Thông qua vấn đề nghiên cứu, một lần nữa khẳng định tính cách mạng và khoa họccủa chủ nghĩa Mác, sự cần thiết phải tiếp tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩaMác – Lênin, trang bị thế giới q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC - -
NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN
ĐÓNG GÓP CỦA V.I.LÊNIN TRONG BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học K18 đợt 2
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1 Lí do chọn đề tài 2
2 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ: 3
5 Phương pháp: 3
6 Cấu trúc 3
NỘI DUNG 4
Chương 1 4
ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN 4
CỦA V.I.LÊNIN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC 4
1.1 Những điều kiện khách quan V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác 4
1.2 Nhân tố chủ quan V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác 7
Chương 2 10
THỰC CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA V.I.LÊNIN BẢO VỆ VÀ 10
PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC 10
2.1 Thực chất nội dung V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác 10
2.2 Giá trị lịch sử và hiện thực của V.I Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác 20
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Lịch sử ra đời và phát triển của các trào lưu, tư tưởng triết học luôn gắnliền với sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Triết học Mác rađời là mốc son rực rỡ trong lịch sử phát triển các tư tưởng triết học, là hệthống triết học mang tính cách mạng và khoa học, là cơ sở thế giới quan,phương pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo thế giới Tuy nhiên,ngay chính Mác và Ăngghen cũng khẳng định, triết học của hai ông khôngphải là sự hoàn bị tuyệt đối mà nó phải thường xuyên được củng cố và pháttriển, thường xuyên được kiểm nghiệm trong thực tiễn, và chính điều này đãtạo nên sức sống trường tồn của triết học Mác
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giaiđoạn Đế quốc chủ nghĩa tạo nên sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội Cùng với đó, khoa học tự nhiên đạt được một số thànhtựu quan trọng tạo nên sự khủng hoảng trong nhận thức thế giới Thực tiễnlịch sử và đặc biệt là sự phát triển của phong trào cộng sản thế giới đòi hỏiphải có một lý luận mới phù hợp hơn để tiếp tục bảo vệ và phát triển triết họcMác Và V.I.Lênin đã thực hiện tốt điều đó, đã vận dụng sáng tạo vào thựctiễn làm nên Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại
Sự sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu cùngvới những điều chỉnh thích nghi của Chủ nghĩa tư bản hiện nay là một rào cảnlớn trong nghiên cứu và phát triển triết học Mác Lợi dụng vấn đề này các lựclượng phản cách mạng, bọn cơ hội xét lại đang ra sức chống phá và xuyên tạcChủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói riêng cả về mặt lý luận và vậndụng Điều này tác động tiêu cực tới sự phát triển của các tư tưởng triết họcnhân loại, tác động trực tiếp tới sự phát triển của phong trào cách mạng thế
Trang 4giới Nghiên cứu vấn đề “Đóng góp của V.I.Lênin trong bảo vệ và phát triển
triết học mác” thực sự là vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết đặt ra Thông
qua vấn đề nghiên cứu, một lần nữa khẳng định tính cách mạng và khoa họccủa chủ nghĩa Mác, sự cần thiết phải tiếp tục bảo vệ và phát triển chủ nghĩaMác – Lênin, trang bị thế giới quan khoa học trong nghiên cứu lịch sử pháttriển của các tư tưởng triết học
2 Mục đích nghiên cứu
Luận chứng làm rõ những cống hiến và ý nghĩa V.I.Lênin bảo vệ vàphát triển triết học Mác
3 Đối tượng nghiên cứu:
Đóng góp của Lê Nin trong bảo vệ và phát triển triết học Mác
Trang 5NỘI DUNG
