thở, ngất, xỉu…), hoặc khám phát hiện thấy các dấu hiệu thực thể (tiếng thổi, tiếng cọ…), cần tìm nguyên nhân
Siêu âm Doppler tim cũng có thể được chỉ định dựa trên bệnh lý đã biết, nhằm theo dõi tiến triển, tiên lượng và chỉ định điều trị
Trang 231.2 Doppler mạch máu
1.2.1 Khái niệm
Sử dụng hiệu ứng doppler để đánh giá động học của máu trong lòng mạch: khi một chùm siêu âm được phát đi gặp một vật (tế bào máu) sẽ có hiện tượng phản hồi âm, tần số của chùm siêu âm phản hồi về sẽ thay đổi so với tần số chùm phát đi nếu khoảng cách tương đối giữa nguồn phát và vật thay đổi Doppler mạch có thể ghi nhận phổ doppler bằng âm thanh hoặc hình ảnh, qua đó giúp đánh giá:
- Dòng chảy: chiều dòng chảy và mức độ trật tự của dòng chảy Bình thường dòng chảy thành lớp và hướng tới Dòng chảy rối có độ dày viền phổ doppler tăng và dòng chảy theo cả hai chiều
- Sức đập: bình thường thời gian tăng tốc tâm thu ngắn, đỉnh tâm thu cao và sức cản thay đổi tùy mạch máu Nếu có cản trở dòng đến thời gian tăng tốc tâm thu kéo dài và đỉnh tâm thu thấp Nếu có cản trở dòng đi sẽ tăng sức cản
- Phát hiện suy van tĩnh mạch chi hoặc giãn tĩnh mạch thừng tinh
- Đánh giá các mảnh ghép trong bệnh lý mạch máu
- Đánh giá trong các thông nối như chạy thận nhân tạo, thông nối cửa chủ trong bệnh lý xơ gan
- Bệnh lý phình mạch máu như phình động mạch chủ bụng
- Bên cạnh đó, siêu âm Doppler có thể được chỉ định để đánh giá: tình trạng tuần hoàn của các khối u, huyết động học trong bệnh lý xơ gan
Trang 242 Theo dõi chức năng tim mạch liên tục qua holter
2.1 Holter điện tâm đồ
2.1.1 Khái niệm
Holter điện tâm đồ là phương pháp ghi điện tim liên tục, trong một thời gian dài trong khi bệnh nhân vẫn thực hiện các hoạt động sinh hoạt bình thường, nhằm tìm hiểu sự thay đổi của nhịp tim trong những điều kiện sinh lý
và bệnh lý khác nhau
Một máy Holter điện tâm đồ thông thường gồm một đầu ghi, sử dụng thẻ nhớ Flash, gắn với các điện cực, được dán lên ngực bệnh nhân Thời gian đeo máy thường là 24 giờ, nhưng cũng có thể kéo dài tới 72 giờ Bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường, thậm chí lặp lại những hoạt động có thể làm xuất hiện triệu chứng, đồng thời ghi chép lại các diễn biến bất thường xảy ra trong quá trình đeo máy Sau đó, thẻ nhớ sẽ được rút ra và phân tích bởi một chuyên gia nhịp học
Ngoài ra, còn một thiết bị khác, gọi là hệ thống R-test, cho phép bệnh nhân đeo trên cổ, và kích hoạt nó khi xuất hiện triệu chứng Hiếm hơn, với những triệu chứng lâm sàng (ngất,…) xuất hiện rất thưa, người ta có thể sử dụng một thiết bị ghi điện tim cấy dưới da ngực của bệnh nhân, trong thời gian từ 18 – 24 tháng, để phát hiện những biến đổi điện tâm đồ có thể xảy ra
2.1.2 Chỉ định thực hiện Holter điện tâm đồ
- Ngất không rõ nguyên nhân
- Cơn hồi hộp trống ngực tái phát, không rõ nguyên nhân
- Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim
- Đánh giá và theo dõi hoạt động của máy tạo nhịp tim
- Phát hiện tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng nghèo nàn
- Ngất ở bệnh nhi có bệnh tim trước đó, tiền sử rối loạn nhịp tim, phụ thuộc máy tạo nhịp tim
- Ngất ở bệnh nhi khi gắng sức không rõ nguyên nhân
- Đánh giá bệnh nhi bị bệnh cơ tim phì đại hoặc bệnh cơ tim giãn
- Đánh giá bệnh nhi nghi bị hội chứng QT kéo dài, block nhĩ thất bẩm sinh không triệu chứng
- Hồi hộp, trống ngực ở bệnh nhi đã được phẫu thuật bệnh tim bẩm sinh, còn rối loạn huyết động tồn dư
- Đánh giá hiệu quả điều trị thuốc chống loạn nhịp tim
2.2 Holter huyết áp
2.2.1 Khái niệm
Holter huyết áp là phương pháp thăm dò chức năng, trong đó bệnh nhân được đeo một máy đo huyết áp chuyên biệt trong 24 giờ, tự động đo huyết áp một cách có chu kỳ trong khi bệnh nhân vẫn thực hiện các hoạt động
Trang 25sinh hoạt bình thường, nhằm mục đích chẩn đoán, tiên lượng và điều trị tăng huyết áp
Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp của Holter huyết áp 24 giờ, thấp hơn
so với ngưỡng tăng huyết áp đo tại phòng khám Mức độ tương đương với huyết áp 140/90 mmHg tại phòng khám như sau:
+ Holter huyết áp khi thức: 135/85 mmHg
+ Holter huyết áp khi ngủ: 120/70 mmHg
+ Holter huyết áp 24 giờ: 130/80 mmHg
2.2.2 Chỉ định
- Chẩn đoán tăng huyết áp, đặc biệt tăng huyết áp áo choàng trắng và hiệu ứng áo choàng trắng, tăng huyết áp ẩn giấu và tăng huyết áp kháng với điều trị
