1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)

69 604 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 135,19 KB

Nội dung

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềCó thể khẳng định, rất nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến lịch sử địa phương Nghĩa Lộ cũng như quân dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Trong đó, không ít công trình đã phác họa được những nét cơ bản, những hoạt động chính của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954. Một số công trình tiêu biểu như: Hồi kí Trưởng thành trong chiến đấu của đồng chí Vương Thừa Vũ được nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 1979, cuốn hồi kí đã tái hiện lại cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Vương Thừa Vũ trong đó có quãng thời gian đồng chí tham gia hoạt động ở Nghĩa Lộ – Yên Bái. Tác giả Ngô Vi Thiện với công trình Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 1994, tác phẩm nói về hoạt động hậu cần phục vụ trong các chiến dịch thuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, trong đó đề cập đến sự đóng góp của nhân dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ với một số chiến dịch như Chiến dịch Tây Bắc 1952 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954…Năm 1995, Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho ra đời tác phẩmLịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 – 1975, trong đó khái quát nghệ thuật được quân đội ta sử dụng trong các chiến dịch. Tác phẩm này đề cập đến Nghĩa Lộ với nghệ thuật được sử dụng trong chiến dịch Tây Bắc thu – đông năm 1952. Tác giả Phạm Vĩnh Phúc với tác phẩmTóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), do nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2000, cũng đề cập đến Nghĩa Lộ với chiến dịch Tây Bắc thu đông năm 1952. Đồng chí Doãn Kim – nguyên Bí thư huyện ủy huyện Văn Chấn giai đoạn 1947 – 1954 đã cho ra đời tác phẩm Yên Bái – Hồi ức thời chống Pháp năm 2005, tác phẩm kể về những năm tháng đồng chí cùng với nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn đấu tranh đánh đuổi giặc Pháp xâm lược.Tác phẩm Yên Bái – Lịch sử 60 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng (1945 – 2005) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái biên soạn năm 2007 đã tổng kết lại toàn bộ quá trình chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân Yên Bái, trong đó có nhân dân Nghĩa Lộ. Cùng năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ cho ra đời tác phẩm Lịch sử Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (1971 – 2005), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, cũng biên soạn thành công cuốn Lịch sử đảng bộ tỉnh Yên Bái, tập 1 (1930 – 1975).Các tác phẩm trên đều dành một thời lượng nhất định để trình bày về những hoạt động cũng như đóng góp của nhân dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954.Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Văn Chấn, ấn hành công trình Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn, tập 1 (1930 – 1954) trình bày tương đối đầy đủ về hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Ngoài những tác phẩm tiêu biểu kể trên, còn có rất nhiều tác phẩm khác cũng có nghiên cứu, đề cập đến hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà các công trình đó vẫn chưa thực sự đi sâu, trình bày một cách có hệ thống về quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954, cũng như chưa đánh giá một cách cụ thể, xác đáng những đóng góp của quân dân địa phương vào thắng lợi chung của toàn dân tộc. Dựa trên nguồn tư liệu quý báu là các công trình nghiên cứu đi trước, kết hợp với việc bổ sung các nguồn tài liệu mới. Đề tài “Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954” nhằm góp một cái nhìn cụ thể, chi tiết và rõ nét hơn về cuộc đấu tranh của quân và dân Nghĩa Lộ thời kỳ 1946 – 1954.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, từ lịch sử củamỗi địa phương ta nhìn thấy lịch sử của dân tộc Đồng thời, lịch sử của mỗiđịa phương cũng có những đặc trưng riêng biệt nhất định mà đôi khi lịch sửdân tộc không thể hiện được tất cả

Mặc dù không nằm trong nội dung kiểm tra, đánh giá nhưng lịch sử địaphương luôn được coi trọng Với nhiệm vụ hình thành, định hướng và pháttriển nhân cách cho học sinh, chương trình dạy học lịch sử ở trường phổ thôngkhông thể bỏ qua hay coi nhẹ việc dạy và học lịch sử địa phương

Như vậy có thể khẳng định, tìm hiểu và dạy học lịch sử địa phương làmột việc làm quan trọng và chưa bao giờ bị coi nhẹ hay bỏ lửng

Yên Bái nói chung và thị xã Nghĩa Lộ nói riêng là một địa phương cólịch sử lâu đời, có bề dày truyền thống cách mạng cũng như nền văn hóa đậmđà bản sắc gắn liền với lịch sử của dân tộc Với vị trí quan trọng, Yên Bái nóichung và Nghĩa Lộ nói riêng luôn phải đối phó với các cuộc tấn công xâmlược của giặc ngoại xâm Nhân dân các dân tộc nơi đây với truyền thống yêunước bất khuất, kiên cường luôn sẵn sàng đứng dậy đấu tranh chống quânxâm lược, bảo vệ sự bình yên của quê hương, xóm làng

Ngay từ thế kỉ XV, Nguyễn Trãi trong tác phẩm “Dư địa chí” đã từnggọi vùng đất Yên Bái là “cửa ngõ phên dậu” phía Tây Bắc của đất nước [22;4] Nơi đây đã diễn ra những trận đánh tiêu biểu chống quân xâm lược Mông– Nguyên do các tướng Hà Bổng, Hà Chương, Hà Đặc lãnh đạo Khi Phápxâm lược Việt Nam, Nghĩa Lộ luôn được coi là một địa bàn quân sự trọngyếu, vì thế lực lượng quân Pháp đóng ở đây khá đông đảo Với vị trí chiếnlược quan trọng của mình và nguồn tài nguyên dồi dào, nhân dân Nghĩa Lộphải chịu ách áp bức bóc lột nặng nề, hà khắc của thực dân Pháp Dưới sựlãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo trực tiếpcủa Đảng ủy cấp cơ sở và chính quyền cách mạng tại địa phương, nhân dân

Trang 2

Nghĩa Lộ – Mường Lò nói riêng và nhân dân Yên Bái nói chung đã cùng vớinhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Trong cuộc đấu tranhđó đã xuất hiện những nét riêng bên cạnh những đặc điểm chung với lịch sửđấu tranh của dân tộc.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Nghĩa Lộ (Yên Bái) trong cuộc đấutranh chống thực dân Pháp xâm lược đã có những đóng góp to lớn vào cuộcđấu tranh chung của toàn dân tộc Góp phần đưa đến thắng lợi của cuộc khángchiến toàn dân chống thực dân Pháp xâm lược Đồng thời, để lại nhiều bàihọc kinh nghiệm quý báu cho Đảng và chính quyền Nghĩa Lộ trong việc vậndụng một cách sáng tạo và phù hợp đường lối lãnh đạo của Đảng vào một địaphương miền núi, còn nhiều khó khăn và là nơi sinh sống của nhiều dân tộctiểu số với các phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc

Những bài học đó không chỉ có ý nghĩa trong thời kì đấu tranh giảiphóng dân tộc mà còn có ý nghĩa và tác động thiết thực trong công cuộc xâydựng và phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chủ nghĩaxã hội và đề ra các chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số

Với cương vị là một người giáo viên dạy Lịch sử tương lai, đồng thờicũng là một người con sinh ra và lớn lên trên quê hương Nghĩa Lộ – MườngLò (Yên Bái), người viết rất tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất củacác thế hệ ông cha đi trước và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé côngsức của mình vào việc bảo tồn, giáo dục và phát huy những giá trị văn hóatruyền thống của địa phương Ngoài ra, đề tài cũng đóng góp vào kho tư liệuphục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử địa phươngsau này

Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn lao như vậy nhưng những hoạtđộng của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược (1946 – 1954) chưa được nhiều công trình nghiên cứu, đề cập hoặccó đề cập nhưng chưa thực sự đầy đủ, khoa học và có hệ thống Vì vậy, tác

giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng

Trang 3

chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)” làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Có thể khẳng định, rất nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đềcập đến lịch sử địa phương Nghĩa Lộ cũng như quân - dân Nghĩa Lộ trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) Trong đó,không ít công trình đã phác họa được những nét cơ bản, những hoạt độngchính của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

xâm lược 1946 – 1954 Một số công trình tiêu biểu như: Hồi kí Trưởng thành trong chiến đấu của đồng chí Vương Thừa Vũ được nhà xuất bản Quân đội

nhân dân ấn hành năm 1979, cuốn hồi kí đã tái hiện lại cuộc đời hoạt độngcách mạng của đồng chí Vương Thừa Vũ trong đó có quãng thời gian đồngchí tham gia hoạt động ở Nghĩa Lộ – Yên Bái

Tác giả Ngô Vi Thiện với công trình Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954, do Nhà xuất bản Quân đội

nhân dân phát hành năm 1994, tác phẩm nói về hoạt động hậu cần phục vụtrong các chiến dịch thuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, trong đó đềcập đến sự đóng góp của nhân dân Văn Chấn – Nghĩa Lộ với một số chiếndịch như Chiến dịch Tây Bắc 1952 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954…

Năm 1995, Viện lịch sử quân sự Việt Nam cho ra đời tác phẩm Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 – 1975, trong đó khái quát nghệ thuật

được quân đội ta sử dụng trong các chiến dịch Tác phẩm này đề cập đếnNghĩa Lộ với nghệ thuật được sử dụng trong chiến dịch Tây Bắc thu – đôngnăm 1952

Tác giả Phạm Vĩnh Phúc với tác phẩm Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), do nhà xuất bản Quân đội

nhân dân ấn hành năm 2000, cũng đề cập đến Nghĩa Lộ với chiến dịch TâyBắc thu đông năm 1952

Trang 4

Đồng chí Doãn Kim – nguyên Bí thư huyện ủy huyện Văn Chấn giai

đoạn 1947 – 1954 đã cho ra đời tác phẩm Yên Bái – Hồi ức thời chống Pháp

năm 2005, tác phẩm kể về những năm tháng đồng chí cùng với nhân dân cácdân tộc huyện Văn Chấn đấu tranh đánh đuổi giặc Pháp xâm lược

Tác phẩm Yên Bái – Lịch sử 60 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng (1945 – 2005) của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái biên soạn năm

2007 đã tổng kết lại toàn bộ quá trình chống Pháp, chống Mỹ của nhân dânYên Bái, trong đó có nhân dân Nghĩa Lộ

Cùng năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ cho ra đời

tác phẩm Lịch sử Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ (1971 – 2005), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái, cũng biên soạn thành công cuốn Lịch sử đảng bộ tỉnh Yên Bái, tập 1 (1930 – 1975) Các tác phẩm trên đều dành một thời

lượng nhất định để trình bày về những hoạt động cũng như đóng góp củanhân dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

1946 – 1954

Năm 2010, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Văn Chấn, ấn hành công

trình Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Chấn, tập 1 (1930 – 1954) trình bày tương

đối đầy đủ về hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược

Ngoài những tác phẩm tiêu biểu kể trên, còn có rất nhiều tác phẩm kháccũng có nghiên cứu, đề cập đến hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân khác nhau mà các công trình đó vẫn chưa thực sự đi sâu, trìnhbày một cách có hệ thống về quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược 1946 – 1954, cũng như chưa đánh giá mộtcách cụ thể, xác đáng những đóng góp của quân dân địa phương vào thắng lợichung của toàn dân tộc Dựa trên nguồn tư liệu quý báu là các công trìnhnghiên cứu đi trước, kết hợp với việc bổ sung các nguồn tài liệu mới Đề tài

“Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

Trang 5

lược 1946 – 1954” nhằm góp một cái nhìn cụ thể, chi tiết và rõ nét hơn về

cuộc đấu tranh của quân và dân Nghĩa Lộ thời kỳ 1946 – 1954

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộckháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)

Phạm vị nghiên cứu:

Về thời gian: từ năm 1946 – 1954

Về không gian: Đề tài tập trung trình bày các hoạt động của quân vàdân trên địa bàn phố Nghĩa Lộ (trong xã Nghĩa Lộ) thuộc châu Văn Chấn tỉnhYên Bái, đến 1952 đổi thành Thị trấn Nghĩa Lộ – huyện văn Chấn - tỉnh YênBái (từ năm 1971 đến nay là Thị xã Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái)

Nhiệm vụ nghiên cứu: Dựa vào các tài liệu đa dạng, phong phú, đề tàicó nhiệm vụ khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, có hệ thống, toàn diện, chínhxác về các hoạt động của quân và dân Nghĩa Lộ trong cuộc đấu tranh chốngthực dân Pháp xâm lược từ năm 1946 đến năm 1954 Từ những hoạt động đó,rút ra đánh giá về đóng góp của quân và dân Nghĩa Lộ vào thắng lợi chungcủa toàn dân tộc

4 Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu

Nguồn tư liệu: Đề tài sử dụng các nguồn tư liệu gồm:

+ Các tài liệu lưu trữ của trung ương và địa phương

+ Các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và ngòai nướcđã công bố liên quan đến thời kì lịch sử này

+ Các tài liệu điền dã tại thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn

Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịchsử và phương pháp logic Đồng thời, trong công trình cũng sử dụng các biệnpháp miêu tả, thống kê, so sánh, đối chiếu, kết hợp với phương pháp điền dãđể khôi phục lại một cách chính xác, chân thực về “Quân và dân Nghĩa Lộtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954)”

Trang 6

5 Những đóng góp của đề tài

Đề tài có những đóng góp sau:

- Thứ nhất: Trên cơ sở các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, đề tàitrình bày một cách toàn diện, đầy đủ, có hệ thống về quân và dân Nghĩa Lộtrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) Từ đó,góp phần bù lấp khoảng trống trong lịch sử đấu tranh yêu nước của quân vàdân các dân tộc Nghĩa Lộ trong những năm kháng chiến chống thực dân Phápxâm lược

- Thứ hai: Đề tài góp phần làm rõ những hoạt động và đóng góp của quânvà dân Nghĩa Lộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược

- Thứ ba: Đề tài là tài liệu thiết thực để giảng dạy phần lịch sử địa phươngtrong nhà trường phổ thông, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,yêu quê hương và lòng tự hào dân tộc cho con em nhân dân các dân tộc NghĩaLộ (Yên Bái), làm phong phú nguồn tài liệu của lịch sử địa phương

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Khái quát về vị trí địa lý, hành chính dân cư, truyền thốngvăn hóa, cách mạng của Nghĩa Lộ

Chương 2: Quân – dân Nghĩa Lộ góp phầm làm nên thắng lợi của nhândân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -1954)

Trang 7

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, HÀNH CHÍNH, DÂN CƯ, TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CÁCH MẠNG CỦA NGHĨA LỘ 1.1 Vị trí địa lý, hành chính, điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử của Nghĩa Lộ

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Thị xã Nghĩa Lộ có diện tích tự nhiên là 29,96km2 nằm ở phía Tây tỉnhYên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ 84 km theo quốc lộ 32 Phía Bắc, phía Đông,phía Nam giáp huyện Văn Chấn, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu của tỉnh

Nghĩa Lộ nằm trong vùng đất cổ thuộc cấu tạo địa chất Inđônixít với hệthống kiến tạo địa máng mang đậm nét của vùng Tây Bắc Việt Nam Nằm ởtrung tâm vùng lòng chảo Mường Lò rộng lớn, thị xã có địa hình tương đốibằng phẳng, theo hướng nghiêng từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc, độ caotrung bình 250m so với mặt biển, xung quanh là những dãy núi cao bao bọc

Vị trí địa lý và địa hình đó đã tạo ra cho Nghĩa Lộ các yếu tố khí hậumang đặc trưng của tiểu vùng khí hậu Tây Bắc, trong năm có bốn mùa rấtrõ rệt

Nhiệt độ trung bình năm lớn 22,50C, tương đối ít mưa, khí hậu NghĩaLộ phù hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, phù hợp với cây lươngthực, cây công nghiệp và cây ăn quả

Nguồn tài nguyên đất của thị xã Nghĩa Lộ mang đặc trưng địa hình bồnđịa, được kiến tạo bồi đắp bằng vật liệu rửa trôi Với tầng mùn tương đối tốtphù hợp với phát triển cây lương thực, đặc biệt là cây lúa của tỉnh

Khoáng sản của thị xã Nghĩa Lộ nhìn chung nghèo nàn Hiện tại chưatìm thấy điểm mỏ nào ngoài nhóm vật liệu xây dựng như đất pha sét để sảnxuất gạch và cát, đá, sỏi được khai thác ở vên ngòi, ven suối

Mặc dù diện tích tương đối hẹp, song chế độ thủy văn ở đây khá phongphú Bao quanh là Ngòi Thia, Ngòi Nung, suối Đôi Đây vừa là khó khăn

Trang 8

(thiên tai, lũ lụt), vừa là thuận lợi (cung cấp nước) cho hoạt động sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân Nghĩa Lộ.

1.1.2 Địa lý hành chính và dân cư

Thị xã Nghĩa Lộ hiện là thị xã trực thuộc tỉnh, có 7 đơn vị hành chínhtrực thuộc gồm 4 phường: Tân An, Cầu Thia, Trung Tâm, Pú Chạng và 3 xã:Nghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, thị xã Nghĩa Lộ ngày nay đã nhiều lầnthay đổi địa giới hành chính Thời Hùng Vương dựng nước, mảnh đất này làmột trong những địa bàn cư trú quan trọng của cư dân Lạc Việt, vùng đất nằmtrong lãnh thổ của nhà nước Văn Lang Thời Tam Quốc, nhà Ngô thống trịnước ta, Nghĩa Lộ thuộc địa phận quận Tân Hưng, sang đời Tấn đổi thànhquận Tân Xương

Khi Nhà Tùy xâm chiếm nước ta, đời Khai Hoàng, Nghĩa Lộ thuộchuyện An Nhân, quận Giao Chỉ

Đời nhà Lý (1009), Nghĩa Lộ thuộc trại Quy Hóa, trấn Thiên Hưng.Đầu thế kỉ XIX - thời nhà Nguyễn, Nghĩa Lộ là tên gọi của một sách (SáchNghĩa Lộ) thuộc châu Văn Chấn, phủ Quy Hóa, tỉ1nh Hưng Hóa

Thời thuộc Pháp (1886) mảnh đất này thuộc hạt Nghĩa Lộ, trực thuộcĐạo quan binh thứ tư miền thượng du Bắc Kì Ngày 11 tháng 4 năm 1900,Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Tỉnh Yên Bái Nghĩa Lộ làmột xã thuộc tổng Phù Nham, huyện Văn Chấn Đến năm 1907, tổng NghĩaLộ được thành lập trên cơ sở xã Nghĩa Lộ và một số xã thuộc tổng Hạnh Sơn– Phù Nham

“Trước Cách mạng Tháng Tám có phố Nghĩa Lộ trong xã Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn Sau năm 1952 phố Nghĩa Lộ đổi tên thành thị trấn Nghĩa Lộ thuộc huyện Văn Chấn” [2; 15].

Ngày 13/5/1955, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký sắclệnh 231/SL, chuyển các huyện Văn Chấn, Phong Thổ, Than Uyên thuộc khu

Trang 9

tự trị Thái – Mèo (tháng 10/1962 khu tự trị Thái – Mèo đổi tên thành khu tựtrị Tây Bắc).

Ngày 27/10/1962 tại kỳ họp thứ 5, quốc hội khóa II đã ra Nghị quyếtthành lập tỉnh Nghĩa Lộ, lập lại các tỉnh Sơn La, Lai Châu Thị trấn Nghĩa Lộlúc đó thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Nghĩa Lộ Năm 1963, thị trấn Nghĩa Lộtrực thuộc tỉnh Nghĩa Lộ

Do nhu cầu phát triển của khu vực cũng như của tỉnh Nghĩa Lộ, ngày18/10/1971, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 190/CP thành lập thị xãNghĩa Lộ

Ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V, đã quyết định hợpnhất ba tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ, Lào Cai (trừ huyện Bắc Yên và Phù Yên)thành một tỉnh mới lấy tên là tỉnh Hoàng Liên Sơn Thị xã Nghĩa Lộ lúc nàylà thị xã trực thuộc tỉnh

Ngày 4/3/1978, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 56/CP thị xãNghĩa Lộ với huyện Văn Chấn thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyệnVăn Chấn Thị xã Nghĩa Lộ chuyển thành thị trấn Nghĩa Lộ, thuộc huyện VănChấn, tỉnh Hoàng Liên Sơn Các tiểu khu IV, V, VI sáp nhập vào các xãNghĩa An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc thuộc huyện Văn Chấn

Ngày 12/8/1991, tại kì họp thứ 9, Quốc hội khóa VII đã quyết định chiatỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai, Nghĩa Lộ thời kì nàythuộc huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái

Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, ngày 15/5/1995, Chính phủ raNghị định 31NĐ/CP về việc tái lập thị xã Nghĩa Lộ thuộc tỉnh Yên Bái vớidiện tích tự nhiên là 878,5 với 15.925 nhân khẩu, bao gồm bốn đơn vị hànhchính trực thuộc là các phường Pú Chạng, Tân An, Trung Tâm, Cầu Thia

Ngày 24/12/2003, căn cứ theo nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội củathị xã và khu vực phía Tây tỉnh Yên Bái, Chính phủ đã ban hành Nghị định số167/3003/NĐ – CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xãNghĩa Lộ Thị xã Nghĩa Lộ sau khi được mở rộng địa giới hành chính có diện

Trang 10

tích tự nhiên là 2.996,6ha với 26.032 nhân khẩu có 7 đơn vị hành chính trựcthuộc gồm 4 phường: Tân An, Trung Tâm, Pú Chạng, Cầu Thia và 3 xã Nghĩa

An, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc

Là một miến đất lâu đời, một trong những địa bàn cư trú của người ViệtCổ Các di tích, di chỉ khảo cổ học ở các khu vực lân cận như Thẩm Thoong,Thẩm Hai đã chứng minh điều đó

Với dân số năm 2005 là 26.786 người, mang đặc trưng của cư dânthành thị miền núi phía Tây Bắc Những năm đầu thế kỉ XX, dân cư ở NghĩaLộ thưa thớt, chủ yếu là người Thái bản địa, ít người Kinh – chủ yếu là ở dướixuôi lên theo các chủ đồn điền khai thác thuộc địa và phiêu dạt trong nạn đóinăm 1945 Sau này, Đảng và Chính phủ đã có chủ trương chuyển dân TháiBình, Hưng Yên, Hà Tây… lên xây dựng kinh tế mới Hiện nay, Nghĩa Lộ làngôi nhà chung của 17 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, dân tộcThái, Kinh, Tày chiếm tỉ lệ đông nhất ở thị xã Nghĩa Lộ

