1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG bài tập hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG TRONG dạy học hóa học BẰNG TIẾNG ANH

242 515 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT...18 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM NGỌC TUẤN

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC BẰNG TIẾNG ANH

Trang 2

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Thầy giáo PGS.TS Cao Cự Giác - Trưởng Bộ môn Lí luận và phương pháp

dạy học hóa học, khoa Hóa trường Đại học Vinh, đã gia đề tài, tận tình hướng dẫn vàtạo mọi điểu kiện thuận lợi nhất cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

- Thầy giáo PGS.TS Võ Quang Mai và cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Hiền đã

dành nhiều thời gian đọc và viết nhận xét cho luận văn

- Phòng đào tạo Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Hóa học cùng các thầy giáo,

cô giáo thuộc Bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học hóa học khoa Hóa học trườngĐại học Vinh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận vănnày

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, Ban giám hiệutrường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Lương Thế Vinh, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này

TP.HCM, tháng 6 năm 2014

Phạm Ngọc Tuấn

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Giả thuyết khoa học 6

7 Đóng góp mới của đề tài 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1 Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh 8

1.1.1 Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập 8

1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh 8

1.1.3 Hội nhập và phát triển cùng với nền giáo dục ở các nước trên thế giới 9

1.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông 10

1.2.1 Giới thiệu Đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008) 10

1.2.2 Điều tra thực trạng về dạy và học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh, cụ thể là môn hoá học Trung học phổ thông 15

1.2.3 Đánh giá thực trạng và kết quả bước đầu trong việc triển khai đề án của Bộ GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 16

1.2.4 Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT 18

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẰNG TIẾNG ANH 22

2.1 Cơ sở thiết kế bài tập hóa học bằng tiếng Anh 22

2.1.1 Dựa vào cấu trúc chương trình SGK Việt Nam hiện hành 22

Trang 4

2.1.2 Dựa vào cấu trúc chương trình SGK của các nước biên soạn bằng tiếng Anh 25

2.2 Nguyên tắc thiết kế bài tập hóa học bằng tiếng Anh 26

2.2.1 Đảm bảo bao quát chương trình hóa học lớp 10 THPT 26

2.2.2 Diễn đạt chính xác ngôn ngữ hóa học bằng tiếng Anh 28

2.3 Quy trình thiết kế bài tập hóa học bằng tiếng Anh 29

2.3.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh 29

2.3.2 Phân loại các dạng bài tập và lựa chọn nội dung phù hợp 29

2.3.3 Chuyển đổi ngôn ngữ Việt – Anh 32

2.4 Xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 THPT bằng tiếng Anh 33

2.4.1 Nguyên tử 33

A TỪ VỰNG 33

B MẪU CÂU 37

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 38

2.4.2 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Định luật tuần hoàn 52

A TỪ VỰNG 52

B MẪU CÂU 53

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 55

2.4.3 Liên kết hoá học 68

A TỪ VỰNG 68

B MẪU CÂU 70

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 72

2.4.4 Phản ứng hoá học 96

A TỪ VỰNG 96

B MẪU CÂU 98

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 99

2.4.5 Nhóm Halogen 122

A TỪ VỰNG 122

B MẪU CÂU 128

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 132

2.4.6 Nhóm oxi 159

Trang 5

A TỪ VỰNG 159

B MẪU CÂU 160

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 160

2.4.7 Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 194

A TỪ VỰNG 194

B MẪU CÂU 195

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI 196

2.5 Sử dụng bài tập trong dạy học hóa học bằng tiếng Anh 204

2.5.1 Rèn luyện tư duy hóa học bằng tiếng Anh 204

2.5.2 Rèn luyện kĩ năng trình bày và giải bài tập bằng tiếng Anh 206

2.5.3 Rèn luyện kĩ năng giao tiếp khoa học bằng tiếng Anh 206

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 208

3.1 Mục đích thực nghiệm 208

3.2 Đối tượng thực nghiệm 208

3.3 Nội dung thực nghiệm 208

3.4 Tiến hành thực nghiệm 209

3.5 Kết quả thực nghiệm 212

3.6 Phân tích và đánh giá kết quả 213

KẾT LUẬN 216

1 Kết luận 216

2 Kiến nghị 216

TÀI LIỆU THAM KHẢO 218

PHỤ LỤC 220

Phụ lục 1: Các mẫu phiếu điều tra 220

Phụ lục 2: Các bài kiểm tra bằng tiếng anh về nội dung trong tiết dạy 232

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trên một đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh chóng.Bên cạnh đó, Giáo dục cũng đang phát triển, từng bước thay đổi để phù hợp hơn với xuthế hội nhập, đáp ứng được nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực Trong giaiđoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước cùng với đường lối đổi mới và chínhsách mở cửa để thu hút nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước thìngoại ngữ đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó đặc biệt quan trọng là tiếng Anh.Bất kỳ hội nghị Quốc tế nào thì ngôn ngữ chính sử dụng khi làm việc cũng là tiếngAnh Hiện nay ở Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo cũng như người dân có sự quantâm đặc biệt đến ngôn ngữ này, rất nhiều đề án cũng như chương trình thí điểm đượcthiết lập để nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Việc gia nhập WTO càng khẳng định rõ hơn vai trò của tiếng Anh, nó là cầu nối choviệc giao lưu văn hoá, học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các mối quan hệ trong nhiềulĩnh vực giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới

Nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế về lĩnh vực giáo dục, khoa học, Thủtướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệthống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020” và Đề án Phát triển hệ thống trườngtrung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghịvới mục tiêu đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo,nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoạingữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa sốthanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoạingữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hộinhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân ViệtNam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bên cạnh đó, cáctrường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường trung học phổ thông về

cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục Do đó, việc xâydựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệ thống cơ sở

Trang 7

giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạyhọc đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những học sinh có tư chấtthông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những người cólòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiếnthức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt đểtạo nguồn tiếp tục đào tạo thành nhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trongthời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết Trong đó,việc dạy và học các môn Khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh đang được hết sức chútrọng không những nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ mà còn nâng cao khả năngnghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực khoa học cũng như tạo sự

tự tin khi đi học tập, tu nghiệp ở nước ngoài sau này

Qua quá trình khảo sát cho thấy, thông qua việc dạy và học các môn khoa họcbằng tiếng Anh, trong đó có bộ môn Hoá học thì khả năng ngoại ngữ của học sinh đượcnâng cao rõ rệt,học sinh hoàn toàn có thể tiếp cận các tài liệu bằng tiếng Anh ở cùngtrình độ Tuy nhiên,việc triển khai Đề án cũng còn rất nhiều khó khăn Một trong sốnguyên nhân quan trọng nhất là các trường vẫn chưa có sự thống nhất về giáo trình nênchưa có chuẩn chương trình mà chủ yếu tài liệu do tự mỗi trường biên soạn hoặc dựavào một số tài liệu nước ngoài Điều đó dẫn đến sự không thống nhất về chuẩn kiếnthức cần đạt được ở học sinh theo chương trình sách giáo khoa tiếng Việt của Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài: “Thiết kế và sử dụng hệthống bài tập lớp 10 trung học phổ thông bằng tiếng Anh” nhằm biên soạn tài liệu bàitập hoá học lớp 10 dựa trên sách giáo khoa chuẩn hiện nay để hỗ trợ tư liệutham khảocho giáo viên dạy bộ môn Hoá học bằng tiếng Anh trong quá trình giảng dạy

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ tiếng Anh học thuật trong giảng dạy

và học tập, cụ thể là dựa vào chương trình sách giáo khoa hoá học lớp 10 để biên soạntài liệu giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy,đồng thời giúp học sinh có thêm tài liệu học tập, dễ dàng theo dõi bài giảng trên lớp vàluyện tập thêm tại nhà Qua đó làm phong phú hơn vốn kiến thức về ngôn ngữ họcthuật, cụ thể là môn hoá lớp 10 cho các em học sinh

Trang 8

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu kiến thức cơ bản chương trình hoá học 10 Trung học phổ thông bằngtiếng Anh

- Điều tra thực trạng về việc triển khai đề án dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh ởcác trường Trung học phổ thông

- Nghiên cứu phương pháp và cách thức giảng dạy nội dung kiến thức chương trìnhhoá học lớp 10 bằng tiếng Anh

- Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập hoá học lớp 10 bằng tiếng Anh

- Rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: ngôn ngữ bài tập hoá học tiếng Anh thông qua dạy học hoáhọc bằng tiếng Anh chương trình lớp 10 Trung học phổ thông

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học hoá học bằng tiếng Anh ở trường Trunghọc phổ thông

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc tài liệu, phân tích khái quát và chọn lọc kiếnthức Chọn lọc những kiến thức và bài tập cơ bản trong chương trình hoá học lớp 10làm cơ sở cho việc thực hiện đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

o Trò chuyện, phỏng vấn

o Dự giờ

o Điều tra bằng phiếu câu hỏi

o Xử lý thông tin, số liệu điều tra

o Tổng hợp, khái quát hoá

6 Giả thuyết khoa học

Nếu sử dụng phương pháp dạy học phức hợp một cách khéo léo, linh hoạt, nhất

là sự kết hợp song song giữa lý thuyết và bài tập áp dụng sẽ giúp học sinh dễ so sánh

và tiếp thu những kiến thức hoá học lớp 10 Trung học phổ thông bằng cả tiếng Việt và

Trang 9

tiếng Anh, phát triển tư duy cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy và học bộmôn hoá học.

