1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẤT TRỮ TÌNH TRONG VĂN XUÔI CỦA MA VĂN KHÁNG

128 597 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 617,5 KB

Nội dung

3. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1. Nhiệm vụ Luận văn tập trung nghiên cứu chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống. Tập trung khảo sát, phân tích và làm sáng tỏ những biểu hiện của chất trữ tình và phương thức thể hiện nó trong tiểu thuyết và truyện ngắn Ma Văn Kháng. Trên cơ sở đó khẳng định vị trí và những đóng góp của Ma Văn Kháng vào thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn nói riêng và tiến trình phát triển của văn xuôi Việt Nam nói chung .3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện phong phú đa dạng của chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng từ nội dung cho đến hình thức. Đối tượng khảo sát là các sáng tác sau:Đám cưới không có giấy giá thú.Mùa lá rụng trong vườn.Mưa mùa hạ.Tập truyện ngắn Một chiều giông gió, Heo may gió lộng, Ngày đẹp trời, Trăng soi sân nhỏ, Tập truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 3 ( Nhà xuất bản văn hóathông tin 2001)4. Phương pháp nghiên cứu4.1. Phương pháp thống kêPhương pháp này được sử dụng để thống kê các sáng tác của Ma Văn Kháng và các yếu tố của tác phẩm có liên quan đến việc thể hiện chất trữ tình.4.2. Phương pháp hệ thốngCoi sáng tác của Ma Văn Kháng là một chỉnh thể, mỗi tác phẩm là một yếu tố của hệ thống; đồng thời cũng là hệ thống riêng. Vì vậy, có thể thấy chất trữ tình trong sáng tác của Ma Văn Kháng được thể hiện trong một hệ thống chỉnh thể cũng như trong từng tác phẩm. Phương pháp hệ thống giúp người viết tái lập lại chất trữ tình của sáng tác Ma Văn Kháng trong tính hệ thống của nó.

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn

có nhiều đóng góp rất tiêu biểu Với phong cách lao động nghiêm túc, khôngngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vịtrí vững chắc của mình trên văn đàn Sáng tác của ông được đánh giá cao ở

cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn

Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khoẻ Từ truyện ngắn đầu

tay - Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn

Kháng đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết chothiếu nhi Tên tuổi của nhà văn được bạn đọc biết đến từ giai đoạn văn họctrước 1975 qua một loạt những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như:

Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972), Người con trai họ Hạng(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa

(1973) đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm chobức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đạiViệt Nam trở nên phong phú,đa dạng Nhưng, có giá trị tư tưởng nghệ thuậtcao và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả nhiểu thế hệ phải kể tới

những sáng tác của ông giai đoạn sau 1975 Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc

trắng hoa xòe (1978), Mưa mùa hạ (1980) Mùa lá rụng trong vườn

(1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới không có giấy giá thú (1989),

Côi cút giữa cảnh đời (1989) …, tên tuổi của Ma Văn Kháng càng được

đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở vốn hiểu biết dồi dào mà còn ởmột cách thể hiện mới mẻ Ma Văn Kháng cứ lặng lẽ bền bỉ tìm kiếm, khámphá những tầng vỉa, nguồn mạch mới của hiện thực đời sống con người và

gặt hái những thành công liên tiếp qua những tập truyện ngắn: Ngày đẹp

trời (1986), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1995), Ngoại

Trang 3

thành (1996), Một chiều giông gió (1998)… Và trong số đó có nhiều tác

phẩm đã đạt được những giải thưởng cao

Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”,

Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuậtriêng Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ýnghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhângia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh củavăn chương cũng như người cầm bút… Ma Văn Kháng là nhà văn khôngngừng đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, vì thế các sáng tác của ông vừamới mẻ, hiện đại lại vừa quen thuộc, gần gũi với văn học truyền thống.Chính vì thế, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các sáng tác củaông Một trong những vẻ đẹp bàng bạc trong văn Ma Văn Kháng là chất trữtình Nó đem lại cho mỗi câu chuyện của ông một nét duyên dáng, góp phầntạo nên sức hấp dẫn cho văn xuôi của ông Ai đã từng đọc tác phẩm của ông,thì ít nhiều đều có cẩm nhận về nó Rất tiếc cho đến nay vẫn chưa có mộtcông trình chuyên biệt nào đặt ra nghiên cứu vấn đề này một cách trực diện

và toàn diện Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặcđiểm nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn đề

tài: “Chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng” Nghiên cứu thành

công vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của

Ma Văn Kháng trong văn xuôi nói riêng, trong văn học hiện đại Việt Namnói chung

Việc nghiên cứu, tìm hiểu chất trữ tình trong văn xuôi của Ma VănKháng cũng là một cơ hội để người viết luận văn làm giàu vốn văn chươngcủa bản thân và rèn luyện các thao tác nghiên cứu khoa học cũng như các kĩnăng khảo sát, hệ thống, phân tích tác phẩm…

2 Lịch sử vấn đề

Qua quá trình tìm hiểu về Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy hầu hếtcác ý kiến đều khẳng định tính trữ tình thấm đượm trong sáng tác của nhàvăn Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì phần lớn các ý kiến đưa ra đều là

Trang 4

các đánh giá, nhận định mang tính khái quát về chất trữ tình trong văn xuôi

Ma Văn Kháng

Ma Văn Kháng là một nhà văn tài năng với phong cách trữ tình riêng

Với bài viết Đọc Xa Phủ, đăng trên báo Nhân Dân ngày 5-7-1970, ngay sau

khi tập truyện ngắn đầu tiên ra đời, Ma Văn Kháng đã lọt vào tầm ngắm củagiới phê bình Tính cho đến thời điểm hiện nay, việc tìm hiểu và khám phávăn chương của ông thật phong phú và đa dạng Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều ý kiến đánh giá của giáo sư, tiến sĩ, các nhànghiên cứu phê bình, nhà thơ nhà văn được đăng tải trên cá sách báo, tạp chí:như Bùi Hiển, Trần Đăng Xuyền, Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Bùi ViệtThắng, Trần Bảo Hưng, Trần Cương, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Toại,Ông Văn Tùng…Mỗi người có một cách nói, cách phê bình đánh giá, songnhìn chung các tác giả đều ghi nhận những đóng góp của Ma Văn Kháng vàchỉ ra những điểm còn hạn chế của ngòi bút này Đây là tư liệu vô cùng quýgiá với nhiều ý nghĩa gợi dẫn đối với người viết luận văn khi đi vào tìm hiểu

Ma Văn Kháng Do phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn đặc biệt chú ý đếnnhững bài viết nói về chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng

Trong số những nhà nghiên cứu về Ma Văn Kháng, có lẽ Trần Cương

là người có nhận định sớm nhất, khái quát nhất về chất trữ tình trong sáng

tác của Ma Văn Kháng Trên Báo Nhân dân chủ nhật (6/10/1985) Trần

Cương với bài viết Mùa lá rụng trong vườn một đóng góp mới của Ma Văn

Kháng có nhận định sau: “Một phong cách trữ tình, trầm tĩnh và sâu lắng,

một đôi khi nông nhiệt say sưa, đậm đà hương vị văn hóa dân tộc- truyền thống đã thấm nhuần trong cách cảm, điệu nghĩ và quyết định giọng điệu chính của từng tác phẩm Ma Văn Kháng có tài trong miêu tả, dựng người, dựng chuyện và nhân vật của anh nhiều khi hiện ra rõ ràng, sắc nét y như trong hội họa Càng ngày, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu hiện ở Ma Văn Kháng càng thêm nhuần nhị Cùng với văn chương duyên dáng và trong sáng (có gọt rũa nhưng không cầu kỳ, kiểu cách theo lối “làm văn”) cùng

Trang 5

với các thủ pháp nghệ thuật đã được vận dụng một cách thuần thục như dùng ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, lập thế tương phản, song hành, sử dụng đối thoại v.v… tất cả những cái đó, không bộn bề rối rắm, mà được điều hành nhịp nhàng cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần mẫn sắc sảo, đã mang lại cho tác phẩm của Ma Văn Kháng một giá trị đích thực, một phẩm chất nghệ thuật không thể trộn lẫn”.

Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Nhà văn cuộc dấn thân tìm

đường trên báo Văn học tuổi trẻ số tháng 10- 2009 đã nhận xét như sau: “Ma

Văn Kháng là nhà văn có ý thức chăm chút câu chữ và đó cũng chính sức hấp dẫn có được của tác phẩm Tôi muốn gọi Ma Văn Kháng là một “nhà lãng mạn” Ông là nhà văn mài miết đi tìm chất thơ của đời sống và cố gắng chuyển nó vào trong tác phẩm bằng một lối văn giàu nhịp điệu.”

Chất trữ tình đã được nhận thấy và được đề cập đây đó trong các côngtrình nghiên cứu nghiên cứu phê bình Tùy từng phạm vi tiếp cận mà mỗinhà nghiên cứu đề cập đến chất trữ tình ở các mức độ khác nhau Chất trữtình được thể hiện qua những trang văn miêu tả cảnh thiên nhiên và các nhànghiên cứu cũng đưa ra những nhận định quanh chất trữ tình về thiên nhiêntrong các sáng tác của Ma Văn Kháng Một tiểu thuyết nữa mà khi ra đời

cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau đó là Mưa mùa hạ của Tô Hoài trên Báo Văn nghệ số 154 (4/9/1983) với bài viết Đọc Mưa mùa hạ cũng

có nhận xét như sau: “Khung cảnh Mưa mùa hạ diễn ra giữa những con

người và sinh hoạt một thành phố có một con sông chảy qua Ma Văn Kháng vốn có ngòi bút điêu luyện trữ tình Nhưng ở tiểu thuyết Mưa mùa hạ tác giả

đã không dừng lại ở vẻ đẹp dòng sông mà Ma Văn Kháng đã đi vào yêu cầu những vấn đề khoa học và lịch sử đời sống con sông trên cơ sở phong cảnh tuyệt vời của một vùng đất nước và lao động chống thiên nhiên truyền thống

của dân tộc ta.” Đặng Hiển với bài viết Một chiều dông gió, một bài ca lao động, một niềm tin ở con người và sự sống trên Báo Giáo dục và thời đại chủ nhật số 20 ngày 18/05/2003 có khẳng định như sau: “Ma Văn Kháng là

Trang 6

nhà văn thiên về chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt nhưng ở văn ông vẫn dạt dào cảm xúc và cả chất lãng mạn, nó cuốn hút chính bản thân tác giả và tất nhiên, cùng với sự mới lạ của tình tiết, cũng cuốn hút luôn người đọc Những đoạn văn tả cảnh dông gió, hình ảnh cánh bướm đậu trên dây phơi có bộ quần áo xinh đẹp duyên dáng của cô gái, rồi khuôn trăng đầy đặn vừa nhô lên sau những trảng cát trắng dịu trong bữa cơm ăn của Tua, Thoa và đồng đội cùng vầng trăng, khối vàng tròn đầy lơ lửng trong câu chuyện của Tua

về thời thơ ấu, là những chi tiết đẫm chất lãng mạn, chất thơ Về nhân vật, chỉ với vài nét miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động và câu nói của nhân vật, tác giả đã khắc họa được rõ nét nhân vật (Tua, Hợi , Thoa) Về cách kể chuyện, kết cấu đầu cuối tương ứng có dụng ý nghệ thuật, ở đầu đoạn dông gió là hiện tượng của tự nhiên mang ý nghĩa biểu tượng và tính chất dự báo,

ở cuối đoạn là sự hồi tưởng tiếc nuối Cách để cho nhân vật Thoa xuất hiện sau và không rõ lai lịch cũng là một cách gây bất ngờ đông thời để khoảng trống cho sự suy đoán, sự tưởng tượng và suy nghĩ của người đọc, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn của truyện”.

