1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu về dân ca quan họ bắc ninh

33 5,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 245 KB

Nội dung

Cư dân Hà Bắc có truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo trong laođộng cho nên đến thế kỷ XI cùng với sự ra đời của Đại Việt triều Lý, KinhBắc đã trở thành một vùng kinh tế mạnh của đất

Trang 1

Cư dân Hà Bắc có truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo trong laođộng cho nên đến thế kỷ XI cùng với sự ra đời của Đại Việt triều Lý, KinhBắc đã trở thành một vùng kinh tế mạnh của đất nước, làm nền cho sự pháttriển mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội…

Hàng nghìn năm, trong lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất và con ngườiKinh Bắc được lịch sử cả nước giao cho trọng trách là "đất phên dậu phía Bắccủa Thăng Long"

Chính thế đứng và trọng trách lịch sử ấy đã hun đúc nên phẩm chất anhhùng, mưu lược, quyết chiến thắng của người dân Bắc Ninh Bắc Giang để họviết nên những trang sử vàng chói lọi về lịch sử chống ngoại xâm Chínhnhững phẩm chất, tình cảm cao quý này sẽ chi phối mọi sáng tạo của ngườidân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật,trong đó, có Quan họ

2 Theo dòng chảy của thời gian, hiện nay dân ca quan họ vẫn làloại hình sinh hoạt gắn liền, gần gũi và quan trọng ở Đồng bằng Bắc Bộ nóichung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng Bên cạnh các đoàn nghệ thuật quan họchuyên nghiệp còn có 100% các làng của tỉnh Bắc Ninh đều có câu lạc bộ hátquan họ Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại phát triển của dân

Trang 2

ca quan họ, thì dân ca quan họ vẫn còn hiện tượng dị bản, các nghệ nhân ngàymột già đi trong khi đó giới trẻ ngày nay thiếu nhiệt huyết đam mê lại muốnquay lưng lại với dân ca quan họ và đi theo các loại âm nhạc thị trường hiệnnay Đã xuất hiện một số bất cập trong loại văn hóa này như: hát quan họ trênsân khấu có dàn nhạc đệm, và thể hiện phong cách xa lạ so với lối hát truyềnthống.

3 Đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu dân ca quan họ, đánhgiá những giá trị đóng góp của loại hình nghệ thuật đặc sắc độc đáo này

Các tác phẩm đã đi sâu vào nghiên cứu âm nhạc trong dân ca quan họhoặc chỉ coi sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hát quan họ như mộtyếu tố, môt tiền đề cho sự hình thành một loại hình nghệ thuật khác… Songnghiên cứu dân ca quan họ từ một góc độ một loại hình nghệ thuật hát trongđời sống văn hóa của người dân để từ đó gợi mở những giải pháp thích hợp

Để phát huy tốt vốn di sản văn hóa đặc sắc này, cần phải có những khảosát, đánh giá đúng thực trạng của nghệ thuật hát quan họ

Dân số Bắc Ninh chưa đầy một triệu người, mật độ dân số chỉ sau HàNội và Sài Gòn Siêu tốc đến chóng mặt về công nghiệp hoá và đô thị hóađang từng ngày, từng giờ “thôn tính” nếp sống văn hóa trữ tình từ nghìn xưa,trong đó có quan họ Bắc Ninh

II Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu lịch sử và phát triển của dân ca quan họ ở Đồng bằng Bắc Bộnói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng,để nhận thấy nét độc đáo, đặc sắc củamột loại nghệ thuật mang tính chất rất rõ nét về văn hóa vùng miền nơi đây

III Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng trong nghệ thuật hát quan họ ở xứ Kinh Bắc, nhằmđưa ra hướng giải pháp để dân ca quan họ trở thành hoạt động có ý thức trongđời sống văn hóa cộng đồng, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát triển

Trang 3

hơn loại hình nghệ thuật này, tự hào hơn với vốn di sản văn hóa độc đáocủa vùng Đồng bằng Bắc Bộ, khẳng định hơn nữa vai trò của Dân ca Quan họtrong sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong nước, quốc tế.

