1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh Trung Học Cơ Sở xã Vĩnh khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

108 833 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 7,95 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội càng phát triển, càng phát sinh nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tâm trí. Nhiều người trong chúng ta có thể tự mình vượt qua những khó khăn mà không cần tới sự trợ giúp của người khác, nhưng cũng có không ít người không tìm được giải pháp, cá nhân có thể sẽ tự hủy hoại bản thân và người khác, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đối với tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 15 tuổi, các em được vào học ở trường THCS (từ lớp 6 9). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “Thời kỳ quá độ, “Tuổi khó bảo“, “Tuổi khủng hoảng, “Tuổi bất trị “..v.v Thực tế chỉ ra rằng ở mỗi giai đoạn lứa tuổi các em có những vấn đề tâm lý lứa tuổi riêng. Ở lứa tuổi học sinh THCS, tâm lý của các em thường chưa ổn định, đôi khi các em tự trầm trọng hóa những vướng mắc của mình, dẫn đến dễ chán nản, bất lực. Bên cạnh đó, trước sự phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, đô thị hóa, sự phát triển của công nghệ thông tin, sức ép của nhà trường, gia đình..v.v đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với các em. Mặt khác, kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo nên áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho học sinh trong cuộc sống và trong học tập. Trong khi đó, sự hiểu biết của các em về bản thân cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế. Một bộ phận không nhỏ các em lứa tuổi học sinh đang gặp phải những vấn đề về tâm lý. Nhu cầu được đồng cảm, chia sẻ, định hướng và chăm sóc tâm hồn của các em đã và đang trở thành vấn đề hiện hữu, mang tính phổ biến và bức xúc trong xã hội. Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè..v.v nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: Nhẹ thì chán học, bỏ học; Nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường,.. thậm chí tự tử, gây án mạng. Lúc này vai trò của những chuyên gia tâm lý học đường thực sự rất quan trọng. Sự chia sẻ, tư vấn kịp thời của các thầy cô sẽ giúp các em tìm lại được ý nghĩa trong cuộc sống, tránh được những lầm lạc không đáng có. Thực trạng Tâm lý học đường hiện nay đã và đang trở thành mối quan tâm cấp thiết của toàn xã hội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có những biện pháp hỗ trợ tích cực, đáp ứng hiệu quả nhu cầu TLHĐ cho các em, nhằm giúp các em vượt qua những khó khăn tâm lý trong cuộc sống, học tập, giúp các em ý thức được sự phát triển của bản thân, tự tin trong hoạt động, tránh những cám dỗ xấu ngoài xã hội. Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và từ thực tiễn, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh Trung Học Cơ Sở xã Vĩnh khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội càng phát triển, càng phát sinh nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sứckhỏe con người, đặc biệt là sức khỏe tâm trí Nhiều người trong chúng ta cóthể tự mình vượt qua những khó khăn mà không cần tới sự trợ giúp của ngườikhác, nhưng cũng có không ít người không tìm được giải pháp, cá nhân có thể

sẽ tự hủy hoại bản thân và người khác, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Đối với tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11 - 15 tuổi, các

em được vào học ở trường THCS (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặcbiệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳchuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng nhữngtên gọi khác nhau như: “Thời kỳ quá độ", “Tuổi khó bảo“, “Tuổi khủnghoảng", “Tuổi bất trị “ v.v

Thực tế chỉ ra rằng ở mỗi giai đoạn lứa tuổi các em có những vấn đềtâm lý lứa tuổi riêng Ở lứa tuổi học sinh THCS, tâm lý của các em thườngchưa ổn định, đôi khi các em tự trầm trọng hóa những vướng mắc của mình,dẫn đến dễ chán nản, bất lực Bên cạnh đó, trước sự phát triển nền kinh tế,văn hóa, xã hội với nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, đô thị hóa, sựphát triển của công nghệ thông tin, sức ép của nhà trường, gia đình v.v đã đặt

ra những yêu cầu ngày càng cao đối với các em Mặt khác, kỳ vọng quá caocủa cha mẹ, thầy cô đang tạo nên áp lực rất lớn và gây căng thẳng cho họcsinh trong cuộc sống và trong học tập Trong khi đó, sự hiểu biết của các em

về bản thân cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế

Một bộ phận không nhỏ các em lứa tuổi học sinh đang gặp phải nhữngvấn đề về tâm lý Nhu cầu được đồng cảm, chia sẻ, định hướng và chăm sóctâm hồn của các em đã và đang trở thành vấn đề hiện hữu, mang tính phổ biến

và bức xúc trong xã hội Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập,

Trang 2

tâm sinh lí, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè v.v nếu khôngđược điều chỉnh, giải tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc: Nhẹthì chán học, bỏ học; Nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường, thậm chí tự tử,gây án mạng Lúc này vai trò của những chuyên gia tâm lý học đường thực sựrất quan trọng Sự chia sẻ, tư vấn kịp thời của các thầy cô sẽ giúp các em tìmlại được ý nghĩa trong cuộc sống, tránh được những lầm lạc không đáng có.

Thực trạng Tâm lý học đường hiện nay đã và đang trở thành mối quantâm cấp thiết của toàn xã hội Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có những biệnpháp hỗ trợ tích cực, đáp ứng hiệu quả nhu cầu TLHĐ cho các em, nhằm giúpcác em vượt qua những khó khăn tâm lý trong cuộc sống, học tập, giúp các

em ý thức được sự phát triển của bản thân, tự tin trong hoạt động, tránh nhữngcám dỗ xấu ngoài xã hội

Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và từ thực tiễn, chúng tôi lựa

chọn nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh Trung Học Cơ Sở xã Vĩnh khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên” làm

đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS và thựctrạng đáp ứng nhu cầu TLHĐ của học sinh từ phía gia đình, nhà trường, xã hộicho học sinh THCS Từ đó, đề xuất một biện pháp nhằm góp phần nâng cao chấtlượng đáp ứng nhu cầu TLHĐ cho học sinh THCS

3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh Trung học cơ sở

3.2 Khách thể nghiên cứu

130 học sinh thuộc các khối lớp 6,7,8,9; 120 phụ huynh và 30 giáo viêntrường THCS xã Vĩnh Khúc

Trang 3

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng nhu cầu được hỗ trợ TLHĐ của họcsinh THCS trường THCS trên 7 lĩnh vực: (1) Học tập; (2) Phát triển tâmsinh lý của bản thân; (3) Giao tiếp/ứng xử; (4) Quan hệ với thầy cô giáo; (5)Quan hệ với cha mẹ/người thân; (6) Tình bạn khác giới/tình yêu; (7) Địnhhướng nghề nghiệp

4.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu

130 học sinh thuộc các khối lớp 6,7,8,9; 120 phụ huynh và 30 giáo viêntrường THCS xã Vĩnh Khúc

4.3 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Trường THCS xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

5 Giả thuyết khoa học

Học sinh trường THCS xã Vĩnh Khúc có nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đườngcao trong 4 lĩnh vực chủ yếu đó là: Học tập; Phát triển tâm sinh lý; Quan hệ vớicha mẹ; Tình bạn khác giới/tình yêu; 3 lĩnh vực: Giao tiếp/ứng xử; Quan hệ vớithầy cô giáo và định hướng nghề nghiệp; các em cũng có nhu cầu được hỗ trợTLHĐ nhưng không nhiều

Có sự khác biệt về nhu cầu hỗ trợ TLHĐ giữa học sinh các khối lớp, giữahọc sinh nam với học sinh nữ; Có sự khác biệt về nhận định khó khăn và nhu cầuTLHĐ ở HS của HS, GV, PH Thực trạng đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ từ phíagia đình là tốt nhất, tiếp sau đó là từ phía nhà trường và xã hội

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến TLHĐ;Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của HS THCS

6.2 Khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS và

mức độ đáp ứng nhu cầu này cho các em từ phía gia đình và nhà trường;Những nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến nhu cầu hỗ trợ TLHĐcủa học sinh THCS

Trang 4

6.3 Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu

cầu được hỗ trợ TLHĐ cho học sinh THCS

7 Phương pháp nghiên cứu.

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trên cơ sở tham khảo, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá các tài liệu cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chính chúng tôi sử dụng để nghiên cứu trong luậnvăn này Sử dụng phiếu điều tra nhằm khảo sát thực trạng nhu cầu được hỗ trợTLHĐ của học sinh THCS và thực trạng hỗ nhu cầu TLHĐ cho các em từ phíanhà tâm lý và giáo dục trong nhà trường

7.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Nghiên cứu sâu 2 trường hợp điển hình ở trường THCS xã Vĩnh khúc,huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên nhằm tìm hiểu sâu và minh họa rõ hơn nhucầu hỗ trợ TLHĐ của các em, thực trạng hỗ trợ TLHĐ cho các em hiên nay vànhững nhân tố tác động tới thực trạng này

7.5 Phương pháp thống kê toán học

Nhằm lượng hoá các kết quả thu được từ quá trình điều tra viết, quátrình quan sát và phỏng vấn

Trang 5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ

HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường

Tâm lý học đường (TLHĐ) hay còn gọi là tâm lý học trường học(TLHTH), là lĩnh vực tâm lý quan tâm tới sự phát triển tinh thần, cảmxúc và xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên trong môi trường sống củacác em từ nhà trường, gia đình đến xã hội

Trên thế giới, có không ít các nghiên cứu về TLHĐ cũng như nhu cầuTLHĐ Nhiều công trình tập trung nghiên cứu về tham vấn TLHĐ Vàokhoảng cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX, một số lý thuyết tâm lý ra đời vàphát triển đánh dấu một bước ngoặt thật sự có ý nghĩa cho sự ra đời của côngtác tham vấn tâm lý

Đến nay, mặc dù chưa có mã ngành, mã nghề TLHTH ở Việt Nam song rấtnhiều nghiên cứu về các vấn đề TLHĐ ở những góc độ khác nhau Vấn đề đượctập trung nghiên cứu nhiều nhất là nhu cầu tham vấn tâm lý, nhu cầu tâm lý họcđường, những khó khăn tâm lý cần được trợ giúp của học sinh, sinh viên

Những nghiên cứu trong khuôn khổ các luận án tiến sĩ Tâm lý học tạiViện tâm lý học, luận văn thạc sĩ tâm lý học tại khoa Tâm lý học, Đại họcKHXH & NV được thực hiện đều đề cập đến nhiều khía cạnh về TLHĐ như:động cơ học tập của học sinh, sinh viên, phát triển trí tuệ của trẻ Mẫu giáo,lớp 1, khó khăn tâm lý của trẻ, tính người lớn của học sinh THCS, giao tiếpgiữa cha mẹ và con cái [19]

