1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt cho học sinh hết lớp 4

90 2,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

1.2 Giáo dục Tiểu học là cấp đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thông. Cũng như xây một ngôi nhà, nền có chắc thì nhà mới vững, nền không cứng thì ngôi nhà ắt sẽ bị méo mó, xộc xệch.Vì vậy không thể xem nhẹ vai trò của ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng và vai trò của ngành Giáo dục nói chung.Ở bậc Tiểu học, Tiếng Việt được coi là công cụ số một, là chìa khóa mở đường để học các môn học khác. Tiếng Việt đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì thế môn Tiếng việt được coi là một trong những môn học chính ở Tiểu học.1.3 Sau khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt của lớp 4, học sinh đã đạt được những mục tiêu mà chương trình quy định. Tuy nhiên, qua 2 tháng nghỉ hè, hầu hết các em đều quên kiến thức cũ. Vì vậy khi bắt đầu vàochương trình mới với những kiến thức mới, cả giáo viên và học sinh sẽ đều gặp khó khăn trong quá trình dạy và học. Vậy làm thế nào để giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 4 mà không gây áp lực cho các em? 1.4 Tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 4 đã có xong chưa nhiều và chưa thực sự thú vị để giúp cho các em cảm thấy vừa thoải mái vui chơi sau những ngày học vất vả, vừa có thể ôn tập để không quên kiến thức. Hình thức của các tài liệu vẫn chủ yếu là kênh chữ, chưa chú trọng nhiều đến kênh hình. Màu sắc của tài liệu còn đơn điệu, chưa gây được ấn tượng, hứng thú cho các em. Từ những lí do trên, đề tài “ Xây dựng tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt cho học sinh hết lớp 4 ” đã được lựa chọn.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1 Theo kế hoạch năm học 2013-2014, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo:

Khung kế hoạch thời gian áp dụng chung cho giáo dục mầm non, giáo dụcphổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc được quy định như sau:

1 Tựu trường sớm nhất vào ngày 01/08, muộn nhất vào ngày 28/08

2 Tổ chức khai giảng vào tuần cuối tháng 8 và tuần đầu tháng 9 (có thểkhai giảng sau khi tựu trường)

Trong 4 tuần tập trung đó, các em sẽ được bồi dưỡng văn hóa, ôn tập kiếnthức của năm học trước để chuẩn bị bước vào năm học mới

1.2 Giáo dục Tiểu học là cấp đầu tiên đặt nền móng cho hệ thống giáo dục

phổ thông Cũng như xây một ngôi nhà, nền có chắc thì nhà mới vững, nền khôngcứng thì ngôi nhà ắt sẽ bị méo mó, xộc xệch.Vì vậy không thể xem nhẹ vai trò củangành Giáo dục Tiểu học nói riêng và vai trò của ngành Giáo dục nói chung.Ở bậcTiểu học, Tiếng Việt được coi là công cụ số một, là chìa khóa mở đường để họccác môn học khác Tiếng Việt đóng một vai trò to lớn trong việc hình thành nhữngphẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụcủa hệ thống giáo dục quốc dân Chính vì thế môn Tiếng việt được coi là một trongnhững môn học chính ở Tiểu học

1.3 Sau khi hoàn thành chương trình Tiếng Việt của lớp 4, học sinh đã đạt

được những mục tiêu mà chương trình quy định Tuy nhiên, qua 2 tháng nghỉ hè,hầu hết các em đều quên kiến thức cũ Vì vậy khi bắt đầu vàochương trình mới vớinhững kiến thức mới, cả giáo viên và học sinh sẽ đều gặp khó khăn trong quá trìnhdạy và học Vậy làm thế nào để giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học ở lớp 4

mà không gây áp lực cho các em?

1.4 Tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt dành cho học sinh lớp 4 đã có xong

chưa nhiều và chưa thực sự thú vị để giúp cho các em cảm thấy vừa thoải mái vuichơi sau những ngày học vất vả, vừa có thể ôn tập để không quên kiến thức Hìnhthức của các tài liệu vẫn chủ yếu là kênh chữ, chưa chú trọng nhiều đến kênh hình.Màu sắc của tài liệu còn đơn điệu, chưa gây được ấn tượng, hứng thú cho các em

Từ những lí do trên, đề tài “ Xây dựng tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt

cho học sinh hết lớp 4 ” đã được lựa chọn.

Trang 2

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nhằm khảo sát các tài liệu dạy học Tiếng Việt 4 trong hè, thiết lập cáccăn cứ xây dựng tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt cho HS hết lớp 4, giúp giáo viên

và học sinh dạy và học Tiếng Việt 4 trong hè có hiệu quả

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu: tài liệu ôn tập hè môn Tiếng việt cho học sinh

hết lớp 4

3.2 Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 4 ở một số trường tiểu học ở Hà Nội

4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu xây dựng được bộ tài liệu ôn hè môn Tiếng Việt cho học sinh hết lớp 4đảm bảo được các nguyên tắc như bám sát mục tiêu, chương trình ; đề cao sự sángtạo, tính tích cực của học sinh; đảm bảo tính hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho học sinh

và đặc biệt là tạo được sự hứng thú cho học sinh thì sẽ kích thích các em học tập vàvui chơi thoải mái, tạo điều kiện thuận lợi để các em học tiếp lên lớp 5

5 NHIÊM VỤ NGHIÊN CỨU

_ Đề xuất các nguyên tắc xây dựng tài liệu ôn hè môn Tiếng Việt cho học

6.1.Lĩnh vực khoa học : Phương pháp dạy học Tiếng Việt

6.2 Đề tài này chỉ nghiên cứu vấn đề xây dựng tài liệu ôn tập hè môn Tiếng

Việt cho học sinh lớp 4 dưới dạng phiếu bài tập

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu

7.2.Phương pháp khảo sát, điều tra

7.4.Phương pháp thống kê toán học

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG TÀI LIỆU ÔN TẬP

HÈ MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH HẾT LỚP 4

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

Vấn đề bồi dưỡng môn Tiếng Việt ngoài giờ chính khóa ở Tiểu học

1.1.Quan niệm về dạy học ngoài giờ chính khóa ở Tiểu học

Để phát hiện và phát triển năng lực cá nhân của học sinh thì chương trìnhgiáo dục phổ thông thường có hai loại:

cần thiết cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của lớp người laođộng mới, góp phần đào tạo nguồn nhân lực của đất nước và là cơ sở để phát hiện

và phát triển năng lực cá nhân học sinh

chính khóa để phát triển năng lực cá nhân, gọi chung là nội dung dạy học ngoài giờchính khóa

Dạy học hè chính là một bộ phận của dạy học tăng cường hay còn gọi là dạyhọc ngoài giờ chính khóa

Khi ban hành chương trình tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước, Bộ

GD & ĐT tiếp tục khẳng định việc khuyến khích dạy học ngoài giờ chính khóa ởtiểu học là không bắt buộc

Theo quan niệm về thực tế triển khai dạy học ngoài giờ chính khóa ở tiểuhọc, Viện chiến lược và Chương trình Giáo dục đề xuất về dạy học tự chọn ở tiểuhọc trong giai đoạn hiện nay như sau :

lực cá nhân trong một số lĩnh vực học tập; góp phần bồi dưỡng tài năng theo đặc điểmcủa cấp Tiểu học và của địa phương; đạt được mục tiêu của giáo dục tiểu học

chương trình dạy học tự chọn là sự phát triển theo chiều sâu của các kiến thức, kĩnăng cơ bản trong chương trình tiểu học hiện hành ở các lớp 3, 4, 5 (trừ mônTiếng Anh, môn Tin học có chương trình độc lập); tăng cường khả năng vận dụng,

Trang 4

thực hành các kiến thức , kĩ năng cơ bản để giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội, …gần gũi trong đời sống của học sinh; tài liệu dạy học tự chọn biên soạn theochương trình dạy học tự chọn, được thẩm định và ban hành theo quy định của Bộ

GD & ĐT và do hiệu trưởng trường tiểu học lựa chọn

tiểu học là :

của giai đoạn các lớp 1,2,3 (tập trung ở lớp 3) và của các giai đoạn lớp 4,5

- Phát triển các kiến thức, kĩ năng cơ bản theo chiều sâu và rộng, đạt trình

độ giỏi của quốc gia và thế giới

Trong giai đoạn hiện nay, dạy học ngoài giờ chính khóa chỉ nên thực hiện ởnhững lớp, những trường tiểu học có các điều kiện tối thiểu như sau :