Chương 1 ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN VÀ NHÂN TỐ CHỦ QUAN
CỦA V.I.LÊNIN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC 1.1 Những điều kiện khách quan V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
* Tiền đề về chính trị - kinh tế xã hội thế giới và trong nước
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Chủ nghĩa Tư bản phát triển sang giaiđoạn mới là chủ nghĩa Đế quốc tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong xã hội Giai cấp
Tư sản ngày càng bộc lộ rõ bản chất phản động, chúng tăng cường các hoạtđộng bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động Giai cấp tư sản khôngcòn là giai cấp trung tâm trong xã hội và chính sự bóc lột của nó đã từng bướctạo ra một giai cấp mới tiến bộ hơn, cách mạng hơn có đủ khả năng lãnh đạo xâydựng xã hội không có áp bức bóc lột Cùng với đó nhiều tổ chức độc quyền rađời đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn bên trong phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa, xuất khẩu tư bản phát triển mạnh làm cho mâu thuẫn giữa GCTSvới GCCN và nông dân không chỉ ở nội bộ mỗi quốc gia mà phát triển rộng lêntầm thế giới
Vấn đề đấu tranh giai cấp đã có bước chuyển mới, về tính chất ngàymột gay gắt hơn Giai cấp vô sản đã có sự phát triển, trở thành lực lượng tiến
bộ có khả năng xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng chế độ xã hội chủnghĩa trên phạm vi toàn thế giới Đấu tranh giai cấp đã gắn liền với phongtrào giải phóng dân tộc, do vậy nó có khả năng phát triển hết sức mạnh mẽ,vấn đề Cách mạng vô sản vẫn là tâm điểm của phong trào cách mạng thế giớinhưng có sự biểu hiện khác so với giai đoạn Mác, giai cấp vô sản độc lậpbước lên vũ đài chính trị một cách tự giác, có cương lĩnh, có lý luận dẫn
Trang 6đường và có mục tiêu rõ ràng Trong khi đó, khi các tổ chức độc quyền ra đời
đã làm mâu thuẫn giữa tư sản với tư sản ngày càng gay gắt, đây là điều kiệnhết sức thuận lợi cho cách mạng vô sản nổ ra và giành thắng lợi
Cùng thời điểm này ở Tây Âu cách mạng tư sản đã nổ ra và cơ bảngiành thắng lợi, tuy nhiên nước Nga, nơi mà chủ nghĩa Mác được truyền bávào từ rất sớm vẫn đang ở vào đêm trước của cách mạng tư sản Sự tồn tại củachế độ Nga Hoàng đã làm cho những mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga nổi lêngăy gắt, nó bao gồm mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản; giữa nông dân Nga vớiđịa chủ trong nước; giữa giai cấp vô sản và nông dân Nga với tư sản nướcngoài…Mặc dù ra đời muộn nhưng giai cấp tư sản Nga có tốc độ phát triểnrất nhanh nhờ vào bóc lột ngay chính công nhân và nông dân trong nước, điềunày nó dẫn đến mâu thuẫn trong lòng xã hội Nga càng trở nên sâu sắc hơn
tư tưởng phản động, tiêu biểu là chủ nghĩa Dân túy và chủ nghĩa kinh tế
Chủ nghĩa dân tuý thực chất là trào lưu tư tưởng tiểu tư sản, xuất hiện ởNga vào những năm 60 - 70 thế kỷ XIX và phát triển qua nhiều giai đoạn phứctạp Ban đầu về cơ bản họ là nông dân cách mạng nhằm tổ chức những cuộccách mạng của nông dân Mặc dù tự xưng là những người dân chủ cách mạngnhưng trên thực tế họ lại từ bỏ chủ nghĩa duy vật và đến với chủ nghĩa duy tâm,chủ nghĩa không tưởng Phái dân tuý cho rằng chủ nghĩa tư bản ở Nga là mộthiện tượng ngẫu nhiên không phát triển được và như thế thì giai cấp vô sản ởNga cũng không phát triển được cho nên không có vai trò lãnh đạo cách mạng
Trang 7Về sau phái dân tuý phân hoá thành ba khuynh hướng: một số người từ bỏ hoạtđộng chính trị; một số ngả theo những người mácxít ; một số đi vào con đườngthoả hiệp, đầu hàng chính phủ chống lại những người Mácxít (gọi là dân túy tự