7 Đóng góp mới của đề tài

- Cung cấp hệ thống bài tập hoá học lớp 10 được thiết kế trên cơ sở kết quả thăm

dò ý kiến giáo viên, học sinh

- Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc đưa hệ thống bàitập hoá học bằng tiếng Anh vào thực tiễn giảng dạy hoá học lớp 10 trường phổ thông

Trang 10

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh

1.1.1 Rèn luyện, nâng cao kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập

Tiếng Anh chuyên ngành là hệ thống từ ngữ chuyên dụng của một ngành trongkhi tiếng Anh Học thuật là thể loại tiếng Anh sử dụng trong giới học viện (ở đây đượchiểu là bậc giáo dục cao đẳng, đại học tại các nước nói tiếng Anh) với phương pháp sửdụng câu cú, ngữ pháp, từ vựng hoàn toàn khác biệt.Đây cũng là thể loại tiếng Anh đòihỏi người học phải có một nền ngữ pháp vững và vốn từ vựng phong phú để theo kịpchương trình học trên lớp

Tiếng Anh học thuật yêu cầu cao hơn và phức tạp hơn so với tiếng Anh thôngdụng Một người sử dụng thành thạo tiếng Anh thông dụng như ngôn ngữ thứ hai cũngkhông có nghĩa là sẽ thành thạo ở tiếng Anh học thuật Tiếng Anh Học thuật sử dụngcác dạng văn bản khác nhau như bài luận, báo cáo, bài viết nghiên cứu, hoặc các bàitóm lược, mỗi loại với những chuẩn mực về cấu trúc và cách tổ chức riêng Do vậy, nóthường mang sắc thái trang trọng và văn phong khách quan, hơn thế thường thiên vềcác cấu trúc câu phức, câu ghép với những cụm danh từ phức tạp và các mệnh đề phụtrợ dài trong khi tiếng Anh giao tiếp thông dụng thiên về cấu trúc ngữ pháp đơn giản,

dễ hiểu

Tiếng Anh học thuật đương nhiên đòi hỏi một sự đầu tư không nhỏ về cả thờigian và tài chính Nhưng sự đầu tư đó là nền tảng đồng hành với bạn trong suốt nhữngnăm đại học và cả sự nghiệp sau này

Tiếng Anh trong hoá học cũng là một mảng nhỏ trong tiếng Anh học thuật Vìthế, sử dụng tiếng Anh trong hoá học cũng là hình thức, một phương pháp để rènluyện, nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong học tập

1.1.2 Tạo sự tự tin trong giao tiếp học thuật bằng tiếng Anh

Khi Cộng đồng kinh tế chung ASEAN được thành lập vào cuối năm 2015, khuvực ASEAN với hơn 600 triệu dân sẽ là một cộng đồng quốc tế thống nhất Theo cácnhà tuyển dụng, vốn tiếng Anh hạn chế là một trong những thách thức rất lớn đối với

Trang 11

lao động trẻ Việt Nam, làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh, đặc biệt làtiếng Anh học thuật trong đó có tiếng Anh về hoá học.

Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) sẽ chính thức được thành lập vào cuốinăm 2015, khi khu vực ASEAN với hơn 600 triệu người dân sẽ là một cộng đồng quốc

tế thống nhất, trong đó hàng hóa, tài sản sản xuất, vốn và cả lực lượng lao động có thể

di chuyển tự do qua biên giới Điều này đồng nghĩa với việc lao động Việt Nam sẽ phảicạnh tranh với lực lượng lao động trẻ từ các nước khác trong khu vực, khiến cho vấn

đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trở nên hết sức cấp thiết.Theo ý kiến của phần lớn các chuyên gia và nhà tuyển dụng, vốn tiếng Anh hạn chế làmột trong những thách thức rất lớn đối với học sinh, sinh viên Việt Nam Bà NguyễnThi Vân Anh, Giám đốc điều hành của Navigos – công ty tự vấn quản lý hàng đầu ViệtNamđã từng cho biết: “Sinh viên Việt Nam hiện nay rất thiếu kỹ năng làm việc độc lập,hợp tác làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình… đặc biệt là giaotiếp trong tiếng Anh mà cụ thể là tiếng Anh học thuật trong một số các ngành tự nhiên.Đây chính là rào cản cơ hội trong tuyển dụng công việc khi ra trường của sinh viên”

Rèn luyện, nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh học thuật từ khi còn ngồi trênghế nhà trường sẽ giúp học sinh, sinh viên có được nền tảng vững chắc để có thể tự tintrong giao tiếp, đặc biệt về học thuật cũng như xoá đi rào cản về ngôn ngữ khi học tập

ở các nước bạn Sự tự tin về ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ học thuật cũng là chiếcchìa khóa giúp bạn vượt qua trở ngại để hòa nhập với cộng đồng sở tại và thành côngtrên giảng đường Quốc tế

1.1.3 Hội nhập và phát triển cùng với nền giáo dục ở các nước trên thế giới.

Trong đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế” của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu rõ: Nước ta đang trongquá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học

và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữacác quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới Thực chất cạnh tranh giữa các quốc giahiện nay là cạnh tranh về nguồn nhân lực và về khoa học và công nghệ Xu thế chungcủa thế giới khi bước vào thế kỷ XXI là các nước tiến hành đổi mới mạnh mẽ hay cải

Trang 12

cách giáo dục Bên cạnh đó, khi cánh cửa hội nhập WTO đang dần rộng mở, việc hợptác và đầu tư luôn là tâm điểm hàng đầu của mọi ngành nghề và chất lượng chất xámtrong lực lượng lao động được đề cao thì đó là lúc cuộc chạy đua của tri thức và trí tuệbắt đầu Vậy đâu là phương tiện chính để tham gia cuộc đua và giành thắng lợi? Có rấtnhiều phương tiện, tuy nhiên phương tiện cơ bản để tiếp cận và giành chiến thắng đó làtiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh học thuật đối với các môn tự nhiên, các ngành kỹ thuật

cơ hội khởi nghiệp, trau dồi chuyên môn từ sự hội nhập toàn cầu

Việc luyện tập, rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh họcthuật trong trường phổ thông sẽ tạo được nền tảng vững chắc về kiến thức cũng nhưgiúp học sinh có thêm công cụ để có thể tự tin hội nhập với nền giáo dục trên thế giới

1.2 Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở trường phổ thông

1.2.1 Giới thiệu Đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008).

Việc nhận thấy tầm quan trọng của tiếng Anh trong đời sống cũng như trongviệc đưa đất nước đi lên, hội nhập cùng với nền kinh tế, giáo dục của thế giới, Bộ giáodục và Đào tạo cũng đã nghiên cứu để thực hiện 2 đề án “Phát triển hệ thống trườngtrung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010)

và Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –2020” (Số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008) với những nội dung chính được tóm tắt nhưsau:

Trang 13

Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong

hệ thống Giáo dục quốc dân giai

Đổi mới toàn diện việc dạy và

học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục

quốc dân, triển khai chương trình dạy

và học ngoại ngữ mới ở các cấp học,

trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015

đạt được một bước tiến rõ rệt về trình

độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của

nguồn nhân lực, nhất là đối với một số

lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số

thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung

cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng

lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin

trong giao tiếp, học tập, làm việc trong

môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa

văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế

mạnh của người dân Việt Nam, phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước

Xây dựng và phát triển các trườngtrung học phổ thông chuyên thành một hệthống cơ sở giáo dục trung học có chấtlượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, cótrang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảmbảo thực hiện nhiệm vụ phát hiện những họcsinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuấtsắc trong học tập để bồi dưỡng thành nhữngngười có lòng yêu đất nước, tinh thần tựhào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nềntảng kiến thức vững vàng; có phương pháp

tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sứckhỏe tốt để tạo nguồn tiếp tục đào tạo thànhnhân tài, đáp ứng yêu cầu phát triển đấtnước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, hội nhập quốc tế

Các trường trung học phổ thôngchuyên là hình mẫu của các trường trunghọc phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũnhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục

MỤC TIÊU CỤ THỂ

- Triển khai thực hiện chương trình

giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn

ngoại ngữ bắt buộc ở các cấp học phổ

thông Từ năm 2010 – 2011 triển

khai dạy ngoại ngữ theo chương

- Tập trung đầu tư nâng cấp các trườngtrung học phổ thông chuyên thành cáctrường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượnggiáo dục cao Đến năm 2015, có 100%trường trung học phổ thông chuyên đạt

Trang 14

trình mới cho khoảng 20% số lượng

học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô

để đạt khoảng 70% vào năm học 2015

– 2016; đạt 100% vào năm 2018 –

2019;

- Triển khai chương trình đào tạo tăng

cường môn ngoại ngữ đối với giáo

dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số

lượng học sinh dạy nghề, trung cấp

chuyên nghiệp vào năm học 2010 –

2011, 60% vào năm 2015 – 2016 và

đạt 100% vào năm học 2019 – 2020;

- Triển khai chương trình đào tạo tăng

cường môn ngoại ngữ đối với giáo

dục đại học (cả các cơ sở đào tạo

chuyên ngữ và không chuyên ngữ)

cho khoảng 10% số lượng sinh viên

cao đẳng, đại học vào năm học 2010 –

2011; 60% vào năm học 2015 – 2016

và 100% vào năm 2019 – 2020;

- Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ

trong chương trình giáo dục thường

xuyên với nội dung, chương trình đào

tạo phù hợp với các cấp học, trình độ

đào tạo, góp phần tích cực vào công

tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại

ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán

bộ, viên chức; thực hiện đa dạng hóa

các hình thức học tập, đáp ứng nhu

cầu người học

chuẩn quốc gia, trong đó có 15 trường trọngđiểm, có chất lượng giáo dục ngang tầm cáctrường trung học tiên tiến trong khu vực vàquốc tế

- Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản

lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu

và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp;nâng tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình

độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa

học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầuvừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục trong các trường trunghọc phổ thông chuyên Đến 2015, có 100%cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyênmôn, nghiệp vụ, sử dụng thông thạo tin học

và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp.

- Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáodục trong các trường trung học phổ thôngchuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên

tiến của thế giới Đến năm 2015, có ít nhất30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ; đến năm 2020, có ít nhất 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp

hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âuban hành

- Tăng cường khả năng hợp tác giữa các

Trang 15

trường trung học phổ thông chuyên với các

cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằmtrao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồidưỡng và phát triển năng khiếu học sinh;đồng thời thu hút nguồn lực vào phát triển

hệ thống các trường trung học phổ thôngchuyên Đến năm 2020, mỗi trường trunghọc phổ thông chuyên hợp tác được với ítnhất một cơ sở giáo dục có uy tín trong khuvực, quốc tế

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

- Quy định môn ngoại ngữ được dạy và

học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ

thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh

và một số ngôn ngữ khác

- Xây dựng và ban hành khung trình độ

năng lực ngoại ngữ thống nhất, chi tiết,

tương thích với các bậc trình độ ngoại

ngữ quốc tế thông dụng để làm căn cứ

biên soạn chương trình, giáo trình, kế

hoạch giảng dạy và xây dựng tiêu chí

đánh giá ở từng cấp học, trình độ đào

tạo, bảo đảm sự liên thông trong đào tạo

ngoại ngữ giữa các cấp học

- Tổ chức xây dựng các chương trình

ngoại ngữ phổ thông 10 năm, biên soạn

sách giáo khoa, tài liệu học tập, giảng

dạy, phù hợp mỗi cấp, lớp học

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục chủ

động xây dựng, thực hiện các chương

- Phát triển hệ thống thư viện, thư viện điện

tử, đầu tư mua sách, tài liệu tham khảo, cậpnhật thông tin về giáo dục trong và ngoàinước; xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập, đềkiểm tra, đề thi quốc gia, quốc tế …

- Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng caonăng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học vàngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viêntrường trung học phổ thông chuyên

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tinhọc cho cán bộ quản lý, giáo viên; đưa đibồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các giáoviên giảng dạy tiếng Anh trong các trườngtrung học phổ thông chuyên;

- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong, ngoài nước về giảng dạy bằng tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn toán, vật

lí, hóa học, sinh học, tin học, để từng bước

thực hiện dạy học các môn học này bằng

Trang 16

trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao

trong các cơ sở của mình

- Xây dựng và triển khai các chương

trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho

một số môn như: Toán và một số

môn phù hợp ở các trường trung học

phổ thông.

- Xây dựng và triển khai chương trình

dạy bằng ngoại ngữ một số môn cơ

bản, cơ sở, chuyên ngành và tự chọn ở

một số ngành trọng điểm trong chương

trình đại học ở năm cuối bậc đại học

- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh

giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng

các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục

vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ

ngoại ngữ của người học; tăng cường

ứng dụng công nghệ thông tin trong

đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu

quả công tác khảo thí và kiểm định

chất lượng đào tạo các môn ngoại

ngữ

- Triển khai dạy môn Toán bằng

ngoại ngữ ở khoảng 30% các trường

trung học phổ thông tại các thành phố,

đô thị lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí

Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và

một số địa bàn trọng điểm khác Mỗi

năm tăng thêm khoảng từ 15 – 20% số

trường, mở rộng ra 5 tỉnh, thành phố

tiếng Anh trong các trường trung học phổthông chuyên;

- Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học:

+ Chương trình giáo dục trongtrường trung học phổ thông chuyên xâydựng theo hướng hiện đại, tiếp cận với trình

độ tiên tiến khu vực và thế giới …

+ Biên soạn khung tài liệu chuyênsâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệuhướng dẫn phát triển chương trình các môn

chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực hiện giảng dạy bằng tiếng Anh các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học; …;

+ Lựa chọn giới thiệu một số chươngtrình, tài liệu dạy học tiên tiến của nướcngoài để các trường trung học phổ thôngchuyên tham khảo, vận dụng

- Xây dựng chương trình giáo dục tổng thểtrong trường trung học phổ thông chuyên …

về giảng dạy bằng tiếng Anh các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học …

- Mở các khóa đào tạo trình độ thạc sĩ, bồi dưỡng về quản lý giáo dục, giảng dạy tiếng Anh, giảng dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học bằng tiếng Anh trong nước, nước ngoài và các khóa bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học…

- Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ,tin học, dạy tăng cường tiếng Anh, chuẩn bị

Trang 17

và một số môn học khác triển khai dạy và học các môn vật lí, hóa

học, sinh học bằng tiếng Anh …

1.2.2 Điều tra thực trạng về dạy và học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh,

cụ thể là môn hoá học Trung học phổ thông

b Phương pháp điều tra

- Phương pháp điều tra: điều tra bằng phiếu khảo sát lấy ý kiến của học sinh và một sốgiáo viên có kinh nghiệm giảng dạy (phụ lục đính kèm)

- Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyênmôn và một số giáo viên trực tiếp giảng dạy

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: nghiên cứu giáo án và dự giờ một sốtiết học hoá học được giảng dạy bằng tiếng Anh

c Phạm vi và đối tượng điều tra

- Phạm vi điều tra: trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai và trường THPT Lương ThếVinh ở Thành phố Hồ Chí Minh

- Đối tượng điều tra: cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, học sinh và phụhuynh học sinh

d Nội dung điều tra

- Khảo ý kiến của giáo viên về việc giảng dạy bộ môn hoá học Trung học phổ thôngbằng tiếng Anh và hiệu quả của bộ môn này trong những năm gần đây

- Khảo sát ý kiến của học sinh về nhu cầu cũng như hiệu quả của việc học môn hoá họcbằng tiếng Anh trong nhà trường

Trang 18

- Khảo sát ý kiến của phụ huynh học sinh có con em đang theo học chương trình hoáhọc bằng tiếng Anh tại trường về nhu cầu và sự yêu thích của con em họ đối với việctheo học chương trình này.

1.2.3Đánh giáthực trạng và kết quả bước đầu trong việc triển khai đề án của Bộ GD

& ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

Từ khi bắt đầu thực hiện 2 đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Vũ ĐìnhChuẩn - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: đến nay đã có 20trường chuyên tổ chức thí điểm dạy môn Toán và môn khoa học bằng tiếng Anh

Tuy thí điểm ở mức độ một số bài dạy nhưng đây là một bước chuyển biến tích cựctrong đổi mới giáo dục trong các trường chuyên

Theo ông Vũ Đình Chuẩn, việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và dạy tiếng Anhtrong các trường chuyên hiện nay đã có nhiều chuyển biến tích cực so với thời điểmnăm 2010 Từ việc đưa quy định thi môn Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển vào trườngchuyên đến quy định thi các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong kỳ thi học sinh giỏiquốc gia môn Ngoại ngữ và đồng thời với việc tổ chức các hoạt động liên quan đếnviệc sử dụng ngoại ngữ trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy dạy và học ngoại ngữtrong các trường chuyên

Một số trường chuyên có nhiều hoạt động nhằm nâng cao trình độ tiếng Anhcho giáo viên, học sinh như: Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN),Trường THPT chuyên Lào Cai, chuyên Quốc học Huế, chuyên Vĩnh Phúc, Lê HồngPhong, Trần Đại Nghĩa Một số trường tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia các

kỳ thi có sử dụng tiếng Anh, như thi giải Toán Singapore mở rộng; thi Hóa học Hoànggia Úc, thi Toán Hà Nội mở rộng để tăng cường khả năng tiếng Anh cho học sinh

Tuy nhiên, sau vài năm áp dụng, chương trình đã sớm bộc lộ nhiều điểm yếu,các trường loay hoay với bài toán tìm kiếm giáo viên và nguồn giáo trình phù hợp,trong khi tiêu chuẩn đánh giá gần như chưa có

Thực hiện đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thôngcủa TPHCM và định hướng của Bộ GD-ĐT, trong năm học qua TPHCM đã triển khaichương trình thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 45 lớp với trên 1.600 học

Trang 19

sinh theo học Thế nhưng, do phải tự mày mò tìm hướng đi nên nhiều trường THPTcảm thấy đuối sức.

