năm 2013 là 5.4%, các DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thìcông tác TTHT NNT lại càng có vai trò thiết thực hơn bao giờ hết.Nhận thức được vấn đề trên, trong quá trình thự
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Vũ Thị Huyền
Trang 2MỤC LỤC
Trang bìa i
Lời cam đoan ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NNT TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP 3
1.1 Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế 3
1.1.1 Khái niệm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế 3
1.1.2 Nội dung của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế 3
1.1.3 Các điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp 4
1.1.4 Sự cần thiết thực hiện cơ chế tự khai tự nộp 6
1.2 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT trong cơ chế tự kê khai tự nộp 7
1.2.1 Khái niệm 7
1.2.2 Hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT 7
1.2.3 Quy trình tuyên truyền – hỗ trợ NNT tại Việt Nam 10
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền hỗ trợ NTT 12
1.2.5 Vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế 13
Trang 31.2.6 Sự cần thiết phải nâng cao công tác TTHT NNT trong cơ chế tự khai,
tự nộp 16
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NNT TẠI CHI CỤC THUẾ THANH XUÂN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 18
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Chi cục Thuế quận Thanh Xuân 18
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Chi cục Thuế Thanh Xuân 18
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Chi cục Thuế Thanh Xuân 19
2.1.3 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân trong điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp những năm gần đây 23
2.2 Thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trên địa bàn quận Thanh Xuân trong thời gian qua 27
2.2.1 Công tác tuyên truyền người nộp thuế 27
2.2.2 Công tác hỗ trợ người nộp thuế 30
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện công tác TTHT NNT trong thời gian qua 35
2.3.1 Những kết quả đã đạt được 35
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 37
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NNT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH XUÂN TRONG THỜI GIAN TỚI 42
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển công tác TTHT NNT tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân 42
3.1.1 Mục tiêu tổng quát 42
3.1.2 Mục tiêu cụ thể 42
Trang 43.2 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác TTHT NTT trong điều kiện áp dụng cơ chế tự kê khai tự nộp tại quận Thanh Xuân 433.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế theo hướng công khai, minh bạch là giải pháp điều kiện để thực hiện những giải pháp khác .433.2.2 Nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của người cán bộ thuế 443.2.3 Chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức tuyên truyền, hỗ trợ NNT 473.2.4 Đổi mới, nâng cấp các phương tiện công tác, cơ sở vật chất và ứng dụng Công nghệ thông tin trong các hoạt động TTHT 513.2.5 Thu hẹp khoảng cách với người nộp thuế 533.2.6 Xây dựng chương trình tăng cường hiểu biết về thuế trong trường học…… 54KẾT LUẬN 56DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả thu thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân 24Bảng 2.2 Công tác tuyên truyền NNT giai đoạn 2011- 2013 29Bảng 2.3 Công tác hỗ trợ NNT giai đoạn 2011-2013 33
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.2 Quy trình hỗ trợ NNT theo cơ chế một cửa 11
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế quận Thanh Xuân 20
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, thuế là mối quan tâm hàng đầucủa mọi quốc gia Thuế có 3 chức năng cực kỳ quan trọng: bảo đảm nguồn thucho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; phân phối lại thu nhập,tài sản, đảm bảo công bằng xã hội và thực hiện các chính sách tài khóa, điều tiết
vĩ mô nền kinh tế
Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, nhưng không phải ai cũngnhận thức được điều đó Trăn trở của ngành thuế là làm thế nào để người dân cóthể tự nguyện bỏ ra một đồng tiền thuế? Làm thế nào để NNT tin tưởng vào hệthống thuế của Nhà nước? Làm thế nào để thực hiện tốt theo lời dạy của Hồ Chủtịch: “Thu thuế phải thu được lòng dân”? Trong sự phát triển không ngừng củanền kinh tế, với sự gia tăng khó kiểm soát của số lượng cũng như phương thứchoạt động của các doanh nghiệp, cơ chế quản lý cũ đã không còn phù hợp, đòihỏi chuyển sang một cơ chế quản lý mới tiến bộ hơn mà nhiều quốc gia đang ápdụng Đó là cơ chế mà NNT chủ động trong nghĩa vụ này – thực hiện tự tính, tự
kê khai, tự nộp thuế
Để đảm bảo hiệu quả của cơ chế TKTN thuế, phục vụ đắc lực cho côngcuộc hiện đại hóa ngành thuế thì công tác TTHT người nộp thuế luôn được đặtlên hàng đầu Hơn nữa, trong bối nền kinh tế tăng trưởng chậm như hiện nay
Trang 9(năm 2013 là 5.4%), các DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thìcông tác TTHT NNT lại càng có vai trò thiết thực hơn bao giờ hết.
Nhận thức được vấn đề trên, trong quá trình thực tập tại Chi cục Thuếquận Thanh Xuân, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo và các cán bộ
tại Chi cục, em đã đi sâu nghiên cứu, xây dựng và lựa chọn đề tài: “Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế trong cơ chế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế trên địa bàn Chi cục Thuế quận Thanh Xuân”.
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện công táctuyên truyền hỗ trợ NNT trong cơ chế tự khai, tự nộp tại Chi cục Thuế quậnThanh Xuân, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công táctuyên truyền, hỗ trợ NNT
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong cơ chế tự khai,
tự nộp tại Chi cục Thuế quận Thanh Xuân từ năm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trang 10Phương pháp được sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với các phương pháp phân tích, diễngiải, so sánh, tổng hợp chặt chẽ và logic.