do, đội lốt những người bạn dân để chống lại nhân dân, chống lại cách mạng).Chủ nghĩa Dân tuý đã phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Nga vàphủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Mácxít đối với đấu tranh cách mạng
Phái kinh tế là lực lượng xuất phát từ thắng lợi của một số cuộc đấutranh kinh tế, đòi nhượng bộ và chống lại chủ nghĩa Mác Họ cho rằng khôngcần đấu tranh cách mạng mà chỉ cần đấu tranh đòi nhượng bộ là có thể giànhđược chính quyền, tuyệt đối hoá tính tự phát, phủ nhận tính tự giác; tuyệt đốihoá vai trò đấu tranh kinh tế và đi vào đấu tranh đòi nhượng bộ để giành chínhquyền
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra làm cho nước Nga trở thành mắtkhâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc Tình thế và thời cơcách mạng xuất hiện, nước Nga trở thành trung tâm cách mạng của thế giới.Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, Lênin đãđưa ra kết luận: Cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi ở một nước,thậm chí ở một nước tư bản trung bình, nhưng ở đó tập trung mọi mâu thuẫncủa thời đại hoặc đó là mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa
tư bản Đây chính là dấu hiệu quan trọng, là xuất phát điểm hình thành tưtưởng lý luận mới mang tính bước ngoặt trong đấu tranh cách mạng mà Lênin
đã nhận ra đó là: Cách mạng vô sản có thể nổ ra và giành thắng lợi ở Nga
Cách mạng Tháng Mười nổ ra và giành thắng lợi nó đã khẳng định tínhđúng đắn, cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Tuy nhiên, nước Nga xâydựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: điểm xuất phát thấp,nền kinh tế kém phát triển, tuy là nước tư bản nhưng có tới hơn 60% là nôngnghiệp, nạn đói và nạn rét diễn ra triền miên…bên cạnh đấy còn bị 14 nước đế
Trang 8quốc bao vây, cấm vận…Trước tình hình này nhiều vấn đề cấp bách đặt ra vớichính quyền non trẻ trong đó vấn đề quan trọng là phải có phương pháp mớitrong đấu tranh cách mạng để bảo vệ thành quả đã đạt được Do vậy thực tiễnđòi hỏi phải tiếp tục bảo vệ và phát triển triết học Mác để nó thật sự là vũ khí lýluận cho phong trào cách mạng thế giới nói chung và nước Nga nói riêng
* Tiền đề về khoa học tự nhiên
Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX khoa học tự nhiên (đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý học)đạt được những thành tựu mới đã làm đảo lộn quan niệm về thế giới của vật
lý học cổ điển Năm 1895 Rơn ghen tìm ra tia X nó chứng minh vật chấtkhông chỉ tồn tại dưới dạng sự vật mà còn tồn tại dưới dạng hiện tượng; năm
1896 Béccơ Rơn phát hiện ra tia phóng xạ nó chứng minh nguyên tử có thểphân chia được; năm 1897 Tôm sơn phát hiện ra điện tử nó chứng minhnguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất; năm 1910 Anh xtanh phát hiện rathuyết tương đối rộng nó chứng minh không gian, thời gian chỉ là những đạilượng tương đối Một số nhà khoa học do nhận thức không theo kịp với sựphát triển của xã hội đã bị khủng hoảng và đã trượt sang chủ nghĩa duy tâm,thậm chí quay lại chống phá chủ nghĩa Mác Thực tiễn đòi hỏi đối với triếthọc là phải có sự khái quát mới, đánh giá đúng đắn những thành tựu của khoahọc làm cơ sở nhận thức và cải tạo thế giới
1.2 Nhân tố chủ quan V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
Trước những biến cố và đòi hỏi của lịch sử, cùng với sự thiên tài vàlòng nhiệt thành cách mạng, ngay từ đầu Lênin đã xác định chủ nghĩa Mác là
lý luận soi đường cho phong trào vô sản thế giới, và cũng chính điều này nó
đã trở thành động lực lớn tác động trực tiếp tới quá trình bảo vệ và phát triểntriết học Mác Sinh ngày 10 tháng 4 năm 1870 tại thành phố Ximbiếcxcơ củanước Nga trong một gia đình có truyền thống cách mạng Về sau, cả sáu anh
Trang 9chị em Lênin đều trở thành những chiến sĩ cộng sản và có lòng nhiệt thànhcách mạng cao.