+ THA áo choàng trắng là hiện tượng huyết áp đo tại phòng khám tăng:
HA tâm thu ≥140mmHg, HA tâm trương ≥90mmHg, nhưng huyết áp hàng ngày hoặc đo 24 giờ luôn <135/85mmHg THA áo choàng trắng khá phổ biến
và tăng theo tuổi, người THA áo choàng trắng có thể tiến triển thành THA thực sự, vì vậy, cần được theo dõi huyết áp 24 giờ định kỳ
+ THA ẩn giấu là tình trạng huyết áp đo tại phòng khám luôn
<140mmHg và 90mmHg, nhưng trên thực tế huyết áp tăng khi theo dõi 24 giờ, trong điều kiện sinh hoạt hàng ngày bình thường Bệnh nhân THA ẩn giấu thường trẻ, thường có tổn thương cơ quan đích và nhiều yếu tố nguy cơ hơn
- Theo dõi biến đổi huyết áp trong ngày, đặc biệt về ban đêm, ở một số
bệnh như đái tháo đường, hội chứng ngưng thở khi ngủ…
3 Nghiệm pháp gắng sức trong thăm dò chức năng tim mạch
3.1 Điện tâm đồ gắng sức
3.1.1 Khái niệm
Nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức (ĐTĐGS) là một thăm dò tim mạch không chảy máu dựa trên những biến đổi về triệu chứng lâm sàng (đau ngực, khó thở), điện tâm đồ và huyết áp khi bệnh nhân thực hiện gắng sức bằng xe đạp lực kế hoặc thảm lăn theo một quy trình chuẩn và được theo dõi chặt chẽ
Các trường hợp bệnh nhân có bệnh lý tim mạch sẽ được phát hiện và chẩn đoán chính xác khi thực hiện ĐTĐGS Kết quả ĐTĐGS sẽ phản ánh trung thực tình trạng bệnh lý thông qua 12 chuyển đạo, trong đó ST chênh lên trên 1 mm có tính chuyên biệt cao
ĐTĐGS có thể được tiến hành song song với các thăm dò tim mạch khác như đánh giá những thay đổi thông khí khi gắng sức (VO2, VCO2), thăm
dò phóng xạ tưới máu cơ tim, thăm dò siêu âm tim
3.1.2 Chỉ định
- Bệnh nhân bị bệnh mạch vành:
Trang 26+ Chẩn đoán thiếu máu cục bộ cơ tim ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao và trung bình, bệnh nhân có cơn đau thắt ngực không ổn định
+ Chẩn đoán thiếu máu cơ tim thầm lặng ở bệnh nhân đái tháo đường;
có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc làm nghề nghiệp có nguy cơ cao
+ Phân tầng nguy cơ với bệnh nhân bệnh mạch vành ổn định, nhằm quyết định nhập viện điều trị hay điều trị ngoại trú
- Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim:
+ Chẩn đoán và đánh giá bệnh lý rối loạn nhịp có liên quan đến gắng sức
+ Đánh giá và tối ưu hóa hoạt động của máy ở bệnh nhân có đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn
- Bệnh nhân có bệnh lý van tim: đánh giá mức độ bệnh và khả năng gắng sức của bệnh nhân bị bệnh lý van tim không triệu chứng
3.2 Siêu âm tim gắng sức
3.2.1 Khái niệm
Siêu âm tim gắng sức là một thăm dò không chảy máu rất hiệu quả chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhờ vào khả năng phát hiện rối loạn chức năng co bóp từng vùng của cơ tim khi gắng sức, tương ứng với vùng cấp máu của động mạch vành chi phối
Các nghiệm pháp gắng sức (NPGS) được sử dụng là NPGS thể lực trên thảm chạy, xe đạp lực kế; NPGS dược lý với dobutamin, Dipirydamol; hoặc kích thích nhĩ qua thực quản, trong buồng nhĩ
- Trước một phẫu thuật lớn ngoài tim
- Đánh giá chức năng cơ tim
4 Điện sinh lý tim
4.1 Khái niệm
Thăm dò điện sinh lý học tim (electrophysiology) là một phương pháp thông tim đặc biệt nhằm phân tích một cách có hệ thống các hiện tượng điện sinh lý tim trong tình trạng cơ sở và đánh giá đáp ứng của tim với các kích thích điện có chương trình Điện sinh lý ghi lại hoạt động điện trong các buồng tim Khảo sát này được thực hiện thông qua các dây mỏng gọi là catheter đưa từ tĩnh mạch ngoại biên vào nhiều vị trí khác nhau trong buồng
Trang 27tim Hệ thống máy chụp mạch số hóa giúp định vị điện cực trong buồng tim Điện sinh lý giúp chẩn đoán chính xác cơ chế loạn nhịp, giúp quyết định biện pháp điều trị thích hợp như quyết định cấy máy tạo nhịp hay cấy máy khử rung Ngoài việc chẩn đoán, kỹ thuật này còn được dùng để điều trị bằng cắt đốt qua catether để hủy các tế bào cơ tim gây loạn nhịp
- Đánh giá hiệu quả của các thuốc chống loạn nhịp
5 Đo áp lực máu trực tiếp
5.1 Đo huyết áp xâm nhập
5.1.1 Khái niệm