+ Học sinh đã được học đủ số môn học bắt buộc (tức là đã đảm bảo đượcnhững yêu cầu tối thiểu đề thực hiện giáo dục toàn diện) và có một số hoặc toàn bộhọc sinh tự nguyện tham gia học tập ngoài giờ chính khóa

+ Thực hiện chương trình dạy học ngoài giờ chính khóa do Bộ Giáo dục vàĐào tạo quy định theo sự chỉ đạo của cơ quan giáo dục địa phương

+ Có đủ giáo viên (trong biên chế hoặc hợp đồng ) với trình độ đào tạo thíchhợp do nhà trường tuyển chọn

+ Có đủ tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết để tổ chức dạy học ngoàithời gian quy định cho dạy học các môn bắt buộc

+ Có sự thỏa thuận giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh về tổchức và các điều kiện dạy học ngoài giờ chính khóa

1.2.Lí do của dạy học Tiếng Việt ngoài giờ chính khóa

Trong thời đại xã hội phát triển với tốc độ nhanh chóng như hiện nay, việc dạyhọc không chỉ hạn chế trong các giờ học chính khóa dưới sự hướng dẫn trực tiếp củagiáo viên theo chương trình đại trà, dạy học đồng loạt với cùng một nội dung, bằngcùng một phương pháp, cùng một tốc độ, với cùng một mức yêu độ yêu cầu đối vớimọi học sinh mà cần được bổ sung bằng cách mới cho phép dạy học phân hóa theotừng đối tượng nhắm phát huy tối đa khả năng của mỗi học sinh

Trang 5

Tổ chức dạy học ngoài giờ chính khóa trong trường phổ thông là một giảipháp để thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng linh hoạt về nội dung, phươngpháp, thời gian học, làm cho việc học trở nên thiết thực, thích thú, đạt chất lượng

và hiệu quả cao hơn đối với mỗi cá nhân người học

Mọi năng lực cá nhân của học sinh đều có thể phát hiện và phát triển trongmôi trường giáo dục thích hợp

Khả năng thực hiện giáo dục toàn diện ở tiểu học và nhu cầu dạy học các mônhọc không bắt buộc ở tiểu học để phát triển năng lực cá nhân ngày càng tăng.Nhờ thựchiện giáo dục toàn diện mà các năng lực cá nhân của học sinh có điều kiện bộc lộ

và phát triển Nhiều học sinh không thỏa mãn với mức độ và phạm vi của dạy họcnội khóa nên nhu cầu được bồi dưỡng để phát triển tài năng ở mọi lĩnh vực chuyênmôn cụ thể (Tiếng Việt, Toán, Nghệ thuật, Thể dục thể thao …) ngày càng trở nêncấp thiết

Khả năng thực hiện giáo dục toàn diện ở tiểu học đang trở thành hiện thực

và nhu cầu dạy học tự chọn ở tiểu học ngày càng cấp thiết

Đây là một hình thức phổ biến ở nhiếu nước trên thế giới rất mới đối vớiViệt Nam Tuy nhiên cũng cần thấy rằng “mới ” là ở hình thức và quy mô tổ chức,tính chất phổ cập và có kế hoạch,…còn các nội dung dạy học tự chọn thì khôngcòn xa lạ đối với nhà trường Việt Nam Trước đây cũng như hiện nay, ở nhàtrường phổ thông vẫn có những hình thức ngoại khóa, bồi dướng cho học sinh giỏi,phụ đạo thêm cho những em yếu kém nhằm đáp ứng những sở thích, nhu cầu củahọc sinh ngoài chương trình chính khóa Tuy nhiên các hoạt động trên còn tự diễn,không theo chương trình và nội dung thống nhất nào cả Nhiều nơi tổ chức chỉ cótính hình thức thành thử chất lượng kém và hiệu quả thấp, không thỏa mãn nhu cầucủa học sinh Công tác bồi dưỡng cho học sinh giỏi biến thành nhồi nhét nhằmcạnh tranh trong thi cử, thi đua; việc phụ đạo cho học sinh yếu kém thì tiến hànhkhông đều, nặng về kinh tế và chuẩn bị những bài mẫu, bài tủ sát với nội dung sẽkiểm tra đánh giá,

Những hạn chế trên sẽ được khắc phục nếu tổ chức nội dung dạy học tựchọn hay dạy học ngoài giờ chính khóa một cách khoa học và tốt nhất Dạy học tựchọn tạo điều kiện cho người học trên nền tảng vốn kiến thức tối thiểu (được quy

Trang 6

định bởi chương trình chuẩn ) có điều kiện tìm hiểu thêm những kiến thức, kĩ năngcủa những lĩnh vực mà mình ưa thích qua môn học tự chon, giúp học sinh ôn tập,tập luyện theo nội dung tùy chọn, theo các mức độ nông sâu phụ thuộc vào nănglực của bản thân, tránh được tình trạng quá tải trong học tập đối với học sinh Từ

đó cho phép mọi học sinh, kể cả học sinh yếu kém nắm được những điều chủ yếunhất của nội dung chương trình đại trà

1.1.Dạy học ngoài giờ chính khóa môn Tiếng Việt ở tiểu học

1.2.1 Mục tiêu dạy học ngoài giờ chính khóa môn Tiếng Việt ở Tiểu học:

a Bổ sung và khai thác sâu chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

b Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng học tập của các đối tượng học sinhkhác nhau:

nắm được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất của chương trình chính khóa

huy năng lực của mình, chuẩn bị tiềm lực cho các em tiếp tục học lên theo nhữngđịnh hướng khác nhau

c Phát huy, bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tự giác, tự lập trong họctập và khả năng tự học

1.2.2 Định hướng nội dung dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở Tiểu học

+ Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt chuẩn kiến thức kĩ năng củagiai đoạn lớp 1, 2, 3 (tập trung ở lớp 3) và giai đoạn lớp 4, 5

+ Phát triển kiến thức, kĩ năng cơ bản theo chiều sâu và rộng, đạt trình độgiỏi của quốc gia và quốc tế

1.2.3 Nội dung dạy học tự chọn môn Tiếng Việt ở Tiểu học

Để đáp ứng mục tiêu trên, các chủ đề tự chọn trong môn Tiếng Việtgồm có 2 loại:

+ Loại củng cố phục vụ cho việc ôn luyện, thực hành, củng cố, hệ thống

hóa, khắcsâu kiến thức và kĩ năng đã học Loại chủ đề này dành cho những học

sinh dưới chuẩn

Trang 7

+ Loại nâng cao với những kiến thức mở rộng, sâu sắc hơn so với chương trìnhgiáo dục phổ thông song vẫn gắn với chương trình, giúp học sinh mở rộng đào sâu hơnnhững kiến thức, kĩ năng đã học Loại này dành cho học sinh khá, giỏi.

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 MỤC TIÊU CỦA MÔN TIẾNG VIỆT 4

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi

Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của

tư duy

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, và con người, về văn hóa và văn học của ViệtNam và nước ngoài

- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong

sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam

+ Nhận biết cấu tạo ba phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh

+ Biết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và nước ngoài Nhớ quytắc và biết vận dụng quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam và tên riêng nước ngoài

- Từ vựng:

+ Biết thêm các từ ngữ (gồm thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việtthông dụng) về tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc… Biết tìm từđồng nghĩa, trái nghĩa với các từ đã cho; kết hợp từ đã cho với các từ ngữ khác; tìmthêm từ có cùng yếu tố cấu tạo; tìm các thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm

+ Nhận biết được sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn, từ phức, từ ghép và từ láy

- Ngữ pháp:

+ Hiểu thế nào là danh từ, động từ, tính từ Nhận biết danh từ, động từ, tính

từ trong câu

Trang 8

+ Hiểu thế nào là câu, câu đơn, các thành phần chính của câu đơn (chủ ngữ,

vị ngữ), thành phần phụ trạng ngữ Nhận biết chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu

+ Hiểu thế nào là câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến Biết cách đặt các loạicâu Nhận biết và biết cách sử dụng câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiển, cảm thán,các dấu kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) và nghĩa của câu

- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:

+ Bước đầu nêu được cảm nhận về tác dụng của một số hình ảnh so sánh,nhân hóa trong câu văn, câu thơ

+ Biết nói, biết viết câu có dùng phép so sánh, nhân hóa

Tập làm văn

- Nhận biết các phần của bài văn kể chuyện, miêu tả: mở bài, thân bài, kết bài

- Biết cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả

- Biết cách viết đơn, thư (theo mẫu)

- Sử dụng nghi thức lời nói :

+ Biết xưng hô, lựa chọn ngôn ngữ và cách diễn đạt lịch sự khi giao tiếp ởnhà, ở trường, ở nơi công cộng

- Đặt và trả lời câu hỏi :

+ Biết đặt và trả lời câu hỏi trong trao đổi, thảo luận về bài học hoặc một sốvấn đề gần gũi

- Thuật việc, kể chuyện:

Trang 9

+ Kể lại được câu chuyện đã nghe đã đọc hay sự việc đã chứng kiến, thamgia Biết thay đổi ngôi khi kể chuyện.