Mặc dù được mệnh danh là “cái nôi” đào tạo ngoại ngữ cho học sinh THPT khuvực phía Nam nhưng phải đến đầu năm học 2011-2012, Trường THPT chuyên TrầnĐại Nghĩa (quận 1 – TP Hồ Chí Minh) mới dám triển khai thí điểm chương trình giảngdạy hai môn Toán, Lý bằng tiếng Anh

Nhìn chung học sinh ở bậc Trung học cơ sở theo học môn toán và các môn khoahọc bằng tiếng Anh có phần đông hơn và các em hào hứng hơn Theo một số hiệutrưởng, ở bậc học này, học sinh chưa bị áp lực học tập và cảm thấy thích thú với việclàm quen với các môn học bằng tiếng Anh Hơn nữa, nhiều học sinh ở những trườngchuyên, trường điểm còn có động lực học môn toán bằng tiếng Anh để tham dự kỳ thimôn toán châu Á - Thái Bình Dương (APMOS) được tổ chức hàng năm Tuy nhiên, ởbậc học cao hơn – Trung học phổ thông, nhiều học sinh chưa xác định rõ mục tiêu củachương trình này sẽ được gì nên còn đắn đo

Sau khi thí điểm dạy các môn toán, khoa học tự nhiên ở 5 trường, năm học 2012

- 2013, Sở GD-ĐT TP HCM mở rộng thêm 5 trường khác, nâng tổng số lên 10 trườngtriển khai chương trình này Việc ngành giáo dục Thành phố đặt mục tiêu nâng caonăng lực sử dụng tiếng Anh, giúp học sinh tự nghiên cứu, tham khảo thêm tài liệu cácmôn khoa học tự nhiên - toán, lý, hóa trên internet là cần thiết, phù hợp với xu thế hộinhập, tiếp cận chuẩn giáo dục tiên tiến trên thế giới Tuy nhiên, sau 1 năm thí điểm,chương trình mang lại kết quả không như mong đợi và đa phần các hiệu trưởng đều cótâm trạng ngổn ngang, thậm chí cảm thấy “hụt hơi” nếu tiếp tục đi tiếp vì nhiều lý do

Lúc đầu học sinh lớp 10 (năm học 2013 - 2014) đăng ký học tương đối đôngnhưng đến cuối năm học rơi rụng dần Như trường THPT Lương Thế Vinh, khối lớp 10

có 40 em theo học nhưng đến lớp 11 này chỉ còn 30 em đăng ký học tiếp Tương tự,Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có trên 30 em lớp 10 theo học nhưng đến lớp 11chỉ còn lại 13 em và đầu năm 2014 – 2015chưa biết có bao nhiêu học sinh mới vào lớp

10 đăng ký học (vì chưa họp bàn với phụ huynh) Tại Trường chuyên Trần Đại Nghĩa,tình hình cũng không khả quan hơn với môn toán được khoảng 20 học sinh, còn môn lývỏn vẹn 8 em theo học Ở các trường còn lại, tình hình học sinh giảm dần vì lý do như

Trang 20

đi du học hoặc không muốn học tiếp cũng trở thành nỗi băn khoăn của ban giám hiệu.

Có thể nói chỉ duy nhất Trường THPT Lê Quý Đôn - đơn vị thực hiện mô hình giáodục tiên tiến, vẫn duy trì ổn định sĩ số của 3 lớp 10 đầu khối A và lên lớp 11 của nămhọc mới này Sở dĩ số học sinh ở đây không hao hụt là do việc tổ chức dạy chươngtrình theo nguyên lớp, phần đông học sinh có mục tiêu đi du học Những trường khác

tổ chức lớp học theo sự tự nguyện nên nguồn học sinh phải gom từ nhiều lớp, cộngthêm phải học giờ ngoại khóa và đóng thêm chi phí khoảng 100.000 - 150.000đồng/học sinh/tháng nên khó duy trì sĩ số

Nếu chỉ đặt mục tiêu như đề án nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho họcsinh phổ thông là có thể đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu các môn khoa học tự nhiên thìchương trình chưa thật sự hấp dẫn học sinh Trừ một số ít học sinh muốn đi du học,hướng tới việc lấy chứng chỉ SAT thì mặn mà, còn lại đều cảm thấy chưa cần thiết phảihọc Đó là chưa kể học sinh khối 11 chuẩn bị cho kỳ thi đại học nên xác định mục tiêugần hơn là xa Đây là nguyên nhân khiến chương trình khó có thể mở rộng với quy môlớn hơn

1.2.4Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

Ở Việt Nam việc dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài làmột vấn đề không mới Chương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếngPháp” đã được thực hiện trên toàn quốc ở Việt Nam từ năm 1993 Mục tiêu chính củachương trình là hình thành đội ngũ học sinh có thể sử dụng tiếng Pháp hoàn hảo và cómột trình độ khoa học tốt để có thể theo học đại học hoàn toàn hoặc một phần bằngtiếng Pháp khi kết thúc giáo dục phổ thông Chương trình “Dạy học tăng cường tiếngPháp và bằng tiếng Pháp” đã thu được những thành công nhất định Năm 2002, trong

số 503/749 học sinh vào đại học có 70.78% (356 em) tiếp tục theo các chương trìnhPháp ngữ, trong đó 12.52% học trong các trường đại học Pháp ngữ, 30.42% học trongcác khoa tiếng Pháp, 27.83% du học tại các nước nói tiếng Pháp Như vậy có thể thấychương trình “Dạy học tăng cường tiếng Pháp và bằng tiếng Pháp” đã tạo điều kiệnthuận lợi cho học sinh trong việc tiếp tục học các chương trình Pháp ngữ ở bậc đại học

Trang 21

Gần đây chương trình này gặp khó khăn vì cơ hội sử dụng tiếng Pháp ở Việt Nam ngàycàng hạn chế.

Mặc dù các nhà lãnh đạo, quản lý giáo dục, các giáo viên và phụ huynh học sinhhoàn toàn nhận thức được lợi ích của việc có năng lực tiếng Anh tốt, một bộ phận họcsinh không cho là như vậy Họ nghĩ rằng tiếng Anh cũng như một môn học trongchương trình và chỉ cần học để đạt điểm cao hay để không bị trượt Thái độ này có tácđộng tiêu cực đến việc dạy học nói chung, dạy song ngữ nói riêng Tuy vậy nhiều họcsinh cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh như để đi du học, để

có nhiều cơ hội tốt trong tương lai Chính vì vậy nhiều phụ huynh sẵn sàng chi trảnhững khoản tiền lớn để con em mình được học trong môi trường song ngữ và thậmchí hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Việt Nam

Có ý kiến cho rằng: “Nhiều trường đang làm lãng phí thời gian của học sinh khidạy các môn học bằng tiếng Anh Cố dạy các môn học phổ thông bằng ngoại ngữ, họcsinh vừa kém tiếng mẹ đẻ, vừa kém kiến thức, thậm chí kém cả… ngoại ngữ.”[4] Theo

đó, khi đạt đến 550 điểm TOEFL, các em có thể sang nước ngoài học bất kỳ môn gì màcác em muốn bằng tiếng Anh Đó là trình độ mà cả thế giới này yêu cầu, từ cả ngườidạy lẫn người học, để tổ chức dạy học bằng tiếng Anh Tuy nhiên ý kiến này chưa đềcập đến những nỗ lực của người học (dù đã có vốn tiếng Anh tương đối tốt) trong việcthích nghi với các môn học ở nước ngoài Đa số học sinh vẫn phải trải qua các khóahọc dự bị (Foundation Courses) kéo dài từ 6 tháng tới 1 năm, kể cả các em học sinh thi

đỗ học bổng Aus-Aid trước đây Đây là thời gian mà các em phải học lại một số mônhọc bằng tiếng Anh Ngoài ra, nếu học trong nước thì hiện tượng một số người đạtđiểm IELTS/TOEFL cao mà vẫn không sử dụng được tiếng Anh trong học tập và làmviệc là khá phổ biến

Kết quả khảo sát trên 9 giáo viên, 160 học sinh và 160 phụ huynh cho thấy cónhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học các môn khoa học bằng tiếng Anh, cụ thể

là môn hoá học: 77,78% giáo viên và 64,375% học sinh cho rằng trình độ và năng lựctiếp thu của học sinh ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học bộ môn này, đồng thời yếu

tố năng lực và trình độ ngoại ngữ của giáo viên cũng rất cần thiết với 100% ý kiến củagiáo viên và 58,75% ý kiến của học sinh Ngoài ra còn có một số ý kiến về việc

Trang 22

phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo sựhứng thú, yêu thích bộ môn này với 66,67% ý kiến của giáo viên và 81,875% ý kiếncủa học sinh, cụ thể là 100% giáo viên và 94,375% học sinh cho rằng cần có sự hợp tácchặt chẽ giữa giáo viên và học sinh trong việc xây dựng nên một bài học hấp dẫn, hiệuquả, 77,78% giáo viên và 70,625% học sinh đều cho rằng học hoá bằng tiếng Anh khóhơn so với môn Toán và Lý mà lại không có sự thống nhất về giáo trình Chính vì thế,

có nhiều ý kiến của giáo viên và học sinh đưa ra cụ thể là cần có giáo trình thống nhất

do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, sát với chương trình Trung học phổ thông để họcsinh dễ dàng tiếp cận kiến thức; nhiều giáo viên cho rằng cần có một lộ trình đào tạogiáo viên với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài để nâng cao khả năng ngoạingữ và cần có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy các bộmôn này

a Thuận lợi:

Nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, trên đà hội nhập quốc tế và tăngcường nguồn đầu tư của các nước trên thế giới Chính vì thế, chương trình đã bước đầuđáp ứng được nhu cầu học các môn khoa học bằng ngoại ngữ của học sinh phổ thông,tạo điều kiện cho các em dễ dàng hội nhập khi du học quốc tế

b Khó khăn:

Nhận định về quá trình triển khai giảng dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh,hầu hết các trường đều cho rằng chủ trương là cần thiết, tiến bộ, song hiện nay còn quáthiếu các quy định cụ thể về thời lượng giảng dạy, chuẩn giáo trình, trình độ giáo viên,chính sách đãi ngộ Ngoài ra, thang bậc đánh giá không rõ ràng cũng là một trongnhững nguyên nhân khiến đề án mới dừng ở tính chất hô hào, kêu gọi là chính chứchưa thể triển khai như một môn học thực thụ Điều này vô hình chung đã tạo nên áplực, khiến ngay cả những người tổ chức cũng hoài nghi về tính hiệu quả của chươngtrình

Giáo trình giảng dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh ở Việt Nam hiện naychưa có, một số trường phải cử người sang học tập kinh nghiệm ở trường bạn, về biênsoạn lại giáo trình cho phù hợp rồi mang lên Sở GD-ĐT nhờ các chuyên viên thẩmđịnh, phê duyệt mới dám đưa vào sử dụng Mỗi trường một kiểu và dạy theo đủ loại

Trang 23

giáo trình của Úc, Canada hoặc Cambridge Tuy giáo trình của ĐH Cambridge đượcxem chuẩn nhất nhưng chi phí mua lại quá cao nên nhiều trường không kham nổi Vềgiáo viên, các trường đều bị động, phải tự đào tạo, tự bồi dưỡng hoặc tìm nguồn thuê,hợp đồng từ bên ngoài là chính Trừ một số ít trường có điều kiện, đưa giáo viên đinước ngoài đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn việc dạy môn toán, lý, hóa bằng tiếng Anh.