Tháng 5 năm 1887 người anh cả bị treo cổ vì tham gia ám sát Sa hoàngAleksandr III Sự kiện này đã khiến Lênin trở thành người cấp tiến với câu nói
vĩ đại lúc bấy giờ “Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác”, tức là chủ nghĩaMác Từ đây Lênin tiếp cận tới cách mạng nhân dân thay vì những phươngpháp vô chính phủ, cá nhân Là người sớm bộc lộ tài năng và lòng nhiệt thànhcách mạng, Ông nổi tiếng là người học giỏi tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Năm
17 tuổi, do tham gia tích cực vào phong trào sinh viên, Lênin bị đuổi khỏitrường Đại học Tổng hợp Cadan và bị bắt giam Từ đó, Người bước vào conđường đấu tranh cách mạng Người quan tâm nghiên cứu chủ nghĩa Mác, đánhgiá công lao vĩ đại của Mác và Ăngghen và cho rằng, cống hiến lớn nhất củahai ông là đã xây dựng được khoa học về những quy luật phát triển của xã hội,chỉ ra con đường cải tạo xã hội bằng cách mạng Lênin hết sức hào hứng tiếpnhận và tuyên truyền nhiệt thành cho những tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa Mác
Lênin là một người kiên định với lập trường giai cấp công nhân, ôngđấu tranh không mệt mỏi vì lợi ích và mục tiêu giải phóng giai cấp vô sản vànhân dân lao động Mặc dù là người trực tiếp lãnh đạo phong trào cộng sảntiến hành đấu tranh cách mạng, song Lênin cũng giành rất nhiều thời gian chonghiên cứu, phát triển lý luận Mác Người nhấn mạnh: Chúng ta không hề coi
lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, tráilại chúng ta tin tưởng rằng, lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học
mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu
họ không muốn lạc hậu với cuộc sống
Trong các tác phẩm của mình, Lênin giải thích cho quần chúng côngnhân về bản chất học thuyết Mác, vạch rõ ý nghĩa của chủ nghĩa Mác đối vớicách mạng và kiên quyết đấu tranh chống lại bọn cơ hội, xét lại bảo vệ, phát
Trang 10triển chủ nghĩa Mác và triết học Mác Trong những năm tháng hoạt động lýluận và chỉ đạo phong trào cách mạng của giai cấp công nhân Nga, Lênin đãthể hiện rõ là một lãnh tụ, một nhà lý luận thiên tài, nhà tổ chức và người lãnhđạo kiệt xuất của giai cấp vô sản Lênin trở thành người kế tục trung thành vàphát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại mới- thờiđại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng cộng sản Liên Xô
đã khẳng định: Lê nin là nhà bác học vĩ đại trong đấu tranh cách mạng và lànhà cách mạng trong hoạt động khoa học Ông là người mở ra thời kỳ mớitrong sự phát triển của lý luận mác-xít, làm phong phú thêm tất cả các bộphận cấu thành chủ nghĩa Mác: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩacộng sản khoa học
Trang 11Chương 2 THỰC CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA V.I.LÊNIN BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC
2.1 Thực chất nội dung V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