+ Thuộc 6 đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ ngắn trong sách giáo khoa

+ Biết dùng từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp,… để phục vụ choviệc học tập

+ Bước đầu biết tìm thư mục để chọn sách đọc và ghi chép một số thông tin

Trang 10

+ Biết viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.

+ Biết tự sửa lỗi chính tả trong bài viết

- Viết đoạn văn, văn bản :

+ Biết tìm ý cho đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật);viết được đoạn văn theo dàn ý đã lập Biết dùng từ đặt câu, sử dụng dấu câu

+ Biết lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật);bước đầu viết được bài văn theo dàn ý đã lập có độ dài khoảng 150 - 200 chữ

+ Viết được các văn bản thông thường: thư, đơn, báo cáo tóm tắt, điện báo,….+ Biết viết đơn tóm tắt đoạn tin, mẩu tin, câu chuyện đơn giản

+ Viết mở bài theo cách trực tiếp và gián tiếp, kết bài theo cách mở rộngcho bài văn miêu tả, kể chuyện Viết các đoạn văn trong phần thân bài của bài văn

kể chuyện, tả đồ vật, cây cối, con vật

+ Viết bài văn kể chuyện, miêu tả có bố cục đủ 3 phần; phần thân bài có thểgồm một vài đoạn, lời văn trôi chảy, câu văn bước đầu có cảm xúc

+ Biết kiểm tra, rà soát lại bài viết về nội dung, cách diễn đạt, cách trình bày

3 KHẢO SÁT CÁC TÀI LIỆU ÔN TẬP HÈ MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH HẾT LỚP 4

Cuốn “ Ôn tập hè Toán-Tiếng việt- Tiếng Anh” của tác giả Đỗ Trung

Hiệu-Nguyễn Quốc Hùng, M.A- Lê Phương Nga

Đây là bộ sách đầu tiên để học sinh sử dụng khi ôn tập hè Sách được biênsoạn thành 5 bài học dùng cho 5 tuần ôn tập hè Hệ thống câu hỏi, bài tập đượctrình bày, diễn đạt dưới dạng những bài tập vui, hấp dẫn

+ Cuốn “Vở ôn tập hè Toán – Tiếng Việt- Tiếng Anh” của tác giả Đỗ

Trung Hiệu- Trần Thị Hồng Thắm- Phạm Thị Mỹ Trang

Cuốn Vở được biên soạn thành 5 bài, tương ứng với 5 tuần ôn tập hè.Cácbài tập thực hành có nội dung phong phú, mức độ bài tập vừa phải, được biên soạnbám sát chương trình trên lớp của học sinh Xét về mặt hình thức, ngữ liệu phầntập đọc còn hơi dài, các bài tập làm văn vẫn còn hỏi nặng về lý thuyết, hình ảnhcòn ít và chưa thực sự gây hứng thú

+ Cuốn “ Ôn tập hè Toán- Tiếng Việt 4 ” của Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.

Trang 11

Các bài tập được biên soạn và trình bày hết sức sinh động, các bài học bámsát với các hoạt động vui chơi trong thực tế cuộc sống Song nội dung kiến thứcđược ôn tập chưa nhiều, phần trang trí, hình ảnh chiếm mất nhiều diện tích củatrang vở.

4 THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÀI LIỆU ÔN TẬP HÈ MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH HẾT LỚP 4.

Trong thời gian các con được nghỉ hè ở nhà, nhiều cha mẹ muốn giao bài chocác con làm để các con không bị quên kiến thức đã học tuy nhiên do không am hiểuchuyên môn, các bậc phụ huynh tỏ ra lúng túng và khó khăn trong việc tìm tài liệu ôntập hè cho các con Hơn nữa, sau khi đã tìm đã tìm thấy tài liệu thì các con lại khôngmuốn làm , một phần là do các con muốn nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái trong dịp hè,một phần là do tài liệu không gây được hứng thú học tập cho các con

Trước khi chính thức bước vào năm học mới, các trường thường tổ chức chohọc sinh đến lớp ôn tập kiến thức trong 4 tuần Giáo viên thường tự tìm và đưa ra cácbài tập để học sinh ôn tập Tài liệu đó thường được lấy trên mạng hoặc các sách thiết

kế theo chủ để trong năm học Vì các tài liệu đó thường đi theo các tuần học trongnăm mà không có sự tổng hợp, khái quát Trong khi đó, học sinh đang cần ôn lại cáckiến thức trọng tâm để chuẩn bị vào lớp 4 Do đó, khi tìm tài liệu xong, giáo viên lạimất thời gian tổng hợp, thiết kế lại bài tập rất vất vả

Trang 12

CHƯƠNG 2: MÔ TẢ BỘ TÀI LIỆU ÔN TẬP HÈ MÔN TIẾNG VIỆT

CHO HỌC SINH HẾT LỚP 4

I MỤC TIÊU, CÁC NGUYÊN TẮC ,CÔNG CỤ VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG TÀI LIỆU.

1 MỤC TIÊU XÂY DỰNG TÀI LIỆU

1.1 Củng cố, bổ sung, khai thác sâu chương trình Tiếng Việt tiểu học 1.2 Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các đối tượng học sinh khác nhau 1.3 Bồi dưỡng và làm gia tăng cho học sinh tính tích cực, tự giác, tự lập trong học tập

2 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TÀI LIỆU

2.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu, chương trình dạy học môn Tiếng Việt 4.

Chương trình tiểu học (ban hành theo Quyết định ngày 09/11/2001 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo) xác định mục tiêu như sau:

“Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm:

1 Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy

2 Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hóa, văn học của Việt Nam

và nước ngoài

3 Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hộichủ nghĩa.”

Mục tiêu quan trọng nhất của môn học Tiếng Việt là trang bị cho học sinhmột công cụ giao tiếp bằng tiếng Việt, đòi hỏi việc bồi dưỡng học sinh phải thiếtthực nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh

Nguyên tắc bám sát mục tiêu, chương tình Tiếng Việt ở tiểu học cũng đòihỏi bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt nhằm giúp cho học sinh hiểu biết sâusắc những kiến thức Tiếng Việt, thực hành thành thục hơn những kĩ năng TiếngViệt chứ không phải cung cấp, không phải dạy thêm những kiến thức mới, khôngdạy trước những nội dung dạy học của lớp trên Nguyên tắc này cũng chú trọng

Trang 13

đến tính toàn diện của chương trình, đòi hỏi phù hợp với mọi đối tượng, đảm bảohoàn thành mục tiêu, chương trình Tiếng Việt ở tiểu học.

