1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế GTGT đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội

69 1,1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 135,02 KB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân Bảng 3: Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề

Trang 1

kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn

vị thực tập

Tác giả luận văn

DuyĐoàn Văn Duy

i

Trang 2

Mục lục

Lời cam đoan i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Phần mở đầu 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 4

1.1 Những lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh 4

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 4

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh 4

1.1.3 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh 5

1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng: 8

1.2.1 Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng: 8

1.2.2 Căn cứ tính thuế: 8

1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh 13

2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Thanh Xuân 15

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Thanh Xuân 15

2.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Thanh Xuân 17

2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của các hộ kinh doanh trên địa bàn của chi cục thuế quận Thanh Xuân 26

2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế 26

2.2.2 Quản lý căn cứ tính thuế 37

Sinh viên: Đoàn Văn Duy ii Lớp CQ48/02.04

Trang 3

2.2.3 Tình hình quản lý thu nộp thuế và thu hồi nợ đọng 40

2.2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân 47

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN 50

3.1 Mục tiêu, định hướng của công tác quản lý thuế trên địa bàn Quận Thanh Xuân 50 3.1.1 Mục tiêu 50

3.1.2 Định hướng 52

3.2 Các biện pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đồi với hộ cá thể trên địa bàn quận Thanh Xuân 52

3.2.1 Các biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế 52

3.2.2 Quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế 54

3.2.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho các hộ nộp thuế 54

3.2.4 Tăng cường công tác kê khai – kế toán thuế - tin học 55

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra thuế, kiểm tra nội bộ 56

3.2.6 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế 57

3.3 Các biện pháp khác 57

3.3.1 Tổ chức tốt công tác cán bộ và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế 58

3.3.2 Đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí 59

3.3.3 Các biện pháp khác 60

Sinh viên: Đoàn Văn Duy iii Lớp CQ48/02.04

Trang 4

KẾT LUẬN 62Danh mục các tài liệu tham khảo 63

Sinh viên: Đoàn Văn Duy iv Lớp CQ48/02.04

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HKD: hộ kinh doanh

GTGT: giá trị gia tang

VAT: thuế giá trị gia tang

Sinh viên: Đoàn Văn Duy v Lớp CQ48/02.04

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn

Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân

Bảng 3: Tình hình quản lý hộ kinh doanh theo ngành nghề

Bảng 4: Tình hình hộ nghỉ kinh doanh

Bảng 5: Tình hình hộ mới ra kinh doanh

Bảng 6: Tình hình quản lý doanh thu đối với các hộ khoán

Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch thu thuế GTGT của hộ kinh doanh trênđịa bàn quận Thanh Xuân

Bảng 8: Tình hình ghi thu thuế GTGT

Bảng 9: Tỷ lệ nợ thuế GTGT

Bảng 10: Tình hình quản lý nợ của hộ kinh doanh

Sinh viên: Đoàn Văn Duy vi Lớp CQ48/02.04

Trang 7

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN , thông qua nguồn thu này để Chínhphủ chi tiêu cho các công trình công cộng, cải thiện hệ thống an sinh xã hội.

Vì vậy, vấn đề quản lý thu thuế sao cho thu đúng, thu đủ luôn được đặt ra đểtạo nguồn thu cho ngân sách và đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ đónggóp của người dân Trong thời gian qua, công tác quản lý thu thuế GTGT đốivới hộ kinh doanh trên địa quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội đã có nhiềuchuyển biến tích cực, góp phần hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách Nhànước với tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên, ý thức tự giácchấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các hộ kinh doanh vẫn còn thấp, tình trạng

vi phạm pháp luật thuế vẫn luôn xảy ra ở nhiều hình thức, với mức độ khácnhau, nợ thuế ngày càng tăng Đối với nguồn thu này còn nhiều tiềm năngkhai thác bởi thực trang quản lý thuế còn sót hộ, doanh thu tính thuế còn chưatương xứng với doanh thu thực tế kinh doanh của hộ… Do đó, vấn đề cấpthiết đặt ra là phải hoàn thiện chính sách và công cụ quản lý để nâng cao hiệulực của công tác quản lý thuế đối với các HKD cá thể trên địa bàn quận ThanhXuân nhằm hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là:

- Về phía ngành thuế: Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế vàoNgân sách Nhà nước, đảm bảo nguồn thu ổn định và tăng thu qua các năm -Về phía hộ kinh doanh: Nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của hộkinh doanh đối với NSNN, tạo cơ sở pháp lý giải quyết đầy đủ các quyền lợicủa người nộp thuế

Nhận thức được vấn đề này, trong quá trình thực tập tại chi cục thuế quận

Thanh Xuân, em đã đi sâu và tìm hiểu đề tài “Quản lý thuế GTGT đối với

1

Trang 8

các hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội”

làm đề tài luận văn của mình

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên

địa bàn quận Thanh xuân

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với hộkinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân, thánh phố Hà Nội trong thời giantới

3 Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý thuế GTGT trên địa bàn, baogồm: hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai và theo phương pháp khoán

4 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phântích, thống kê, so sánh, tổng hợp

5 Kết cấu luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu theo 3 chương

Bố cục của luận văn gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinhdoanh

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 2 Lớp CQ48/02.04

Trang 9

Phần 2: Thực trạng công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinhdoanh.