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN HỖ TRỢ NNT TRONG CƠ CHẾ TỰ KHAI, TỰ NỘP
1.1 Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế
1.1.1 Khái niệm cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế
Trang 11Trên thế giới có hai cơ chế quản lý thuế chính: cơ chế cơ quan thuế tínhthuế (còn gọi là cơ chế thông báo thuế) và cơ chế NNT tự tính thuế (còn gọi là
cơ chế tự khai, tự nộp)
Cơ chế cơ quan thuế tính thuế được xây dựng dựa trên tính quyền lực củanhà nước, theo đó, cán bộ thuế phải kiểm tra tất cả các tờ khai thuế, các khoảnthu, để xác định số thuế chính thức phải nộp và ra thông báo thuế cho NNT Cơchế này có nhiều bất cập như: cách thức quản lý áp đặt, thường gây ra nhiềutranh cãi, làm chậm tiến độ thu thuế, chi phí quản lý theo cơ chế này rất cao Dovậy, hầu hết các nước trên thế giới không còn áp dụng cơ chế này
Cơ chế tự khai tự nộp thuế được xây dựng dựa trên nền tảng sự tự giác tuânthủ nghĩa vụ thuế của NNT Theo cơ chế này, cơ quan thuế không can thiệp vàoquá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh nhưng cơ quan thuế
sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chếtheo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuếnhư không nộp thuế, trốn thuế, gian lận thuế…
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý hiện đại, hiệu quả, có nhiều ưuđiểm nổi bật, và được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng
1.1.2 Nội dung của cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế.
Sơ đồ dưới đây mô tả khái quát về mối quan hệ trách nhiệm, nghĩa vụ của
cơ quan thuế và NNT để thực hiện pháp luật về thuế:
Trang 12Nhiệm vụ cơ quan thuế, tổ chức cung cấp dịch vụ thuế, hỗ trợ, hướng dẫn NNT.NNT lưu giữ sổ sách kế toán.
NNT tính thuế
NNT lập tờ khai thuế
NNT nộp tờ khai đúng hạn
NNT nộp thuế theo mức dự tính
Kiểm tra đơn giản
Thanh tra thuế đối với một số trường hợp chọn lọc
Nhiệm vụ của cơ quan thuế
Sơ đồ 1.1: Hệ thống tự khai, tự nộp thuế
NNT có nghĩa vụ tự tính, tự kê khai, nộp thuế, có trách nhiệm lưu giữ chứng
từ, sổ sách kế toán để chứng minh các số liệu đã kê khai
Cơ quan thuế có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ chính sách
thuế, các thủ tục về thuế, từ đó thực hiện nghĩa vụ thuế của mình; không can
thiệp vào việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT nếu NNT tự giác tuân thủ nghĩa
vụ thuế; tập trung nguồn lực để giám sát chặt chẽ việc tuân thủ nghĩa vụ thuế của
NN; đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp
thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của NNT
Trang 131.1.3 Các điều kiện cần thiết để thực hiện cơ chế tự kê khai, tự nộp
Để có thể mang lại hiệu quả trong việc thực hiện cơ chế TKTN thì đòi hỏiphải có các điều kiện cần thiết về phía NNT cũng như cơ quan thuế:
Về phía người nộp thuế
Để có thể tự tính thuế, tự thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế thì trướchết NNT phải nắm được là mình phải nộp những loại thuế nào, tính toán ra sao,thời hạn kê khai và nộp thuế như thế nào Như vậy, NNT phải nắm được các quyđịnh pháp lý về thuế và phải thường xuyên cập nhật về những thay đổi trongchính sách thuế, rồi tự giác chấp hành các quy định trong việc thực hiện nghĩa vụthuế của mình và lên án những hành vi gian lận, trốn thuế
Về phía cơ quan thuế
Cơ quan thuế cùng với các cơ quan chức năng khác cần sửa đổi, bổ sung vàban hành các chính sách thuế phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện Đồng thời,đơn giản hoá các thủ tục về thuế tạo điều kiện thuận lợi tối đa và giảm chi phítuân thủ cho NNT góp phần khuyến khích NNT tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế
Việc chuyển sang cơ chế TKTN cũng có nghĩa là phải chuyển đổi bộ máyquản lý thuế ở các cấp từ việc quản lý theo sắc thuế sang tổ chức tập trung theocác chức năng Bộ máy quản lý thuế cần phải thực hiện tốt các chức năng sau:
Trang 14-Chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Cần phải thay đổi quan điểm
quản lý, phải coi NNT là khách hàng mà mình phục vụ, chủ động khảo sát nhucầu của NNT và chủ động cung cấp thông tin về pháp luật thuế Như vậy, côngtác tuyên truyền, hỗ trợ phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, cách thức hỗtrợ NNT trong cả nước Cần xây dựng những yêu cầu trong việc cung cấp thôngtin cho NNT, và các tiêu chuẩn hỗ trợ NNT để theo đó thực hiện cho tốt
-Công tác xử lý tờ khai, kế toán thuế: Thực hiện tốt việc tổ chức tiếp nhận và xử
lý các tờ khai thuế nhanh chóng, chính xác, không gây phiền hà cho NNT Bêncạnh đó, thu thập được dữ liệu để theo dõi tình hình thực hiện và cung cấp thôngtin cho các khâu quản lý tiếp theo Thực hiện hạch toán đầy đủ, trung thực, chínhxác, kịp thời nghĩa vụ thuế của NNT và theo dõi thanh toán thuế
-Chức năng thu nợ và cưỡng chế thuế: Cơ quan thuế phải luôn theo dõi, nắm sát
tình hình nợ thuế của từng NNT, phân tích nguyên nhân và khả năng thu hồi nợ
để áp dụng biện pháp thu nợ phù hợp, hiệu quả; thực hiện quản lý nợ trên kỹthuật quản lý rủi ro, ưu tiên nguồn lực vào những NNT có mức độ rủi ro cao
-Chức năng kiểm tra, thanh tra thuế: Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra theo
kỹ thuật quản lý rủi ro Cơ quan thuế tập trung nguồn lực để thanh tra, kiểm tra
có trọng tâm hơn, chuyên sâu hơn đối với nhóm NNT có mức độ rủi ro cao vềkhông tuân thủ nghĩa vụ thuế
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả hệ thống thuế thì tin học hoá quy trìnhquản lý là việc làm hết sức cần thiết Cơ quan thuế cần đẩy mạnh quá trình ứngdụng công nghệ thông tin vào việc hỗ trợ cho NNT thực hiện các nghĩa vụ thuếmột cách nhanh chóng và thuận tiện nhất
Trang 15Trong các chức năng quản lý thuế, chức năng tuyên truyền, hỗ trợ được coi làchức năng quan trọng hàng đầu, vì nếu làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ sẽgiảm thiểu được các công việc phải làm trong các công tác còn lại.