Lo xong giáo trình, nhân lực giảng dạy lại trở thành vấn đề nan giải thứ hai.Giáo viên có tuổi không lo về chuyên môn nhưng năng lực tiếng Anh không đảm bảo,người giỏi về ngoại ngữ lại non tay nghề

Giáo trình, giáo viên đã có, phân bổ giờ dạy thế nào cho phù hợp bởi hiện naychưa có quy định riêng thời lượng giảng dạy tiếng Anh các môn khoa học, trong khi đóthời khóa biểu của học sinh đã kín khiến một lần nữa những người tổ chức phải đauđầu và không phải học sinh nào cũng có nguyện vọng và đủ trình độ theo học các môn

tự nhiên bằng ngoại ngữ

Tiểu kết chương 1.

Trong chương 1 chúng tôi đã đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận của đề tàinghiên cứu như:

- Mục đích và ý nghĩa dạy học hóa học phổ thông bằng tiếng Anh

- Thực trạng triển khai đề án dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ởtrường phổ thông qua việc:

+ Giới thiệu Đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giaiđoạn 2010 – 2020” (Số 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010) và Đề án “Dạy và học ngoại ngữtrong hệ thống Giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (Số 1400/QĐ-TTg ngày30/9/2008)

+ Đánh giá thực trạng và kết quả bước đầu trong việc triển khai đề án của Bộ

GD & ĐT về dạy học các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

+Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai dạy học các mônkhoa học tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường THPT

Chương 2

Trang 24

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG

HỌC PHỔ THÔNG BẰNG TIẾNG ANH 2.1Cơ sở thiết kế bài tập hóa học bằng tiếng Anh

2.1.1 Dựa vào cấu trúc chương trình SGK Việt Nam hiện hành

Chương trình Hoá học Phổ thông bao gồm hệ thống kiến thức cơ bản về nguyên tử,phân tử, các chất và hệ thống kiến thức cơ bản về phản ứng hoá học Các kiến thức nàyđược lựa chọn phù hợp với những mục đích dạy học và những nguyên tắc cấu tạochương trình Hoá học trường Phổ thông

Do thời gian và khả năng nhận thức của học sinh bị hạn chế nên chỉ có thể lựachọn một số nhỏ các chất đưa vào chương trình Phổ thông để nghiên cứu Căn cứ đểlựa chọn là dựa vào ý nghĩa về mặt nhận thức và thực tiễn của chúng Theo tiêu chuẩnnày, sẽ chọn các chất sau đây:

a) Các chất có ý nghĩa to lớn về mặt nhận thức Dựa trên các chất này sẽ hình thànhđược hệ thống các khái niệm, xây dựng được cơ sở các sự kiện để nghiên cứu các líthuyết (chẳng hạn: hiđro, oxi; nước; một số kim loại và phi kim; các oxit, axit, bazơ.muối điển hình)

b) Các chất có ý nghĩa thực hiện to lớn (như phân bón, thuốc trừ sâu, dầu mỏ v.v )c) Các chất có vai trò quan trọng trong thiên nhiên (các hợp chất của silic và canxi,chất béo, protit, hiđrocacbon v v )

d) Các chất giúp học sinh có những biểu tượng về các quá trình công nghệ và sảnxuất hoá học (chất xúc tác, cao su và tơ tổng hợp, chất dẻo, kim cương nhân tạo,aminoaxit tổng hợp v v )

Phạm vi các chất trên đây là có hạn, nhưng cho phép dựa trên ví dụ của những chấtđại diện điển hình làm sáng tỏ được những quy luật về thành phần, cấu tạo, tính chấtchung cho mỗi loại chất, chỉ rõ được mặt ứng dụng của Hoá học

Số lượng các nguyên tố hoá học đưa vào nghiên cứu ở chương trình và sách giáokhoa Hoá học trường Phổ thông là rất có hạn Trước hết đó là những nguyên tố của cácchu kì nhỏ Đó là những nguyên tố mà D.I Menđêleep gọi là những nguyên tố đặctrưng.Ngoài khối lượng nhẹ ra, những nguyên tố đặc trưng còn thể hiện những tính

Trang 25

chất của chúng khá rõ và tiêu biểu Những kiến thức này sẽ giúp ích rất nhiều cho việchiểu biết tính chất của các nguyên tố đứng trong cùng một nhóm với chúng.

Trong số các nguyên tố đặc trưng, những nguyên tố có tầm quan trọng thực tiễnhơn cả oxi, hiđro, cacbon, nitơ, natri, magie, nhôm, sắt, silic, photpho, lưu huỳnh vàclo Đó là những nguyên tố cần được nghiên cức tỉ mỉ Những nguyên tố có ý nghĩathực tiễn kém hơn là heli, liti, berili, bo, flo, neon, agon Về các nguyên tố này chỉ cầngiới thiệu một cách tổng quát để giúp học sinh hiểu được sự biến thiên tuần hoàn tínhchất các nguyên tố hoá học

Ngoài những nguyên tố đặc trưng, còn cần đưa vào chương trình trường Phổthông các nguyên tố thuộc các phân nhóm chính của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoáhọc và chú ý tới những tính chất của chúng, những quy luật biến thiên các tính chất đó

ở trong nhóm Không cần nghiên cứu sâu các nguyên tố này, vì có thể dùng phép sosánh với các nguyên tố đặc trưng đã được nghiên cứu tỉ mỉ để giúp học sinh hiểu đượctính chất các nguyên tố tương tự (trong cùng phân nhóm chính) và quy luật biến thiêncủa những tính chất này trong giới hạn của các nhóm tự nhiên

Khi hình thành khái niệm về các nhóm tự nhiên và quy luật biến thiên tính chấtcác nguyên tố và hợp chất của chúng trong các nhóm đó, không cần nghiên cứu kĩ tất

cả các phân nhóm chính của hệ thống tuần hoàn mà chỉ nghiên cứu tính chất một sốnguyên tố hệ thống tuần hoàn mà chỉ nghiên cứu tính chất một số nguyên tố các phânnhóm chính VII và I Trên cơ sở những ví dụ về các nguyên tố của những phân nhómnày, học sinh thấy được quy luật biến thiên tính chất các nguyên tố hoá học nằm trongcác nhóm tự nhiên

Với các phân nhóm chính thuộc nhóm VI và II, V và III, có thể trình bày gọn đủ

để chứng minh rằng quy luật biến thiên tính chất của các nguyên tố trong các phânnhóm này cũng tương tự như trong phân nhóm chính thuộc hai nhóm VII và I Riêngvới canxi và nhôm cùng các hợp chất của chúng, do ý nghĩa quan trọng của chúngtrong kĩ thuật và đời sống, có thể nghiên cứu kĩ hơn

Sắt thuộc phân nhóm phụ nhóm VIII cũng cần được nghiên cứu kĩ, vì nguyên tốnày có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân

Trang 26

Đối với những nguyên tố thuộc các phân nhóm phụ, không yêu cầu nghiên cứu

tỉ mỉ Về kẽm, đồng, bạc, vàng, platin, crôm, mangan, vonfam và những kim loại khác

có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, chỉ cần cho học sinh học nghiên cứu tính chấtchung của kim loại Về uran và radi, có thể giới thiệu khi nghiên cứu sự phóng xạ vàcấu tạo nguyên tử

Muốn xác định được khối lượng và chiều sâu của việc nghiên cứu các nguyên tốhoá học, còn cần phải xác định xem cần chọn những hợp chất nào của các nguyên tốnói trên để đưa vào học trong chương trình Sự nghiên cứu đã đưa đến kết luận rằng:cần đưa vào chương trình Hoá học trường Phổ thông những hợp chất có hiđro, oxi vàclo của các nguyên tố hoá học cần nghiên cứu Đối với các nguyên tố phi kim, cầnnghiên cứu những hợp chất với hiđro, oxi (oxit, axit và muối) và các hợp chất với kimloại Còn đối với kim loại, cần nghiên cứu những hợp chất với oxi (oxit, bazơ, muối)

và với halogen Những hợp chất có tầm quan trọng lớn về lí thuyết và thực tiễn thì cầnnghiên cứu sâu và tỉ mỉ hơn