Phần 3: Giải pháp tăng cường và hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trịgia tăng đối với hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lý Phương Duyên và các cán bộ ở Chicục thuế quận Thanh Xuân đã tận tình quan tâm, hướng dẫn, giúp em hoànthành bài luận văn của mình.Là một sinh viên, kiến thức lý luận và thực tiễncòn hạn chế do vậy không thể tránh khỏi những khiếm khuyết trong nội dung

và phương pháp nghiên cứu Em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo củathầy cô giáo, của cán bộ thuế để em có thể bổ sung, nâng cao kiến thức củamình và phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 3 Lớp CQ48/02.04

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA

TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH 1.1 Những lý luận chung về quản lý thuế giá trị gia tăng với hộ kinh doanh.

1 Khái niệm, đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

 Khái niệm: Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm củahàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêudùng

 Đặc điểm:

 Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn Thuế GTGT đánhvào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trênphần giá trị tăng thêm của mỗi giai đoạn Tổng số thuế thu được của tất cả cácgiai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng

 Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao bởi vì mục đích của

nó không nhằm điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản như thuế thunhập, thuế tài sản

 Thuế GTGT là loại thuế gián thu là một yếu tố cấu thành trong giá cảhàng hoá, dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng khi

họ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

 Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hộ kinh doanh

1.1.2.1 Khái niệm hộ kinh doanh:

Theo Nghị định số 88/2006/NĐ- CP về đang ký kinh doanh, khái niệmpháp lý về hộ kinh doanh được sử dụng thống nhất hiện nay là:

“Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhómngười hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được kinh doanh tại một địa điểm,Sinh viên: Đoàn Văn Duy 4 Lớp CQ48/02.04

Trang 11

sử dụng không quá mười lao động, không có con dầu và chịu trách nhiệmbằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” ( điều 36).

1.1.2.2 Đặc điểm của hộ kinh doanh:

- Đặc điểm về sở hữu: HKD mang tính chất của một hộ gia đình, hoạt độngdựa vào vốn, tài sản và sức lao động của những người trong gia đình

- Quy mô SXKD nhỏ, trình độ chuyên môn, quản lý chủ yếu là từ kinhnghiệm

-Số lượng HKD lớn, đa dạng về đối tượng, hình thức, ngành nghề, địa bàn

và thời gian hoạt động

-Về ý thức tuân thủ pháp luật thuế còn thấp

1.1.2.3 Vai trò của hộ kinh doanh.

- HKD góp phần tạo việc làm, sử dụng số lượng lớn lao động, góp phầntăng thu nhập

-HKD huy động được một khối lượng vốn lớn, khai thác tiềm năng, sứcsáng tạo trong dân, thúc đẩy sản xuất phát triển

-HKD góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ởnông thôn

-HKD tạo ra mạng lưới phân phối lưu thông hàng hóa đa dạng, rộng khắp

về tận những vùng sâu, vùng xa

-Sự phát triển của HKD góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạonguồn thu ổn định và ngày càng tăng cho NSNN

1.1.3 Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh.

1.1.3.1 Khái niệm quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 5 Lớp CQ48/02.04

Trang 12

Quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh là việc tổ chức thực thipháp luật thuế của Nhà nước bao gồm các hoạt động tác động và điều hànhhoạt động đóng thuế của hộ kinh doanh.

1.1.3.2 Vai trò quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh

-Đảm bảo nguồn thu từ thuế giá trị gia tăng được tập trung chính xác, kịpthời, thường xuyên và ổn định vào NSNN

-Góp phần hoàn thiện chính sách, pháp luật cũng như các quy định về quản

lý thuế Những điểm còn bất cập trong chính sách thuế và những khiếmkhuyết trong các luật thuế được phát hiện trong quá trình áp dụng luật vàothực tiễn và qua các hoạt động quản lý thuế

-Thông qua quản lý thuế, Nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết cáchoạt động kinh tế của hộ kinh doanh

1.1.3.3 Nội dungquản lý thuế đối với hộ kinh doanh

a Quản lý các thủ tục hành chính về thuế

Quản lý các thủ tục hành chính thuế là hoạt động của CQT nhằm tạo điềukiện cho NNT đăng ký thuế, kê khai thuế và thực hiện nộp theo đúng quiđịnh Các thủ tục hành chính thuế gồm: Đăng ký thuế, kê khai thuế, ấn địnhthuế, nộp thuế, giải quyết hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế và xóa nợ thuế, xửphạt về thuế

b Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế

(1) Quản lý thông tin về đối tượng nộp thuế Là quá trình cơ quan thuếthực hiện các bước công việc từ khâu quản lý đăng ký thuế, nhập và xử lý dữliệu khai ban đầu của NNT

