Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
426,48 KB
Nội dung
Hải-Quân vànếpsống Thủy-sinh trongdòngsinh-mệnhdân-tộc Hải-Sử dân ta không những dài như trường-giang, rộng tựa đại-dương mà đã khởi đi từ sáu bảy chục ngàn năm về trước. Vũ Hữu San Sử-ký ở nước ta Cụ Lệ-thần Trần-Trọng-Kim viết trong phần Tựa của cuốn "Việt-Nam Sử-Lược," quyển 1 như sau: "Chủ-đích (của việc ghi chép Sử) là để làm một cái gương chung-cổ cho ngư(c)i cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sinh-họat của người trước đã phải lao-tâm lao-lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này. Người trong nước có thông-hiểu những sự-tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học-hành, hết sức làm-lụng, để vun-đắp thêm vào cái nền xã-hội của tiên-tổ đã xây- dựng nên mà để lại cho mình ." Chủ-đích của vị Sử-gia tăm-tiếng họ Trần cũng là niềm mong ước của mọi người chúng ta khi đọc Việt-Sử. Tuy thế người lính thủy hay người thường-dân hành thủy hay cả những người yêu sông nước, biển cả - muốn thông-hiểu sự-tích nước mình, dân mình liên-hệ ra sao với sinh-hoạt nước - lại không được cái may mắn như vậy. Cầm cuốn Sử nước ta lên mà xem cho hết, người đọc chỉ thấy các sinh-hoạt quá-khứ của tiền-nhân ở trên đất, trên bờ; tương-tự như trong những cuốn sách sử-ký của các dân-tộc khác nằm trong lục-địa. Sử-gia Trần-Trọng-Kim nhận-xét về chuyện "Sử nước ta được chép theo lối sử Tàu" một cách xác-đáng như sau: "Cái lối làm sử của ta theo lối biên-niên của Tàu, nghiã là năm nào tháng nào có chuyện gì quan-trọng thì nhà làm sử chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải-thích cái gốc-ngọn và sự liên- can việc ấy với việc khác là thế nào." Vì thế, sinh-hoạt thực-sự của đại-đa-số dân-chúng không được nói đến trong Việt-sử. Donald Worster đã một lần chê trách các nhà viết sử. Chúng ta cũng có thể bắt chước Ông mà phát-biểu một câu "nhẹ-nhàng" như sau: "Viết sử mà không có nước ở trong, đó là một thiếu sót lớn. Kinh-nghiệm nhân-loại (và đặc-biệt là của nguời "nước" ta) đâu có khô khan đến như vậy!" Cách ghi chép chính-sử là như vậy. Tuy nhiên may mắn hơn cho dân ta, những sinh-hoạt thủy-sinh được kể lại khá nhiều qua dã-sử, cổ-tích và thần-thoại. Ngoài ra trong một số sách cổ-văn hiếm hoi, ta cũng thấy người xưa ghi-nhận được những sinh-hoạt. Sách Tàu cũng nói "Người Việt-cổ sinh hoạt dưới nước nhiều hơn ở trên cạn nên bơi lội rất giỏi, biết làm các thứ thuyền nhỏ là Linh và thứ thuyền nhỏ thân dài là Đĩnh, thuyền lớn gọi là Tu-lự, thuyền có lầu tức Lâu-thuyền và thứ thuyền có gắn mũi qua tức là Qua-thuyền . Theo Hoài-Nam-Vương Lưu-An đời Hán, thì người Việt rất thạo thủy-chiến, rất quen dùng thuyền, ở trên cạn ít mà ở dưới nước nhiều. Họ cắt tóc, xâm mình, đóng khố ngắn để tiện bơi lội, tay áo cộc để tiện chèo thuyền." Hồn "Nước" dựng nước Việt-Nam Biển Đông bao quanh một nửa đất nước chúng ta. Theo Bernard Philippe Groslier, biển cả đã gợi ra trong trí óc người dân Đông-Dương cái ấn-tượng về nguồn gốc của muôn loài, một tâm-tưởng đến cả thế-giới trước khi khai-thiên lập-địa và cũng là nơi quê-hương cho người chết (tổ-tiên) trở về. Mỗi khi đề-cập đến đất nước quê-hương, mọi người Việt chúng ta đều có một ý-thức sâu xa về "hồn nước linh-thiêng". Một học-giả ngoại-quốc, Tiến-sĩ Keith Weller Taylor có lẽ là người đầu-tiên nhận ra điều này. Ông phân-tích chính-xác nhiều điều về tính-thần tự- chủ của dân Việt-Nam rất đúng. Taylor cho rằng: "Nước (Water) có hồn nước (Aquatic Spirit) linh-thiêng, có năng-lực tạo dựng nên dân-tộc, nên nước Việt-Nam chính-thống ." Chúng tôi rất thích đoạn-văn của Ông, tuy ngắn gọn nhưng ý-tứ uyên-bác, khó dịch sao cho chính-xác được. Vậy xin chép lại nguyên-văn như sau: "The idea of an aquatic spirit's being the source of political power and legitimacy, which attended the formation of the Vietnamese people in prehistoric times, is the earliest hint