1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 phần phi kim tiếp cận PISA theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT

128 772 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 3,83 MB

Nội dung

2. Lịch sử nghiên cứu Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bài viết… liên quan đến việc việc sử dụng bài tập trong dạy học nói chung và môn hóa học nói riêng và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến PISA như: TS. Cao Cự Giác. Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học. Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009. PGS.TS Nguyễn Xuân Trường. Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Nxb ĐH Sư Phạm, 2006...... Luận văn thạc sĩ: “Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (hình học không gian lớp 12 – Ban cơ bản” của Tăng Hồng Dương – lớp Cao học lý luận và phương pháp dạy học môn Toán K5 – Trường đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sĩ: “Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình học sinh quốc tế (PISA)” của Nguyễn Quốc Trịnh – lớp Cao học lý luận và phương pháp dạy học môn Toán K5 – Trường đại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn thạc sĩ: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học vô cơ lớp 9” của Nguyễn Thị Nguyệt Minh lớp cao học lý luận và dạy học môn Hóa – Trường đại học giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội. “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính” của Nguyễn Thị Phương Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội số 252000. “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)” của Nguyễn Ngọc Sơn trên Tập san Giáo dục Đào tạo số 32010 “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA” của Đỗ Tiến Đạt trên Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011 … Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán học hóa (“Rèn luyện HS trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn của PISA” của Nguyễn Sơn Hà trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 42010… Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng các bài tập hóa học theo cách tiếp cận của PISA.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đang tập trung đổi mới,hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đại, hòa nhập với xu hướng của các quốcgia khác trong khu vực và trên thế giới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của

Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu” và đồng thời nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” Đặc biệt thủ tướng chính phủ vừa phê duyệt

“chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2012” với mục tiêu tổng quát đến năm 2020nền giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.[2]

Mặt khác để góp phần thực hiện mục tiêu “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” mà Luật giáo dục nước ta năm 2005) tại chương 1, điều 3, khoản 2

đã nêu, và để tạo dựng niềm đam mê học hóa, giúp hóa học gần hơn với thực tiễnthì việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường THPT có vai trò rất quantrọng [3]

Tuy nhiên, trong thực tế các bài tập hóa học đã và đang sử dụng hiện nay ởtrường THPT quá chú trọng đến lí thuyết, xem nhẹ thực hành, xem nhẹ các kiếnthức đã học để giải quyết các vấn đề thực tiễn, phần nào còn mang tính hàn lâm,nghèo nàn về nội dung hóa học Trong kiểm tra đánh giá chúng ta cũng rất ít quantâm đến năng lực giải quyết vấn đề trong thực tiễn mà chỉ chú trọng vào nội dungmôn học

Giáo dục Việt Nam trong năm 2012 có một dấu ấn quan trọng khi lần đầutiên nước ta có khoảng 5.100 học sinh ở độ tuổi 15 của 162 trường thuộc 59 tỉnh,thành phố, cùng với hơn 70 quốc gia khác trên thế giới tham gia vào cuộc khảo sát

chính thức của PISA 2012 - (viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for

Trang 2

International Student Assessment”, được dịch là “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (“Organization for Economic Cooperation and Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và

triển khai) từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 04 năm 2012 Cho tới nay, PISA là cuộckhảo sát giáo dục duy nhất trên thế giới có tính chu kì (3 năm 1 lần) để đánh giákiến thức và kỹ năng của học sinh ở độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc

ở hầu hết các quốc gia PISA nổi bật nhờ quy mô toàn cầu và tính chu kỳ [5]

Mục tiêu của chương trình PISA không phải là để kiểm tra khối lượng kiếnthức học sinh học được trong nhà trường mà nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết

thúc chương trình giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào Nội dung đánh giá của PISA

hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sốngtương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia Thay vìkiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA xem xét khả năngcủa học sinh ứng dụng các kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực chuyên môn cơ bản,khả năng phân tích, lý giải và truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễngiải và giải quyết các vấn đề Theo nhận định của nhiều chuyên gia, PISA đượcđánh giá là cuộc khảo sát tin cậy về kiến thức và kỹ năng của học sinh [22]

Việc sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóahọc ở trường THPT là rất quan trọng, mang tính thiết thực cao Tuy nhiên, thực tếhiện nay, các bài tập hóa học ở trường THPT được xây dựng theo hướng này còn rất

thiếu Với những lý do trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 phần phi kim tiếp cận PISA theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT”

2 Lịch sử nghiên cứu

Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sách, giáo trình, tài liệu, bàiviết… liên quan đến việc việc sử dụng bài tập trong dạy học nói chung và môn hóahọc nói riêng và các tài liệu nghiên cứu liên quan đến PISA như:

- TS Cao Cự Giác Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học

Trang 3

- PGS.TS Nguyễn Xuân Trường Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở

trường phổ thông Nxb ĐH Sư Phạm, 2006

- Luận văn thạc sĩ: “Tiếp cận đánh giá PISA bằng phương pháp giải quyết vấn

đề qua dạy học các bài toán thực tiễn phần khối đa diện và khối tròn xoay (hình học không gian lớp 12 – Ban cơ bản” của Tăng Hồng Dương – lớp Cao học lý luận

và phương pháp dạy học môn Toán K5 – Trường đại học Giáo dục, đại học Quốcgia Hà Nội

- Luận văn thạc sĩ: “Dạy học phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông với các bài toán tiếp cận chương trình học sinh quốc tế (PISA)” của Nguyễn

Quốc Trịnh – lớp Cao học lý luận và phương pháp dạy học môn Toán K5 – Trườngđại học Giáo dục, đại học Quốc gia Hà Nội

- Luận văn thạc sĩ: “Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học vô cơ lớp 9” của Nguyễn Thị Nguyệt Minh - lớp

cao học lý luận và dạy học môn Hóa – Trường đại học giáo dục, đại học Quốc gia

Hà Nội

- “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính” của Nguyễn Thị Phương Hoa trên Tạp chí Khoa học Đại học

Quốc gia Hà Nội số 25/2000

- “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)” của

Nguyễn Ngọc Sơn trên Tập san Giáo dục - Đào tạo số 3/2010

- “Chương trình đánh giá HS quốc tế PISA” của Đỗ Tiến Đạt trên Kỷ yếu Hội

thảo Quốc gia về giáo dục Toán học phổ thông năm 2011 …

- Khai thác tiêu chuẩn của PISA nhằm rèn luyện khả năng toán học hóa (“Rèn luyện HS trung học phổ thông khả năng toán học hóa theo tiêu chuẩn của PISA”

của Nguyễn Sơn Hà trên Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội số 4/2010…

Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng cácbài tập hóa học theo cách tiếp cận của PISA

Trang 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạyhọc hóa học lớp 10 nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sốnghơn, học sinh có hứng thú, say mê học tập môn Hóa học, từ đó nâng cao hiệu quảdạy học Hóa học ở trường THPT [35]

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy họcHóa học ở trường THPT

- Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) về: mục đích,nội dung, tác động của nó đến nền giáo dục của các nước tham gia …

- Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS về hệthống các bài tập hóa học đã và đang sử dụng ở trường THPT

- Thiết kế hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóahọc lớp 10

- Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trongdạy học hóa học lớp 10

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để bước đầu kiểm nghiệm tính khoa họccủa hệ thống bài tập và tính khả thi, hiệu quả của những cách sử dụng đề xuất trongluận văn

- Nghiên cứu và đánh giá việc sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cậncủa PISA trong dạy học hóa học lớp 10

- Hoàn thiện hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóahọc lớp 10 phần phi kim

- Nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một số biện pháp trong việc sử dụng hệthống hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 10 -nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, học sinh cóhứng thú, say mê học tập môn hóa từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa học

Trang 5

Một số trường THPT ở Hòa Bình và Hà Nội.