IV Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có tên: “ Nghiên cứu về dân ca quan họ Bắc Ninh” cho nên đốitượng nghiên cứu sẽ là các yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội và giá trị của lànđiệu dân ca quan họ trong nền văn hóa

V Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu nghệ thuật hát Quan họ trong mối quan hệ văn hóa – xãhội mà con người là chủ thể sáng tạo, cho nên các tài liệu mang tính lịch sử,văn hóa – xã hội, nghệ thuật cũng được tham khảo và sử dụng, và tham khảothêm một số tài liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đãđược xuất bản, nghiệm thu và công bố

VI Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống văn hóa củangười dân Bắc Ninh trong bối cảnh kinh tế, văn hóa – xã hội thời mở cửa, hộinhập, giao lưu và hợp tác với nước ngoài Tôi còn sử dụng các phương pháp

so sánh, phân tích để từ đó rút ra những nhận xét, kết luận của Đảng và Nhànước về việc giữ gìn và phát huy bản sắc của các loại hình nghệ thuật Đề tàicòn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, sưu tầm tư liệu, tóm tắt,trích lược, phê phán, các sách báo xuất bản hoặc chưa xuất bản có liên quan

để phục vụ cho việc nghiên cứu

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Lược sử về dân ca Quan họ

1.1 Kinh Bắc nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ

Kinh Bắc là một trong những vùng văn hóa lâu đời và phát triển nhất củangười Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng (chủ yếu là đất BắcNinh, Bắc Giang ngày nay) Đây là một trong những trung tâm của nền vănminh Việt cổ Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng đượcphản ánh qua các huyền thoại về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu

Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương Cùng với huyền thoại truyền thuyết làcác di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc LongQuân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, TiênDu Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự,phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tếthương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷđầu công nguyên Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề như làng tranh Đông

Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng ĐạiBái, dệt Hồi Quan; Các di tích lịch sử như: đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự(chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng Địa danh Kinh Bắc đã đượcnói đến từ lâu với cái tên: Bắc Giang Lộ hay Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừatuyên hay Kinh Bắc thừa tuyên, Kinh Bắc trấn và cái tên Bắc Ninh (ước muốnyên bình cho một vùng đất quan trọng phía Bắc Tổ quốc nằm xa kinh thànhHuế) do vua Minh Mạng đổi tên năm 1822 Vùng đất có độ tuổi hàng nghìnnăm này là nơi giao lưu của các luồng văn hóa lớn được du nhập từ TrungHoa, Ấn Độ Vì lẽ đó, văn hóa Kinh Bắc mang nhiều nét “cung đình”, là mộtvùng văn hóa bị đứt gãy về mặt thời gian nên các yếu tố văn hóa dân gian còn

Trang 5

lưu lại đến ngày nay ít nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống.Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểuhơn bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến.

“Bắc Ninh là cái nôi phát sinh của người Việt và văn hóa Việt”

Kinh Bắc còn là nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ Nói đến Quan họ lànói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa hóa nghệthuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớptrong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút

và biểu hiện những ước mơ; tập hợp và hành động chung cho những nguyệnvọng, những khao khát của con người xứ Bắc từ nhiều đời đối với quyềnsống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa - xãhội Nền văn hóa Quan họ là do các lối chơi quan họ của cộng đồng xây dựngnên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc trong dòng chảy lịch sử Việc khôiphục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nềnvăn hóa quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của quan họ,

cổ) và cuối cùng là lối chơi quan họ Làng Viêm Xá (làng Diềm), huyện YênPhong có đền thờ vua Bà Truyền rằng, Vua Bà chính là người đã sáng tác racác làn điệu dân ca quan họ đầy tình tứ và quyến rũ Nét đặc trưng, độc đáo

Trang 6

nhất của làng Diềm chính là “nghề chơi” quan họ với nghệ thuật và phongcách hát quan họ vừa cổ xưa, vừa độc đáo, vừa phong phú, điêu luyện Trong

số 49 làng Quan họ, làng Diềm còn duy trì được đội quan họ đông tới hàngtrăm người, đủ các thế hệ liền anh liền chị Từng bọn Quan họ, mỗi nhóm liềnanh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm trạng cảmxúc Việc truyền dạy hát quan họ được quan tâm ngay trong gia đình, khôngphụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ chức lớp học Chính “cái nôi” văn hóa này lànơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình,đằm thắm; hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa mang tính chất dân gian,nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi am tường tiêu chuẩn, tuântheo lề luật.Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêngvùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác củangười dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa và nay Tất cả hợp lạimảnh đất tốt để dân ca quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóaQuan họ ra đời và phát triển

1.2 Nguồn gốc.

Khi cắt nghĩa "Quan họ", nhiều người dùng lối phân tích ngữ nghĩa từđơn, tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" vàcủa "họ" Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âmnhạc cung đình" (nhạc của tầng lớp quan lại), hay gắn với sự tích một ôngquan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liềnchị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ") Tuy nhiên cách lý giải này

đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hìnhthức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đờichỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổchức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trongsinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ

Trang 7

bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ khôngphải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhậnđịnh diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từnghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian.

Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôngiáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âmnhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinhhoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cungđình rồi trở lại với dân gian

Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu

và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhómnhững người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc Tuy vậy vẫn chưa có quan điểmnào được đa số các học giả chấp nhận

1.3 Văn hóa Quan Họ - tổng thể của nhiều yếu tố Văn Hóa, nghệ thuật dân gian.

Dân ca quan họ.

Từ xa xưa dân ca quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét sinh hoạt văn

hóa đẹp của người dân Kinh Bắc Đây là những làn điệu dân ca đặc sắc củavùng đồng bằng Bắc Bộ - thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệutrong kho tàng dân ca Việt Nam Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng

Có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu

âm nhạc trên giấy), gồm những đoạn thơ, bài thơ chủ yếu là thể lục bá do cácnghệ nhân quan họ truyền thống bàn giao cho các nhà sưu tầm lưu giữ chođến hôm nay Ngày nay, dân ca quan họ đã phát triển và hoàn chỉnh cả vềphương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn

Trang 8

Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệuquan họ Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều lànđiệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ,chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trongcác đám giỗ chạp Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với nhữngcâu hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngânlên trong không gian văn hoá quan họ Quá trình hình thành lời ca, làn điệuquan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao

và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa Cũng vì lẽ đó,sinh hoạt quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giaolưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hưởng tớicái đẹp

Dân ca quan họ mang nhiều nét độc đáo, được chia thành những loại sau:

Quan họ truyền thống :

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, vùng Kinh Bắc có tất cả 49làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ (44 làng ở Bắc Ninh, 5 làng ở BắcGiang) với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã mang nét đẹp riêng vừathiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam Kho băng ghi âm quan họ cổ docác nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh Quan họ truyền thống hát không nhạcđệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân ở cáclàng quê Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chịđược gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cảnhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ…

"Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồngthời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát) Các làn điệu

quan họ cổ tiêu biểu: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ

Trang 9

la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích và hát

đến ngày nay

Quan họ mới:

Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ" là hình thức biểu diễn (hát)quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng, như: Tếtđầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch Từ sau năm 1954, quan họ được khaithác làn điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu Thực tế, quan

họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm Các băng đĩa CD,DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu.Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khánthính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau Quan họ mới khôngcòn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra nhiều nơi, đến với thính giảtrong nước và các quốc gia trên trên thế giới Quan họ mới có hình thức biểudiễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, háttốp, hát có múa phụ họa Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống t heohai cách: không có ý thức và có ý thức

Nét đặc trưng của quan họ chính là ở hình thức hát đối đáp giữa một bênliền anh và một bên liền chị trong không gian văn hoá Quan họ

+ Hát hội (hát vui và hát thi-hát giải): hình thức "hát vui đôi câu để vui

xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn" là hình thức ca hát Quan họ chủ yếu ở hội.

+ Hát lễ thờ: Khi các Quan họ rủ nhau đến hát hoặc hát giải, thì mỗinhóm hát Quan họ đều sắm sửa trầu, cau, hương, nến, hoa quả để vào đìnhlàm lễ và cũng là lễ trình dân

+ Hát cầu đảo(cầu mưa): Người Quan họ cũng như đông đảo cư dân

nông nghiệp trên quê hương Quan họ dùng tiếng hát thấu đến trời cao và thế

Trang 10

giới thần linh mong muốn mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân an, vậtthịnh, âm dương ngũ hành, đất trời và con người hoà hợp

+Hát kết chạ: Các làng đã kết chạ anh chạ em (có nơi gọi là kết ước, ăn

giải), vào dịp có hội lễ, chạ anh chạ em thường mời nhau sang dự hội,mời nhau sang ca vui ở hội hoặc ca những canh hát thâu đêm trong nhà gọi làhát kết chạ