Nội dung ôn tập hè cho học sinh hết lớp 4

Phân biệt:

- l/n, s/x

- an, ang,

- ăn/ ăng-dấu hỏi, dấu ngã

-Cấu tạo tiếng-Mở rộng vốn

từ : Nhân hậu- Đoàn kết

- Dấu hai chấm-Từ đơn - Từ phức

Luyện tập viết bài văn

(Bài: Người thợgiày trung thực)

Phân biệt:

-r/d/gi-ân/âng-l/n, s/x-en/eng-dấu hỏi,dấu ngã

- Từ ghép và từ láy

-Mở rộng vốn

từ : Trung thực,

tự trọng

- Danh từ-Danh từ chung,danh từ riêng

Phân biệt:

-tr/ch,-ươn/ương

- r/d/gi,-iên/ yên/iêng-L/n

-uôn/ uông

- Cách viết hoa tên người, tên Địa lí Việt Nam

- Cách viết hoa tên người, tên Địa lí nước ngoài

- Mở rộng vốn

từ ước mơ

Luyện tập viết bài văn

kể chuyện

Trang 14

- l/n i/iê

- Động từ

- MRVT: ý chí- nghị lực

- Tính từ-Câu hỏi và dấu chấm hỏi

Luyện tập viết bài văn

(Bài: Những món đồ chơi)

Phân biệt:

- s/x, ât/âc-tr/ch, dấu hỏi, dấu ngã

- r/d/gi, ât/âc

-Dùng câu hỏi vào mục đích khác

Phân biệt:

- s/x, iêt/iêc-tr/ch, -uôt/uôc-r/d/gi

- dấu hỏi, dấungã

- Chủ ngữ trongcâu kể Ai làm gì?

-Mở rộng vốn

từ : Tài năng?

-Câu kể Ai thế nào ?

- Vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào

Luyện tập miêu tả đồ vật

Trang 15

Phiếu 7

(Tuần 19,

20, 21)

CĐ:Người ta làhoa đất

- Chủ ngữ trongcâu kể Ai làm gì?

- Mở rộng vốn

từ : Sức khỏe?

-Câu kể Ai thế nào ?

-Vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào

Luyện tập miêu tả cây cối

Phân biệt-l/n, ut/uc-s/x, ưt/ưc-tr/ch,-dấu hỏi/ dấu ngã

- Chủ ngữ trongcâu kể Ai thế nào ?

-Mở rộng vốn

từ : cái đẹp-Dấu gạch ngang-Câu kể Ai là gì

?-Vị ngữ trong câu kể : Ai là

gì ?

Luyện tập miêu tả cây cối

Phiếu 9

(Tuần 25,

26, 27)

CĐ: Những người quả cảm( Bài: Vừ A Dính )

Phân biệt:

-r/d/gi, ên/ênh

- l/n , in/inh

- s/x, dấu hỏi/

dấu ngã

- Chủ ngữ trongcâu kể Ai là gì ?

- Mở rộng vốn

từ dũng cảm

- Luyện tập về câu kể Ai là gì

- Câu khiến

- Cách đặt câu

Luyện tập vềmiêu tả con vật

Trang 16

( Bài: Hoài niệm cánh diều)

Phân biệt :-r/d/gi, v/d/gi

- l/n, dấu hỏi/

dấu ngã

- Mở rộng vốn

từ : Du lịch- thám hiểm

- Giữ phép lịch

sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị

- Câu cảm

- Thêm trạng ngữ cho câu

- Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu

Luyện tập miêu tả con vật

Phiếu 11

( tuần 32,

33, 34)

CĐ: Tình yêu cuộc sống( Bài: Người giàu có)

Phân biệt :-s/x, o/ô-tr/ch, iêu/iu

- r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã

- Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu

- Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu

- Mở rộng vốn từ: lạc quan- Yêu đời-Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu,-Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu

Điền vào giấy tờ in sẵn

Trang 17

Phiếu 12

Ôn tập

thế giới( Bài Tiếng vườn)

-s/x-ch/tr-l/n

-Động từ-Tính từ-Câu kể-Câu khiến-Mở rộng vốn

-Tài liệu còn gây hứng thú cho sinh ở chất liệu xây dựng bài tập được lựachọn Các văn bản nghệ thuật luôn được các em đón nhận và yêu thích, kích thíchtrí tưởng tượng của các em bằng việc sử dụng các hình ảnh nghệ thuật độc đáo, cáctình tiết thú vị, cuốn hút trong các văn bản truyện, những thông điệp sâu sắc ẩnchứa trong mỗi câu chuyện

-Nhiều bài tập trong tài liệu được xây dựng dưới dạng trò chơi, tạo cơ hội

để giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh

-Đồng thời, bằng việc sử dụng hợp lí hình ảnh đẹp, sự trình bày khoa họccủa mỗi bài tập cũng làm tăng sự hứng thú học tập cho học sinh

2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và phù hợp với điều kiện thực

tế, có tính khả thi

2.3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Tài liệu dạy học tự chọn đảm bảo tính khoa học thể hiện ở nhiều phương diện:

- Lệnh bài tập: ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, tránh gây rối cho học sinh

- Ngữ liệu: cụ thể, vừa sức, không chứa những từ khó hiểu hay tối nghĩa

- Cấu trúc của các phiếu ôn tập phải nhất quán, trình bày khoa học Mỗiphiếu đều sử dụng một ngữ liệu văn bản và các bài tập trải khắp các phân mônTiếng Việt sắp xếp theo trình tự như sau:

Phiếu …

Trang 18

NGỮ LIỆU

I Luyện đọc

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

(3-4 bài tập trắc nghiệm về Đọc hiểu, được đánh số từ 1 đến 4)

II Chính tả ( 2 bài)

III Luyện từ và câu (4 bài)

IV Luyện viết ( 1 bài)

2.3.2.Bộ tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt cho học sinh hết lớp 4 phù hợp với điều kiện ôn tập hè thực tế của học sinh và có tính khả thi cao.

3 CÔNG CỤ XÂY DỰNG TÀI LIỆU

3.1 Câu hỏi tự luận

Câu hỏi trắc nghiệm tự luận thường được sử dụng trong bài tập Tập làm văn

và Luyện từ và câu :

Ví dụ :Các câu sau sai vì không có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ.

Hãy chữa lại cho đúng để được câu kiểu Ai làm gì?

a Hình ảnh cô giáo em luôn quan tâm đến học sinh

b Mắt mẹ ngạc nhiên khi thấy em được điểm 10

( Phiếu 7, bài tập LTVC , Tài liệu tham khảo)

3.2 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Hiện nay, khi xây dựng các bài tập Đọc hiểu, Luyện từ và câu cho các đề ônluyện, kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học , người ta thường

sử dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan bao gồm: câu hỏi nhiều lựachọn, câu hỏi đối chiều cắp đôi, câu hỏi điền khuyết

Ngoài các dạng kể trên, dạng câu hỏi trắc nghiệm Đúng- Sai không nên sửdụng vì hạn chế học sinh đoán mò khi không hiểu kĩ nội dung câu hỏi

………

…………

………

………

Trang 19

Câu hỏi dạng nhiều lựa chọn

Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan được sử dụng phổ biến trongxây dựng đề ôn luyện, kiểm tra Dạng câu hỏi này gồm 2 phần: phần dẫn (thường

là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng) và phần lựa chọn (gồm các lựa chọn trả lờicho câu hỏi hoặc bổ sung cho cây bỏ lửng ở phần dẫn)

*Kĩ thuật viết:

- Phần dẫn:

+ Đặt ra câu hỏi, yêu cầu rõ ràng

+ Nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, thế hiện được vấn đề muốn nhắc đến

+ Không được làm lộ câu trả lời

- Phần lựa chọn thường gồm ba đến năm phương án: trong đó có một hoặcmột số lựa chọn đúng, các lựa chọn sai để gây nhiễu được thiết kế dựa trên nhữngsai lầm do chưa nắm vững kiến thức, suy luận vội vàng của học sinh Phương ánnhiễu được thiết kế sao cho không chính xác nhưng vẫn có vẻ hợp lí, gây ảnhhưởng tới việc lựa chọn đáp án cho những học sinh không hiểu kĩ bài Các câu trảlời được sắp xếp ngẫu nhiên, hạn chế dùng phương án trả lời tất cả đều đúng, tất cảđều sai,…

Ví dụ:

Câu hỏi : Bạn của chú bé đã làm gì sau khi được nghe kể về giấc mơ đó ?

a Bạn chú bé khuyên chú bé hãy từ bỏ giấc mơ đó

b Bạn chú bé đã mua lại giấc mơ đó của cậu bé

c Bạn chú bé không nói gì, tự mình đi tìm hòn đảo

( Phiếu 3, bài tập đọc hiểu , Tài liệu tham khảo)

Câu hỏi đối chiếu cặp đôi

Ví dụ: Nối ví dụ ( ở cột A) với từ ngữ nêu công dụng của dấu gạch ngang tương ứng ( ở cột B)