Đo huyết áp xâm nhập là kỹ thuật ghi áp lực máu trực tiếp trong lòng mạch Nguyên lý hoạt động của hệ thống này khá đơn giản Áp lực trong lòng mạch tác động trực tiếp lên màng nhận cảm của bộ chuyển đổi cơ điện sẽ được chuyển thành điện áp và được ghi nhận lại trên một màn huỳnh quang hay kỹ thuất số dưới dạng sóng dao động điều hòa Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn catheter vào trong động mạch của bệnh nhân, bộ chuyển đổi sẽ chuyển những thay đổi về áp lực cơ học thành những thay đổi về điện
áp Phương pháp này giúp đánh giá chính xác trị số huyết áp và theo dõi tình trạng huyết động của bệnh nhân một cách liên tục Qua phân tích sóng mạch còn giúp đánh giá độ cứng của thành mạch
5.1.2 Chỉ định
- Theo dõi huyết áp trong hồi sức các bệnh nhân nặng
- Theo dõi huyết áp trong phẫu thuật tim mạch
5.2 Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm
5.2.1 Khái niệm
Áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP: Central Vennous Pressure) thể hiện khối lượng tuần hoàn (thể tích) trong lòng mạch máu và khả năng làm việc của tim Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách luồn catheter qua một tĩnh mạch thường là tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch nền vào tĩnh mạch trung ương Đo chiều cao cột nước tính từ mức tương ứng nhĩ phải Chỉ số bình thường của CVP là 4-10 cmH2O Khi CVP lên cao trên 10 cmH2O có thể do sự giảm co bóp của tim hoặc quá tải tuần hoàn Khi CVP thấp hơn 4cmH2O thường do thiếu khối lượng tuần hoàn Hệ thống đo áp lực tĩnh mạch trung tâm còn là một đường truyền tĩnh mạch dùng trong cấp cứu
5.2.2 Chỉ định
Trang 28Việc đo CVP được áp dụng trên những bệnh nhân mổ nặng, những
trường hợp cần hồi sức tích cực, khi sử dụng các thuốc hỗ trợ tim mạch
6 Thăm dò chức năng tim mạch bằng đồng vị phóng xạ
6.1 Xạ hình phóng xạ tưới máu cơ tim
6.1.1 Khái niệm
Phương pháp sử dụng đồng vị phóng xạ được ứng dụng rộng rãi trong tim mạch, nhằm mục đích đánh giá tình trạng tưới máu và khả năng sống còn của cơ tim, xác định luồng thông trong tim, đánh giá chức năng tim khi nghỉ, trong và sau gắng sức
Nguyên lý chung của ghi xạ hình tim bằng đồng vị phóng xạ là sử dụng một máy ghi gamma chụp lại hình ảnh các tín hiệu phát xạ sinh ra do quá trình phân rã các chất đánh dấu phóng xạ Phương pháp chụp cắt lớp vi tính phát xạ với photon đơn (SPECT: single photon emission computed tomography) sử dụng chất đánh dấu Technitium 99m có độ nhạy lên tới 90%
và độ đặc hiệu 75% trong chẩn đoán các bệnh tim thiếu máu cục bộ
6.1.2 Chỉ định
- Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ
+ Tiền sử đau ngực ổn định, đau ngực không rõ nguyên nhân, đau ngực không ổn định đã điều trị ổn định
+ Biến đổi bất thường trên điện tâm đồ lúc nghỉ
+ Điện tâm đồ gắng sức thông thường có khả năng gây dương tính giả, hoặc không phân tích được kết quả gắng sức: bloc nhánh trái, hội chứng WPW, cấy máy tạo nhịp tim, sử dụng một số thuốc như Digitalis, thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, bệnh cơ tim phì đại
- Cần đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng trên bệnh nhân hẹp động mạch vành đã biết (hẹp 40 – 70%)
- Đánh giá hiệu quả tái tưới máu sau can thiệp động mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành
- Đánh giá khả năng sống còn của cơ tim ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim
- Phân tầng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có tiền sử bệnh lý mạch vành phải chịu các phẫu thuật ngoài tim mạch
6.2 Chụp cắt lớp phát xạ POSITRON (Positron emission tomography scanning)
6.2.1 Khái niệm
Chụp cắt lớp phát xạ positron là một thăm dò y học hạt nhân, sử dụng nhân nguyên tử có thời gian phân rã ngắn gắn vào chất đánh dấu phóng xạ (Amonia gắn Nitrogen 13, Oxygen 15, Rubidium 82) Trong nhân nguyên tử, proton chịu sự phân rã tự nhiên thành neutron, neutrino và positron Do va chạm với mô lân cận, positron tương tác với các electron, giải phóng ra các
Trang 29hạt bức xạ gamma (photon), và được các camera gamma của máy chụp cắt lớp PET thu lại Với một số lượng lớn các positron phát xạ, kỹ thuật PET có thể đánh giá được lưu lượng máu và các hoạt động chuyển hóa từng vùng của
cơ tim
6.2.2 Chỉ định
Chỉ định chính của kỹ thuật PET là đánh giá chức năng sống còn của cơ tim sau nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân có chức năng tim suy giảm Các nghiên cứu cho thấy PET có độ nhạy rất cao phát hiện vùng cơ tim thiếu máu và có giá trị dự báo mức độ phục hồi chức năng co bóp từng vùng và toàn bộ của cơ tim sau tái tưới máu