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ra đời được coi là đỉnh cao, là

dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của nhà văn vì có nhiều đónggóp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập vữngvàng của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động nơi có những conngười đang dần biến chất, tha hóa Ở đó, mỗi con người cần có sự quan tâmchăm sóc lẫn nhau của các thành viên, của gia đình và của cả xã hội Tácphẩm cũng đưa ra một cách nhìn mới của nhà văn đối với truyền thống dântộc bao đời của người Việt Truyền thống văn hóa gia đình là cội nguồn nuôidưỡng tinh thần, bảo vệ con người tránh xa điều xấu nhưng nay xã hội đã đổimới chúng ta cần giữ gìn những cái tốt đẹp và cũng cần loại bỏ những gìkhông phù hợp Chất trữ tình man mác trong tác phẩm này đọng lại khá đậm

ở một số nhân vật cảm động như chị Hoài, Phượng, Vân Trần Cương đã

nhận ra được điều này khi viết: “Là những trang viết cảm động Nâng niu

Trang 7

trân trọng và đồng cảm sâu xa từ trong mỗi việc làm, mỗi ý nghĩ, mỗi hành

vi nho nhỏ ở những nhân vật này, ngòi bút của tác giả đã tỏ ra tinh tế, làm

gia tăng chất nhân văn vốn đã là nền tảng của tác phẩm này” (Mùa lá rụng trong vườn một đóng góp mới của Ma Văn Kháng trên báo Nhân dân chủ

nhật (6/10/1985)

Cũng bàn luận về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, trên tạp chí văn

học số 3-1986 Nguyễn Vân Thanh có bài Một mảnh đời trong cuộc sống

hôm nay qua “Mùa lá rụng trong vườn”: “Ngôn ngữ trong Mùa lá rụng

trong vườn giản dị trong sáng, sinh động và đầy hình ảnh Mỗi nhân vật đều

có giọng nói riêng, bộc lộ tính cách của họ” hay như: “Cuối cùng bao trùm lên ba trăm trang Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm đã khơi gợi vào dòng chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó; lo lắng băn khoăn về nó; và cũng hi vọng tin yêu ở nó Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ sống, một trách nhiệm sống”.

Cũng bàn luận về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Trần Đăng Xuyền cũng có những nhận xét trong cuốn sách Nhà văn hiện thực

đời sống và cá tính sáng tạo như: “Ma Văn Kháng đánh dấu bước tiến của

tiểu thuyết Ma Văn Kháng Nhân vật của anh có cá tính, có sự phát triển tính cách Ngôn ngữ nhân vật – tiêu biểu là Lý- “sặc sỡ sắc màu, lung linh, góc cạnh”, rất gần với ngôn ngữ đời sống Ma Văn Kháng là nhà văn yêu quý thiên nhiên Những cảnh vật, qua ngòi bút chấm phá của anh trở nên sống động có linh hồn”.

Khi tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú ra đời- 1989 một lần

nữa tác phẩm của ông lại được đưa ra để xem xét Có nhiều sự khen chê,

đánh giá khác nhau Trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 6-1990 Trần Bảo Hưng với bài viết “Đám cưới không có giấy giá thú” hay là những nghịch

lý đau xót của thực tại có nhận định Có thể nói những nhận định này giúp

cho người đọc hiểu rõ hơn về cái nhìn của người kể chuyện, mà ở đây tức là

Trang 8

nhà văn Ma Văn Kháng với cái nhìn mang đậm chất trữ tình : “Có thể nói

không ngoa rằng Ma Văn Kháng đã đề xuất ra rất nhiều tinh lực và tâm huyết vào cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, tác phẩm có lẽ

là tâm đắc nhất của anh, tính cho đến thời điểm nay Với gần hai chục nhân vật các, Ma Văn Kháng đã phác họa khá sâu sắc và tinh tế bộ mặt tinh thần của xã hội trong mấy chục năm qua Ngòi bút của anh đau đớn, xót xa, đôi khi phẫn uất mà không hằn học, mà không u ám bởi anh vẫn luôn trân trọng

lý tưởng vẫn yêu quý, tin tưởng vào người thiện, việc thiện” Báo Văn nghệ

đã phải tổ chức một hội thảo riêng về tác phẩm này Phải khẳng định rằng

Ma Văn Kháng đã dũng cảm khi đặt bút lật xới mặt trái của xã hội trong mộtmôi trường vẫn được xem là trong sạch nhất Phải chăng xuất phát từ sự bứcxúc của một nhà giáo từng đứng trên bục giảng nay thấy quá nhiều những cáixấu, sự bất công nên nhà văn đã mạnh dạn lên tiếng phê phán gay gắt vàonơi vốn được coi là chốn thiêng liêng cao cả, vào hình ảnh của những ngườithầy vốn được coi trọng đề cao Nhưng thực chất cuốn sách không chỉ bóhẹp ở phạm vi một ngôi trường, ở những người thầy mà nó còn mang ýnghĩa sâu rộng hơn, ở nhiều tầng lớp người khác nhau, ở phạm vi toàn xã

hội Giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét về cuộc đời thầy giáo Tự: Trong tiểu

thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì đóng vai một nhà hiền triết, nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các già trị tinh thần đang bị đảo lộ, một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân phẩm Bên cạnh những đánh giá

nhận xét chung về tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số

cách tân trong tiểu thuyết của ông Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Hội

thảo về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú cho rằng nhiều tác

phẩm có giá trị, có chiều sâu nhưng vẫn bộc lộ nhược điểm là chất chínhluận, triết luận tuy sắc sảo nhưng còn bị lạm dụng tạo cho độc giả sự nặngnề

Trang 9

Cũng bàn luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Trần

Đăng Xuyền trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,

trước hết, tác giả đã tiếp cận và đưa ra nhận xét tiểu thuyết “Những trang viết

của tác giả đã gieo vào lòng người đọc thương cảm đối với những người chân chính bị ngược đãi và thái độ căm phẫn đối với những kẻ bất lương”.

Ông còn đưa ra nhận xét về chất thơ trong tiểu thuyết: “Ngòi bút vốn giầu

chất thơ của tác giả, ít nhiều gợi được cảm hứng khi mô tả những cảnh sinh hoạt thành phố, tiếc thay lại thiếu uyển chuyển khi thể hiện các mối quan hệ

xã hội, con người”.

Lã Nguyên trong bài báo Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu

tâm hồn (về truyện ngắn Ma Văn Kháng) có nhận xét về truyện ngắn Ma

Văn Kháng có hình hài, diện mạo rất riêng Không nên nghĩ thể loại chỉ làcâu chuyện hình thức, mà trước hết là vấn đề nội dung Nó thể hiện một thái

độ, một cách cắt nghĩa, một kiểu quan hệ của nhà văn với con người và đờisống Sáng tác của Ma Văn Kháng gợi dậy ở người đọc tình cảm xót xa, vừagiận, vừa thương: xót xa những kiếp người không được làm người, thương

cho sự hoang sơ mông muội và giận thay cho sự bạo tàn, man rợ mang “hình

sắc của thời mới khai thiên” Cuộc sống vốn giàu chất thơ, nhưng phải thiết

tha yêu sống, ta mới phát hiện ra vẻ đẹp của nó Ma Văn Kháng nhận ra vẻđẹp trong dòng chảy tự nhiên của đời sống qua âm thanh những tiếng rao củađội ngũ những người làm dịch vụ, các thứ nghề lặt vặt, linh tinh Nghe

những tiếng rao đi qua cửa mà nhà văn “hình dung ra đó là dòng chảy sinh

động, tươi vui, trong đó người giao tiếp với người thật bình đẳng, nồng nàn” Tác phẩm gợi dậy ở người đọc niềm vui, nỗi buồn như chính cuộc đời

đầy những buồn vui Quan trọng hơn, thiên truyện mài sắc cái nhìn của ta, để

ta thêm yêu cuộc sống ngay ở cả những nơi lấm láp nhất, nhiều luỵ tục nhất

Đến các tập truyện ngắn tuy ý kiến đáng giá không còn nhiều như ba

tiểu thuyết trên Tuy nhiên trong bài Đọc các sáng tác miền núi của Ma

Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của một số nhà văn trước một đề tài

Trang 10

lớn của Nguyễn Văn Toại trên Tạp chí Văn học số 5-1983, tác giả chủ yếu

đánh giá nội dung phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở miền núi của

nhà văn Một điều đáng lưu ý là tác giả đã phát hiện ra: truyện ngắn Ma

Văn Kháng giàu tứ và tình Cũng đồng tình với ý kiến của Nguyễn Văn

Toại, tác giả Bùi Việt Thắng với bài viết Ngày đẹp trời trên báo Nhân dân

11-1-1987 cũng nhận thấy rằng truyện ngắn Ma Văn Kháng có cốt truyện dễ

kể, dễ nhớ nhưng không lấy cốt truyện làm mục đích, cốt truyện của Ma VănKháng có xu hướng nới rộng kích tấc để tạo sự liên tưởng Với bài viết này,tác giả tập trung vào nhận định tập truyện ngắn theo cấu tứ trong truyện:

Truyện Ngày đẹp trời như là điểm tựa, là ánh sáng xuyên suốt Tập sách nếu như có 7/9 truyện trong tập sách làm người đọc xúc động theo chiều hướng gay cấn và cái điều day dứt về tình đời, tình người thì Ngày đẹp trời được viết theo một ý tưởng nên thơ như có lần tác giả đã tâm sự: “trong khi bám vào những gì xảy ra hôm nay tôi vẫn tin vào những gì tận sâu xa trong nhân dân, đất nước”.

Đến tập Heo may gió lộng với ý kiến của Trần Bảo Hưng trên Báo

Văn nghệ số 47 (20/11/1993) có bài viết Đọc Heo may gió lộng của Ma

Văn Kháng nhận định khái quát về biểu hiện trữ tình trong tập truyện ngắn

này: “Hầu hết những truyện ngắn trong tập “Heo may gió lộng đều buồn,

đều xót xa, đều để lại trong ta dư vị cay đắng khi đọc, nhưng buồn mà không nản, vì thái độ rất rõ ràng của nhà văn Anh ghê tởm những cái, những kẻ xấu xa và hết sức trân trọng những người tốt, việc tốt Ngay ở những kẻ xấu, anh vẫn gạn lọc những điều có thể tốt cho họ Và những người tốt ở trên đời này đâu có thiếu Bà mẹ (Mảnh đạn), Thược (Thắp một tuần hương), Thúy (Heo may gió lộng)… vẫn là những đốm sáng khiến chúng ta ấm lòng” Về mặt nghệ thuật, tác giả nhận thấy Ma Văn Kháng

thường sử dụng bút pháp kể chuyện hoặc là ở ngôi thứ nhất với tư cách của

người kể chuyện: “Bút pháp này tạo điều kiện cho người ta nhìn ngắm, miêu

tả sự việc, con người một cách khách quan, nhưng dễ đơn điệu, nhất là khi

Trang 11

cần đi sâu phát hiện sự đa dạng trong tâm lý của nhân vật Nhưng Ma Văn Kháng đã tỏ ra thành thục, anh tận dụng đến mức tối đa ưu điểm của bút pháp này, và với năng lực quan sát, với những triết lý bật lên một cách khách quan từ tình huống truyện… tất cả đã tạo nên sự lấp lánh, cái duyên riêng của truyện ngắn Ma Văn Kháng Với Heo may gió lộng một lần nữa

Ma Văn Kháng lại đón nhận được sự đồng cảm và yêu mến của đông đảo bạn đọc”.

Năm 1995, Ma Văn Kháng đã cho ra tập truyện ngắn Trăng soi sân

nhỏ, tập truyện này cũng giàu chất trữ tình của nhà văn Bùi Hiển với Vẻ đẹp

thuần khiết trong “Trăng soi sân nhỏ” vào tháng 12/1995 đã nhận xét khái

quát về tuyển tập này: “Có lẽ cho rằng, suy cho cùng, tác giả vốn mang một

sự nhạy cảm quá mức trước một số cảnh oan trái hoặc khốn cùng người đời.

Và vì thế, cuốn sách này nên đọc, cần phải đọc, để mỗi người suy ngẫm, tự xét mình qua những rung động thầm kín nhất cũng như qua những hành vi bên ngoài, nhằm rút ra những kết luận cho riêng mình trong cách ứng xử với đồng bào, đồng loại”.