of the concept of the Vietnamese as a distinct and self-conscious people". Hải-Sử, nơi chất chứa những (truyền-thống) cực kỳ quan-yếu của dân-tộc Tại các nước Âu-Mỹ, Hải-sử (Maritime History) là một ngành khoa-học được khai-sinh từ lâu. Nhưng ở xứ ta, danh-từ "Hải-sử" ít khi được nghe nói tới, và cũng chưa có một cuốn Sử nào ghi chép thuần các sinh-hoạt thủy-sinh. Tuy vậy nếu xét cho kỹ, chúng ta thấy rằng Hải-Sử đúng là nơi cần-thiết cho việc ghi chép các thành-tích lẫy-lừng và truyền-thống cực-kỳ quan-yếu của dân-tộc. Một phần của bài viết, phần "Tiền Hải-Sử" Việt-Nam mà chúng tôi trình-bày tiếp đây là những kiến-thức mới mẻ. Nhờ tiến-bộ trong nhiều ngành khoa-học, ngày nay nhân-loại hiểu biết nhiều hơn về quá-khứ. Tuy một số chi-tiết nhỏ còn là giả-thuyết, nhưng nói một cách tổng-quát, có nhiều nét độc-đáo về sinh-hoạt nước của tiền-nhân chúng ta đáng nói và đã có nhiều học-giả quốc-tế đổ xô đến nghiên-cứu. Không ở một nơi nào khác trên địa-cầu, Khoa Tiền-hải-sử có nhiều vấn-đề cần tìm hiểu như tại khu-vực Biển Đông. Riêng với dân-tộc Việt-Nam, Tiền-hải-sử phải được coi là một ngành học quan-trọng vì nhiều lý-do sau đây: - Truyền-thống hàng-hải lâu đời của dân-tộc hiện-diện trong mọi sinh-hoạt dân-tộc. - Bờ biển Việt-Nam và Hoa-Nam từ xưa đến nay chính là nơi quy-tụ nhiều kiểu ghe thuyền phong-phú hơn bất cứ nơi nào khác trên thế-giới. Kiến-trúc tàu bè Việt-Nam rất độc-đáo và đã đạt đến trình-độ kỹ-thuật cao ngay từ cổ-thời. Clinton Edwards cho rằng những Người Biển (Orang Laut) ở Đông-Nam-Á thuộc những bộ-lạc Hải-du (Sea nomads) phát-triển truyền-thống hàng-hải trước khi chính họ mở mang nông-nghiệp. - Những nền văn-minh "nước" từ Hoà-Bình đến Đông-Sơn xuất-hiện liên-tục trong tiến- trình sinh-hoạt văn-hoá của người Việt-Nam. Nền văn-minh Hoà-Bình đã tiến-triển trong khoảng thời-gian 9,000- 5,600 năm TTL., chuyển sang Bắc-Sơn 8,300-5,900 năm TTL., liên-tục qua nhiều nền văn-minh; sau này tới thời Đồ Đồng của Phùng-Nguyên 3,000- 1500 năm TTL., rồi Đông-Sơn 500 năm TTL., rõ ràng nhuốm mầu sắc hàng-hải." - Theo Bernard Philippe Groslier, và dân-cư Đông-Dương (trong đó đại-biểu chính là Việt-Nam) đã đóng vai trò quan-trọng trong vùng Đông-Nam-Á. Cho dù Java có thể là nơi con người xuất-hiện trước hết, nhưng Đông-Dương luôn luôn là cái kho chứa nhân- lực mà từ đó gửi đi khai-hoá khắp vùng. - Wilhelm G. Solheim II viết rằng: nh-hưởng của văn-minh Hoà-Bình tạo-lập lên các nền văn-minh Yangshao (Ngưỡng-Thiều, miền bắc Trung-Hoa.) và cả nền văn-minh Lungshan (Long-Sơn) cũng từ phiá Nam đem lại. Solheim còn đi xa hơn nữa, Ông cho rằng Đông-Nam-Á thời cổ chính là nơi phát-sinh những đường hàng-hải giao-tiếp với khắp các nơi ở dọc bờ biển Á-Châu, Âu-Châu, Phi- Châu, Đại-Dương-Châu và ở cả Mỹ-Châu. Solheim lý-luận rằng chỉ có sự kiện Đông- Nam-Á giữ vai-trò trung-tâm phân-tán như trục một cái bánh xe toẻ ra khắp phía, người ta mới giải thích được hiện-tượng lịch-sử là tại sao các chủng-tộc khác biệt của loài người sống xa cách nhau trên khắp thế-giới lại có nhiều sự tương-đồng giữa những sinh-hoạt văn-hoá như vậy. Bài viết này nằm trong chủ-đề "Hải-Sử", chúng tôi xin trình-bày về những sinh-hoạt thủy-sinh của dân ta trên sông nước (thủy), biển Đông (hải) và ngoài Đại-(dương). Đặc- biệt, hoạt-động Thủy, Hải, (Tuần-) Dương-quân đươc đặc-biệt kể đến như là những thành-tích cực-kỳ quan-trọng trongdòngsinh-mệnh của dân-tộc. Những Thuyền-nhân Đầu-tiên của Nhân-loại Trước hết, ta phải kể đến vấn-đề thật cổ-kính của thời-gian mà ít ai tưởng-tượng nổi. Phải có một thứ "văn-minh nước" nào đó đã xuất-hiện từ lâu tại vùng đồng-bằng Sunda. Kỹ- thuật thuyền bè của dân-cư Biển Đông đủ tiến-bộ để giúp di-dân đường biển từ Đông- Nam-Á sang Úc-Châu từ 60,000 năm trước. Chứng-cớ hiển-nhiên này không những đã được những nhà Úc-Châu-học công-nhận, mà các khoa-học-gia mọi ngành khoa-học khác cũng đồng-ý. Văn-minh