SV Nguyễn Minh Hường- K60 GDTH 19

A B

Bác Long – trưởngthôn đứng lên phátbiểu…

Đánh dấu chỗ bắt đầulời thoại

-Danh sách học sinhgiỏi lớp 4A3:

- Lê Vân

Đánh dấu phần chúthích trong câu

Trang 20

*Kĩ thuật viết:

Thiết kế thành hai cột: một cột có thể có hai hay nhiều ý, mỗi ý là một câuchưa hoàn chỉnh hoặc có thể là một câu hỏi; cột còn lại cũng gồm nhiều ý, có thể làphần bổ sung cho câu hoàn chỉnh hoặc là phần trả lời cho câu hỏi Người thiết kếphải lựa chọn làm sao mỗi cặp đôi là duy nhất, mỗi cặp tạo thành cặp câu hỏi - trảlời hoặc tạo thành một khẳng định đúng

- Số lượng ý ở mỗi cột gồm bốn đến năm ý là phù hợp, không nên quá dài

- Mỗi ý ở cột trái chỉ cần ghép với một ý ở cột phải, không thể xáy ra trườnghợp một ý ở cột trái ghép với hai hay nhiều ý ở cột phải

Câu hỏi điền khuyết

Dạng câu hỏi này học sinh phải chọn từ trong các tập hợp từ cho sẵn hoặc

tự nghĩ ra cụm từ để trả lời

Ví dụ:

Bài 1: Chọn các tính từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống thích hợp trong đoạn thơ sau:

Cây gạo đầu làng vẫn giữ lửa cho nhau

Cái gió đương thì mơn man mầm lộc biếc

Để chồi non hé mắt nhìn ………

Bông gạo đầu mùa ……… cặp môi xinh

Tháng giêng qua giờ ………… sân đình

Hội đã tan rồi phượng rồng giờ ………

Theo Xuân thu – Tháng hai

( ủ rũ, ngơ ngác, chúm chím, lạnh lẽo )

( Phiếu 4, bài tập LTVC, Tài liệu tham khảo )

* Kĩ thuật thiết kế:

Trang 21

Câu hỏi điền khuyết có thể thiết kế theo 2 dạng: câu hỏi có lời giải đáp ngắn( Câu đố,…) hoặc câu khẳng định với một hay nhiều chỗ trống để học sinh điềnbằng từ, cụm từ, kí hiệu, giá trị… thích hợp.

- Các từ điền có thể cho sẵn hoặc có thể để học sinh tự tìm từ điền vào chỗ trống

4 QUY TRÌNH XÂY DỰNG TÀI LIỆU

4.1 Xác lập nội dung dạy học Tiếng Việt 4 trong tiết ôn tập hè

Tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt lớp 4 được xây dựng dựa trên chuẩn kiếnthức, kĩ năng Tiếng Việt của chương trình Tiếng Việt chính khóa lớp 4 theo từngphân môn Vì vậy, nội dung dạy học Tiếng Việt 4 trong giờ học chính khoá cũngchính là các kiến thức, kĩ năng các em được ôn tập trong dịp hè

4.2 Xây dựng các phiếu ôn luyện trong tài liệu ôn tập hè môn Tiếng Việt cho học sinh hết lớp 4

4.2.1 Xác định mục tiêu của phiếu ôn luyện

Mục tiêu chung của mỗi phiếu ôn luyện là rèn kĩ năng đọc hiểu; củng cốkiến thức, rèn kĩ năng sử dụng từ và câu trong theo từng chủ điểm ; bồi dưỡng khảnăng cảm nhận những từ ngữ, hình ảnh hay, đẹp trong ngữ liệu; rèn kĩ năng viếtvăn cho học sinh

4.2.2 Xác định nội dung học tập

Nội dung học tập bao gồm các kiến thức, kĩ năng cần ôn tập, bổ sung gắnvới chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng tuần như đã trình bày ở trên

4.2.3 Chọn ngữ liệu

Ngữ liệu được lựa chọn trong đề ôn luyện phải đảm bảo các tiêu chí sau:

- Nội dung: tương ứng các chủ đề theo chương trình Tiếng Việt lớp 4, đảmbảo tính giáo dục

- Thể loại: đã học ở tiểu học (truyện, thơ, văn miêu tả,…)

- Độ khó: vừa phải với học sinh

- Độ dài: khoảng 250 chữ

- Đảm bảo tính thú vị và hấp dẫn, có kết hợp với yếu tố trực quan

Tuy nhiên trong quá trình thiết kế phiếu ôn luyện, việc lựa chọn ngữ liệuđảm bảo toàn bộ các tiêu chí trên không phải dễ dàng Có thể ngữ liệu không hoàntoàn đảm bảo một số tiêu chí nêu trên nhưng vẫn có thể phục vụ ý đồ sư pham cho

Trang 22

việc thiết kế tài liệu thì vẫn có thể được lựa chọn, sau đó sẽ được biên tập và chỉnhsửa lại cho đạt yêu cầu.

Một số hạn chế thường gặp khi lựa chọn ngữ liệu:

* Ngữ liệu gốc trình bày không đúng quy định

- Chữ cái đầu đoạn viết hoa nhưng thường không lùi đầu dòng như quyđịnh Lỗi này thường xảy ra với các văn bản sưu tầm từ Internet Việc chỉnh sửakhá đơn giản, chỉ cần thao tác chỉnh lùi lại các chữ đầu dòng mỗi đoạn

Ví dụ: Ngữ liệu gốc được sưu tầm từ Internet

ĐÔI GIÀYVào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếcgiày ở chân anh bị rơi xuống đường tàu Anh không thể lấy lại được nó nữa vì tàu

( Nguồn internet )

Ngữ liệu “ Đôi giày “ đã đảm bảo đầy đủ các tiêu chí chọn ngữ liệu ở trên tuy nhiên chúng chưa trình bày đúng quy định, đầu đoạn chưa lùi vào một ô Để

ngữ liệu có thể sử dụng, cần lùi vào một ô trước mỗi đoạn.

Chắng hạn: Sau khi lùi đầu dòng ta có đoạn văn mới sau

Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếcgiày ở chân anh bị rơi xuống đường tàu Anh không thể lấy lại được nó nữa vì tàu

* Ngữ liệu gốc quá dài

Trang 23

Khi đó, người thiết kế phải đọc kĩ ngữ liệu và cắt bỏ phần nào đó không cầnthiết, diễn đạt lại những câu từ rườm rà, co ngắn ngữ liệu để đạt độ dài chuẩn.

Ngữ liệu gốc có những câu, đoạn diễn đạt dài dòng, chưa rõ ràng, không thoát

ý vì thế đòi hỏi người thiết kế cần tinh ý trong việc tìm ra ý của những câu, nhữngđoạn đó, rồi tìm từ ngữ diễn đạt lại sao cho thật rõ ràng ngắn gọn mà vẫn đủ ý

4.2.4 Xây dựng bài tập dựa trên ngữ liệu

Xây dựng bài tập đọc hiểu

Bài tập đọc hiểu được xây dựng dưới dạng các câu hỏi trắc nhiệm kháchquan nhiều lựa chọn

- Xây dựng các câu hỏi trực tiếp (hay nói cách khác là xây dựng phần dẫncho câu hỏi)

Trước khi trả lời câu hỏi đọc hiểu, học sinh tiến hành đọc văn bản (đọcthầm) theo ba bước:

+ Đọc lướt để cảm nhận chung, nhận diện các đối tượng, chi tiết… trongngữ liệu

+ Đọc chi tiết để hiểu các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết, sự việc… trong ngữ liệu.+ Đọc khái quát để nêu nội dung, ý nghĩa của ngữ liệu; đánh giá giá trị vănhọc, đạo đức của ngữ liệu

Vì vậy, các câu hỏi đọc hiểu cũng phải được sắp xếp theo trình tự tư duy đó,tránh xáo trộn hoặc đi ngược với mạch từ duy

Các ngữ liệu thuộc thể loại văn bản khác nhau thì nội dung câu hỏi cũngkhác nhau Chẳng hạn: văn bản miêu tả, thơ thường tập trung hỏi về hình ảnh sosánh, nhân hóa, vẻ đẹp của hình ảnh, tình cảm, cảm xúc của tác giả; Văn bảntruyện thường hỏi về chi tiết, ý nghĩa, cốt truyện, nhân vật,…

- Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dựa vào câu hỏi trực tiếp

Bên cạnh việc tuân thủ yêu cầu khi thiết kế dạng câu hỏi này, cần phải lưu ýkhi ghép phần dẫn và phần lựa chọn ta có được câu hay về diễn đạt Dạy tập đọc làdạy cách diễn đạt bằng lời Bài tập đọc hiểu được xây dựng nhằm giúp học sinhđọc tốt, hiểu tốt mà còn hình thành kĩ năng diễn đạt, bồi dưỡng trau dồi khả năngviết văn

Xây dựng bài tập chính tả

Trang 24

Phiếu ôn luyện có 2 bài tập chính tả, nội dung ôn luyện kĩ năng chính tảtrong mỗi chủ điểm Bài tập chính tả thường là điền vào chỗ trống âm đầu, vần,dấu thanh sao cho đúng Sử dụng ngữ liệu chủ yếu là truyện cười, câu đố, ngoàimục đích rèn luyện quy tắc viết đúng chính tả còn trau dồi cho học sinh vốn từ, cácmẩu chuyện vui, câu đố để các em cảm thấy say mê, hứng thú khi học tập.