(2) Kiểm tra thuế:

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 6 Lớp CQ48/02.04

Trang 13

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở CQT

+ Kiểm tra thuế tại trụ sở NNT

(3)Thanh tra thuế : cơ quan thuế thành lập đoàn thanh tra để phát hiện,ngăn chặn và xử lý những hành vi trài pháp luật

c Quản lý quy trình thu thuế

(1) Lập dự toán thu thuế

Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế trong một thời kỳnhất định, không tách rời dự toán NSNN

(2) Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế

Tuyên truyền, hỗ trợ về thuế là các hoạt động của CQT nhằm triển khai,phổ biến chính sách thuế, thông tin, hướng dẫn để HKD hiểu biết đầy đủ cácqui định về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế

(3) Tổ chức bộ máy thu thuế

Đây là khâu quan trọng trong quản lý thuế, bao gồm việc xác định cơ cấu

tổ chức bộ máy cơ quan thuế các cấp và phân bổ đội ngũ cán bộ công chứcmột cách hợp lý đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cácchức năng quản lý thuế

(4) Quản lý nợ thuế

Nội dung của công tác quản lý nợ thuế bao gồm:

- Theo dõi, phân tích số thuế nợ của NNT theo từng loại thuế, mức nợ, tuổi

nợ

- Kết hợp phân tích nợ với phân tích thông tin về SXKD, tình hình tàichính của NNT để xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thu nợ, áp dụng cácbiện pháp cưỡng chế nợ thuế phù hợp

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 7 Lớp CQ48/02.04

Trang 14

- Giám sát chặt chẽ, có biện pháp kịp thời để đôn đốc, xử phạt nợ thuế theoquy định của Luật thuế

-Tổ chức cưỡng chế nợ thuế

1.2 Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng:

1.2.1 Phạm vi áp dụng thuế giá trị gia tăng:

Đối tượng chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất,

kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa dịch vụ mua củacác tổ chức, cá nhân nước ngoài), trừ 26 nhóm đối tượng không chịu thuếtheo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng theo thông tư 219 của Bộ TàiChính

Đối tượng không chịu thuế GTGT: 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ được

quy định trong thông tư 219 của Bộ tài chính

Người nộp thuế : Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất,

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệtngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh)

và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuếGTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu)

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 8 Lớp CQ48/02.04

Trang 15

 Đối với hàng hóa nhập khẩu:

Giá tính thuế = giá tính thuế NK + thuế NK phải nộp (nếu có) + thuếtiêu thụ đặc biệt phải nộp (nếu có) + thuế bảo vệ môi trường( nếu có )

 Trường hợp được giảm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giátính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu,thuế tiêu thụ đặc biệt tính theo mức thuế phải nộp sau khi đã được giảm

 Trường hợp miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuếGTGT là giá tính thuế hàng nhập khẩu ( do thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặcbiệt đã được miễn)

1.2.2.2 Thuế suất thuế GTGT:

 Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt độngxây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vậntải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất

khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại

khoản 3 Điều 9 thông tư 219/2013/TT-BC

 Thuế suất 5%: áp dụng cho một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt thiếtyếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng và các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãinhư nước sạch phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; thuốc chữa bệnh, phòngbệnh; giáo cụ đồ dùng để giảng dậy và học tập… trong thông tư219/2013/TT-BC

 Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy địnhtại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BC

Trang 16

đôn đốc nhưng quá thời hạn theo thông báo đôn đốc của cơ quan thuế, hộkinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn không thực hiện đăng ký thuế.

 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện chế độ kế toán hóađơn, chứng từ

 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện nộp tờ khai thuếtheo quy định

 Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mở số kế toán nhưng qua kiểmtra của cơ quan thuế thấy thực hiện không đúng chế độ kế toán, không thựchiện đúng và đầy đủ hóa đơn, chứng từ khi mua hàng hóa, dịch vụ, kê khaikhông chính xác trung thực, cơ quan thuế không thể căn cứ vào sổ sách, hóađơn, chứng từ để xác định số thuế phải nộp phù hợp với thực tế kinh doanh

 Hộ gia đình và các cá nhân khai thác tài nguyên thủ công, phân tán, lưuđộng và không thường xuyên

 Căn cứ vào tài liệu kê khai của người nộp thuế về doanh thu, thu nhập,sản lượng và giá bán tài nguyên khai thác, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, Chicục thuế phối hợp với hội đồng tư vấn xã, phường kiểm tra tính đúng đắn,trung thực của hồ sơ khai thuế, tổ chức điều tra xác định lại doanh thu, thunhập những trường hợp có nghi vấn khai không đúng để ấn định lại doanh thukinh doanh Để đảm bảo việc xác định thuế được công bằng, trước khi thôngbáo số thuế cho từng hộ, cá nhân Chi cục thuế phải công khai dự kiến doanhthu, số thuế phải nộp của từng hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán

để lấy ý kiến của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, sau đó tham khảo ýkiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường để xác định và thông báo cho hộ, cánhận biết để thực hiện

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 10 Lớp CQ48/02.04

Trang 17

Tỷ lệ (%)GTGT hànghóa, dịch vụđó

Phương pháp khấu trừ: áp dụng cho các hộ kinh doanh thực hiện đầy đủ chế

độ kế toán hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.Xác định số thuế phải nộp

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng:

 Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủchế độ kế toán hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật

 Hoạt động kinh doanh mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT

GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế đầu ra

x

Thuế suất ápdụng cho hàng hóa,dịch vụ đó

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 11 Lớp CQ48/02.04

Trang 18

Phương pháp trực tiếp trên doanh thu:

 Áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có đủhóa đơn của hàng hóa dịch vụ bán ra theo chế độ quy định hoặc có đủ điềukiện xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ như hợp đồngnhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ đầu vào thì GTGT đượcxác định bằng:

x

Tỷ lệ (%) GTGT hàng hóa,dịch vụ đó

suất GTGT

1.2.2.4 Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế.

 Đăng ký thuế: các hộ cá thể khi ra kinh doanh phải đăng ký nộp thuếvới chi cục thuế về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động,tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác

 Kê khai thuế:

Thời hạn nộp hồ sơ khai tháng đối với hộ nộp thuế theo phương pháp kêkhai (trừ trường hợp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT): chậmnhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo của tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán: hộ nộp thuế khoán thực hiện nộp hồ

sơ khai thuế theo năm ( một năm khai một lần) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuếchậm nhất là ngày 15 của tháng 12 của năm trước Trường hợp mới ra kinhdoanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là mười ngày kể từngày bắt đầu kinh doanh

 Nộp thuế: hộ cá thể nộp thuế vào NSNN tại kho bạc Nhà Nước, tại cơquan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, thông qua các tổ chức cá nhân đượcSinh viên: Đoàn Văn Duy 12 Lớp CQ48/02.04

Trang 19

cơ quan thuế ủy nhiệm thu thuế - ủy nhiệm thu (đối với hộ khoán) Thời hạnnộp thuế đối với hộ kê khai chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ

sơ khai thuế, đối với hộ khoán nộp thuế khoán chậm nhất là ngày cuối cùngcủa tháng

1.3 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh

Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế của nước ta.Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu nhằm đảm bảo việc tậptrung nguồn thu cho NSNN Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiệnnay, chi tiêu cho phát triển là một nhu cầu vô cùng lớn nên xảy ra hiện tượngthiếu hụt ngân sách Vì vậy, chúng ta phải tìm mọi biện pháp để tăng thuNSNN Với đường lối đổi mới kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tếphát triển bình đẳng trước pháp luật thì việc quản lý thu thuế khu vực kinh tếnào cũng rất quan trọng Thành phần ngoài quốc doanh nói chung và kinh tế cáthể nói tiêng lại đang phát triển cả về quy mô và số lượng, thu nhập tăng nhanhthì việc tăng cường quản lý thu thuế khu vực kinh tế này là rất cần thiết

Bên cạnh đó, đảm bảo công bằng xã hội là một yêu cầu đặt ra với chínhsách thuế và bản thân với chính sách thuế cũng phải đảm bảo sự công bằng xãhội vì có công bằng xã hội thì mới có thể động viên số thu lớn nhất trong thờigian ngắn nhất Tăng cường quản lý thuế GTGT đối với thành phần kinh tế cáthể một cách chặt chẽ chính là biện pháp để đảm bảo tính công bằng xã hội, từ

đó giảm tối đa hiện tượng trốn lậu thuế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữacác thành phần kinh tế

Ngoài ra, thông qua quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh sẽ tạo điềukiện cho nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế thông qua:

 Kiểm tra, kiểm soát các ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, từ đó giúp chocác cơ quan quản lý kinh tế có định hướng phát triển ngành nghề phù hợp

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 13 Lớp CQ48/02.04

Trang 20

 Nắm được mức độ tiêu dùng, cơ cấu tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ từ đógiúp nhà nước có cơ sở định hướng cho tiêu dùng trong dân cư phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển kinh tế cá thể.

Trong những năm gần đây, việc quản lý thu thuế nói chung và thuế GTGTđối với thành phần kinh tế cá thể còn nhiều thiếu sót dẫn đến hậu quả là gây

ra nguồn thất thu thuế, nhà nước bị chiếm dụng vốn gây ra tác động xấu đốivới nền kinh tế Thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi một thói quen vốn đã in sâutrong cách nghĩ và cách làm của mỗi người là: mua bán hàng hóa không cầnhóa đơn, linh hoạt đến mức tùy tiện trong ghi chép chứng từ, sổ kế toán, tínhthuế trên tổng doanh thu, không phân biệt giữa doanh nghiệp có nhiều vàdoanh nghiệp có ít giá trị gia tăng và việc thay đổi thói quen cố hữu này làđiều hết sức khó khăn

Thành phần kinh tế cá thể chủ yếu là những hộ có quy mô nhỏ, hoạt độngphân tán nên công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn

Cũng bởi những lý do trên mà đề tài này xin đề cập đến thực trạng côngtác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bànquận Thanh Xuân Từ đó, rút ra các biện pháp cần thiết để tăng cường côngtác quản lý thực hiện Luật thuế GTGT của các hộ kinh doanh trên địa bànquận Thanh Xuân

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 14 Lớp CQ48/02.04

Trang 21

Chương II: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUẬN THANH XUÂN VÀ CHI CỤC THUẾ QUẬN THANH XUÂN

2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội quận Thanh Xuân.