Với một sức viết lớn, năm1999 Ma Văn Kháng lại cho ra tập truyệnngắn Một chiều dông gió, vào năm 2010 tiếp tục tái bản Phạm Ngọc Hà trên

Báo Văn nghệ trẻ số 13, Chủ nhật (28/03/1999) với bài viết Vài suy nghĩ

về Một chiều dông gió của Ma Văn Kháng đã có nhận xét sau: “Với một

truyện ngắn khác thường cần phải có một lối viết không bình thường như vậy Câu chữ của Ma Văn Kháng dường như không lúc nào được phép yên

ổn cả, chúng cứ như nhảy bổ ra khỏi trang giấy, mỗi câu là một dấu ấn Những câu văn tả chiều dông có cái đồ sộ, hoành tráng, pha chút kì dị Đoạn hồi tưởng quá khứ khá bẳn gắt, chát chúa với những triết lý Mạch văn trở nên nhẹ nhàng lãng mạn đầy chất thơ ở đoạn cô gái xuất hiện Phần kết, câu văn trở về với vẻ thô nhám, gân guốc ban đầu Quả là một lối viết uyển chuyển phong cách!” Nhận định này, đã gợi mở cho chúng tôi nét mới khi

nghiên cứu, bên cạnh việc làm nổi bật được chất văn trữ tình, ngọt ngào cần

Trang 12

chỉ ra được tâm trạng, cảm xúc tinh tế Chính điều này, sẽ làm trang văn MaVăn Kháng gắn với hiện thực cuộc sống và sâu lắng hơn.

Ngoài các bài viết và những nhận định như đã trình bày, chúng takhông thể không kể đến những công trình nghiên cứu với những đánh giáxác đáng, khái quát và khoa học về văn xuôi Ma Văn Kháng Một công trìnhnghiên cứu khá dày dặn về truyện ngắn Ma Văn Kháng là luận văn thạc sĩ

Phạm Mai Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997): Đặc điểm truyện ngắn

Ma Văn Kháng từ sau 1980 Tác giả khá công phu khảo sát nhiều yếu tố

nghệ thuật như cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ và chỉ ra nhiều đặcđiểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: lối kết cấu mở, nghệthuật đặc tả nhân vật, sự phối hợp lời kể, lời tả, lời thuyết minh luận bàn…Hạn chế của luận văn là ở chỗ, tác giả chỉ quan tâm đến những yếu tố nghệthuật đó như là một hệ thống khép kín, tĩnh tại, không có quan hệ với nhau.Những vấn đề luận văn đưa ra chỉ là những đặc điểm nổi bật trên phươngdiện nghệ thuật chứ chưa có sự bao quát toàn diện giá trị nghệ thuật chungcủa truyện ngắn Ma Văn Kháng

Mức độ đánh giá của các ý kiến nhận định về sáng tác của Ma VănKháng khá phong phú Tuy nhiên phần lớn các ý kiến chúng tôi đã trình bày

là những nhận xét khái quát hoặc mới đề cập đến một số biểu hiện trữ tìnhtrong một vài tập truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Các

ý kiến nhận đó, dù gián tiếp hay trực tiếp nhận định về văn phong trữ tìnhcảu nhà văn, thì cũng đều là cơ sở gợi mở cho chúng tôi tìm hiểu cụ thể vàsâu hơn về chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng Tiếp thu những ýkiến đánh giá tổng quát của các tác giả nghiên cứu, phê bình, chúng tôi đivào nghiên cứu chất trữ tình trong tiểu văn xuôi của Ma Văn Kháng ở cấp độchi tiết, cụ thể qua các tác phẩm Đồng thời, chúng tôi mong muốn chỉ rađược những phẩm chất riêng biệt và những đóng góp mới về văn phong vànhững biểu hiện của chất trữ tình từ hệ thống hình thức đến nội dung, trongcác sáng tác của nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng Tuy đã được đề cập ítnhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên biệt và hệ

Trang 13

thống về vấn đề chất trữ tình trong sáng tác Ma Văn Kháng Đó là lý do đểngười viết đi tiếp đối với vấn đề này.

3 Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Trên cơ sở đó khẳng định vị trí và những đóng góp của Ma VănKháng vào thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn nói riêng và tiến trình phát triểncủa văn xuôi Việt Nam nói chung

3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện phong phú đa dạng củachất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng từ nội dung cho đến hình thức

- Đối tượng khảo sát là các sáng tác sau:

Đám cưới không có giấy giá thú.

Mùa lá rụng trong vườn.

Mưa mùa hạ.

Tập truyện ngắn Một chiều giông gió, Heo may gió lộng, Ngày đẹp

trời, Trăng soi sân nhỏ, Tập truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 3 ( Nhà xuất bản văn hóa-thông tin- 2001)

4 Phương pháp nghiên cứu

Trang 14

thấy chất trữ tình trong sáng tác của Ma Văn Kháng được thể hiện trong một

hệ thống chỉnh thể cũng như trong từng tác phẩm Phương pháp hệ thốnggiúp người viết tái lập lại chất trữ tình của sáng tác Ma Văn Kháng trong tính

hệ thống của nó

4.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp

Người viết sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các yếu tố trongtác phẩm, tổng hợp lại để làm nổi bật chất trữ tình qua văn xuôi Ma VănKháng Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng phương pháp này để xây dựng cácluận điểm, luận cứ của luận văn

4.4 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu chất trữ tình trong cácchặng đường sáng tác của Ma Văn Kháng để thấy rõ những chuyển động củanó; mặt khác phương pháp này cũng giúp người viết đối chiếu Ma VănKháng với một vài tác giả khác để làm nổi bật những nét riêng của ông

5 Đóng góp của luận văn

- Lần đầu tiên chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng được tiếnhành kháo sát một cách trực diện và toàn diện

- Chúng tôi hi vọng đã góp phần giúp người đọc không chỉ cảm nhậnđược chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng, mà còn chỉ ra được những

cơ sở hình thức tạo nên chất trữ tình ấy

- Từ đó góp thêm tiếng nói để khẳng định vị trí, vai trò cũng như tàinăng của Ma Văn Kháng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam hiện đại

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văngồm có 4 chương:

Chương 1: Chất trữ tình và quan niệm của Ma Văn Kháng về chất trữtình của văn xuôi

Chương 2: Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng, nhìn từ thếgiới nhân vật

Trang 15

Chương 3: Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng

, nhìn từ phương tiện nghệ thuật

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CHẤT TRỮ TÌNH VÀ QUAN NIỆM CỦA MA VĂN

KHÁNG VỀ CHẤT TRỮ TÌNH CỦA VĂN XUÔI 1.1 Chất trữ tình

Có thể nói, khái niệm “trữ tình” có rất nhiều cách hiểu khác nhau.

Điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của từng người, từng nghề Trong đờisống nói chung, với những người không chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóa

nghệ thuật thì “trữ tình” được giới hạn trong một khái niệm hẹp, chỉ sự nên

thơ, trau chuốt, chỉ cái đẹp- buồn- chan chứa cảm xúc…đó là trữ tình Tronglĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, thì khái niệm trữ tình được hiểu ở nộihàm rộng hơn

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt: chất trữ tình có thể hiểu là tổng thể

nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc “có nội

dung phản ánh hiện thực đời sống bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sĩ trước cuộc sống”.

Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học: trữ tình là có nội dung “phản

ánh đời sống bắng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới nhân sinh”.

Hiểu một cách cụ thể hơn, nói đến chất trữ tình là nói đến cảm xúc,tâm trạng, tâm tư, tình cảm, đến với giới tinh thần của con người Với đặctrưng cơ bản là bộc lộ tình cảm, trữ tình hướng đến khả năng biểu cảm ởngay tổ chức bên trong của ngôn ngữ con người, truyền cho nó sự xúc động

và tính chủ quan Nói cách khác, chất trữ tình là biểu hiện của phương thúctrữ tình nói chung Vì thế, nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực

Trang 16

của phương thức trữ tình cũng được bộc lộ ở chất trữ tình đó là phương thứcchủ quan.

Chất trữ tình còn là khái niệm chỉ phẩm chất của việc biểu hiện những

“chất liệu có tính trữ tình” đó là tác phẩm văn chương Các tác phẩm “trình

bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên xúc động trữ tình bao giờ cũng mang thời hiện tại Ngay cả khi tác phẩm trữ tình nói về quá khứ, nói về những chuyện đã qua, xúc động trữ tình vẫn được xuất hiện như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra Nhờ đặc điểm này mà những rung động thầm kín mang tính chất chủ quan, cá nhân, thậm chí cá biệt của tác giả dễ dàng được người đọc tiếp nhận như những rung động của chính bản thân họ”[] Trong các sáng tác văn học mang tính trữ tình, nhân

vật luôn trực tiếp tự bộc bạch, thổ lộ, giãi bày suy nghĩ, tâm trạng của mình;hoặc là được miêu tả, soi chiếu từ điểm nhìn bên trong Giọng điệu đầy xúccảm, mang màu sắc chủ quan rõ nét Lời văn biểu hiện chất trữ tình rất hàmsúc, gợi cảm

Như chúng ta đã biết, nói đến tác phẩm trữ tình không phải chỉ nói đếnthơ trữ tình, dù nó là tiêu biểu nhất Bên cạnh thơ trữ tình còn có tùy bút, thơvăn xuôi, truyện ngắn trữ tình, tiểu thuyết trữ tình Sở dĩ có thể khẳng địnhnhư vậy là bởi đến một mức độ nào đó, sự xâm nhập của chất trữ tình vàovăn xuôi sâu sắc sẽ cho ra thể tài văn xuôi trữ tình Đó là kết quả của cả quátrình phát triển lâu dài của lich sử văn học Sự giao thoa thể tài làm cho côngviệc sáng tác của các nhà văn trở nên phong phú và sinh động hơn

Theo quan niệm của lý luận văn học Nga – Xô viết “bất kỳ một tác

phẩm văn học nào cũng không nằm ngoài cái khung ba phương thức – thể loại: trữ tình, tự sự và kịch Cụ thể, là một tác phẩm văn học, nếu không là thơ thì sẽ là văn xuôi (văn xuôi nghệ thuật – để phân biệt với văn xuôi chính luận và các dạng văn xuôi khắc mà ta không thể đưa vào trong cùng khái nệm “văn học”) hoặc là kịch”[] Cái nhìn mang tính phân loại của lý luận

như vậy, nhưng trên thực tế, đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành những tác

Trang 17

phẩm mà ta không thể chia ra rõ ràng rằng chúng là đại diện của bất cứ thểloại nào.

Nhà thơ Đức Bese có nói rằng: “Khi nào bầu trời thơ ca rạng rỡ nhất?

Sau cơn giông, sau xung đột” (Câu nói này được viết trong chuyên luận

“Cấu tứ trong thơ trữ tình”) Như vậy xung đột không chỉ là đặc trưng loại

biệt của kịch mà cả thơ và văn đều có dự phần Nói cách khác, chất trữ tìnhbay bổng không chỉ là thuộc tính đặc trưng của thơ mà cả kịch và văn xuôiđều không thể thiếu Sự tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau giữa các thểloại văn học không chỉ làm cho thể loại trở nên phong phú, đa dạng mà còn

ngày càng khẳng định những đặc trưng có tính loại biệt của các thể loại “Thể

loại sống bằng hiện tại, nhưng luôn nhớ quá khứ của mình, khởi thủy của mình” (M.Bakhơtin).

Sự kết hợp trên nhiều phương diện giữa thơ và văn xuôi (đặc biệt làtruyện ngắn) trong cùng một tác phẩm tiềm tàng khả năng mang lại sự đadạng về sắc thái thẩm mỹ cho tác phẩm Tất nhiên, sự đa dạng ấy có thực làmột giá trị hay không và giá trị đến đâu thì còn tùy thuộc vào chính năng lựccủa người viết Sự kết hợp, trộn lẫn, xuyên thấm lẫn nhau giữ chất trữ tình

của thơ và văn xuôi thực ra không chỉ dừng lại ở hình thức “kể chuyện bằng

thơ” hay “đưa thơ vào trong truyện” mà “nằm ở bề sâu hơn, nó còn là sự hoán đổi “cái nhìn bên trong” của các thể loại”[] Và đây là điều, trong một

số trường hợp, có quan hệ mật thiết với cá tính sáng tạo của nhà văn Sự giao

thoa giữa những yếu tố hình thức và “cái nhìn bên trong” của các thể loại

khác nhau trong cùng một tác phẩm, ở những mức độ đậm nhạt nhất định, đã

cho ra đời sản phẩm “là nó nhưng không đồng thời là nó” khá đặc sắc.