Do khả năng đo được sự thu nạp và động học của các chất chuyển hóa
ở từng vùng cơ tim, chụp cắt lớp PET được sử dụng nghiên cứu về lưu lượng
vi tuần hoàn, các dạng bất thường của chuyển hóa tế bào cơ tim, năng lượng học cơ tim trong các bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ
tim giãn, hội chứng chuyển hóa …
7 Một số phương pháp khác trong thăm dò chức năng tim mạch
* Ứng dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong đánh giá chức năng tim mạch:
- Chụp cắt lớp vi tính không chỉ giúp đánh giá về hình ảnh giải phẫu mà còn giúp khảo sát chức năng tim máu như: đánh giá chức năng tâm thất bằng
đo thể tích và khối lượng cơ thất, độ dày vách thất, một số bệnh lý mạch máu
- Chụp cộng hưởng từ hạt nhân có thể cho hình ảnh độ chênh phản hồi
(gradient echo), được áp dụng trong thăm dò huyết động như đánh giá luồng
thông trong (ngoài) tim, mức độ tổn thương van tim, chức năng thất trái, thất phải…
* Tâm thanh đồ (phonocardiogram):
Tâm thanh đồ là kỹ thuật ghi lại những hiện tượng âm thanh do tim phát ra trong quá trình hoạt động Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ phận thu tiếng tim đặt trên thành ngực sau đó biến đổi những dao động âm thanh thành dao động điện và ghi lại dưới dạng đồ thị Tâm thanh đồ có thể giúp xác định:
- Các tiếng tim T1, T2, T3, T4: thời gian, hình thái, sự tách đôi
- Khoảng QT1: là thời gian tiềm tàng điện cơ của tim tính từ bắt đầu sóng Q đến những dao động lớn của T1 trên tâm thanh đồ
Hình 3 Tâm thanh đồ bình thường
Trang 30- Những tiếng phụ: tiếng clic đầu thì tâm thu hoặc cuối thì tâm thu, tiếng clắc mở van 2 lá hoặc van 3 lá, tiếng cọ màng ngoài tim
- Các tiếng thổi: thời điểm xuất hiện, hình dáng
Ngoài ra còn những phương pháp ghi tâm thanh đồ đặc biệt như ghi tim thai, tâm thanh đồ qua đường thực quản, khí quản hoặc trực tiếp trong các buồng tim
- Chất bay hơi: tiêm ether, tính thời gian từ lúc tiêm đến lúc xuất hiện mùi ether trong khí thở ra, bình thường 4-8 giây Khi có ứ trệ ở tiểu tuần hoàn thời gian này sẽ kéo dài
- Chất gây vị giác: tiêm decholin (vị đắng) hoặc saccharin (vị ngọt), tính thời gian từ lúc tiêm đến lúc xuất hiện vị ở lưỡi, bình thường 10-18 giây Khi có suy tim hoặc tim bẩm sinh, thời gian này sẽ kéo dài
- Chất gây cảm giác nóng: tiêm canxi chlorua, tính thời gian từ lúc tiêm đến lúc xuất hiện cảm giác nóng ở vùng họng và mặt Đánh giá tương tự chất gây vị giác
- Chất tác dụng lên trung tâm hô hấp: tiêm lobelin, tính thời gian từ lúc tiêm đến lúc đối tượng khó thở (thở nhanh, mạnh) có thể kèm ho, buồn nôn và xuất hiện vị lưu huỳnh ở miệng, bình thường 10 giây Khi suy tim, tăng huyết
áp, dãn phế nang thời gian này sẽ kéo dài
- Chất phóng xạ: tiêm chất đồng vị phóng xạ, ghi hình phóng xạ xác định thời gian và sự phân bố đến các cơ quan
* Tài liệu tham khảo
1 Trịnh Bỉnh Di, Lê Thành Uyên, Đoàn Yên (1979), Một số thăm dò chức năng sinh lý, Nhà xuất bản Y học
2 Phạm Minh Thông (2007), Nguyên lý siêu âm doppler mạch, Nhà xuất bản
Y học
3 Hội tim mạch học Việt Nam (2010), Khuyến cáo về thăm dò điện sinh lý và can thiệp điều trị rối loạn nhịp tim, Nhà xuất bản Y học
* Câu hỏi lƣợng giá
1 Kỹ thuật sau đây không giúp đánh giá trực tiếp chức năng thất trái:
a Siêu âm tim
b Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm
Trang 31c Xạ hình phóng xạ tưới máu cơ tim
d Chụp cắt lớp phát xạ positron
2 Kỹ thuật sau đây giúp xác định chính xác cơ chế rối loạn nhịp tim:
a Điện tâm đồ
b Siêu âm tim
c Điện sinh lý tim
4 Kỹ thuật sau đây là thăm dò chức năng tim không xâm lấn:
a Siêu âm tim tim gắng sức bằng dược lý
b Điện tâm đồ gắng sức thể lực
c Holter điện tâm đồ với điện cực cấy dưới da
d Điện sinh lý tim
Trang 32Chương 2 THĂM DÕ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Cơ thể sử dụng O2 cho các hoạt động sống đồng thời sinh ra CO2 Cung cấp O2 và thải CO2 là chức năng chính của bộ máy hô hấp Hô hấp gồm 4 giai đoạn: thông khí phổi (hô hấp ngoại) - trao đổi khí giữa khí quyển và phế nang; trao đổi khí tại phổi - trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch phổi, chuyên chở khí trong máu - vận chuyển khí giữa phổi và mô; hô hấp nội - hô hấp tế bào