Nước thời Băng-Đá Trong khoảng 60,000 năm cho đến nay, Trái Đất trải qua nhiều giai-đoạn nóng và lạnh chen kẽ nhau. Mực nước biển đã dâng lên hạ xuống nhiều lần, sự sai-biệt có tới 150m. Cách nay chừng 18,000 năm, diện-tích Biển Đông chỉ bằng phân nửa hiện nay. Khi băng đá hai cực địa-cầu tan rã thì nước biển dâng lên nhanh. Cho đến khoảng 4,000 năm trước Tây-lịch (TTL), hàng trăm ngàn dậm vuông lục-địa đã bị ngập dưới Biển Đông. Vì diện- tích đất đai bị suy-giảm nên mật-độ dân-số gia-tăng. Nhiều sự tiếp-xúc, trao đổi, va chạm giữa những giống người khác nhau đã xảy ra. Lúc xưa dân-cư sống rải rác khắp nơi trong vùng đất thấp rộng lớn Sunda, nay cùng gặp nhau trong một môi-trường sinh-hoạt mới vùng đồi núi. Tiến-bộ khởi-sự từ đó. Theo ý-kiến của một số nhà khảo-cổ, khi nước ngập nơi cư-trú, dân-chúng từ vùng Sunda (kể cả Hoàng-Sa, Trường-Sa) đã chạy lên các vùng cao. Học-giả Thái-Lan Sumet Jumsai cho hay vào khoảng 16,000 năm trước đây, khi mực nước biển dâng lên nhanh thì số lớn dân-cư đã di-chuyển về khu-vực phía Bắc của Biển Đông. Có lẽ vì nhờ tập-trung nhiều nhân-lực, văn-minh Hoà-Bình bộc-phát. Peter Bellwood tường-trình công-trình chinh- phục Thái-Bình-Dương của dân-cư Hoà-Bình (Hoabinhians) trong cuốn sách nổi-danh của ông, cuốn "Man's Conquest of the Pacific" Chester Norman cho rằng vịnh Bắc-phần và vịnh Thái-Lan mà lúc trước là hai vùng đồng-bằng trũng và cạn, nay biến thành hai vịnh biển mới. Văn-minh Hòa-Bình được tạo- dựng trong thời-gian thềm lục-địa Sunda bị ngập nước. Người ta phải di-chuyển đi khai- phá đồng-bằng. Yếu-tố quan-trọng nhất của đà phát-triển là sự ra đời của các giống cây cho hạt. Những loại ngũ-cốc thuần-hóa sau này thích-hợp cho ruộng nước. Khoảng 5,500 năm trước, cây lúa nước đã được trồng trọt. Sinh-hoạt Biển Đông thời hậu Băng-Đá Theo những ghi-nhận của ngành Địa-Chất-học, vào thời xa xưa, khoảng 16,000 năm trước, nuớc đại-đương dâng cao với đà gia-tăng nhanh nhất. Tại vùng Biển Đông vào thời Hău Băng-Đá, sự thay đổi của địa-thế rất mãnh-liệt. Những thay đổi đĩa-thế đã lôi-cuốn theo những thay đổi lớn về môi-sinh con người. Sự tiến-bộ vượt bực của văn-hoá người Việt (Yủeh) trong bối-cảnh bể dâu đó đã được William Meacham nghiên-cứu và trình- bày trong một bài viết rất nổi-tếng của Ông, nhan-đề "Origins and Development of the Yủeh Coastal Neolithic: A Microcosm of Culture Change on the Mainland of East Asia". Một số kết-quả khảo-cứu trực-tiếp liên-hệ đến sinh-hoạt thủy-sinh như sau: - Vì nguồn gốc và địa-bàn riêng biệt, sinh-hoạt người Việt ở duyên-hải khác-biệt với người Tàu ở Trung-thổ. Không thể nào vì thấy một vài ảnh-hưởng văn-hoá giống nhau mà người ta có thể coi dân Bách-Viêt như một thứ dân Tàu được. Nhiều chúng-cớ cho hay là loài người dã có mặt trên Sunda Land mười mấy ngàn năm trước. Những đồng- bằng thấp, được gọi tên chung là Sunda Land đó, nằm ngoài Biển Đông ngày nay đã hoàn-toàn bị ngập nước. Những dân-cư thời đó chính là tiền-nhân người (Bách-) Việt sau này. Họ sinh sống bằng cách thu-nhặt hải-sản như tôm cua, hào nghêu . , săn bát tôm cá ngoài hồ, ao, sông, biển. Trong khoảng từ 15,000 năm đến 4,000 năm trước đây, nước biển dâng lên, làm thay đổi môi-trường sinh-hoạt và tạo nên sự dồn ép mật-độ dân-số. - Văn-minh Hoà-Bình xuất-hiện 11,000 - 7,600 trước đây, văn-minh Bắc-Sơn, khoảng 8,300 - 5,900 năm trước Tây-Lịch (TTL.). - Bè tre và có thể cả loại ghe thuyền sơ-đảng được dùng khắp nơi, 10,000 năm TTL. Người Việt và những Phát-minh thiết-yếu đóng góp cho Nhân-loại Trái đất chúng ta đang ở có tới gần ba phần tư bề mặt che phủ bởi nước. Các nhà văn- minh-học đều đồng-ý rằng văn-minh loài người tiến-triển được là nhờ sự chuyển-vận. Các sách Bách-Khoa Từ-Điển đồng-ý rằng cho đến ngày nay, chuyển-vận đường thủy vẫn quan-trọng hơn đường bộ và đường hàng-không. Nếu so với sự phát-triển đường biển thì "chuyển-vận trên đất liền