6 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

6.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông Việt Nam

6.2 Đối tượng nghiên cứu

- Quá trình sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học môn hóa học lớp 10phần phi kim đã và đang tiến hành ở trường THPT

- Thiết kế đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISAtrong dạy học hóa học lớp 10 phần phi kim

7 Giả thuyết khoa học

Nếu thiết kế được và sử dụng một hệ thống bài tập theo cách tiếp cận củaPISA trong dạy học hóa học lớp 10 phần phi kim thì sẽ làm cho việc dạy học hóahọc gắn với thực tiễn cuộc sống hơn, phát triển được năng lực cho học sinh THPT,giúp học sinh có hứng thú, say mê học tập môn hóa học, từ đó nâng cao hiệu quảdạy học môn hóa học ở trường THPT

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

8.1.1 Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

8.1.2 Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT

8.1.3 Nghiên cứu tài liệu lý luận dạy học có liên quan đến việc thiết kế bài tập mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT

Trang 6

8.1.4 Nghiên cứu các tài liệu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA 8.1.5 Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình hóa học lớp 10

8.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

8.2.1 Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động dạy và học có sửdụng bài bập hóa học tại trường THPT nhằm phát hiện vấn đề nghiên cứu

8.2.2 Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với GV và HS để tìm hiểu ý kiến, quanniệm, thái độ của họ về việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy và học ở trườngTHPT, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà GV và HS đã gặp phải

8.2.3 Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc sử dụng bài tập của GV

và HS trong quá trình dạy và học môn Hoá học lớp 10

8.2.4 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyêngia, các giảng viên và GV có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng bài tập trong giảngdạy hóa học trước kia và hiện nay

8.2.5 Phương pháp thực nghiệm: Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra, tiếnhành thực nghiệm ở một số trường THPT để xem xét hiệu quả và tính khả thi của hệthống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 10 đã đượcxây dựng

8.3 Phương pháp xử lý thống kê toán học

Phương pháp này được dùng để phân tích và xử lí các số liệu thu được quađiều tra và thực nghiệm

9 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

9.1 Luận văn đã đề xuất một cách thức đổi mới phương pháp dạy học hóa học trong xu hướng đổi mới của thời đại và nỗ lực đổi mới.

9.2 Thiết kế hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 10.

9.3 Đề xuất cách sử dụng hệ thống bài tập theo cách tiếp cận của PISA trong dạy học hóa học lớp 10 để làm cho việc dạy học hóa học gắn với thực

Trang 7

nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa ở trường THPT, mang lại hiệu quả trong việc phát triển một số yếu tố của năng lực hóa học cho học sinh THPT phù hợp với điều kiện giáo dục nhà trường và định hướng đổi mới phương pháp dạy học Đồng thời góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếp cận năng lực cần thiết của người lao động trong thời đại mới.

Trang 8

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)

1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học trên thế giới

Vấn đề PPDH và đổi mới PPDH được các nhà giáo dục trên thế giới quantâm và đề cập rất nhiều trong các bài báo, hội thảo khoa học… Đáng chú ý nhấtkhuyến nghị của UNESCO về phát triển giáo dục vào các năm 1971; 1980; 1990đều nhất trí rằng phải thường xuyên “phát triển các phương pháp giáo dục mới,thích hợp hơn có thể đánh giá đúng mức khả năng học tập tích cực của HS và cũng

để thay thế các hệ thống đánh giá cũ, đặt căn bản trên trí nhớ về các kiến thức, kỹnăng… ” Từ đó cho thấy, đổi mới PPDH là một nhu cầu cấp bách của thời đại ngàynay Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nhân loại đang bước vào thế

kỉ của văn minh tri thức với những thành tựu rực rỡ của khoa học kĩ thuật trong đó

có khoa học Hóa học Nền văn minh đó đòi hỏi con người cần phải có tri thức, sựnhạy bén và năng lực sáng tạo để nắm bắt và giải quyết các vấn đề mới nảy sinh

Trước yêu cầu của xã hội, giáo dục được xem là chiếc đòn bẩy, là “công cụchủ yếu tạo ra sự phát triển”, thúc đẩy khoa học kĩ thuật và sản xuất tiến lên, gópphần cải thiện đời sống Giáo dục chính là chiếc chìa khóa mở vào cánh cửa tươnglai”, một xã hội được xây dựng trên nền tảng tri thức, giáo dục được coi là quốcsách hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Khẩu hiệu “hãy cứu lấy nền kinh tếbằng giáo dục” đã được nhiều quốc gia nêu cao, bối cảnh đó đòi hỏi ngành giáo dụcphải đổi mới cả về nội dung và phương pháp giảng dạy

Trang 9

Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới PPDH đang được tiến hành theo một sốphương hướng như tích cực hoá quá trình dạy học; cá thể hoá việc dạy học; dạy học lấy

HS làm trung tâm; dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học; …

Việc tích hợp kiến thức chuyên ngành vào phương pháp tư duy có thể đượcthấy rõ trong năm mục tiêu học tập then chốt được nêu ra bởi UNESCO, giúp làm

rõ các mục tiêu dạy học của phát triển bền vững (ESD) Năm mục tiêu đó là: (1)

học để biết, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của những kiến thức hàm chứa nội dung ý nghĩa và chính xác; (2) học để làm, tập trung vào tầm quan trọng của việc ứng dụng, sự xác đáng, và những kỹ năng; (3) học để sống cùng nhau, trong đó thừa nhận tầm quan trọng của động lực xã hội tích cực; (4) học cách tồn tại, tập

trung vào tầm quan trọng của trách nhiệm, phát triển cá nhân, siêu nhận thức; (5)

học cách thay đổi bản thân và xã hội, tập trung vào sự thay đổi nhận thức như là

phương tiện cam kết quan trọng Học không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc giahay một trường học nào

1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Đảng ta đã nêu ra một loạt quan điểm về GD, phù hợp vớiyêu cầu và đường lối đổi mới kinh tế - xã hội của đất nước, Đại hội VII khẳng định

“GD-ĐT, cùng với khoa học và công nghệ, là quốc sách hàng đầu” Sau đó đã xácđịnh sứ mạng của GD là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”

Về đầu tư, Đảng ta coi đầu tư cho GD là một trong những hướng chính của đầu tưphát triển, tạo điều kiện để GD đi trước và phục vụ đắc lực sự phát triển kinh tế, xãhội Nhưng nhìn lại, những quan điểm đúng đắn đó mới dừng ở nhận thức ban đầu,chưa được cụ thể hóa và quán triệt đầy đủ trong hành động Vì vậy, Giáo dục chưathực sự chuyển biến Tình trạng yếu kém, lạc hậu về Giáo dục đang là nỗi bức xúccủa cả xã hội và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém, lạc hậu trong phát triểnkinh tế, xã hội nói chung

Định hướng chung về đổi mới PPDH đã được thể chế hóa trong Luật giáodục 2005, điều 28.2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,

tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,

Trang 10

môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú học tập cho học sinh.”