Ví dụ : Bài 1:Điền tr hoặc ch vào chỗ trống:

Trong giờ học, thầy giáo bảo Tí:

- Tí! Em hãy đặt …o thầy 1 câu …ong đó có tính từ!

Tí …ần …ừ một lúc rồi ả lời:

- Dạ! Thưa thầy là “Tính từ đầu năm đến nay em bị …ín con điểm 0” ạ!Thầy …ậm rãi đáp:

- Ừ! Bây giờ thêm một con nữa là mười con!

Bài 2: Điền i hoặc iê vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:

Con g.` giống chuột

Mà lại biết bayNgày treo chân ngủTối ch.` u bay ra?

Là con gì?

( Phiếu 4, bài tập Chính tả, Tài liệu tham khảo)

Xây dựng bài tập luyện từ và câu

Bài tập luyện từ và câu được chia làm nhiều dạng Đề ôn luyện được thiết

kế gồm 2 bài tập luyện từ và câu, có sử dụng bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn,trắc nghiệm điền khuyết (trắc nghiệm trả lời ngắn), câu hỏi đối chiếu cặp đôi (ghépđôi) Chính hình thức đa dạng nên bài tập luyện từ và câu thường thú vị, hấp dẫn

Bài tập này nhằm bồi dưỡng khả năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của các từngữ, sử dụng từ ngữ phù hợp , đúng đắn Mở rộng vốn từ cho học sinh theo chủ điểm

Để xây dựng bài tập này, người ta có thể kết hợp cả bài tập trắc nghiệmkhách quan và bài tập trắc nghiệm tự luận Một số dạng bài tập được lựa chọn thiết

kế cho đề ôn tập cuối Tiếng Việt lớp 4 là :

Trang 25

- Bài tập trắc nghiệm dạng khuyết : Gồm 2 phần

+ Phần dẫn : Là những yêu cầu của bài tập (điền vào chỗ trống sao chothích hợp)

+ Phần ngữ liệu là những câu văn có thể được trích từ ngữ liệu nhưng cũng

có thể do người ra đề xây dựng những vẫn mang nội dung như ngữ liệu đưa ra đểxây dựng bài tập Trong ngữ liệu có để trống một số chỗ cho học sinh điền từ theoyêu cầu bài tập vào đó

- Bài tập trắc nghiệm tự luận : Gồm 2 phần

+ Phần câu hỏi : nêu yêu cầu của bài tập (xác định kiến thức có chứa trongngữ liệu trích dẫn bên dưới)

+ Phần ngữ liệu : các từ ngữ, câu văn, đoạn văn trích dẫn từ ngữ liệu để họcsinh giải quyết yêu cầu bài tập

Ngoài ra khi thiết kế còn sử dụng dạng bài tập ghép đôi hai cột, nội dungcũng gồm 2 phần là phần dẫn và phần ngữ liệu, phần ngữ liệu gồm hai cột, khighép đôi đúng sẽ tạo thành một câu văn hoàn chỉnh

Để xây dựng các bài tập Luyện từ và câu, người ra đề đã tuân thủ các bước :+ Lựa chọn phần ngữ liệu cho bài tập (chọn từ ngữ, câu văn, đoạn văn chứanội dung kiến thức cần ôn tập cho học sinh)

+ Tạo lập phần dẫn câu hỏi và phần lựa chọn các đáp án (nếu có)

+ Viết lại thành bài tập luyện từ và câu theo cấu trúc của từng dạng bài

Xây dựng bài tập tập làm văn

Các loại bài tập làm văn thường gặp trong chương trình môn Tiếng Việtlớp 4 là :

- Văn kể chuyện

- Văn miêu tả : con vật, cây cối, đồ vật

- Tóm tắt tin tức, điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư

Các bài tập làm văn thường tập trung ở dạng bài viết đoạn văn theo yêu cầu đềbài : Các bài tập làm văn có thể đi theo hai hướng là đi thẳng vào đích và hướng đích

+ Đi thẳng vào đích : Đưa ra luôn yêu cầu tập làm văn đối với các em, đốitượng để các em viết văn nằm ngay trong ngữ liệu

Ví dụ :

Trang 26

Cô Gà ơi, em Gà Con trông sẽ như thế nào ạ?

Gà Con trông đáng yêu lắm nhưng cô chưa biết tả thế nào.

Các em hãy giúp Gà Mẹ tả Gà Con cho Vịt Con nghe nhé !

( Phiếu 7, bài TLV, Tài liệu tham khảo)

+ Hướng đích : Đối tượng để yêu cầu học sinh viết tập làm văn không nằmngay trong ngữ liệu mà chỉ liên quan đến đối tượng nằm trong ngữ liệu Những bài

tập này thường gồm có phần dẫn giới thiệu về đối tượng nằm trong ngữ liệu hoặc

gợi mở về đối tượng cần yêu cầu học sinh viết văn để từ đó đưa ra phần yêu cầu

học sinh viết một đoạn văn về đối tượng liên quan

Kĩ năng tập làm văn quan trọng nhất đối với học sinh lớp 4 và cũng là khónhất đối với các em là viết văn bản nghệ thuật Khi xây dựng bài tập tập làm văn

cần quan tâm đến tính hấp dẫn để cuốn hút các em, làm cho các em thích thú với

chủ đề luyện viết mà quên đi cảm giác ngại khó

Phần dẫn cần lưu ý ngôn từ chọn lọc, trau chuốt, bổ sung hình ảnh, từ ngữhình ảnh, gợi cảm xúc Nếu chỉ có phần lệnh thì cần ngắn gọn, rõ ràng

5 ĐƯA RA CHỈ DẪN CHO GIÁO VIÊN TRIÊN KHAI TÀI LIỆU DẠY HỌC

Để nâng cao chất lượng sử dụng tài liệu ôn tập hè hiệu quả, tôi đưa ra một

số chỉ dẫn giúp giáo viên triển khai các phiếu bài tập trong tài liệu ôn tập hè môn

Tiếng Việt cho Hs hết lớp 4 để giờ học có chất lượng, kích thích sự hứng thú, khả

năng sáng tạo của học sinh

Trong phần luyện từ và câu, tôi đã xây dựng một số bài tập mở rộng vốn từdưới dạng trò chơi, giáo viên có thể tổ chức những trò chơi này cho học sinh để

Trang 27

giúp các em phát triển tư duy, rèn luyện phản ứng nhanh nhẹn và nâng cao tinhthần đoàn kết của các em trong tập thể lớp.

