trẻ say mê hơn với các tác phẩm thơ và với yêu cầu này cần đòi hỏi ở trẻ phải cóvốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, tập trung chú ý và nói biểu cảm.Những kỹ năng này trẻ sẽ được lĩnh
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2014 – 2015
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Trang 2Họ và tên: NGUYỄN THỊ BÍCH HẰNG
Ngày tháng năm sinh: 02/04/1970
Năm vào ngành : 2009
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường mầm non Mỹ Hưng - Thanh Oai - HN
Trình độ chuyên môn : Trung cấp
Hệ đào tạo : Tại chức
Trang 33 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài ……….
III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện: ………
2 Nội dung thực hiện các biện pháp:
a Biện pháp 1: Dạy trẻ đọc thơ có nghệ thuật………
b Biện pháp 2: Trao đổi, gợi mở, sử dụng các phương tiện trực
quan để giúp trẻ đọc thơ diễn cảm
c Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ đọc thơ diễn
cảm
d Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc
dạy trẻ đọc thơ diễn cảm
3 Kết quả thực hiện
Trang
1
23
4
456
6
78
9
10
Trang 4* BÀI HỌC KINH NGHIỆM
IV NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
111212
Trang 5I ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngôn ngữ nghệ thuật giữ vai trò lớn lao trong công tác giáo dục trẻ mầmnon, do vậy việc dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng hàngđầu đối với trẻ mầm non, bởi đó là sự dẫn dắt trẻ và mở cửa cho con người ngay
từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của những giá trị phong phúchứa đựng trong văn học Sự tiếp xúc thường xuyên với các tác phẩm văn học sẽkích thích sự nhạy cảm thẩm mỹ ở trẻ, đồng thời còn phát triển thái độ sáng tạongôn ngữ cũng như hội hoạ cho trẻ trong tương lai Ngoài ra văn học còn gópphần vào việc phát triển trí tuệ, tình cảm, đạo đức và hình thành những phẩmchất nhân cách đầu tiên cho trẻ
Với trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng chưa biết đọc, biết viết, vốn
từ của trẻ còn chưa phong phú, do vậy khi trẻ được tiếp xúc với các bài thơ đềuphải gián tiếp thông qua việc đọc thơ diễn cảm của cô giáo Vì vậy việc dạy trẻ
24 - 36 tháng đọc thơ diễn cảm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của côgiáo mầm non
Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 24 - 36 tháng nói riêng, trẻ rất nhạycảm với nghệ thuật ngôn từ như: Âm điệu thơ, những hình tượng của các nhânvật trong các bài thơ, ca dao, đồng dao, những câu chuyện, những bài hát ru, bàihát dân ca Do vậy nó đều rất dễ đi vào tâm hồn của các cháu Vì thế việc dạytrẻ 24 - 36 tháng đọc thơ diễn cảm là rất cần thiết trong chương trình giáo dụctrẻ mầm non hiện nay
Trang 7II NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: “Một số giải pháp dạy trẻ 24 - 36 tháng lớp D2 trường mầm non
Mỹ Hưng đọc thơ diễn cảm”.
Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng tìnhyêu đối với từ ngữ nghệ thuật thông qua việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm sẽ giúp
Trang 8trẻ say mê hơn với các tác phẩm thơ và với yêu cầu này cần đòi hỏi ở trẻ phải cóvốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, tập trung chú ý và nói biểu cảm.Những kỹ năng này trẻ sẽ được lĩnh hội trong quá trình nhận thức có hệ thống,bằng con đường luyện tập đọc thơ diễn cảm dưới sự hướng dẫn của cô giáotrong các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường Từ những cơ sở lý luận trên tôi
đã đi sâu vào nghiên cứu để tìm ra “Một số giải pháp hữu hiệu để dạy trẻ 24
-36 tháng tuổi tại lớp D2 trường mầm non Mỹ Hưng đọc thơ diễn cảm”.