Hiện nay, các nghiên cứu về nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường trong nước vàngoài nước đã và đang có nhiều xu hướng quan tâm đến việc đưa TLHĐ vào trongnhà trường với mong muốn hỗ trợ nhu cầu TLHĐ thực sự cho số lượng lớn họcsinh sinh viên đang gặp những vướng mắc khó khăn tâm lý khó giải quyểt

Trang 6

Hội thảo khoa học quốc tế Hà nội, 3->4 tháng 8 năm 2009 với chủ đềNhu cầu định hướng và đào tạo Tâm lý học đường; Hội nghị quốc tế lần 2 vềtâm lý học đường ở VN được tổ chức tại Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư

phạm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành tổ chức “Hội thảo Quốc tế Tâm lý học

đường tại Việt Nam lần thứ III – Phát triển mô hình và kỹ năng hoạt độngTâm lý học đường” từ ngày 26/7 đến ngày 27/7/2012;

Trước đó đã có nhiều công trình bàn về vấn đề TLHĐ như: Tác giả Triệu

Thị Hương, Học viện Cảnh sát nhân dân nghiên cứu về “Thực trạng nhu cầu

tham vấn tâm lý của sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân”; TS Nguyễn Thị

Mùi, ThS Nguyễn Thị Thanh Hồng, CN Nguyễn Thị Hải Thiện, CN Trần

Văn Thức, Trường ĐH Sư phạm Hà Nôi nghiên cứu về “Nhu cầu tham vấn

của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà Nội” hay

“Nhu cầu tham vấn trong xã hội hiện đại” của PGS.TS Trần Quốc Thành,

Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Một số trường, trung tâm giáo dục, nghiên cứu đã và đang từng bước ứngdụng TLHĐ vào trong trường học, đồng thời nhiều trung tâm cũng có nhiềuhoạt động chuyên môn liên quan tới lĩnh vực TLHĐ như: Trường THPTNguyễn Tất Thành, trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trung tâm công nghệ -giáo dục.v.v

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như của toàn xãhội, nhu cầu hỗ trợ TLHĐ đã và đang trở thành nhu cầu cấp thiết, thu hút được

sự quan tâm của toàn xã hội

1.2 Những vấn đề chung về nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường

1.2.1 Nhu cầu

1.2.1.1 Khái niệm Nhu cầu

Theo từ điển bách khoa toàn thư triết học (Liên xô) - Nhu cầu là sự cần haythiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ thể một cá nhân

Trang 7

con người, một nhóm xã hội hoặc toàn bộ xã hội nói chung Nhu cầu là động cơbên trong của tính tích cực [7].

Nhà tâm lý học xô viết A.G.Covaliop cho rằng: “ Nhu cầu là sự đòi hỏicủa các cá nhân và nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định

để sống và để phát triển Nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của cá nhân,các giai cấp và tập thể” [2]

Abraham Maslow (1908 - 1970) - Nhà tâm lý học Mỹ đại diện chotrường phái tâm lý học nhân văn, với lý thuyết Phân bậc nhu cầu đã nhận địnhrằng: “Khi một nhu cầu được thỏa mãn thì nó không còn là động lực thúc đẩy

và những nhu cầu cơ bản của con người được ông xác định theo cấp tăng dần

và thể hiện trong các mức độ khác nhau”

B.Ph Lomov nhà tâm lý học Nga nổi tiếng cho rằng: “Nhu cầu cá nhân

là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định choviệc tồn tại và phát triển Nhu cầu đó nhất thiết bắt nguồn từ những quá trìnhxảy ra có tính khách quan trong đó cá nhân tham dự vào suốt cả đời sống củamình Dĩ nhiên, nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về mộtcái gì đó nằm ngoài cá nhân” [20]

A.N.Lêônchiep (1903 - 1979) - nhà tâm lý học Nga cho rằng: “Nhu cầu

là một trạng thái của con người cần một cái gì đó cho cơ thể nói riêng Nhucầu luôn có đối tượng, có thể là vật chất hoặc tinh thần chứa đựng khả năngthỏa mãn nhu cầu Nhu cầu có vai trò định hướng, là động lực bên trong kíchthích hoạt động của con người” [1]

Theo từ điển tiếng Việt - Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của conngười; Là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất vàtinh thần để tồn tại và phát triển

Trên cơ sở phân tích các quan điểm của các nhà nghiên cứu về nhu cầu

và trên phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn và sử dụng khái

niệm: “Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn

Trang 8

cảnh, là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân thấy cần được thỏa mãn để tồn tại

và phát triển” [14].

1.2.1.2 Đặc điểm Nhu cầu

a) Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng

Trong tâm lí con người, đối tượng của nhu cầu được nhận thức dần dần.khi đối tượng của nhu cầu được nhận thức đầy đủ, tất yếu phải thực hiện thìlúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người nhằm tới đối tượng.Muốn hướng con người vào một hành vi nhất định, phải nghiên cứu hệthống nhu cầu của cá nhân đó, giúp họ ý thức được nhu cầu của họ Tạo điềukiện gặp gỡ giữa các nhu cầu, đối tượng

Tính đối tượng của nhu cầu được xuất hiện trong hoạt động có đối tượngcủa chủ thể Nhu cầu với tư cách là một năng lực hướng dẫn, điều chỉnh hoạtđộng khi được “đối tượng hóa” là điều kiện nảy sinh tâm thế Với ý nghĩa đó,nhu cầu thực sự là một cấp độ của phản ánh tâm lý, ở cấp độ này, nhu cầuđược phát triển thông qua sự phát triển nội dung đối tượng của nhu cầu Đâychính là đặc điểm đặc trưng của nhu cầu ở con người

c) Phương thức thỏa mãn nhu cầu

Nhu cầu được thỏa mãn thông qua hoạt động Chỉ có thông qua hoạtđộng thì đối tượng của nhu cầu mới được bộc lộ và đáp ứng nhu cầu Chỉ cóthông qua hoạt động có đối tượng nhu cầu mới được cụ thể hóa về mặt tâm lýhọc và mới được thỏa mãn Chính vì lẽ đó mà nhu cầu luôn có mối liên hệmật thiết với động cơ Mỗi loại nhu cầu cụ thể được thỏa mãn trong quá trìnhchủ thể tiến hành hoạt động tương ứng

Trang 9

d) Trạng thái ý chí xúc cảm

Nhu cầu thường đi kèm với các trạng thái ý chí, cảm xúc, đặc biệt khinhu cầu ở mức độ cao Những trạng thái cảm xúc tiêu biểu như tính hướngdẫn của một đối tượng có liên quan đến một nhu cầu nhất định, sự không hàilòng hoặc thậm chí đau khổ khi nhu cầu không được thỏa mãn Trạng thái ýchí-cảm xúc thúc đẩy hoạt động tìm kiếm cách thức cần thiết nhằm thỏa mãn

nó Chính vì vầy, nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ thúcđẩy chủ thể hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi ý chí nói riêng Tóm lại bản chất của nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một đối tượngnào đó Nó là nguồn gốc của tính tích cực đồng thời được bộc lộ thông quatính tích cực của chủ thể Hoạt động là phương thức thỏa mãn nhu cầu Mặtkhác thông qua hoạt động nhu cầu và cả hoạt động của con người cũng khôngngừng được phát triển

1.2.1.3 Mối quan hệ của Nhu cầu với một số thành tố xu hướng của nhân cách

a) Nhu cầu và động cơ

Nhu cầu có quan hệ chặt chẽ với động cơ Bất cứ hoạt động nào của chủ thểcũng có động cơ Đây là thành phần không thể thiếu, đóng vai trò thúc đẩy hoạtđộng của chủ thể Khi quan niệm nhu cầu là những đòi hỏi về vật chất, tinh thầncủa cá nhân, cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển, mà chỉ có thể thỏa mãnđược bằng hoạt động chiếm lĩnh đối tượng của chính cá nhân đó, thì mặc nhiên

đã coi nhu cầu là yếu tố cấu thành hệ thống động cơ của cá nhân

A.N.Leonchiev đã quan niệm động cơ như là đối tượng trả lời nhu cầunày hay nhu cầu khác Sự phát triển của hoạt động, của động cơ sẽ làm biếnđổi nhu cầu của con người và làm sản sinh ra các nhu cầu mới Ông viết:

“Nhu cầu là cốt lõi bên trong của động cơ, nhu cầu muốn hướng dẫn đượchoạt động thì phải được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định”[21].Thực tế cho thấy không phải nhu cầu nào cũng trở thành động cơ của hoạtđộng Chúng chỉ trở thành động cơ khi con người cảm thấy cần phải thỏa mãn

Trang 10

và có điều kiện thỏa mãn chúng Như thế, nhu cầu và động cơ có quan hệ gắn

bó chặt chẽ

b) Nhu cầu và hứng thú

Khi chủ thể có nhu cầu ý thức được nó thì bản thân nhu cầu đó sẽ trởthành động cơ thúc đẩy chủ thể hoạt động để thỏa mãn nhu cầu của mình Trong mối quan hệ nhu cầu - hứng thú thì nhu cầu là cơ sở của hứng thú,còn hứng thú hình thành từ nhu cầu được thỏa mãn trở thành biểu hiện cụ thểcủa nhu cầu đã được đối tượng hóa trong một khách thể nhất định Khi đốitượng nhu cầu xuất hiện, chủ thể ý thức được giá trị của nó với mình, cùng vớinhững điều kiện phù hợp thì hướng nhận thức và hoạt động của mình vào đốitượng đó để thỏa mãn nhu cầu Việc thỏa mãn này gây ra hứng thú cho chủ thể,làm cho chủ thể trở nên tích cực hoạt động hơn để tiếp tục thỏa mãn nhu cầu

c) Nhu cầu và định hướng giá trị

Định hướng giá trị là định hướng của cá nhân hay một nhóm xã hội tới hệthống giá trị này hay giá trị khác, trong đó các hiện tượng vật chất và tinh thầnxuất hiện với tư cách là giá trị có khả năng thỏa mãn các nhu cầu và lợi ích của họ.Định hướng giá trị chứa đựng các yếu tố nhận thức, ý chí và cảm xúc cũng nhưcác khía cạnh đạo đức, thẩm mĩ trong sự phát triển nhân cách, là cơ sở bên trongcủa hành vi, quyết định lối sống của chủ thể Định hướng giá trị và nhu cầu củachủ thể có mối quan hệ biện chứng, trong đó nhu cầu quyết định sự hình thành,phát triển của định hướng giá trị Ngược lại định hướng giá trị lại là cơ sở bêntrong quyết định sự lựa chọn đối tượng cũng như phương thức thỏa mãn nhu cầu

d) Nhu cầu và lý tưởng

Nhu cầu là cơ sở của lý tưởng, còn lý tưởng là biểu hiện ở mức độ caocủa nhu cầu Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, cósức lôi cuốn con người vươn tới để đạt được Nhờ có lý tưởng nên cá nhânluôn có những cảm xúc tích cực trong quá trình hoạt động để tìm kiếm đốitượng thỏa mãn nhu cầu cá nhân