1.1.4 Sự cần thiết thực hiện cơ chế tự khai tự nộp
Cơ chế tự khai, tự nộp thuế là cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại, dựatrên ý chí tuân thủ tự giác của NNT Sự cần thiết thực hiện cơ chế tự khai, tự nộpxuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
Thứ nhất, Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế trong quản lý
thuế hiện nay trước sự phát triển nhanh chóng của NNT Với sự phát triển củanền kinh tế, NNT gia tăng cả về số lượng và về qui mô, phạm vi kinh doanh,hình thức, phương thức kinh doanh Trong khi đó, tổ chức quản lý của ngànhthuế đã bộc lộ nhiều điểm bất cập về mọi mặt Chính vì thế, áp dụng cơ chế tựkhai, tự nộp thuế là cơ hội để cải tiến cơ cấu tổ chức, hiện đại và chuyên mônhóa công tác quản lý thu thuế
Thứ hai, Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế Xu thế hội nhập, liên kết
kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan Hộinhập quốc tế về thuế khuyến khích đầu tư, tự do hoá thương mại trong khu vực
và trên toàn thế giới Vì thế, công tác quản lý thuế phải được cải cách và hiện đạihóa, phù hợp với tình hình của nền kinh tế Do đó, việc áp dụng cơ chế này sẽgiúp ngành thuế khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý thuế
Trang 16hiện hành, tạo điều kiện để công tác quản lý thuế Việt Nam ngang tầm với cácnước trong khu vực và trên thế giới.
Thứ ba, Xuất phát từ yêu cầu cải cách quản lý hành chính Nhà nước Việc
chuyển sang thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp là phù hợp với xu thế cải cách quản
lý hành chính của nhà nước theo hướng tôn trọng, phát huy tính tự giác, tự chịutrách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế
1.2 Công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT trong cơ chế tự kê khai tự nộp 1.2.1 Khái niệm
Mục tiêu quản lý thuế trong xã hội hiện đại là tăng tính tuân thủ tự nguyệncủa NNT Từ đó, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT được hiểu như sau:
- Tuyên truyền thuế là việc cơ quan thuế sử dụng các hình thức thông tin liênlạc để truyền tải đến cho NNT và cộng đồng các thông tin về thuế nhằm nângcao hiểu biết và trách nhiệm của họ đối với nghĩa vụ thuế với Nhà nước
- Hỗ trợ NNT là việc cơ quan thuế cung cấp các dịch vụ tư vấn, giải đáp cácvướng mắc của NNT để họ có thể hiểu được các quy định về chính sách, phápluật thuế đối với trường hợp của mình và các nghĩa vụ mình phải thực hiện
1.2.2 Hình thức tuyên truyền hỗ trợ NNT
1.2.2.1 Hình thức tuyên truyền pháp luật thuế
-Xuất bản các ấn phẩm về thuế: Cơ quan thuế phát hành các ấn phẩm về thuế
như các tờ rơi, các cuốn sổ tay tóm tắt các quy định pháp luật về đối tượng nộp
Trang 17thuế; căn cứ tính thuế; thời hạn nộp tờ khai thuế, nộp thuế; các hồ sơ, thủ tục vềthuế để phát miễn phí, nhằm nâng cao kiến thức cho NNT.
-Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: thông qua các
kênh như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, các gameshow với chủ đềthuế… để đưa hình ảnh của cơ quan thuế tiếp xúc rộng rãi với công chúng.Tuyên truyền các khẩu hiệu trên các panô, áp phích được đặt ở các khu trungtâm, đường giao thông lớn, tụ điểm đông người…hoặc băng video, đĩa hình ghilại các đoạn phim ngắn giải quyết các tình huống thường gặp
-Xây dựng chương trình tăng cường hiểu biết về thuế trong trường học: hoạt
động tuyên truyền pháp luật thuế có thể được thực hiện thông qua các chươngtrình học, các hoạt động ngoại khóa, các chương trình tìm hiểu trong nhà trườnghướng tới nội dung chủ yếu giải thích về lợi ích và sự cần thiết của thuế đối với
xã hội Đây được coi là hình thức có hiệu quả lâu dài và sâu sắc nhất đối vớiNNT
1.2.2.2 Hình thức hỗ trợ NNT
-Hỗ trợ thông qua cung cấp thông tin trên mạng Internet: để sử dụng dịch vụ hỗ
trợ này thì NNT cần đăng ký sử dụng với cơ quan thuế để được cấp tên truy cập
và mật khẩu sau đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm trong việc giữ gìn tài khoảnthông tin của mình Ngoài ra, NNT có thể tra cứu các thông tin liên quan trêntrang web của Tổng cục Thuế
-Sử dụng hệ thống hộp thư điện thoại trả lời tự động: là hệ thống điện thoại trong
đó đã cài đặt những thông tin cơ bản về các sắc thuế, giải đáp các vấn đề mà NNTthường mắc phải để khi NNT cần có thể tìm hiểu qua kênh này
-Cán bộ thuế trực tiếp trả lời điện thoại: bằng việc cung cấp những số điện thoại
tư vấn cho NNT, khi có những vướng mắc về thuế thì NNT sẽ gọi tới những số
Trang 18đó, tại cơ quan thuế sẽ có cán bộ thuế trực Cán bộ thuế nghe những vướng mắccủa NNT sau đó trả lời ngay cho NNT nếu có thể và nằm trong phạm vi chophép của họ.
-Hướng dẫn, giải đáp cho NNT bằng văn bản: NNT gửi cho cơ quan thuế văn
bản, trong đó nêu ra những vấn đề thắc mắc yêu cầu cơ quan thuế giải đáp Saukhi tiếp nhận văn bản của NNT, cơ quan thuế xem xét kỹ các vấn đề mà NNTthắc mắc sau đó trả lời NNT bằng công văn
-Tổ chức tiếp và trả lời NNT tại trụ sở của cơ quan thuế : hình thức này đòi hỏi
cán bộ tiếp và trả lời NNT không những phải vững về chuyên môn mà còn phải cóthái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở Theo hình thức hỗ trợ này, tất cả nhữngvướng mắc về cơ chế chính sách, thủ tục đăng ký, kê khai, khiếu nại, tố cáo… sẽđược giải đáp (trừ những trường hợp quá phức tạp thì NNT sẽ được hẹn trả lời vàohôm sau hoặc được cơ quan thuế gửi trả lời bằng văn bản)
-Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị đối thoại giữa cơ quan thuế với NNT: tuỳ
từng đối tượng khác nhau để tổ chức các buổi hội thảo phù hợp Thông qua cácbuổi hội thảo, hội nghị đối thoại không những NNT hiểu rõ hơn về quyền lợi vànghĩa vụ của mình đối với nhà nước, mà cơ quan thuế sẽ giải quyết được sốlượng lớn các vướng mắc của NNT Bên cạnh đó, cơ quan thuế có thể nắm bắtđược nhu cầu của từng đối tượng khác nhau để có hình thức hỗ trợ phù hợp
-Tổ chức tập huấn cho NNT: về chính sách thuế, các văn bản pháp luật thuế, đặc
biệt là các văn bản, chính sách mới Việc tập huấn cho NNT có thể kết hợp cùngvới các buổi hội thảo, hội nghị đối thoại
1.2.3 Quy trình tuyên truyền – hỗ trợ NNT tại Việt Nam
Quy trình TTHT NNT được ban hành kèm theo quyết định số 601/QĐ-TCTngày 11 tháng 05 năm 2012 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế
Trang 191.2.3.1 Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Bước 1: Xây dựng kế hoạch: Bao gồm kế hoạch tuyên truyền về thuế, hỗ trợ
NNT Thời hạn Chi cục Thuế gửi kế hoạch về Cục là trước ngày 20 tháng 12hàng năm
Bước 2: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền: Bộ phận TTHT NTT căn cứ
vào kế hoạch đề ra để triển khai thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế phát sinh
có thể điều chỉnh kế hoạch để triển khai cho phù hợp, gồm: tuyên truyền qua hệthống tôn giáo; qua tờ rơi, ấn phẩm, pano, áp phích; trên các phương tiện thôngtin đại chúng, qua internet; tổ chức tập huấn, đối thoại với NNT; xây dựng, cấpphát tài liệu; giải đáp vướng mắc; tổ chức các cuộc họp chuyên đề cho NNT
Bước 3: Báo cáo về công tác TTHT: Báo cáo về các vướng mắc và kết quả thực
hiện công tác TTHT NNT
1.2.3.2 Các mô hình Hỗ trợ NNT
Công tác hỗ trợ NNT hiện nay thực hiện theo hai mô hình cơ bản là mô hình
hỗ trợ theo cơ chế một cửa và mô hình hỗ trợ thông thường
Hỗ trợ NNT theo cơ chế một cửa
Sơ đồ 1.2: Quy trình hỗ trợ NNT theo cơ chế một cửa
Trang 20 Hỗ trợ thông thường
Quy trình hướng dẫn, giải đáp cho NNT tại cơ quan thuế, qua điện thoại vàbằng văn bản bao gồm các bước cơ bản như sau:
Sơ đồ 1.3: Quy trình hỗ trợ NNT thông thường
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền hỗ trợ NTT
Hướng dẫn, giải đáp vướng mắc theo yêu cầu
Tiếp nhậnyêu cầu
Giải đáptheo yêucầu
Kiểmtra, tổnghợp, báocáo
Tiếp nhận yêu cầu
Cán bộ phụ tráchkiểm tra
Trang 21Thứ nhất, các quy định của pháp luật thuế Chính sách thuế ổn định sẽ làm
cho nội dung, tài liệu tuyên truyền, hỗ trợ không phải thay đổi thường xuyên,vừa tiết kiệm chi phí vừa tạo tâm lý yên tâm cho NNT Hệ thống pháp luật thuếchặt chẽ, rõ ràng và có sự thống nhất giữa thông tư, nghị định với luật, giữa cácsắc thuế với nhau sẽ giúp cán bộ thuế trả lời vướng mắc của NNT nhanh chóng,thuận tiện, nhất quán, hạn chế tình trạng trả lời bằng công văn riêng của cấp trên
Thứ hai, cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT Trong bất cứ hoạt
động nào thì nhân tố con người đều đóng vai trò quan trọng, nó ảnh hưởngkhông ít đến vấn đề tuyên truyền và hỗ trợ NNT Họ chính là người hướng dẫn
và thay mặt cho toàn thể cán bộ thuế trong đơn vị đưa ra những ý kiến đúng đắnhướng dẫn cho doanh nghiệp Khi cán bộ đảm nhận việc tuyên truyền, hỗ trợNNT mà có trình độ chuyên môn vững, kinh nghiệm, nhiệt tình, khả năng truyềnđạt, thái độ ứng xử tốt thì hiệu quả công việc sẽ tăng và ngược lại
Thứ ba, thái độ quan tâm, trình độ, ý thức của NNT Thuế là một lĩnh vực
có phạm vi ảnh hưởng rộng, tác động trực tiếp đến từng cá nhân, tổ chức trong
xã hội, là một lĩnh vực nhạy cảm với vấn đề dân chủ của nhân dân Ý thức củangười dân, trình độ dân trí càng cao, thì việc tuyên truyền, hỗ trợ càng nhanhchóng, thời gian để hướng dẫn có thể được rút ngắn hơn, nội dung tuyên truyền
và hỗ trợ chỉ tập trung vào những cái còn gặp nhiều vướng mắc
Thứ tư, sự quan tâm của xã hội Hoạt động TTHT NNT tuy là của ngành
thuế nhưng rất cần sự phối hợp của các cơ quan ban ngành khác như đài truyềnhình, đài phát thanh, báo chí… Chính vì thế, sự quan tâm, ủng hộ của cấp lãnh
Trang 22đạo, của các ban ngành có liên quan, sự chú ý của công chúng là chất xúc tácquan trọng đảm bảo thực hiện và thực hiện có hiệu quả công tác TTHT NNT.
