BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN THỊ THANH TỊNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ PROBLEM BASED LEARNING CHO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN THỊ THANH TỊNH
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ (PROBLEM BASED LEARNING) CHO MÔN GÂY MÊ GÂY TÊ
CƠ BẢN 1 TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Trang 2Tp Hồ Chí Minh, tháng 10/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN THỊ THANH TỊNH
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
(PROBLEM BASED LEARNING) CHO MÔN GÂY MÊ GÂY TÊ CƠ BẢN 1 TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC – 601401
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN THỊ THANH TỊNH
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ
(PROBLEM BASED LEARNING) CHO MÔN GÂY MÊ GÂY TÊ CƠ BẢN 1 TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: GIÁO DỤC HỌC - 601401
Hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN VĂN CHINH
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 / 2012
Trang 4LÝ LỊCH KHOA HỌC
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC:
Họ & tên: Trần Thị Thanh Tịnh Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 04 / 10 / 1986 Nơi sinh: Đăk Lăk Quê quán: Thừa Thiên Huế Dân tộc: Kinh
Địa chỉ liên lạc: 186 / 32 Vườn Lài, P Tân Thành, Q Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại cơ quan: 08 38390137 Điện thoại: 0975 337 558
Fax: E-mail: ms.thanhtinh@gmail.com
II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1 Trung học chuyên nghiệp:
2 Đại học:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 2004 đến 2008
Nơi học (trường, thành phố): Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Ngành học: Cử nhân Gây Mê Hồi Sức
Môn thi tốt nghiệp: Lý thuyết chuyên môn, thực hành chuyên môn, chính trị
Ngày & nơi thi tốt nghiệp: Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tháng 11 / 2008
III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:
Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm
Từ 02 / 2009
đến nay
Bộ môn Gây Mê Hồi Sức, khoa Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học, đại học Y Dược TP.HCM
Giảng viên
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2012
Trần Thị Thanh Tịnh
Trang 6CẢM TẠ
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Văn Chinh – hướng dẫn khoa học của tác giả Xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình hướng dẫn cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tác giả có thể hoàn thành luận văn này
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến TS Võ Thị Xuân vì những giúp đỡ và quan tâm của cô trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng dạy trong chương trình cao học Giáo Dục Học tại Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Mọi sự hướng dẫn và giúp đỡ của các thầy cô qua từng môn học đều là những bài học quý giá làm hành trang cho tác giả vững bước tiến đến việc thực hiện luận văn tốt nghiệp và tiếp tục con đường học tập sau này
Tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn cùng học vì đã luôn động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt 2 năm học
Sau cùng, tác giả vô cùng biết ơn chính gia đình mình vì đã luôn yêu thương, ủng hộ và thông cảm cho tác giả trong thời gian học tập
Tp Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2012
Trần Thị Thanh Tịnh
Trang 7TÓM TẮT
Kể từ khi được áp dụng lần đầu trong chương trình y khoa tại đại học McMaster – Canada, phương pháp học tập dựa trên vấn đề (Problem Based Learning) đã trở thành một phương pháp lâu đời dùng trong dạy và học về y khoa Nhiều nghiên cứu mở rộng xung quanh phương pháp PBL đã đưa ra nhiều ưu điểm của phương pháp này Bên cạnh đó, các nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp PBL vào những hoàn cảnh cụ thể và hiệu quả của việc áp dụng đó luôn được tiến hành qua nhiều thời kỳ
Nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp PBL tại
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, đề tài “áp dụng phương pháp học tập
dựa trên vấn đề (Problem Based Learning) cho môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 tại
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện và hoàn thành vào
tháng 8 năm 2012 Trong nghiên cứu này, phương pháp PBL được sử dụng thay cho phương pháp thuyết giảng trên môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 Tiếp theo, việc
đánh giá lại hiệu quả của việc sử dụng phương pháp này trên học sinh được thực
hiện 40 học sinh được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm: nhóm học bằng phương pháp PBL và nhóm học bằng phương pháp thuyết giảng, mỗi nhóm gồm có 20 học sinh Trong đó, nhóm học bằng phương pháp PBL lại được chia thành 2 nhóm học, mỗi nhóm 10 học sinh Một bảng câu hỏi bao gồm có 14 câu hỏi thuộc 5 lĩnh vực được dùng để khảo sát hiệu quả của phương pháp đã sử dụng trên học sinh bằng cách lấy
ý kiến của các em
Kết quả của việc phân tích số liệu từ cả 2 nhóm cho kết quả cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm học bằng phương pháp PBL ở tất cả các lĩnh vực khảo sát
Do đó, có thể thấy rằng học sinh cho rằng phương pháp PBL là một phương pháp hiệu quả và học sinh yêu thích phương pháp này Hơn nữa, học sinh còn ghi nhận những hiệu quả tích cực của phương pháp PBL trong việc góp phần nâng cao các kỹ