Người Thái: là cộng đồng dân tộc đông nhất ở thị xã Nghĩa Lộ Người

Thái sống quây quần thành bản làng, ở nhà sàn, có bản sắc văn hóa dân tộcđậm đà thể hiện rõ nét trong trang phục, lễ hội, ẩm thực… trong tục lệ về đámcưới, đám ma… họ có kỹ thuật thâm canh lúa nước hai vụ khá cao với một hệthống thuỷ lợi thích hợp, ngoài ra người Thái còn rất giỏi về đan lát, dệt vải,đặc biệt là dệt vải thổ cẩm, làm chăn, đệm, túi Người Thái có hai nhóm làThái trắng và Thái đen Dựa theo các thư tịch cổ, Mường Lò luôn được ngườiThái Đen xác định là vùng đất tổ của họ

Người Kinh: Ngoài bộ phận cư trú lâu đời, hầu hết người Kinh từ các

tỉnh miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi và đội ngũ cán bộ công chứccông tác trong các cơ quan Nhà nước Người Kinh sống xen kẽ với các dântộc khác, họ làm nghề buôn bán, thợ thủ công, làm ruộng, công chức, viênchức, hình thành một cộng đồng gắn bó với người địa phương

Người Tày: Là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm lúa nước, cộng

đồng người Tày ở nhà sàn, sống xen kẽ với các dân tộc khác Người Tày ở thị

Trang 11

xã Nghĩa Lộ cũng mang đầy đủ những bản sắc của dân tộc mình thể hiệntrong trang phục cổ truyền, các lễ hội mà đặc trưng là lễ hội “Lồng Tồng”,trong các làn điệu dân ca và các tục lệ cưới xin, ma chay….

Còn lại là các dân tộc khác như Mường, Dao, Mông, Khơ mú…

Với truyền thống đoàn kết, gắn bó, cộng đồng các dân tộc ở thị xãNghĩa Lộ luôn đoàn kết với nhau trong lao động sản xuất, trong đấu tranhchống giặc ngoại xâm và ngày nay là xây dựng quê hương, đất nước giàumạnh, văn minh Mỗi dân tộc ở thị xã Nghĩa Lộ đều có một bản sắc riêng,đậm đà nhưng hòa quyện, thống nhất với nhau cùng vời thiên nhiên đã tạonên một nét văn hóa rất riêng đó là văn hóa Mường Lò

1.1.3 Truyền thống lịch sử văn hóa, cách mạng của Nghĩa Lộ

Là một thị xã miền núi, miền đất – con người Nghĩa Lộ mang trongmình một bản sắc văn hóa đậm đà, riêng có đó là nét văn hóa Mường Lò

Câu nói ví trở thành quen thuộc: Nhất Thanh, Nhì Lò… cho ta thấy đâylà một miền đất rộng lớn, phì nhiêu (cánh đồng Mường Lò rộng chỉ sau cánhđồng Mường Thanh – Điện Biên) Không những vậy, nơi đây còn là địa danhmang đậm truyền thống các dân tộc

Vùng đất Nghĩa Lộ là cái nôi của 17 dân tộc chung sống như Thái,Kinh, Tày, Mường …mỗi dân tộc đều mang trong mình một bản sắc riêng

Người Kinh ở Nghĩa Lộ có một bộ phận cư trú từ lâu đời còn hầu hếttừ các tỉnh miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi nhưng vẫn giữ nhữngnét tương đồng như ở dưới xuôi Cùng với người Kinh, các dân tộc khácnhư người Thái, người Tày, người Mường, người Khơ Mú…mỗi dân tộc cómột bản sắc văn hóa riêng thể hiện về trên cả lĩnh vực văn hóa vật thể vàphi vật thể

Người Thái có trang phục độc đáo Phụ nữ Thái mặc áo cỏm, đủ màusắc, đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu…chạy trên đường nẹp xẻngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống có hoa văn ởgấu, thắt eo bằng thắt lưng xanh lá cây, đeo xà tích bạc bên hông Đồ trang

Trang 12

sức của phụ nữ như hoa tai, nhẫn, vòng tay chủ yếu bằng bạc Người Thái đenđã có chồng phải “tẳng cẩu” (búi tóc) Phụ nữ Thái hầu hết có thân hình đẹpbởi được lao động và mặc áo bó từ nhỏ Nữ Thái đen đội khăn Piêu nổi tiếngvới hình hoa văn nhiều màu sắc sặc sỡ.

Nam người Thái mặc quần cắt theo kiểu chân què có cạp để thắt lưng;áo cánh xẻ ngực có túi ở hai bên gấu vạt, người Thái trắng có thêm hai túi bênngực trái Màu quần áo chủ yếu là màu thẫm

Người Thái khéo tay, đặc biệt là phụ nữ Thái, giỏi nghề thủ côngtruyền thống tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm Nói về nghề dệt, người Thái cócâu thành ngữ “vợ con tay guồng, tay tơ” Cộng đồng người Thái quan niệm:gái tốt, gái đẹp phải là người khéo trong trồng bông dệt vải Mọi thiếu nữ đềuđược mẹ giáo dục, chăm chút từ nhỏ, truyền kinh nghiệm để khi cô gái đếntuổi về nhà chồng đã có đủ áo váy, chăn đệm, ghế, gối….do chính tay mìnhlàm ra mang đi theo Người Thái có câu ví đặc trưng “mí phải chăng pên ếm”(có vải mới thành mẹ) thể hiện sự đảm đang, khéo léo của người phụ nữ

Dệt thổ cẩm là một nghề truyền thống lâu đời ở Nghĩa Lộ Bao đời,nghề trồng bông, dệt vải đã gắn bó với từng gia đình người Thái Ngày nay,nhiều nguyên liệu mới, hiện đại đã dần thay thế việc trồng bông, ươm tơ.Khung cửi truyền thống cũng được cải tiến, chạy bằng điện, giảm bớt sứcngười Sản phẩm thổ cẩm của người Thái Nghĩa Lộ luôn được ưa chuộng vàđã có mặt ở nhiều nơi trong nước

Y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộmchàm và hầu như không có thêu thùa, trang trí Phụ nữ mặc váy hoặc quần, cóáo cánh bên trong hoặc áo dài bên ngoài

Người Mường ở nhà sàn, kiểu nhà 4 mái, canh tác chủ yếu là lúa nước.Rượu cần của người Mường nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đàcủa men Được đem ra mời khách quý và các cuộc vui tập thể Phụ nữ Mườngcũng rất giỏi nghề thủ công như dệt vải, dệt thổ cẩm, đan lát Trang phục tiêu

Trang 13

biểu của phụ nữ là khăn đội đầu và áo cánh ngắn màu trắng, váy đen có cạpdệt hoa văn sặc sỡ và họa tiết phong phú…

Ngày nay, những trang phục truyền thống của các dân tộc Thái, Tày,Mường thường chỉ được mặc vào các dịp lễ, dịp tết… và những người trungtuổi trở lên

Văn hóa ẩm thực Mường Lò cũng là một trong những đặc trưng của

văn hóa Mường Lò “Muốn ăn gạo trắng, nước trong Vượt qua đéo Ách vào trong Mường Lò” là câu nói quen thuộc gợi nhớ về vùng đất Mường Lò trù

phú và sản vật đặc trưng của nơi đây

Được thiên nhiên ưu đãi, lòng chảo Mường Lò với cánh đồng lúa thẳngtắp đã cho những hạt nếp (nếp tan) đặc sản Dưới bàn tay khéo léo của conngười, món xôi nếp là một trong những đặc sản khó quên nhất của Nghĩa Lộ.Xôi Nghĩa Lộ dẻo thơm, ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi Xôi được đồbằng chõ gỗ, khi đơm không bày ra đĩa mà được đặt trong những chiếc giỏđan bằng giang xinh xắn (coóng khẩu)

Không chỉ có xôi, ở Nghĩa Lộ còn có nhiêu món đặc sản khác mà chỉriêng nơi đây mới có Có thể kể đến món rêu nướng, rêu hấp (rêu ở dòng suốiThia), măng chua, thịt trâu sấy, nộm hoa chuối rừng, rau xôi thập cẩm…không quá cầu kì nhưng những món ăn nơi đây luôn hấp dẫn bởi hương vị củacác loại gia vị từ núi rừng (hạt sẻn, hạt dổi…)

Với một tiềm năng về văn hóa dân gian đậm đà bản sắc, các loại hìnhbiểu diễn nghệ thuật tiêu biểu của người Nghĩa Lộ Đêm đến những đống lửahồng, ai ai cũng đắm say hòa mình trong điệu xòe Người Mường Lò có câu

“không xòe không có lúa, không xòe thóc cạn bồ” Xòe Thái có nhiều điệu

tiêu biểu như xòe quanh đống lửa, xòe nâng khăn mời rượu, xòe tiến lùi, xòetung khăn, xòe vòng tròn vỗ tay… Âm thanh trầm bổng, vũ điệu nhịp nhàngcủa hội xòe tưng bừng hối hả, thôi thúc mọi người đến với vòng xòe Trongnhịp xòe, mọi người xích lại gần nhau hơn, thân ái, quây quần, đầm ấm Điệu

Trang 14

xòe hôm nay không còn là của riêng người Thái mà đã trở thành tài sản vô giácủa nhân dân các dân tộc Mường Lò.

Ngoài ra, ở Nghĩa Lộ còn có các loại hình nghệ thuật tiêu biểu như

“Hạn Khuống” - một hình thức sân khấu sơ khai được các nhà nghiên cứu vănhóa sơ khai hết sức chú ý

Là một miền đất giàu truyền thống văn hóa, Nghĩa Lộ - Mường Lò làquê hương gạo trắng, nước trong, được coi là xứ sở của nhiều lễ hội, cái nôitạo nên sắc thái văn hóa khá riêng biệt, đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là mỗikhi tết đến, xuân về, mùa màng thu hoạch xong xuôi Lễ hội nào cũng chứađựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan tỏa, bao trùm lên nó là sự thờ cúng,tôn vinh các vị thần linh, các siêu nhân có công với bản, mường, với quêhương đất nước, với tổ tiên Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui chơi, giao lưu,củng cố tình cảm làng xóm, từ lễ hội này, trai gái được giao duyên, nhiều đôinên vợ, nên chồng Lễ hội đã góp phần bồi đắp và phát triển ý thức cộngđồng Ở Nghĩa Lộ có những lễ hội đặc biệt như lễ hội Hoa Ban, lễ hội “LồngTồng” (hội xuống đồng), lễ hội “Xên hươn – xên bản – xên mường” (cúngnhà - cúng bản – cúng mường) cầu cho sức khỏe, làng bản ấm no, mùa màngbội thu, mưa thuận, gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà…; lễ hộitrò chơi, lễ hội ẩm thực… gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống củacác dân tộc như kéo co, ném còn, tómắclẹ, đánh yến, đu chà…Những trò chơikhông chỉ vui, hứng thú mà còn có ý nghĩa giao duyên, tỏ tình đậm đà

Kho tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian của các dân tộc ở Nghĩa Lộphong phú, nhiều thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện thơ, sử thi, cadao… Với nhiều tác phẩm như “Sống chụ xôn xao”; “Ngọc Hánh đánh giặcCờ Vàng”, “Táy pú sắc”…, các làn điệu dân ca như khắp, then, lượn…cùngnhiều loại nhạc cụ như đàn, trống, pí, chũm chọe, khèn… tạo nên âm thànhtrầm bổng, da diết

Mỗi dân tộc ở Nghĩa Lộ có một bản sắc văn hóa riêng, độc đáo nhưngluôn song hành hoặc hòa quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hóa đặc

Trang 15

sắc mà ít nơi có được đó là văn hóa Mường Lò Ngày nay, dưới ánh sáng củaĐảng, các giá trị truyền thống văn hóa đó luôn được bảo tồn, giữ gìn và pháthuy Thị xã đã chủ động tổ chức xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ trongđó chú trọng bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc,quan tâm xây dựng các đội văn nghệ quần chúng, khôi phục các loại hình tổchức sinh hoạt văn hóa dân gian ở cơ sở, từng bước đáp ứng nhu cầu guyệnvọng của nhân dân trong việc hưởng thụ các giá trị văn hóa của dân tộc mình,góp phần xây dựng thị xã Nghĩa Lộ trở thành một thị xã văn hóa tiêu biểu củacả nước.

Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, với một vịtrí chiến lược khá quan trọng trong khu vực Tây Bắc của Tổ Quốc, trên mảnhđất Nghĩa Lộ nhiều thế lực phong kiến, thực dân, đế quốc đã nhiều lần xâmchiếm Nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ không chỉ cần cù trong lao động, sángtạo trong văn hóa mà còn có truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảovệ quê hương, đất nước, độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước

Năm 1075, mảnh đất này đã có nhiều dân binh đi theo Thái úy LýThường Kiệt chống quân xâm lược nhà Tống

Năm 1258, giặc Nguyên – Mông sang xâm lược nước ta lần thứ nhất,nhân dân các dân tộc Mường Lò đã cùng nhân dân các vùng lân cận anh dũngchống giặc cản bước tiến của chúng tiến về kinh thành dưới sự chỉ huy củaLãnh binh Hà Chương, Hà Bổng

Trong lần thứ hai xâm lược của quân Nguyên – Mông (năm 1285),nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ đã giúp đỡ, ủng hộ đạo quân của tướng TrầnNhật Duật

Mùa xuân năm 1872, giữa lúc bản làng đang yên vui thì giặc Cờ Vàng

do tướng Dịp Tài cầm đầu từ đất Vân Nam - Trung Quốc tràn sang vùng TâyBắc Việt Nam xâm chiếm, cướp bóc, tàn phá Giặc Cờ Vàng tàn ác, đi đếnđâu là gây ra cảnh đốt nhà, giết người, hãm hiếp phụ nữ

Trang 16

Mường Lò là mảnh đất đầu tiên của vùng Tây Bắc bị bọn xâm lượcgiày xéo Với lòng yêu bản, yêu mường, nhân dân các dân tộc MườngLò dướisự chỉ huy của thủ lĩnh Cầm Ngọc Hánh đã đứng dậy chống lại kẻ thù Khichúng vượt sông Hồng, mới đến đất Âu Lâu, nghĩa quân đã chủ động tiếnđánh, song do thế giặc mạnh nên nghĩa quân đã về cố thủ tại đất Mường Lò.Đội Nhất – người chỉ huy của Cầm Ngọc Hánh đã anh dũng hy sinh tại ĐồngBằng Tại lòng chảo Mường Lò, trận giáp chiến đầu tiên do 2 vị tướng củanghĩa quân là Cầm Hiệp và Cầm Tú chỉ huy đã diễn ra rất ác liệt từ chân dốcThái Lão đến Bằng Bon Trong trận này, Cầm Hiệp bị chúng bắt và chémđầu Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của các tướng, nghĩa quân làm cho lũ giặcthiệt hại lớn, chặn bước tiến xâm lược của chúng….

Để chống lại kẻ thù, căn cứ Viềng Lò, Viềng Công được thành lập vàxây dựng kiên cố Nghĩa quân và nhân dân gấp rút củng cố lực lượng, đàothành, đắp lũy Nhiều lần giặc đánh đến Viềng Công nhưng đều thất bị thảmhại Sau này, do sự phản bội của Cầm Chiêu, giặc đã chiếm được thành.Chúng thẳng tay tàn sát dân lành, làm cho vùng đất phì nhiêu này không cònsự sống, đâu đâu cũng dâng lên niềm oán hận Những người dân còn lại đãphiêu dạt lên những vùng đất xa xôi sinh sống và tìm cách chống lại chúng

Sau khi chiếm được cả vùng đất Mường Lò, giặc Cờ Vàng mở rộngphạm vi xâm lược lên Gia Hội, Tú Lệ, Ngọc Chiến, vượt sông Đà sang Sơn

La, Thuận Châu, Mường Lò trở nên hoang tàn, vườn không, nhà trống Lũgiặc tàn bạo sau một thời gian cướp của, giết người đã gặp phải thú dữ, bệnhtật, lương thảo cạn kiệt đã phải tháo chạy khỏi đất Mường Lò Nhân dânMường Lò dưới sự chỉ huy của Cầm Tám sau ba năm phiêu dạt đã trở về lậplại bản mường Với đôi bàn tay cần cù lao động, được sự che chở, giúp đỡ củanhân dân các dân tộc vùng lân cận và tình yêu quê hương, bản làng dần dầntrở lại cảnh đầm ấm yên vui

Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta Tháng 2năm 1886, sau khi làm chủ được thành Hưng Hóa, thực dân Pháp do tướng

Trang 17

Gia-Mông chỉ huy đã tràn lên thượng lưu sông Hồng đánh chiếm Yên Bái.Mất thành Hưng Hóa, Bố chánh Nguyễn Quang Bích và Nguyễn Văn Giáp đãrút về lập căn cứ ở vùng Sông Thao Nghĩa quân chiến đấu hết sức dũng cảmvới tinh thần và ý chí cao Phong trào chống Pháp do Nguyễn Quang Bíchtrực tiếp chỉ huy đã phát triển vào các căn cứ như Đại Lịch, Mường Lò,Mường Cơi….Đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Mông, Mường đã hết lòngủng hộ nghĩa quân Dưới sự chỉ đạo của lãnh binh Vương Văn Doãn, nghĩaquân đã đẩy lùi cuộc tấn công của giặc Pháp vào căn cứ lòng chảo Mường Lò.

Sau lần tấn công tháng 7 năm 1888 thất bại, 2 tháng sau, thực dân Pháptổ chức tấn công Nghĩa Lộ bằng 2 mũi Phía Đông gồm 400 quân do Bô-Xêchỉ huy từ Ngòi Hút đến; mũi thứ 2 gồm 384 quân do Béc-giê tiến từ NgòiLao đến Địch bị chặn đánh ở nhiều đoạn đường hẻm, núi cao nên thiệt hạikhá nặng Một tốp nghĩa quân do Phạm Đình Tế, Phạm Thọ chỉ huy đã cùnglãnh binh Lý Hữu Kim tấn công địch ở Khe Thắc – nằm trên đèo Ách Tháng

9 năm 1888, Đại úy Pháp là Sa-pơ-lê đưa quân vào xây dựng đồn Nghĩa Lộđã bị nghĩa quân bao vây, Pháp buộc phải cứu viện Khi hai cánh quân của đạiúy Buy-kê và Trung úy Nooc-kê đến giải cứu đều bị đánh bại và tiêu diệt mộtphần Nghĩa quân của Đặng Phúc Thành và Đào Chính Lục đã khống chếđường Nghĩa Lộ - đèo Hát đánh tan một cánh viện quân khác do Thái úyGrôđa chỉ huy [2; 42]

Ngày 26/11/1889, thực dân Pháp tập trung một lượng binh lực lớn doThiếu tá Pen-nơ-canh chỉ huy tiến từ sông Hồng và sông Đà đến Nghĩa Lộ.Chúng thẳng tay khủng bố và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân cácnghĩa sỹ Lực lượng mỏng còn lại của nghĩa quân rút về thượng huyện VănChấn để củng cố song cũng bị chúng truy quét hết sức quyết liệt để đè bẹpphong trào

Tháng 1 năm 1890, đại bản doanh chống Pháp của Nguyễn Quang Bíchở Mường Lò đã bị tan rã

Trang 18

Những năm sau đó, nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ và nhân dân cácvùng lân cận liên tục nổi dậy chống ách thống trị của giặc Pháp và tay sai, đặcbiệt có lần phối hợp lực lượng của nghĩa quân tổ chức đánh úp đồn Tú Lệ,tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

Mặc dù rất dũng cảm chiến đấu, song tương quan lực lượng quá lớnnên thực dân Pháp đã chiếm được Nghĩa Lộ Các phong trào yêu nước củanhân dân các dân tộc nổi dậy chống thực dân thời kỳ cuối thế kỉ XIX khôngthành công nhưng đã khơi dậy ý chí căm thù, thức tỉnh lòng yêu nước đểnhững năm sau này, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dâncác dân tộc đã đứng lên, đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập tự do cho dântộc trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

Truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường của nhân dân các dân tộcNghĩa Lộ trong đấu tranh chống các thế lực phong kiến và ngoại xâm, cần cùtrong lao động sản xuất được phát huy cao độ trong cuộc chiến tranh vệ quốcvĩ đại của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng sau này

1.2 Nghĩa Lộ dưới thời Pháp thuộc và trong Cách mạng tháng Tám năm 1945

1.2.1 Nghĩa Lộ dưới ách thống trị của phong kiến, thực dân và phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc giành độc lập trong cách mạng tháng Tám năm 1945 (1886 – 1945)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Triều đình nhàNguyễn hèn yếu đã kí hiệp ước đầu hàng dâng nước ta cho giặc

Năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Yên Bái, chúng bố trí, phân chiatoàn bộ lực lượng quân đội viễn chinh thành các quân khu Với chính sáchvừa xâm lược, vừa bình định, năm 1888, thực dân Pháp tiến hành xây dựng hệthống đồn binh chốt giữ các tiểu quân khu Đồn Nghĩa Lộ được chúng tiếnhành xây dựng tháng 9 năm 1888

Tháng 8 năm 1891, Toàn quyền Đông Dương là Đờ-la-nét-xăng đã ranghị định bãi bỏ các quân khu để lập ra các Đạo quan binh hoàn toàn nằm

Trang 19

trong chế độ quân quản, chịu sự chỉ đạo tối cao của Tổng tư lệnh quân độiPháp ở Đông Dương và Thống xứ Bắc Kỳ Tổ chức dưới Đạo quan binh làcác Tiểu quân khu Tiểu quân khu phụ Nghĩa Lộ thời kỳ này trực thuộc Đạoquan binh thứ tư miền thượng du Bắc Kỳ Năm 1899, tiểu quân khu Nghĩa Lộsáp nhập với tiểu quân khu Yên Bái.[2; 45]

Sau 10 năm đặt địa phương dưới chế độ cai trị theo kiểu quân quản,ngày 11 tháng 4 năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lậptỉnh Yên Bái Nghĩa Lộ thời kỳ này thuộc tổng Phù Nham, huyện Văn Chấn,tỉnh Yên Bái

Để quản lí và điều hành, thực dân Pháp đã thành lập hệ thống chínhquyền do họ đứng đầu và hệ thống chính quyền của người dân địa phương