b Cơ sở thực tiễn:
* Thuận lợi:
- Tôi luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện giúp đỡ
về chuyên môn của Phòng Giáo dục - Đào tạo Huyện Thanh Oai, Ban Giám hiệutrường mầm non Mỹ Hưng và một số chị em giáo viên có nhiều kinh nghiệmtrong trường, các bậc phụ huynh trong lớp
- Đã được nhà trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí và trang bịtương đối đầy đủ đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động chăm sóc,nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của lớp
- Thường xuyên được nhà trường tạo điều kiện cho đi dự và học tập cácchuyên đề do Phòng giáo dục - Đào tạo và nhà trường tổ chức
- Bản thân luôn tâm huyết với nghề của mình đã chọn, thực sự yêu nghề,mến các cháu, luôn có tinh thần tự giác học hỏi về chuyên môn từ đồng nghiệp
và các phương tiện truyền thông, sách báo
Trang 9- Số trẻ trong lớp đi học chuyên cần, ngoan, có ý thức học tập và tiếp thubài tương đối nhanh.
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát
* Khó khăn:
- Tuy nhiên đã được Phòng Giáo dục - Đào tạo và Ban Giám hiệu nhàtrường hết sức tạo điều kiện về mọi mặt so với những năm học trước đây Songbản thân tôi tự xét thấy cơ sở vật chất của nhà trường còn gặp rất nhiều khókhăn, cụ thể như sau:
+ Phòng học của trẻ còn chật chội chưa đạt chuẩn
+ Còn khá đông số lượng phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con emcủa họ
+ Trong lớp số trẻ từ 18 - 24 tháng, từ 24 - 26 tháng vẫn phải học chung
và ghép 2 độ tuổi Do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức củatrẻ trong lớp tôi
+ Bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác xã hội hoá và thựchiện quy chế chuyên môn
+ Đồ dùng phục vụ cho các hoạt động dạy và học của cô giáo và trẻ chưaphong phú, chưa sáng tạo
+ Việc sử dụng và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáodục trẻ của giáo viên còn hạn chế, các góc cho trẻ hoạt động còn thiếu, chưaphong phú, chưa sáng tạo
Trang 10+ Môi trường học tập và môi trường vệ sinh chưa đảm bảo và còn thiếuthốn.
+ Kinh tế của một số gia đình có con học tại lớp còn gặp nhiều khó khăn
- Nhận thức của trẻ trong lớp còn chưa đồng đều, hầu hết trẻ trong lớpchưa được học qua chương trình học của trẻ 18 - 24 tháng, do vậy việc giao tiếpcủa trẻ còn nhút nhát, nói chưa đủ câu, chưa rõ ràng Bước đầu trẻ hoà nhập vớimôi trường mới (trường lớp mầm non) còn nhút nhát, chưa có kỹ năng đọc thơdiễn cảm và trẻ còn nói ngọng nhiều, trẻ phát âm chưa được rõ ràng
* Tóm lại: Từ thuận lợi và lhó khăn trên, tôi nhận thấy muốn giúp cho các
cháu của lớp tôi hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập tại lớp hàng ngày,đặc biệt là hoạt động đọc thơ diễn cảm, là người giáo viên tôi cần phải suy nghĩ
và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất, để dạy trẻ của lớp tôi đọc thơ diễn cảm
Và tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp dạy trẻ 24 - 36 tháng của lớp D2
trường mầm non Mỹ Hưng đọc thơ diễn cảm” để thực hiện trong năm học 2014
- 2015
3 Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài được áp dụng và thực hiện tại nhóm trẻ 24 - 36 tháng lớp D2 khuPhượng Mỹ trường mầm non Mỹ Hưng - Huyện Thanh Oai - Thành phố Hà Nộinăm học 2014 - 2015
III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:
Trang 11* Về cơ sở vật chất:
- Đã được cấp trên đầu tư kinh phí tu sửa lại phòng học, do vậy phòng học
đã tương đối sạch đẹp và mát Nhà trường đã trang bị tương đối đầy đủ các loại
đồ dùng, thiết bị tối thiểu cho giáo viên và các cháu như: Tủ đồ chơi, giá đồchơi, bàn ghế, đồ dùng, đồ chơi, ti vi Tuy nhiên thực tế của lớp vẫn còn gặpnhiều khó khăn vì diện tích lớp còn quá chật chội, chưa đảm bảo diện tích theoyêu cầu chuẩn, mà số trẻ trong lớp cũng khá đông, đồ dùng, đồ chơi đã có đủcho trẻ hoạt động hàng ngày, nhưng chưa được bền và đẹp và chưa thu hút trẻtích cực tham gia vào các hoạt động của cô giáo tổ chức
* Về phía giáo viên:
- Ngay từ đầu năm học đã được Ban giám hiệu nhà trường sắp xếp 2 giáoviên/lớp theo đúng định biên trong đó cả 2 giáo viên đều nhiệt tình, yêu nghề vàkhéo tay
- Tích cực học hỏi và nghiên cứu tài liệu, tư liệu để tìm ra các biện phápdạy hay và cách làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho hoạt động dạy và học
- Tuy nhiên về năng lực giảng dạy vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều kinhnghiệm và kỹ năng sư phạm còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc dạy trẻ đọc thơdiễn cảm
- Khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm còn chưa linh hoạt, chưa thường xuyênphát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của trẻ, phương pháp dạy trẻ đọcthơ diễn cảm còn cứng nhắc, dập khuôn và chưa sáng tạo
Trang 12- Việc áp dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt độnggiảng dạy còn khó khăn và chưa linh hoạt.