Chuyên ngành phổi học được ví như cái vạc 3 chân: lâm sàng, hình ảnh học và chức năng hô hấp Trong đó, thăm dò chức năng hô hấp có thể giúp phát hiện sớm nhiều bệnh ngay cả trước khi có những triệu chứng lâm sàng hay X quang, có thể cung cấp các dữ liệu quan trọng góp phần chẩn đoán, điều trị, theo dõi diễn tiến quá trình điều trị và giám định y khoa Y học hiện nay đang phát triển vượt bậc và cho ra đời nhiều phương pháp thăm dò chức năng hô hấp với độ tin cậy và độ nhạy càng cao ở từng giai đoạn của quá trình
hô hấp như sau:
+ Để đánh giá thông khí phổi có thể sử dụng biện pháp đo các thể tích, dung tích và lưu lượng thở (phế dung ký), đo cơ học hô hấp và thám sát bằng nội soi phế quản
+ Để đánh giá quá trình trao đổi khí tại phổi có thể sử dụng phương pháp đánh giá khả năng khuếch tán khí qua màng phế nang mao mạch
+ Để đánh giá quá trình hô hấp tế bào có thể xét nghiệm và phân tích khí trong máu (khí máu động mạch) Đây là trị số tương đối ổn định và ít biến động nhất so với chỉ số hô hấp ký hay dao động xung ký
Như vậy thăm dò chức năng hô hấp không chỉ đánh giá chức năng
hô hấp mà còn góp phần đánh giá chức năng tuần hoàn, chức năng xương khớp cột sống, đánh giá thể lực và đánh giá tác hại của môi trường bên ngoài
Hình 1 Sơ đồ thăm
dò chức năng hô hấp
Trang 33ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ PHỔI
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
1 Xác định được ý nghĩa và tiêu chuẩn của các thông số hô hấp ký
2 Phân tích được một mẫu hô hấp ký trên lâm sàng
3 Trình bày được các kỹ thuật thăm dò cơ học phổi
1.1.2 Vai trò của hô hấp ký
- Đánh giá các hội chứng và các mức độ rối loạn thông khí phổi kể cả rối loạn thông khí đường dẫn khí nhỏ
- Phát hiện sớm các rối loạn chức năng hố hấp
- Điều tra và đánh giá mức độ giảm chức năng phổi do các bệnh nghề nghiệp (Bệnh bụi phổi Silic, bụi phổi bông…)
- Chẩn đoán, theo dõi diễn tiến và đánh giá hiệu quả điều trị hen phế quản
- Chẩn đoán, theo dõi diễn tiến và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Đánh giá chức năng phổi của bệnh nhân trước khi phẫu thuật đặc biệt trong những trường hợp phẫu thuật cắt phổi
1.1.3 Các thông số hô hấp
1.1.3.1 Các thông số đánh giá khả năng chứa đựng của phổi
Hình 1 Các thể tích, dung tích trên hô hấp ký đo bằng phép đo thể tích
Trang 34Các thông số đánh giá khả năng chứa đựng của phổi là những thông số
về thể tích và dung tích (theo qui ước của hô hấp khi có từ 2 thể tích trở lên cộng lại với nhau thì gọi là dung tích) Nhóm thông số này có đơn vị là lít
* Nhóm thông số thể tích (V: volume)
- Thể tích khí lưu thông (TV: Tidal volume): là thể tích khí của một lần hít vào hoặc thở ra bình thường Ở người trưởng thành bình thường 0,4-0,5 lít, gia tăng ở bệnh nhân có hội chứng nghẽn tắc và giảm ở bệnh nhân có hội chứng hạn chế
- Thể tích dự trữ hít vào (IRV: Inspirarory reserved volume): là thể tích hít vào thêm gắng sức, sau khi đã hít vào bình thường
- Thể tích dự trữ thở ra (ERV: Expiratory reserved volume): là thể tích khí thở ra thêm được khi gắng sức, sau khi đã thở ra bình thường Thể tích này giảm ở người béo phì do đường dẫn khí dễ bị hẹp lại
- Thể tích khí cặn (RV: Residual volume): thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra hết sức Thể tích cặn lớn trong giãn phế nang, chứng tỏ tỷ
lệ cho hô hấp của thể tích phổi thấp Ngược lại trong trường hợp thể tích không khí cặn quá nhỏ, nếu người bệnh phổi phải gây mê để phẫu thuật, do thiếu không khí đệm trong phổi nên dễ bị ngộ độc thuốc mê hơn người bình thường
* Nhóm thông số dung tích (C: capacity)
- Dung tích hít vào (IC: Inspiratory capacity): thể tích khí hít vào hết
<80% so với trị số đối chiếu Có 4 dạng đo VC:
+ Dung tích sống thở chậm (SVC: Slow vital capacity): cũng được gọi
là VC, người đo đảm bảo tiêu chuẩn hoàn toàn hết sức, không cần nhanh
+ Dung tích sống thở ra mạnh (FVC : Forced vital capacity): là VC đo bằng động tác thở ra mạnh, người đo phải đảm bảo đủ 3 điểm: mạnh hết sức, nhanh hết sức và hoàn toàn hết sức
+ Dung tích sống hít vào (IVC: Inspiratory vital capacity): là đo VC bằng động tác thở ra hết sức trước rồi mới hít vào hết sức IVC ít được sử dụng trên lâm sàng
Trang 35+ Dung tích sống thở hai thì (VC2): là cách đo áp dụng cho bệnh nhân quá yếu mệt, bệnh nhân hít vào tối đa rồi thở bình thường trong vài nhịp cho
đỡ mệt sau đó mới thở ra tối đa