Có thể nói, cốt lõi của đổi mới PPDH ở trường THPT là hướng tới giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc [4]

1.2 Bài tập trong dạy học Hóa học ở trường THPT

1.2.1 Ý nghĩa của việc sử dụng bài tập hóa học trong dạy học Hóa học ở trường THPT

Việc sử dụng bài tập trong dạy học là một trong những biện pháp kiểm tra đánh giá quan trọng, thiết thực, rất có giá trị, đã và đang được sử dụng không chỉđối với môn hóa học mà còn đối với cả các môn học khác ở trường phổ thông

Bài tập Hóa học có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đàotạo chung và mục tiêu riêng của môn Hóa học Bài tập Hóa học vừa là mục đích,vừa là nội dung, lại vừa là phương pháp dạy học hiệu nghiệm

Bài tập Hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt

1.2.1.1 Ý nghĩa trí dục

+ Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học Củng cố, đào sâu và mở rộngkiến thức một cách sinh động, phong phú, hấp dẫn Chỉ khi vận dụng được kiếnthức vào việc giải bài tập học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc

+ Rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng được các kiến thức đã học, biếnnhững kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của thầy thành kiến thức của chínhmình Khi vận dụng được kiến thức nào đó, kiến thức đó sẽ được nhớ lâu

+ Ôn tập, củng cố và hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất

+ Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tínhtoán theo CTHH và PTHH… nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn các kĩ năng thựchành, góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh

+ Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, lao động

Trang 11

+ Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.

1.2.1.2 Ý nghĩa phát triển:

Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái quát, độclập, thông minh, sáng tạo, rèn trí thông minh cho học sinh Một bài tập có nhiềucách giải có cách giải thông thường theo các bước quen thuộc nhưng cũng có cáchgiải độc đáo, thông minh, ngắn gọn mà lại chính xác Đưa ra một bài tập rồi yêu cầuhọc sinh giải bằng nhiều cách, tìm những cách giải ngắn nhất hay nhất là một cáchrèn luyện trí thông minh cho các em

1.2.1.3 Ý nghĩa giáo dục:

Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê khoahọc Hóa học

Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động: Lao động

có tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc

Thông qua việc vận dụng bài tập Hóa học vào việc giải quyết một số vấn đềcủa thực tế như: môi trường, nước sạch các em sẽ có ý thức trách nhiệm hơn với

1.2.2.1 Bài tập trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm)

TNKQ là phương pháp KT-ĐG kết quả học tập của học sinh bằng hệ thốngcâu hỏi TNKQ gọi là "khách quan" vì hệ thống cho điểm hoàn toàn khách quankhông phụ thuộc vào người chấm Khi làm bài học sinh chỉ lựa chọn đáp án đúngtrong số các phương án đã cho Thời gian dành cho mỗi câu chỉ từ 1 - 2 phút

1.2.2.2 Bài tập trắc nghiệm tự luận (câu hỏi tự luận)

Trang 12

Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sửdụng công cụ đo lường là các câu hỏi, khi làm bài học sinh phải viết câu trả lời,phải lý giải, lập luận chứng minh bằng ngôn ngữ của mình

Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan,điểm bởi những người chấm khác nhau có thể không thống nhất Một bài tự luậnthường có ít câu hỏi vì phải mất nhiều thời gian để viết câu trả lời

Các dạng câu hỏi TNTL

- Câu hỏi tự luận có sự trả lời mở rộng: loại câu này có phạm vi tương đốirộng và khái quát, học sinh được tự do diễn đạt tư tưởng và kiến thức trong câu trảlời nên có thể phát huy óc sáng tạo và suy luận

- Câu tự luận với sự trả lời có giới hạn Loại này thường có nhiều câu hỏi vớinội dung tương đối hẹp Mỗi câu trả lời là một đoạn ngắn

- Có 3 loại câu trả lời có giới hạn

+ Loại câu điền thêm và trả lời đơn giản Đó là một nhận định viết dưới dạngmệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi được đặt ra mà học sinh phải trả lời bằngmột câu hay một từ (trong TNKQ được gọi là câu điền khuyết)

+ Loại câu trả lời đoạn ngắn trong đó học sinh có thể trả lời bằng hai hoặc 3câu trong giới hạn của giáo viên

+ Giải bài toán có liên quan tới trị số, có tính toán số học để ra một kết quả

cụ thể đúng theo yêu cầu của đề bài

1.2.3 Bài tập hóa học mới trong dạy học Hóa học ở trường THPT

1.2.3.1 Ý nghĩa của việc xây dựng các bài tập hóa học mới

Trong quá trình dạy học, BTHH đã và đang phát huy những vai trò quantrọng của mình Tuy nhiên, các BTHH sử dụng trong nhà trường phổ thông hiệnnay còn nặng về kiến thức toán học, nghèo nàn về kiến thức hóa học Hầu hết cácBTHH hiện nay mới chỉ chủ yếu đánh giá HS về kiến thức lý thuyết hoá học, chưađánh giá nhiều về kĩ năng cơ bản môn hoá học như: kĩ năng học tập tích cực bộ mônHóa học, kĩ năng thực hành Hóa học, kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học vào thực

Trang 13

duy sáng tạo, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề trong học tập Hoá học và thực tiễn đờisống, chưa chú trọng đến việc phát triển năng lực tư duy Hóa học, năng lực pháthiện và giải quyết vấn đề của HS

Chính vì vậy, việc xây dựng nên những BTHH mới phù hợp với định hướngđổi mới của môn Hóa học nói riêng và định hướng đổi mới giáo dục nói chung là rấtquan trọng và có ý nghĩa thiết thực

1.2.3.2 Một số định hướng trong việc xây dựng bài tập hóa học mới

- BTHH phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực trên cơ sở củađịnh hướng xây dựng chương trình Hóa học phổ thông

- Nội dung bài tập phải ngắn gọn, súc tích, không quá nặng về tính toán mà cần chú ý tập trung vào rèn luyện và phát triển các năng lực nhận thức, tư duy Hóahọc và hành động cho học sinh

- BTHH cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Hóa học và các ứng dụng củaHóa học trong thực tiễn Thông qua các dạng bài tập này làm cho học sinh thấyđược việc học Hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức Hóa học rất gần gũithiết thực với cuộc sống Đồng thời, các BTHH cần khai thác các nội dung về vaitrò của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường và các hiện tượng tựnhiên, kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Hóahọc

- BTHH định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởicác thuật toán mà cần chú trọng đến nội dung Hóa học và các phép tính được sửdụng nhiều trong tính toán Hóa học

- Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập, như: Sử dụng bảng biểu, sơ đồ,văn bản, hình ảnh, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi

mở

Như vậy, xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến rèn luyện khảnăng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy hóa học cho học sinh ở cácmặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng Những bài tập có tính chất học thuộc trong

Trang 14

các bài tập lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập đòi hỏi sự tư duy,tìm tòi.

1.3 Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA

1.3.1 Đặc điểm của PISA

Chương trình đánh giá quốc tế PISA có một số đặc điểm sau:

- Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu Ngoài các nước thuộc khốiOECD, còn có nhiều quốc gia là đối tác của các nước thuộc khối OECD tham gia -

trong đó có Việt Nam, tham gia vào PISA năm 2012 (trong 3 ngày 12, 13 và 14

tháng 4 năm 2012, tại 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố với khoảng 5.100 họcsinh ở tuổi 15)[12]

- PISA được thực hiện đều đặn theo chu kỳ (ba năm một lần) tạo điều kiệncho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấuđạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản Cứ sau một năm kể từ ngày điều tra, vào lúc

10 giờ sáng - giờ Paris, ngày 04 tháng 12, kết quả điều tra sẽ được công bố trêntoàn thế giới

- Cho đến nay, PISA là khảo sát giáo dục duy nhất đánh giá về năng lực phổthông của HS độ tuổi 15 - độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.PISA là một trong những nỗ lực đầu tiên xây dựng một hệ thống đánh giá mangtheo triết lý giáo dục, đường hướng và phương pháp giảng dạy đáp ứng những nhucầu của thời đại

- PISA thu thập và cung cấp cho các quốc gia các dữ liệu có thể so sánhđược trên bình diện quốc tế cũng như xu hướng của dữ liệu quốc gia về năng lựcđọc hiểu, năng lực Toán học và khoa học của HS độ tuổi 15, từ đó giúp chính phủcác nước tham gia PISA rút ra những bài học về chính sách đối với giáo dục phổthông

- PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

+ Chính sách công (public policy): Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên

và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như: “Nhà trường của

Trang 15

cuộc sống trưởng thành chưa ?”, “Phải chăng một số loại hình học tập và giảng dạycủa những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác ?” và “Nhà trường có thể góp phầncải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khănkhông?”,…

+ Hiểu biết phổ thông(literacy): Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các

chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng xem xét đánh giá khả năng của HSứng dụng các kiến thức và kĩ năng trong các lĩnh vực chuyên môn và khả năngphân tích, lý giải, truyền đạt một cách có hiệu quả khi họ xem xét, diễn giải và giảiquyết các vấn đề

+ Học tập suốt đời(lifelong learning): HS không thể học tất cả mọi thứ cần

biết trong nhà trường Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệuquả, HS không những phải có kiến thức và kỹ năng mà còn có cả ý thức về động cơhọc tập và cách học PISA không những khảo sát kỹ năng của HS về học hiểu, toán

và khoa học mà còn đòi hỏi HS cả về động cơ, niềm tin về bản thân cũng như cácchiến lược học tập

- Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các

tình huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày củacác em trong nhà trường, và nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để họcsinh thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để học sinh ý thức về các vấn đề xãhội (như là sự nóng lên của trái đất, phân biệt giàu nghèo, v.v) Dạng thức của câuhỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu họcsinh tự xây dựng nên đáp án của mình Chất liệu được sử dụng để xây dựng các câuhỏi này cũng đa dạng, ví dụ như: bài tập đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trênbảng biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo

1.3.2 Mục tiêu đánh giá

PISA tập trung vào đánh giá 3 mảng năng lực chính: Năng lực toán học phổthông (Mathematical literacy); Năng lực đọc hiểu phổ thông (Reading literacy);Năng lực khoa học phổ thông (Science literacy) - Đó là những kiến thức và kỹ năngtối cần thiết cho một học sinh bước vào cuộc sống trưởng thành Và đó cũng là

Trang 16

những kỹ năng và kiến thức nền tảng không thể thiếu cho quá trình học tập suốt đờicủa mỗi người [15]

1.3.2.1 Năng lực Toán học phổ thông:

Là năng lực nhận biết và hiểu về vai trò của Toán học trong thế giới, biếtdựa vào Toán học để đưa ra những suy đoán có nền tảng vững chắc vừa đáp ứngđược các nhu cầu của đời sống cá nhân, vừa như một công dân biết suy luận, cómối quan tâm và có tính xây dựng Đó chính là năng lực phân tích, lập luận vàtruyền đạt ý tưởng (trao đổi thông tin) một cách hiệu quả thông qua việc đặt ra, hìnhthành và giải quyết vấn đề toán học trong các tình huống và hoàn cảnh khác nhau

1.3.2.2 Năng lực đọc hiểu phổ thông:

Là năng lực hiểu, sử dụng và phản ánh lại ý kiến của một cá nhân sau khiđọc một văn bản Khái niệm học và đặc biệt là học suốt đời đòi hỏi phải mở rộngcách hiểu về việc biết đọc Biết đọc không chỉ còn là yêu cầu của suốt thời kì tuổithơ trong nhà trường phổ thông, thay vào đó nó còn trở thành một nhân tố quantrọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức cá nhân, kĩ năng và chiến lượccủa mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các tình huống khác nhaucũng như trong mối quan hệ với người xung quanh

* Các câu hỏi được đánh giá ở 3 nhóm/cấp độ:

+ Thu thập thông tin

+ Phân tích, lí giải văn bản

+ Phản ánh và đánh giá

1.3.2.3 Năng lực Khoa học phổ thông:

Là năng lực của một cá nhân biết sử dụng kiến thức khoa học để xác định

Trang 17

giới tự nhiên thông qua hoạt động của con người thực hiện việc thay đổi thế giới tựnhiên Cụ thể là:

- Có kiến thức khoa học và sử dụng kiến thức để xác định các câu hỏi, chiếmlĩnh kiến thức mới, giải thích hiện tượng khoa học và rút ra kết luận trên cơ sởchứng cứ về các vấn đề liên quan đến khoa học

- Hiểu những đặc tính của khoa học như một dạng tri thức của loài người vàmột hoạt động tìm tòi khám phá của con người

- Nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với việc hình thànhmôi trường văn hóa, tinh thần, vật chất

- Sẵn sàng tham gia như một công dân tích cực, vận dụng hiểu biết khoa họcvào giải quyết các vấn đề liên quan tới khoa học

* Các câu hỏi ở 3 cấp độ/nhóm sau:

+ Xác định các câu hỏi khoa học: HS nhận biết các vấn đề mà có thể đượckhám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiêncứu khoa học

+ Giải thích hiện tượng một cách khoa học: HS có thể áp dụng kiến thức vềkhoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và

dự đoán sự thay đổi

+ Sử dụng các căn cứ khoa học, lí giải các căn cứ để rút ra kết luận

* Kỹ năng giải quyết vấn đề (Được đưa vào PISA từ năm 2003) được thiết

kế thành một đề riêng, các quốc gia có quyền lựa chọn đăng ký tham gia

* Mỗi kỳ đánh giá sẽ có một lĩnh vực kiến thức được lựa chọn để đánh giásâu hơn Năm 2015, trọng tâm đánh giá là năng lực Khoa học

Trang 18

Bảng 1.1 Nội dung đánh giá của PISA qua các kì

Năm

2000

Năm 2003

Năm 2006

Năm 2009

Năm 2012

Năm 2015 Đọc hiểu

Đọc hiểuToán học

Khoa học

Đọc hiểu

ToánhọcKhoahọc

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Giải quyết vấn đề Bài thi trên máy tính Bài thi đánh giá năng lực tài chính

Đọc hiểuToán học

Khoa học

Ghi chú: Phần gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đánh giá.

1.3.3 Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức,

kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chươngtrình giáo dục quốc gia Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông” (về

làm Toán, về khoa học, về đọc hiểu) - những năng lực cần thiết chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại

Ví dụ một số ngữ cảnh trong đánh giá Khoa học của PISA:

Con người

 Sức khỏe (duy trì sức khỏe, tai nạn, dinh dưỡng, v.v…)

 Tài nguyên (việc tiêu thụ năng lượng và các tài nguyên)

 Môi trường (thái độ thân thiện với môi trường, sử dụng và loại bỏ các loạivật liệu, v.v…)

 Rủi ro (do thiên nhiên hay do con người, v.v…)

 Các lĩnh vực khác (hứng thú với các giải thích về hiện tượng tự nhiên trongkhoa học, các sở thích, hoạt động, thể thao, âm nhạc dựa trên khoa học…)

Xã hội

Sức khỏe (kiểm soát bệnh tật, sức khỏe cộng đồng, chọn lọc thức ăn, vậnđộng xã hội v.v…)

Trang 19

phối lương thực, cung cấp năng lượng v.v….)

Môi trường (phân bố dân số, xử lí rác thải, tác động của môi trường, thờitiết địa phương, v.v….)

Rủi ro [những thay đổi bất thường (động đất, thời tiết khắc nghiệt), các thayđổi chậm rãi và lâu dài (sự xói mòn khu vực bờ biển, trầm tích), đánh giárủi ro]

Các lĩnh vực khác (các vật liệu mới, các thiết bị và quy trình, biến đổi gen,công nghệ vũ khí, vận tải)

Toàn cầu

Sức khỏe (bệnh dịch, sự lây lan của bệnh truyền nhiễm v.v….)

Tài nguyên (tài nguyên phục hồi được và không có khả năng phục hồi, các

hệ sinh thái, tăng trưởng dân số, v.v… )

Môi trường (đa dạng sinh học, khả năng duy trì của hệ sinh thái, kiểm soát

ô nhiễm, việc sinh ra và mất đi của đất, v.v… )

Rủi ro (thay đổi khí hậu, tác động của chiến tranh hiện đại, v.v….)