+ Hát giải hạn: Sau khi thực hiện xong các nghi thức cúng lễ giải hạn,

gia đình thường mời từ 4-6 nhóm Quan họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca mộtđêm Quan họ với niềm tin cái may sẽ đến, cái rủi sẽ qua Hát giải hạn không

bị gò bó nhiều vào lề lối mà có thể chỉ ca đối đáp một bài theo giọng La rằng

+Hát mừng : Hát nhân ngày vui, mở tiệc khao (khánh thành nhà, con cái

đỗ đạt, lên thọ, thăng quan tiến chức ) Ngoài những nghi lễ mời họ hàng,dân làng đến ăn mừng thì trong vùng Quan họ thường mời những canh hátQuan họ của nhiều nhóm kéo dài có khi vài ngày đêm.Trong cuộc hát mừngnày, Quan họ không phải tuân thủ lề lối nghiêm ngặt mà hầu hết là ca nhữngbài giọng Vặt nội dung lời ca sâu nặng nghĩa tình, gắn bó keo sơn và khôngkhí hát phải thật vui (tránh những bài có lời ca ai oán, trách móc, than thântrách phận)

+ Hát đối đáp: tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và

hát đôi nam đối với nữ

+Hát canh: Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là canh

ca; chẳng hạn: ca một canh

Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân hoặcmùa thu,mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm Quan họnam và nữ mới nhau đến nhà "ca một canh cho vui bàu vui bạn, vui xóm, vuilàng, cầu may, cầu phúc" Canh hát thường được giữ đúng các lề lối nhưQuan họ đã định ra và thường kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng Ðôi

Trang 11

khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài 2, 3 ngày đêm.

Trình tự một canh hát đúng lề lối có thể chia thành 3 chặng Chặng đầu tiên,

người ta hát những giọng cổ cũng gọi là giọng lề lối Vai trò của giọng Larằng đặc biệt quan trọng trong việc chi phối nghệ thuật ca hát ấy, cả hai bênsớm đi vàosự ăn nhập về cao độ, trường độ về sự vang, rền, nền, nẩy củanghệ thuật ca hát

Chặng cuối thường diễn ra vào khoảng 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, có thểcuối hoặc gần cuối chặng hát giữa, su lúc người Quan họ mời nhau xơi tiệcmặn và tiệc ngọt có nơi uống rượu, có nơi không Nếu nơi có uống rượu thìQuan họ chủ thường nâng chén rượu hát bài ca chuốc rượu để mời bạn Xongbữa tiệc và tuần trầu, nước, Quan họ cũng có thể hát đối đáp thêm một số câugiọng vặt nữa rồi chuyển sang ca những bài ca giã từ bạn, cũng tức là chuyểnsang chặng cuối của canh hát

1.4 Dân ca quan họ với các lễ hội truyền thống

Tục lệ của các làng Quan họ qui định chặt chẽ: Quan họ phần lễ là đểthờ Thần, thờ Phật, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh là “cầu may” - tức cầucho Thần, Phật phù hộ cho dân an vật thịnh, mùa màng phong đăng hòa cốc.Phần hội là diễn ra các tục trò dân gian vui chơi giải trí như: tuồng, chèo, catrù, quan họ, vật… nhằm thư giãn sức dân sau những ngày mùa vụ vất vảtrong năm Khác với lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họthường có tục hát Quan họ diễn ra cả phần lễ và phần hội Quan họ phần lễ:theo tục lệ của các làng Quan họ gốc, hát thờ Thần được qui định chặt chẽnhư: Chỉ có Quan họ nam hoặc nữ của làng được hát Trong hát thờ chỉ đượchát những những giọng lề lối (giọng cổ)như: Hừ la, La rằng, Tình tang, Câygạo có nội dung ca ngợi công đức của Thần Tuyệt đối không được hátgiọng vặt có nội dung nam nữ yêu đương

Trang 12

+Quan họ phần hội: Quan họ phần hội là để Quan họ nam và nữ của các

làng hát đối đáp giao duyên nhằm tạo không khí vui vẻ, giải trí với nhau Hộicủa các làng Quan họ hấp dẫn và quyến rũ nhất chính là phần Quan họ hát đốiđáp giao duyên với nhau Bởi các liền anh, liền chị bằng những làn điệu,những lời ca ngọt ngào đầy tình cảm thể hiện những tâm trạng yêu đương,nhớ nhung, đằm thắm, da diết, quyến luyến của những lứa đôi Hẳn vì thế, ởnhững hội Quan họ như Diềm, hội Lim, hội Ó, hội Nhồi người ta thấy từngtốp Quan họ nam và nữ say sưa hát ở sân đình, sân đền, sân chùa, trên đồinúi, quanh đình chùa có khi tràn cả xuống bờ ruộng, trên thuyền giữa sôngnước