Mặc dù là người trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, song Lêninvẫn giành thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển lý luận Hàng loạt bàiviết, bài phát biểu trong các hội nghị và các cuốn sách của Lênin ra đời đã trởthành vũ khí lý luận sắc bén được truyền bá vào phong trào cộng sản, đượcnhững người cộng sản đón nhận và là lý luận soi đường trong đấu tranh cáchmạng Nghiên cứu những cống hiến của Lênin trong bảo vệ và phát triển triếthọc Mác có thể chia làm ba thời kỳ gắn với những mốc son đạt được củaphong trào công nhân thế giới nói chung và ở nước Nga nói riêng Với mỗithời kỳ đều có những tác phẩm tiêu biểu để vừa trang bị lý luận cho giai cấpcông nhân, vừa bảo vệ và phát triển triết học Mác trước sự chống phá của cácthế lực phản cách mạng
Một là, thời kỳ bảo vệ và phát triển triết học Mác nhằm thành lập
Đảng Mác-xít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất Thời kỳ này kéo dài từ năm 1893 đến năm 1907 với nhiều biến động lớn
kể cả về chính trị cũng như trong lĩnh vực khoa học
Từ những năm 80 của thế kỷ XIX chủ nghĩa Mác đã trở thành hệ tưthưởng của phong trào công nhân Tây Âu và bắt đầu được truyền bá vào nướcNga Trong bối cảnh lúc bấy giờ nó là vũ khí lý luận sắc bén để Plê-kha-nốp
và nhóm “Giải phóng lao động” do ông đứng đầu cùng với giai cấp công nhânNga chống lại phái Dân túy Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của Plêkhanốp,Người khẳng định: Không thể trở thành người cộng sản thực sự tự giác nếukhông nghiên cứu những bài viết của Plêkhanốp trong triết học Những bàiviết đó là rất tốt trong các văn kiện quốc tế của chủ nghĩa Mác Song,
Trang 12Plêkhanốp đã phạm những sai lầm nghiêm trọng, đó là không thấy rõ vai tròcủa giai cấp cách mạng, không thấy được vai trò của liên minh công nôngtrong đấu tranh cách mạng, về thực chất Plêkhanốp đã trượt dài sang chủnghĩa duy tâm.
Với hàng loạt tác phẩm tiêu biểu trong thời kỳ này như: tác phẩmNhững “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dânchủ-xã hội ra sao? và tác phẩm Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân tuý và sựphê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó viết năm 1894; tácphẩm Chúng ta từ bỏ di sản nào? viết năm 1897; tác phẩm Làm gì ? viết năm
1902 v.v Lênin đã giáng một đòn mạnh vào chủ nghĩa duy tâm, xây dựng lậptrường duy vật cho giai cấp công nhân chuẩn bị cho đấu tranh cách mạng.Thông qua đấu tranh Lênin đã phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung
và triết học Mác nói riêng
Trong tác phẩm những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ - xã hội ra sao?, Lênin đã đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm, phương pháp siêu hình của phái Dân Túy, điển hình là nhữngquan điểm sai lầm của Mikhailốpxki khi ông này coi chủ nghĩa Mác là siêu hình
và giáo điều; phê phán mưu đồ của phái Dân Tuý khi đồng nhất phép biện chứngcủa Mác với phép biện chứng của Hêghen Ông khẳng định, công lao to lớn củaC.Mác và Ph Ăngghen trong việc sáng tạo học thuyết khoa học cách mạng, chỉ
rõ sự khác biệt về chất giữa phép biện chứng duy vật với phép biện chứng duytâm Phép biện chứng duy vật phản ánh đúng đắn bản chất, quy luật vận động,phát triển của thế giới khách quan, là vũ khí sắc bén để con người nhận thức vàcải tạo hiện thực, nhất là hiện thực xã hội Nhờ vận dụng phép biện chứng duyvật vào xem xét lĩnh vực xã hội, C.Mác và Ph Ăngghen đã khắc phục đượcnhững thiếu sót căn bản của triết học trước đó, và làm cho xã hội học trở thànhmột khoa học thực sự chân chính