Khác với loại hình văn xuôi hiện thực phê phán, trào phúng, tả thực,văn xuôi trữ tình là một loại hình kết hợp thể tài Nó dung nạp những tố chất,những thể loại khác nhau tạo thành thể loại mới, khó tách biệt rạch ròi Cóthể nói, nó được manh nha từ những tiền đề gợi ý của phương thức trữ tình

“Đây là hình thức thơ trong văn xuôi bởi có sự xâm thực khá mạnh của các

Trang 18

yếu tố thơ vào văn xuôi, khiến văn xuôi tự sự trở thành những áng văn xuôi đầy ám gợi và quyến rũ Tính lưỡng phân ở cấp độ đồng đẳng giữa thơ và văn xuôi cũng như sự đan xen giữ yếu tồ hiện thực và lãng mạn, giữ tính tự

sự và trữ tình đã dệt nên đặc trưng thẩm mỹ riêng biệt, khó lẫn cho loại hình này”[].

Tác phẩm văn xuôi nhất là truyện ngắn đích thực không bao giờ là

những câu chuyện không đáng nói- “vặt vãnh” mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé

cũng ẩn tàng hơi thở của cuộc sống thời đại, nỗi đau, niềm khao khát hạnhphúc của nhân thế… Những cách tân, sáng tạo cảu các nhà văn bậc thầy vềtruyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn, về tính chất của nó rất gần với

thơ, thậm chí có thể nói rằng, truyện ngắn là một dạng “cấu trúc đặc biệt của

thơ” Về điều này, K.Pauxtôpxki có ý kiến rất hay: “… Cái chính là ở chỗ khi văn xuôi đã đạt được tới mức hoàn thiện toàn mỹ thì về bản chất nó đã

sự thật là thơ” Và chính những truyện ngắn của ông đã chứng minh ý tưởng

đó: được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu chuyện rất giản dị

mà Pauxtôpxki kể ra đã mất đi cái chất nôm na ngày thường của nó mà lấplánh cái kỳ diệu của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trắc ẩn về

số phận con người, thời đại

Cần lưu ý rằng, cái ý nghĩa thơ được nói đến ở đây phải được hiểu làchất trữ tình sâu lắng của những tình huống truyện, của những tâm trạngnhân vật trong truyện ngắn (chứ không phải là những sự cầu kỳ trong câuvăn, sự lòe loẹt trong tả cảnh…), nó còn là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ

có sức mạnh chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự

níu kéo của cái “trần tục” ở đời thường và vươn tới những ý tưởng đầy nhân

văn và sáng tạo Với ý nghĩa ấy, chất trữ tình của truyện ngắn chính là sự bộc

lộ ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng của con người và qua đó thể hiện cái tâm trongsáng mà đầy nặng tình cảm, sự ưu thời mẫn thế của nhà văn

Chất trữ tình là “hạt nhân” của tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện

ngắn nói riêng Về cơ bản nó cũng có những biểu hiện như trữ tình trong

Trang 19

thơ-đó là sự bao trùm của cái nhìn trữ tình đối với thế giới, là sự giãi bày tâmtrạng của nhân vật Đó còn là sự đong đầy cảm xúc trong giọng điệu Nhưngbản thân yếu tố mới lạ của tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn khôngchỉ dừng lại ở biểu hiện chất trữ tình mà còn phải tạo nên được sự cuốn hútđối với người đọc vào những sự kiện đang diễn một cách đầy biến động củathời đại Hơn nữa, yếu tố mới lạ còn là sự xâu chuỗi cái đời thường và nhữngcái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh đặc biệt ngắn gọn, côđọng của truyện ngắn khiến cho cái cụ thể và cái trừu tượng, cái cá biệt và cáiđiển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết: nó hòa vào nhau, dường như làmột để tạ nên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc- đọc liền một mạch Chính

ở cách đọc truyện ngắn này, một lần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn bó vớithơ của nó: mạch cảm hứng không đứt đoạn và truyện ngắn hay là nhữngtruyện ngắn cấu trúc theo một cái tứ độc đáo như của tứ thơ vậy

Như vậy, khi đạt tới đỉnh cao sáng tạo, thơ và truyện ngắn đã gặp nhauhoàn thành một tác phẩm đặc sắc, tinh tế, tràn đầy xúc cảm Đây chính là đầumối để ta lần tìm về đặc trưng loại biệt của thể loại truyện ngắn Bởi vì, chỉ

có đứng ở nơi hội tụ của sáng tạo nghệ thuật này, ta mới nhìn rõ những “quy

luật vàng” của thể loại truyện ngắn.

Bên cạnh những nét cơ bản đã trình bày, có thể nói truyện ngắn khôngchỉ là dạng thức đặc biệt của nhà thơ, mà còn là tiểu thuyết được cô gọn lại-dạng thức độc đáo của tiểu thuyết Với ý nghĩa này, nếu nói truyện ngắn làmột thể loại văn học khó nhất là hoàn toàn có cơ sở Ở truyện ngắn, mỗi câuchữ, mỗi dấu chấm phẩy đều phải được chọn lọc tới mức tinh xảo, hoàn mỹ.Ngôn ngữ của văn xuôi phải là thứ ngôn ngữ kim cương tuân theo nhữngquy luật khắc nghiệt Cho nên ta sẽ dễ dàng tìm thấy không ít những ý kiến

về đặc trưng của thể loại truyện ngắn gần với quan niệm trên… Theo chúngtôi hiểu, toàn bộ truyện ngắn là một bức tranh toàn cảnh về cả thời đại Từnhững mảnh tường như rất nhỏ bé, nó góp phần tạo nên cả tấm chân dunghoàn chỉnh Truyện ngắn còn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở

Trang 20

đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, tinh tế, nét vẽ phải chính xác Rõ ràng sự kếthợp giữa các yếu tố thuộc những thể loại khác nhau đã đem đến cho truyệnngắn nói chung và truyện ngắn trữ tình nói riêng những ưu thế mới của kiểucấu trúc tác phẩm hiện đại Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn trữ tình,chúng tôi thấy biểu hiện của sự giao thoa thể tài rất rõ nét Cụ thể, ở truyệnngắn trữ tình- tính tự sự giảm dần, tính trữ tình tăng lên Tác giả Bùi Việt

Thắng trong cuốn: “Truyện ngắn- những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể

loại” đã khẳng định: Truyện ngắn trữ tình là truyện ngắn gần với thơ vì trong

đó có sự phối hợp giữa việc diễn tả cảm xúc trữ tình với kể chuyện Cấu trúc truyện rất lỏng lẻo– sự lỏng lẻo cố ý để làm cho truyện co dãn linh hoạt phù hợp với việc thể hiện các sắc thái tâm lý, tình cảm của con người (…) Bộc lộ tính chủ quan, sự suy tư của nhà văn đời sống vì thế cần đến một lối kể chuyện tự do (…) Trong kiểu truyện ngắn tâm tình, sự cảm thụ thiên nhiên trong toàn bộ các giác quan là một đặc điểm trong cách miêu tả của nhà văn”[] Ở loại hình truyện ngắn này “văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang”[].

Đồng tình với quan điểm trên của Bùi Việt Thắng, Phạm Thị Thu

Hương đã nhận định: Truyện ngắn trữ tình “có kết cấu gần với cấu tứ thơ trữ

tình Truyện ngắn trữ tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những phản ứng của tâm thức đối với “kinh nghiệm sống[] (chữ dùng của Nguyễn

Tuân) Ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí, tâm trạng bàng bạctrong tác phẩm

Soi chiếu cơ sở lý thuyết về sự giao thoa thể tài vào quá trình phát

triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX “Chúng ta chứng kiến sự xích

lại gần nhau giũa thơ và văn xuôi… Sự xích lại gần làm cho văn xuôi của chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội họa, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng đoạn Việc xích lại gần thơ làm cho văn xuôi trở nên vừa sâu sắc, vừa dễ hiểu hơn Thứ dòng cháy này cần cho mọi truyện ngắn, nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn súc tích”[ ]

Trang 21

(nhận định của Kuranốp) Phần lớn truyện ngắn trữ tình đều xuất hiện saunăm 1936 Và từ 1936- 1945, truyện ngắn trữ tình mới thực sự trở thành mộtdòng văn học với số lượng tác giả, tác phẩm đáng kể, và trong phong cáchcủa họ đã có sự định hình Những nhà văn tiêu biểu sáng tác truyện ngắn trữtình giai đoạn này là: Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, ĐỗTốn… Đặc biệt, ở giai đoạn này có một số tác phẩm với mức độ đậm đặccủa chất trữ tình đã làm cho áng văn xuôi gần như không còn khoảng cáchvới thơ Vậy tác phẩm văn xuôi như thế nào được gọi là giàu chất thơ? Nóitác phẩm văn xuôi có chất thơ có nghĩa là tác giả của tác phẩm ấy bằngphương tiện nghệ thuật đã tạo nên những rung động thơ bằng văn xuôi Sựgiao thoa giữa văn xuôi và thơ chính là chất trữ tình trong văn xuôi.Nếu nhưnhân vật, cốt truyện là yếu tố cần để tạo nên cái khung sườn cho một tácphẩm văn xuôi thì chất trữ tình là yếu tố đủ giúp cho tác phẩm tác độngmạnh mẽ nhất vào tâm hồn người đọc, làm rung lên nơi đó những nhịp đậpcủa cảm xúc Để tạo ra chất thơ trong tác phẩm, nhà văn hướng những trangviết của mình tới đối tượng thẩm mỹ là cái đẹp trong cuộc sống Có thể là vẻđẹp của thiên nhiên với những phong cảnh còn giữ nguyên cái vẻ hoang sơ,

tinh khiết ban đầu Một số đoạn trong tùy bút Người lái đó sông Đà vừa dữ dội vừa trữ tình của Nguyễn Tuân, rất nhiều tác phẩm trong hai tập Trường

ca và Phấn thông vàng của Xuân Diệu cũng có những đặc điểm này Đồng

thời với sự gia tăng yếu tố tâm tình, truyện trữ tình giảm thiểu đến mức tối

đa các yếu tố tự sự như cốt truyện, sự kiện, hành động… Chính vì vậy,

những truyện ngắn như: Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam), Tỏa nhị Kiều

(Xuân Diệu) tất cả đều được xem là tác phẩm thơ- văn xuôi

Có thể nói, tiến trình văn học hiện đại đã chứng kiến sự xâm nhập củavăn xuôi và thơ ca, thậm chí lấn chiếm lãnh địa độc quyền của thơ ca Song

sự xâm nhập theo chiều ngược lại của thơ và văn xuôi, cũng không phải làhiếm và điều này được coi như là dấu hiệu biến đổi tất yếu của phương thức

tự sư hiện đại khiến cho phương thức tự sự gần với thơ hơn Và một trong

Trang 22

những đặc điểm của văn xuôi trữ tình đó là tránh xa những cốt truyện gaycấn, những xung đột căng thẳng, đã từ chối việc kiên nhẫn lần theo sự hìnhthành các tính cách tuần tự, lớp lang mà thiên về nắm bắt những khoảnhkhắc đáng nhớ của đời người: một cuộc gặp gỡ bất ngờ, một tình huống ngẫunhiên, sự vỡ lẽ, một trải nghiệm đắng cay, những giằng xé nội tâm, nhữnghồi ức và kỉ niệm gợi thức, những khát vọng nhân bản.