2.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội quận Thanh Xuân

Quận Thanh Xuân được thành lập theo nghị định số 74/NĐ – CP của chínhphủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 Địa giới hành chínhcủa quận bao gồm một số phường được tách ra từ Quận Đống Đa cùng vớimột số xã của hai Huyện Từ Liêm và Huyện Thanh Trì chuyển sang Hiệnnay, quận có tổng diện tích là 9,11 km2, chia làm 11 đơn vị hành chính trựcthuộc gồm các phường: Thanh Xuân Trung, Thượng Đình, Kim Giang,Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương Mai, KhươngTrung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính với dân số toàn quận trên218.560 người (năm 2012) Điều đó phần lớn cho thấy Quận Thanh Xuân cólực lượng lao động mạnh mẽ và dồi dào Đây là điều kiện tốt để cung cấpnguồn lao động cho sản xuất, kinh doanh cũng như tạo ra một thị trường lớncho việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ

Quận Thanh Xuân nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam nội thành Hà Nội, phíađông giáp quận Hai Bà Trưng, phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Hàđông, phía nam giáp huyện Thanh trì, phía bắc giáp quận Đống Đa và quậnCầu Giấy Đây là một địa phương có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạngnhư Đình vòng, Đình Khương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính ThanhXuân là quê hương của nhiều danh nhân, nhà văn, nhà báo mà tiêu biểu làĐặng Trần Côn, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân Đây là nơi tập trung nhiềuđầu mối giao thông quan trọng như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư KhuấtDuy Tiến Vị trí địa lý đã tạo cho quận Thanh Xuân có nhiều điều kiện thuậnlợi để phát triển, thu hút đầu tư và giao lưu Văn hóa – Xã hội Hiện nay, quậnSinh viên: Đoàn Văn Duy 15 Lớp CQ48/02.04

Trang 22

Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ, nhiều khu đô thị mới mọclên như: Khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính đang phát triển mạnh như mộttrung tâm mới của Thành phố nhiều tuyến phố được mở rộng và xây dựngmới đã tạo cho quận mặt khang trang và to đẹp hơn Cùng với quá trình đô thịhóa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt, nhu cầu tiêudùng phục vụ sinh hoạt ngày cang phong phú và đa dạng, tạo điều kiện chohoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển với nhiều loại hình kinh doanhrất khác nhau, thu hút nhiều lao động, giải quyết vấn đề việc làm, tăng thunhập cho người dân và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước.

Về mặt Kinh tế, Quận định hướng phát triển kinh tế với cơ cấu côngnghiệp - dịch vụ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ Năm 1997, khi quậnbắt đầu được hình thành thì toàn quận chỉ có 97 doanh nghiệp nhưng số lượngdoanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng qua các năm Đến tháng12/2009 quận đã có 7706 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất làcác công ty TNHH (3914 doanh nghiệp) Năm 2009 được coi là năm có nhiềubiến động kinh tế như khủng hoảng kinh tế tài chính tổng thu vào NSNN năm

2009 là 580.943 triệu đồng, đạt 135% so với dự toán pháp lệnh Sau đó, sốdoanh nghiệp trên địa bàn quận tiếp tục tăng lên tới 9520 doanh nghiệp tạithời điểm tháng 12/2010 và số thu cho ngân sách nhà nước lúc này là1.755.868 triệu đồng - những con số đáng tự hào đối với Quận ủy, Ủy bannhân dân quận Thanh Xuân - hoàn thành dự toán trước 4 tháng, hoàn thànhnhiệm vụ của kế hoạch năm năm 2006 – 2010 đầy thách thức cũng như đemlại một sức mạnh kinh tế to lớn không chỉ đối với địa bàn quận mà còn có ýnghĩa lớn đối với Thành Phố Hà Nội Đến tháng 12/2011 số doanh nghiệptrên địa bàn quận là 11.350 doanh nghiệp và số thu cho NSNN là 1.725 tỷđồng Tính đến tháng 12/2012, trên địa bàn quận có 12.873 doanh nghiệp.Năm 2012 là năm tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới dokhủng hoảng tài chính và thêm vào đó chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợSinh viên: Đoàn Văn Duy 16 Lớp CQ48/02.04