Ở tỉnh Yên Bái, hệ thống chính quyền người địa phương được sắp xếp theotiêu chuẩn của tỉnh nghèo và nhỏ ở Bắc Kỳ Đứng đầu châu Văn Chấn (sauđổi thành phủ Văn Chấn) là Tri châu (sau là Tri phủ), giúp việc có từ 1 – 2thông lại, 1 - 2 lệ mục và 6 lính lệ Châu Văn Chấn là một châu rộng vì vậycó thêm một chức là Châu úy được tuyển trong số chánh tổng từ dịch đểphụ trách việc trị an, cảnh sát Năm 1920, chúng lập thêm chức Chánh trichâu Vùng nam tổng Nghĩa Lộ đứng đầu là Chánh phó tổng, ở xã có Lýtrưởng, Phó lý, Xã đoàn Các vùng lân cận như Tú Lệ, Trạm Tấu đừng đầulà Thống lý và Phó thống lý, ở xã có Thống quán và Phó thống quán [2; 46]

… ngoài bộ máy chính quyền tay sai, chúng còn dựa vào các thế lực củacác dòng họ phong kiến

Về lực lượng cảnh sát, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lậpmột lực lượng trợ thủ gọi là những đoàn Batidăng (lính dõng) tại các bảnlàng Lính dõng được tuyển chủ yếu trong thanh niên được cấp súng và tổchức thành tổng đoàn, xã đoàn để thực thi việc giữ gìn an ninh ở cơ sở, truylùng và áp giải tội phạm Do không được cấp lương nên khi nào thực thi côngvụ với cảnh sát, lính cơ hoặc lính khố xanh thì được trợ cấp theo thời giantham gia, được miễn phu đài tạp dịch (làm dõng 15 năm thì miễn suốt đời, khi

Trang 20

thi hành công vụ bị thương nhẹ thì miễn 1 – 3 năm; có tật thì miễn suốt đời…)ở Châu Văn Chấn có 49 lính dõng Ngoài ra các tổng, xã đều có lính lệchuyên việc hầu hạ được đặt dưới sự chỉ huy của lại mục.

Lực lượng quân sự của thực dân Pháp còn lớn hơn Đồn lính khố xanhNghĩa Lộ, Tú Lệ được xây dựng khá kiên cố, lúc nào cũng có 20 – 30 línhkhố xanh chốt giữ và tuần tiễu

Thực dân Pháp đã dùng nhà tù là công cụ để trừng phạt, đàn áp nhữngngười chống đối Ở huyện và châu, chúng lập nơi tạm giam Nhà tù đặt tạiYên Bái, sau đó chúng mở rộng xây thêm căng Nghĩa Lộ để giam giữ tù chínhtrị Từ năm 1930 trở đị, căng Nghĩa Lộ thay đổi chế độ quản lý, mở rộng vànâng cấp thành nơi lưu đày tù chính trị; tuy vẫn do Công sứ Yên Bái quản lýnhưng nó đã trở thành nhà tù cấp Đông Dương Khi chiến tranh thế giới nổ ra,thực dân Pháp bắt các tù chính trị phạm đã được thả trước đây về tạm giam tạinhà tù Nghĩa Lộ

Chỉ tính đến tháng 6 năm 1931, nhà tù Nghĩa Lộ đã giam giữ 161 phạmnhân (38 tạm giam, 28 bị Tòa đệ nhị cấp Pháp kết án, 16 Tòa đệ nhị cấp bảnxứ kết án và 79 giải từ nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội lên) Tù nhân ở đây bị đưa đilao động mở mang sửa chữa đường phố, nhà cửa dinh thự ở nhiều nơi trongtỉnh [2;47]

Với một địa bàn rộng lớn, xa xôi và thành phần dân cư đa dân tộc.Thực dân Pháp đã ráo riết hoàn thiện bộ máy cai trị Điều đó đã làm chonhân dân dưới hai tầng áp bức của thực dân, phong kiến ngày càng trở nêncực khổ hơn

Với chính sách khai thác thuộc địa, thực dân Pháp áp dụng hai hìnhthức bóc lột dã man nhất là thuế và phu đối với người dân Nghĩa Lộ

Người dân phải đóng thuế cho thực dân khá nặng Thuế thân (đinh),thuế điền thổ, thuế rừng… là những loại thế trực thu Thuế đinh, mỗi năm 3đồng một xuất Chúng dùng thủ đoạn tinh vi là rút ngắn độ dài của thước ta đểnâng thuế ruộng lên gấp rưỡi Tùy từng thời kỳ, thực dân Pháp điều chỉnh

Trang 21

mức thu để tăng mức thuế Sau đại chiến thế giới thứ nhất đến năm 1944,chúng điều chỉnh 5 lần thuế thân, mức thuế tăng gấp 2 lần Thuế điền điềuchỉnh 3 lần và mức tăng 1,5 lần Cùng với thuế đinh, thuế điền người dânngười dân còn phải đoàng thuế đảm phụ, thuế quốc phòng… Các chức dịchtrong làng, bản đều có ruộng công, ruộng chức Nông dân còn phải làm

“Cuông” cho họ [2; 48]

Ngoài thuế trực thu, chính quyền thực dân còn đặt ra nhiều loại thuếgián thu đánh vào các mặt hàng thiết yếu như muối ăn, thuốc lào, diêm…bắtngười tiêu thụ phải gánh chịu Chúng sử dụng muối ăn như một công cụ hữuhiệu nhằm khống chế phong trào của nhân dân Chính quyền thực dân bòn rúttiền của, mồ hôi, nước mắt của người dân bằng cách bắt họ tiêu thụ thuốcphiện, rượu từ các ty thuốc phiện, ty rượu độc quyền

Không chỉ phải nộp thuế cho chính quyền thực dân, người dân NghĩaLộ phải nộp tô lao dịch kết hợp với cống vật theo kiểu phong kiến cho cácchức sắc địa phương, chưa kể các khoản phụ thu, lạm bổ do bọn hương lýtừng tổng, từng lý đặt ra Hằng ngày, chúng còn hạch sách bắt đồng bào mangcơm rượu, bàn đèn hầu hạ, bắt đào ao, nấu rượu, lấy củi, đánh cá, cắt cỏ ngựacho gia đình chúng.[2; 49]

Chế độ thuế khóa thực dân, phong kiến đưa người dân Nghĩa Lộ vàochỗ điêu đứng Chỉ có những gia đình có chức sắc trong bộ máy cai trị mớikhấm khá còn hầu hết đều lâm vào cảnh thiếu đói, cùng quẫn

Phu phen, tạp dịch nhằm bóc lột nhân công rẻ mạt được chính quyềnthực dân triệt để thi hành Hàng năm, người dân đinh phải đi phu Phu làmđường, xây dựng nhà tù, xây đồn Tú Lệ, khai thác gỗ, gánh thuốc phiện sangLào… Sốt rét, đòn roi và cả thú dữ khiến nhiều dân phu đi không trở lại Bìnhquân, mỗi dân đinh phải chịu từ 25 đến 30 ngày làm phu

Đặt xong nền thống trị, thực dân Pháp đã ồ ạt nhảy vào tranh cướp đấtđai để lập đồn điền, các chủ ở dưới xuôi đã di chuyển dân lên thành lập tiểu

Trang 22

đồn điền Người dân địa phương dần mất đai, trở thành kẻ làm thuê cho cácđiền chủ.

Thực hiện chính sách ngu dân để cai trị, suốt nhiều năm chiếm đóngchúng không mở một lớp học nào Mãi đến năm học 1913 – 1914, chúng mớimở trường ở Nghĩa Lộ với 21 học sinh Năm 1918, nhà cầm quyền Pháp chophép mỗi làng, xã nếu có trên 500 xuất đinh (dưới số này thì nhiều xã gộp lạicó thể mở một trường tiểu học Pháp – Việt dành riêng cho con trai và phảichịu toàn bộ kinh phí và trang thiết bị, trả lương cho giáo viên Bậc tiểu họcPháp – Việt lúc này chia ra số học sinh 3 năm (lớp năm, lớp tư, lớp ba), mở ởlàng xã gọi là hương học Năm 1936, cả phủ Văn Chấn có 3 trường trong đóNghĩa Lộ có 1 trường gồm 3 lớp [2; 50] Với số trường lớp ít ỏi như vậy nênsố học sinh cũng thưa thớt chủ yếu là con em những gia đình khá giả và cóchức sắc trong chính quyền thực dân và bản xứ mới được đi học Hầu hết mớiđạt tới trình độ sơ học yếu lược; số có bằng sơ học Pháp – Việt rất ít

Việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân không được chế độ thực dân và bộmáy cai trị quan tâm Dịch tả và sốt rét vẫn là hai căn bệnh đe dọa sinh mệnhcon người Cả tỉnh chỉ có một nhà thương, các phủ chỉ có một trạm xá cơ sởvật chất nghèo nàn, thầy thuốc ít ỏi mà chủ yếu phục vụ cho người Pháp vàcác quan lại bản xứ Người dân ốm đau, bệnh tật chỉ biết trông cậy vào mấyloại lá, rễ cây gia truyền, cúng bái và phó mặc vào sự may rủi của số phận Vìthế, nạn hữu sinh vô dưỡng của đồng bào các dân tộc là phổ biến

Thống trị nước ta, thực dân Pháp ngoài việc triệt để thi hành chính sáchngu dân, chúng còn ru ngủ ý thức phản kháng của nhân dân nhằm tạo ra mộtlớp người chỉ biết tin vào sức mạnh của nền văn minh phương Tây và khiếpsợ súng đạn, uy lực của họ Tuy nhiên, dưới ách thống trị hà khắc đó đã làmtăng ý thức phản kháng, lòng căm thù giặc ngoại xâm, thắp sáng lên ngọn lửayêu nước, khát vọng độc lập tự do của một dân tộc giàu truyền thống yêunước Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, sự phân hóa xã hội ởNghĩa Lộ biểu hiện rất rõ rệt

Trang 23

Giai cấp địa chủ: Là con cháu thế tập của các thế hệ tù trưởng, thị tộc

thời phong kiến, là điền chủ phát canh thu tô bóc lột sức lao động từ ruộngđất; là tầng lớp thượng lưu ở nông thôn tập trung tích tụ vào tay một khốilượng tài sản trở thành địa chủ, cường hào và phú nông Lớp người ấy đã vàđang có các chức dịch lớn bé khác nhau trong chính quyền bản xứ Hình thứcbóc lột của họ vừa mạng tính phổ biến vừa mang tính đặc thù ở miền núi nhưphát canh ruộng đất; cho vay mượn trâu bò thu tô, tức; phạt vạ, chiết công,gán nợ cao nhất là lao dịch không công (đi ở) Họ tự cho mình quyền sở hữucác con suối, cánh rừng Người dân bẫy được thú lớn, bắt được cá to đều phảinộp cho chúng Tuy nhiên, so với các địa phương khác, giai cấp này ở NghĩaLộ không nhiều, tài sản không lớn Tính cố kết cộng đồng đậm nét Khi cóĐảng lãnh đạo, họ sớm nhận thức và đi theo con đường cách mạng