Nói đến chất trữ tình trong văn xuôi không có nghĩa là nói đến sự ápđảo, lấn át của trữ tình hay là sự trữ tình hóa phương thức tự sự mà ở đây lànói đến sự hòa trộn, đan xen giữa chất thực và chất thơ, giữa bút pháp hiệnthực và lãng mạn, làm cho văn xuôi trở nên uyển chuyển, tinh tế, thực mà ảo,

rõ ràng mà mơ hồ không chịu yên phận ở một khuôn khổ đã định sẵn

Trải qua bao thăng trầm thời gian và quá trình vận động của nền vănhọc, dòng văn xuôi trữ tình vẫn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà văn hiệnđại khám phá, tiêu biểu như: Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc,Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Lưu Quang Vũ, NguyễnNgọc Tư, Nguyễn Huy Thiệp

Những khám phá và cơ sở lí thuyết trên về sự kết hợp thể tài, chính làtiền đề gợi mở cho chúng tôi tiếp tục hành trình tìm hiểu văn xuôi trữ tìnhcủa Ma Văn Kháng Từ sự giao thoa thể tài, qua nghiên cứu truyện ngắn vàtiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ nét đặc

sắc- “Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng”.

1.2 Quan niệm của Ma Văn Kháng về chất trữ tình của văn xuôi

Sự nghiệp cầm bút của Ma Văn Kháng được nhen nhóm từ nhữngngày ông là nhà giáo rồi làm thư kí bí thư tỉnh ủy, nhà báo ở vùng đất Lào

Cai mà ông gọi đó là những năm tháng tập rèn Hơn hai mươi năm tích lũy

như con ong đam mê hút nhụy dâng mật ngọt cho đời Những năm tháng ấy

đã chuẩn bị cho nhà văn mọi mặt, từ vốn sống đến tư duy nhận thức, bản lĩnhnghệ thuật… Chính trong quãng đời này song song với hành trình sáng tạonghệ thuật, Ma Văn Kháng đã đúc kết cho mình những quan niệm lí luận khá

Trang 23

vững vàng Những ý kiến của nhà văn là ý kiến của một người sáng tác trìnhbày quan điểm chủ quan của mình, chú ý được điều này, người đọc sẽ sànglọc và tiếp thu được những gì tâm huyết mà nhà văn gửi gắm trong nhữngtrang viết của mình.

Trong Phút giây huyền diệu (tiểu luận và bút ký về nghề văn) với

bài viết Truyện ngắn, đôi điều tản mạn, ông có nói ý này: “Trước hết, tạng

tôi là tạng truyện thế sự nhưng đậm đà chất trữ tình Chỉ những nội dung nào có cơ hội để tôi bộc lộ xúc động, tốt nhất là thấp thoáng chút tâm linh sâu kín, có điều kiện đi sâu vào ngóc nghách tâm tình con người, thì tôi mới

có cảm hứng sáng tác Tôi không thể viết được những truyện chỉ có nguyên cái lõi cuả cốt truyện, của sự thật Bao giờ, trong truyện ngắn của tôi cũng

ẩn náu ở đâu đó một bóng hình ẩn dụ (không khí mùa thu, một ánh trăng…).

Nó là phông màn Nó là bối cảnh để tuyện ngắn diễn ra (Ngẫu sự, Heo may gió lộng… là ví dụ).

Tiếp theo trong bài Tôi viết truyện ngắn San Cha Chải tác giả đã

cho biết tình huống tình cờ ngẫu nhiên đến với tác giả đó là trên phụ san của

tuần báo Văn nghệ một bài thơ hay của nhà văn Lý Biên Cương và tác giả đã mừng vui đến run rẩy như được sự trợ giúp của thần linh “Bài thơ đã cho tôi

một giọng kể, cái bí kíp của truyện ngắn; cái giọng kể hồn nhiên chất phác, giàu bản sắc dân gian Và thế là giai điệu của bản nhạc đã được cất lên ngay từ những dòng mở đầu”, rồi lại “cái lối xưng hô mình mình ta ta tha thiết suồng sã, hơi xưa cũ, cái giọng kể nhẩn nha ấy là cái giọng vàng, cũng

là giọng kể của dân ca, xem ra rất thích hợp với nội dung câu chuyện này.

Và điệu nhạc một khi đã tìm thấy rồi, đã cất lên rồi, thì sẽ cứ thế ỏ ê theo các dòng chữ cho đến khi chấm hết câu chuyện:

Người San cha chải mình nghe Pao khóc, nói: Đó là tiếng khóc lớn khôn của Pao” Theo tác giả tự thú thì để viết ra truyện ngắn San Cha Chải

thì là sự “ngẫu nhiên, ngẫu nhiên và ngẫu nhiên”.

Trang 24

Để hiểu quan niệm của Ma Văn Kháng về chất trữ tình trong văn xuôichúng ta còn cần chú ý tới vai trò mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm.

“Với tôi, điều kiện sinh tử cho một tác phẩm, nói cách khác, bí quyết thành

công mà tôi cố theo đuổi khi viết truyện ngắn, kể cả tiểu thuyết là: văn xuôi nghệ thuật đích thực chính là thứ văn xuôi thấm đẫm chất trữ tình Trữ tình

là cái phẩm chất ám ảnh, gây âm hưởng lâu bền, ngân nga mãi trong lòng bạn đọc Nó là cái hồn cốt của câu chuyện Nó là cái chiều sâu thẳm của nhân vật Không có nó thì câu chuyện sẽ nông choèn và nhân vật chỉ là hình nộm, robot vô hồn, hành động mà không có tâm hồn Nó cũng là dấu ấn riêng, không thể trộn lẫn của mỗi tác giả Chất trữ tình chi phối người viết ngay từ khi chọn lựa đề tài, khi viết dòng đầu tiên Câu văn mở đầu là câu gieo nhạc cho toàn bài Thậm chí, chất trữ tình thể hiện ngay ở nhan đề câu

chuyện mang tính ẩn dụ Ví dụ như: Một chiều dông gió, Heo may gió lộng, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Thanh minh trời trong sáng… Nói một cách đơn giản và dễ hiểu: Trữ tình là cảm xúc tràn trề, chan chứa của người viết thể hiện trong toàn bộ văn bản, trong chọn đề tài nội dung, trong từng chi tiết và trong hơi văn, trong giọng điệu, trong mỗi ngôn từ, đặc biệt

là trong giọng điệu, và trong mỗi ngôn từ được chọn lựa Chứ không phải trữ tình chỉ đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật Văn xuôi nghệ thuật là thứ văn có tình, có xúc cảm, sau mỗi câu chữ dọc được cái tình của người viết Đó cũng có thể gợi là chất văn của tác giả.

Chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng thấu triệt quán xuyến

ở toàn bộ văn bản Theo ông nó là cái tình đời, tình người, là sự rung độngcủa con tim thể hiện ở toàn bộ văn bản, đặc biệt được nhấn mạnh ở nhữngđiểm sau:

1 Sự chú trọng miêu tả thế giới nội tâm, đời sống tình cảm, tinh thầncủa nhân vật trong suốt quá trình hành động

2 Chủ đề câu chuyện bao giờ cũng là một nỗi khắc khoải nào đó trongtâm tưởng con người mà câu chuyện đặt ra Không có nó câu chuyện nhạt

Trang 25

nhẽo và trôi tuột đi, không thể giăng mắc trong lòng bạn đọc Một văn bản

văn xuôi có chất trữ tình là một câu chuyện đọc xong người đọc phải ngẩn

ngơ và suy ngẫm Trong bài Truyện ngắn đôi điều tản mạn tác giả đã chia

sẻ “với tôi, điều kiện sinh tử cho một truyện ngắn, hay nói bí quyết của nó

mà tôi luôn cố gắng thực hiện chính là ở chỗ: phải có được những yếu tố nghệ thuật gây được âm hưởng lâu bền khi bạn đọc rời trang sách Vâng, một truyện ngắn còn ngân nga, còn lưu giữ ảnh hình, còn dư vang, đồng thời cũng là một truyện ngắn duyên dáng mang cá tính riêng, thể hiện sức sáng tạo riêng, là dấu ấn để phân biệt anh và tác giả khác Nó là cái tài năng độc đáo riêng biệt không thể lẫn, khiến cho anh không giống người kia, dẫu rằng

có kể lại chung một cốt truyện”.

3 Điểm nhấn là miêu tả tâm lý, tâm tình nhân vật Trong đó chú trọngtìm tòi ngôn ngữ chính xác, phù hợp, nói cho đúng tâm trạng nhân vật Ởnhững loại truyện này, cốt truyện không phải là điều tác giả quan tâm Sứchấp dẫn của truyện nằm ở diễn biến tâm lý nhân vật Ở đây nhà văn sử dụngyếu tố trữ tình như một thủ pháp nghệ thuật, bên cạnh thủ pháp tả và kể

4 Những đoạn văn trữ tình biện luận ngoại đề bộc lộ tư tưởng cảmxúc của tác giả Đây là một đặc điểm riêng thấy có ở các truyện của Ma VănKháng, theo nhận xét của nhiều nhà lý luận phê bình Vẫn tiếp trong bài

Truyện ngắn, đôi điểu tản mạn tác giả có nói như sau: “Trong truyện ngắn

Ngày chủ nhật mưa ngâu của tôi, ngoài các nhân vật và câu chuyện về cái nhân tình thế thái đã diễn ra, mưa cũng trở thành một đối tượng miêu tả Mưa không chỉ là phông màn bối cảnh Mưa còn là một yếu tố nghệ thuật tham gia trực tiếp vào sự giãi bày chủ đề Mưa tí tách, rả rích, sụt sùi, lắc thắc, tỉ tê, thắc thỏm Mưa lên cơn hờn, cơn tủi, cơn dỗi, cơn đau Mưa đưa hồn người vào cơn phiêu du nơi non Bồng nước Nhược Mưa buồn giọt ngắn, giọt dài, mơ hồ như ảo hình cuối tháng bẩy ta, gợi nhớ câu chuyện ả Chức chàng Ngưu buồn thê thiết Mưa trở thành nhạc điệu, không khí, thành

Trang 26

một ám ảnh tê tái với nỗi tang thương và tôi tin chắc hiệu quả câu chuyện sẽ rất kém cỏi nếu đặt nó vào một ngày nắng ráo”.

5 Cảnh quan thiên nhiên được miêu tả như một thành phần của chủ

đề, nơi gửi gắm của tác giả “tôi nghĩ truyện ngắn Một chiều dông gió của tôi

hết sức cằn cỗi nếu thiếu đi cái khung cảnh tráng lệ và hoang dại của cơn dông chiều với tiếng sét rung trời đất và cơn gió lớn thốc tháo cùng hạt mưa lớn nặng xiên chéo như những mũi tên bắn Rồi cuối cùng là một con bướm vàng từ một cõi hoàn vũ nào đó bay tới, đậu trên những bộ quần áo căng trên dây phơi của đám thợ thuyền trai trẻ lam lũ trong lao động khổ sai, đánh thức ở họ cái bản năng, phẩm cách của con người”.