phát-triển với một mức-độ chậm chạp hơn nhiều . Sự chuyển-vận đường bộ được cải-thiện rất ít cho mãi tới năm 1825, khi kỹ-sư người Anh George Stephenson áp-dụng máy hơi nước để chạy một đầu máy xe lửa . Sinh-hoạt trên địa-bàn "Nước", dân Việt là tác-giả hầu hết những phát-minh thiết-yếu về đường thủy. Bè, thuyền độc-mộc, mái chèo, cánh buồm, bánh lái, thuyền nhiều thân (outriggers) cây xiếm . là những công-trình sáng-tạo mà tiền-nhân ta đóng góp cho sự tiến-bộ của nhân-loại. Về đẩy thuyền (propulsion), kể từ việc dùng bè thả trôi cho đến cả kỹ-thuật cao như việc đi ngược gió hay lái thuyền tự-động cũng đều do tiền-nhân chúng ta tạo-dựng. Thành-quả đáng kể nhất có lẽ là cách sử-dụng phối-hợp tài-tình hai hệ-thống buồm và xiếm. Nhờ vậy, một số loại ghe thuyền ở Việt-Nam có thể tự nó lái lấy và giữ hướng đi trong nhiều ngày dài, không cần phải sửa đổi tay lái. Người Việt "vượt" từ Ngư-nghiệp sang thẳng Nông-nghiệp Sau khi duyệt-xét lại những biến-chuyển về địa-thế bờ biển Đông-Á vào khoảng thời- gian từ 15,000 năm TTL. đến 4,000 TTL., nhà địa-lý-học Carl Sauer đi đến kết-luận: Đông-Nam-Á là nơi khởi-sự nông-nghiệp. Theo một số học-giả Việt-Nam, danh-tự "Việt" có nghiã là tiến lên, vượt trội lên . Tính kiên-quyết của dân ta vượt mọi khó khăn trở ngại biểu-lộ ngay từ trong những ngày đầu sinh-hoạt. Nhà địa-lý-học Carl Sauer đã đề-cao tinh-thần tiến-bộ của dân-cư giống Việt (Yủeh) vào giai-đoạn khởi-nguyên nền văn-hoá Hoà-Bình ở vùng đất "Sunda -Hoà Bình" như sau: "Mực nước biển dâng cao làm tăng thêm nhịp bồi đắp phù-sa lên những khu thung-lũng duyên-hà trong khi các vùng đất thấp tiếp-tục bị ngập lụt. Dân-cư khi xưa ở rải rác thì lúc này thu lại thành các vùng cư-trú dọc theo những nguồn nước . Một thế- giới mới đã thành hình, sự thay đổi môi-trường vật-lý địa-dư đã trở thành cơ-hội thuận- tiện tối-đa cho những dân thích phiêu-lưu và mong tiến-bộ . Người dân bỏ sự nhàn rỗi và nhờ trí óc tò mò để tìm thử-nghiệm, một cộng-đồng như vậy chỉ cần một thời-gian ngắn để chuyển-tiếp từ ngư-nghiệp sang thẳng nông-nghiệp." Người Việt Nông-nghiệp và Thương-Mại Trong sinh-hoạt nông-nghiệp, người ta thường chia người Đông-Nam-Á làm hai loại: dân miền cao và dân miền xuôi. Dân miền cao trồng các loại hoa màu hợp cho vùng đất khô ráo. Dân miền xuôi canh-tác lúa nước, cần dẫn nước vào ruộng. Phải cần kỹ-thuật cao và có tổ-chức điều-hành tốt thì số lượng thực-phẩm sản-xuất mới gia-tăng. Xã-hội miền xuôi lại có thể phân-biệt thành hai thành-phần: là nông-dân và thương-gia. Đạc-điểm sinh-hoạt này được Donald G. McCloud trình-bày. Ông viết rằng: Dân-cư đồng bằng có hai nghề canh-nông và thương-mại, tức là cầy bừa ruộng nương và buôn bán viễn-dương. Nhóm hải-hành viễn-dương trao đổi hàng-hoá có nhiều cơ-hội trở nên giàu sang và thường nắm giữ thế-lực chính-trị. Nếu thế xã-hội Việt ngày xưa, rất có thể chỉ gồm hai giới Nông và Công Khi xem xét tình-trạng Đông-Nam-Á từ thế-kỷ thư 9 đến 14, các nhà nghiên-cứu hợp- biên một sộ sách nhan đề: "Southeast Asia in the 9th to 14th Centuries," (edited by David G. Marr and A. C. Milner), Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, phát-hành năm 1986. Các báo-cáo của nhóm này cho thấy xã-hội Đại-Việt vẫn còn mang nhiều nét văn-hoá địa-phương Đông-Nam-Á hơn là văn-hoá Trung-Hoa. Hệ-thống xã-hội "Sĩ Nông Công Thương" mới thành-hình khi nước ta nhiễm cái ảnh-hưởng văn-hoá Trung-Hoa một cách nặng-nề mà thôi. Người Tàu lúc xưa rất run sợ trước những chuyến hải-hành xuyên-dương như: phải đi tàu Man, sợ cướp, sợ bị giết, sợ chết đuối, sợ xa nhà nhiều năm . Trong khi đó, sách sử Trung-Hoa ghi chép nhiều chi-tiết về hoạt-động thương mại của người Bách-Việt. Sinh- hoạt của những thương-gia Việt giầu có kiểu "phú-gia địch-quốc" nhờ thương-mại viễn- duyên được ghi lại khá nhiều. Theo học-giả Sterling Seagrave thì những người Trung- Hoa trong nước và hải-ngoại giầu có