- Dung tích toàn phổi (TLC: total lung capacity): khả năng chứa đựng tối đa của phổi TLC = VC + RV
1.1.3.2 Các thông số đánh giá sự thông thoáng của đường dẫn khí
Các thông số đánh giá sự thông thoáng của đường dẫn khí là những thông số về lưu lượng (F: flow) với đơn vị là lít/s và một số thông số khác Các thông số này có tính đến kháng lực của đường dẫn khí
Hình 2 Các thông số lưu lượng đo bằng phép đo phế lưu-tích phân
- Thể tích khí thở ra tối đa giây (FEV1: Forced expiratory volume in the first second = VEMS: Volume expiratoire maximum par second): là thể tích khí có thể thở ra tối đa trong một giây đầu tiên của FVC Trị số này có tính đến kháng lực của đường hô hấp FEV1 đánh giá mức độ thông thoáng của đường dẫn khí và khả năng giãn nở của phổi, FEV1 giảm khi <80% trị số đối chiếu gặp trong một số bệnh gây thắt hẹp đường hô hấp đặc biệt trong bệnh hen phế quản
- Chỉ số Tiffeneau (FEV1%T): là tỷ lệ phần trăm của FEV1 so với VC (FEV1/VC x 100) Chỉ số Tiffeneau đánh giá mức độ chun giãn của phổi, lồng ngực, cơ hoành, mức độ thông thoáng của đường hô hấp Cho đến nay chưa
có sự thống nhất của các nhà hô hấp ở Việt Nam về cách đánh giá FEV1%T, một số tác giả cho rằng FEV1%T giảm khi < 70%, một số tác giả khác lại xác định ở mức <75% Tuy nhiên các nghiên cứu về điều tra cơ bản và lâm sàng thống nhất nhau ở một điểm là trị số Tiffeneau của người Việt Nam cao hơn người châu Âu và giới hạn dưới giảm theo tuổi, do vậy nên chọn mức giảm là
<75% ở người trẻ và <70% ở người >60 tuổi
- Chỉ số Gaensler: là tỷ lệ phần trăm của FEV1 so với FVC (FEV1/FVC
x 100), được dùng đánh giá như chỉ số Tiffeneau
Trang 36- Lưu lượng đỉnh (PEFR: Peak expiratory flow rate = PEF) là lưu lượng
ở điểm có trị số cao nhất đạt được trong toàn bộ quá trình thở ra mạnh của FVC PEF có ưu điểm lớn là rất dễ đo một mình với một máy đo đơn giản một thông số, rất gọn và rẻ tiền Máy chỉ đo PEF gọi là lưu lượng đỉnh kế Hiện nay người ta đã thống nhất sử dụng PEF để chẩn đoán và đánh giá mức
độ của hen phế quản và sử dụng FEV1 để chẩn đoán và phân loại giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính PEF ở mỗi người khác nhau rất lớn nên không dùng để so sánh lẫn nhau Giá trị của PEF là được dùng để đánh giá, theo dõi các xu hướng thay đổi chức năng phổi trên cùng một bệnh nhân, nếu PEF thay đổi 20% trong cùng ngày (sáng, tối) thì có giá trị chẩn đoán hen phế quản
- Lưu lượng ở nửa giữa của FVC (MMEF: Maximum mid-expiratory flow =FEF25-75): là lưu lượng tối đa trung bình trong một động tác thở ra mạnh của FVC, lưu lượng tính từ điểm 25% đến điểm 75% của FVC đã thở
ra Thông số này ngày càng được quan tâm vì là một thông số nhạy và sớm giúp phát hiện rối loạn thông khí tắc nghẽn ở giai đoạn đầu Ở giai đoạn này các phế quản lớn chưa co hẹp, mới co các ống thở nhỏ ở ngoại vi đường kính dưới 2mm, các thông số FEV1 và Tiffeneau vẫn bình thường FEF25-75 dưới 80% so với trị số đối chiếu được xem là giảm
- Các lưu lượng tối đa tức thì MEF75%, 50%, 25% (Mid forced expiratory flow at 75%, 50%, 25%) là lưu lượng tại một điểm xác định của FVC, điểm đó ở vị trí % khí còn lại trong phổi Nếu dùng FEF25%, 50%, 75% thì đó là lưu lượng tại thời điểm của FVC đã thở ra tương ứng (ngược lại với MEF) Các thông số này có giá trị để đánh giá tắc nghẽn ở các phế quản lớn, vừa và nhỏ khi giảm dưới 80% so với trị số đối chiếu
1.3.3 Các thông số khác
- Tần số hô hấp (RR: Respiratory rate): là số nhịp thở trong một phút Bình thường ở người lớn khoảng 16-20 lần/phút Thường tăng ở bệnh nhân bị hội chứng hạn chế và giảm ở bệnh nhân có hội chứng nghẽn tắc
- Thông khí phút tối đa (MVV: Maximal voluntary ventilation): là thông khí do thở vừa sâu, vừa nhanh hết sức trong 12 giây, MVV có thể tăng 20-25 lần so với thể tích thông khí phút cho thấy khả năng dự trữ lớn của phổi
1.2 Các phương pháp đo hô hấp ký thông thường
1.2.1 Nguyên lý của các phương pháp đo hô hấp ký thông thường
Các phương pháp đo hô hấp ký thông thường là những phương pháp không đo được thể tích khí cặn (RV) và vì thế cũng không đánh giá được FRC, TLC Các máy đo hô hấp ký thông thường hay còn gọi là máy đo thông khí (spirometer) hoạt động theo một trong hai nguyên lý sau:
Trang 37- Phép đo thể tích (volummetry): nguyên lý hoạt động là không khí thở làm di chuyển 1 cái chuông úp trên thùng nước hoặc bễ kiểu đàn xếp Nguyên