Thứ năm, trình độ khoa học công nghệ Hiện nay, việc ứng dụng khoa học
công nghệ đã trở nên phổ biến trên mọi ngành nghề lĩnh vực.Thuế cũng như bất
kỳ mọi lĩnh vực khác, đặc biệt hơn nữa, đây là một ngành hết sức phức tạp, sốliệu và thông tin nhiều, cần phải xây dựng một hệ thống thống nhất, xử lý số liệunhanh chóng, chính xác Chính vì thế, sự phát triển khoa học công nghệ ảnhhưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
1.2.5 Vai trò của công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trong cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế
1.2.5.1 Tác động của công tác TTHT đối với NTT và cộng đồng
Thứ nhất, trong việc cung cấp các dịch vụ TTHT: Thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế đóng vai trò như một cầu nối, một kênhcung cấp thông tin phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọingười dân
Thứ hai, công tác TTHT góp phần giúp cho NNT đơn giản hơn trong việc
thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Nhờ việc triển khai ứng dụng các thành quảphát triển của công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan thuế, NNT có thểthực hiện các nghĩa vụ thuế mà không cần trực tiếp đến cơ quan thuế Vì thế, NNT
có thể giảm đáng kể chi phí đi lại, sự phiền hà trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế
Trang 23Thứ ba, với các dịch vụ tư vấn cho NNT, cơ quan thuế đã kịp thời giải
quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc của NNT, giúp họ hiểu các quy định vềthuế đối với trường hợp của mình, từ đó có các định hướng, chiến lược kinhdoanh cho phù hợp
Thứ tư, công tác TTHT trong cơ quan thuế bảo vệ quyền lợi chính đáng của
NNT Trước hết, cơ quan thuế cần nâng cao hiểu biết của người dân và các tổchức, cá nhân nộp thuế về quyền lợi và nghĩa vụ của mình Khi NNT không hàilòng với các quyết định của cơ quan thuế, họ có thể gửi khiếu nại đến cơ quanthuế và bộ phận Bảo vệ quyền lợi cho NNT có trách nhiệm tiếp nhận và giảiquyết các khiếu nại của NNT một cách khách quan và công bằng
Thứ năm, công tác TTHT góp phần ngăn ngừa rủi ro cho NNT Thông qua
việc công bố công khai các thông tin cảnh báo về các trường hợp NNT đã bỏtrốn khỏi địa điểm kinh doanh; các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản; các hoáđơn, chứng từ không còn giá trị sử dụng… cơ quan thuế đã giúp các tổ chức, cánhân kinh doanh tránh được những rủi ro khi gặp phải các đối tượng lừa đảo
Thứ sáu, việc thực hiện tốt công tác TTHT góp phần nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật thuế nói riêng và nâng cao trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luậtnói chung của cả cộng đồng Công tác TTHT còn đóng vai trò tuyên truyền vềbản chất tốt đẹp của tiền thuế, giáo dục cộng đồng về ý thức, trách nhiệm đối vớiNSNN Qua đó, thúc đẩy cộng đồng lên án, tố giác các hành vi vi phạm phápluật thuế, đảm bảo sự công bằng cho mọi NNT
Trang 241.2.5.2 Tác động của công tác TTHT đối với cơ quan thuế
Thứ nhất, công tác TTHT trong cơ quan thuế góp phần nâng cao hiệu quả
của hoạt động quản lý thuế của toàn Chi cục Thuế Để có thể thực hiện tốt côngtác TTHT đáp ứng yêu cầu của NNT, đòi hỏi tất cả các khâu, các bộ phận trong
cơ quan thuế phải thống nhất, đồng bộ Cụ thể, bộ phận pháp chế - chính sáchcần xây dựng được những chính sách, quy định, thủ tục về thuế rõ ràng, côngbằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ áp dụng; bộ phận thanh tra, cưỡng chế thu nợ cần
có các biện pháp, kế hoạch hiệu quả trong việc kiểm tra, truy thu, xử lý cáctrường hợp dây dưa, nợ đọng tiền thuế, trốn thuế; bộ phận xử lý thông tin cầnxây dựng được hệ thống các cơ sở dữ liệu đồng bộ, tập trung, hiện đại, đảm bảocung cấp thông tin chính xác, kịp thời Bên cạnh đó, công tác TTHT giúp cho cơquan thuế có thể giảm bớt được chi phí cho hoạt động quản lý và tập trung chocác nhiệm vụ phát triển khác
Thứ hai, thực hiện tốt công tác TTHT góp phần cải thiện hình ảnh của cơ
quan thuế Chủ động cung cấp các dịch vụ TTHT cho NNT, cơ quan thuế sẽđóng vai trò là người bạn đồng hành, người trợ giúp cho NNT hiểu về bản chấttốt đẹp của tiền thuế, hiểu về chính sách thuế và biết làm thế nào để thực hiệnnghĩa vụ với Nhà nước Qua đó, nâng cao vai trò, vị thế và cải thiện hình ảnhcủa cơ quan thuế trong con mắt NNT và cả cộng đồng
Thứ ba, công tác TTHT NNT là một trong những phương pháp, công cụ
quan trọng nhất để đạt tới mục đích là sự tuân thủ tự nguyện cao nhất của NNT.NNT được chia thành 4 nhóm sau:
Trang 25- Nhóm NNT có ý thức tự giác tuân thủ: luôn có xu hướng chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định, thủ tục về thuế Cơ quan thuế cần tạo điều kiện tốt nhất đểNNT thuộc nhóm này hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình
- Nhóm NNT có ý thức tuân thủ nhưng chưa thực hiện đầy đủ các quy định :Nhóm NNT này cũng có ý thức nghiêm túc trong việc chấp hành pháp luật thuếnhưng thường mắc các lỗi số học trong kê khai, lỗi không cố ý do thiếu hiểu biết
Vì vậy, cơ quan thuế cần trợ giúp họ, cung cấp các thông tin, dịch vụ tư vấn, giảiđáp để họ có thể thực hiện tốt các nghĩa vụ thuế