Ma Văn Kháng quan niệm chất trữ tình chính là “hồn cốt cơ bản của

văn chương, nếu không có nó thì đó không phải văn chương đích thực” Phải

chăng, chính chất thơ, chất trữ tình ấy khiến cho văn xuôi Ma Văn Khángthêm phần ý nhị hơn, da diết hơn Chất trữ tình chính là dấu chấm tô tròn chovăn xuôi Ma Văn Kháng thêm viên mãn, đầy đặn hơn

Tự tìm cho mình lối đi riêng với quan niệm nghệ thuật không phải làchưa từng ai quan niệm nhưng Ma Văn Kháng đã tự tạo được một ngã rẽ độcđáo, để từ đó làm phong phú hơn diện mạo văn xuôi văn học Việt Nam hiệnđại, với những tác phẩm có giá trị như một mạch ngầm trong lòng đất, càngkhơi, càng trong, càng ngọt ngào, bất ngờ, thú vị

Có thể khẳng định, tạo nên sự hấp dẫn phong phú của văn xuôi MaVăn Kháng bên cạnh yếu tố thuyêt phục, chân thực, sử thi, ẩn dụ hay bi trángcòn có chất thơ, chất trữ tình chảy ngầm trong dòng hồi tưởng rất đỗi tựnhiên, dung dị đó Trong bức tranh chung của văn xuôi Việt Nam, các sángtác của Ma Văn Kháng là một gương mặt rất riêng: một gương mặt đầy đặn,dồi dào nguồn năng lượng đã khẳng định thêm lần một cây đại thụ văn họcvẫn phủ bóng rợp lên thế hệ nhà văn sau này

Ma Văn Kháng là một nhà văn có ý thức nghề nghiệp kĩ lưỡng Vừaviết, ông vừa ngẫm nghĩ về chính sự viết để rút ra những kinh nghiệm,

Trang 27

những đúc kết hữu ích đối với người làm nghề Ma Văn Kháng có một quanniệm sâu sắc và khá toàn diện về chất trữ tình trong tác phẩm văn xuôi Nócho thấy chất trữ tình trong văn ông không chỉ là sản phẩm của vô thức nghệ

sĩ, mà còn là sản phẩm của một ý thức đầy tính tự giác của nhà văn Tuy chỉ

là một yếu tố cấu thành chỉnh thể nghệ thuật của một văn bản nghệ thuật vănxuôi, nhưng chất trữ tình được Ma Văn Kháng xem là thuộc phần hồn cốtcủa một tiếng nói nghệ thuật nói chung, văn xuôi nghệ thuật nói riêng.Những tâm niệm ấy đã thành kim chỉ nam của ông khi cầm bút viết ra mọitrang văn của mình

Trang 29

CHƯƠNG 2: CHẤT TRỮ TÌNH TRONG VĂN XUÔI MA VĂN

KHÁNG NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT

2.1 Giới thuyết về nhân vật văn học

Theo sách giáo trình “Lý luận văn học”, tập hai do giáo sư Trần Đình

Sử (chủ biên): “Nhân vật văn học là khái niệm dung để chỉ hình tượng các

cá thể con người trong tác phẩm văn học- cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ”[] Bên

cạnh con người, nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinhthể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người

Theo 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân (biên soạn) thì

“nhân vật là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu

về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ” Nhân vật

văn học là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc đặc tínhcon người, nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại văn học tự sự và kịch, ởsân khấu, điện ảnh, điêu khắc, hội họa Các thành tố tạo nên nhân vật gồm:hạt nhân tinh thần của cá nhân Tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế giới xúccảm, ý chí, các hình thức ý thức và hành động Tính toàn vẹn (chỉnh thể) củacon người được thể hiện ở văn học trong giới hạn những khả năng của ngôn

từ nghệ thuật, chủ yếu là các khả năng miêu tả (tạo hình) và biểu cảm Ởdạng đầy đủ, đó là hình tượng con người với toàn bộ những đặc điểm ngoạihình (nét mặt, dáng người, tên riêng…) lối nghĩ, hành động; thế giới tinhthần tâm hồn

Như vậy, nhân vật là khái niệm, có nội hàm phong phú, định danh mộthiện tượng phổ quát của thế giới tác phẩm văn học bao gồm nhiều bình diện vàcấp độ Với mỗi bình diện và cấp độ như thế, các nhà nghiên cứu có một thuậtngữ để chỉ định và giũa các thuật ngữ có mối quan hệ qua lại khá phức tạp

Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xétsáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc dòng

Trang 30

phong cách Đây chính là những tiền đề lí thuyết để chúng tôi triển khai đisâu tìm hiểu chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng.

2.2.1 Nhân vật với tâm hồn chan chứa yêu thương

Trong các sáng tác của mình Ma Văn Kháng chủ yếu khắc họa conngười công dân, con người xã hội theo những chuẩn mực của thời đại Ngòibút nhà văn luôn hướng về việc ca ngợi con người nói chung, những phảmchất tốt đẹp trong quan hệ giữa con người với con người nói riêng Các trangvăn của tác giả bộc lộ trực tiếp tâm tư, là tiếng nói tha thiết yêu quê hương,tiếng goi nồng nhiệt của trái tim nhân vật Đó còn là tình cảm với quêhương- gia đình, là nỗi niềm riêng tư về hạnh phúc lứa đôi, niềm vui gặp gỡ,

là nét đẹp “uẩn tàng” trong mỗi con người; là sự chia li và khát vọng cống

hiến, lí tưởng tốt đẹp…

Chất trữ tình của văn xuôi chủ yếu toát lên từ những xúc cảm chânthành, từ những lời lẽ giản dị, từ giọng điệu trữ tình dồn nén mà mãnh liệt,tạo sức mạnh biểu đạt tình cảm Xúc cảm yêu thương trong sáng tác của nhàvăn không chỉ là những tình cảm quan hệ gia đình, làng xóm, tình thầy trò,tình cảm với quê hương… mà còn cả tình yêu lứa đôi Như đã biết, tình yêuluôn là dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học, nhân loại bởi trong sâu thẳmtrái tim mỗi con người, khát vọng yêu thương là ngọn lửa kỳ diệu nhất màcàng muốn che giấu lại càng bùng cháy mãnh liệt hơn

Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn phát hiện những vẻ đẹp của giá

trị đạo đức truyền thống và được nhà văn phân tích rọi chiếu từ “tế bào xã

hội”- đó là gia đình: “Thiêng liêng thay cái tế bào xã hội nhỏ nhoi này Nhỏ

nhoi vậy mà là nền móng, mà kết hợp trong nó bao quan hệ Tình cha con,

vợ chồng, anh em, những quy tắc luân lý bất thành văn, bám rễ sâu vào huyết mạch, tâm cảm, giằng níu con người trong những giao kết, liên hệ vừa nghiêm chỉnh, vừa thân mật”[94] Mở đầu câu chuyện là không khí cận kề

cái Tết, hai cô con dâu ông Bằng đang sắm sửa đồ Tết, nổi bật hơn cả là cô

Lý nhanh nhẹn, tháo vát và cũng rất khéo léo khi một mình đứng ra lo toan

Trang 31

công việc của gia đình Chính trong không khí cận kề giá Tết mà cha conông Bằng mới có thời gian trò chuyện về những chuyện đang xảy ra tronggia đình, về các thành viên trong gia đình Ấm cúng hơn cả là có thêm chịHoài, một cô con dâu trong gia đình nhưng chồng mất đã đi lập gia đình mớithế nhưng chị vẫn là người luôn được chào đón mỗi khi tới thăm bởi chínhcon người đôn hậu, chất phác, nơi tin cậy của các em, đẹp người, đẹp nết.Nhân vật chị Hoài xuất hiện đúng hôm chiều ba mươi Tết khiến không khí

trở nên rộn ràng hơn, người đầu tiên là Phượng “Phượng cúi mắt chớp chớp

và một cảm kích bất ngờ Người phụ nữ tưởng như đã cắt hết mối dây liên hệ với gia đình này, vẫn giao cảm, vẫn chia sẻ buồn vui và cũng tham dự cuộc sống của gia đình này”[83], Lý thì “kéo tay chị Hoài, vui vẻ quá mức, cùng Đông đưa chị vào phòng khách”[83], còn Đông thì “xúc ấm pha trà”, cuối

cùng là ông Bằng cũng thể hiện rõ sự yêu thương dành cho người phụ nữ này

“Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng chút ngơ ngẩn Rồi ông chớp

liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc òa”[84] và đáp lại tấm lòng của mọi người, không kìm được lòng mình chị

Hoài “gần như không chủ động được mình, chị lao về phía ông Bằng, quên

cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh, kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa”[84] Một cảnh tượng xúc

động về tình cảm gia đình diến ra vào đúng hôm ba mươi Tết khiến cho tâmtrạng của các thành viên trong gia đình thêm háo hức, hân hoan khác thường.Mọi người thân mật xốn xang lời chúc qua lại trong bữa cơm tất niên khiếncho không khí giản dị, đầm ấm dần lên Trong không khí giao thừa cận kề

phần vì cảm động,vì bồn chồn, trong ông Bằng rộn lên suy nghĩ “Gia đình và

sự sum họp đêm giao thừa, có gì đầm ấm thiết tha hơn Kì diệu thay thời khắc này Thiêng liêng thay cái tế bào xã hội nhỏ nhoi này Nhỏ nhoi vậy mà

là nền móng, mà kết hợp trong nó bao quan hệ Tình cha con, vợ chồng anh

em, những quy tắc luân lý bất thành văn, bám rễ sâu vào huyết mạch, tâm cảm, giằng níu mọi người trong giao kết, liên hệ vừa nghiêm chỉnh vừa thân

Trang 32

mật Nghĩ về gia đình, lòng ông bao giờ cũng êm ả, bao giờ ông cũng cố gắng tạo ra cảm giác yên lòng”[94, 95] Tự hào về gia đình mình, ông Bằng

cũng rất hi vọng những ngày cuối đời mình sẽ trôi qua trong hạnh phúc đầm

ấm của gia đình Những biến cố liên tục xảy ra với gia đình ông, khi biếtchuyện của Cừ, những thành viên không làm ngơ mà tìm mọi cách đưa

người vợ và hai đứa con của Cừ về chăm sóc tiêu biểu đó là Phượng “vất vả

thêm vì cái gia đình nhỏ nhoi mới đến này Mới chưa đầy tuần, số gạo mì dự trữ đã hết veo, hăm nhăm cuối tháng đã phải cắp sổ đến nói khó với cửa hàng lương thực xin mua trước dăm cân vào tiêu chuẩn tháng sau”[200],

không những thế chị còn là nơi an ủi tinh thần cho người phụ nữ bất hạnhnày Thế nhưng chị không nửa lời than vãn bởi theo chị đã là thành viêntrong gia đình thì phải yêu thương nhau hết lòng mà chỉ cần sự an ủi củachồng chị- Luận Hay như Đông đã lấy hết số đồ chơi của con cho hai đứa

trẻ Đặc biệt là chi tiết ông Bằng vót bút chì cho hai đứa cháu của mình “Ông

lại vót bút chì, không phải cho các con: Tường, Đông, Luận, Cừ, Cần Ông vót bút chì cho hai đứa cháu nội Ông vót bút chì cho hai đứa cháu nội Ông lại cầm tay uốn nét chữ cho mỗi đứa Lại uốn nắn từng lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành vi cho mỗi đứa một đời người, những việc ấy, đã bao lần lặp lại”[212] Rồi khi Lý sa ngã, Đông thì một mực chửi rủa rằng vợ phụ bạc,

khốn nạn, ăn ở hai lòng nhưng vợ chồng Luận- Phượng lại không có suynghĩ đó Luận nhìn nhận sự thay đổi của Lý là từ Đông và anh tiếc nuối, xót

xa cho Lý còn ở Phượng là sự vị tha, lo cho Lý nhiều hơn Và cuối tiểuthuyết mọi người mong Lý trở về trong sự đoàn viên, lo toan cho đám cướicủa Cần, trong sự yên vui, hạnh phúc Toàn bộ tiểu thuyết là câu chuyệnxoay quanh gia đình ông Bằng, một gia đình xưa nay nổi tiếng mẫu mực giagiáo, đạo đức với năm anh con trai, các cô con dâu đều là những con ngườiđảm đang, hết lòng vì chồng con và gia đình Thế nhưng gia đình ông gặpphải sự chao đảo lớn bởi sự tác động của đời sống xã hội

Trang 33

Hay qua một loạt truyện ngắn như Đợi chờ, Phép lạ ngày thường,

Tàu đi Thái, Kiểm chú bé- con người… chúng ta cũng cảm nhận được tình

cảm yêu thương của gia đình nhưng ở những khía cạnh khác nhau: vui, buồn,

hanh phúc, khổ đau… Trong Đợi chờ đó là tình yêu thương của ông Nhân

dành cho cô con gái Vì hai vợ chồng đã già mà lại chỉ có một cô con gái nênbao nhiêu tình cảm ông đều dồn hết cho cô con gái Ông không bao giờ sơ ý,

cẩu thả trong việc chăm sóc con “Chẳng hạn, không bao giờ ông để người

khác đưa, đón con đi học Đã đi là dắt tay con Vừa đi vừa tranh thủ giảng giải cho con nghe điều hay lẽ phải và chỉ trơ giải thích cho con hiểu cái thế giới kì lạ xung quanh con”[24], rồi những khi con gái bệnh thì tình cảm của

ông Nhân càng được tăng lên gấp bội “Ông thức trắng cả đêm bên giường

con Ông cặp nhiệt độ cho con từng giờ Ông ghi nhật kí hộ con, biên chép tỉ mẩn từng biến đổi ở con Rồi ông lại bí mật lập lá số tử vi cho con, mừng mấy đêm không ngủ vì thầy tử vi phán: con bé có một triển vọng hết sức tươi sáng”[25] Thậm chí ông chăm con tới mức “Đến khuy áo của con đứt, ông Nhân cũng còn đơm hộ nữa là” Ở ông, tình yêu con là thuần túy, mãnh liệt,

“sự hi sinh cho con là đỉnh cao hạnh phúc” Tiếp trong Tàu đi Thái đó là sự

lo lắng, mong mỏi con trai của mình thành người, hai vợ chồng ông Đồng đãnghĩ cách cho con đi học một trường nghề trên Thái Nguyên để tránh xanhững thói xấu Và ngày đi ông Đồng đã đi cùng để đưa con đến tận nơi.Nếu hôm đó không có ông Đồng đi cùng thì thằng con trai ông đã hư hỏng

theo bọn xấu Đến Phép lạ ngày thường thì đó lại là sự yêu thương của bà

Đồng dành cho hai đứa cháu của mình Nhà văn đã miêu tả qua con mắt củangười ngoài nhìn vào như chứng kiến tất cả những hành động mà bà dành

cho cháu “cảm nhận được tình âu yếm từ lời ru, tiếng nói, bàn tay bà Nguôi

cơn hờn tủi, nấc nấc máy tiếng xong là đứa bé ập mặt vào ngực bà, mắt gà

gà Và lúc ấy bà sẽ hạ cái võng Bà gọi mẹ Đào, bố Nghĩa lấy sẵn cho em cái gối, cái tã Rồi bà thẽ thọt, dịu dàng răn bảo Rằng trẻ nhỏ mỏ hồn vía nó còn lỏng lẻo lắm, quát tháo to tiếng, là nó sợ, nó bạt đi”[285], rồi nhưng

Trang 34

hôm đánh võng bổng lên trong tiếng bà ru và tiếng võng kêu ọt ẹt đều đều.