Giai cấp nông dân: Là tầng lớp cơ bản trong chế độ thực dân phong

kiến ở Nghĩa Lộ lúc bấy giờ Là tầng lớp bị bần cùng hóa Họ thiếu ruộngphải đi làm thuê, cấy rẽ, nộp tô theo tỷ lệ mà địa chủ quy định Một bộ phậnquá nghèo khổ không còn tư liệu sản xuất, phải đem thân đi ở cho địa chủ vàchức dịch làng xã, trở thành kẻ hầu hạ, sai bảo của tầng lớp trên

Nông dân chiếm đa số trong dân số ở địa phương Họ có tư liệu sảnxuất ở các mức khác nhau, ý thức giai cấp chưa rõ ràng như ở các vùng đồngbằng Bản chất của họ là thật thà chất phác Mặc dù luôn nung nấu căm thù,dưới sự áp bức bóc lột nặng nề nhưng sự phản kháng của giai cấp này chưamạnh mẽ Họ luôn đứng lên đấu tranh nhưng mức độ không quyết liệt Nhiềuhình thức như chống đi phu, đi lính, chây ỳ nợ địa tô… song cũng thất bại vìthiếu một người cầm đầu lãnh đạo, thiếu đường lối đúng đắn giải phóng khỏichế độ thực dân phong kiến

Tầng lớp tiểu thương Nghĩa Lộ nhỏ bé Họ là người ở xuôi lên, người

Hoa nơi khác đến chịu khó làm ăn, buôn bán với lưng vốn nhỏ, kinh doanhcác mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống Năm 1935, thực dân Pháp cho xâychợ Nghĩa Lộ, hàng hóa thông thương hơn, họ là các đầu mối cho các thương

Trang 24

lái ở xuôi lên buôn bán, trao đổi hàng hóa, sản vật từ rừng Những người nàycũng bị o ép, thuế khóa nặng nề như môn bài, thuế chợ, thuế thân… Họ cũngchịu cuộc sống nô lệ của một người dân mất nước.

Tầng lớp binh lính: là công cụ chính dùng để đàn áp của chế độ thực

dân, phong kiến với lực lượng lớn đóng giữ các đồn binh Ngoài ra còn cómột bộ phận là lính cơ, lính dõng làm nhiệm vụ canh gác ở đồn, nhà tù, thừahành mệnh lệnh tại huyện, phủ Trong tầng lớp này, một phần là những nôngdân nghèo bị bắt lính hoặc không muốn đi phu phen tạp dịch nên đăng đi lính.Binh lính người địa phương bị thực dân Pháp khinh rẻ, thường coi là bia đỡđạn Những người lính làm việc trong nhà tù (căng) có điều kiện tiếp xúc vớitù chính trị, được cảm hóa tuyên truyền bước đầu được giác nhộ cách mạng

Trước Cách mạng tháng Tám 1945, dưới ách thống trị của thực dân,phong kiến, miền đất Nghĩa Lộ cũng như một xã hội Việt Nam thu nhỏ là:Giai cấp thống trị, bóc lột tuy số lượng ít nhưng nắm nhiều quyền lực, chiphối mọi mặt của xã hội Nhân dân lao động các dân tộc bị bóc lột đến tậncùng Phân hóa xã hội sâu sắc Xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản có tìnhchất đối kháng: mâu thuẫn của nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp vàtay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với giai cấp địa chủ phong kiến.Chỉ khi có ánh sáng của Đảng Cộng sản Việt Nam soi đường với mộtđường lối giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp một cách đúng đắn, cácmâu thuẫn trên đã được giải quyết triệt để Dưới ngọn cờ của một chínhĐảng chân chính, nhân dân đã vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống, quyềnđộc lập tự do và quyền mưu cầu hành phúc Đó là hiện thực lịch sử khôngthể phủ nhận được

1.2.2 Cuộc vận động giải phóng dân tộc và khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng thánh Tám năm 1945 (1944 – 1945)

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một giaiđoạn mới trong lịch sử dân tộc, giai đoạn cách mạng Việt Nam do giai cấpcông nhân lãnh đạo đề ra đường lối đúng đắn với nội dung cơ bản là đánh

Trang 25

đổ đế quốc và phong kiến, giành độc lập, thực hiện người cày có ruộng,đảm bảo quyền tự do, bình đẳng cho mọi người Với đường lối cách mạngcủa mình, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi tên là Đảng Cộng sản ĐôngDương) đã nhanh chóng quy tụ các lực lượng yêu nước đứng lên đấu tranh,tạo nên các cao trào cách mạng 1930 – 1931; cao trào đấu tranh dân chủ

1936 – 1939 đó thực sự là các cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Támnăm 1945 giành thắng lợi

Mặc dù ở xa trung tâm tỉnh lị, song do giao thông tương đối thuận tiệnvì vậy những ảnh hưởng của Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng đã đếnvùng nam Tổng Nghĩa Lộ

Năm 1943, căn cứ cách mạng Vần – Hiền Lương được thành lập Từđây, phong trào cách mạng đã được lan rộng ra các vùng lân cận

Thành 11/1944, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Bình Phương, mộtđoàn cán bộ đã đi từ Na Sang (Trấn Yên) qua Thanh Bồng (Đại Lịch),Thượng Bằng La, Cửa Nhì, Tú Lệ, Nậm Khắt sang Sơn La hoạt động, cácthành viên của đoàn chỉ một thời gian ngắn đã giải thoát thành công chođồng chí Lê Thanh Nghị cùng 200 cán bộ tù chính trị đang bị địch áp giảivề xuôi an toàn [2; 56]

Tháng 2 năm 1945, thực dân Pháp chuyển gần 100 tù chính trị từ căngBá Vân (Thái Nguyên) về giam tại căng Nghĩa lộ [1; 34] Đi qua các vùngdân cư, đoàn tù đã hát vang các bài ca cách mạng, tranh thủ tuyên truyền cácchính sách của Mặt trận Việt Minh Quần chúng nhân dân ở ven đường đãmang thức ăn, nước uống ủng hộ và giúp đỡ họ Hình ảnh đoàn tù tay chân bịxiềng xích song vẫn lạc quan, khiến quần chúng rất khâm phục tinh thần cáchmạng của các tù chính trị Tới căng Nghĩa lộ, chi bộ nhà tù đã có kế hoạchvận động, tuyên truyền cách mạng Đồng chí Trần Huy Liệu – Bí thư chi bộnhà tù đã cử một số đồng chí được ra ngoài lao động tiếp xúc với lính gáccăng làm công tác binh vận và tiếp xúc với quần chúng nhân dân bắt mối liênlạc giữa nhà tù và các gia đình ngoài phố Chỉ trong một thời gian ngắn tiếp

Trang 26

xúc, các đồng chí Trần Huy Liệu, Trần Đức Sắc đã nhanh chóng chiếm đượccảm tình và sự giúp đỡ của họ Một số gia đình vốn là dân nghèo di cư từ TháiBình – Nam Định – Nghệ An tới đây lập nghiệp vốn là quê hương cách mạngnên rất dễ cảm thông với tù chính trị Sau khi được tuyên truyền và giác ngộ,các gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ về thuốc men, lương thực, thựcphẩm, quần áo, giấy bút, mực, và trao đổi tin tức thường xuyên với các đồngchí trong căng Có những hoạt động tích cực giúp đỡ và giác ngộ cách mạnglà gia đình các ông Nguyễn Văn An (giáo An), ông Nguyễn Đăng Kỳ (CảNho), Bùi Đức Ngạc (Chắt Ngạc), Lâm Văn Hiệp, gia đình bà Trương ThịXuân, cụ xếp Thiệu, cô Thông…họ là những công chức, buôn bán nhỏ, thợmay, y tá và người lao động ở phố Nghĩa Lộ.

Trong nhà tù, chi bộ đã quyết định ra báo “Đường Nghĩa” để tuyêntruyền cách mạng và hướng dẫn công tác cho cán bộ, đảng viên, phát hành tóitừng tổ Đảng và quần chúng do đồng chí Trần Huy Liệu làm chủ bút Nộidung của các số báo đều tập trung vào việc vạch tội tội ác của Nhật – Pháp,thông báo tin tức, phổ biến một số kinh nghiệm xây dựng và phát triển cơ sởĐảng Nhờ có báo này, tình hình trong nước, thế giới, kinh nghiệm tổ chứcđấu tranh, những gương chiến đấu vì dân, vì nước, sự phát triển của phongtrào ở các địa phương đã được truyền đạt tới cơ sở góp phần quan trọng trongcông tác tuyên truyền của Đảng Thông qua đó, đường lối của Đảng được phổbiến và thấm sâu vào quần chúng, góp phần củng cố các cơ sở Đảng ngày mộtvững chắc

Ngoài việc tuyên truyền đường lối, chính sách, chi bộ nhà tù còn tổchức nhiều hình thức đấu tranh trực tiếp như đưa ra yêu sách với Phủ, Đồnlàm lễ truy điệu cho một số đồng chí đã hy sinh tại “vườn ổi”, cho tù nhân củacác trại giam thăm hỏi, gặp gỡ nhau Nhân dịp tết Nguyên đán, Chi bộ đấutranh đòi tổ chức đón tết chu đáo Anh em tù chính trị đã treo cờ Tổ quốc ở vịtrí cao, trang trọng; làm kỳ đài, căng khẩu hiệu; chăng đèn lồng, kết hoa; tổchức diễn kịch, triển lãm báo Đường Nghĩa mời đồng bào đến xem [1; 36]

Trang 27

Những hoạt động ấy là nguồn động viên, cổ vũ tình cảm cách mạng của cáctầng lớp nhân dân Ảnh hưởng cách mạng ở Căng Nghĩa Lộ đã lan tràn mạnh

mẽ đến các khu vực lân cận trong toàn huyện Văn Chấn

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp đã tạo một thời cơmới cho cách mạng nước ta Đảng ta theo dõi rất sát tình hình Ngay trongđêm Nhật đảo chính, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp ở Đình Bảng (BắcNinh) đã phân tích tình hình mới Ngày 12 tháng 3 năm 1945 đã ra bản Chỉthị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” chỉ rõ cuộc đảo chínhđã tạo nên một tình hình khủng hoảng chính trị sâu sắc, làm cho những điềukiện của cuộc khởi nghĩa chín muồi Đối tượng của cách mạng có sự thay đổi.Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng “Đánh đuổi phát xítNhật” Hội nghị đã phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước trong cả nước.Những chủ trương nhạy bén, sáng suốt đó đã động viên mạnh mẽ tinh thần vàlực lượng cách mạng của toàn dân tộc, tạo ra thời cơ đánh đổ ách thống trịcủa phát xít Nhật

Ngày 9 tháng 3, Tướng Sa-ba-chuy-ê đang chỉ huy mặt trận Sơn Tâychạy xe tới đồn Nghĩa Lộ và bỏ xe chạy theo hướng Tú Lệ tìm đường tháosang biên giới Việt – Trung Tiếp sau đó, đám lính Pháp của hắn đã kéo đếnnằm la liệt ở sân bóng và đường phố hòng theo chủ tướng thoát thân khỏi sựtruy bắt của quân Nhật

Trước tình hình đó, tại Căng Nghĩa Lộ, chiều ngày 12 tháng 3 năm

1945, Trưởng đồn Xi-vê mời đại diện anh em tù chính trị đề nghị một số đồngchí biết tiếng Pháp, hiểu tình hình giúp chúng chạy trước khi quân Nhật trànvào Đại diện tù chính trị đã thuyết phục quân Pháp phải thả tù chính trị vàtrang bị vũ khí để cùng chống Nhật nhưng không được chấp nhận Cuộcthương thuyết không đạt kết quả, trước thực tế như vậy, Chi bộ Căng đã họpvà quyết định phá căng tự giải thoát.[1; 41]