ngày nay là nhờ đươc thừa-hưởng truyền-thống thương-mại từ người Việt thời chiến-quốc. Seagrave không ngại-ngần, đã sử-dụng những "chữ lớn" như Roots (gốc rẽ), Children of Yueh (con cháu người Việt) để đề-cập đến nhiều nhân-vật kim cổ nổi danh như vậy. Địa-bàn Cư-trú của Tổ-tiên và Nhu-cầu của Quân Thủy Địa-bàn cư-trú chủ-yếu của tổ-tiên ta là khu-vực mới được phù-sa sông Hồng, sông Mã bồi đắp. Vùng đất này nằm giữa một bên là núi cao, một bên là biển cả. Địa-bàn sinh-hoạt thời cổ cũng là nơi giao-tiếp giữa hai môi-trường: núi và biển. Có hai đặc-điểm nổi bật lên như sau: - Hệ-thống sông ngòi thoát nước dày đặc, có hình-dạng nan quạt ở đầu thượng nguồn. - Mưa lũ hàng năm tràn lan khắp nơi. Nước chảy đến mấy chỗ trũng, tạo ra vô số đầm lầy, hồ ao chi chít. Địa-hình tạo nên một 'thế-giới nước' tác-động trực-tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người Việt cổ. Các di-tích khảo-cổ cho chúng ta biết rằng tất cả các địa-điểm cư-trú đều nằm trên các gò bãi. Có thể nói nước bao quanh làng xã Viêt-Nam. Nước tạo nên biên- giới thiên-nhiên chia cắt từng vùng đất. Nước là môi-trường sinh-sống của người Viêt- Nam. Từ lâu, khái-niệm về quê-hương, xứ sở, về lãnh-thổ, tổ-quốc đã được tổ-tiên ta thể-hiện bằng tên của môi-trường gắn chặt với cuộc sống của mình: Nước ! Phương-tiện di-chuyển chính-yếu của người dân Việt thời cổ suốt mấy chục ngàn năm là thuyền bè. Ngay khi một tập-hợp võ-trang nào đó được hình-thành, thuyền bè đương- nhiên trở nên phương-tiện đầu tiên và căn-bản của các cuộc hành-quân. Những trang-bị trên thuyền lập tức biến thành khí-cụ cơ-hữu của quân thủy. Những người lính Việt đầu tiên của quân-ngũ có lẽ không mang nặng nhiệm-vụ bảo-vệ "diện-địa". Những quân-nhân này nằm lòng phần trọng-trách giữ an-ninh "đường thủy" nhiều hơn. Từ-ngữ "giữ nước" có thể đã ghi lại dấu vết rằng "các người lính đầu tiên phục-vụ dưới cờ nước ta là những người lính thủy". Có nhiều lý-lẽ tạo nên sự tin-tưởng rằng Thủy-quân của ta ra đời trước Lục-quân. Huyền-sử "Nước" và Thần-thoại Dân-tộc Các truyền-thuyết xưa nhất của dân-tộc đều là những truyện cổ-tích mà nội-dung có gốc rễ sâu đậm về hàng-hải. Xin lược-kê một số nhỏ như sau: - Dân ta khởi đi từ Động-Đình-Hồ, dòng dõi Long-Quân với các vua Kinh-Dương- Vương, Lạc-Long-Quân. - Bọc trăm trứng sinh trăm con: 50 con lên núi, 50 con xuống biển. - Người Văn-Lang làm nghề chài lưới, vua bắt dân lấy chàm vẽ mình để thuồng luồng tưởng rằng đồng-loại mà không làm hại. - Thuyền của dân ta vẽ hai con mắt, có ý để cho các thủy-quái ở sông, ở bể không quấy- nhiễu đến. - Truyện Thủy-tinh đánh nhau với Sơn-Tinh . Bàn về danh-hiệu của Kinh-Dương Vương và Lạc-Long Quân ta không thể quên chữ Kinh tức là đất Kinh và Dương là đất Dương, hai châu thuộc địa-bàn của giống Giao-Chỉ chúng ta. Với chữ Lạc-Long Quân cũng vậy. Danh-hiệu này chỉ có nghiã là vua của giống Lạc-Long cũng như Kinh-Dương Vương là vua miền châu Kinh, châu Dương. Lạc- Long Quân lấy Âu-Cơ tức nàng con gái đất Âu. Chữ Âu là tên một con sông nước Việt (Chiết-Giang) ngày nay vẫn còn. Nó nhắc chữ Âu-Lạc, Âu-Việt, Đông-Âu, Tây Âu . Tất cả địa-đanh đều ở miền Biển, chằng chịt nhiều sông hồ. Huyền-sử nước ta đưa ra nhiều hình-ảnh về những chuyến di-dân từ Biển Đông vào cư- trú dọc duyên-hải, chẳng hạn như các chuyện sau đây: Truyện Lạc-Long-Quân kể rằng: Ông vua Rồng này có quê Mẹ từ ngoài biển cả đi vào, giúp dân trừ yêu-quái trên đất liền, dạy dân cách trồng lúa để ăn, may quần áo để mặc. Sau này dù Lạc-Long-Quân đã bắt cóc và lấy Âu-Cơ thuộc giống tiên làm vợ, nhưng ông thường trở về lại Thủy-Cung. Huyền-thoại Sơn-tinh Thủy-tinh làm chứng cho giai-đoạn giao-tiếp giữa những "người đường biển" và những "người đường cao". Cảnh-trí tuy ghi lại từ thời những Vua Hùng dựng nước, nhưng chứng-tích khảo-cổ lại tiết-lộ rằng thời-gian đã có thể xảy ra từ hàng chục ngàn năm trước. Thần-thoại "Ông Thần