* Về phía phụ huynh:
- Đa số phụ huynh của lớp tôi đều làm nông nghiệp do vậy sự nhận thức
và trình độ hiểu biết của họ còn hạn chế, nên vẫn chưa thực sự quan tâm đến trẻ
- Việc đóng góp và ủng hộ kinh phí để mua bổ sung đồ dùng, đồ chơiphục vụ cho các hoạt động học tập của trẻ còn chậm chạp
* Về phía trẻ:
- Tổng số trẻ của lớp: 11 cháu trong đó có 8 trẻ nam, 3 trẻ nữ
- Đa số trẻ trong lớp đi học đều, chuyên cần, ăn ngủ ở lớp có nề nếp
- Có nhiều trẻ nhanh nhẹn, thông minh và nhận thức nhanh Bên cạnh đócũng vẫn còn một số trẻ vì do sức khoẻ yếu, nên việc tiếp thu kiến thức trongcác hoạt động của trẻ còn chậm và chưa đồng đều, đặc biệt là hoạt động đọc thơdiễn cảm
- Do điều kiện về cơ sở vật chất chưa có đủ phòng học cho trẻ, nên trẻ củalớp tôi vẫn phải học ghép 2 độ tuổi 18 - 24 và 24 - 36 tháng, do vậy việc tiếp thukiến thức của trẻ chưa đồng đều
- 100% trẻ trong lớp đều mới tuyển vào trường năm đầu tiên, nên khi trẻđến trường đầu năm còn nhút nhát, chưa tích cực tham gia các hoạt động, nóichưa đủ câu, chưa rõ ràng, chưa lễ phép, đặc biệt là trẻ chưa có kỹ năng đọc thơ
Trang 13diễn cảm, nói còn ngọng, việc đọc thơ của trẻ còn tuỳ tiện, chưa tập trung chú ýkhi vào tiết học.
Với thực tế của trẻ lớp tôi như vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hànhkhảo sát về hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, kết quả đạt được thể hiện nhưsau Tổng số trẻ được khảo sát: 11 cháu
4 Biết cảm nhận giai điệu của thơ
và biết thể hiện giọng điệu của
các nhân vật
2 18% 9 82%
Từ kết quả khảo sát trên, để giúp các cháu của lớp tôi hứng thú tham giahoạt động và có kỹ năng tốt trong việc đọc thơ diễn cảm, tôi đã rất băn khoăn và
suy nghĩ, mình nên phải làm như thế nào để tìm ra “Những giải pháp hữu hiệu
nhất để giúp các cháu đọc thơ diễn cảm” và tôi đã đề ra một số biện pháp thực
hiện sau:
* Biện pháp 1: Dạy trẻ đọc thơ có nghệ thuật.
* Biện pháp 2: Trao đổi, gợi mở, sử dụng các phương tiện trực quan để giúp trẻ
đọc thơ diễn cảm
* Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ đọc thơ diễn cảm.
Trang 14* Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh trong việc dạy trẻ đọc thơ
diễn cảm
2 Nội dung thực hiện các biện pháp:
a.Biện pháp 1: Dạy trẻ đọc thơ có nghệ thuật.