Sau phần lễ là phần hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn tham gia phần hát hội.Các liền anh, liền chị Quan họ từng tốp hát đối đáp giao duyên say sưa bênnhau ở sân đình, sân chùa, tràn cả xuống những vạt núi, đồi, ruộng và trên ao

hồ quanh đình, chùa và đây chính là phần hấp dẫn nhất của các lễ hội Quan

họ Sau khi tham gia hát hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn mình về “nhà chứa”

để hát canh Quan họ với nhau Vào canh hát Quan họ, baogiờ Quan họ chủnhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca cung kính, tế nhị Vào canhhát bao giờ người ta cũng hát đôi và hát đối theo lề lối Hát theo lề lối cónghĩa là các đôi Quan họ bắt đầu hát bằng hệ thống giọng cổ như: Hừ la, Larằng, La hời, Tình tang, Cây gạo, Cái ả, Lên núi, Xuống sông Hội Lim đượccoi là hội hát quan họ lớn nhất vùng Kinh Bắc được tổ chức và trung tuầntháng Giêng âm lịch hàng năm, không khí lễ hội rộn rã nhất và du khách thậpphương cũng trảy hội đông nhất Bên cạnh Hội Lim, vùng Kinh Bắc còn nổitiếng bởi Hội làng Diềm (6/2 âm lịch) - nơi có đền thờ Vua Bà, được coi

là thủy tổ quan họ Ngoài hai Hội làng to nhất là Lim và Diềm thì vùng KinhBắc còn nổi tiếng bởi những hội hát quan họ như: Bịu, Ó, Nhồi, Bùi, Bò

Trang 13

1.5 Cách thức sinh hoạt văn hóa Dân ca Quan họ.

Sinh hoạt vǎn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiềuhình thức tổ chức khác nhau Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chínhthống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn.Trong ba chặng hát: Lề lối, giọng vặt, giã bạn – mỗi giai đoạn đều có nhữngbiểu hiện khác biệt ở phần nội dung cũng như hình thức cấu trúc bài bản Lềlối là các bài Quan họ cổ, thường được hát ở nhịp độ chậm, bài bản có nhiềutiếng đệm, lời phụ Người hát những bài Quan họ Lề lối phải biết kỹ thuật hátvang, rền, nền, nảy, ngắt, rớt mới có thể thực hiện tốt và “đúng chất” Quan

họ Về những bài hát Dân ca Quan họ, được phân chia ra nhiều thể loại: Giaoduyên, Thờ cúng tổ tiên, Cầu mưa, Cầu may mắn và thịnh vượng, Cầu

ân phúc của tổ tiên

Trang 14

Chương II: Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ

2 Đôi nét về văn bản lời ca

Cho đến nay, chưa có con số chính thức cuối cùng về số bản lời ca quan

họ Theo con số đi sưu tầm, ghi chép được của Ðoàn dân ca quan họ thì cógần 250 bài bản lời ca Có tài liệu nói có 500 bản lời ca Nếu tính theo số bàibản về bài hát (ca khúc và lời) thì có trên dưới 200 bản, và nếu mỗi bài ca đều

có 2 lời thì ta có trên dưới 400 bài lời ca Ngay từ những năm 1970 đã cốgắng sưu tầm nhưng củng chỉ thấy có một số lời ca, một số lời ca thứ hai củamột số bài được sáng tác mới trong những năm 1970, 1980… lời ca cho mộtbài nào đấy, nhìn chung thì thống nhất trong cả vùng, nhưng cũng có những

Quan họ có hệ thống lời ca riêng, đạt tới một trình độ riêng, đáp ứngnhững nhu cầu văn hóa, nghệ thuật có nhiều nét riêng của sinh hoạt văn hóa