Với các bài tập làm văn, giáo viên cần chuẩn bị những hệ thống câu hỏi gợi

mở để học sinh trả lời, xây dựng ý cho đoạn văn, bài văn với các đề có mở rộngkiến thức, giáo viên có thể sử dụng đoạn văn, bài văn mẫu

II TÀI LIỆU ÔN TẬP HÈ MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH HẾT LỚP 4

1 CẤU TRÚC TÀI LIỆU

1.1 Cấu trúc của tài liệu

- Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xây dựng tài liệu ôn tập hè môn TiếngViệt cho học sinh hết lớp 4 gồm 12 phiếu ôn tập ( tương ứng với 12 tiết ôn tập hè ),mỗi phiếu sẽ ôn luyện kiến thức, kĩ năng của một chủ điểm trong sách Giáo khoaTiếng Việt lớp 4

-Các phiếu ôn luyện được xây dựng dưới hình thức kết hợp linh hoạt câuhỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận nên các bài tập có hình thức đadạng, phong phú

1.2.Cấu trúc của mỗi phiếu

1 2.1 Luyện đọc hiểu

_Số lượng : 3-4 bài tập / 1 phiếu

_ Xây dựng các bài tập đọc – hiểu đa dạng, phong phú về kiểu/loại , nộidung tương ứng với hệ thống chủ đề học tập môn Tiếng Việt lớp 4

1.2.2.Luyện chính tả

_ Số lượng : 2 bài / 1 phiếu

_ Xây dựng các bài tập chính tả có tính hệ thống hóa, khái quát hóa, đa

dạng về kiểu/ loại bài tập, tăng cường kênh hình để kết hợp hiểu ngữ nghĩa của từ

1.2.3.Luyện từ và câu

_Số lượng : 4 bài/ 1 phiếu

_ Xây dựng các bài tập về từ và câu đa dạng, phong phú, có tính hệ thống

hóa, khái quát hóa và có khả năng rèn tư duy linh hoạt, sang tạo cho HS, phát triểnnăng lực sử dụng Tiếng Việt

1.2.4.Tập làm văn

Trang 28

_ Số lượng: 1-2 bài / 1 phiếu

_ Bài tập luyện viết gồm hai loại chính:

+ Loại bài tập nhận biết cách thức tạo lập các kiểu, loại văn bản được học+ Loại bài tập tạo lập văn bản theo yêu cầu của chương trình môn TiếngViệt lớp 4, trong đó chú trọng khả năng nói, viết sáng tạo của học sinh

Trang 29

2 TÀI LIỆU ÔN TẬP HÈ

I Luyện đọc

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

ĐÔI GIÀY

1 Điều gì đã xảy ra với Gandhi khi anh ấy bước lên tàu ?

a.Cửa tàu bất ngờ đóng lại và Gandhi bị kẹt ở giữa

b Một chiếc giày ở chân Gandhi bị rơi xuống đường tàu

c.Một chiếc giày ở chân Gandhi bị rách

2 Gandhi đã làm gì khi một chiếc giày của anh ta bị rơi xuống đường tàu ?

a.Gandhi lao xuống nhặt chiếc giày bị rơi

b.Gandhi tỏ vẻ tiếc nuối vì đôi giày ấy anh ta vừa mới mua

c.Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia

3.Nội dung nào dưới đây là ý nghĩa của câu chuyện trên ?

a Khuyên chúng ta thà đi chân không còn hơn là đi một chiếc giày

b.Khuyên chúng ta hãy biết biến những cái không may của mình thành niềmhạnh phúc cho người khác

c Khuyên chúng ta phải cẩn thận khi đi tàu

Vào một ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một trong hai chiếc giày ở chân anh bị rơi xuống đường tàu Anh không thể lấy lại được nónữa vì tàu đã bắt đầu chuyển bánh

Bỗng nhiên Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia trước sự ngạc nhiên của các bạn đồng hành

Khi được hỏi tại sao lại làm như thế, Gandhi mỉm cười và nói: "Sẽ có mộtngười nghèo khổ nào đó tìm thấy chiếc giày nằm trên đường ray và anh ta sẽ

có cả một đôi giày để đi."

( Nguồn internet )

Phiếu 1

Trang 30

…àm đẹp cả vườn hoa.

Là con ………

III.Luyện từ và câu

1 Những chữ ( tiếng) nào được nói tới trong câu đố dưới đây:

Em là màu của lá non

Bỏ đầu đi sẽ lớn khôn nhất nhàChia đôi nửa dưới lìa ra

Nửa trên còn lại chẳng là gần nhau?

Là ………

2 Điền dấu hai chấm vào chỗ thích hợp:

Trong giờ học Tiếng Việt, …ợ học …inh không hiểu

ý nghĩa câu tục ngữ “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” , cô giáo hỏi: -Tại …ao một con ngựa đau cả đàn ngựa lại không ăn cỏ?

Tồ giơ tay …ung phong:

- Thưa cô vì đàn ngựa rất …áng …uốt nên đã biết cảnh giác ạ

- Nghĩa là sao?

- Thưa cô, đàn ngựa …ợ ngộ độc thực phẩm ạ!

Trong giờ khoa học, thấy Tí đang ngủ gật, cô giáo hỏi

- Có rất nhiều loại quả tốt cho sức khỏe như cam, bưởi, táo, xoài,… Tí, theo em còn loại quả nào nữa?

Tí dụi mắt đứng dậy trả lời

- Thưa cô, quả trứng ạ!

Trang 31

3 Dùng dấu gạch chéo ( / ) phân tách các từ trong câu “ Ông già đi nhanh quá !” theo hai cách hiểu khác nhau:

4 Điền từ thích hợp vào mỗi vòng tròn xung quanh sao cho ghép với

tiếng “ đồng” ( có nghĩa là cùng ) ở giữa sẽ tạo thành từ.

IV.Luyện viết

Dựa vào bức tranh sau đây, em hãy hình dung và kể câu chuyện theo một trong hai hướng sau :

a) Bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác

b) Bạn nhỏ không biết quan tâm đến người khác

Cách1:………

Cách2:………

đồng

Trang 32

Bài

viết

………

Trang 33

I.Luyện đọc

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

NGƯỜI THỢ GIÀY TRUNG THỰC

1 Tại sao những đôi giày do người thợ đóng rất đẹp vậy mà khách đến đóng giày lại rất ít ?

a Do cửa hàng ở vị trí không thuận tiện

b Do người thợ giày luôn nói đúng những đặc điểm của bàn chân kháchhàng và thường là đặc điểm xấu

c Do giày của cửa hàng chất lượng tốt, đi nhiều năm vẫn chưa hỏng nênkhách hàng không có nhu cầu mua nữa

2 Bà lão được người đóng giày giúp đỡ đã làm gì để trả ơn ?

Ở một thành phố nọ có một người hiền lành làm nghề đóng giày Anh ta biết chọn da tốt, đóng vừa vặn,giá lại rẻ Ấy vậy mà quán rất ế ẩm, bởi mỗi khi cầm bàn chân của khách lên, anh ta lại có thể nói đúng những đặc điểm xấu của họ Khách muốn đóng nhưng không dám đến Mùa đông tới, anh rất lo bởi cái đói, cái rét bắt đầu tấn công Một chiều nọ, bụng đói cồn cào, không đủ sức cầm nổi chiếc búa nhỏ May thay có một người tới mua đôi giày với giá rẻ mạt Anh ta vội bán ngay Cầm tiền, anh đi mua bánh mì Lúc về, khi đang nhai ngấu nghiến chiếc bánh mì , anh trông thấy một bà lão đang run rẩy vì lạnh cóng Động lòng, anh dừng lại và cho bà lão một ít tiền Bà lão mỉm cười : “Cảm ơn lòng tốt của con, ta sẽ giúp con giàu có Ta cho con một hòn đá nhỏ Mỗi khi đóng giày cho

ai, con hãy ngậm viên đá vào miệng và đừng nói điều gì Hãy chịu đựng im lặng, đến người khách thứ một trăm thì viên đá sẽ thành viên kim cương Con hãy bán nó đi và có thể sống sung sướng suốt đời.” Từ đó, tiệm của anh bắt đầu đông khách Vâng lời bà lão, anh không hề hé răng Vào một buổi sáng , người khách thứ 100 bước vào Đó là một tu sĩ Anh cố gắng im lặng Nhưng khi cầm bàn chân vị tu sĩ lên, anh biết ngay đây là một tên ma cô đang khoác áo từ bi “ Ông chỉ là một tên kẻ cướp chứ không phải là tu sỹ " - anh la to khiến người khách giật mình bỏ chạy Anh nhả viên đá và ném đi

( Theo internet)

Phiếu 2

Trang 34

a Bà lão mua tất cả số đôi giày mà người thợ đã đóng.

b Bà lão tặng cho người thợ giày một hòn đá nhỏ để người thợ ngậm vàomiệng mỗi khi đóng giày cho bất kì ai

c Bà lão tặng cho người thợ giày một cửa hàng ở một con phố đông ngườiqua lại

3 Điều gì đã xảy ra khi người thợ giày cầm bàn chân của vị khách thứ 100 ?

a Người thợ giày phát hiện ra một tên kẻ cướp đang khoác áo của một tu sỹ

để lừa gạt người dân

b.Người thợ giày phát hiện ra đôi chân của vị khách có mùi rất kì lạ

c Người thợ giày khen vị khách có bàn chân rất đẹp

4 Qua câu chuyện trên, em thấy anh thợ đóng giầy là người như thế nào?

a Anh thợ đóng giày là người xem thường vật chất, coi nhẹ tiền bạc

b Anh thợ đóng giày là người thẳng thắn, trung thực

c Anh thợ đóng giày là người ích kỉ, hay chê bai người khác

gia

cặp

Trang 35

2.Điền l hoặc n vào chỗ trống:

III Luyện từ và câu

1 Thay các từ đơn hoặc tổ hợp từ được in đậm trong những câu sau thành từ láy thích hợp để các câu văn trở nên sinh động hơn.