Các lĩnh vực khác (sự tuyệt chủng của các loài, thám hiểm không gian,nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ)

1.3.4 Cách đánh giá

Đề thi bao gồm nhiều bài tập (Unit), mỗi bài tập gồm một hoặc 1 số câu hỏi(items)[9]

- Bài thi bao gồm phần dẫn “stimulus material” (có thể trình bày dưới dạng

chữ, bảng, biểu đồ, …) và theo sau đó là 1 số câu hỏi (item) được kết hợp với tàiliệu này

- Việc cho điểm của các câu trong một Unit là độc lập

- HS phải dùng bút chì để làm trực tiếp vào “Đề thi PISA”

1.3.4.1 Các kiểu câu hỏi được sử dụng (trong các Unit)

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (short response question);

- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để chođiểm) (open- constructed response question)

Trang 20

Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (close constructed response question).

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice)

- Câu hỏi Có - Không, Đúng - Sai phức hợp (Yes - No, True - False)

1.3.5 Đối tượng đánh giá

Học sinh trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường

xuyên

1.3.6 Những quốc gia đã tham gia PISA và kết quả đạt được

Bảng 1.2, 1.3, 1.4 là kết quả của các nước đứng đầu về ba môn: Khoa học,Đọc hiểu, Toán học qua các kì đánh giá của PISA từ 2000 - 2006

Bảng 1.2 Các nước đứng đầu về Khoa học từ 2000 – 2006

1 Hàn Quốc 552 Phần Lan, Nhật Bản 548 Phần Lan 563

2 Nhật Bản 550 Hồng Kông* 539 Hồng Kông 542

4 Anh 532 Úc, Liechtenstein, Ma Cao 525 Đài Loan * 532

*Những quốc gia tham gia lần đầu

Bảng 1.3 Các nước đứng đầu về Đọc hiểu từ 2000 - 2006

Trang 21

2 Canađa 534 Hàn Quốc 534 Phần Lan 547

3 New Zealand 529 Canađa 528 Hồng Kông 536

4 Úc 528 Úc, Liechtenstein 528 Canađa 527

5 Ai len 527 New Zealand 522 New Zealand 521

Bảng 1.4 Các nước đứng đầu về Toán từ 2000 - 2006

1 Nhật 557 Hồng Kông* 550 Đài Loan 549

2 Hàn Quốc 547 Phần Lan 544 Phần Lan 548

3 NewZealand 537 Hàn Quốc 542 Hồng Kông, Hàn Quốc 547

4 Phần Lan 536 Hà Lan 538 Hà Lan 531

5 Úc, Canađa 533 Liechtenstein 536 Thụy Sĩ 530

*Những quốc gia tham gia lần đầu

* Kết quả PISA năm 2009:

Chương trình PISA 2009, đã có 63 nước tham gia chủ yếu là các nước pháttriển

Đây là kết quả của 1 số nước đứng đầu trong bảng xếp hạng:

Tổng thể

Đọc hiểu

Toán học

Khoa học

Truy cập

và lấy thông tin

Tích hợp và giải thích

Phản ánh và đánh giá

Văn bản liên tục

Văn bản không liên tục

Trang 22

Qua 4 kì khảo sát của PISA, Phần Lan là nước có kết quả cao nhất thế giới

(nếu tính tổng kết quả ở cả ba lĩnh vực khoa học, Toán học và đọc hiểu)

* Tác động của PISA đến giáo dục các nước

Đối với hầu hết các nước trên thế giới, kết quả điều tra PISA lần đầu tiên saukhi được công bố là một sự “cảnh tỉnh thô bạo” về thực trạng nền giáo dục của cácnước OECD và các nước tham gia PISA Trước PISA, chưa từng có cuộc điều tranào so sánh trình độ HS giữa các nước Thực tế là các nước, đặc biệt là các cườngquốc lớn như Đức, Anh, Pháp, Mỹ đều “tự hào” và cho rằng nền giáo dục của mình

là ưu việt nhất, là cái nôi sản sinh ra những thiên tài, triết gia và các nhà bác học.Đặc biệt, nền giáo dục Đức - từng được xem là niềm tự hào của châu Âu, nơi sảnsinh ra một số vĩ nhân của nhiều thời đại, nhưng kết quả yếu kém sau hai lần điềutra (đứng dưới mức trung bình của OECD) đã khiến toàn xã hội đứng trước tìnhtrạng “tự vấn” Tình hình này được gọi là “ cú sốc PISA” Nhận thức được thựctrạng hệ thống giáo dục đã “lỗi thời”, nước Đức đã “mổ xẻ” những điểm yếu trong

hệ thống giáo dục của mình và đưa ra những sửa đổi căn bản hệ thống giáo dụcquốc gia của mình Nước Đức là một trường hợp điển hình cho sự tác động tích cựccủa chương trình PISA đối với sự cải tổ, nâng cao chất lượng giáo dục

1.4 Thực trạng việc sử dụng bài tập trong dạy học môn hóa học 10 ở một

số trường THPT tại Hòa Bình và Hà Nội.

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng sử dụng bài tập hóa học ở trườngTHPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số GV và HS ở các trường THPT trênđịa bàn huyện Đông Hưng của tỉnh Thái Bình, huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình

và Quận Cầu Giấy Hà Nội

1.4.1 Mục đích điều tra

Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học hiện naycủa một số trường THPT thuộc địa bàn và coi đó là căn cứ để xác định phươnghướng trong nhiệm vụ phát triển tiếp theo của đề tài

Trang 23

Điều tra để có cơ sở phân tích hiệu quả của quá trình dạy và học của GV và

HS trường THPT, từ đó đưa ra giải pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học hóa học ở nhà trường

Lấy được ý kiến quan niệm của GV và HS về việc sử dụng BTHH trong giảngdạy và học tập ở trường THPT

1.4.2 Nội dung điều tra

 Điều tra về tình hình sử dụng BTHH hiện nay ở trường THPT

 Điều tra về các dạng BTHH hiện nay đang sử dụng trong dạy và học hóahọc ở trường THPT

 Điều tra về việc xây dựng các BTHH mới trong dạy học hóa học hiệnnay ở trường THPT

 Đánh giá của GV và cán bộ quản lí về năng lực nhận thức của các em

HS khi sử dụng BTHH hiện nay ở trường THPT

1.4.3 Đối tượng điều tra

 Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa học ở một số trường THPTthuộc huyện Đông Hưng của tỉnh Thái Bình, huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình

và Quận Cầu Giấy

 Các HS tham gia học các lớp thực nghiệm của đề tài

 Một số cán bộ quản lí của các trường, Sở giáo dục - đào tạo và các banngành có liên quan

1.4.4 Phương pháp điều tra

 Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi, toạ đàm và phỏng vấn các GV, các cán bộquản lí và HS tham gia thực nghiệm

 Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV

 Gửi và thu phiếu điều tra cho GV và cán bộ quản lí

1.4.5 Kết quả điều tra

Trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2013, chúng tôi đã:

- Dự giờ 4 tiết của các GV hóa học ở trường THPT Đông Quan - Đông Hưng

- Thái Bình

Trang 24

- Gửi phiếu điều tra đến 32 GV hóa học thuộc các trường THPT Mê Linh,THPT Bắc Đông Quan, THPT Tiên Hưng - Đông Hưng - Thái Bình, THPT NguyễnTrãi - Lương Sơn - Hòa Bình, THPT Cầu Giấy - Cầu Giấy - Hà Nội (xem phụ lục1) Ngoài ra còn gửi qua mail cho 1 số giáo viên ở các tỉnh khác như Nam Định, HảiDương …

- Trao đổi và xin ý kiến của một số cán bộ quản lí của các trường và phòngGiáo dục và Đào tạo

Kết quả điều tra được tổng hợp bằng các bảng sau:

Bảng 1.5 Tình trạng GV sử dụng bài tập trong các giờ dạy học

Các giờ có sử dụng BTHH

Số GV sử dụng (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không sử dụng

Bảng 1.6 Mức độ sử dụng các dạng bài tập hóa học sử dụng trong dạy học

Các dạng bài tập

Số GV sử dụng (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không

sử dụng

1 Mô tả, giải thích hiện tượng thực tế trong

đời sống bằng kiến thức hóa học 28,13 50 21,87

2 Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên

3 Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên

4 Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng

biểu có liên quan đến kiến thức hóa học 21,88 46,88 31,24

5 Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn

=> Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:

- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra Nội

Trang 25

viết phương trình, bài tập nhận biết chất, bài tập tính toán Nội dung các bài tập ítsáng tạo, nên dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp so vớitrình độ của các em, làm cho môn Hóa học trở nên khó, ít hứng thú với HS.