Độc-Cước" vùng Sầm Sơn, Thanh-Hoá cũng vậy. Vị thần loại-trừ bọn cướp từ biển vào, toán giặc từ núi xuống, giữ cho dân vùng duyên-hải được yên ổn làm ăn. Hình-bóng Thần-kỳ của Hải-quân Truyện Sơn-tinh Thủy-tinh làm chứng cho giai-đoạn giao-tiếp giữa những "người đường biển" và những "người đường cao". Huyền-thoại được kể như ghi lại trong thời những Vua Hùng dựng nước, nhưng chứng-tích khảo-cổ lại có thể tiết-lộ khác-biệt: thời-gian hai sinh-hoạt của cư-dân từ Biển Đông đi lên và từ Núi Rừng đi xuống, giao-tiếp nhau đã xảy ra từ hàng chục ngàn năm trước. Và cũng có thể là . tiền-thân của những người chiến-sĩ biển đã xuất-hiện qua vai trò Thủy-Tinh Trong giai-đoạn sáu chục ngàn năm, tính từ các chuyến đi Úc của người Đông-Nam-Á đến khi Vua Hùng dựng nước Văn-Lang, chắc chắn đã có nhiều tổ-chức hay lực-lượng trên Biển Đông của dân ta được thành-lập. Trong sứ-mạng bảo-vệ các hoạt-động thủy- sinh cho đồng-bào, những tổ-chức quân thủy này chắc chắn là các nhóm võ-trang đầu- tiên của nhân-loại chiến-đấu trên mặt nước. Sinh-hoạt trong môi-trường "nước Biển Đông", quân thủy của ta ngay từ những ngày đầu đã là hải-quân nước xanh thuần-tuý. Ý-tưởng "Nước Nâu trước, Nước Xanh sau" của Đại-tá Thủy-Quân Lục-Chiến Mỹ chỉ đúng cho các khu-vực ngoài Đông-Nam-Á mà thôi. Vua Hồng Lạc (Bua, Bố Rồng) từ biển vào bờ, định-quốc an-dân, mang hình-ảnh hào- hùng của một vị Tổ tiên-khởi Hải-quân ngày nay. Theo ý ông Trần-Quốc-Vượng, Lạc- Long-Quân là vị anh-hùng văn-hoá lớn nhất của Thần-thoại Việt-Nam, từ biển tới, từ sông lên, diệt "Ngư-tinh", "Mộc-tinh", "Hồ-tinh", khai-sáng miền châu-thổ sông Hồng. Lạc-Long-Quân cũng là vị anh-hùng văn-hoá đầu tiên chống sự xâm-lấn của phương Bắc (Đế-Lai), bảo hộ lãnh-thổ riêng cho con cháu dựng nước ." Những Đường Thuyền-nhân Di-tản Dân Việt là giống dân bản-địa của Biển Đông. Tuy yêu quê-hương, nhưng cũng có ngườI vì hoàn-cảnh ngặt nghèo mà phải ly-hương. Di-cư đường biển là đề-tài đã được nhiều học-giả nghiên-cứu. Elden Best tìm ra nhiều nguyên-nhân đã khiến người ta phải rời bỏ quê-hương đi xa. Trường-hợp "Thuyền-nhân Việt ly-hương" ngày nay và 4,000 năm trước, cũng nằm trong những lý-lẽ tương-tự. Học-giả Mỹ Stephen C. Jett có cùng ý-kiến với Elden Best, nhận thấy nhiều chứng-tích rằng người tị-nạn cũng thực-hiện những chuyến xuyên Thái-Bình-Dương. Các áp-lực của dân Tàu tại vùng Đông-Á, những sự bành-trướng lãnh-thổ của nước Trung-Hoa đã tạo nên nhiền đợt di-dân đông đảo đi về Nam, chạy ra các đảo, và lang bạt ra xa cho tới tận Phi-Châu và Mã-Đảo. Jett cũng như nhiều nhà khảo-cứu tiếng-tăm khác cho rằng nhiều ít phải có những nhóm di-tản đã vượt đại-dương qua Mỹ-Châu. Một số Học-giả tiền-tiến người Trung-Hoa cũng nhận thấy rằng dân Bách-Việt đã tới Mỹ-Châu. Theo Paul Shao, tuy người ta thấy có dấu-vết văn-minh Trung-Hoa trên đất Mỹ nhưng những di-dân Á-Đông mang văn-minh đi truyền-bá phần lớn lại không phải người Trung-hoa thuần-túy mà là các giống dân khác như Đông-Di, Nam-Man . Nhân dịp phổ-biến các kết-quả khảo-cứu, Paul Shao đã kêu gọi mọi người nghiên-cứu kỹ-lưỡng vai trò khai-phá Mỹ-châu của tị-nạn Việt chúng ta, đặc-biệt là các "thuyền- nhân" trốn chạy ngoại-xâm. Nước Văn-Lang , Văn-minh Đông-Sơn và Thế-lực trên Biển Văn-Lang là danh-hiệu nước ta thời-đại Hùng-Vương. Đồ Đồngvà nhất là các trống Đông-Sơn được sản-xuất vào thiên-kỷ thứ nhất TTL. tiêu-biểu cho nền văn-hoá của dân- tộc thời-kỳ mở nước và dựng nước. "Không-gian của xã-hội Văn-Lang - Âu-Lạc là không-gian của Văn-Hoá Đông-Sơn, cũng là không-gian tìm được nhiều trống Đông-Sơn nhất và tồn-tại nhiều trống cổ nhất. Đó là vùng Bắc Việt-Nam và khu-vực Nam Hoa-Nam." Thời-gian là thời-đại Hùng-Vương. Những sinh-hoạt (dân-gian) lúc đó được ghi nhận qua nhiều hình ảnh trên trống đồng. Sử-gia D. G. E. Hall nhận-xét về người Việt thời Hùng-Vương như sau: "Dân thuộc văn- hoá Đông-Sơn phát-triển cao-độ khả-năng hàng-hải và kiến-trúc Tàu bè, họ là những nhà hàng-hải gan dạ với số vốn hiểu biết nào đó về Thiên-văn-học." Trong khi nghiên-cứu, Peter Bellwood lấy thêm tái-liệu của Spiegel (197, Badner (1972) để chứng-minh và đi đến kết-luận là những kiểu mẫu kỷ-hà đặc-biệt của Đông-Sơn tìm thấy ở vùng Sepik, quần-đảo Admiralties, New Ireland, và Trobriand Islands . Khi khảo-sát văn-hoá thời Đông-Sơn, nhiều học-giả gồm cả Đông-phương lẫn Tây- phương như Chikamouri, Bezacier, Manuel, và nhất là Keith Weller Taylor, đã đồng-ý rằng: "Các hình vẽ và trang-trí trên trốngđồng Đông-Sơn luôn luôn tạo nên ý-tưởng về những biểu-tượng của nghệ-thuật hàng-hải, đồng-thời minh-chứng một cách không thể lầm lẫn về tầm ảnh-hưởng của một thế-lực dựa trên căn-bản của biển cả." Thủy-quân của Vua Hùng vàTrống Đồng-cổ Đan-Nê Huyền-thoại sớm-sủa nhất về chiến-công của Thủy-quân Văn-Lang được nhắc nhở qua chứng-tích một ngôi đền cổ tại tỉnh Thanh-Hoá. Sau chuyến viễn-chinh thắng giặc vùng duyên-hải phiá Nam mà sau này là đất Chiêm-Thành, một vị vua Hùng đã cho đúc trốngđồng kỷ-niệm và lập đền thờ Đồng-Cổ trên núi Tam-Thai, xã Đan-Nê. Gần 3,000 năm trước, vùng châu thổ chưa được phù-sa bồi đắp, sông ngòi đầm lầy, ao hồ khắp nơi. Từ kinh-đô Phong-Châu (huyện Bạch-Hạc, tỉnh Vĩnh-Yên ngày nay) khi muốn viễn-chinh tiễu-trừ giặc miền biển (Trung-Việt ngày nay), nhà Vua chỉ có mỗi một phương-tiện là sử-dụng thủy-quân để có thể di-chuyển, tiếp-liệu, bất-thần tấn-công và truy-sát kẻ địch tận ngoài khơi mà thôi. Chiến-tích của Thủy-Quân cũng ngẫu-nhiên mang lại vinh-dự cho TrốngĐồng Đan-Nê. Những ghi chép về trốngđồng cổ trong sử sách Việt Nam còn lại rất ít, và thật ra cũng chỉ xoay quanh hai chiếc trống mà thôi. Nguyễn Duy Hinh trong bài "Trống Đồngtrong Sử Sách" cũng nhắc đến tình trạng này. Trống Đan Nê đã được các sách nhắc đến: Việt Điện U linh (1029) , Đại Việt Sử ký Toàn thư (1479) , Lĩnh Nam chích quái (1492-1493) Đại Nam Nhất thống Chí . Những đoạn văn ghi chép trong các sách này khẳng định, bổ sung nhau và được xác định chắc chắn thêm qua tư liệu dân tộc học. Một chiếc khác có khả năng là trống Miếu Môn I, có thể đã được ghi nhận trong thần tích của làng Thượng Lâm, do Đinh Tiên Hoàng ban thưởng để làm trống thờ. Pháo-tiễn đầu tiên trên Chiến-thuyền Trong các trốngđồng Đông-Sơn, trốngđồng Ngọc Lũ I là một sản phẩm đã xuất hiện hồi thế kỷ VII trước công nguyên. Chiến-thuyền phải có trước trốngđồng một thời gian và có cơ sở để giả định rằng trước đây khoảng 2800 năm hoặc 2900 năm hay hơn nữa, người Việt Nam hoặc 2900 năm hay hơn nữa, người Việt Nam cổ đại đã biết chế tạo ra chiến- thuyền có pháo-tháp nỏ thần cho thủy-quân. Huyền-thoại "Nỏ Thần" đã được tiền-nhân chúng ta kể đi kể lại từ nhiều nghìn năm qua. Tuy vậy, chỉ mới vào thế-kỷ thứ 20, người ta mới tìm được chứng-tích trên trống đồng. Và hiển-nhiên hơn nữa, các nhà khảo-cổ đã đào được hàng ngàn mũi tên đồng ở Đồng- Đậu, Gò Mun và Cổ-Loa. Các chiến-thuyền đời Hùng-Vương với Nỏ Thần được ghi lại rất rõ nét trên nhiều chiếc trống đồng. Nỏ Thần đặt trên Pháo-tháp là thượng-tầng kiến-trúc của chiến-thuyền. Nét vẽ tuy ít nhưng cho thấy cơ-quan máy móc để nạp pháo-tiễn liên-hoàn. - Vào thời đó, vũ- khí này rất lợi hại vì có tầm xa, bắn cả tên bằng đồng hay tên lửa. Cánh nỏ và mũi tên lớn quá khổ, có tới 2-3m. Cổ-Loa thành, Căn-cứ Hải-Quân [...]