Trang 15

quan họ Nhưng cũng như âm nhạc quan họ, lời ca quan họ đã du nhập, thuhút tinh hoa của kho tàng thơ ca dân gian, dân tộc như: ca dao, tục ngữ, hệthống truyện thơ nôm, lời ca của hát chèo, tuồng, ả đào, ví, trống quân, vv Chính vì vậy, khi tìm hiều lời ca quan họ cũng cần có những tri thức về thơ cadân gian, dân tộc để nhiều khi phải so sánh, đối chiếu, liên tưởng mới hiểuđúng hoặc hiểu sâu một từ ngữ, một hình ảnh, hình tượng một lời ca.Khichúng ta có một hệ thống lời ca, am hiểu đặc điểm ra đời và lưu hành hệthống lời ca đó, có tri thức về thơ ca dân gian, dân tộc, hiểu và vận dụng đượccác phương pháp tìm hiểu, thưởng thức thơ ca; đặt lời ca gắn liền với âm nhạc

và hoạt động ca hát quan họ chúng ta có thể hiểu được những giá trị nhiềumặt của hệ thống lời ca quan họ

2.1 Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ

Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca quan họ là sự mơ ước, khát khao

về hạnh phúc của cuộc sống

+ Khao khát thương yêu và được thương yêu

Trong lời ca quan họ cần lưu ý: người ta ít khi dùng chữ yêu mà hầu hếtdùng chữ thương; ít khi xưng hô, gọi nhau bằng những chữ chàng, nàng,mình, ta, anh, em mà hay dùng chữ người, ngay cả trong những bài bộc lộ sâusắc những tình cảm của tình yêu nam nữ

Về chữ thương và chữ yêu, trong khẩu ngữ dân gian xưa, cũng ít khidùng chữ yêu nói về tình yêu nam nữ Cho đến đầu thế kỷ XX, khi đi đến nhàgái dạm hỏi, bà mối hoặc ông mối cũng thường nói:

"Hai cháu đã thương nhau "

Trang 16

.Mấy chục năm gần đây, chữ yêu thay thế dần chữ thương Về chữNgười trong lời ca Quan họ:

" Người ơi, Người ở đừng về”.

Chữ "người"chứa đọng những tình cảm đậm đà, sâu sắc, tinh tế Cần lưu

ý một vài điểm như vậy để khi vào tìm hiểu nội dung lời ca Quan họ chúng ta

dễ tiếp nhận hơn Khi đã được nghe trọn vẹn nhiều canh hát Quan họ vớihàng trăm bài ca nối tiếp nhau từ đầu đến cuối, đối đáp nam nữ, tiếng bổng,tiếng trầm, thanh trong, thanh đục rồi suy ngẫm trước hệ thống lời ca quan

họ, nhiều người cảm thấy ngay từ canh hát đầu tiên, sau đó ngày càng lắngđọng, ghi sâu trong tiềm thức, trong xúc cảm của ta về sự khao khát yêuthương và được yêu thương giữa con người với con người

Mở đầu canh hát người quan họ đã biểu lộ ngay nỗi vui mừng vừa trântrọng, vừa thân thiết trước cảnh

"sum họp trúc mai", "tứ hải giao tình", "bốn bể giao hoà " , với ý nghĩa

"tình chung một khắc, nghĩa dài trăm năm", "càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông”

Một canh hát quan họ, trước hết, là sự sum vầy bàu bạn trong tình sâu,nghĩa nặng, là sự thực hiện một khát khao gặp mặt, giao hoà, sau nhiều ngàyđêm khắc khoải, chờ mong tơ tưởng:

Ngày thì luống những âm thầm

Ðêm nằm ít cũng tám, chín, mười lần chiêm bao (Giọng La rằng)

Thế rồi canh hát cứ tiếp diễn, tiến triển cùng với sự thôi thúc, đan xencủa hai tình cảm mãnh liệt nhất của tuổi trẻ là tình yêu nam nữ và tình bạnthần tiên Người ta hát với nhau về ân sâu, nghĩa nặng, vì chỉ có ân sâu, nghĩanặng, chỉ có tình gắn liền với nghĩa, với ân thì thương yêu kia mới thật, mớisâu, mới bền, mới chung thuỷ:

Nghĩa người tôi bắc lên cần

Ngày đăng: 13/04/2016, 09:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nhiều tác giả, Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hóa Hà Bắc, 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân ca quan họ
3. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan họ - Nguồn gốc và quátrình phát triển
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Trần Linh Quý, Hồng Thao, Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh , Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh
Nhà XB: NxbVăn hóa dân tộc
5. Nhiều tác giả, Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin văn hóa Bắc Ninh
7. Hồng Thao, 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh ,Viện  m nhạc, Hà Nộ i, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh
6. Tư liệu điền dã của tác giả năm 1992, 1997, 2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w