Ngày 17 tháng 3 năm 1945, Pháp quyết định chuyển nữ tù chính trị ởCăng Nghĩa Lộ đị nơi khác nhưng vấp phải sự phản đối của tù chính trị nam

Trang 28

Khi tên Phó sứ Yên Bái là Pen-li-ê và tên Xi-vê trưởng đồn Nghĩa Lộ vàokiểm tra căng, anh em giữ chặt tên phó sứ buộc tên này phải ra lệnh giảiphóng tù chính trị Sự bạo động đã không đem lại kết quả Pháp nổ súng làm

9 đồng chí hy sinh tại chỗ (9 liệt sỹ là: Nguyễn Gia Bẩy, Nguyễn Doãn Duyệt(Liêu), Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Văn Hương, Phạm Quang Thẩm, ĐinhVăn Nhu (Đinh Nhu), Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đăng Kim, Phạm Văn Vi).Trong lúc rối ren, có 11 đồng chí chạy thoát được các cơ sở của ta đón đưa,che chở và là lực lượng nòng cốt chỉ đạo phong trào đấu tranh kháng Nhậtcứu nước ở tỉnh Yên Bái [2; 60]

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, khí thế cách mạng nói chung và tỉnhYên Bái nói riêng ngày càng sôi sục Các tổ chức cơ sở đã nhận thức đượcviệc vận động xây dựng lực lượng vũ trang là cấp bách Ngày 14 tháng 6năm 1945, đội du kích Âu Cơ được thành lập [24; 54] Ngay sau khi thànhlập trong 2 trận ra quân đầu tiên đội du kích đã giành được thắng lợi giòngiã ở trận Hạ Bằng La và Đèo Giang [2; 61] Chiến thắng đó đã gây mộttiếng vang lớn làm nức lòng nhân dân các dân tộc không chỉ ở Trấn Yênmà còn lan sang các khu vực lân cận Khí thế cách mạng dân lên ngùnngụt, đông đảo thanh niên và các tầng lớp nhân dân tham gia các đoàn thể,ủng hộ Mặt trận Việt Minh

Đội du kích ở chiến khu Vần - Hiền Lương đã mở rộng phạm vi tuyêntruyền, gây dựng cơ sở ra các vùng lân cận Phố Nghĩa Lộ cũng đã tổ chứcđược một nhóm thanh niên trung kiên đi xóa khẩu hiệu và yết thị của Nhật,thay vào đó là khẩu hiệu và truyền đơn của Mặt trận Việt Minh, đồng thời vậnđộng nhân dân không nộp thóc, nộp thuế, đi phu, đi lính cho Nhật; vận độngbinh sỹ trả súng và phản chiến; vận động công chức không làm việc vớiNhật…Chỉ trong một thời gian ngắn tổ chức thanh niên trung kiên ở Nghĩa Lộđã thu hút được vài chục người tham gia

Song song với việc phát triển chiến tranh du kích, Đảng đã phát độngquần chúng phá kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói Khẩu hiệu “Phá kho

Trang 29

thóc của Nhật để giải quyết nạn đói” đề ra đã đáp ứng được nguyện vọng củanông dân Nhân dân vùng tam tổng Nghĩa Lộ và vùng ngoài Văn Chấn đã tổchức tham gia phá kho thóc Mỵ (500 tấn), Sơn Bục (100 tấn), Gốc Báng (500tấn) [24; 56]… Phong trào phá kho thóc của Nhật mang một ý nghĩa cáchmạng sâu sắc Nó thực sự động viên, tập dượt đội quân chính trị của quầnchúng trong thực tiễn chiến đấu, đi dần từ hình thức đấu tranh chính trị, tiếnlên kết hợp đấu tranh vũ trang Qua thử thách, quần chúng nhân dân càng tintưởng ở sức mạnh đoàn kết của mình, trình độ giác ngộ cách mạng ngày càngđược nâng cao.

Tháng 6 năm 1945, tình hình cách mạng trong nước ngày càng sôi sục,phong trào đấu tranh của công nông và các tầng lớp nhân dân khắp nơi trongtỉnh không ngừng lớn mạnh Ngày 30 tháng 6 năm 1945, Ban cán sự Đảngliên tỉnh Yên Bái – Phú Thọ được thành lập Đồng chí Ngô Minh Loan làm Bíthư, đồng chí Bình Phương và Trần Quan Bình làm ủy viên [24; 55] Ban cánsự Đảng đã đề ra chủ trương: gấp rút xây dựng lực lượng chính trị, tổ chứccác đoàn thể cứu quốc, củng cố vững chắc khu căn cứ, từ đó mở rộng ra cácvùng khác; nhanh chóng thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời, tổchức các đội du kích tự vệ [1; 47] Căn cứ vào những chủ trương trên, Ủy banquân sự cách mạng Phú – Yên đã tập trung đẩy mạnh đào tạo kỹ thuật chiếnđấu thường thức cho các đội tự vệ thôn, xã, khu phố, gấp rút xây dựng đội dukích cách mạng để làm nòng cốt cho phong trào đấu tranh vũ trang Tinh thầnchuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa sôi nổi, khẩn trương, mạnh mẽ hơn lúc nào hết.Lúc này ở Nghĩa Lộ, đồng chí Nguyễn Đăng Long đã liên lạc được với Bancán sự Đảng ở chiến khu Vần – Hiền Lương Các tổ chức cứu quốc đượcthành lập và phát triển rộng rãi ở phố Nghĩa Lộ, vùng đồng bằng tam tổng vàcác xã vùng ngoài Văn Chấn thuộc tổng Đại Lịch

Ở phố Nghĩa Lộ, lớp thanh niên tham gia hoạt động của thanh niên cứuquốc tích cực và sôi nổi như Nguyễn Đăng Long, Nguyễn Văn Đức, Bùi ĐứcLương, Bùi Đức Lạc, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Ngọc Côn, Nguyễn Trọng

Trang 30

Thơ, giáo An… tham gia phụ nữ cứu quốc có các chị Trần Thị Duyên, TrầnThị Đức, Nguyễn Thị Dã, Nguyễn Thị Dung, chị Liên, chị Xe… các em thiếuniên cũng tham gia rất tích cực làm liên lạc liên hệ căng Nghĩa Lộ với bênngoài tiêu biểu như Nguyễn Đăng Văn [2; 63, 64].

Trước diễn biến mạnh mẽ của cao trào cách mạng, một số tổng lý đãngả theo cách mạng nhưng vẫn còn một bộ phận do dự, chần chừ Tuy nhiên,bộ phận này cũng đã được thuyết phục, không còn biểu hiện chống đối Triphủ Văn Chấn là Đặng Phạm Lộc cùng tên quản Nhượng run sợ không biếtnên đầu hàng hay bỏ trốn

Tháng 7 năm 1945, cáo trào cách mạng ở Yên Bái đã lên tới đỉnh cao.Nhân dân từ các căn cứ Vần – Hiền Lương đến các vùng lân cận hầu hết đượctập hợp trong tổ chức của Mặt trận Việt Minh đang chờ đón thời cơ vùng lêntổng khởi nghĩa Lực lượng vũ trang được xây dựng ở nhiều nơi, hăng hái tậpluyện, tuyên truyền, vận động quần chúng và sẵn sàng chờ lệnh Bộ máychính quyền bù nhìn từ huyện đến xã, thị trấn rệu rã tê liệt

Thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng, các lực lượng vũ trang từchiến khu Vần tổ chức thành 9 trung đội nhận lệnh tiến vào giải phóng NghĩaLộ theo 3 mũi Mũi thứ nhất qua làng Đồng Phú và Đá Trắng; mũi thứ hai quaVần, Dọc, Thiến sang Ca Vịnh; mũi thứ 3 theo Vần, Dọc, Mỵ Trước sứcmạnh tấn công của lực lượng vũ trang cách mạng, lính bảo an ở các đồnLương Tàm, Ca Vịnh đã tìm cách rút chạy, bỏ lại 27 súng trường [2; 65] Lựclượng vũ trang cách mạng hành quân đến đâu cũng được nhân dân hưởngứng, ủng hộ

Ngày 6 tháng 7 năm 1945, xuất phát từ điểm tập kết tại Vực Tuần, cácđơn vị vũ trang tiến đánh vào Nghĩa Lộ Tri châu bù nhìn Đặng Phạm Lộchoang mang định mang vợ con bỏ trốn nhưng được Việt Minh thuyết phục đãcùng với quản Nhượng và binh lính mang cờ trắng ra hàng tận Ngòi Thia.Lực lượng cách mạng thu toàn bộ giấy tờ, tài liệu của chế độ cũ, 1 máy chữ,

60 khẩu súng, 14 hòm đạm và kho thóc 1000 tấn [3; 50] Nhân dân Nghĩa Lộđã tổ chức đón đoàn quân cách mạng rất nông nhiệt

Trang 31

Ngay sau khi vào giải phóng Nghĩa Lộ, các đồng chí trong Ban cán sựĐảng liên tỉnh đã chỉ đạo công tác bảo vệ trị an, gấp rút thành lập chính quyềncách mạng từ huyện đến cơ sở ở Văn Chấn; vận động các tổ chức đoàn thểnhư thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nông dân cứu quốc; xây dựng đội tự vệ ởkhắp các bản làng; khu phố, xã trong toàn châu.

Mặt trận Việt Minh huyện Văn Chấn đã tuyển chọn một số cán bộ cốtcán, một số thanh niên trung kiên thành lập những đoàn “cải tổ hương thôn”xuống các xã triển khai các nhiệm vụ như:

Một là, xóa bỏ chính quyền tay sai Nhật và mọi thể chế của Nhật –Pháp đã đề ra từ trước đến giờ, giải tán lực lượng xã đoàn và thu vũ khí củalính dõng

Hai là, vận động nhân dân phổ thông đầu phiếu để bầu ra Ủy ban nhândân cách mạng lâm thời, xây dựng các đoàn thể cứu quốc thành lập các độidân quân du kích

Ba là, vận động nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, thực hành tiếtkiệm, đóng góp cho quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn trong bản làng

Ngày 8 tháng 7 năm 1945, Ủy ban quân sự cách mạng đã tổ chức mộtcuộc mít tinh tại trung tâm Nghĩa Lộ, được đông đảo các tầng lớp nhân dânđịa phương tham gia hưởng ứng Tại đây, Ủy ban quân sự đã công bố thànhlập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Văn Chấn, đồng thời tuyên bốxóa bỏ bộ máy chính quyền tay sai của Nhật Mười chính sách của Mặt trậnViệt Minh được phổ biến trong cuộc mít tinh và tuyên truyền rộng rãi xuốngtận cơ sở Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời châu Văn Chấn đã ra mắtnhân dân gồm 25 người, trong đó: ông Cầm Ngọc Lương làm Chủ tịch;ông SaVăn Bút làm Phó chủ tịch; ông Cầm Ngọc Tấn làm Ủy viên phụ trách quânsự; ông Nguyễn Văn An (giáo An) làm Ủy viên thư ký; ông Nguyễn Đăng Kỳ(Cả Nho) làm Ủy viên kinh tế; Ông Đặng Phạm Lộc (tri phủ cũ) làm Ủy viên

tư pháp [2; 67]

Trang 32

Sau đó, các xã trong toàn huyện Văn Chấn đều được chính quyền cáchmạng Ủy ban cách mạng lâm thời các xã đã được tập hợp đoàn kết rộng rãicác thành phần, tầng lớp trong xã hội trong đó có một số chức dịch cũ tiến bộtham gia.