- Đặc biệt, các bài tập mà hầu hết các GV hiện nay sử dụng mang tính hànlâm, chỉ chú trọng đến đánh giá kiến thức lý thuyết hóa học Những dạng bài tậpliên quan đến những vấn đề thực tế của cá nhân và cộng đồng, những dạng bài tậpphát huy năng lực, tư duy khoa học của HS gần như chưa được GV sử dụng

trong kiểm tra - Đánh giá HS

- Chưa khai thác triệt để các ứng dụng của Hóa học trong thực tế và các vấn

đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức Hóa học vào nội dung bài tập nên tính thựctiễn của môn học chưa cao

- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách thamkhảo mà chưa có phương pháp để thiết kế và xây dựng một cách đa dạng các loạibài tập, nên nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa tạo hứng thú học tậpcho học sinh

CHƯƠNG 2:

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10

PHẦN PHI KIM TIẾP CẬN PISA THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 2.1 Phân tích chương trình hóa học 10 phần phi kim.

2.1.1 Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 10

Môn hóa học ở trường THPT có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mụctiêu đào tạo của nhà trường THPT Môn Hóa học cung cấp cho học sinh một hệthống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực về hóa học, hình thành ở các emmột số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việc khoa học, góp phần hìnhthành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinhhọc lên và đi vào cuộc sống lao động.[11]

Chương trình môn Hóa học ở trường THPT phải giúp cho học sinh đạt cácmục tiêu cụ thể sau đây:

Trang 26

- Các loại liên kết hóa học và xu hướng hình thành liên kết của các nguyêntử.

- Khái niệm về chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa

- khử Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa - khử, cân bằng phản ứng oxi hóa –khử và phân loại các phản ứng vô cơ

- Tính chất của các nguyên tố nhóm Halogen, Oxi – lưu huỳnh Đơn chất,hợp chất và ứng dụng, điều chế chúng

- Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học, ảnh hưởng của các yếu tố đến tốc độphản ứng và nguyên lý chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê

2.1.1.2 Về kĩ năng

Học sinh có được một số kĩ năng phổ thông, cơ bản và thói quen làm việckhoa học đó là:

- Kĩ năng cơ bản tối thiểu làm việc với các chất, dụng cụ hóa học, quan sát,

mô tả hiện tượng và tiến hành một số thí nghiệm hỗn hợp đơn giản trong môn học

- Biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức

- Biết thu thập phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu

- Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học

- Có kĩ năng giải bài tập hóa học và tính toán

- Biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của

Trang 27

2.1.1.3 Về thái độ và tình cảm

Học sinh có được những tình cảm tích cực như :

- Có lòng ham thích học tập bộ môn hóa học, có niềm tin về sự tồn tại, về sựbiến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con người, hóa học đã và đanggóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

- Có ý thức tuyên truyền và vận dụng tiến bộ của khoa học nói chung và hóahọc nói riêng vào đời sống sản xuất ở gia đình và địa phương

- Có những phẩm chất, thái độ cần thiết của người lao động như cẩn thận,kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, trung thực

- Có ý thức trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội để có thể hòa hợpvới môi trường thiên nhiên và cộng đồng

2.2.2 Cấu trúc nội dung chương trình

Từ năm học 2009 - 2010, để thống nhất trên phạm vi toàn quốc về kế hoạchdạy học và nội dung dạy học môn Hóa học cho trường THPT, Bộ giáo dục và Đàotạo đã ban hành tài liệu phân phối chương trình THPT Nội dung của tài liệu trìnhbày về hướng dẫn sử dụng khung phân phối chương trình cấp THPT và những vấn

đề cụ thể của môn Hóa học

Hướng dẫn sử dụng khung phân phối chương trình cấp THPT trình bày vềcác vấn đề sau đây:

- Khung phân phối chương trình

- Phân phối chương trình dạy học tự chọn

- Thực hiện các hoạt động giáo dục

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

- Thực hiện các nội dung giáo dục địa phương

Những vấn đề cụ thể của môn hóa học hướng dẫn về:

- Thực hiện nội dung dạy học

- Thực hành, thí nghiệm

- Kiểm tra đánh giá

Trong phạm vi giới hạn của đề tài tôi xin trình bày nội dung chương trình

Trang 28

Hóa học 10:

Nội dung

Số tiết Lí

thuyết

Luyện tập

Thực hành

Ôn tập

Kiể m tra

Chương 2 Bảng tuần hoàn các nguyên

tố hóa học và định luật tuần hoàn

Chương 3 Liên kết hóa học 4 3

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC LỚP 10

1 1, 2 Ôn tập đầu năm

Chương I: Nguyên tử

2 3 Thành phần nguyên tử

4 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị

3 5 Hạt nhân nguyên tử Nguyên tố hóa học Đồng vị ( tiếp)

6 Luyện tập: Thành phần nguyên tử

4 7 Cấu tạo vỏ nguyên tử

8 Cấu tạo vỏ nguyên tử (tiếp)

5 9 Cấu hình electron nguyên tử

10 Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử

6 11 Luyện tập: Cấu tạo vỏ nguyên tử

12 Kiểm tra 1 tiết

Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn

7 13 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

14 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ( tiếp)

8 15 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron các nguyên tố hóa học

Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học Định

luật tuần hoàn( Bài 8 + 9: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình

Trang 29

của các nguyên tố hóa học Định luật tuần hoàn dạy gộp 2 bài)

16 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron các nguyên tố hóa học

Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học Địnhluật tuần hoàn

9 17 Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron các nguyên tố hóa học

Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học Địnhluật tuần hoàn

18 Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

10 19 Luyện tập chương 2

20 Luyện tập chương 2

21 Kiểm tra 1 tiết

Chương 3: Liên kết hóa học

11 22 Liên kết ion - Tinh thể ion(Bài 12 mục III: Tinh thể ion không

dạy)

12 23 Liên kết cộng hóa trị

24 Liên kết cộng hóa trị ( tiếp)

13 25 Luyện tập liên kết cộng hóa trị (Bài 14 Tinh thể nguyên tử và

tinh thể phân tử không dạy cả bài)

26 Hóa trị và số oxi hóa

14 27 Luyện tập chương 3(Bài 16: Bảng 10 So sánh tinh thể ion, tinh

thể nguyên tử, tinh thể phân tử không dạy Bài tập 6 không yêu cầu học sinh làm)

28 Luyện tập chương 3( tiếp)

Chương 4: Phản ứng oxi hoá - khử

15 29 Phản ứng oxi hóa – khử

30 Phản ứng oxi hóa – khử

16 31 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ

32 Luyện tập chương 4

17 33 Luyện tập chương 4( Tiếp)

