1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

26 764 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 338,32 KB

Nội dung

Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, chúng tôi mong muốn tìm ra những nét mới trong nghệ thuật sáng tác tiểu thuyết của nhà văn về tất cả các mặt như: Cá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

VĂN

-

ĐÀO CƯ PHÚ

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xó hội và Nhõn văn - ĐHQGHN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phương

Phản biện 1: PGS.TS Tụn Thảo Miờn

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Bớch Thu

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận thạc sĩ họp tại: Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xó hội và Nhõn văn - ĐHQGHN

15 giờ, ngày 1 tháng 2 năm 2012

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Một vài thập kỉ gần đây, nền văn học đương đại Việt Nam ghi nhận sự đổi mới và những cách tân táo bạo ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau cho thể loại văn xuôi nói chung, đó là cách tân của các nhà văn: Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Đỗ Hoàng Diệu, Thuận, Nguyễn Ngọc Tư… và đặc biệt là Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương không phải là một cái tên xa lạ với giới phê bình nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng tiểu thuyết của anh vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống Xung quanh việc nghiên cứu Nguyễn Bình Phương luôn có những dòng đánh giá trái chiều, những nhận xét khen chê mang đậm chất cảm tính, chủ quan Có thể nói, những nghiên cứu về tiểu thuyết của nhà văn thời điểm hiện tại vẫn chưa có chiều sâu và chưa thực sự xứng tầm

Với đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình

Phương, chúng tôi mong muốn tìm ra những nét mới trong nghệ

thuật sáng tác tiểu thuyết của nhà văn về tất cả các mặt như: Các phương diện phản ánh đời sống con người, các yếu tố không gian – thời gian, cốt truyện, kết cấu và các thủ pháp nghệ thuật khác , để

từ đó chỉ ra vị trí cũng như những nỗ lực đóng góp của tác giả trên hành trình làm mới nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại

2 Lịch sử vấn đề

Có khá nhiều những bàì nghiên cứu lớn nhỏ về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, đáng chú ý là những bài viết, chuyên luận sau: Đầu tiên phải kể đến là trên website http://chimviet.fr.free và trên trang web cá nhân của Thụy Khuê: http://thuykhue.fr.free đã đăng tải khá nhiều các bài viết nghiên cứu về các yếu tố huyền ảo, tâm linh

trong từng tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương như: Khuynh hướng

Trang 4

chất hiện thực tâm linh ảo âm - dương trong tiểu thuyết Người đi

vắng; Những yếu tố tiểu thuyết mới trong tác phẩm Trí nhớ suy tàn;

Những đặc trưng của bút pháp huyền ảo trong tiểu thuyết Ngồi…

Ngoài Thụy Khuê, Đoàn Cẩm Thi cũng là nhà nghiên cứu có nhiều tiếp cận với những sáng tác của Nguyễn Bình Phương, đó là

những bài viết sắc sảo như: Sáng tạo văn học: giấc mơ và điên hay

Người đàn bà nằm: từ Thiếu nữ ngủ ngày đọc Người đi vắng của

Ngọc Hân Tiếp đó phải kể đến bài viết được đăng trên báo Văn nghệ

ra ngày 25/11/2006 của Phạm Xuân Thạch đánh giá về những điểm

đặc sắc, cách tân trong tiểu thuyết Ngồi Với Nguyễn Bình Phương, Lục bình giang tiểu thuyết được in trên tạp chí Nghiên cứu văn học số

tháng 4 năm 2008, Đoàn Ánh Dương đã có sự nghiên cứu công phu, có cái nhìn hệ thống và cách tiếp cận độc đáo Tác giả Nguyễn Mạnh

Hùng trong bài: Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay Nỗi

cô đơn của tiểu thuyết cuối thể kỉ đã chỉ ra những “cái mới” trước hết ở

việc tạo ra một hệ thống những ám ảnh của nhân vật…

Ngoài ra còn một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp cũng nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương, mà chủ yếu là ở thể loại tiểu thuyết

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn

Luận văn hướng tới mục đích tìm ra được những điểm mới, những sáng tạo và đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong dòng chảy tiểu thuyết, từ đó khẳng định vị trí và vai trò của Nguyễn Bình Phương trong dòng tiểu thuyết đương đại Việt Nam

Trang 5

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn lấy đối tượng nghiên cứu là 7 cuốn tiểu thuyết của