lý này đơn giản, tính toán thủ công, nhiều sai số do quán tính do vậy ngày nay không còn được sử dụng
- Phép đo phế lưu-tích phân: được dùng phổ biến hiện nay, nguyên lý dựa trên sự thay đổi áp suất luồng khí thở theo thời gian từ đó tích phân ra thể tích Kỹ thuật này khắc phục được sai số do quán tính và việc kết nối với máy tính làm đơn giản hóa khâu tính toán
1.2.2 Các hội chứng phát hiện qua đo hô hấp ký thông thường
Đo hô hấp ký thu được các trị số thể tích và lưu lượng của phổi thường không giúp xác định bệnh căn mà góp phần đánh giá hiệu lực bộ máy thông khí qua xác định 2 hội chứng chính là hạn chế và tắc nghẽn Có các trường
hợp sau:
* Không có rối loạn thông khí:
VC80% trị số đối chiếu FEV 1 %T70-75%
Các trị số khác trong giới hạn bình thường
* Hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn:
- Nguyên nhân: thường gặp khi có trở ngại đường dẫn khí do cơ trơn phế quản hoặc do nguyên nhân khác (có vật cản trong lòng ống thở, rối loạn tính đàn hồi của phổi ) Các bệnh thường gặp là hen phế quản, viêm phế quản, u phế quản, tăng tiết đường dẫn khí
- Tiêu chuẩn chẩn đoán: gọi là hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn khi và chỉ khi tắc nghẽn cả 3 phế quản nhỏ, vừa và lớn Do đó hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn bao gồm:
VC80% trị số đối chiếu FEV 1 %T<70-75%
FEV1 và các lưu lượng tối đa ở mức thấp hơn giới hạn dưới
- Đánh giá mức độ tắc nghẽn dựa vào FEV1:
12 giờ hay theophylline thải chậm trước 24 giờ
+ Bước 1: đo hô hấp ký trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản
Trang 38+ Bước 2: sử dụng thuốc giãn phế quản dưới dạng khí dung qua một bầu hít hay khí dung máy Liều lượng thích hợp là 40μg đồng vận β2, 80μg kháng cholinergic hay phối hợp cả 2 loại
+ Bước 3: đo hô hấp ký lại sau 30-45 phút dùng thuốc giãn phế quản + Bước 4: đánh giá kết quả Test (+) khi FEV1 tăng >200ml hoặc
>12% so với trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản chứng tỏ bệnh nhân có co thắt cơ trơn phế quản giúp chẩn đoán hen phế quản Nếu sau test mà các thông số vẫn dưới mức bình thường, FEV1<80% so với trị số đối chiếu phối hợp với FEV1/FVC<70%, chứng tỏ giới hạn lưu lượng khí không hoàn toàn
phục hồi và qua đó giúp chẩn đoán bệnh xác định COPD Cần lưu ý những
trường hợp bệnh nhân bị tắc nghẽn do viêm mạn tính trong hen phế quản thì việc xác định COPD có thể khó khăn do tình trạng kém đáp ứng với thuốc giãn phế quản trong lần thử đầu Khi đó hô hấp ký có thể sai lầm và cần phải làm nhiều lần
* Hội chứng rối loạn thông khí hạn chế:
- Nguyên nhân: gặp trong giảm sức chứa do nguyên nhân tại phổi như u phổi, lao phổi (xơ hang), xẹp phổi, cắt một bên phổi hoặc nguyên nhân ngoài phổi như tràn dịch, tràn khí màng phổi, gù vẹo cột sống, suy tim ứ máu phổi
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
VC<80% trị số đối chiếu FEV 1 %T70-75%
- Đánh giá mức độ hạn chế dựa vào VC:
+ 60%VC<80%: hạn chế mức độ nhẹ
+ 40%VC<60%: hạn chế mức độ trung bình
+ VC<40%: hạn chế mức độ nặng
* Hội chứng rối loạn thông khí hỗn hợp:
Bệnh nhân có cả hội chứng rối loạn thông khí hạn chế và hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn
* Tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ:
VC80% trị số đối chiếu FEV1%T70-75%
MMEF (FEF 25-75 )<80% trị số đối chiếu 1.3 Các phương pháp đo thể tích khí cặn
Thể tích khí cặn (RV) là một thông số tĩnh của phổi, không thể đo trực tiếp bằng máy hô hấp ký thông thường mà phải đo bằng phương pháp gián tiếp thông qua việc xác định trị số FRC và TLC Có 03 phương pháp đo RV gián tiếp là: phế thân ký, pha loãng bằng khí (Heli hoặc Nitơ) và X quang phổi
Trang 39- Phép đo pha loãng khí trơ: phương pháp đo hiện đại, sử dụng khí trơ (Heli hoặc Nitơ) để đo FRC từ đó tính được RV Kết quả thu được có thể sai hụt (thấp hơn thực tế) nếu có những vùng ở phổi không được thông khí
- Phép đo phế thân ký: phương pháp đo rất hiện đại giúp ghi nhận đầy
đủ và chính xác các thông số hô hấp trong đó RV được xác định gián tiếp qua
đo FRC Tuy nhiên, kết quả thu được có thể sai dư nếu có khí trong bụng Ngoài ra phép đo phế thân ký còn giúp đánh giá sức cản đường hô hấp, lưu lượng máu tuần hoàn phổi