Trang 23

công ở Châu Âu chưa được giải quyết, tổng thu vào ngân sách nhà nước năm

2012 là 1.663 tỷ đồng Năm 2013, tình hình kinh tế cả nước vẫn gặp nhiều

khó khăn, thách thức lớn, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ngừng hoạt động, thậmchí phải giải thể Do đó, đến cuối năm 2013, số doanh nghiệp trên địa bàn có8.498 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là cáccông ty cổ phần với 4.633 doanh nghiệp (54,52%) và các công ty TNHH với

3.824 doanh nghiệp (45%), và thực trạng năm 2013 đã ảnh hưởng lớn đến kết

quả thu NSNN, do đó việc thực hiện dự toán thu NSNN năm 2013 đạt kết quả

chưa cao cùng với con số 1.552 tỷ đồng

Năm 2014, tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội giaiđoạn 2011 – 2015 Quận Thanh Xuân tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và ổnđịnh Đi đôi với tăng trưởng kinh tế là sự phát triển về mặt xã hội, nâng caochất lượng cuộc sống Để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế -

Xã hội lớn thì cần động viên nguồn tài chính không nhỏ vào NSNN Do đó,nhiệm vụ thu được giao hết sức nặng nề, cơ quan thuế và các ban ngành liênquan cần có sự phối hợp đồng bộ để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tácquản lý thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân

2.1.2 Tổ chức bộ máy chi cục thuế quận Thanh Xuân.

Chi cục thuế Quận Thanh Xuân được thành lập theo quyết định số1174/QĐ-TCT/TCCB ngày 21/12/1996 của bộ trưởng Bộ Tài chính

Tổ chức bộ máy:

Hiện nay, chi cục thuế Quận Thanh Xuân có tổng số 139 cán bộ và 4 ngườihợp đồng theo nghị định 68/2000/NĐ-CP Trong đó, có 95% cán bộ trình độ đạihọc và trên đại học, 5% cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp.Ban lãnh đạochi cục bao gồm có 01 đồng chí chi cục trưởng và 3 đồng chí phó chi cụctrưởng

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 17 Lớp CQ48/02.04

Trang 24

CHI CỤC TRƯỞNGNGUYỄN TRƯỜNG GIANG

CHI CỤC PHÓ

VŨ VĂN THỊNH

CHI CỤC PHÓ

LÊ TRUNG DŨNG

CHI CỤC PHÓ NGUYỄN VĂN PHONG

+ Phụ trách chung khối doanh nghiệp + Đội tổng hợp- nghiệp vụ- dự toán- kê khai thuế

và tin học + Đội tuyên truyền

- hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ + Đội kiểm tra thuế số 1 + Bộ phận một cửa một dấu.

+ Đội quản lý thu lệ phí trước

bạ và thu khác + Đội kiểm tra thuế số 2 + Đội hành chính- nhân sự- tài vụ (không phụ trách mảng

tổ chức cán bộ).

+ Đội kiểm tra nội bộ

+ Đội điều hành công tác tổ chức cán bộ

+ Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Chi cục

+ Đội thuế liên

phường Thanh Xuân

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 18 Lớp CQ48/02.04

Trang 25

* Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban trong chi cục:

1) Đội Tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế - ấn chỉ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chínhsách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục thuế quản lý

2) Đội Tổng hợp -Nghiệp vụ -Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế và Tin học:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý

hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý vàvận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sửdụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế Cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ

sơ khai thuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục thuế;

- Thực hiện công tác đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho người nộp thuế, hồ

sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộpthuế theo quy định; nhập dữ liệu, ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai,chứng từ và các tài liệu có liên quan đến nghĩa vụ của người nộp thuế;

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 19 Lớp CQ48/02.04

Trang 26

- Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnhkịp thời nếu phát hiện kê khai không đúng quy định; thực hiện việc điều chỉnhcác số liệu về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi nhận được tờ khai điềuchỉnh các số liệu, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điềuchỉnh khác của người nộp thuế theo quy định;

- Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục đăng

ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngừng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinhdoanh thuộc phạm vi quản lý…

- Hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán

bộ, công chức thuế trong Chi cục; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thungân sách Nhà nước được giao của Chi cục thuế;

- Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởng đến kếtquả thu ngân sách nhà nước; đánh giá, dự báo khả năng thu ngân sách nhà nước,tiến độ thực hiện dự toán thu thuế của Chi cục thuế, phối hợp với các cấp, cácngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn;

- Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh đạoChi cục thuế giao dự toán thu ngân sách nhà nước cho các đội; tổ chức thựchiện dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; Tham mưu

đề xuất với cơ quan thuế cấp trên, lãnh đạo Chi cục các biện pháp nâng caohiệu quả công tác quản lý thu thuế

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản phápquy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…

3) Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ:

Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạtđối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Cụ thể:

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 20 Lớp CQ48/02.04

Trang 27

- Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền

nợ thuế, tiền phạt trên địa bàn;

- Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổnghợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước; thực hiệnxác nhận tình trạng nợ ngân sách nhà nước;

- Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợthuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng đối tượng nộp thuếtrên địa bàn …

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản phápquy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…

4) Đội Kiểm tra thuế số 1 và đội kiểm tra thuế số 2:

Hai Đội kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giảiquyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toánthuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Cụ thể là:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát

kê khai thuế trên địa bàn; Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xácđịnh nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thuthập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơquan Thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiệnnhững nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giảitrình hoặc điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sởcủa người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quyđịnh của Luật Quản lý thuế;

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 21 Lớp CQ48/02.04

Trang 28

- Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian luận thuế đểchuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết…

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản phápquy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…

5) Kiểm tra nội bộ:

Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật,tính liêm chính của cơ quan Thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (baogồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nạiliên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đếnviệc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chứcthuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục thuế Cụ thể:

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch kiểm tra nội bộ trên địa bànquản lý;

- Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về thuế, các văn bản pháp luậtkhác có liên quan của các bộ phận và công chức thuế trong Chi cục Thuế;Kiểm tra tính liêm chính của các cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác

quản lý thuế, quản lý chi tiêu tài chính, quản lý ấn chỉ thuế trong nội bộ cơ

quan; Tổ chức phúc tra kết quả kiểm tra của đội kiểm tra thuế theo chỉ đạocủa Chi cục trưởng, hoặc khi có đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tronghoạt động kiểm tra thuế thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục trưởng; Tổchức kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thựcthi công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Chi cục trưởng Chi cục thuế;

- Đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý đối với các bộ phận thuộc Chi cụcthuế, công chức thuế vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế, quy trình nghiệp vụ

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 22 Lớp CQ48/02.04

Trang 29

quản lý thuế phát hiện khi kiểm tra nội bộ và giải quyết khiếu nại, tố cáo Độithực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế khi được Cục Thuế uỷ quyền và phân cấp.

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản phápquy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội…

6) Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác:

Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền

sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (saunày), phí, lệ phí và các khoản thu khác Cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý đối với cáckhoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn;

- Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế;tính thuế, phát hành thông báo thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác;

- Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với kho Bạc để thu nộp tiền thuế và cáckhoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo;

- Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu trên;

- Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm phápluật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phítrước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm;

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản phápquy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội;

7) Ba đội thuế liên phường (Đội thuế liên phường Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân Nam, Kim Giang; Đội thuế liên phường Nhân Chính - Thượng Đình – Hạ Đình; Đội thuế liên phường Khương Đình – Khương Mai – Phương Liệt):

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 23 Lớp CQ48/02.04

Trang 30

Thực hiện chức năng quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộpthuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinhdoanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân;thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên) Cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với ngườinộp thuế trên địa bàn được phân công;

- Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn, lập danh sách và sơ đồquản lý người nộp thuế;

- Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế;hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế;

- Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế đối với trường hợp khoán ổnđịnh đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định củapháp luật;

- Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế(nếu có) chuyển Đội Tổng hợp -Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế

và Tin học xử lý; tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảmthuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền xem xét,quyết định

8) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác Hành chính, văn thư,lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉtrong nội bộ Chi cục Thuế quản lý Đội có nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phíhoạt động của Chi cục Thuế hàng năm;

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 24 Lớp CQ48/02.04

Trang 31

- Tổ chức thực hiện công tác Hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và

thực hiện dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương

tiện làm việc, trang phục; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chicục Thuế;

- Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụcho hội nghị cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục Thuế;

- Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế, chế độ quản lý, sử dụng côngchức thuế, lao động tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tácbảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý;

- Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, côngchức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuếtheo phân cấp quản lý cán bộ;

- Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, địa phương; theo dõi, tổnghợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Chi cục Thuế theo quy định;

- Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục thuế;

tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữacháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đilại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy,quy chế và kỷ luật lao động;

- Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, côngtác quản lý tài chính, quản trị trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý;

- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản phápquy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế theoquy định hiện hành về văn thư, lưu trữ;

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 25 Lớp CQ48/02.04

Trang 32

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục thuế giao.

2.2 Thực trạng quản lý việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng của các

hộ kinh doanh trên địa bàn của chi cục thuế quận Thanh Xuân.

2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế

Trong những năm vừa qua, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức củaChi cục thuế quận Thanh Xuân đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực trong công tácquản lý đối tượng nộp thuế và đặc biệt là với thành phần kinh tế cá thể

Trên địa bàn quận Thanh Xuân thành phần kinh tế cá thể chiếm một sốlượng rất lớn, ngành nghề hoạt động đa dạng như sản xuất, ăn uống, thươngnghiệp, dịch vụ, thuê nhà, vận tải quy mô hoạt động cũng rất phong phú,trình độ học vấn của người nộp thuế cũng rất khác nhau vì vậy việc quản lýthực hiện Luật thuế GTGT của chi cục cũng gặp rất nhiều khó khăn và trởngại Tuy nhiên chi cục thuế quận Thanh Xuân đã có sự nỗ lực rất lớn trongcông tác quản lý đối tượng nộp thuế Cụ thể :

Quản lý số lượng hộ kinh doanh:

Trong những năm qua, số lượng hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quậnThanh Xuân tăng nhanh với các loại hình kinh doanh phong phú đem lạinguồn thu rất lớn cho NSNN

Để rõ hơn về tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn quận ThanhXuân, ta xem xét khái quát bảng số liệu sau:

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 26 Lớp CQ48/02.04

Trang 33

Bảng 1: Tình hình quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn.