Bên cạnh hệ thống kiến thức về các chất (các nguyên tố hoá học, đơn chất vàhợp chất của chúng), trong chương trình Hoá học Phổ thông còn có hệ thống kiến thức

về phản ứng hoá học Điều chủ yếu trong hệ thống này là những kiến thức về các dạng

cơ bản của phản ứng hoá học, những quy luật tiến triển của chúng và những phươngpháp điều khiển quá trình đó Để nghiên cứu những vấn đề này, cần lựa chọn nhữngphản ứng hoá học tiêu biểu nhất mà sự tiến triển của các phản ứng đó không có nhữngkhó khăn về mặt động học và bản chất của chúng là hiểu được đối với học sinh

Những kiến thức thực nghiệm về phản ứng hoá học được đưa vào ngay từ đầuchương trình Hoá học Sự phát triển các kiến thức đó được tiến triển song song với sựphát triển các kiến thức về chất Định luật bảo toàn khối lượng các chất tạo điều kiệnlàm sáng tỏ mặt định lượng của các phản ứng Để giúp hiểu sâu hơn về các phản ứnghoá học và để phản ánh ý nghĩa thực tiễn của nó, người ta đưa vào chương trình cácphép tính theo công thức và phương trình hoá học Mặt định lượng trong phản ứng hoáhọc còn được làm sáng tỏ trên cơ sở các định luật hoá học khác, như định luậtAvogađro về thể tích các chất khí Các yếu tố của nhiệt hoá học được nghiên cứu tiếptheo cho phép khái quát hoá các kiến thức về mặt định lượng trong Hoá học theo quan

Trang 27

điểm của định luật bảo toàn khối lượng các chất và năng lượng Học thuyết về phảnứng hoá học được phát triển đầy đủ trên cơ sở thuyết electron Những khái niệm về độ

âm điện, số oxi hoá, liên kết hoá học cho phép làm sáng tỏ bản chất của các phản ứngoxi hoá – khử và cho một biểu tượng về cơ chế của phản ứng Sự phát triển các kiếnthức này được thực hiện tiếp tục khi nghiên cứu các phi kim, kim loại, hợp chất hữu

cơ Ở đây, kiến thức của học sinh về phản ứng hoá học được làm giàu thêm bằngnhững khái niệm về tốc độ phản ứng hoá học, xúc tác, cân bằng hoá học

2.1.2Dựa vào cấu trúc chương trình SGK của các nước biên soạn bằng tiếng Anh

Chương trình hoá học phổ thông của các nước biên soạn bằng tiếng Anh chủyếu tập trung vào các kiến thức tổng quát, cách tính toán hoá học cơ bản, chưa đi sâuvào từng nguyên tố cũng như hợp chất cụ thể Tuy nhiên, chương trình của họ cũng cócấu trúc tương tự như chương trình sách giáo khoa Việt Nam hiện hành, đi từ việc giớithiệu về bộ môn hoá học, khái niệm về chất, hợp chất, sự thay đổi tính chất đến việcnghiên cứu cấu trúc của nguyên tử - một thành phần quan trọng cấu tạo nên chất, hợpchất và các thành phần bên trong của nó – những vi hạt mang tính chất quyết định tínhchất của chất Từ đó tiến đến việc nghiên cứu sự sắp xếp chúng theo một trật tự có quyluật làm nên bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học và sự biến đổi tuần hoàncác tính chất của nguyên tố cũng như một số hợp chất cơ bản Sau đó tiếp tục nghiêncứu những vấn đề cấu tạo nên chất, hợp chất thông qua sự hình thành các loại liên kếthoá học rồi các loại phản ứng hoá học, tốc độ phản ứng, cân bằng hoá học … Sự tươngthích giữa hai chương trình nước ngoài và Việt Nam là một yếu tố thuận lợi cho việcbiên soạn các tài liệu phù hợp với chương trình giảng dạy và sự tiếp thu của học sinhViệt Nam với một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ

Cụ thể như mục lục của tài liệu Glencoe Science, Chemistry Matter and

Change, Mc Graw Hill bao gồm:

1 Introduction to Chemistry Giới thiệu về bộ môn Hoá học

2 Analyzing Data Phân tích số liệu

3 Matter – Properties and Changes Vật chất – Tính chất và sự biến đổi

4 The Structure of the Atom Cấu tạo nguyên tử

Trang 28

5 Electrons in Atoms Electron trong nguyên tử

6 The Periodic Table and Periodic Law Bảng hệ thống tuần hoàn và Định luật

tuần hoàn

7 Ionic Compounds and Metals Hợp chất ion và Kim loại

8 Covalent Bonding Liên kết cộng hoá trị

9 Chemical Reactions Phản ứng hoá học

11 Stoichiometry Hoá học lượng pháp

12 States of Matter Trạng thái vật chất

14 Mixtures and Solutions Hỗn hợp và dung dịch

15 Energy and Chemical Change Năng Lượng và Sự biến đổi hoá học

16 Reaction Reates Tốc độ phản ứng

17 Chemical Equilibrium Cân bằng hoá học

18 Acids and Bases Axit và Bazơ

19 Redox Reactions Phản ứng oxi hoá – khử

2.2 Nguyên tắcthiết kế bài tập hóa học bằng tiếng Anh

2.2.1 Đảm bảo bao quát chương trình hóa học lớp 10 THPT

Chương trình hoá học lớp 10 THPT bao gồm 7 chương:

Chương 1: Nguyên tử

Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Định luật tuần hoàn

Chương 3: Liên kết hoá học

Chương 4: Phản ứng hoá học

Chương 5: Nhóm halogen

Chương 6: Nhóm oxi

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

Nguyên tắc này đặt ra việc lựa chọn và phân chia tài liệu giáo khoa, đặc biệt làviệc thiết kế bài tập hoá học theo đặc điểm lứa tuổi và tâm lí để việc tiếp thu kiến thứcđược dễ dàng và không vị nhàm chán Theo nguyên tắc này, tính phức tạp của bài tậpphải tăng lên dần dần từ lý thuyết đến bài tập ứng dụng Hầu hết tất cả các bài tập về lýthuyết chủ yếu được đưa vào phần đầu chương trình Thực tế dạy học đã chỉ ra rằngviệc đưa các vấn đề về lý thuyết lên gần đầu chương trình và việc tăng cường các vấn

đề lí thuyết trong môn học không gây khó khăn mà trái lại, làm dễ dàng việc nghiên

Trang 29

cứu sách giáo khoa và ứng dụng vào bài tập sau đó vì nó tăng cường được sự giải thích

và khái quát hoá các sự kiện và khái niệm Ngoài ra cần phải xếp xen kẽ những bài tập

về lý thuyết với các bài tập thực nghiệm, xen kẽ bài tập trừu tượng với bài tập cụ thể.Việc ứng dụng, vận dụng lý thuyết vào những bài tập trừu tượng là khó khăn và phứctạp nhất, nhất là nếu chúng ít được củng cố bằng thí nghiệm và các phương tiện trựcquan Chẳng hạn, các bài tập về nguyên tử, phân tử, electron, trạng thái của electrontrong nguyên tử, hoá trị, số oxi hoá v.v

Bài tập hoá học quá phức tạp và không vừa sức, không bám sát vào thứ tự vànội dung của chương trình lý thuyết được học sẽ làm giảm hứng thú đối với Hoá học,sinh ra tình trạng học kém Nhưng bài tập quá dễ dàng cũng nguy hiểm, nó gây ra buồnchán và lười biếng của trí tuệ Chính vì thế, việc thiết kế bài tập cũng cần tiến hành với

sự phức tạp tăng dần và bám sát kiến thức đang học

Các bài tập được thiết kế còn phải xét đến mối liên hệ với điều đã học trước đây,thiết lập những mối liên hệ liên bộ môn (giữa Hoá học với các môn học khác) và nội bộmôn (giữa các bài học Hoá học với nhau), khái quát hoá đúng lúc và hệ thống hoá kiếnthức

Điều kiện quan trọng để thực hiện nguyên tắc này là tính hệ thống các kiến thức:phân chia trong bài tập những kiến trức, kĩ năng cơ sở, thiết lập các mối liên hệ giữachúng; dùng phương pháp khái quát hoá, hệ thống hoá theo chương trình, kiến thức đãhọc để diễn đạt kiến thức để các mối liên hệ quan trọng được hợp thành một cách hệthống các bài tập súc tích, xuyên suốt theo chương trình giáo khoa hiện hành

Từ đó, để thiết kế bài tập hoá học bằng tiếng Anh cần đảm bảo việc bám sáttrình tự và nội dung trong từng chương, từ việc hiểu cặn kẽ các nội dung lý thuyết để

có thể vận dụng tốt vào các bài tập đến việc sắp xếp trình tự các bài tập cho phù hợp đểhọc sinh có thể dễ dàng hệ thống lại kiến thức một cách súc tích, dễ hiểu

2.2.2 Diễn đạt chính xác ngôn ngữ hóa học bằng tiếng Anh

Diễn đạt bằng tiếng Anh là một quá trình phức tạp mà nếu chỉ ngôn ngữ khôngchưa đủ, nó đòi hỏi khả năng nhất định về kiến thức xã hội và hiểu biết chuyên ngànhbằng chính tiếng mẹ đẻ.Trước khi tiến hành dịch, người dịch nên đọc qua toàn bộ tàiliệu và tham khảo các tài liệu nước ngoài liên quan để xác định thể loại và chuyên

Trang 30

ngành Việc đọc trước tài liệu và tìm hiểu kiến thức liên quan giúp chúng ta hiểu nộidung để chọn cách diễn đạt phù hợp Chúng ta cần phải hiểu bản chất của tài liệu khoahọc cần dịch Theo Viện Quản lý và Hợp tác Giáo dục MEC Việt Nam, trước khi dịch,nên tìm hiểu kiến thức liên quan tới tài liệu bằng tiếng Việt sau đó liên hệ với bài dịch.