34 Bài thực hành số 1: Phản ứng oxi hóa – khử

39 Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua Luyện tập

40 Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua Luyện tập(Tiếp)

Trang 30

41 Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất

của clo

42 Sơ lược về hợp chất có oxi của clo (Bài 24 Sơ lược về hợp chất

có oxi của Clo không dạy các phương trình hóa học NaClO +

CO 2 + H 2 O và CaOCl 2 + CO 2 + H 2 O )

22

43 Flo – Brom - Iot

44 Flo – Brom – Iot(Tiếp)[Bài 25 Mục 3+4: Ứng dụng – Sản xuất

(trang 110, 111, 113 )không dạy]

23

45 Luyện tập: Nhóm Halogen

46 Luyện tập: Nhóm Halogen

24

47 Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của Brom và Iot

48 Kiểm tra 1 tiết

Chương 6: Nhóm Oxi - Lưu huỳnh

25

49 Oxi – Ozon Luyện tập

50 Oxi – Ozon Luyện tập

26

51 Lưu huỳnh (Bài 30 Mục II.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính

chất vật lý không dạy)

52 Bài thực hành số 4: Tính chất của Oxi, lưu huỳnh(Bài 31 Thí

nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ không bắt buộc phải làm)

27 53 Hiđro sunfua Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit

54 Hiđro sunfua Lưu huỳnh đioxit Lưu huỳnh trioxit(Tiếp)

28

55 Axit sunfuric Muối sunfat

56 Axit sunfuric Muối sunfat(Tiếp)

29

57 Luyện tập chương 6

58 Luyện tập chương 6 (Tiếp)

30

59 Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh(Bài

35 Thí nghiệm 1+3 không bắt buộc)

60 Kiểm tra 1 tiết

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

Trang 31

34 67 Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học(Tiếp)

có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể giải quyết tốt một số vấn đềHóa học có liên quan đến đời sống và sản xuất Mặt khác góp phần phát triển tư duysáng tạo cho HS

2.2 Thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học Hóa học phần phi kim lớp 10

- BTHH cần chú ý đến việc mở rộng kiến thức Hóa học và các ứng dụng củaHóa học trong thực tiễn Thông qua các dạng bài tập này làm cho học sinh thấyđược việc học Hóa học thực sự có ý nghĩa, những kiến thức Hóa học rất gần gũithiết thực với cuộc sống Đồng thời, các BTHH cần khai thác các nội dung về vaitrò của Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội môi trường và các hiện tượng tựnhiên, kích thích được sự đam mê, hứng thú học tập của học sinh đối với môn Hóahọc

- BTHH định lượng được xây dựng trên quan điểm không phức tạp hóa bởicác thuật toán mà cần chú trọng đến nội dung Hóa học và các phép tính được sửdụng nhiều trong tính toán Hóa học

Trang 32

- Đa dạng hóa các hình thức câu hỏi, bài tập như: Sử dụng bảng biểu, sơ đồ,văn bản, hình ảnh, câu hỏi trắc nghệm khách quan, câu hỏi tự luận ngắn, câu hỏi

mở

Như vậy, xu hướng phát triển của BTHH hiện nay hướng đến rèn luyện khảnăng vận dụng kiến thức, phát triển khả năng tư duy Hóa học cho học sinh ở cácmặt: lí thuyết, thực hành và ứng dụng Những bài tập có tính chất học thuộc trongcác bài tập lí thuyết sẽ giảm dần mà được thay bằng các bài tập đòi hỏi sự tư duy,tìm tòi

=> Để thiết kế bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ:

- Những kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra

- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến kiếnthức Hóa học

- Một số bài tập mẫu của PISA

- Một số bài tập Hóa học cơ bản có sẵn

2.2.1.2 Nguyên tắc

Dựa vào các cơ sở và những điểm xuất phát trên, có thể xây dựng được một

bài tập Hóa học có tính chất cơ bản, điển hình (gọi là bài tập gốc) Áp dụng phương

pháp grap kết hợp với tiếp cận modul, ta có thể biến đổi nội dung bài tập gốc thànhnhiều bài tập khác nhau theo 6 nguyên tắc sau đây:

1 Nghịch đảo giữa điều kiện và yêu cầu

2 Phức tạp hoá điều kiện

3 Phức tạp hoá yêu cầu

4 Phức tạp hoá cả điều kiện và yêu cầu

5 Tổ hợp nhiều bài tập

6 Chuyển bài tập dạng tự luận sang các dạng trắc nghiệm khách quan vàngược lại

Trang 33

Các nguyên tắc trên là cơ sở để phân hoá bài tập theo từng mục đích dạy họckhác nhau, làm cho số lượng và chất lượng (độ khó) các bài tập Hóa học được tănglên.

2.2.2 Quy trình thiết kế hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA

2.2.2.1 Lựa chọn đơn vị kiến thức

Với những định hướng đổi mới trong kiểm tra đánh giá môn Hóa học ởtrường THPT và phát huy những điểm tích cực của PISA, khi xây dựng hệ thốngbài tập Hóa học lớp 10 hướng tiếp cận PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến thứckhông chỉ có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống

của cá nhân và cộng đồng (như: mưa axit, ăn mòn kim loại, ô nhiễm môi trường không khí ), phát huy được năng lực khoa học, năng lực phát hiện và giải quyết

vấn đề của học sinh nhưng không quá khó, quá trừu tượng, làm mất đi bản chấthóa học.[16]

2.2.2.2 Xác định mục tiêu giáo dục của đơn vị kiến thức

Đơn vị kiến thức lựa chọn khi thiết kế bài tập theo hướng tiếp cận PISA cầnthực hiện được mục tiêu giáo dục (về kiến thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm) củamôn Hóa học nói riêng và mục tiêu giáo dục ở trường THPT nói chung

2.2.2.3 Thiết kế hệ thống bài tập theo mục tiêu

Từ các bài tập Hóa học và các bài tập của PISA đã có, cũng như các ý tưởng,nội dung kiến thức Hóa học, thiết kế hệ thống bài tập Hóa học theo các hướng như:

Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có

Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với học sinh, ta có thể dựa vào bài tập

đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như:

- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất

- Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng

- Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại nhữngdạng phương trình hóa học cơ bản ,

- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đãcho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ

Trang 34

- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát

- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới

Xây dựng bài tập hoàn toàn mới

Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là:

- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt rabài tập mới

- Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống thực tiễn hay và quantrọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu để phối hợp lại thành bàimới

2.2.2.4 Kiểm tra thử

Thử nghiệm áp dụng bài tập Hóa học đã thiết kế trên đối tượng học sinh thựcnghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã thiết kế về tính chính xác, khoa học, thực tếcủa kiến thức Hóa học, Toán học cũng như độ khó, tính ưu việt, cũng như tínhkhả thi, khả năng áp dụng của bài tập

2.2.2.5 Chỉnh sửa

Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống trong bài tập sau khi đãcho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiếnthức, kĩ năng, có giá trị về mặt thực tế và phù hợp với đối tượng học sinh, với mụctiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn Hóa học ở trường THPT

2.2.2.6 Hoàn thiện hệ thống bài tập

Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống bài tập một cách khoa học

Dưới đây là một số ví dụ về bài tập được xây dựng theo nguyên tắc và quy trìnhtrên:

2.3 Hệ thống bài tập phần phi kim lớp 10 theo hướng tiếp cận PISAChương V: NHÓM HALOGEN

Bài tập 1: ClO

Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sửdụng Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi

Trang 35

vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường Cách đơngiản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột

Câu hỏi 1: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?