Trang 11

1.2.1.4 Phân loại Nhu cầu

Thông thường, người ta căn cứ vào đối tượng thỏa mãn nhu cầu để phânchia các nhu cầu thành hai loại, đó là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần Theo B.Ph.Lomov, các nhu cầu được chia thành nhu cầu nền tảng và nhucầu thứ phát Nhu cầu nền tảng liên quan đến điều kiện vật chất, phương tiệnsống và nhu cầu giao tiếp, nhận thức, hoạt động và nghỉ ngơi Trên cơ sở cácnhu cầu nền tảng đó, nhu cầu thứ phát được hình thành Chúng liên quan đếnnhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu học tập Mỗi nhu cầu nền tảng hay thứ phát lại cócấp độ khác nhau

Theo C.M Clelland thì nhu cầu được chia làm ba loại cơ bản:

- Nhu cầu về quyền lực: Nhu cầu này thúc đẩy cá nhân thực hiện nhữnghoạt động tạo ra ảnh hưởng đối với người khác

- Nhu cầu liên kết: Cá nhân mong muốn được yêu mến, được tham giavào các nhóm, tập thể …

- Nhu cầu về sự thành đạt: Cá nhân luôn mong muốn thành công trongcông việc, trong cuộc sống, khó chấp nhận sự thất bại

Theo lý thuyết Thứ bậc nhu cầu của A.Maslow (1908 – 1970) thì nhu cầucủa con người hình thành tạo nên một hệ thống và có thứ bậc từ cấp thiết đến ítcấp thiết hơn

Trang 12

Sự phân chia này tùy theo thang bậc nhưng nó không phải là cố định màchúng linh hoạt, thay đổi tùy theo điều kiện cụ thể.

Như vậy, có rất nhiều căn cứ để phân loại nhu cầu và trên thực tế cónhiều cách phân chia khác nhau song ta thấy bản chất của nhu cầu là rấtphong phú và đa dạng

1.2.1.5 Các mức độ của Nhu cầu

a) Ý hướng

Ý hướng là bước khởi đầu của nhu cầu Ở ý hướng, chủ thể mới ý thứcđược trạng thái thiếu hụt của bản thân về một cái gì đó, chưa ý thức được đốitượng thỏa mãn nhu cầu Khi chủ thể đã ý thức được đối tượng nhu cầu nghĩa

là tự trả lời được câu hỏi “Thiếu hụt về cái gì?” thì nhu cầu đã chuyển sangmột mức độ cao hơn là ý muốn

b) Ý muốn

Ý muốn là chủ thể đã ý thức được đối tượng chứa đựng khả năng thỏamãn nhu cầu, mục đích của hành động là nhằm thỏa mãn nhu cầu Tuy nhiên,chủ thể vẫn tiếp tục kiếm tìm cách thức và các điều kiện thỏa mãn nhu cầu Ởmức độ này, chủ thể xuất hiện những trạng thái ý thức, những rung cảm khácnhau biểu hiện lòng mong muốn, niềm mơ ước

c) Ý định

Ý định là khi chủ thể đã ý thức được đầy đủ về đối tượng cũng như cáccách thức điều kiện nhằm thỏa mãn nhu cầu, xác định rõ khuynh hướng củanhu cầu và sẵn sàng hành động

Ý hướng, ý muốn, ý định biểu hiện mức độ nhu cầu từ thấp đến cao, trên

cơ sở kế thừa và phát triển Ý hướng là cơ sở của ý muốn, ý muốn kế thừa vàphát triển ở mức độ cao hơn so với ý hướng, và mức độ của ý định là sựchuyển tiếp của ý hướng lên ý muốn và từ ý muốn lên ý định

Trang 13

1.2.1.6 Sự hình thành Nhu cầu

Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng nhu cầu sinhvật sẽ quyết định đến nhu cầu xã hội Nhu cầu sinh vật là cơ bản và mang tínhbẩm sinh, con người không thể ý thức và can thiệp bằng ý chí

Các nhà tâm lý học Macxit muốn khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhucầu và hoạt động: “Nhu cầu là nguồn gốc tính tích cực của hoạt động, nhưng bảnthân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động” [6].A.N.Leonchiev đã giải thích về mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động:

“Thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạtđộng Nhưng khi chủ thể hoạt động thì sẽ xảy ra sự biến hóa của nhu cầu Sựphát triển của hoạt động mạnh bao nhiêu thì sự chuyển hóa nhu cầu thành kếtquả của hành động càng mạnh mẽ bấy nhiêu”

Theo A.N.Leonchiev, bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàngnhững nhu cầu nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực sẽ nhận thứcđược các đòi hỏi cần đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu cầumới Thông qua hoạt động, con người thỏa mãn nhu cầu hiện tại và trên cơ sở

đó nảy sinh nhu cầu mới, thúc đẩy con người không ngừng tích cực hoạt động.Như vậy, để hình thành nhu cầu về một đối tượng nào đấy, chúng ta phảilàm cho chủ thể có cơ hội làm quen với đối tượng, thực hiện hoạt động trong quátrình đó, chủ thể có điều kiện thấy được ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống bảnthân, từ đó hình thành mong muốn về đối tượng, nhu cầu sẽ xuất hiện

1.2.2 Tâm lý học đường ( Tâm lý học trường học)

1.2.2.1 Khái niệm Tâm lý học đường

Tâm lý học trường học (chuyển dịch từ thật ngữ tiếng Anh là "SchoolPsychology") hay còn gọi bằng thuật ngữ quen thuộc là Tâm lý học đường(TLHĐ) đã manh nha xuất hiện và chính thức ra đời từ cuối thế kỷ thứ XIX -đầu thế kỷ XX tại Hoa Kỳ Giai đoạn từ 1890 đến 1969 là giai đoạn TLHĐ ẩntrong hoạt động và công việc của các chuyên gia đánh giá tâm lý - giáo dục

Trang 14

với mục đích xếp lớp giáo dục đặc biệt cho học sinh Cho đến nay TLHĐ đã

và đang được nhân rộng, triển khai ở nhiều nước trên thế giới

Trong khi khái niệm Tâm lý học đường (TLHĐ) đã là một khái niệmquen thuộc với nhiều người ở các nước phát triển thì ở Việt Nam khái niệmTLHĐ còn tương đối mới lạ đối với nhiều người, nội hàm của nó chưa đượcthống nhất giữa các nhà nghiên cứu khác nhau

Tháng 3 năm 2006, báo phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh và nhà xuấtbản Trẻ cho ra đời cuốn sách “Tư vấn tâm lý học đường” của tác giảNguyễn Thị Oanh Trong đó tuy tác giả không đưa ra một định nghĩachính thức, song, từ nội dung cuốn sách cho thấy khái niêm “Tâm lý họcđường” được hiểu ngầm là một chuyên nghành của khoa học tâm lý,chuyên nghiên cứu về cách giải quyết những khó khăn tâm lý xuất hiện ởtuổi học sinh (đặc biệt là học sinh mới lớn) trong các mối quan hệ với giađình, bạn bè, người yêu, học tập, định hướng nghề nghiệp.v.v cần đượcgiải quyết kịp thời nhằm tháo gỡ những rào cản ảnh hưởng xấu đến kếtquả học tập và sự phát triển nhân cách tốt đẹp của các em [14]

Năm 2008, tại hội thảo do Viện nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học SưPhạm Hà Nội tổ chức với tiêu đề “Tâm lý học đường, triển khai và ứng dụngvào thực tiễn nhà trường Việt Nam” đã khẳng định: Tâm lý học đường thuộclĩnh vực nghiên cứu ứng dụng những tri thức tâm lý học (Một lĩnh vực thuộctâm lý học thực hành nới chung) vào thực tiễn trường học nhằm nâng cao chấtlượng và hiệu quả học tập của học sinh

Hội nghị quốc tế lần 2 về tâm lý học đường ở VN đã cho rằng: “Tâm lýhọc đường là chuyên ngành khoa học hướng hoạt động nghiên cứu và ứngdụng của mình đến mục tiêu giải quyết những vấn đề tâm lý nảy sinh trongmôi trường học đường” [21]

Dựa trên những tài liệu và các nghiên cứu của các cán bộ tâm lý họcđường có uy tín hiện nay, các chuyên gia tâm lý học đường đã thống nhất

Trang 15

đưa ra một số khái niệm thường gặp và đang được sử dụng rộng rãi trong lĩnhvực tâm lý học đường:

Tâm lý học trường học (TLHTH hay TLHHĐ) là một chuyên ngành thựchiện công việc đánh giá (phòng ngừa) nhằm phát hiện những học sinh có thể cókhó khăn về nhận thức, cảm xúc, xã hội hay hành vi; phát triển và thực hiện cácchương trình can thiệp tâm lý học sinh; cố vấn học sinh; tham gia phát triển vàlượng giá chương trình; nghiên cứu, giảng dạy, hỗ trợ và giám sát cho nhữngngười đang học nghề

Ngày 14/01/2011, Nhóm tác giả PGS TS Trần Thị Lệ Thu, TS Lê vănHảo, TS Lê Nguyên Phương, GS TS Brent Duncan, TS Đặng Hoàng Minh đềxuất khái niệm TLHTH/TLHHĐ như sau:

“Tâm lý học trường học (hay còn gọi là Tâm lý học học đường) là một

chuyên ngành Tâm lý ứng dụng nhằm thực hiện công tác phát hiện sớm, phòng ngừa và can thiệp cho trẻ em- thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng; đồng thời tham gia nghiên cứu, xây dựng, phát triển và lượng giá các chương trình này” [9].

Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn sử dụng khái niệm của nhómnăm tác giả nói trên

1.2.2.2 Bản chất và một số đặc điểm cơ bản của Tâm lý học đường

a Bản chất và một số đặc điểm cơ bản của tâm lý học đường

Nói đến Tâm lý học trường học là để chỉ hoạt động của các chuyên giatâm lý được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, chuẩn bị về mặt tâm lý, giáo dụccho trẻ em và thanh thiếu niên trong các trường học, gia đình

Tâm lý học trường học (TLHTH) tập trung vào ứng dụng tâm lý học vàgiáo dục học nhằm giúp các em học sinh, sinh viên hay nói rộng hơn là trẻ em

và thanh thiếu niên đang hưởng thụ giáo dục có được điều kiện và cơ hội họctập cũng như phát triển bản thân tốt tới mức có thể

Trang 16

Phòng ngừa trong lĩnh vực TLHĐ với ý nghĩa hướng vào mọi trẻ em vàthanh thiếu niên trong môi trường giáo dục (các trường học, các cơ sở giáodục tư nhân, các tổ chức giáo dục khác trong xã hội v.v), phòng ngừa được thựchiện trên phạm vi toàn trường/cơ sở giáo dục và cho mọi đối tượng khách thể).Các chương trình phòng ngừa dành cho cả những trẻ em- thanh thiếu niên hiệnchưa gặp khó khăn tâm lý hoặc/và đang có nguy cơ, hoặc/và được phát hiện cóvấn đề (ở các giai đoạn và mức độ khác nhau ); chương trình này nhằm giúp các

em có hiểu biết và kỹ năng phòng tránh hoặc hạn chế sự gia tăng những khókhăn/rối nhiễu tâm lý có thể xảy ra hoặc đang xảy ra cùng với sự phát triển tâm

lý của bản thân và trước thực tế cuộc sống xã hội

Đồng thời trên cơ sở sàng lọc, phát hiện sớm các vấn đề tâm lý/khó khăntâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên trong môi trường giáo dục, các chươngtrình phòng ngừa sẽ được xây dựng và thực hiện cùng với công tác can thiệp TLHĐ hướng vào công tác can thiệp (tham vấn, tư vấn, trị liệu) trong cáclĩnh vực cụ thể của trẻ em và thanh thiếu niên Các can thiệp thường liên quanđến các nhà tâm lý học làm việc trực tiếp với các cá nhân, nhóm, hoặc các hệthống, hoặc gián tiếp với các giáo viên, hiệu trưởng, và nhân viên giáo dụckhác, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, cũng như các chuyên giakhác và phụ tá Các can thiệp có thể được hướng vào việc phòng ngừa banđầu, giảm thiểu khó khăn một khi chúng xảy ra (ví dụ, phòng ngừa thứ phát),

và phòng ngừa những khó khăn có thể được dự kiến xảy ra trong một số năm.TLHĐ là một chuyên ngành ứng dụng do vậy, cùng với công tác phòngngừa, phát hiện và can thiệp sẽ là những hoạt động cụ thể như nghiên cứu,xây dựng, phát triển và lượng giá chính những chương trình phát hiện, phòngngừa và can thiệp này

1.2.2.3 Công việc của nhà TLHĐ / Chuyên viên TLHĐ

1Vai trò của nhà TLHĐ là cộng tác với giáo viên, phụ huynh học sinh và

các cán bộ nhà trường để có thể trợ giúp tốt nhất cho sự phát triển của họcsinh về mặt tâm lý giáo dục

Trang 17

2 a) Nhà TLHĐ làm việc với học sinh

3Ứng dụng tâm lý học và giáo dục học nhằm giúp các em học sinh, sinh

viên hay nói rộng hơn là trẻ em và thanh thiếu niên đang hưởng thụ giáo dục cóđược điều kiện và cơ hội học tập cũng như phát triển bản thân tốt tới mức có thểPhát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh Hướng vào mọi trẻ em

và thanh thiếu niên trong môi trường giáo dục (các trường học, các cơ sở giáodục tư nhân, các tổ chức giáo dục khác trong xã hội v.v), phòng ngừa đượcthực hiện trên toàn trường/toàn cơ sở giáo dục và cho mọi đối tượng kháchthể) Tham vấn cho những học sinh đang gặp khó khăn về cảm xúc, hành vi

và các vấn đề xã hội Tức là (tham vấn, tư vấn, trị liệu) trong các lĩnh vực cụthể của trẻ em và thanh thiếu niên, đó là: nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúchoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng- những môitrường thực hiện công tác giáo dục cho trẻ em- thanh thiếu niên

4Hỗ trợ nâng cao thành tích học tập bằng cách đánh giá các rào cản trong

học tập để xác định chiến lược tốt nhất nhằm cải thiện giảng dạy/học tập Thúcđẩy sức khỏe và khả năng phục hồi bằng cách phát triển kỹ năng xã hội, khảnăng giải quyết vấn đề, quản lý tức giận, quy chế tự chủ, tự quyết, và lạcquan Tăng cường hiểu biết và chấp nhận sự đa dạng và sự khác biệt

b) Nhà TLHĐ làm việc với gia đình của học sinh (tư vấn cho gia đình)

Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh Xác định vấn đề họctập và các vấn đề hành vi, những vấn đề gây trở ngại cho sự phát triển của họcsinh tại trường học

Thực hiện đánh giá phục vụ cho các dịch vụ giáo dục đặc biệt Hỗ trợ họcsinh về sức khỏe xã hội, cảm xúc, và hành vi Đào tạo/huấn luyện kỹ năngnuôi dạy con và tăng cường hợp tác nhà trường Giới thiệu và trợ giúp phốihợp các dịch vụ hỗ trợ trong cộng đồng

c) Nhà TLHĐ làm việc với giáo viên (tư vấn cho giáo viên)

1Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh Xác định và giải quyếtcác rào cản học tập để học sinh học tập tốt hơn Thiết kế và thực hiện hệ thống

Trang 18

giám sát sự tiến bộ của học sinh Tạo môi trường lớp học tích cực, thân thiện.Thúc đẩy tất cả học sinh tham gia vào học tập

d) Nhà TLHĐ làm việc với BGH nhà trường (tư vấn cho BGH)

Phát hiện sớm những vấn đề tâm lý của học sinh Thu thập và phân tích

dữ liệu liên quan đến kết quả học để cải thiện học sinh, và yêu cầu tráchnhiệm Thực hiện rộng chương trình phòng ngừa giúp duy trì tính tích cực cáhoạt động và tạo không khí thuận lợi cho học tập Đẩy mạnh các chính sáchtrường học và đảm bảo sự an toàn của tất cả học sinh bằng cách giảm bạo lựctrường học, bắt nạt, và sách nhiễu Đáp ứng với khủng hoảng bằng cách cungcấp cho lãnh đạo các dịch vụ trực tiếp và phối hợp với các dịch vụ cộng đồngcần thiết Thiết kế, thực hiện, và tìm sự ủng hộ cho chương trình học toàndiện về sức khỏe tâm thần

e) Nhà TLHĐ phối hợp với mạng lưới hỗ trợ:

1Phối hợp để cung cấp các dịch vụ cho học sinh và gia đình của họ trong

và ngoài trường học Giúp học sinh từ nơi khác chuyển đến trường và họcsinh từ trường học về môi trường học tập cộng đồng, đảm bảo xây dựng môitrường công bằng cho học sinh

1.2.3 Nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học đường

1.2.3.1 Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ

“Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ là những đòi hỏi, mong muốn và nguyện vọng

trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện và can thiệp khó khăn tâm lý củatrẻ em và thanh thiếu niên trong các lĩnh vực nhận thức, hành vi, cảm xúchoặc xã hội ở môi trường học đường, gia đình và cộng đồng” [16]

1.2.3.2 Các loại nhu cầu hỗ trợ TLHĐ

a) Nhu cầu hỗ trợ phòng ngừa

Nhu cầu phòng ngừa phát sinh các rối nhiễu tâm lý ở học sinh còn thể hiện

ở việc đào tạo kĩ năng sống cho học sinh, sinh viên, các bậc phụ huynh đã vàđang rất được chú trọng ở nước ta hiện nay

Trang 19

Trên thế giới, cụ thể là ở Mỹ, bên cạnh việc đánh giá, phòng ngừa, tư vấn

và trị liệu tâm lý, một nhiệm vụ quan trọng của các nhà TLHĐ là thiết kế và phụtrách các chương trình tập huấn về kỹ năng xã hội, kỹ năng quản lý cơn giận dữ,xây dựng trường học thân thiện, an toàn hay chương trình hỗ trợ riêng dành chonhững học sinh có nguy cơ thất bại học đường Tại các thành phố lớn ở ViệtNam đã có một số trường học hoặc lồng ghép, hoặc đưa kỹ năng sống vàochương trình đào tạo như một môn học chính khóa

b) Nhu cầu hỗ trợ phát hiện và can thiệp

Mong muốn những vấn đề tâm lý của mình sớm được phát hiện và canthiệp (tham vấn, tư vấn, trị liệu) trong các lĩnh vực cụ thể Đó là nhận thức,học tập, hành vi, cảm xúc hoặc các mối quan hệ xã hội ở môi trường họcđường, gia đình và cộng đồng – những môi trường mà các em đang tham giahọc tập Không chỉ học sinh, sinh viên (trẻ em, thanh thiếu niên) mong muốnđược phát hiện và can thiệp những vấn đề tâm lý mà còn cả gia đình, nhàtrường và xã hội cũng mong muốn sao cho các em được phát hiện và canthiệp những khó khăn tâm lý đó

Đáp ứng nhu cầu phát hiện nhằm sàng lọc và can thiệp sớm những vấn đềtâm lý, hoạt động chẩn đoán trong TLHĐ đã cho thấy rõ vai trò của mình Căn

cứ vào kết quả đánh giá, các nhà TLHĐ có thể đưa ra những lời khuyên giúpxây dựng kế hoạch giám sát, can thiệp hoặc hướng đến các chuyên gia kháctrong lĩnh vực giáo dục và sức khỏe

1.2.4 Nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học đường của học sinh THCS

1.2.4.1 Khái niệm Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS

Trước sự phát triển mạnh mẽ tác động đến nhiều mặt trong đời sống của cánhân và xã hội Nhiều vấn đề đời sống tinh thần con người cũng bị tác động Hầuhết các em đều có nhu cầu nhận được sự hỗ trợ để được giải quyết những khó

khăn thắc mắc mà các em gặp phải trong học đường Vì vậy,“Nhu cầu hỗ trợ

Tâm lý học đường của học sinh THCS là những đòi hỏi, mong muốn và nguyện

Trang 20

vọng trong việc thực hiện phòng ngừa, phát hiện và can thiệp các khó khăn tâm

lý của các em học sinh THCS trong các lĩnh vực nhận thức, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở trong môi trường học đường, gia đình và xã hội”.

Nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh THCS trên nhiều lĩnh

vực, song một số lĩnh vực các em có nhu cầu cơ bản như: Nhu cầu được trợ

giúp trong học tập, Nhu cầu được trợ giúp về sự phát triển tâm sinh lý bản thân, Nhu cầu được trợ giúp trong giao tiếp ứng xử, Nhu cầu được trợ giúp trong quan hệ với bạn bè, Nhu cầu được trợ giúp trong quan hệ với cha mẹ/người thân, Nhu cầu được trợ giúp trong quan hệ với thầy cô giáo, Nhu cầu được trợ giúp trong quan hệ với bạn khác giới/người yêu, Nhu cầu được trợ giúp trong định hướng nghề nghiệp.