- Phép đo X quang: sử dụng các phim chụp X quang phổi thẳng, nghiêng ở vị trí hít vào hết sức với cự ly 185cm sẽ xác định được TLC Từ
đây có thể tính ra các trị số RV, FRC Kết quả thu được khá ổn định
2 Thăm dò cơ học hô hấp
Thăm dò cơ học hô hấp gồm thăm dò cơ học phổi và thăm dò hoạt động của cơ hô hấp Nghiên cứu cơ học phổi (lung mechanics) bao gồm hai thành phần chính là tính đàn hồi của phổi và sức cản hô hấp
2.1 Thăm dò tính đàn hồi của phổi
Tính đàn hồi của phổi bao gồm áp suất đàn hồi của phổi và hệ số nở phổi
2.1.1 Áp suất đàn hồi của phổi (elastic pressure)
- Định nghĩa: áp suất đàn hồi của phổi (áp suất xuyên phổi) là trị số chênh lệch giữa áp suất phế nang và áp suất màng phổi Áp suất bên trong phế nang cao hơn bên ngoài phế nang làm phổi nở ra
- Kỹ thuật đo: để tránh chọc kim vào màng phổi, người ta đặt một quả bóng theo dõi áp suất vào một phần ba giữa thực quản, áp suất ở đây biến động như áp suất ở màng phổi Còn áp suất phế nang thì được được tính bằng
áp suất khí quyển lúc ngừng thở Trị số kết quả phụ thuộc vào tư thế, vị trí thở
và biến đổi nhiều theo cá nhân, thông thường là 4-6mmHg
2.1.2 Hệ số nở phổi (compliance)
- Định nghĩa: hệ số nở phổi (suất đàn phổi tĩnh) là số mililit phổi nở thêm dưới tác dụng một đơn vị áp suất Hệ số nở phổi được tính theo hệ thức C=dV/dP, trong đó C là hệ số nở phổi, dV là biến đổi thể tích và dP là chênh lệch áp suất giữa trong và ngoài phế nang (dP chính là áp suất xuyên phổi)
- Kỹ thuật đo: dV được xác định bằng kỹ đo hô hấp ký thông thường (spirometer), dP đo theo cách như trên Bình thường hai lá phổ người có hệ số
nở phổi là 200mL/cmH2O Trong bệnh lý xơ phổi (stiff) mô phổi mất độ mềm dẻo trở nên cứng hơn, hệ số nở phổi sẽ giảm
2.2 Thăm dò sức cản hô hấp
Sức cản hô hấp bao gồm sức cản của phổi và sức cản đường dẫn khí
2.2.1 Sức cản của phổi (lung resistance)
Trang 40- Định nghĩa: sức cản của phổi là kháng lực chống lại sự nở phổi do sức căng mặt ngoài (áp suất xuyên phổi), do quán tính và do lực dính của mô phổi
và lồng ngực tạo ra Sức cản của phổi phản ánh một phần công thực hiện cử động hô hấp Công hô hấp chỉ tính cho sự hít vào gồm 2 phần: công thắng sức cản của phổi và công thắng sức cản đường dẫn khí
- Kỹ thuật đo: đánh giá gián tiếp qua đo chuyển hóa cơ sở (xem chương thăm dò chức năng nội tiết-sinh sản) Bình thường năng lượng tiêu hao cho việc thực hiện công hô hấp chiếm 2-3% tổng năng lượng tiêu dùng cho cả cơ thể Khi sức cản của phổi tăng như bệnh lý xơ phổi, chuyển hóa cơ sở sẽ tăng
2.2.2 Sức cản đường dẫn khí (R aw : air way resistance)
- Định nghĩa: sức cản đường dẫn khí là kháng lực chống lại sự di chuyển của khí trong đường dẫn khí do sự ma sát của các phân tử khí với thành ống dẫn khí Sức cản đường dẫn khí là thông số trực tiếp đánh giá mức
co hay dãn của phế quản, xác định trạng thái rối loạn thông khí một cách khánh quan, không phụ thuộc vào sự nỗ lực và cộng tác của đối tượng
- Kỹ thuật đo: có hai kỹ thuật được ứng dụng để đo sức cản đường dẫn khí là phương pháp dao động (oscillation) và phế thân ký
2.2.1 Đo dao động xung ký – IOS (Impulse Oscillometry)
* Khái niệm
Dao động xung ký (Impulse Oscillometry – IOS) là phương pháp thăm
dò cơ học phổi nó đánh giá sức cản đường dẫn khí và kết hợp làm một số test dãn hay kích thích phế quản Do vậy, IOS có giá trị chẩn đoán tắc nghẽn đường dẫn khí, xác định vị trí tắc nghẽn, đánh giá mức hồi phục hoặc tăng phản ứng của đường dẫn khí giúp điều chỉnh việc điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này so với hô hấp ký là đối tượng không cần gắng sức, hợp tác ở mức tối thiểu, thời gian đo ngắn và nhạy hơn khi thực hiện các test dãn phế quản, test kích thích phế quản bằng Methacholine, test vận động hay tăng thông khí tự ý Ngoài ra IOS còn có thể
đo được ở những bệnh nhân không thể làm hô hấp ký như: trẻ từ 2 tuổi trở lên (hô hấp chỉ làm được ở trẻ >5 tuổi), bệnh nhân già yếu, bệnh nhân bị mềm đường dẫn khí
* Nguyên lý hoạt động:
Một máy tạo xung động với nhiều tần số (5-35Hz) phóng vào đường dẫn khí trong lúc đối tượng thở bình thuờng (thể tích lưu thông) Sự tương tác với hệ hô hấp sẽ làm thay đổi tính chất các xung động Các bộ phận chuyển đổi áp suất (Pressue transducer) và chuyển đồi lưu lượng (flow transducer) sẽ ghi nhận và tính ra tổng trở Z (Impedance) của hệ hô hấp