Chỉ tiêu Tháng

12/2011

Tháng 12/2012

So sánh

Tháng 12/2013

So sánh Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

(Nguồn: chi cục thuế quận Thanh Xuân)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy cuối năm 2012, số hộ kinh doanh thực tế trênđịa bàn là 7870 giảm 170 hộ so với cuối năm 2011 tương ứng giảm với tỷ lệ2,12%.Không chỉ có thế số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn quận cuối năm

2013 tiếp tục giảm so với cuối năm 2012, cụ thể : số hộ kinh doanh thực tếcuối năm 2013 là 7534 hộ giảm 336 hộ so với cuối năm 2012 và giảm tươngứng là 4,27% Nguyên nhân số lượng hộ kinh doanh thực tế liên tục giảm quacác năm là do nền kinh tế thế giới khủng hoảng tác động trực tiếp đến tìnhhình kinh tế của nước ta khiến cho lạm phát tăng cao dẫn đến việc sản xuấtkinh doanh gặp nhiều khó khăn,chi phí đầu vào tăng cao cùng với chính sáchthắt chặt tiền tệ của nhà nước làm cho tình trạng kinh doanh thua lỗ xảy rakhắp nơi, kinh doanh không đủ bù đắp chi phí nên các cơ sở sản xuất kinhdoanh bắt buộc phải dừng hoạt động Nhưng chi cục thuế đã có những thayđổi tích cực và phù hợp trong biện pháp quản lý đối tượng nộp thuế và bêncạnh đó các cán bộ thuế cũng đã nỗ lực trong việc rà soát địa bàn, công tácđăng ký và kê khai thuế có nhiều chuyển biến tích cực nên đã đạt được nhiềukết quả khả quan trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế Cụ thể như số hộSinh viên: Đoàn Văn Duy 27 Lớp CQ48/02.04

Trang 34

được quản lý cuối năm 2012 đã tăng 184 hộ so với năm 2011, tương ứng tăng2,58% và số hộ kinh doanh được quản lý năm 2013 cũng tăng nhẹ 25 hộ sovới năm 2012 tương ứng với 0,34%.Tuy nhiên bên cạnh đó cuối năm 2011,

2012 và 2013 lần lượt còn tồn tại 920, 566, 205 hộ kinh doanh chưa đượcquản lý Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như nhiềucửa hàng, dịch vụ mới mở song công tác cập nhật các hộ kinh doanh trong cácngõ xóm, tuyến phố còn hạn chế, tình trạng chuyển đổi chủ ốt, chủ cửa hàngkinh doanh, sang nhượng tên nhưng cán bộ thuế chưa nắm bắt được, các dịnh

vụ kinh doanh vỉa hè như quán ăn, bán quần áo Tuy nhiên chúng ta vẫn phảighi nhận sự cố gắng và nỗ lực của các cán bộ thuế trong việc quản lý đốitượng nộp thuế khi số lượng hộ kinh doanh chưa được quản lý liên tục giảmqua các năm.Ta tiếp tục tìm hiểu bảng số liệu sau đây để rõ hơn sự biến động

về số lượng hộ kinh doanh do chi cục thuế quận Thanh Xuân quản lý

Bảng 2: Số lượng hộ kinh doanh trên địa bàn quận Thanh Xuân

Diễn giải Tháng

12/2011

Tháng 12/2012

Chênh lệch

Tháng 12/2013

Chênh lệch Tuyệt

đối

Tương đối(%)

Tuyệt đối

Tương đối(%)

Hộ kê khai 129 136 7 5,43 94 (42) (30,88)

Hộ khoán

thuế 6991 7168 177 2,53 7235 67 0,93Tổng số 7120 7304 184 2,58 7329 25 0,34

(Nguồn: chi cục thuế quận Thanh Xuân)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, hộ khoán thuế chiếm tỷ trọng khá lớntrong cơ cấu hộ kinh doanh trong năm 2011 là 98,19%, năm 2012 là 98,14%

và năm 2013 là 98,71% Bên cạnh đó số lượng hộ khoán thuế còn liên tụctăng qua các năm cụ thể: năm 2011 số lượng hộ khoán là 6991 hộ thì đến năm

2012 là 7168 hộ, tăng 177 hộ tương ứng tăng 2,53%, năm 2013 số lượng hộ

Sinh viên: Đoàn Văn Duy 28 Lớp CQ48/02.04

Ngày đăng: 14/04/2016, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w