1.2.4.2 Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của HS THCS trong một số lĩnh vực

a) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực học tập

Trong những khó khăn các em thường gặp phải về học tập, nổi cộm lên làcác vấn đề liên quan đến chuyện học tập sút kém, về kết quả kì thi học sinh giỏisắp tới, về kì thi Tốt nghiệp, Đại học, định hướng nghề nghiệp v.v Ngoài ra, các

em còn gặp những khó khăn như: Khó lập kế hoạch học tập; Phương pháp họctập chưa hiệu quả; Chưa có hứng thú học tập; Tình trạng học lệch; sức ép của giađình; Áp lực điểm số, thi cử; Lo lắng về năng lực bản thân (khả năng tiếp thu bàicòn hạn chế, tập trung chú ý chưa cao …); Lịch học dày đặc; Nội dung môn họckhó/yêu cầu học tập ngày càng cao/nhiệm vụ học tập khó khăn; Khó chấp nhậnphương pháp giảng dạy của giáo viên; Bị điểm kém nhiều lần

b) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực phát triển tâm sinh lý bản thân

Ở lứa tuổi học sinh THCS, sự phát triển về tâm sinh lý phát triển mạnh

mẽ, có những bước nhảy vọt, có sự biến đổi lớn về tâm lý, ý thức cũng nhưdần tiến đến sự ổn định hài hòa về mặt cơ thể Trong sự phát triển tâm sinh lýcủa bản thân, các em thường gặp những khó khăn như: Không có hiểu biết cơbản về sự phát triển tâm sinh lý của bản thân; Khó kiềm chế, khó làm chủ cảm

Trang 21

xúc, hành vi của bản thân; Không tự tin về hình ảnh bản thân; Hay so sánhmình với người khác; Đánh giá quá cao về bản thân; Hay lo lắng vẩn vơ (vềsức khỏe, về các mối quan hệ xung quanh …); Tính tình thất thường (hay bốirối, khó chịu, vui buồn vô cớ …); Lơ đễnh, thiếu tập trung; Có những thắcmắc về vấn đề giới tính.

c) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực giao tiếp ứng xử

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta bắt gặp nhiều thựctrạng học sinh có những biểu hiện hành vi tiêu cực mà nguồn gốc là xuất phát từnhững kĩ năng ứng xử yếu kém trong học đường Những khó khăn trong học tập

mà các em thường gặp phải rất đa dạng như: Thiếu kĩ năng nói chuyện với mọingười; Không biết cách bắt đầu/gợi mở câu chuyện; Khó diễn đạt ý kiến/ ýtưởng của mình; Lúng túng, thiếu tự tin khi tiếp xúc, trò chuyện với mọi người(đặc biệt khi tiếp xúc với người lạ); Không biết ứng xử phù hợp với tình huống;Khó thiết lập quan hệ với người khác; Khó hòa nhập với môi trường mới;Không dám/khó từ chối những yêu cầu vô lí, có thể có hại đối với bản thân

d) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với bạn bè

Trong quan hệ với bạn bè, các em thường gặp phải những khó khănnhư: Giận dỗi với bạn thân, khó làm lành, khó hòa đồng với các bạn; Sợlàm bạn giận; Không thích tính cách, sở thích của bạn; Không yêu thích tậpthể lớp; Khó tìm được bạn tốt; Không có bạn thân; Không biết cách chia sẻvới bạn khi họ gặp khó khăn; Không biết cách đối xử với bạn thế nào chotốt, cho phù hợp; Bị lạm dụng trong quan hệ bạn bè; Mặc cảm với bạn bè

về nhiều mặt; Thiếu sự tin tưởng với bạn bè; Bạn bè thường có sự hiểu lầm,rạn nứt tình cảm

e) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với cha mẹ/người thân

Trong quan hệ gia đình, những mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, mâuthuẫn giữa anh chị em và họ hàng.v.v, gây nên những khó khăn tâm lý như:

Trang 22

Các em không nói chuyện, chia sẻ được với cha mẹ; Các em bất bình vì cha

mẹ đối xử thiếu công bằng với mình/ giữa mình và các anh chị em khác; Các

em chịu sức ép vì gia đình có căng thẳng tâm lý (có tang/tai nạn/người đauốm…); Các em không muốn cha mẹ can thiệp quá nhiều vào những vấn đề cánhân; Các em bị ức chế vì cha mẹ hay trách mắng hay cha mẹ đề ra yêu cầuquá cao; Gia đình có những bất hòa; Cha mẹ/ người thân xa cách

f) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với bạn khác giới/người yêu

Tình bạn khác giới là một trong những quan hệ có ảnh hưởng với các em.Những khó khăn trong lĩnh vực này mà trẻ thường gặp phải như: Các em mongmuốn bạn khác giới biết tình cảm của mình, muốn chia tay vì có người mới;Khó xây dựng tình bạn với bạn khác giới; Bị các bạn khác giới trêu chọc; bị gánghép/ghép đôi với bạn khác giới; Khó khăn trong giao tiếp, ứng xử với bạn khácgiới/người yêu; sợ người khác hiểu lầm khi mình chơi với bạn khác giới; Quá lolắng trong tình bạn khác giới/ tình yêu; Mất quá nhiều thời gian cho tình bạnkhác giới, tình yêu; Bị lạm dụng trong tình bạn khác giới/ tình yêu

g) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực quan hệ với thầy cô giáo

Trong quan hệ với các thầy cô giáo, các em thường gặp phải những khókhăn như: Không được thầy cô quan tâm, thấu hiểu; Cảm thấy thầy cô giáo xacách đến khó hiểu; Lo lắng, sợ hãi khi thầy cô kiểm tra bài hoặc khiển trách;bất bình vì thầy cô giáo đối xử thiên vị; Hay bị thầy cô phê bình, khiển trách;Không tự tin khi trao đổi với thầy cô về học tập và cuộc sống; Thiếu tin tưởngthầy cô giáo; Thiếu tôn trọng thầy cô giáo

h) Nhu cầu hỗ trợ TLHĐ trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp

Trong định hướng nghề nghiệp, những khó khăn mà các em thường gặpphải là: Lo lắng về nghề nghiệp tương lai; Không biết mình phù hợp với ngànhnghề nào; Không biết rõ nghề mình chọn có yêu cầu gì về phẩm chất và nănglực; Thiếu thông tin về trường đào tạo nghề; Áp lực từ sự tác động của bạn bè;

Áp lực từ sự tác động của cha mẹ/ người thân; Không hiểu nhu cầu nghề nghiệptrong xã hội; Nhiều thông tin xung quanh về các ngành nghề khác nhau khiến

Trang 23

em khó lựa chọn.

Có thể nói rằng, khi các em chia sẻ được điều các em ấp ủ trong lòng,các em giải tỏa được nhiều cảm xúc, từ đó dám đương đầu và sẽ tự tìm racách tốt nhất để vượt qua khó khăn đang gặp phải Điều quan trọng là khiđược hỗ trợ tâm lý, các em cảm thấy vui vẻ và an toàn khi được chia sẻ vớimột người khác mà tin tưởng rằng họ sẽ giữ bí mật cho mình Như vậy, rấtcần có các chuyên gia TLHĐ để thực hiện công việc cao cả này

1.3 Một số đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS

Tuổi thiếu niên là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các

em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn(người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặtphát triển: Thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này Nó được

đánh dấu ở mốc quan trọng là sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí mà trước

hết là sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ nhưng không cânđối, đặc biệt là sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất(tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong

cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục

Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: Thểtích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậmhơn Điều này gây nên rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu Ở tuổi thiếuniên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làmchủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh Các em

dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh

Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể củathiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lýmới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình; Cảm giác về tình cảm giớitính mới lạ, quan tâm tới người khác giới

Trang 24

Sự thay đổi điều kiện sống, điều kiện hoạt động của thiếu niên ở tronggia đình, nhà trường, xã hội mà vị trí của các em được nâng lên Việc học tập

ở trường trung học cơ sở là một bước ngoặt quan trọng, mỗi môn học gồmnhững khái niệm, những quy luật được sắp xếp thành một hệ thống tương đốisâu sắc Điều đó đòi hỏi các em phải tự giác và độc lập cao

Trong quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng khác trước Các em đượchọc với nhiều giáo viên Các giáo viên có cách dạy và yêu cầu khác nhau đốivới học sinh, có trình độ nghề nghiệp và phẩm chất, uy tín khác nhau Quan

hệ giữa giáo viên và học sinh “xa cách” hơn so với bậc tiểu học

Trong quan hệ của thiếu niên với người lớn xuất hiện một cảm giác rất

độc đáo: “cảm giác mình đã là người lớn” Các em cảm thấy mình không còn

là trẻ con nữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự là ngườilớn Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhâncách thiếu niên, vì nó biểu hiện lập trường sống mới của thiếu niên đối vớingười lớn và thế giới xung quanh Cảm giác mình đã là người lớn được thểhiện rất phong phú về nội dung và hình thức Các em quan tâm đến hình thức,tác phong, cử chỉ…và những khả năng của bản thân

Trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, muốn có lập trường

và quan điểm riêng Trong phạm vi ý thức xã hội, các em muốn được độc lập

và không phụ thuộc vào người lớn ở một mức độ nhất định Các em đòi hỏi,mong muốn người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như đối xử vớingười lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào một số mặt trong đời sống riêng củacác em Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫnthực hiện một cách tự nguyện

Trong quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi có sự phức tạp, đa dạng hơn Sựgiao tiếp của các em đã vượt ra ngoài phạm vi học tập, phạm vi nhà trường,

mà còn mở rộng trong những hứng thú mới, những việc làm mới, những quan

hệ mới trong đời sống của các em, các em có nhu cầu lớn trong giao tiếp với

Trang 25

bạn bè Một mặt, các em rất khao khát được giao tiếp và cùng hoạt độngchung với nhau, các em có nguyện vọng được sống trong tập thể, có nhữngbạn bè thân thiết tin cậy Mặt khác, cũng biểu hiện nguyện vọng không kémphần quan trọng là được bạn bè công nhận, thừa nhận, tôn trọng mình Các

em mong muốn có một tình bạn riêng, thân thiết để “gửi gắm tâm tình”

Một đặc trưng quan trọng là sự xuất hiện những sắc thái mới trong quan

hệ với bạn khác giới - những cảm xúc giới tính Các em đã bắt đầu quan tâmlẫn nhau, ưa thích nhau, từ đó quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình

Giao tiếp ứng xử ở tuổi thiếu niên có vị trí đặc biệt Nhờ hoạt động giaotiếp mà các em nhận thức được người khác và bản thân mình đồng thời qua

đó làm phát triển một số kĩ năng như kĩ năng so sánh, phân tích, khái quáthành vi của bản thân và của bạn, làm phong phú thêm những biểu tượng vềnhân cách của bạn và của bản thân

Như vậy, lứa tuổi thiếu niên là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, nhiềubiến động nhất nhưng cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho nhữngbước trưởng thành sau này Sự phát triển tâm lí của thiếu niên có chịu ảnhhưởng của thời kỳ phát dục Nhưng cái ảnh hưởng quyết định nhất đối với sựphát triển tâm lý chính là những mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là nhữngmối quan hệ giữa thiếu niên và người lớn

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học

đường của học sinh THCS

Những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của HSđược xác định trên hai nhân tố cơ bản là nhân tố khách quan và chủ quan

1.4.1 Nhân tố khách quan gồm: Gia đình, bạn bè, nhà trường và các môi trường khác

Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của conngười Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác độngqua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ Trong gia đình, các em

Trang 26

nhận được những kinh nghiêm và kỹ năng sống đầu tiên.