Trang 8năng: cho và nhận phản hồi, tự điều chỉnh việc học, giao tiếp và hợp tác trong học tập và giải quyết vấn đề
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phụ lục thì luận văn được trình bày trong
3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của phương pháp học tập dựa trên vấn đề
- Chương 2: Cơ sở thực tiễn dạy học môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 tại
Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
- Chương 3: Triển khai áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề cho môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 và thực nghiệm sư phạm
Trang 9
ABSTRACT
Since its first implementation in a medical program at McMaster University, Canada, problem-based learning (PBL) has become a well-established means of teaching and learning medicine Extensive researches have been conducted to show
a number of advantages of the method Besides, studies on implementing of PBL in specific contexts and its effects have also been being carried out all the times
A study using the name “implementing Problem Based Learning on Basic Anesthesia and Analgesia 1 at the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city” was carried out and finished on August 2012 The study was conducted with the intention of evaluating effects of PBL on students In current study, PBL was used instead of the lecture-based course (LBL) in Basic Anesthesia and Analgesia 1 and a controlled prospective study was conducted to determine the effects of this intervention Forty students were randomly assigned to either PBL
(n = 20), with tutorial groups of up to ten students, or to the traditional, based course (n = 20) A questionnaire consists 14 questions in 5 categories was
lecture-used to investigate the effect of either PBL or LBL on students by getting the student’s perception about the method
Analysis of the results of both groups revealed statistically significant higher
scores, favouring PBL students in all the categories of the questionnaire Hence, it seems clear that students considered PBL to be an effective learning method and favoured it Furthermore, students reported positive effects of PBL on improving skills of giving and receiving feedback, self-directed learning, communicating and elaborating and problem solving
Except parts of introduction, conclusion and appendix, the study was mostly presented in three chapters:
- Chapter 1: Theoretical fundamental of Problem-Based Learning
Trang 10- Chapter 2: Reality of Basic Anesthesia and Analgesia 1’s teaching and learning at University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city
- Chapter 3: Implementing PBL on Basic Anesthesia and Analgesia 1 and evaluating of pedagogical experiment
Trang 11MỤC LỤC
Quyết định giao đề tài
Quyết định đổi tên đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài 3
5 Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3
8 Phân tích công trình liên hệ 5
1.2 Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài 9
Trang 121.2.2 Vấn đề (problem) 9 1.2.3 Học tập dựa trên vấn đề (Problem Based Learning) 9 1.2.4 Tự điều chỉnh việc học (Self-directed learning) 10
1.3 Cách tiếp cận về phương pháp dạy học 12 1.3.1 Định nghĩa phương pháp dạy học 12 1.3.2 Hệ thống phân loại phương pháp dạy học 14 1.3.3 Phân loại phương pháp dạy học 16 1.3.4 Căn cứ lý luận và thực tiễn lựa chọn phương pháp dạy học 17 1.4 Phương pháp học tập dựa trên vấn đề 18 1.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18 1.4.1.1 Những khái niệm đầu tiên về phương pháp học tập dựa trên vấn đề 18 1.4.1.2 Sự mở rộng khái niệm về phương pháp học tập dựa trên vấn đề 19 1.4.1.3 Sự mở rộng triết lý về phương pháp học tập dựa trên vấn đề 20 1.4.2 Phân biệt phương pháp học tập dựa trên vấn đề với các phương pháp học
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY HỌC MÔN GÂY MÊ GÂY TÊ CƠ BẢN 1
2.1 Sơ lược về bộ môn Gây Mê Hồi Sức 33
Trang 132.2.2 Chương trình của môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 35 2.3 Thực trạng dạy học môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1tại Đại Học Y Dược
2.3.1 Khảo sát học sinh lớp Trung Học Gây Mê Hồi Sức 2010 36 2.3.2 Khảo sát giáo viên đang giảng dạy môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 37 2.3.3 Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát 38 2.3.3.1 Đối với học sinh lớp Trung Học Gây Mê Hồi Sức 2010 38 Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1
2.3.3.2 Đối với giáo viên tham gia giảng dạy môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 46
Chương 3 TRIỂN KHAI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP DỰA TRÊN VẤN ĐỀ CHO MÔN GÂY MÊ GÂY TÊ CƠ BẢN 1 VÀ THỰC NGHIỆM
3.1 Thiết kế dạy học môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 theo hướng sử dụng
phương pháp học tập dựa trên vấn đề 51 3.1.1 Cơ sở khoa học về việc triển khai áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề
cho môn Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 51 3.1.2 Thiết kế môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 theo hướng sử dụng phương