Như chúng ta đã biết, với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng chưabiết đọc, chưa biết viết, khi nói năng chưa rõ ràng, chưa đủ ý, đủ câu, nói cònngọng và chưa thường xuyên tập trung chú ý vào hoạt động dạy của cô, trẻ đếnlớp thường chỉ với những tâm trạng đón đợi và luôn hướng về sự hướng dẫn của
cô giáo Do vậy tôi đã xác định là người giáo viên, tôi phải có nghệ thuật đọcthơ diễn cảm để làm nhịp cầu nối giữa trẻ đến với các tác phẩm thơ trongchương trình giáo dục trẻ 24 - 36 tháng, phương pháp này có thể nói đó làphương pháp chủ đạo nhất Việc dạy trẻ đọc thơ diễn cảm có nghệ thuật chính là
sự sáng tạo của người dạy làm cho tác phẩm nghệ thuật như sống dậy và có ýnghĩa hơn Do vậy khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm tôi cần sử dụng mọi sắc thái âmđiệu giọng của mình cùng các hình thức biểu hiện khác nhau để thể hiện, nhằmgiúp trẻ tái tạo lại những giọng điệu, sắc thái, biểu cảm của cô với tác phẩm
Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm với bài “Gà gáy” của tác giả Phạm
Hổ - chủ đề thế giới động vật
Khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm bài thơ này, trước hết tôi phải đọc mẫu thậtdiễn cảm, ngắt nghỉ sao cho đúng câu và thể hiện đúng giọng điệu của bài thơthật vui tươi dí dỏm
Trang 15Đối với hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, thì nghệ thuật đọc thơ diễncảm của cô giáo đọc mẫu cho trẻ nghe là rất cần thiết Vì cô giáo chính là ngườitrung gian truyền thụ các tác phẩm thơ đến cho trẻ, thông qua giọng đọc của cô
sẽ giúp trẻ hình dung được những điều trẻ đã được nghe và gợi lên cho trẻnhững tình cảm và cảm xúc nhất định ở trẻ Do vậy với mỗi bài thơ, tôi luônphải nghiên cứu và xác định giọng đọc của mình sao cho phù hợp với nội dungcủa từng bài thơ và luyện giọng đọc của mình nhằm thể hiện đúng nhịp điệu,ngữ điệu của bài thơ để dạy trẻ
* Tóm lại: Khi dạy trẻ đọc thơ có nghệ thuật, điều trước tiên ngôn ngữ của
cô giáo phải là một phương tiện trực quan sinh động, ngôn ngữ đọc thơ diễn cảmcủa cô phải mạch lạc, rõ ràng, tình cảm, vang vọng hòa quện giữa âm thanh vànghĩa của từ, giữa giọng điệu và sự biểu lộ sắc thái của tâm hồn sẽ làm hiện lêntrong tâm hồn trẻ những hình ảnh tình ý, mối tương quan một cách sáng tỏ màchính mắt trẻ đã được nhìn thấy, tai của trẻ đã được nghe thấy Có như vậy mớiphát huy được sự chú ý nghe của trẻ khi được cô dạy đọc thơ diễn cảm Trên cơ
sở đó sẽ giúp trẻ hứng thú hơn và cảm thụ các bài thơ cô dạy một cách thoải mái
tự tin, từ đó mới có thể giúp trẻ đọc được thơ diễn cảm hay hơn và có nghệ thuậthơn
b Biện pháp 2: Trao đổi gợi mở, sử dụng các phương tiện trực quan để giúp trẻ đọc thơ diễn cảm.
Muốn trẻ đọc thơ diễn cảm một cách có nghệ thuật, thì điều trước tiên côgiáo phải là người kích thích trẻ bằng các hoạt động nhận thức dưới hình thức
Trang 16trao đổi và gợi mở Muốn vậy thì điều trước tiên cô giáo phải biết lôi cuốn vàthu hút trẻ tham gia trao đổi cùng cô để bộc lộ những suy nghĩ và cảm nhậnriêng của mình đối với từng bài thơ Nói cách khác là cô giáo phải biết khêu gợi,nhằm giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách tự do và hồn nhiên khi thểhiện Muốn thực hiện được điều này tôi phải chuẩn bị để trao đổi với trẻ một hệthống câu hỏi có lô gích và khéo léo để kích thích và lôi cuốn trẻ cùng tham gia.Muốn có những câu hỏi hay mang tính chất gợi mở, thì trước tiên tôi phải
đi sâu vào nghiên cứu để hiểu sâu về tác phẩm đó và nắm rõ mục đích yêu cầu
của tiết học như Biêlinxki đã nói “Người đem tác phẩm văn học đến cho người
khác, trước hết phải là người có cảm xúc và tự tin vào nghệ thuật” Để chứng
minh điều đó là đúng, trong các hoạt động dạy trẻ đọc thơ diễn cảm, khi trao đổivới trẻ về tác phẩm mình định dạy trẻ, tôi thường tạo cho trẻ có sự gần gũi, cởi
mở, tự nhiên như một cuộc trò chuyện có định hướng
Ví dụ: Với bài thơ “Yêu mẹ” (chủ điểm gia đình thân yêu của bé) câu hỏi
mở để khi trao đổi với trẻ về nội dung bài thơ tôi sẽ hỏi như sau:
- Mẹ đã phải vất vả như thế nào để nuôi lớn em bé?