Tuy nhiên, phần lớn bố mẹ và những người lớn trong gia đình ít dànhthời gian dạy các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tựchăm sóc và phục vụ bản thân mình Có những bố mẹ chưa tin tưởng giao phócho các em tự làm các công việc gia đình, không cần các em giúp đỡ, vẫn lo

sợ các em không biết làm và làm không khéo, lo sợ các em không có thời gianhọc tập.v.v Thực tế cho thấy, việc lơi lỏng quan tâm đến các em, quá thươnghay quá nghiêm khắc v.v đều là những nhân tố khách quan gây nên khó khăntâm lý của các em

Bạn bè là mối quan hệ không thể thiếu trong đời sống học tập của HSTHCS có xu hướng ngày càng phát triển mạnh và vượt ra khỏi giới hạn củahoạt động học tập, nổi lên thành một phạm vi độc lập rất quan trọng trong đờisống của các em học sinh Chính thông qua các mối quan hệ này các em khôngnhững nhận thức được người khác mà còn nhận thức được chính bản thân mình,nhờ đó các em thu nhận được những thông tin cần thiết để hình thành sự đánhgiá bản thân mình như một nhân cách, để hình thành một thái độ giá trị – cảmxúc nhất định đối với bản thân Vì vậy, bạn bè cũng là một nhân tố ảnh hưởngkhá lớn đến mọi lĩnh vực của đời sống tâm lý và học tập của các em

Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có vai trò rất quantrọng để phát triển rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ trở thành nhữngcon người có tri thức, có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp Tuy nhiên, trên thực tếnhà trường vẫn còn nhiều những bất cập như: Dạy kiến thức nhiều hơn dạy kỹnăng, áp đặt nội quy nghiêm khắc hơn giáo dục ý thức tự nguyện Vì vậy, nhàtrường cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tâm lý họcđường của các em trên mọi lĩnh vực

Ngoài ra, một số môi trường khác như: Các câu lạc bộ, các hoạt độngnhóm, xã hội v.v cũng có những ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức và các

Trang 27

lĩnh vực học tập, cuộc sống của các em.

1.4.2 Nhân tố chủ quan gồm: Nhận thức bản thân còn hạn chế, do tính cách của bản thân, do kinh nghiệm của bản thân.

Nhìn chung, tâm lý của các em lứa tuổi HS THCS thường chưa ổn định

Sự hiểu biết của các em về bản thân, các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như

kỹ năng sống của các em vẫn còn nhiều hạn chế Vì vậy các nhân tố chủ quan:Nhận thức bản thân còn hạn chế, do tính cách của bản thân, do kinh nghiệm của bản thân có ảnh hưởng khá lớn đến nhu cầu TLHĐ của các em

Về mặt nhận thức của các em còn hạn chế về hiểu biết những kiến thức trên các lĩnh vực cuộc sống xung quanh như: Học tập, giao tiếp ứng xử, quan

hệ với bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo, tình bạn khác giới/tình yêu, định hướng nghề nghiệp, phát triển tâm sinh lý Chính việc hạn chế về nhận thức nên hệ thống các kỹ năng của các em để ứng xử phù hợp với các tình huống trong mọi lĩnh vực của cuộc sống còn hạn chế

Bên cạnh đó, HS THCS đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về cấu trúc tâm sinh lý Điều đó ảnh hưởng tới tính cách bất thường của các em, các

em thường khó làm chủ cảm xúc, hành vi Đồng thời, do tuổi đời còn nhỏ nênkinh nghiệm của bản thân còn hạn chế Đó là nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tâm lý học đường của các em

1.5 Đáp ứng nhu cầu hỗ trợ Tâm lý học đường cho học sinh THCS

Chỉ thị số 9971/BGD &ĐT-HSSV của Bộ giáo dục và đào tạo: Triểnkhai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” đã tạo hành lang pháp lý cho sựphát triển công tác tư vấn tâm lý học đường, là điều kiện phát triển mạnhtrong tương lai

Ở tất cả các cấp học từ mầm non đến phổ thông, những vấn đề tâm lý ởhọc sinh ngày càng gia tăng: Bạo lực học đường, tự tử, trấn lột, cướp của, giếtngười Đặc biệt là tình trạng học sinh trầm cảm, gặp khó khăn về nhận thức

và học tập Thế nhưng, gần như 100% trường phổ thông hiện nay không cung

Trang 28

cấp dịch vụ tâm lý học đường tại chỗ Có thể nói, toàn bộ hệ thống giáo dụcViệt Nam hiện nay đang phát triển lệch, chỉ lo dạy chữ, dạy kiến thức

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên, là tập thể đầu tiên mà con trẻthuộc về và cảm thấy gắn bó Những mối dây tình cảm ở con trẻ có được từgia đình góp phần dẫn đến một cuộc sống đầy đủ yêu thương và tình cảm gắn

bó, thân thiện Những nối kết tình cảm trong gia đình là chìa khóa cho sự pháttriển lành mạnh của trẻ: Trẻ từ những gia đình gắn bó chặt chẽ có xu hướng tựtin hơn, hạnh phúc hơn, và thành đạt hơn khi trưởng thành; Trẻ từ những giađình gắn bó với nhau thường dễ sợ hãi, lo âu, và thất vọng khi lớn lên

Thực tế cho thấy, hầu hết việc đáp ứng nhu cầu TLHĐ cho các em chỉmang tính tự phát, kinh nghiệm như: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con đượchọc tập kết hợp với vui chơi thoải mái; Lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm củacha mẹ cho con Cha mẹ, người thân chưa được trang bị những kiến thức tâm

lý lứa tuổi học sinh để giúp các con phòng ngừa khó khăn tâm lý Bên cạnh

đó, nhiều bậc phụ huynh cho rằng hình thức giáo dục răn đe nghiêm khắc làphương pháp có hiệu quả trong giáo dục con

Nhà trường là chiếc nôi thứ hai sau gia đình góp phần quan trọngtrong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ Có nhiều nghiên cứu chothấy nhu cầu được hỗ trợ TLHĐ trong nhà trường hiện nay là một nhu cầu cấpbách, cần được đáp ứng Tuy nhiên, Nhà trường hiện nay mới chỉ lo dạy chữ,dạy kiến thức, vẫn chưa chú trọng đến vấn đề TLHĐ trong trường Nhưngđứng trước thực trạng nhu cầu được hỗ trợ TLHĐ có thực của các em, nhàtrường đã có những đáp ứng mang tính chất chủ quan, kinh nghiệm và giáodục răn đe, chưa có những biện pháp phòng ngừa, phát hiện và can thiệp tâm

Trang 29

đang rất thiếu Đối với bạn bè, đây được xem là nơi các em tin cậy, dễ dàngbộc lộ tâm sự của mình, song mới chỉ giúp em giải tỏa sự bức xúc chứ chưagiúp các em tìm ra giải pháp hay định hướng khi gặp khó khăn vướng mắc.Phòng TLHĐ là mô hình trợ giúp tâm lý học đường cho các em học sinh Ở

đó, cán bộ tâm lí học đường có nhiệm vụ phòng ngừa, sàng lọc và phát hiệnsớm, can thiệp sớm những rối nhiễu tinh thần của học sinh, tham vấn giúp họcsinh giải quyết vấn đề tâm lí của mình Đồng thời, phòng cũng tư vấn cho phụhuynh học sinh và giáo viên của nhà trường giải quyết những khó khăn, vướngmắc trong quá trình giáo dục, dạy dỗ học sinh Cán bộ tâm lí là những người cóchuyên môn, được đào tạo Trong các nhà trường hiện nay có rất ít trường cóphòng TLHĐ, một vài trường có mới chỉ tập trung ở các thành phố lớn

Như vậy, từ lý luận đến thực tiễn cho thấy việc đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ cho học sinh của các lực lượng là chưa hiệu quả Trong khi đó nhu cầuđược hỗ trợ TLHĐ của học sinh ngày một trở nên hết sức cấp thiết

Trang 30

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Một vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Vĩnh khúc là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa Xã Vĩnhkhúc nằm trải dài hai bên ven sông Bắc Hưng Hải phù sa màu mỡ Hiện tại xãVĩnh khúc có nhiều thay đổi về mọi mặt Trên địa bàn xã có hơn 40 doanhnghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy, bên cạnh việc sản xuấtnông nghiệp thì nhiều con em đã đi vào lao động làm việc tại các công ty, tìnhhình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của địa phương luôn ổn định và phát triển

Vĩnh khúc là một xã lớn khoảng 11 ngàn dân Đảng và chính quyền địaphương rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục Nhiều gia đình có truyền thống hiếuhọc Phụ huynh và học sinh khá quan tâm đến học tập và rèn luyện của các em

Trường THCS nằm ở trung tâm của xã Vĩnh khúc thuộc thôn khúclộng Trường thành lập tháng 8 năm 1963 có tên là Trường Cấp II Vĩnh khúc,

cơ sở đầu tiên trường đặt ở đình làng nội, thôn Vĩnh an xã Vĩnh khúc Naychuyển địa điểm thành Đình Ngu Nhuế, thôn Khúc lộng, xã Vĩnh khúc

Trường THCS xã vĩnh khúc gồm 16 phòng học hai tầng và 12 phònghọc 3 tầng Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng Năm 2010 – 2011tổng số cán bộ giáo viên gồm 46 đồng chí Trong đó, giáo viên cò trình độtrên chuẩn là 13 đồng chí Giáo viên giỏi gồm 16 đồng chí, một số đồng chíđạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi cấp sở gồm 13 đồng chí