Để đảm bảo chính xác, người dịch cần thường xuyên bổ sung vốn thuật ngữ chuyênngành Thực tế, người dịch dù rất hiểu tài liệu song vẫn cảm giác khó diễn đạt sangngôn ngữ dịch bởi việc chọn lựa từ, vấn đề sắp xếp trật tự từ, sự tối nghĩa về cú pháp

và đặc biệt là chuyển đổi thời (thì)

Tiêu chuẩn dịch tốt là phải dễ hiểu và chính xác Tiếng Việt, động từ đa sốkhông có tính chất xác định thời (thì) Tiếng Việt có cách thể hiện thời gian rất khác sovới tiếng Anh khiến người dịch dễ gặp khó khăn khi chuyển các ý tương đương

Tiếng Việt có các từ chỉ quá khứ, hiện tại và tương lai như: đã, đang và sẽ đặttrước động từ, nhưng khả năng ứng dụng của chúng trong quá trình dịch các tài liệukhoa học và chuyên ngành không nhiều Chính vì thế người dịch phải có tính kiên trì,cẩn thận và cầu thị Đối với tài liệu khoa học và chuyên ngành, người dịch cần biếtphân tích để nắm vững ý chính của văn bản nguồn kết hợp khả năng ứng dụng ngônngữ tạo nên văn bản dịch phù hợp về nội dung và thuật ngữ Mặt khác, bản dịch phảiđược phản ánh trung thực từ đầu đến cuối thông tin ở tài liệu gốc Bản dịch tốt là bảndịch chính xác, dễ hiểu và quen thuộc với lối tư duy của người đọc Để làm được điềunày, người dịch phải không ngừng tăng cường hiểu biết, trau dồi ngoại ngữ, cũng nhưcủng cố vốn tiếng Việt

2.3 Quy trình thiết kế bài tập hóa học bằng tiếng Anh

2.3.1 Xây dựng hệ thống từ vựng, thuật ngữ hóa học bằng tiếng Anh

Trong dạy và học tiếng Anh, từ vựng là một trong ba thành tố tạo thành hệthống kiến thức ngôn ngữ và đóng vai trò là phương tiện, điều kiện hình thành và pháttriển kỹ năng giao tiếp Trong bất kỳ một ngôn ngữ nào, vai trò của từ vựng cũng hếtsức quan trọng

Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng Không thể hiểu ngônngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng Nhưng điều đó khôngđồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập với nhau mà chỉ có

Trang 31

thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị từvựng Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng sử dụng từ vựng là yếu tố hàngđầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.

Tuy nhiên, việc giảng dạy và học từ vựng tiếng Anh chuyên ngành vẫn tồn tạimột số bất cập như: không được quan tâm đúng mức, từ chuyên ngành được dạy qualoa và rồi phần lớn thời gian được dành cho hoạt động dịch và không có những cáchhọc và nhớ từ chuyên ngành hiệu quả

Để xây dựng hệ thống từ vựng, đầu tiên cần chọn lựa từ, thuật ngữ tiếng Anhchuyên ngành phải học, cần học và nhớ ngay trong phần kiến thức của bài học và sắpxếp chúng theo từng chủ đề Có thể lựa chọn dựa vào những tiêu chí: phạm vi sử dụng,khả năng biểu đạt, tần suất sử dụng, nhu cầu ngôn ngữ

Khi học và nhớ từ, người học cần phải biết cách phát âm từ, loại từ, cấu trúc và

sự kết hợp từ, các nét nghĩa, sử dụng trong tình huống nào và học một vài ví dụ kèmtheo

2.3.2 Phân loại các dạng bài tập và lựa chọn nội dung phù hợp

Hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập khác nhau trong các tài liệu giáo khoa

Vì vậy, cần có cách nhìn tổng quát về các dạng bài tập dựa vào việc nắm chắc các cơ

sở phân loại

a Phân loại dựavào nội dung toán học của bài tập:

- Bài tập định tính (không có tính toán)

- Bài tập định lượng (có tính toán)

b Phân loại dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập:

- Bài tập lý thuyết (không có tiến hành thí nghiệm)

- Bài tập thực nghiệm (có tiến hành thí nghiệm)

c Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập:

- Bài tập hóa đại cương

Bài tập về chất khí

Bài tập về dung dịch

Bài tập về điện phân …

- Bài tập hóa vô cơ

Trang 32

Bài tập về các kim loại

Bài tập về các phi kim

Bài tập về các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối, …

- Bài tập hóa hữu cơ

Bài tập về hydrocacbon

Bài tập về rượu, phenol, amin

- Bài tập về andehyt, axit cacboxylic, este, …

d Dựa vào nhiệm vụ và yêu cầu của bài tập:

- Bài tập cân bằng phương trình phản ứng

- Bài tập viết chuỗi phản ứng

- Bài tập tìm nguyên tố chưa biết

e Dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp của bài tập:

g Dựa vào phương pháp giải bài tập:

- Bài tập tính theo công thức và phương trình

- Bài tập biện luận

- Bài tập dùng các giá trị trung bình…

Trang 33

- Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi

- Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu,…

Mỗicáchphânloạicónhữngưuvànhược điểmriêngcủanó,tùymỗitrường hợpcụ thể

mà giáo viên sử dụng hệ thống phân loại này hay hệ thống phân loại khác hay kết hợpcác cách phân loại nhằmphát huy hết ưuđiểmcủa nó

Thường giáo viên sửdụngbàitập theo hướng phân loại sau:

Bài tập giáo khoa :

Thườngdưới dạngcâuhỏivàkhông tínhtoánnhằm làm chínhxáckháiniệm; củng

cố, hệ thống hóa kiến thức; vận dụngkiến thức vào thực tiễn

Cácdạnghaygặp:viếtphươngtrìnhphảnứng,hoànthànhchuỗiphảnứng,nhận biết,điều chế, tách chất, giải thích hiện tượng, bài tập về tính chấthóahọc các chất, …

Có thểphân thành 2 loại :

+ Bài tập lý thuyết (củng cố lý thuyết đãhọc)+Bàitậpthựcnghiệm:vừacủngcốlýthuyếtvừarènluyệncáckĩ năng, kĩxảothực hành, có ý nghĩa lớn trong việc gắn liền lý thuyết với thực hành

Bài tập toá n :

Lànhữngbàitậpgắnliềnvớitínhtoán,thaotáctrêncácsốliệu để tìm đượcsốliệukhác, bao hàm2 tính chấttoánhọc và hóa họctrongbài

Tínhchấthóahọc:dùngngônngữhóahọc&kiếnthứchóahọc mớigiải được(nhưvừađủ,hoàntoàn,khan,hidrocacbonno, khôngno,…)vàcácphươngtrìnhphảnứngxảy ra

Tính chấttoánhọc:dùngphéptínhđại số , qui tắc tam suất, giải hệ phương trình,

Hóahọclàmộtmônkhoahọctựnhiên,tấtyếukhôngtránhkhỏiviệcliênmônvớitoán,lý,đặcđiểmnàycũnggópphầnpháttriểntưduylogicchohọcsinh.Hiệnnay,hầu

hếtcácbàitậptoánhóađánhnhấnviệcrènluyệntưduyhóahọcchohọcsinh,giảmdần thuậttoán

2.3.3 Chuyển đổi ngôn ngữ Việt – Anh

- Đối tượng mô tả: Để có bản dịch tốt, chúng ta cần phải hiểu rõ, đối tượng mô

tả, đối tượng hướng đến trong bản gốc là ai, là gì, và như thế nào Từ đấy đặt ra chomình những câu hỏi để dần dần tiếp cận được với việc dịch thuật

Trang 34

- Đối tượng thụ hưởng: bản dịch sẽ được trình bày cho các giáo viên và họcsinh với mục đích làm tài liệu tham khảo trong quá trình dạy và học.

Sẽ dễ dàng nhất khi chúng ta có sẵn một bộ đầy đủ cáctài liệu, tập tin, danh sáchtập tin về tài liệu cần dịch Bằng cách đó chúng ta có thể đảm bảo đã không bỏ lỡ bất

kỳ tài liệu nào trong quá trình dịch Mỗi một quốc gia ngoài việc sử dụng ngôn ngữchuẩn, song đều có ngôn ngữ địa phương riêng nhằm đạt được kết quả tốt nhất, do đócác bạn cần phải chuẩn bị tìm hiểu cụ thể thông tin các nước mục tiêu phiên dịch Đó là

sự khác biệt của một bản dịch khô khan với một bản dịch thuật được đầu tư tìm tòicông phu Các từ được sử dụng trong lĩnh vực khoa học được lựa chọn rất cẩn thận đểchuyển tải nghĩa chính xác một cách tối đa

chỉsửdụngcácchuẩnngữphápcủavănbản.Sửdụngphổbiếncáccấutrúcbịđộng, vô nhânxưng và vô chủ; tham gia chủ yếu vào thành phần câu là danh từ, tính từ và dạng vônhân xưng của động từ Trong các văn bản khoa học kĩ thuật có thể tồn tại cácthểloạiliệtkê,minhhọa,sơđồ,bảngbiểu,trongđócóthểvắngvịngữ(liệtkêdữliệu)