- Để đáp lại công lao vất vả của mẹ thì em bé đã làm gì?
Với dạng câu hỏi như trên, khi gợi ý để trẻ trả lời xong tôi tiếp tục dùnghình ảnh minh hoạ trên màn chiếu, nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn về hình ảnh của
mẹ đang làm những công việc vất vả để nuôi lớn em bé và hình ảnh em bé đangyêu mẹ của mình trong bài thơ
Trang 17Hình ảnh hoạt động: dạy trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ “ Yêu mẹ” có
sử dụng công nghệ thông tin:
Đối với trẻ của lớp tôi, ngoài những phương tiện trực quan khi cho trẻ tiếpxúc với tác phẩm thơ là tranh ảnh, màn chiếu các con rối thì ngôn ngữ hình thểcủa cô giáo cũng được coi là một phương tiện trực quan hỗ trợ, bổ sung để làmsâu sắc hơn và sống dậy hình tượng của các tác phẩm thơ Khả năng cảm xúc,hiểu biết tác phẩm của cô giáo phải được bộc lộ qua ngôn ngữ, ánh mắt, cử chỉ,điệu bộ khi thể hiện tác phẩm thơ, khiến trẻ cảm nhận tác phẩm thơ và thể hiệntác phẩm đó theo cô giáo một cách diễn cảm và có nghệ thuật Còn nếu khi côgiáo đọc thơ cho trẻ nghe mà nét mặt thờ ơ, lạnh nhạt, không có sự giao cảm và
Trang 18không có cảm xúc với người nghe, thì bài thơ đó dù có hay đến mấy cũng rấtkhó lôi cuốn và thu hút người nghe
* Tóm lại: Để giúp trẻ đọc thơ diễn cảm có nghệ thuật, thì vấn đề môi
trường xung quanh gắn với tác phẩm thơ vẫn là một thực tế sinh động Do vậytất cả các loại đồ dùng như tranh, ảnh, con rối, hình ảnh trên màn chiếu, ngônngữ và hình thể của cô giáo đều được gọi là đồ dùng trực quan Nhưng khi sửdụng các loại đồ dùng đó để minh hoạ cho nội dung của các tác phẩm thơ, bắtbuộc phải đạt trình độ nghệ thuật cao thì mới thu hút trẻ tham gia hoạt động mộtcách có hiệu quả
c Biện pháp 3: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ đọc thơ diễn cảm
Với trẻ mầm non đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng, môi trường hoạt động đểgiúp trẻ đọc thơ diễn cảm là rất cần thiết trong chương trình giáo dục mầm non
Do đó nếu cô giáo tái tạo được một môi trường tốt cho trẻ hoạt động, sẽ giúp trẻsay mê tìm hiểu và khám phá các bài thơ và thể hiện bằng giọng đọc diễn cảmcủa mình được Đồng thời sẽ kích thích trẻ phát triển về ngôn ngữ mạch lạcthông qua các lời thơ diễn cảm và từ đó sẽ giúp trẻ hứng thú hơn khi tiếp xúc vớicác tác phẩm thơ trong chương trình
Để tạo được một môi trường tốt cho trẻ khi thể hiện các tác phẩm văn họcbằng giọng đọc thơ diễn cảm Ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào nghiên cứu
để tạo ra một môi trường tốt nhất cho trẻ bằng cách vẽ, sưu tầm tranh ảnh, thiết
kế các nhân vật rối bằng bìa, vải nhồi bông, xốp các loại ứng với nội dung các