- Nhóm NNT chưa có ý thức tuân thủ pháp luật thuế: Đây là nhóm NNT có hiểu
biết về pháp luật thuế nhưng chưa thực sự nghiêm túc chấp hành, có thể lợi dụngcác khe hở của pháp luật để thực hiện các hành vi trốn thuế Với nhóm này, cơquan thuế cần phải có biện pháp tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật
và có chế độ theo dõi, kiểm tra để răn đe ngăn chặn các hành vi nợ đọng tiềnthuế, trốn thuế
- Nhóm NNT cố tình không tuân thủ: Nhóm này có xu hướng cố tình thực hiện
các hành vi vi phạm pháp luật thuế Với nhóm này, cơ quan thuế cần sử dụngnhiều biện pháp như khuyến cáo, răn đe, cưỡng chế thu nợ và thường xuyênthanh tra, kiểm tra thậm chí có thể sử dụng các biện pháp về quản lý để xử phạt
và thu hồi tiền thuế cho Nhà nước
1.2.6 Sự cần thiết phải nâng cao công tác TTHT NNT trong cơ chế tự khai,
tự nộp
Nguyên tắc pháp chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nướcđòi hỏi mọi cơ quan Nhà nước, mọi tổ chức của Nhà nước, mọi công dân phảituân thủ theo đúng quy định của pháp luật Muốn vậy, phải đẩy mạnh việc tuyêntruyền, giáo dục, giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của cơ quan Nhà
Trang 26nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân Đây cũng là một chức năng quantrọng của cơ quan quản lý Nhà nước.
Pháp luật về thuế là một bộ phận của hệ thống pháp luật Nhà nước mà mọingười dân nói chung và NNT nói riêng phải chấp hành Đồng thời, trong hệthống bộ máy quản lý Nhà nước, cơ quan thuế đại diện cho Nhà nước trong việcquản lý và thực thi pháp luật về thuế Vì vậy, cơ quan thuế phải tuyên truyền,giải thích, giáo dục pháp luật về thuế cho NNT và toàn dân để mọi công dân vàNNT hiểu biết về thuế, pháp luật thuế, về nghĩa vụ và quyền lợi của NNT, từ đóthực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước
Trong bối cảnh hiện nay, tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các sai phạm vềthuế còn khá phổ biến Một trong những nguyên nhân của tình hình trên là docông tác TTHT NNT chưa được coi trọng đúng mức, chưa tổ chức thực hiệnthường xuyên, chưa có định hướng rõ rệt, thực hiện chủ yếu dựa trên kinhnghiệm của cán bộ thuế, hình thức còn chưa phong phú, lượng thông tin cungcấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của NNT và xã hội, làm cho nhận thức
và hiểu biết của người dân nói chung và của NNT nói riêng về thuế còn hạn chế
Do đó, vẫn còn tồn tại nhiều sai sót do NNT thiếu hiểu biết về pháp luật thuế chứkhông phải do không có ý thức tuân thủ
Bên cạnh đó, hiện nay, chính sách thuế của nước ta cũng tương đối phứctạp, gây nên không ít khó khăn cho NNT khi tìm hiểu các văn bản pháp luật,chính vì thế, đòi hỏi cơ quan thuế phải đẩy mạnh TTHT nhằm giúp cho NNT tiếtkiệm được chi phí, thời gian, công sức dành cho việc nghiên cứu, tìm hiểu vàchấp hành pháp luật thuế, từ đó giảm dần những sai phạm không cố ý trong quátrình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước Sự tự giác chấp hành nghĩa vụ
Trang 27thuế sẽ làm giảm chi phí quản lý của cơ quan thuế, giảm tỷ lệ thất thu choNSNN.
Mặt khác, sự phát triển của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng về số lượngNNT với quy mô lớn hơn và mức độ sai phạm nghiêm trọng hơn, tinh vi hơn Vìvậy, càng cần thiết phải đẩy mạnh công tác TTHT NNT nhằm làm cho các tổchức, mọi cá nhân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt các quy định về thuế, hiểu rõđược đó là nghĩa vụ cao cả và quyền lợi chính đáng của bản thân NNT Mọihành vi trốn thuế, tránh thuế, gian lận thuế không chỉ là hành vi vi phạm phápluật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức công dân, dư luận xã hội cần phải lên án,không khoan nhượng Từ đó, xây dựng ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnhcác quy định về pháp luật thuế trong toàn dân, toàn xã hội
Trang 28CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HỖ TRỢ NNT
TẠI CHI CỤC THUẾ THANH XUÂN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Chi cục Thuế Thanh Xuân
Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định 74/NĐ-CP của Chính phủ
và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 Địa giới hành chính củaquận bao gồm một số phường được tách ra từ quận Đống Đa cùng với một số xãcủa ha huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì chuyển sang
Hiện nay quận có diện tích 9.11 km2, với tổng số dân trên 218.560 người(năm 2012) Đơn vị hành chính gồm 11 phường: Thanh Xuân Trung, ThượngĐình, Kim Giang, Phương Liệt, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Bắc, Khương
Mai, Khương Trung, Khương Đình, Hạ Đình, Nhân Chính.
Thanh Xuân hiện đang là một trong các khu vực trung tâm quan trọng của Thủ
đô Hà Nội Tại đây có nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng, như Đình vòng, ĐìnhKhương Trung, Đình Quan Nhân, Cự Chính Đây cũng là nơi tập trung nhiều đầumối giao thông quan trọng như Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Khuất DuyTiến Vị trí địa lí cùng với những đặc điểm vốn có đó đã tạo cho quận Thanh Xuân
có nhiều điều kiện đặc biệt thuận lợi, thu hút đầu tư và giao lưu Văn hóa - Xã hội,
Trang 29thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nóichung.