Ai đi xa Hà Nội cũng không thể nào quên được mùi hương rất thơm

của hoa sữa

- Sao bàn tay của con bẩn thế …ày? Có bàn tay …ào bẩn hơn bàn tay

này của con không?

Tũn xoè bàn tay trái của mình ra và nói:

- Dạ, bàn tay trái này bẩn hơn bàn tay phải ạ !

Trang 36

2 Trong đoạn văn dưới đây, danh từ riêng chưa được viết hoa, em hãy gạch chân rồi viết lại cho đúng vào bảng dưới đây.

3 Gạch dưới chỗ sai trong các câu sau đây rồi chữa lại cho đúng và chép vào các khung sau:

a)Ven đường, hai hàng cây cối mọc lên xanh tốt

b) Những con đường xá lầy lội sau cơn mưa

c) Công ty bố em mới nhập khẩu chiếc máy móc mới

Chùa một cột còn được gọi là chùa Diên hựu

(có nghĩa là “kéo dài tuổi thọ”) Chùa nằm trên

đất thôn thanh bảo, huyện quảng đức, phía tây

hoàng thành thǎng long thời lí, nay thuộc phố

chùa một cột, quận ba đình - hà nội, ở bên phải

lǎng chủ tịch hồ chí minh.

………

………

………

Trang 37

G U

U I

Ă

M

Ẳ G

Â

123456789

4 Giải ô chữ và viết lại từ ở hàng dọc

5 …….rách phải giữ lấy lề

6…… lòng trước, được lòng sau

7.Ăn ngay nói……

8 Thẳng như ruột ………

9…… ngay không sợ chết đứng

*Hàng dọc: ………

Trang 38

IV Luyện viết

Trong bài thơ “ Mẹ vắng nhà ngày bão” nhà thơ Đặng Hiển có viết:

Mấy ngày mẹ về quê Hai chiếc giường ướt một

Là mấy ngày bão nổi Ba bố con nằm chung

Con đường mẹ đi về Vẫn thấy trống phía trong

Cơn mưa dài chặn lối Nằm ấm mà thao thức

Nhưng chị vẫn hái láCho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăm đàn nganSáng lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợMua cá về nấu chua

Hãy đặt mình vào vai em bé trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” viết

Phiếu 3

Trang 39

I.Luyện đọc

Đọc câu chuyện sau rồi trả lời câu hỏi:

MƠ ƯỚC

1 Chú bé trong câu chuyện đã mơ thấy điều gì ?

a Cậu bé mơ thấy mình nằm ngủ trên bờ cát

b Cậu bé mơ thấy trên đảo ngoài xa có một ông nhà giàu Trong khu vườn nhà ông, có một cây hoa trà rất to, dưới gốc cây chôn một hũ vàng

c Cậu bé mơ mình đào được hũ vàng của một nhà giàu và sống sung sướng

2 Bạn của chú bé đã làm gì sau khi được nghe kể về giấc mơ đó ?

a Bạn chú bé khuyên chú bé hãy từ bỏ giấc mơ đó

Hai chú bé nọ ra bờ biển chơi, chơi chán, chúng nằm ngủ trên bờ cát Một chú

mơ thấy trên đảo ngoài xa có một ông nhà giàu Trong khu vườn nhà ông, có mộtcây hoa trà rất to, dưới gốc cây chôn một hũ vàng

Lúc tỉnh lại, cậu kể cho bạn mình nghe, nói rồi, thở dài tiếc nuối : “ Tiếc thật, chỉ

là giấc mơ.”

Cậu bé kia chỉ lặng yên nghe, nhưng ngay từ giây phút ấy, trong lòng đã nhen nhóm hi vọng kiếm tìm kho báu, cậu nói : “ Cậu bán giấc mơ ấy cho mình được không ?”

Sau khi mua được giấc mơ, cậu bé bắt đầu đi về phía đảo Sau bao vất vả, cuối cùng, cậu ta cũng lên được đảo Thật ngạc nhiên, trên đảo đúng là có một người giàu có Cậu liền tự nguyện xin làm người hầu cho gã Cậu phát hiện ra, trong vườn có rất nhiều cây hoa trà, năm nào cũng nở hoa Năm nào cũng vậy, cậu đều vun xới đất dưới gốc cây trà Cây mỗi lúc một lớn, ông chủ càng lúc càng yêu quý cậu Cho tới ngày kia, ông đào gốc trà trắng lên, lấy ra một hũ vàng và chia cho cậu bé một nửa

Cậu bé đem theo rất nhiều vàng bạc trở về quê, sống sung sướng Cậu bé bán giấc mơ năm xưa, tuy cậu vẫn luôn mơ, nhưng chưa giấc mơ nào thành hiện thực,rốt cuộc vẫn trắng tay

( Bài học nghĩa tình từ những câu chuyện nhỏ )

Trang 40

b Bạn chú bé đã mua lại giấc mơ đó của cậu bé.

c.Bạn chú bé không nói gì, tự mình đi tìm hòn đảo

3.Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì ?

a Không nên từ bỏ giấc mơ của mình bằng bất cứ giá nào, hãy luôn cố gắngthực hiện giấc mơ của mình đến cùng

b.Nếu được giá, hãy bán giấc mơ của mình cho người khác

c.Nếu không thực hiện được giấc mơ, hãy nhờ người khác giúp đỡ mình

II.Chính tả

1.Điền vào chỗ trống tr hoặc ch:

Tuổi thọ của chuột

2 Điền r, d hoặc gi vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:

Tàu ` không chạy …ưới sông Còi tu ầm ĩ vượt đồng bao la Khi về đến trước sân ga Người lên, kẻ xuống vào …a …ộn …àng?

Là………

…ong giờ học, thầy giáo hỏi:

- Tí, em có biết …uột sống được bao lâu không?

Sau một hồi …ầm tư suy nghĩ, Tí …ả lời:

- Em thưa thầy, …uyện này …úng ta không thể

dự đoán …ước được đâu ạ Nó còn phụ thuộc rất nhiềuvào suy nghĩ của con mèo ạ

Ngày đăng: 12/04/2016, 21:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ GD & ĐT (2008), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 đối với Giáo dục Tiểu học, số 7720/BGDĐT – GDTH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 – 2009 đối với Giáodục Tiểu học
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Năm: 2008
3. Bộ GD & ĐT (2008), Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2011 đối với Giáo dục Tiểu học, số 7720/BGDĐT – GDTH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009 – 2011 đối với Giáodục Tiểu học
Tác giả: Bộ GD & ĐT
Năm: 2008
4. Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 1
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sưphạm
5. Lê Phương Nga, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học 2
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sưphạm
6. Lê Phương Nga, Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
7. Lê Phương Nga (2008), 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4
Tác giả: Lê Phương Nga
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2008
8. Đặng Thị Trà, Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 4, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Tiếng Việt nâng cao lớp 4
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
9. Lê Phương Nga, Ôn luyện Tiếng Việt 4 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ôn luyện Tiếng Việt 4 theo chuẩn kiến thức và kĩ năng
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáodục
10. Lê Phương Nga, Phan Phương Dung, Vở bài tập Tiếng Việt 4 nâng cao (tập 1, 2), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vở bài tập Tiếng Việt 4 nâng cao (tập 1, 2)
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục Việt Nam
1. Bộ GD & ĐT (2005) , Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (tập 1, 2) – NXB GD Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w