Tổng số học sinh của trường hiện tại là 750 học sinh Gồm 4 khối lớp,lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, tương ứng với 5 lớp/ khối và mỗi lớp dao động từ 32– 38 học sinh Hầu hết, các em chăm ngoan, có ý thức rèn luyện, tu dưỡngđạo đức, có ý thức phấn đấu, tinh thần tự học, chất lượng đại trà trong nhữngnăm gần đây được nâng lên rõ rệt Đặc biệt, các em trong đội tuyển thi họcsinh giỏi và thi đỗ vào trường trung học phổ thông ngày một tăng lên

Trang 31

Năm 2011 trường đã đạt danh hiệu “Trường đạt chuẩn quốc gia” Hàngnăm trường có từ 30 đến 60 học sinh thi đỗ vào các trường đại học và từ 25đến 40 học sinh thi đỗ các trường cao đẳng

Tuy nhiên, xã còn nhiều hộ nghèo, nhiều học sinh cả bố mẹ đều đi làmcông ty, thời gian do các doanh nghiệp quản lý sát sao chặt chẽ cung với việctăng ca nên hầu hết việc quan tâm đên quá trình học tập rèn luyện của họcsinh còn nhiều hạn chế Một số hộ gia đình còn cho rằng việc giáo dục họcsinh là trách nhiệm của nhà trường, và cho các em còn nhỏ nên còn lơ là chưathực sát sao với các em Vì vậy, vẫn còn một số học sinh chưa ngoan, chưa ýthức được vai trò của việc học

Bên cạnh đó, nhà trường có nhiều giáo viên trẻ, tuy có kiến thức,trình

độ nhưng kinh nghiệm chưa nhiều Đồng thời, một khó khăn nữa là tâm lýphụ huynh và học sinh thích môn học khoa học tự nhiên nên khi chọn độituyển thi học sinh giỏi cho các môn khoa học xã hội gặp nhiều khó khăn

Bảng 2.1: Tổng số khách thể tham gia khảo sát

2.2 Tổ chức nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 từ tháng 1/2012 – tháng 8/2012:

Tiến hành nghiên cứu tài liệu để hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơbản liên quan đến đề tài như lịch sử vấn đề nhu cầu, TLHĐ và nhu cầuTLHĐ, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh PTTH, những khái niệm công

Trang 32

cụ và khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Xây dựng công cụ điều tra,khảo sát: Phiếu trưng cầu ý kiến (dành cho học sinh); Phiếu trưng cầu ý kiến(dành cho phụ huynh); Phiếu trưng cầu ý kiến (dành cho giáo viên)

Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu, xây dựng hệ thống

những vấn đề lý luận để làm cơ sở và công cụ cho các giai đoạn nghiên cứu

Nội dung: Xây dựng đề cương nghiên cứu Xây dựng công cụ điều tra,

khảo sát

Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan, đặc biệt là xây dựngnhững khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu để từ đó có cơ sở xây dựngphương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, văn bản; khảo sát nhu

cầu của học sinh

-Giai đoạn 2: Từ tháng 8/2012 – 1/2013: Tiến hành điều tra, khảo sát

tìm hiểu thực trạng nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh THCS cũngnhư điều tra việc đáp ứng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ từ phía nhà trường, gia đình,

xã hội cho các em và tổ chức thực nghiệm, tiến hành phỏng vấn sâu trên một

số khách thể học sinh và giáo viên trong trường

Mục đích: Nhằm tìm hiểu sự đánh giá của giáo viên về nhu cầu hỗ trợ

tâm lý cũng như công tác hỗ trợ tâm lý cho các em (đáp ứng nhu cầu TLHĐ).Trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin, từ đó kiến nghị biện pháp trợ giúpnhằm nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu tâm lý học đường cho các em họcsinh THCS hiện nay

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,

phương pháp phỏng vấn, phương pháp nghiên cứu trường hợp, xử lý số liệubằng thống kê toán học…

- Giai đoạn 3 từ tháng 1/2013 -10/2013: Xử lý số liệu và đề xuất một

số biện pháp hỗ trợ nhu cầu tâm lý học đường cho học sinh THCS

Trang 33

2.3 Các phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Chúng tôi đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm làm

rõ các vấn đề lý luận cần thiết của đề tài

+ Mục đích: Nhằm tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu, xây dựng cơ

sở lý luận và công cụ nghiên cứu của đề tài

+ Nội dung: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa

những quan điểm cũng như các công trình của các tác giả trong và ngoài nước

có liên quan đến việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

+ Cách thức tiến hành: Lên danh mục tài liệu nghiên cứu Đọc, phân

tích, hệ thống hóa và tổng hợp lý luận liên quan đến đề tài

2.3.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp chính của đề tài Thông qua hệ thống câu hỏi đãđược soạn sẵn nhằm khảo sát thực trạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của học sinhTHCS trong một số khía cạnh như: Học tập; Phát triển tâm sinh lý; Giao tiếpứng xử; Quan hệ với thầy cô giáo; Quan hệ với cha mẹ/ người thân; Tình bạnkhác giới/tình yêu; Định hướng nghề nghiệp; Các yếu tố ảnh hưởng đến nhucầu hỗ trợ TLHĐ của học sinh THCS cũng như thực trạng đáp ứng nhu cầunày cho các em hiện nay

Mục đích: Tìm hiểu thông tin về HS cũng như gia đình có HS có biểu

hiện có nhu cầu hỗ trợ TLHĐ ; Những BPCTTL mà GV và các LLGD trongnhà trường; gia đình đang sử dụng đối với HS Trên cơ sở đó xây dựng cácBPCTTL giúp các em giải quyết và phòng ngừa những RN gặp phải

Nội dung: Tổng hợp tiểu sử cá nhân của HS và gia đình HS Nhu cầu

cần được hỗ trợ TL ở các em Những yếu tố ảnh hưởng và gây ra RNHV ở HSTHCS Những biện pháp mà GV thường xuyên sử dụng để tham vấn cho HS

Trang 34

Cách thức tiến hành nghiên cứu:

Bước 1: Làm quen với GV và HS trên cơ sở dự giờ một số tiết học,

tham gia một số hoạt động vui chơi, tọa đàm để gần gũi nắm bắt những khókhăn vướng mắc TL các em đang gặp phải

Bước 2: Tìm hiểu những thông tin cơ bản về HS và gia đình HS thông

qua GV chủ nhiệm, sổ liên lạc của HS Thông tin về GV đang trực tiếp giảngdạy tại trường

Bước 3: Thăm dò những khó khăn mà HS đang gặp phải thông qua

phiếu tự ghi của các em, và phụ huynh Những vấn đề về HS mà GV phải đốimặt trong thời gian giảng dạy và chủ nhiệm tại trường

Bước 4: Trao đổi với GV và HS về mục đích, cách trả lời, phương

hướng sử dụng kết quả trả lời các phiếu hỏi

2.3.3 Phương pháp phỏng vấn

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn với một số GV, HS cũng như PH về thựctrạng nhu cầu hỗ trợ TLHĐ của các em học sinh, những nhân tố gây nên khókhăn đó cho các em cũng như thực trạng đáp ứng nhu cầu đó hiện nay, từ đó cácHS/GV/PH nêu những kiến nghị đề xuất cần thiết để góp phần nâng cao hiệuquả trợ giúp tâm lý cho các em học sinh trong trường

Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin, hỗ trợ cho quá trình điều tra

bằng bảng hỏi

Nội dung: Nội dung phỏng vấn bao gồm 14 câu hỏi cho học sinh; 9 câu

hỏi cho phụ huynh và giáo viên Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề về thựctrạng đời sống tâm lý nói chung của học sinh trong trường; những vấn đề thườngxuyên xảy ra, những vấn đề các em cho là nghiêm trọng nhất; những nguyênnhân gây nên khó khăn và phỏng vấn sâu một số trường hợp để thấy rõ nhu cầuđược hỗ trợ từ phía nhà trường, gia đình, xã hội và nguyện vọng của các em …

Cách thức tiến hành: Nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, đối tượng trả lời, nhà

nghiên cứu ghi lại những câu trả lời và những biểu hiện của đối tượng trong

quá trình phỏng vấn

Trang 35

2.3.4.Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Chúng tôi chọn nghiên cứu trên 2 trường hợp có khó khăn tâm lýđiển hình Bên cạnh việc tìm hiểu khó khăn đó từ các em chúng tôi cótiếp cận với PH, GV, bạn bè của đối tượng để từ đó thấy được chân dungkhách quan về trường hợp

Mục đích: Nghiên cứu sâu trường hợp cụ thể, có khó khăn tâm lý điển

hình và có nhu cầu hỗ trợ cấp thiết cần được trợ giúp về mặt TLHĐ

Nội dung: Nội dung nghiên cứu được tập trung vào các yếu tố: Nhu cầu

được hỗ trợ/khó khăn đang gặp phải của các em; Thực trạng được hỗ trợ;Những yếu tố tác động; Cách thức các em tự hỗ trợ; Hình thức mong muốnđược hỗ trợ

Cách thức tiến hành: sử dụng phương pháp khảo sát bằng các bảng hỏi,

đồng thời chung chúng tôi đã quan sát và phỏng vấn sâu 2 trường hợp này.Chúng tôi đã sử dụng nhiều câu hỏi mở trong phỏng vấn để khai thác thông tin

về thực trạng khó khăn vướng mắc tâm lý và nhu cầu được hỗ trợ TLHĐ

2.3.5 Phương pháp thống kê toán học

Chúng tôi sử dung phần mềm SPSS 16.0 để phân tích các kết quả

điều tra Trong đó chúng tôi đưa ra các thông số: Tính phần trăm, Giá trịtrung bình, Độ lệch chuẩn, Điểm khác biệt Anova, Tính hệ số tương quanSpearman

Trang 36

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG NHU CẦU HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH THCS XÃ VĨNH KHÚC HUYỆN VĂN GIANG

TỈNH HƯNG YÊN 3.1 Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh trường THCS

xã Vĩnh Khúc

3.1.1 Thực trạng đời sống tâm lý nói chung của học sinh THCS xã Vĩnh Khúc

3.1.1.1 Thực trạng đời sống tâm lý hiện nay của học sinh THCS Xã Vĩnh khúc

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Thực trạng đời sống tâm lý của học sinh THCS (xét theo tổng, giới tính)

“Thường xuyên lo lắng và bất an” Kết quả cho thấy, phần lớn các em gặp khókhăn tâm lý ở mức độ thỉnh thoảng Ở mức độ “Thường xuyên”mặc dù chiếm tỉ

lệ thấp nhất, song đây cũng là đối tượng rất cần được quan tâm

Xét trên phương diện giới tính, nữ có đời sống tâm lý khó khăn cao hơn nam

Trang 37

chiếm 84.5% (58/71 HS), nam chiếm 77.5% (46/59HS); Ở HS nữ, cao nhất làmức độ “Thỉnh thoảng lo lắng và bất an” chiếm 53.5%