Hiện nay, quận Thanh Xuân đang tiến hành quy hoạch mạnh mẽ, nhiều khu đôthị mới mọc lên, khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính đang phát triển mạnh như mộttrung tâm mới của Thành phố, nhiều tuyến phố được mở rộng và xây dựng mới.Cùng với quá trình đô thị hóa, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về mọimặt, nhu cầu tiêu dùng phục vụ sinh hoạt ngày càng phong phú và đa dạng, tạo điềukiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất phát triển, thu hút nhiều lao động, giảiquyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần tăng thu choNSNN
Về kinh tế, năm 1997, toàn quận chỉ có 97 DN nhưng số lượng doanh nghiệpngày càng tăng lên nhanh chóng Đến tháng 12/2009 quận đã có 6.394 doanh nghiệp,trong đó chiếm tỷ trọng nhiều nhất là công ty TNHH (3.196 DN chiếm gần 50%).Năm 2009, tổng thu vào NSNN năm 2009 là 580.943 triệu đồng, đạt 135% so với dựtoán pháp lệnh Sau đó, số doanh nghiệp trên địa bàn quận tiếp tục tăng lên tới 6.689doanh nghiệp tại thời điểm tháng 12/2010 và số thu cho ngân sách nhà nước lúc này
là 1.755.868 triệu đồng - hoàn thành dự toán trước 4 tháng, hoàn thành nhiệm vụ của
kế hoạch năm năm 2006 – 2010
Năm 2013, kinh tế cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp vừa
và nhỏ ngừng hoạt động, thậm chí phải giải thể Đến cuối năm 2013, số doanhnghiệp trên địa bàn có 8.669 doanh nghiệp, trong đó chiếm tỷ lệ nhiều nhất là các
Trang 30công ty cổ phần với 4.633 doanh nghiệp (53,44%) và các công ty TNHH với 3.824
doanh nghiệp (44,11%) Năm 2013, kết quả thu NSNN chưa cao (1.552 tỷ đồng)
Năm 2014, tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội giai đoạn
2011 – 2015 Quận Thanh Xuân tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng và ổn định Cơ quanthuế và các ban ngành liên quan cần có sự phối hợp mạnh mẽ, đồng bộ để hoàn thiện
và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Chi cục Thuế Thanh Xuân
2.1.2.1 Cơ cấu và tổ chức bộ máy quản lý
Chi cục Thuế được thành lập theo quyết định số 1174/QĐ-TCT/TCCB ngày21/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Ban lãnh đạo Chi cục trưởng gồm có
01 Chi cục trưởng và 03 Chi cục phó
Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-TCT của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuếquy định chức năng, nhiệm vụ, quền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
Sinh Viên: Vũ Thị Huyền - CQ48/02.01 23
Mai- Phương Liệt.
-Đội thuế liên phường
- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai KKT và Tin học
- Đội tuyên truyền
- hỗ trợ người nộp thuế - Ấn chỉ
- Đội kiểm tra thuế
số 1
-Đội kiểm tra nội bộ
- Đội điều hành công tác tổ chức cán bộ
-Phụ trách chung toàn bộ hoạt động của Chi cục.
- Đội quản lý thu
lệ phí trước bạ và thu khác
- Đội kiểm tra thuế
số 2 -Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ (không phụ trách mảng tổ chức cán bộ).
Trang 32Về tổ chức cán bộ, hiện nay, Chi cục Thuế có tổng 139 cán bộ và 4 lao độnghợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP Trong đó có 95% cán bộ có trình độĐại học, 5% cán bộ có trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
Bộ máy tổ chức Chi cục gồm các đội: đội TTHT NNT- Ấn chỉ, đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán- Kê khai kế toán thuế và Tin học, đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế, 2 đội kiểm tra thuế, đội kiểm tra nội bộ, 3 đội thuế liên phường, đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác, đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ
Các đội thuế đảm nhận những chức năng cơ bản như sau:
a Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT - Ấn chỉ: Bộ phận TTHT NNT thực hiện
công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ NNT chấp hành tốt nghĩa vụ của mình Bộ phận Ấn chỉ giúp hướng dẫn, hỗ trợ và cấp bán hóa đơn
lẻ cho các tổ chức, cá nhân theo đúng quy định
b Đội kê khai kế toán thuế và tin học: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý
hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm tin học phục vụ công tác quản lý thuế
c Đội kiểm tra thuế: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế, giải
quyết các tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán, phát huy quản lý của Chi cục Thuế
d Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Quản lý thu lệ phí trước bạ,
thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá
về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản, lệ phí và các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý
Trang 33e Đội hành chính, nhân sự, tài vụ: Thực hiện công tác hành chính, văn thư,
lưu trữ, quản lý nhân sự, thẩm định tài chính, ấn chỉ, nội bộ Chi cục Thuế
f Đội thuế liên phường: Thực hiện quản lý thu thuế các tổ chức cá nhân nộp
thuế trên địa bàn xã được phân công.
g Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ, đôn đốc
thu tiền nợ và cưỡng chế thu tiền thuế trong phạm vi quản lý
h Đội kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra
việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế, giải quyết khhiếu nại (bao gồm cả các khiếu nại về quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế
2.1.2.2 Đội tuyên truyền, hỗ trợ NNT - Ấn chỉ Chi cục Thuế quận Thanh Xuân
Đội tuyên truyền, hỗ trợ NNT - Ấn chỉ thực hiện theo chức năng nhiệm vụcủa Đội theo quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởngTổng cục thuế Đội gồm 07 cán bộ thuế, trong đó có 01 Đội trưởng, ông PhạmVăn Hớn phụ trách chung, 02 đội phó phụ trách 2 bộ phận:
Bộ phận Ấn chỉ: do bà Phạm Thị Thúy phụ trách
- Hướng dẫn hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh
doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế
Bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT: do ông Lê Tuấn Tú phụ trách
- Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ NNT, tuyên truyền chính sách pháp
luật thuế cho NNT, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn
Trang 34- Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thuế cho
NNT, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn
- Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế, là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp
các vướng mắc về chính sách thuế, các thủ tục thuế cho NNT theo quy định
- Chủ trì, phối hợp với các đội thuộc Chi cục Thuế, các tổ chức liên quan đến tổ
chức hội nghị đối thoại với NNT trên địa bàn
- Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ
thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho NNT theo quy định của pháp luật vàcủa ngành
- Tổng hợp các vướng mắc của NNT về chính sách thuế và các thủ tục hành
chính thuế, báo cáo lãnh đạo Chi cục giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyềnxem xét giải quyết
- Tổng hợp đề xuất việc khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh NNT thực hiện
tốt nghĩa vụ nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác ngoài ngành thuế có thànhtích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế
- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền về
thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh NNT và công tác cải cách hành chính thuế,
đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ NNT và công tác tuyêntruyền về thuế
- Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy
của nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý các đội
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
2.1.3 Kết quả công tác thu thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân trong điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp những năm gần đây
Trang 35Chi cục Thuế Thanh Xuân được giao nhiệm vụ quản lý thu tất cả các nguồnthu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn quận Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mặc
dù gặp không ít khó khăn, nhưng các cán bộ công chức trong Chi cục đã hết sức
cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Có thể tổng hợp kết quả thu thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân trong điềukiện thực hiện cơ chế TKTN giai đoạn 2011-2013 đến nay qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Kết quả thu thuế trên địa bàn quận Thanh Xuân
% so với thực hiện 2010
Số thu
% so với dự toán
% so với thực hiện 2011
Số thu
% so với dự toán
% so với thực hiện 2012
Trang 36(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2011, 2012, 2013- CCT quận Thanh Xuân)
Trang 37Qua bảng thống kê trên, ta thấy:
Năm 2011: Kết quả thu NSNN của Chi cục Thuế quận Thanh Xuân:
1.724.760 triệu đồng đạt 121% DTPL, đạt 110% dự toán phấn đấu Có thể thấy,tất cả các sắc thuế đều hoàn thành vượt dự toán, một số sắc thuế vượt dự toánkhá cao như tiền thu tiền thuê mặt đất, mặt nước vượt dự toán 89%, tiền thu lệphí trước bạ dự toán 40%, thu thuế TNCN vượt dự toán 30% Tiếp tục một nămgặt hái nhiều thành công trong công tác thu NSNN
Năm 2012: Số thu do Chi cục Thuế thực hiện: 1.663 tỷ đồng, đạt 84%
DTPL, đạt 78% dự toán phấn đấu; so với cùng kỳ năm trước đạt 97% Một sốsắc thuế thu vượt DTPL khá cao, thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước đạt 235%,thu tiền sử dụng đất đạt 222% Khu vực ngoài quốc doanh, tổng thu 607 tỷ đồng,đạt 52% DTPL, đạt 51% dự toán phấn đấu, so với năm 2011 bằng 91%
Năm 2012, tình hình kinh tế cả nước có nhiều khó khăn thách thức lớn doảnh hưởng của suy thoái kinh tế, giá cả, lạm phát tăng cao, tín dụng ngân hàng,thắt chặt ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trênđịa bàn Quận nhiều doanh nghiệp đình trệ sản xuất, ngừng hoạt động hoặc kinhdoanh cầm chừng vì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chậm, thiếu vốn… thậm chínhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải giải thể Bên cạnh đó Chính phủ cũngban hành và triển khai Nghị định số 101/2011/NĐ-CP về ban hành bổ sung một
số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân, gópphần thúc đẩy kinh tế phát triển Thực trạng trên đã ảnh hưởng lớn đến số thuNSNN năm 2012
Trang 38Năm 2013, kết quả thu NSNN thực hiện năm 2013 trên địa bàn là 1.902 tỷ
đồng; đạt 75% DTPL; đạt 69% dự toán phấn đấu; so với cùng kỳ năm trước bằng96% Trong đó, số thu do Chi cục Thuế thực hiện: 1.552 tỷ đồng; đạt 81,5%DTPL; bằng 93% so với cùng kỳ năm trước
Khu vực ngoài quốc doanh, tổng thu 772 tỷ đồng, đạt 77% DTPL, so vớinăm 2012 đạt 127% Một số sắc thu vượt DTPL khá cao, như: Thuế TNCN thu
136 tỷ, đạt 123% DTPL; Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước 121 tỷ, đạt 142%DTPL; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thu 15,5tỷ, đạt 140%DTPL; Lệ phítrước bạ thu 207 tỷ, đạt 114%DTPL Khoản thu còn chưa đạt kế hoạch, tiền sửdụng đất thu 280 tỷ, bằng 39% DTPL
Năm 2013, tình hình thu NSNN có sự thay đổi là do kinh tế cả nước cónhiều khó khăn, thách thức Ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, giá cả, lạm pháttăng cao, tín dụng ngân hàng thắt chặt ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Trên địa bàn, nhiều doanh nghiệp đình trệ sản xuất,phải ngừng hoạt động hoặc kinh doanh cầm chừng vì tiêu thụ sản phẩm hang hóachậm, thiếu vốn… thậm chí nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải giải thể dogặp khó khăn Vì vậy, việc thực hiện dự toán thu NSNN năm 2013 đạt kết quảchưa cao Bên cạnh đó, Chi cục đã tiến hành triển khai các giải pháp theo Kếhoạch và chỉ đạo của Cục thuế TP Hà Nội tại công văn số 1853/Ctr-CT ngày24/1/2013 về xây dựng chương trình hành động của ngành thuế Thủ đô để triểnkhai Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và công văn số 6428/CTr - CTngày 11/03/2013 về xây dựng chương trình hành động theo kế hoạch thực hiệnchương trình số 22/Ctr-UBND ngày 29/1/2013 của UBND TP Hà Nội về thực