... nhất và mau lẹ nhất, rất thích-hợp với đánh nhanh, đánh mạnh và bất ngờ Dùng đường thủy lại có thể đánh tập-kích sâu vào hậu-tuyến địch một cách dễ dàng Nếu xưa kia, quân Trịnh cũng dùng đường thủy là cốt yếu tiến đánh thốc vào thành PhúXuân và hậu-tuyến của đối-phương thì quân Nguyễn thật khó lòng chống đỡ, và chiếnlũy Trường-Dực tất sẽ thành vô-dụng Cũng như vậy, trong cuộc chiến Việt-Nam Cộng-Hoà và. .. quân Xiêm và hầu như toàn bộ quân bản bộ của Nguyễn Ánh Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785 được ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một trận tiêu diệt chiến lớn vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc chúng ta: Chỉ trong một trận, quân Tây Sơn đã tiêu diệt 48000 quân Xiêm và mấy ngàn quân bản bộ của Nguyễn Ánh Trận Rạch Gầm - Xoài Mút như một đòn sấm sét đánh vào toàn... để khỏi bị bắt sống cả lũ! Trong các trận đánh địch, thủy quân Tây Sơn cũng biết sử dụng đặc công và nhờ vậy dễ làm cho địch hoang mang, tan rã Sau khi quân Xiêm bị quân Tây Sơn đánh bại vào đầu năm 1785, Nguyễn Ánh dựa vào giai cấp tư bản phương Tây Bọn tư bản phương Tây đã giúp Nguyễn Ánh súng đạn, người và kỹ thuật đóng tàu biển Khi Nguyễn Huệ mất, Nguyễn Ánh mở cuộc tấn công quy mô vào lực lượng... Cầu nhầm ngăn chặn quân Tống qua sông để đánh vào Thăng Long Lý Thường Kiệt lại biết rằng để hỗ trợ cho bộ binh do Quách Quỳ và Triệu, Tiết chỉ huy, Tống Thần tôn và Vương An Thạch cho một đạo thủy quân do Dương Tùng Tiên chỉ huy: đạo thủy quân này có nhiệm vụ tiến vào sông Bạch Đằng rồi vào sông Lục Đầu để cuối cùng vào sông Cầu giúp bộ binh của Quách Quỳ và Triệu Tiết qua sông Ông đã sai tướng mang... thêm những khám-phá mới lạ của Bác-sĩ Trần-Đại-Sỹ trong "Việt-Nam Đệ Ngũ Thiên kỷ", USA, 1994, (trang 215-241.) - Trần-Quốc-Vượng, "Trong Cõi, Những ý kiến về Lịch sử, Truyền thống và Hiện trạng Dân tộc của một Sử gia trong nước," Hoa-Kỳ, 1993: 13 - Văn Tân, V ai trò của Thủy Quân Việt-Nam trong lịch-sử dân-tộc (Từ Thời-đại HùngVương đến Thế-kỷ XIX), trong "Nghiên-cứu Sử-học số 5", Hà Nội, tháng 9,... quân của Lý Thánh Tôn và Lý Thường Kiệt tỏ ra phía Đại Việt nắm rất rõ việc bố trí lực lượng của nước Chiêm Thành, cho nên thủy quân Đại Việt không đánh cửa Di Luân và cũng không vào cửa Bố Chánh, mà tiếp thẳng vào cửa Nhật Lệ và đã đánh tan thủy quân Chiêm ở đây, Thủy quân Chiêm bị phá hoàn toàn ở Nhật Lệ có nghĩa là thủy quân Đại Việt có thể cứ giương buồm thuận gió tiến thẳng vào Nam, mà không sợ... Nam hồi thế kỷ XIII là một quân chủng tài giỏi đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ đất nước Trong thủy quân đó nổi bật lên vai trò của Yết Kiêu và Dã Tượng Yết Kiêu và Dã Tượng vốn là gia nô của Trần Quốc Tuấn được Quốc Tuấn nuôi nấng và giáo dục, rồi trở thành những kiện tướng đánh giặc công rất tài tình ở dưới nước Yết Kiêu và Dã Tượng thường lặn dưới nước đến đục phá chiến thuyền của quân Nguyên... và các địa điểm khác thuộc ba tỉnh miền Đông Sau khi đem chiến thuyền vào Sài gòn, Nguyễn Huệ đã nghiên cứu rất kỹ tình hình ta và địch Ông quyết định muốn tiêu diệt quân Xiêm, phải đánh nhanh, và phải tiêu diệt chúng ở Rạch Gầm - Xoài Mút Chủ lực quân Xiêm đóng Long Hồ và Trà tân, lừa chúng ra khỏi Long Hồ và Trà Tân rồi nhử chúng vào khúc sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng là tốt... oai-phong trong bộ giáp-trụ nặng nề Có sách ghi vị Hoàng-Đé đầu tiên của nước ta là "nhà Tướng ngồi trên lưng ngựa" Điều này tương-phản hẳn sự thực: Vua Đinh ăn mặc dản-dị, chiến-đãu trên thuyền Vào thế-kỷ thứ X, phần lớn vùng châu-thổ sông Hồng, sông Mã còn ngập chìm trong biển nước Mùa nước lụt thường kéo dài tới 5 tháng trong một năm Người ta chỉ thấy làng xóm và gò đống lơ thơ nổi lên, trong khi... tre để đan thứ thuyền nan rồi lấy nhựa bôi vào thân thuyền Nhờ đó, Ông đưa được quân lính qua sôngvà đuổi bắt được Đỗ-Cảnh-Thạc Quân-đội và Thủy-quân thời Lý Sự kiện quân-đội nhà Lý đặt nặng về hải-quân không thấy Việt-Sử mô-tả chi-tiết Hồi gần đây, chúng ta đựợc đọc một số nhận-xét mới mẻ của Giáo-Sư Lê-Đình-Thông tại Pháp về chiến-lược và chiến-thuật của Hải-Quân Việt-Nam Theo đó, lưu-động-tính của . Hải-Quân và nếp sống Thủy-sinh trong dòng sinh-mệnh dân-tộc Hải-Sử dân ta không những dài như trường-giang,. đươc đặc-biệt kể đến như là những thành-tích cực-kỳ quan-trọng trong dòng sinh-mệnh của dân-tộc. Những Thuyền-nhân Đầu-tiên của Nhân-loại Trước hết, ta