Xét trên phương diện lớp học (Bảng 1 PLB), cho thấy: Đối với các em lớp6: Thực trạng đời sống của các em nói chung có gặp phải những vướng mắc tâm

lý chiếm 68.9%; Hầu hết các em đang gặp những vướng mắc khó khăn ở mức độ

“Có chút lo lắng nhưng không rõ ràng” và “Thỉnh thoảng lo lắng bất an” Đốivới lớp 7, Thực trạng đời sống của các em nói chung có gặp phải những vướngmắc tâm lý cao chiếm tới 77.5% Trong đó, cao nhất là mức độ “Thỉnh thoảng

lo lắng bất an”; Đối với lớp 8, Thực trạng đời sống của các em nói chung có gặpphải những vướng mắc tâm lý cao hơn lớp 6 và lớp 7 chiếm tới 90.4% (28/31HS) Đối với HS lớp 9, thực trạng đời sống tâm lý của các em có gặp phảivướng mắc tâm lý ở mức độ cao chiếm tới 87.2% (34/39 HS), cao hơn lớp 6

3.1.1.2 Mức độ gặp phải những vướng mắc tâm lý khó giải quyết trong cuộc sống

Những vướng mắc tâm lý khó giải quyết được đo trên 3 mức độ:Chưa bao giờ, Thỉnh thoảng, Thường xuyên Kết quả thu được thể hiện ởbảng 3.2

Bảng 3.2 Mức độ gặp phải những vướng mắc tâm lý (Tổng chung)

Trang 38

Mức độ HS gặp phải những vướng mắc tâm lý khó giải quyết chiếm tỷ

lệ rất cao, tương ứng là 96.9% Trong đó cao nhất là mức độ “Thỉnh thoảng”chiếm 86.2% (112/130 HS) Xếp vị trí thứ 2, là mức độ “Thường xuyên”chiếm 10.8% (14/130 HS) Thấp nhất là mức độ “Chưa bao giờ” chiếm 3.1%(4/130 HS) Có thể thấy, phần lớn các em đều nhận định mình đang gặp phảinhững vướng mắc khó tâm lý cần được hỗ trợ

PH và GV nhận định phần lớn HS đang gặp phần lớn những khó khănvướng mắc tâm lý, số lượng PH nhận định con đang gặp khó khăn vướng mắctâm lý chiếm tới 99.2% (119/120 PH) GV nhận định 100% (30/30GV) chorằng các em hiện nay đang có những vướng mắc tâm lý khó giải quyết

Xét góc độ lớp học, kết quả cho thấy (Bảng 2 PLB) Lớp 6 số lượng HSgặp phải vướng mắc tâm lý chiếm 89.7% (26/29 HS); Lớp 7 chiếm 100% (31/31HS) gặp phải vướng mắc tâm lý Lớp 8: 100% (31/31 HS) gặp phải vướng mắctâm lý Lớp 9 chiếm 97.5% (38/39 HS) gặp phải vướng mắc tâm lý Trong đó,cao nhất là mức độ “Thỉnh thoảng” Đặc biệt mức độ “Thường xuyên” ở lớp 9chiếm 20.5% (8/39HS) cao gấp 7 lần lớp 6 và lớp 8; Cao gấp 8 lần lớp 7 Đây làcon số không nhỏ báo động thực trạng đời sống khó khăn tâm lý của các em có

xu hướng tăng cao

 Kết quả cho thấy thực trạng đời sống tâm lý của các em phần lớn đanggặp những lo lắng bất an Trong đó mức độ cao nhất là “Thỉnh thoảng lo lắng bấtan”; Nữ có đời sống tâm lý khó khăn cao hơn nam; Tần suất và mức độ vướngmắc tâm lý có sự tăng dần theo độ tuổi lớp học tương ứng

3.1.2 Mức độ và tần suất của những khó khăn tâm lý đến cuộc sống, học tập 3.1.2.1 Mức độ ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý

a Nhận định của học sinh về mức độ khó khăn tâm lý

Kết quả nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của những khó khăn tâm lý đối vớiđời sống của học sinh trên các lĩnh vực được thể hiện qua bảng 3.3

Trang 39

Bảng 3.3 Mức độ khó khăn tâm lý của học sinh (Tổng chung)

ST

T Vấn đề khó khăn

Mức độ khó khăn

ĐT B

SD Thứ bậc

S L

5 Quan hệ với cha

1 Chú thích: KNT: không nghiêm trọng; INT: Ít nghiêm trọng;

NT: Nghiêm trọng; RNT: Rất nghiêm trọng

Mức độ khó khăn tâm lý của HS trên tất cả các lĩnh vực vớiĐTBC=1.04 và (SD=0.91) cho thấy ảnh hưởng của các khó khăn trên các lĩnhvực là khá cao Trong đó, học tập, định hướng nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử

là những lĩnh vực được các em quan tâm hàng đầu và tập chung cao ở mức độnghiêm trọng, rất nghiêm trọng

b Đánh giá của phụ huynh về khó khăn tâm lý của HS

Trang 40

Kết quả nhận định của PH về mức độ khó khăn tâm lý của HS được thểhiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4 Phụ huynh đánh giá mức độ khó khăn tâm lý của học sinh (Tổng

SD Thứ bậc

S L

PH nhận định các mức độ khó khăn tâm lý của HS trên tất cả các lĩnh vực

là rất cao với ĐTBC=1.13 và (SD=1.04) cho thấy hầu hết PH nhận định các emchịu ảnh hưởng của các khó khăn trên các lĩnh vực rất cao ở mức độ “Nghiêm

Ngày đăng: 12/04/2016, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. A.N Lêonchep (1989), Hoạt động – ý thức – nhân cách, NXB GD, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động – ý thức – nhân cách
Tác giả: A.N Lêonchep
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1989
2. A.G. Côvaliôv: Tâm lý học cá nhân, tập I,II,III. Nxb Giáo dục, Hà Nội,1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học cá nhân, tập I,II,III
Nhà XB: Nxb Giáo dục
3. A.V Petrovxki (1992): Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (tập 2), Nxb Giáo dục Hà nội, (Đỗ Văn dịch) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
Tác giả: A.V Petrovxki
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà nội
Năm: 1992
4. Đặng Danh Ánh (1985), Tuổi trẻ và nghề nghiệp, Nxb CNKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ và nghề nghiệp
Tác giả: Đặng Danh Ánh
Nhà XB: Nxb CNKT
Năm: 1985
5. Đỗ Long (1995), Hồ Chí Minh – những vấn đề TLH nhân cách. HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh – những vấn đề TLH nhân cách
Tác giả: Đỗ Long
Năm: 1995
6. Lê văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1999): Tâm lý học lựa tuổi và Tâm lý học sư phạm – Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lựatuổi và Tâm lý học sư phạm
Tác giả: Lê văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng
Nhà XB: Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 1999
7. Lê Thị Bừng (Chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn (2008), Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách, NXB ĐHSP, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cácthuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
Tác giả: Lê Thị Bừng (Chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Đức Sơn
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2008
8. Robert V. Kail, Jonh C. Cavanaugh (người dịch Nguyễn Kiên Trường), Nghiên cứu về sự phát triển con người, NXB VHTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về sự phát triển con người
Nhà XB: NXB VHTT
9. Trần Thị Minh Đức (2005), Tham vấn tâm lý, NXB ĐHQG HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham vấn tâm lý
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Nhà XB: NXB ĐHQG HN
Năm: 2005
11. Trần Thị Lệ Thu (2009): “Công tác TLHĐ tại trường ĐHSP HN và một số đề xuất về đạo tào CB TLHTH tại VN”, kỷ yếu hội thảo nhu cầu, định hướng và đào tạo TLHĐ tại VN, Viện tâm lý học, tr312 – 319 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Công tác TLHĐ tại trường ĐHSP HN và mộtsố đề xuất về đạo tào CB TLHTH tại VN”
Tác giả: Trần Thị Lệ Thu
Năm: 2009
12. Trần Thị Qua (Người dịch: Tâm lý học thiếu niên, Nxb ĐHSPHN 1972 13. Nguyễn Thị Mùi (2009), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ “Xây dựng môhình phòng tham vấn học đường trong các trường THPT, ĐHSP, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học thiếu niên", Nxb ĐHSPHN 197213. Nguyễn Thị Mùi (2009), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ "“Xây dựng mô"hình phòng tham vấn học đường trong các trường THPT
Tác giả: Trần Thị Qua (Người dịch: Tâm lý học thiếu niên, Nxb ĐHSPHN 1972 13. Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: Nxb ĐHSPHN 197213. Nguyễn Thị Mùi (2009)
Năm: 2009
14. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học xã hội trong Quản lý, Nxb ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học xã hội trong Quản lý
Tác giả: Ngô Công Hoàn
Nhà XB: NxbĐHQGHN
Năm: 1997
15. Nguyễn Mai Lan (2000), Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của mã dịch viên, Luận án TS Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phẩm chất tâm lý đặc trưng của mã dịchviên
Tác giả: Nguyễn Mai Lan
Năm: 2000
16. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên): Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học đại cương
Nhà XB: NxbĐHSP Hà Nội
17. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên): Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQG 1997 18. Nguyễn Trọng Doãn (1996), Xây dựng hệ thống trắc nghiệm tâm lý tuyểnchọn đầu vào cấn bộ cơ yếu, Luận Văn thạc sĩ. HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học đại cương," Nxb ĐHQG 199718. Nguyễn Trọng Doãn (1996), "Xây dựng hệ thống trắc nghiệm tâm lý tuyển"chọn đầu vào cấn bộ cơ yếu
Tác giả: Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên): Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQG 1997 18. Nguyễn Trọng Doãn
Nhà XB: Nxb ĐHQG 199718. Nguyễn Trọng Doãn (1996)
Năm: 1996
20. Phạm Thúy Ngọc: Tìm hiểu nhu cầu tham vấn của học sinh THCS, ĐHSPHN 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nhu cầu tham vấn của học sinh THCS
21. Ph.N Gônôbôlin (1979), Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, tập 1-2, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên
Tác giả: Ph.N Gônôbôlin
Nhà XB: Nxb GD
Năm: 1979
22. P.M. I.a copxơn (1977): Đời sống tình cảm của học sinh, Nxb Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống tình cảm của học sinh
Tác giả: P.M. I.a copxơn
Nhà XB: Nxb Giáo dụcHà Nội
Năm: 1977
23. Vũ Thị Nho: Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG HN 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học phát triển
Nhà XB: Nxb ĐHQG HN 1999
19. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế - Nhu cầu định hướng và đào tạo Tâm lý học đường tại Việt Nam, Hà nội, 3-4 tháng 8 năm 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w