Trongvănbảnkhoahọc,thôngtinđượcbiểuđạtmộtcáchrõràng,chínhxác,không sửdụng các loại từ và cụm từ cảm thán, nhân cách hóa

2.4Xây dựng hệ thống bài tập hóa học lớp 10 THPT bằng tiếng Anh

2.4.1 Nguyên tử

A TỪ VỰNG

partical (n): phần tử

atom (n) : nguyên tử

subatomic (n): hạt của nguyên tử

mass (n): khối lượng

atomic mass unit: Đơn vị khối lượng nguyên tử

atomic mass: Nguyên tử khối

average atomic mass: nguyên tử khối trung bình

atomic number: số hiệu nguyên tử

mass/ nucleon number: số khối

Trang 35

massive (adj): tính nặng

atomic orbital: obitan nguyên tử

model of atom: mô hình nguyên tử

electron (n): hạt electron

electronic (adj): thuộc về điện tử

electric charge: điện tích, sự tích tụ

core electron: electron ở những lớp trong

electron arrangement: sự phân bố electron

electron configuration: cấu hình electron

noble-gas notation: cấu hình electron viết tắt từ khí hiếm

obital diagram: biểu đồ phân bố electron vào obitan

electronic density: mật độ electron

electronic transition: sự chuyển tiếp các mức năng lượng electron energy sublevel: phân mức năng lượng

energy level: mức năng lượng

excited state: trạng thái kích thích

ground-state: trạng thái cơ bản

half-filled subshell: phân lớp bán bão hòa

filled (adj): bão hòa

movements of electron: sự chuyển động của electron

negative charge: điện tích âm

negatively charged: tích điện âm

positive charge: điện tích dương

neutral (adj): trung hoà về điện

outer shell: lớp electron cuối cùng

outermost shell: lớp electron ngoài cùng

paired electrons: electron ghép đôi

overlap (v): chèn (mức năng lượng)

principal energy level: lớp electron

shell (n): lớp electron

Trang 36

single electron: electron độc thân

spherical (n) : dạng hình cầu

subshell (n): phân lớp electron

unpaired electron: electron độc thân

valence electron: electron hóa trị (electron lớp ngoài cùng)

nucleus – nuclei (n): hạt nhân

positive charge: điện tích dương

positively charged: tích điện dương

element (n): nguyên tố hóa học

Hund’s rule: quy tắc Hun

aufbau principle: nguyên lí vững bền

nuclide (n): nuclit (đồng vị có số khối xác định)

quantum number: số lượng tử

orbital angular momentum quantum number: số lượng tử phụ

magnetic quantum number: số lượng tử từ

principle quantum number: số lượng tử chính

spin magnetic quantum number: số lượng tử spin

orbit (n): quỹ đạo, xoay theo quỹ đạo

Trang 37

orbital diagram: ô lượng tử

shapes of orbitals: hình dạng obitan

energy orbital: năng lượng obitan

outermost orbital: obitan ngoài cùng

energy level: mức năng lượng

degenerate orbitals: obitan có mức năng lượng suy biến dumbbell-shaped: hình quả tạ (số tám nổi)

cathode ray: tia âm cực

anode (n): anot

cathode (n): catot

bombard (v): bắn phá

absorption spectrum: phổ hấp thụ

alpha particles: hạt alpha

chemical reaction: phản ứng hóa học

Trang 38

stoichiometry/stoicheiometry (n): hóa học phương pháp lượng

analyze (v): phân tích

relationship (n): mối quan hệ

to solve for: giải quyết cho

to propose the existence of something (sth): tìm ra sự tồn tại của

Ex: Democritus was the first person to propose the existence of atoms

according to somebody (sb): theo ai

Ex: According to Democritus, atoms are solid, homogeneous, and indivisible

to believe in sth: tin vào cái gì

Ex: Aristotle did not believe in the existence of atoms

to be based on sth: dựa vào cái gì

Ex: John Dalton’s theory is based on numerous scientific experiments

to be the smallest particle of sth that maintains the properties of sth: phần tử nhỏ nhất

duy trì tính chất của …

Trang 39

Ex: An atom is the smallest particle of an element that maintains the properties

of that element

the number of sth: số lượng của …

to have number (+/-) charge / to have no charge: mang bao nhiêu điện tích (dương/âm)

/ không mang điện.

Ex: Electrons have a 1- charge, protons have a 1+ charge, and neutrons have nocharge

to consist of sth: bao gồm …

Ex: An atom consists mostly of empty space surrounding the nucleus

to be given by sth: được đặt dựa vào …

Ex: The atomic number of an atom is given by its number of protons

to be the sum of sth: tổng của …

Ex: The mass number of an atom is the sum of its neutrons and protons

to be called sth: gọi là …

Ex: Atoms of the same element with different numbers of neutrons are calledisotopes

to be a weighted average of sth: được tính trung bình của …

Ex: The atomic mass of an element is a weighted average of the masses of all ofits naturally occuring isotopes

to be simply the difference … : là sự chênh lệch

Ex: the number of neutrons is simply the difference N = A – Z

to be more or less the same as sth: nhiều hoặc ít hơn …

Ex: the atomic mass number is more or less the same as its atomic mass

the element with a mass (number) u is …: nguyên tố với khối lượng … là

Ex: The element with a mass 6.939 u is lithium (Li)

to be made up: được cấu thành (tạo thành)

to be broken up: bị phá vỡ

to be broken up into sth: bị phá vỡ thành

to be treated as sth: được xem như

Trang 40

not to be broken down into anything smaller: không bị phá vỡ thành những phần tử

nhỏ hơn

to be the same as: giống như là

to have no electrical charge: không tích điện

the general name for: tên gọi chung cho

outside the sth are sth: bên ngoài cái gì là cái gì

to be arranged in: được sắp xếp trong

to be equal to: bằng

on the line to the left: trên dòng phía bên trái

To be found by subtracting the atomic number form the mass number: được tìm bằng

cách trừ số hiệu nguyên tử từ số khối

The result of the calculation: kết quả của sự tính toán

C THIẾT KẾ BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI

Type 1: The structure of the atom

Exercise 1 Explain the meaning of each of the following terms:

(b) The electron is a very light partical It has a mass of 9.11 x 10-31 kg It can betreated as a point partical or elementary partical meaning that it can’t be broken downinto anything smaller The electron also carries one unit of negative eletric chargewhich is the same as 1.6 x 10-19 C (Coulombs)

(c) Atomic mass number (A) is the number of protons and neutrons in the nucleus

of an atom

Exercise 2.Answer the following questions in the space provided:

Ngày đăng: 07/07/2016, 12:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cao Cự Giác.Bài giảng dạy học hóa học ở trường phổ thông bằng tiếng Anh . Đại học Vinh, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dạy học hóa học ở trường phổ thông bằng tiếng Anh
2. Cao Cự Giác.Những viên kim cương trong hóa học. Nxb Đại học Sư phạm, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những viên kim cương trong hóa học
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
3. Cao Cự Giác.Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học. Nxb Đại học Vinh, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hóa học
Nhà XB: NxbĐại học Vinh
4. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Huy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân Trọng. Hoá học 10. Nhà xuất bản giáo dục (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: 10
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục (2007)
5. Vietnamhopdiem center, English for Chemistry Teachers – LevelA, Natural Science and English Training Center Sách, tạp chí
Tiêu đề: English for Chemistry Teachers – LevelA
6. C. Chambers and A.K, Holliday. Modern inorganic chemistry. Great Britain, 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern inorganic chemistry
7. Duncan W. Bruce, Halogen-bonded Liquid Crystals, Springer-Verlag Berlin Heidelberg (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Halogen-bonded Liquid Crystals
8. E.H. Witten, G. Davies.Study guide chemistry (Principles & Practice). Copyright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study guide chemistry (Principles & Practice)
9. Estelle K. Meislich, Ph.D. Herbert Meislich, Ph.D. Joseph Sharefkin, Ph.D.3000 Solved problems in Organic chemistry, Volume 2. International Editions, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 3000Solved problems in Organic chemistry
10. Estelle K. Meislich, Ph.D. Herbert Meislich, Ph.D. Joseph Sharefkin, Ph.D.3000 Solved problems in chemistry, Volume 3. International Editions,1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 3000Solved problems in chemistry
11. Georg Braner. Handbook of preparative inorganic chemistry. The United States of America, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of preparative inorganic chemistry
12. Holt, Rinehart and Winston. Morden Chemistry. The The United States of America, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Morden Chemistry
13. J. Newton friend. A Textbook of Inorganic Chemistry Volume XI. London, 1928 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Textbook of Inorganic Chemistry Volume XI
14. John Eastwood.Oxford guide to English Grammar. Oxford University Press 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Oxford guide to English Grammar
15. NIN Greenwood and A. Earnshaw. Chemistry of the Elements. Great Britain, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemistry of the Elements
16. P.A.Cox. Inorganic Chemistry. Garland Science/BIOS Scientific Publishers, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inorganic Chemistry
17. R.B. Bucat.Element of Chemistry – Volume 1, 2. Published by the Australian Academy of Science, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Element of Chemistry
18. Rinehart and Winston Holt.Modern Chemistry. Student Edition, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Modern Chemistry
19. Rudi van Eldik. Advanced Inorganic Chemistry Volume 55. Elsevier Inc, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advanced Inorganic Chemistry Volume 55
20. Thandi Buthelezi, Laurent Dengiando, Nicholas Hainen, Cheryl Wistrom, Dinah Zike. Chemistry matter and change. McGrawHill Companies, Inc, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chemistry matter and change

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w