Có thể tình cảm đó không thiêng liêng như mẹ dành cho con nhưng ở đóchứa đựng sự cao cả, tấm lòng yêu thương con cháu của người bà Rồi

những khi nghe cháu kể chuyện trên lớp bị bắt nạt “bà xót cả đêm”, sáng ra

ra mách cô giáo Có bà là cháu không sợ gì cái gì “Bà cầm gậy đánh chỗ đất

làm nó ngã, khiến nó không khóc nữa Mẹ nó mắng, đã có bà can Bà là người dìu dắt, đỡ nâng, bảo trợ cho Hiếu Bà là bà tiên bà phật, là cái phép

lạ thường ngày của Hiếu, nhiễm vào Hiếu”[296] Ở Kiểm- chú bé- con

người thì đó lại là tình yêu thương của anh trai dành cho các em, dù đó là em

cùng cha khác mẹ Mặc dù bị người mẹ kế đối xử không ra gì nhưng Kiểmvẫn chăm lo hai em của mình rất chu đáo Kiểm đã tâm sự với vợ chồng Tư

nhũng điều thật lòng mình “Nhưng mà cháu không thể ghét chúng nó được,

bác ạ Xa chúng nó một ngày cháu cũng nhơ cơ Cả hai đứa cháu đều bế bồng từ lúc chúng còn đỏ hỏn cháu giặt giũ, tắm rửa, quấy bột, xúc cơm cho chúng nó nữa.(…) Cháu có đồng nào thì cũng chỉ mua quà cho hai đứa trẻ…

Ai ác nghiệt với cháu thì cháu không biết, còn cháu, thấy đứa trẻ nào cũng

bé bỏng, cũng muốn ẵm bế, mua quà cho chúng ăn thôi”[146] Rồi Kiểm có

ý định đi xa lâu rồi nhưng “chưa nỡ, vì nó còn thương hai đứa em, dì nó ốm

đau luôn, hai đứa em không có nó săn sóc thì sẽ rất khổ”[151] Ở câu bé đó

là tình yêu thương xuất phát từ chính trong bản chất con người chú Chínhtác giả cũng dành những lời văn để ca ngợi về con người của chú bé này

“Chú bé Kiểm, cái mầm non mạnh mẽ, hình tượng biểu trưng chi bản chất

nhân hậu vốn có ở cuộc đời, tồn tại một cách gần như hồn nhiên, không cần giải thích và đang được bồi đắp ở cuộc đời mới này”[157].

Không chỉ nói đến tình cảm tốt đẹp trong mối quan hệ gia đình, văn

xuôi Ma Văn Kháng còn thể hiện tình thầy trò Với tiểu thuyết Đám cưới

không có giấy giá thú, tình thầy trò được thể hiện trong những hồi tưởng và

những lá thư cậu học trò cũ gửi cho Tự Hai mươi năm đã trôi qua nhưng trí

nhớ của Tự vẫn “còn tươi tốt lắm” và anh tìm được hình bóng mình ở đó.

Trang 35

“Tự vẫn tự hào, rằng gần như hầu hết học trò của anh đều chia sẻ với anh

lòng kính mến, chân thành sâu sắc Tài năng, phẩm cách và tấm lòng của anh có sức chinh phục tự nhiên Chưa bao giờ Tự dùng sự dễ dãi, nuông nịnh để thu phục nhân tâm Cũng như chưa bao giờ anh lợi dụng quyền làm thầy để bồi đắp uy tín riêng của mình”[67] Lòng nhiệt tình, tinh thần triệt để

cùng với chiều sâu tri thức, tình cảm phong phú tất cả đã tạo nên “một anh

giáo Tự mực thước mà vẫn sâu sắc, đôn hậu mà vẫn uyển chuyển, đa cảm

mà vẫn rắn rỏi, không dễ uốn mình, cảm thông với mỗi xa xẩy, yếu đuối của học trò hay nổi những cơn giận giữ vì thực lòng thiết tha được đo lường con người mình yêu quý bằng những khuôn mẫu tuyệt vời Tự bậc chính nhân yêu người mãi không thôi!”[67] Ở Tự hội tụ tất cả những đức tính tốt của

một người thầy vì vậy cậu học trò Nguyễn Trọng Hùng- lớp trưởng “trở

thành gần như một bản sao không đễn nỗi vụng về của anh”[66], rồi cậu học

trò tên Ân khi đã hiểu ra “tình yêu thương, linh hồn của sự nghiệp truyền

đạo của ông thầy” đã tuyên bố “Em đã theo dõi thầy suốt hai năm học Bây giờ em coi thầy như anh ruột yêu quý của em”[68] và gắn bó khăng khít với

tự, ủng hộ tự còn mạnh mẽ và hiệu quả hơn Hùng Tiếp cậu học trò tên Hữu,

cực kì thông minh những cũng hết sức tai quái và Tự đã “không bị một lần

lấm lưng trắng bụng trong các keo thứ sức với chú bé này”[69] Về sau khi

Tự nhập ngũ, câu học trò đã viết mấy dòng “Em phục kiến thức thầy 5, phục

nhân cách thầy 5 Xin phép thầy, em cho thầy điểm 10, điểm tuyệt đối”[69]

và cũng chính nó khóc như mưa khi đưa tiễn Tự, còn viết cả đơn phản đốicác vị chức trách ở địa phương đã cố tình bắt Tự ra trận Hay như cậu học tròtân Phiêu đã được anh đùm bọc, khích lệ đã trở lại đời học sinh và khi ởchiến trường, cũng chính cậu học trò tên Phiêu đã cứu anh và băng bó vếtthương cho anh Trong các lá thư của cậu học trò cũ cũng thể hiện ít nhiềutình cảm cho Tự, cậu đã bộc bạch những tâm sự của mình cũng như của cảtập thể lớp, nơi ngày xưa anh chủ nhiệm và dìu dắt Có thể nói lá thư củangười học trò thành đạt đã trở thành một liều thuốc trợ sức cho Tự Tóm lại

Trang 36

tình cảm thầy trò của anh giáo Tự là thiêng liêng và đầy trách nhiệm với mộtthế hệ và nó để lại nhiều ảnh hưởng tốt đẹp cho thế hệ học sinh mà anh từng

dạy dỗ Cũng nói về tình thầy trò trong truyện ngắn Thầy Khiển cũng đã thể

hiện được tình cảm đó Trong trí nhớ của cậu học trò thày Khiển là mộtngười thông minh, dí dỏm bằng kiến thức và tài năng của mình đã đả kích sựngu dốt của ông Chiên và ông Sự và kết quả bị hai ông này trù dập khiếnkhông bị đi tù nhưng cũng mất nghề Chính cậu học trò đã thốt lên những lời

tự đáy lòng thương cho người thầy đáng kính của mình trước cái thực tế đầy

bất công này “Hỡi ôi, người thầy giáo tài hoa, vui tính và ngông ngạo đã

đem cả sở tri sở thức của mình mà tu bổ dân trí, người sẽ sống thế nào đây trong hoàn cảnh hẹp hòi và khác nghiệt, ít sự bao dung cao cả này?”[151].

Thầy Khiển bị mất nghề, lao đao nhưng đã được anh lớp trưởng tên Ngônbao bọc và anh học trò cũng chính người kể chuyện thì không lúc nào thôibồn chồn về thầy bởi chính con người thầy Kết thúc câu chuyện là chi tiếtanh vè thăm lại thầy nhưng chưa gặp được anh đã ví hình ảnh thầy như cây

si cổ thụ anh gặp ở của hàng của thầy “thân lớn là cha gốc to, dáng thẳng

đứng, thô cứng mà vẫn phảng phất về hồn hậu, vui t ươi”[156] Tiếp tục

trong truyện ngắn Thầy của chúng em thể hiện sự tri ân của thế hệ học trò

với thầy giáo Tụng Khi thoát khỏi cái chết trở về thầy giáo Tụng đã bị lãngquên bởi những phần tử xấu hại thầy thế nhưng thầy đã được đôi vợ chồnghọc sinh cũ cưu mang vì trước đây thầy đã bảo vệ, bênh vực học Chính vì

được sự giúp đỡ của những học trò cũ nên “thầy Tụng không chết” và liên tục câu hỏi “Thầy có nhớ chúng em không?” Tụng nghe bao nhiêu lần câu hỏi ấy Mỗi lần nghe anh đều chan chứa nước mắt rồi tự hỏi mình: “Ta sống

tự nhiên vậy thôi mà sao lại được tri ân lớn thế?”[265] Chính lối sống tự

nhiên của thầy nên mói nhận được sự cứu vớt của thế hệ học trò mà thầy đãtừng dạy dỗ

Đặc biệt tác giả còn hướng tới thể hiện tình cảm qua những rung động

mãnh liệt và chân thực trong tình yêu lứa đôi Trong Đám cưới không có

Trang 37

giấy giá thú đó là mối tình không thành của Tự và cô học trò Phượng đã để

lại trong Tự nỗi ân hận da diết “Mất Phượng, anh mất đi nửa cái đẹp của

một thời trai trẻ Và không biết đến bao giờ anh mới có thể chuộc lại lỗi lầm này Đời anh, một cuộc tình dang dở, mãi mãi dang dở”[232] Hay trong

tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đó là tình yêu của Cần và Vân vượt

qua mọi ngăn cản của gia đình và thời gian để cuối cùng đên được với nhaubằng một đám cưới vào mùng hai Tết Một tình yêu trong sáng, hoàn toàn

bình đẳng “một tình yêu duy nhất và tin cậy hoàn toàn đến độ có thể dâng

hiến sự trinh bạch cho người yêu mà chẳng ngại ngần, vì không sợ một hậu

quả xấu xa, nặng nề nào”[336] Trong truyện ngắn Nhiên, nghệ sĩ múa thì

đó là tình yêu chung thủy của cô Nhiên từ cuối cuộc chiến tranh “Nàng chỉ

có một mối tình duy nhất đó Bây giờ vẫn vậy Nàng vô cảm trước mọi quyến

rũ, vì đã quá mải mê và linh hồn đã đắm đuối đến kiệt lực Nàng đơn nhất trước cái rắm rối, phức tạp của cuộc đời Nàng nguyên vẹn, không sứt mẻ, thủy chung như nhất Nàng trinh bạch, hồn nhiên, dung dị”[21] Một tình

yêu chung thủy và trọn vẹn Hay tình yêu của Đăng và Yêng trong Ngõ nhỏ

tràn ánh trăng, có thể tình yêu của họ là sai trái nhưng trong tình yêu không

thể nói trước được điều gì Họ yêu nhau trong cái ngõ ngập nước mưa khiĐăng hỏi Yên tìm đường để đi tới tòa soạn Tình yêu của họ xuất phát từ haiphía ở đó có sự đồng cảm lớn của hai tâm hồn đồng điệu Yêng từng tâm sự