3.1.2.1 Mục tiêu dạy học môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 theo hướng sử
dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề 52 3.1.2.2 Nội dung môn học Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1 theo hướng sử dụng
phương pháp học tập dựa trên vấn đề 53 3.1.2.3 Tiến hành áp dụng phương pháp học tập dựa trên vấn đề cho môn Gây
3.2.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 54 3.2.2 Đối tượng của thực nghiệm sư phạm 54 3.2.3 Địa điểm và thời gian của thực nghiệm 54
3.2.5 Nội dung thực nghiệm sư phạm 54
3.2.7 Cách tiến hành thực nghiệm 56
Trang 143.2.8.2 Sự khác biệt giữa kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 60
1 Tóm tắt công trình nghiên cứu 67
2 Tự nhận xét và đánh giá những đóng góp của đề tài 67
3 Hướng phát triển của đề tài 69
PHỤ LỤC
Trang 15DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐD – KTYH Điều Dưỡng – Kỹ Thuật Y Học ĐVHT Đơn vị học trình
GMGTCB1 Gây Mê Gây Tê Cơ Bản 1
GMHS Gây Mê Hồi Sức
PSL Problem Solving Learning
QĐDH Quan điểm dạy học
Trang 16DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh PBL và một số phương pháp học tập tích cực khác 21
Bảng 1.2: Giai đoạn 1 của quá trình học bằng phương pháp PBL 25
Bảng 2.1: Tổng quan các môn học trong chương trình TH GMHS 33
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về kỹ năng cho và nhận phản hồi 40
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về kỹ năng tự điều chỉnh việc học 41
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về kỹ năng giao tiếp và hợp tác 42
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về kỹ năng giải quyết vấn đề 43
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về sự yêu thích của học sinh dành cho PPDH 44
Bảng 2.8: Tác động của PPDH được sử dụng lên các lĩnh vực khảo sát 45
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm về kỹ năng cho và nhận phản hồi 57
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm về kỹ năng tự điều chỉnh việc học 58
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm về kỹ năng giao tiếp và hợp tác 58
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nhóm thực nghiệm về kỹ năng giải quyết vấn đề 59
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát về sự yêu thích phương pháp PBL của HS 60
Bảng 3.6: So sánh giá trị trung bình của các lĩnh vực được khảo sát giữa 2 nhóm 61
Bảng 3.7: Kết quả của phép kiểm định Levene và phép kiểm định T trên 2 nhóm 63
Trang 17DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Ba thành tố cơ bản của buổi học bằng phương pháp PBL 21
Hình 1.3: 7 bước thực hiện phương pháp PBL 27
Hình 2.1: PPDH mà giáo viên thường xuyên sử dụng cho môn GMGTCB1 39
Hình 2.2: Ảnh hưởng của PPDH đến kỹ năng cho và nhận phản hồi của HS 40
Hình 2.3: Ảnh hưởng của PPDH đến kỹ năng tự điều chỉnh việc học của HS 41
Hình 2.4: Ảnh hưởng của PPDH đến kỹ năng giao tiếp và hợp tác của HS 42
Hình 2.5: Ảnh hưởng của PPDH đến kỹ năng giải quyết vấn đề của HS 43
Hình 2.6: Kết quả khảo sát về sự yêu thích của HS dành cho PPDH 44
Hình 2.7: Mức độ tác động của PPDH lên các lĩnh vực khảo sát 46
Hình 2.8: PPDH được các giáo viên thường xuyên sử dụng 47
Hình 2.9: Sự hiểu biết của giáo viên về phương pháp PBL 48
Hình 3.1: Ảnh hưởng của PP PBL đến kỹ năng cho và nhận phản hồi của HS 57
Hình 3.2: Ảnh hưởng của PP PBL đến kỹ năng giao tiếp và hợp tác của HS 59
Hình 3.3: Ảnh hưởng của PP PBL đến kỹ năng giải quyết vấn đề của HS 59
Hình 3.4: Sự yêu thích của HS dành cho phương pháp PBL 60
Hình 3.5: Sự khác biệt kết quả của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 62
Trang 18Phần A
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môi trường học tập và giảng dạy đang thay đổi mỗi ngày Trong bối cảnh kinh tế
xã hội hiện tại, môi trường giảng dạy ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng hơn trước Do đó, một vấn đề lớn đối với những người làm công tác giảng dạy là làm sao để mang lại hiệu quả học tập cao nhất cho người học trong khi môi trường học tập cũng như môi trường kinh tế xã hội luôn chuyển mình mạnh mẽ, kiến thức nhân loại ngày càng phong phú
Bên cạnh đó, giữa người dạy và người học ngày càng có ít thời gian để trao đổi, tiếp xúc trong học tập Vì thế người học hiện nay cần phải phát triển các kỹ năng tự học để đảm bảo rằng giời gian tự học sẽ trở nên hiệu quả và hữu ích hơn Những hạn chế về thời gian cũng tạo ra thêm trách nhiệm cho người thầy trong việc tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với nhu cầu học tập của người học
Hơn nữa, có một thực tế mà chúng ta phải nhìn nhận nghiêm túc là khả năng học tập chủ động và nghiên cứu của số đông học sinh, sinh viên Việt Nam còn rất hạn chế Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp học tập tích cực là một yêu cầu xuất phát từ thực tế của giáo dục và đào tạo của nước ta Một lưu ý đặc biệt quan trọng mà những người làm công tác giáo dục phải lưu tâm khi đi tìm các phương pháp dạy học thích hợp đó là những định hướng của quốc gia dành cho ngành giáo dục Tại điều 5, chương I của Luật Giáo Dục nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2005 [2] đã khẳng định rất rõ ràng rằng: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và
ý chí vươn lên”