Mã hóa câu hỏi 1:

Mức đầy đủ

Mã 1 : Trả lời và giải thích đúng

Trong hệ thống nước máy thành phố, người ta cho vào một lượng nhỏ khíclo để có tác dụng diệt khuẩn Một phần khí clo gây mùi (tan trong nước) vàmột phần tác dụng với nước: H2O + Cl2  HCl + HClO

Hợp chất HClO không bền, có tính oxi hoá mạnh:

HClO  HCl + ONguyên tử oxi có khả năng diệt khuẩn

Mức chưa đầy đủ

Mã 0: Chỉ trả lời và không giải thích được

Mức không đạt

Mã 9: Trả lời sai hoặc không có đáp án

Câu hỏi 2: Nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra lượng clo dư và viết phương trình hóa học của phản ứng (nếu có)

Mã hóa câu hỏi 2:

Mức đầy đủ

Mã 1: Nêu đúng hiện tượng và viết phương trình hóa học đúng

Cho nước máy đã xử lý bằng clo vào ống nghiệm chứa dung dịch KI khôngmàu, thêm 1 ml hồ tinh bột Nếu nước máy còn dư clo, hồ tinh bột sẽ chuyển sangmàu xanh, chứng tỏ có iot tự do được tạo ra do phản ứng: Cl2 + 2KI  2KCl + I2

Mức chưa đầy đủ

Mã 0: Chỉ nêu được hiện tượng mà không viết được phản ứng

Mức không đạt

Mã 9: Nêu hiện tượng và viết phản ứng sai hoặc không đưa ra đáp án

Bài tập 2: Thu khí clo

Trang 36

Trong các hình vẽ mô tả cách thu khí clo sau đây, hình vẽ nào đúng?

Mã hóa bài tập 2:

Mức đầy đủ

Mã 1: Giải thích và kết luận đúng:

Dựa trên tính chất vật lí và hoá học của khí clo là:

 Nặng hơn không khí và không tác dụng với không khí

Trang 37

Bài tập 3: Điều chế khí clo

Bạn Hùng định thiết kế thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm

theo sơ đồ hình vẽ dưới đây Hãy cho nhận xét của em về cách thiết kế thí nghiệm

của bạn Hùng?

Mã hóa bài tập 3:

Mức đầy đủ

Mã 1: Giải thích và chỉ rõ 3 ý:

- Hình vẽ bên mô tả cách điều chế và thu trực tiếp

khí clo bằng phương pháp đẩy không khí, nên bình thu

khí không đậy nút kín để không khí trong bình bị đẩy ra

Mã 9: Giải thích và chỉ chỗ sai không đúng hoặc không nhận xét

Bài tập 4: Khí nào đã được dùng làm vũ khí?

Đó là xế chiều ngày 24 - 4 - 1915 (thế chiến thứ nhất 1914 - 1918) giữa 2ngôi làng có tên là Steenstraat và Poel Kappelle (nước Bỉ) xuất hiện một đám khóixuất phát từ phòng tuyến của quân Đức bay là là cách mặt đất 1 mét theo chiều giótiến dần đến phòng tuyến quân Pháp Đó là 150 tấn khí được chứa trong 5830 thùngđiều áp vừa được các binh sĩ của trung đoàn quân tiên phong 35 và 36 Đức thả vàokhông khí Mười lăm phút sau, bộ binh Đức được trang bị đặc biệt bám theo đámkhói đó tấn công thẳng vào cứ điểm Pháp Sự tác động của khí độc thật vô cùng ghêgớm Hàng trăm binh sĩ Pháp hỗn loạn chạy ngược về phía sau tìm không khí đểthở Khi quân Đức tới nới họ trông thấy nhiều xác chết với gương mặt xanh nhợtnằm la liệt bên những người hấp hối, cơ thể co giật dữ dội, miệng ứa ra một chất

Trang 38

dịch màu vàng nhạt Kết quả là tuyến phòng thủ của quân Pháp bị phá vỡ và khí đó

đã giết chết 3000 người và làm 7000 người bị thương

Ngày nay công ước quốc tế đã cấm sử dụng vũ khí Hóa học để chống lại loàingười

Theo em, khí nào đã gây nên thất bại thảm hại đó của quân Pháp?

Bài tập 5: Vai trò của axit clohiđric với cơ thể con người

Axit clohiđric (HCl) có vai trò như thế nào đối với cơ thể con người?

Mã hóa bài tập 5:

Mức đầy đủ

Mã 1: HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể.Trong dich vị dạ dày của người có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001mol/l Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, HCl còn là chất xúc tác cho cácphản ứng thuỷ phân các gluxit (đường, tinh bột) và chất protein (chất đạm) thànhcác chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được

Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh Khi trong dich vị dạ dày HCl có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 mol/l ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0.001mol/l ta mắc bênh ợ chua

Mức chưa đầy đủ

Trang 39

Mã 0: Nêu được vai trò và nồng độ của HCl trong dịch vị dạ dày nhưng chưagiải thích được đầy đủ tại sao người ta mắc bệnh ợ chua hoặc khó tiêu

Không đạt

Mã 9: +Không nêu đúng nồng độ của HCl trong dịch vị

+ Giải thích sai vai trò của HCl

Bài tập 6: Hóa chất dùng xử lý nước sau lũ

Mưa lớn, kéo dài, nước ngập tràn, cuốn trôi tất cả mọi thứ ô uế có trên mặtđất là một trong những nguyên nhân là do nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng Vìthế, khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt là việc làm cấp bách sau mỗi đợt lũ lụtxảy ra.Việc sử dụng hóa chất được thực tế chứng minh là tiện và lợi hơn rất nhiều.Một số hóa chất khử trùng (như clo, iốt) có

thể tồn tại trong nước một thời gian sau khi

tiếp xúc Lượng hóa chất thừa rất cần thiết vì

nó có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

tới mức tối thiểu, cũng như ảnh hưởng của tái

nhiễm Đó là một trong những lý do vì sao

Clo được coi là hóa chất khử trùng nước uống

thông dụng nhất Loại hóa chất đang được sử

dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam hiện nay là cloramin B và cloramin T Đây là nhữnghóa chất mà Bộ Y tế cấp cho các địa phương để xử lý nước cho nhân dân trong vàsau bão lụt Cloramin B hoặc cloramin T được sử dụng dưới hai dạng: viên 0,25g

và bột Hàm lượng clo hoạt tính của loại bột thông thường là 25%, mỗi viên có thểdùng cho 25 lít nước Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trongnước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước Nước này vẫn phải đun mới uốngđược

Câu hỏi 1: Cloramin B là chất gì mà sát trùng được nguồn nước?

Mã hóa câu hỏi 1:

Mức đầy đủ

Trang 40

Mã 1: Trả lời được câu hỏi và giải thích đúng

Cloramin là chất bột màu trắng ngà, có mùi clo nhẹ, có công thức phân tử là

C6H5SO2NClNa.3H2O Khi hòa tan cloramin B vào nước sẽ giải phóng ra khíClo, người ta gọi là clo hoạt động Clo tác dụng với nước tạo HClO :

H2O + Cl2  HCl + HClO

HClO H+ClO

-HClO, ClO- có tính oxi hóa rất mạnh nên phá hoại hoạt tính một số enzim trong

vi sinh vật, làm cho vi sinh vật chết

Cloramin không gây độc hại cho người dùng nước đã được khử trùng bằng chấtnày

+ 25 lít nước thì cần 0,25 gam cloramin B hoặc 1 viên

=> 300 lít nước thì cần (300.0,25)/ 25 = 3 gam hoặc 300/ 25 = 12 viên

+ 1 thìa canh tương đương đương 10 gam

=> 3 gam tương đương với khoảng 1/3 thìa canh

Mức chưa đầy đủ

Mã 0: Chỉ tính được khối lượng bằng gam của cloramin B nhưng chưa đổi sang

Ngày đăng: 12/04/2016, 14:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w