“Anh à, có lúc em ngơ ngác, không dám tin là đã có một sự thật, tức là có

một tình yêu của em và anh”[49] Với Đăng thì Yêng mới là tỉnh yêu thực sự

của anh “Chỉ còn lại gương mặt này, sau lãng quên và thanh lọc của thời

gian Chỉ còn lại gương mặt này, gương mặt Yêng, biểu thượng của niềm hạnh phúc có thật ở đời này với anh thôi”[47] Và đã bao lần trong suy nghĩ

của Đăng cuộc gặp gỡ giũa hai người sẽ có cuộc chia tay mãi mãi nhưng rốtcuộc anh vẫn trở lại cái ngõ nhỏ này nơi họ gặp nhau và tình yêu nảy sinh

Tóm lại, chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng được thể hiệnqua những xúc cảm yêu thương chân thành của nhân vật Nhà văn không chỉ

là những tình cảm quan hệ gia đình, tình thầy trò mà còn cả tình yêu đôi lứa

Trang 38

2.2.2 Nhân vật luôn hướng về hoài niệm

Đọc truyện của Ma Văn Kháng, người đọc có cảm giác có tiếng vọngcủa kí ức dội về Nhân vật của nhà nhà văn là những con người luôn hướngtới tương lai tốt đẹp Không chỉ sống hết mình, sống sâu sắc với cuộc sốnghôm nay, mà những con người đó còn có một thế giới đa sắc, những kỉ niệmbuồn vui trong quá khứ để trở về và một tương lai mơ ước để hướng tới.Điều đó, đã tạo nên chất thơ, chất trữ tình đậm đặc cho văn Ma Văn Kháng.Tác giả rất chú ý đến những kí ức, hoài niệm của nhân vật Nhân vật thườngđược đặt trong những khung cảnh cụ thể, tình huống khơi gợi quá khứ Đó là

những kỉ niệm của Trọng về cô bé Loan cạnh nhà trong Mưa mùa hạ khi

hai người đi xem phim buổi tối và có đi dạo lúc này Trọng “tươi trẻ hẳn lại”,

anh nhớ lại những ngày cuối cùng của cuộc đời sinh viên, nhớ lại mối tình

thơ trẻ của mình vừa tròn đầy “Bây giờ đây, nhớ lại, Trọng bỗng có cảm giác

những ngày ấy sao đẹp quá, những ngày ấy vừa bình dị, vừa long lánh sắc màu huyền ảo và đã xa lắc”[61] Cái ngày mà Trọng mới vào niên thiếu và

Loan là một cô bé nhút nhát, ngoan ngoãn hay đi sâu kim cho bà Trọng, côcòn được mẹ Trọng rất quý và Trọng cũng quý cô bé như quý một đứa em

Thời gian qua đi, Trọng thực sự chú ý đến cô bé khi “phát hiện ra tấm lòng

hết sức trong trắng của cô”, bằng chứng đó là khi Trọng được chứng kiến

Loan đã khóc khi đọc cuốn Giên E- rơ Và anh chứng kiến sự lớn lên của cô

bé, điều đó được thể hiện trong đêm mùa thu hai người đi cạnh nhau “Trọng

nhớ, lúc ấy cô bỗng ngước lên, nắm tay anh Người anh nóng ran lên, chòng chành Anh thấy mắt cô vời vợi mà tiếng cô rời rạc, nhưng thiết tha vô cùng Phút giây kì diệu ấy dường như ngừng đọng mãi trong tâm khảm anh”[64].

Đối với Trọng thì tình cảm với Loan là thật lòng, là thiêng liêng nhưng vớithời gian và sự thay đổi của xã hội thì Loan đã đổi thay và phản bội anh.Những hồi tưởng của Trọng về Loan cho chúng ta thấy con người trọn tìnhvẹn nghĩa của anh Hay những hồi ức của ông Cần về người vợ thân yêu gắn

bó bao năm lại hiện về mỗi khi ông nhớ tới con, nhớ tới cái hạnh phúc, đầm

Trang 39

ấm, tình cảm của bà khi còn sống Một người vợ hiền hậu, thủy chung, hiểuông hơn ai hết, chăm lo cho chồng con trong những ngày tháng khó khăn Bà

là niềm tự hào của ông, là động lực giúp ông đứng vững trên bước đườngcòn lắm gian nan

Trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn nhà văn đã để cho mỗi

nhân vật hồi tưởng lại kỉ niệm trong quá khứ Hình ảnh ông Bằng, cây cổ thụcủa đại gia đình này, trong không khí năm hết tết đến khi ông thay mặt cho

cả gia đình thắp hương để tưởng nhớ tổ tiên thì ông đã không khỏi tâm trạng

hoài niệm “Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại vầ quá khứ.

Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhòa, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những hình ảnh khi

tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao Thưa thầy mẹ cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy

từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nẩy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương…”[86] trong

giây lát xúc động này “ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo,

thoát trần” Chị Hoài mặc dù đã có gia đình mới nhưng tết chị đã lên thăm

gia đình ông Bằng và chị cũng có những hồi tưởng của riêng mình khi làm

dâu trong gia đình này “Tôi nhớ, cái hồi tôi ở đây, cái phần nhà kia chưa

cháy, chiều chiều gia đình ta, bà lang Chí, và mấy gia đình nữa đem ghế ra đây ngồi chơi, trò chuyện vui lắm”[105], không chỉ thế, nhân vật chị Hoài

còn nhớ cả góc vườn xinh xắn, cây mít, cây táo do anh Tường(chồng chị)

trồng, tất cả rất thân quen với chị “thỉnh thoảng lại dừng lại vỗ nhè nhẹ vào

từng thân cây, như người mẹ đi xa vỗ về, ve vuốt những đứa con thân yêu”.

Và đặc biệt chị nhớ về quãng thời gian khi chồng chị con sống, hai ngườiquen nhau và thành vợ chồng như thế nào Bắt đầu bằng sự kiện quân ta mở

Trang 40

đường giải phóng miền Nam với kỉ niệm ngày cưới của mình “Năm ấy đấy

cô ạ- người phụ nữ quay lại giọng nghèn nghẹn- Năm ấy quân ta bắt đầu mở đường giải phóng miền Nam, tôi nhớ lắm Tôi nhớ, năm nhăm nhăm anh ấy với tôi” Thoe dòng thời gian tâm tưởng, thời gian kí ức, chị Hoài nhớ về phong trào Nam tiến bằng kỉ niệm ngày đầu anh chị gặp gỡ nhau, anh ngỏ lời yêu và chị trao trái tim cho anh trong cơn xúc động nghẹn ngào ngày ấy

“Dạo đó, đơn vị anh ấy đóng quân hai tháng ở làng tôi, luyện tập để đi Nam tiến cô biết phong trào Nam tiến hồi đó chứ? Cà làng tôi giã bánh dầy, làm lương khô cho các anh… Thế rồi một hôm, lúc đơn vị anh sửa soạn lên đường, anh đột ngột gọi tôi ra cạnh cây rơm: “Cô mình này- anh nói- đôi tay em đẹp quá Em có bằng lòng làm vợ anh không?- Tôi bủn rủn hết cả chân tay Rồi anh ấy đi Thình lình năm năm tư anh trở về làng tôi: “Cô mình còn nhớ không?” Câu đầu tiên anh hỏi tôi thế! Tôi không trả lời, bật khóc tấm tức Sao lúc ấy tôi lại khóc nhỉ? Mắt người phụ nữ giàn giụa Cảnh ngày nào như tái hiện Chị lắc đầu rồi ngẩng lên, hoài cảm vẫn vấn vương trong tâm trí”[108] Đoạn văn miêu tả tâm trạng vầ sự gặp gỡ, kỉ niệm hạnh

phúc và cả nỗi buồn, sự hi sinh của người phụ nữ có tấm lòng nhân hậu này.Nối tiếp sự hoài niệm về quá khứ, trong tiểu thuyết còn có sự hoài niệm của

vợ chồng Luận- Phượng Vào đêm hôm Luận đi công tác anh về đến nhànhưng không vào nhà bằng cổng mà anh trèo tường vào phòng vợ mình, hai

vợ chồng đã ngồi tâm sự với nhau, Phượng tỏ ra rất quan tâm tới chồng, hỏi

han anh và nhớ lại ngày xưa “còn nhớ hồi anh sắp vào mặt trận, anh đi bộ

ba ngày liền lên thăm em ở Lục Yên Châu Anh có mệt lắm không?” còn

Luận nghĩ “Mình vừa sống lại những giây phút gặp gỡ Phượng thời yêu

đương sôi nổi đã cách đây mười năm Mười năm trước, khi ấy Luận học ở trường Tổng hợp và Phượng học ở bên Kinh- Tài Mới đó mà hai người đã trải qua một chặng đường dài kinh khủng Ý nghĩ ấy làm anh xốn xang”[172] Hai vợ chồng anh nhớ lại những người bạn của mình khi xưa để

nói về tình yêu Hai vợ chồng như hai tâm hồn đông điệu, họ hiểu nhau và

Ngày đăng: 12/04/2016, 11:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
52. Nguyễn Vân Thanh, Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua “Mùa lá rụng trong vườn”, Tạp chí văn học số 3/ 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mùalá rụng trong vườn
1. Phạm Mai Anh, Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997 Khác
2. Lại Nguyên Ân, 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 2003 3. M. Bakthtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn NguyễnDu, Hà Nội 1992 Khác
4. Lê Huy Bắc, Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện dại, Tạp chí văn học (9) 1998 Khác
5. Nguyễn Thị Bình, Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm 2012 6. Trần Cương, Mùa lá rụng trong vườn một đóng góp mới của Ma VănKháng, Báo nhân dân 6/10/1985 Khác
7. Phạn Cự Đệ, Tiểu thuyết văn học Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2003 Khác
8. Hà Minh Đức, Cơ sở lý luận văn học (tập 2), Nxb Giáo dục 2000 Khác
9. Nhiều tác giả: Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (1999)Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Khác
10. 14. Phạm Ngọc Hà, Vài suy nghĩ về Một chiều dông gió của Ma Văn Kháng, Báo Văn nghệ số 13, 20/03/1999 Khác
11. Bùi Hiển, Vẻ đẹp thuần khiết trong Trăng soi sân nhỏ, 12/ 1995 Khác
12. Đặng Hiển, Một chiều dông gió, một bài ca lao động niềm tin ở con người và sự sống, Báo giáo dục thời đại, 18/05/2003 Khác
13. Trần Bảo Hưng, Đọc Heo may gió lộng của Ma Văn Kháng, Báo văn nghệ số 47 (20/11/1993) Khác
14. Nguyễn Trọng Hoàn, Nguyễn Minh Châu về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục 2004 Khác
15. Trần Đình Sử ( chủ biên), Giáo trình lý luận văn học tập II: Tác phẩm và thể loại, Nxb Đai học Sư phạm 2007 Khác
16. Thu Hà, Đỗ Chu: Sự hời hợt không có chỗ trong văn chương, Nguồn Vn Express 2004 Khác
17. . Hoàng Ngọc Hà, Cái đẹp trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Nxb Văn nghệ 17/03/1990 Khác
18. Ngô Hoàng, Bảo Hưng, Văn học 75- 85, tác phẩm và dư luận, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 1997 Khác
19. Tô Hoài, Đọc Mưa mùa hạ, Báo Văn nghệ số 154 (04/09/1983) Khác
20. Ma Văn Kháng, Mấy suy nghĩ về tiểu thuyết, Báo Nhân dân ( ngày 26/05) 21. Ma Văn Kháng nói về phim Mà lá rụng trong vườn http: // www.google.com.vn/ Khác
22. Ma Văn Kháng, Giao thừa, nhà văn Ma Văn Kháng kể kí ức Tết xưa http: // www.google.com.vn/ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w