Cùng với chính quyền cách mạng, phố Nghĩa Lộ đã hình thành đượccác đoàn thể quần chúng như thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, phụ lãocứu quốc, nhi đồng cứu quốc Các đoàn thể này đã hoạt động rất tích cực vàđóng vai trò rất lớn trong những ngày đầu của chính quyền non trẻ

Nghĩa Lộ - Văn Chấn là nơi đầu tiên của tỉnh Yên Bái và miền Tây Bắcgiành được chính quyền cách mạng Thắng lợi này có ý nghĩa hết sức to lớnđối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Báinói chung và các tầng lớp nhân dân các dân tộc châu Văn Chấn nói riêng vàmột lần nữa chứng tỏ tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân địa phươngtrong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam)

Góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước, nhiều gia đìnhở phố Nghĩa Lộ đã ủng hộ bằng vật chất, giúp đỡ cán bộ nhất là các đồng chíbị giam giữ tại căng Nghĩa Lộ, nuôi bộ đội…Ghi nhận sự giúp đỡ to lớn đó,Tổng bộ Việt Minh đã tặng thưởng “Đồng tiền vàng”- một phần thưởng caoquý cho những gia đình có công ủng hộ, giúp đỡ cách mạng Tiêu biểu là giađình các cụ Phí Thị Định (Thừa Hậu), Trần Văn Triện, Đặng Thị Khuê (bàXuân), Bùi Đình Ngạc (chắt Ngạc), Nguyễn Thị Thông, gia đình bà Vân, ôngcai Trung…

Tiếp sau cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Nghĩa Lộ, khắp các địaphương và thị xã Yên Bái đã giành được thắng lợi Ngày 22 tháng 8 năm

1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Yên Bái đã được thành lậpvà ra mắt nhân dân Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạngtháng Tám ở tỉnh Yên Bái đã thắng lợi trọn vẹn, là một trong những địaphương khởi nghĩa sớm và ít hao tổn xương máu

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng của đất nước, là “cửa ngõ phên dậu”của vùng Tây Bắc tổ quốc, nhân dân Nghĩa Lộ ngây từ buổi đầu dựng nướcđã cùng nhân dân cả nước đoàn kết, gắn bó chống giặc ngoại xâm Với điềukiện tự nhiên thuận lợi, con người cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất.Nhân dân các dân tộc nơi đây đã phát triển kinh tế, xây dựng nền văn hóa độcđáo và đa dạng mang bản sắc riêng biệt của địa phương

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ luônsát cánh cùng nhân dân cả nước đồng lòng xây dựng và bảo vệ quê hương,bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp mà cha ông đã để lại Với kết cấudân cư nhiều thành phần tộc nhưng luôn đoàn kết, gắn bó, hòa quyện thànhmột thể thống nhất, nhân dân các dân tộc nơi đây đã cùng nhau đấu tranh kiêncường, bất khuất chống giạc ngoại xâm, bảo vệ sự bình yên, độc lập cho quêhương, đất nước, làm nên những chiến thắng lịch sử vẻ vang, oai hùng suốtthời kì dựng nước và giữ nước

Đặc biệt trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1944 – 1945 và trongCách mạng Tháng 8 năm 1945, Nghĩa Lộ là địa phương đầu tiên được giảiphóng và thiết lập chính quyền cách mạng tại vùng Tây Bắc của tổ quốc.Đồng thời, đây cũng là chiến thắng hao tổn rất ít xương máu – là chiến thắngđáng tự hào của quân và dân các dân tộc Nghĩa Lộ - Văn Chấn đã giành được.Đó cũng chính là truyền thống quý báu mà nhân dân Nghĩa Lộ kế thừa, pháthuy và là cơ sở, tiền đề quan trọng đưa đến sự phát triển của phong trào chốngPháp của nhân dân Nghĩa Lộ trong những năm 1946 – 1954

Trang 34

CHƯƠNG 2: QUÂN - DÂN NGHĨA LỘ GÓP PHẦN LÀM NÊN THẮNG LỢI CỦA NHÂN DÂN TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1946 – 1954)

2.1 Nghĩa Lộ trong thời kì xây dựng bảo vệ chính quyền và chuẩn bị mọi mặt bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1947)

Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thờiđã kết hợp chặt chẽ với mặt trận Việt Minh và các đoàn thể quần chúng thựchiện hàng loạt các biện pháp nhằm nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân,phát triển sản xuất Thực hiện Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” của Trungương Đảng và chủ trương “diệt giặc đói, giặc dốt”, chính quyền cách mạng vàMặt trận Việt Minh đã ra sức vận động nhân dân tăng gia sản xuất, giữ gìntrật tự an ninh, giám sát những tên đã tham gia chế độ cũ chưa chịu cải tạo,xây dựng lực lượng du kích địa phương; thành lập các ban quyên góp tiền gạochống đói cho nhân dân; mở lớp dạy chữ quốc ngữ xoá nạn mù chữ

Huyện Văn Chấn đã thành lập ban chống đói Để giải quyết vấn đềtrước mắt là nạn đói, lực lượng thanh niên là nòng cốt đã đi quyên góp lươngthực giúp đỡ nhiều gia đình bị đói, với tinh thần “lá lành đùm lá rách” nêncuộc vận động này đã được nhiều người ủng hộ, giúp đỡ Ngoài biện pháptrước mắt là quyên góp, huyện bộ Việt Minh đã phát động một cao trào tănggia sản xuất, khai hoang, phục hóa, tận dụng diện tích bỏ hoang trồng hoamàu ngắn ngày Đồng bào bị đói ở Thái Bình, Nam Định đã phiêu bạt lên đâyđược tổ chức thành một trại sản xuất, sau này, một số gia đình đã ở lại, coiđây là quê hương thứ hai của mình Bà con rất tích cực tham gia sản xuất,cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ về giống, sức kéo của các xã vùng ngoài và cácvùng lân cận, vụ mùa năm 1945 đã cho thu hoạch Nạn đói dần được đẩy lùi,các biện pháp giải quyết nạn đói cuả huyện Văn Chấn đã được Ban cán sựĐảng Phú – Yên khen ngợi

Ngày đăng: 12/04/2016, 08:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Văn Chấn (2010), Lịch sư Đảng bộhuyện Văn Chấn, tập 1 (1930 – 1954) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sư Đảng bộ"huyện Văn Chấn
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Văn Chấn
Năm: 2010
3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (2007), Lịch sư Đảng bộ tỉnh Yên Bái, tập 1 (1930 – 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sư Đảng bộ tỉnh YênBái, tập 1 (1930 – 1975)
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2007
4. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, Bộ chính trị (1956), Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp – Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trịquốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết cuộckháng chiến chống thực dân Pháp – Thắng lợi và bài học
Tác giả: Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh, Bộ chính trị
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 1956
5. Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Hồ sơ di tích Căng và đồn Nghĩa Lộ (tiếp cận ngày 18/12/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ di tích Căng và đồn Nghĩa Lộ
6. Bảo tàng tỉnh Yên Bái, Hồ sơ di tích cứ điểm Nghĩa Lộ đồi (tiếp cận ngày 18/2/2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ di tích cứ điểm Nghĩa Lộ đồi
8. Chiến Sĩ (1963), Trận công kiên tiêu diệt cứ điểm Pú Chạng (Nghĩa Lộ), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trận công kiên tiêu diệt cứ điểm Pú Chạng (Nghĩa Lộ)
Tác giả: Chiến Sĩ
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1963
11. Phạm Hồng Cư, Vũ Hoàn (1998), Truyện những trận đánh hay, những người đánh giỏi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện những trận đánh hay, nhữngngười đánh giỏi
Tác giả: Phạm Hồng Cư, Vũ Hoàn
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1998
12. Phạm Hồng Cư (2003), Kí ức chiến tranh, Nxb Quân Đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí ức chiến tranh
Tác giả: Phạm Hồng Cư
Nhà XB: Nxb Quân Đội nhân dân
Năm: 2003
13. Phạm Thị Duyên (2012), Bài dự thi tìm hiểu truyền thống quê hương Nghĩa Lộ, Nghĩa Lộ, Yên Bái Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài dự thi tìm hiểu truyền thống quê hươngNghĩa Lộ
Tác giả: Phạm Thị Duyên
Năm: 2012
14. Trần Bá Đệ (1998), Lịch sư Việt Nam 1858 – 1995, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sư Việt Nam 1858 – 1995
Tác giả: Trần Bá Đệ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 1998
15. Lê Mậu Hãn (ch.b), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư (2009), Đại cương lịch sư Việt Nam tập III, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: cươnglịch sư Việt Nam tập III
Tác giả: Lê Mậu Hãn (ch.b), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
16. Võ Nguyên Giáp (1995), Chiến đấu trong vòng vây, Nxb QĐND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến đấu trong vòng vây
Tác giả: Võ Nguyên Giáp
Nhà XB: Nxb QĐND
Năm: 1995
17. Doãn Kim (2005), Yên Bái – Hồi ức thời chống Pháp, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yên Bái – Hồi ức thời chống Pháp
Tác giả: Doãn Kim
Nhà XB: Nxb Quân độinhân dân
Năm: 2005
18. Phạm Vĩnh Phúc (2000), Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Tác giả: Phạm Vĩnh Phúc
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 2000
20. Ngô Vi Thiện (1994), Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hậu cần chiến dịch trong kháng chiến chống thựcdân Pháp xâm lược 1945 – 1954
Tác giả: Ngô Vi Thiện
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1994
21. T.Đ. Khâu, Nguyễn Văn Huấn, Dần... (1953), Quyết tâm thì đánh thắng, K.đ. Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết tâm thì đánhthắng
Tác giả: T.Đ. Khâu, Nguyễn Văn Huấn, Dần
Năm: 1953
22. Đặng Việt Thuỷ (B.s.) (2014), Từ chiến dịch Nghĩa Lộ đến chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ chiến dịch Nghĩa Lộ đến chiến dịchĐiện Biên Phủ
Tác giả: Đặng Việt Thuỷ (B.s.)
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2014
23. Nguyễn Thị Ngọc Thư (2011), Phong trào yêu nước chống Pháp ở Yên Bái từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954, ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào yêu nước chống Pháp ở YênBái từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
Tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Thư
Năm: 2011
24. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện sử học (2003), Lịch sư kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân khu Tây Bắc (1945 – 1954), Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sư kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân khuTây Bắc (1945 – 1954)
Tác giả: Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia – Viện sử học
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 2003
25. Ty Tuyên truyền và Văn nghệ Thái Nguyên (1952), Gương hy sinh dũng cảm của quân và dân trong chiến thắng Nghĩa Lộ, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gương hy sinhdũng cảm của quân và dân trong chiến thắng Nghĩa Lộ
Tác giả: Ty Tuyên truyền và Văn nghệ Thái Nguyên
Năm: 1952

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w