Nguyễn Bình Phương, bao gồm: Bả giời, Vào cõi, Thoạt kì thủy,

Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Ngồi

Bên cạnh đó, luận văn cũng tiến hành so sánh với một số tiểu

thuyết đương đại, như: T mất tích (Thuận), Thiên thần sám hối, Lão

Khổ (Tạ Duy Anh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Giàn thiêu (Võ Thị

Hảo), Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Cơ hội của Chúa, Khải

huyền muộn (Nguyễn Việt Hà)… nhằm so sánh để chỉ ra được

những cách tân mới mẻ về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết

Nguyễn Bình Phương

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng những phương pháp chính như:

- Phương pháp tiếp cận liên văn bản

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Khái lược về thế giới nghệ thuật và hành trình sáng tác Nguyễn Bình Phương

Chương 2: Cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Chương 3: Phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Nguyễn

Trang 6

Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH

SÁNG TÁC NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

1.1 Khái lược về thế giới nghệ thuật

Thế giới nghệ thuật là khái niệm mang tính chỉnh thể của sáng

tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu)… Luận văn hiểu khái niệm thế giới nghệ thuật ở góc độ tất cả các yếu tố cấu tạo nên tác phẩm như: nhân vật, cốt truyện, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ, các thủ pháp nghệ thuật Thế giới nghệ thuật trong những sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương muôn màu và đa sắc, chính điều này tạo nên những giá trị trong những tiểu thuyết của nhà văn

1.2 Tiểu thuyết và tiểu thuyết đương đại

1.2.1 Khái niệm tiểu thuyết

Tiểu thuyết có thể hiểu là một thể loại tự sự cỡ lớn có khả năng

phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng…

1.2.2 Tiểu thuyết đương đại

1.2.2.1 Khái lược về tiểu thuyết đương đại Việt Nam

Văn học Việt Nam đang hòa mình vào trào lưu văn học hậu hiện đại trên thế giới nên gần đây trào lưu này được giới cầm bút Việt Nam quan tâm nhiều hơn Sau gần 20 năm, giới nghiên cứu nhìn chung vẫn có cái nhìn dè dặt khi tiếp cận nó Tiểu thuyết hậu hiện đại

bị ám ảnh trong sự khủng hoảng niềm tin vào con người, nhìn đời sống như những mảnh vỡ, những nhân vật là đại diện cho con người hiện đại trong guồng quay của cỗ máy kinh tế, tiêu biểu điển hình cho cuộc đời

Trang 7

Tiểu thuyết đương đại Việt Nam kết đọng những thành tựu nổi bật của những tác giả đi tiên phong trong công cuộc cách tân thể loại này như: Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… Đây là những cây bút đã đóng góp cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam những tác phẩm giàu giá trị, với những cách tân về thể loại, được giới phê bình đánh giá cao ở cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật

1.1.2.2 Những khuynh hướng chủ đạo của tiểu thuyết đương đại Việt Nam

Tiểu thuyết đương đại Việt Nam có thể thâu tóm với ba khuynh hướng sau:

Khuynh hướng đời tư, thế sự: là khuynh hướng chủ đạo của

văn học đương đại Việt Nam, chủ yếu đi vào khai thác những vấn đề liên quan đến đời sống của con người trong xã hội hiện đại Đây được coi là mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn đi vào “cày xới” với những mảng đề tài phong phú, đa dạng… Có hàng loạt những tác

phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng này như: Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai),

Thời xa vắng (Lê Lựu)…

Khuynh hướng huyền ảo, huyễn hoặc: là khuynh hướng sử

dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường cũng với mục đích “giải thiêng” cuộc sống, tức là mượn những yếu tố huyền ảo, huyễn hoặc

để giải nghĩa một khía cạnh nào đó về cuộc sống chứ không hoàn toàn tách biệt cuộc sống Các nhà văn của khuynh hướng này luôn tìm tòi để tạo nên những nét cách tân về nghệ thuật làm mới văn học, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết Các tác phẩm đương đại tiêu biểu cho

khuynh hướng huyền ảo, huyễn hoặc phải kể đến như Cơ hội của

Chúa (Nguyễn Việt Hà), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh)…

Trang 8

Khuynh hướng hậu hiện đại: là khuynh hướng ảnh hưởng từ

trào lưu văn học hậu hiện đại thế giới với những thi pháp mới lạ cùng những cách tân nghệ thuật đặc sắc Các đại diện tiêu biểu của khuynh hướng này phải kể đến là các nhà văn đương đại có nhiều đóng góp

về sự đổi mới của văn học Việt Nam như Thuận, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái… và đặc biệt là Nguyễn Bình Phương – người mang đến những cách tân mới mẻ và độc đáo cho nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam

1.3.1 Trào lưu văn học hậu hiện đại trên thế giới

Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung và trong văn học nói

riêng, ngoài nghĩa chỉ thời gian, Chủ nghĩa hậu hiện đại còn chịu sự

quy định của các thuộc tính biểu đạt nghệ thuật, mặc dù sự quy định này phần lớn là do các nhà lí luận và phê bình áp đặt Và như chúng

ta thấy, các ý kiến đó chưa phải là đã thống nhất Từ các ý kiến của

các nhà nghiên cứu về Chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng tôi tạm phân ra

ba nhóm quan niệm chính về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghệ thuật như sau:

1 Chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại (quan điểm của Lyotard, Hassan); hay nói cách khác, nó là: “cơn

kịch phát của chủ nghĩa hiện đại”

2 Chủ nghĩa hậu hiện đại như là sự quay trở về với truyền thống để khống chế chủ nghĩa hiện đại (quan điểm của Smith,

Potoghesi, Lipovetsky…)

3 Chủ nghĩa hậu hiện đại như là một sự vượt khỏi chủ nghĩa hiện đại, một phong trào lai tạp mới và tương phản với chủ nghĩa

hiện đại (Jencks, Koehler…)

Với tiểu thuyết hậu hiện đại, có thể tóm lược ở một số đặc điểm chính sau:

Thứ nhất, tiểu thuyết hậu hiện đại mang một nhận thức mới Thứ hai, tiểu thuyết hậu hiện đại: một ngôn ngữ tự ám thị

Trang 9

Thứ ba, tiểu thuyết hậu hiện đại: một thái độ khôi hài

Thứ tư, tiểu thuyết hậu hiện đại: một thứ văn học đầy sinh lực

Về mặt nội dung, được thể hiện chủ yếu qua hệ thống nhân vật,

qua việc phản ánh xã hội con người Việt Nam trong thời kì chuyển giao cơ chế thị trường, nơi mà truyền thống và hiện đại đang dần mất

đi ranh giới

Về mặt nghệ thuật, được thể hiện qua các phương diện như:

cách “viết nội dung” thay vì “kể nội dung”, qua cốt truyện, kết cấu, các yếu tố không - thời gian, các yếu tố kì ảo và thi pháp huyền thoại hóa…

1.5 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam đương đại

Với 7 cuốn tiểu thuyết (Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết

già, Người đi vắng, Thoạt kì thủy, Trí nhớ suy tàn Ngồi), Nguyễn

Bình Phương đã hòa mình vào nền văn học đương đại với nhiều tên tuổi quen thuộc Hòa nhập vào nền văn học đó không có nghĩa là hòa tan, Nguyễn Bình Phương vẫn tạo nên được những nét đặc sắc, mới

mẻ về cả nội dung lẫn nghệ thuật biểu hiện, khiến Nguyễn Bình Phương là một cá nhân nổi bật không bị lẫn vào bất kì nhà văn nào trước đó và cùng thời

Trang 10

Chương 2 CUỘC SỐNG VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT

NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 2.1 Khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

2.1.1 Khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người

Khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người có thể hiểu là một khái niệm được dùng để chỉ xu hướng của nhà văn nghiêng về khai thác một hay một vài bình diện nào đó của cuộc sống và con người

2.1.2 Khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Nguyễn Bình Phương - một nhà văn tiêu biểu của dòng văn học đương đại Việt Nam, thông qua 7 cuốn tiểu thuyết của mình đã bộc lộ tính khuynh hướng rõ rệt trong việc khám phá, tái hiện con người Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương được khai thác trên bốn khía cạnh chính: Con người trong cuộc sống hiện thực phồn tạp; Con người đa trị; Con người trong đời sống tâm linh và Con người bản năng gốc

2.1.2.1 Con người trong đời sống hiện thực phồn tạp

Trong cả 7 cuốn tiểu thuyết: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ

chết già, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Người đi vắng, Ngồi của

Nguyễn Bình Phương, con người đều được đặt trong mối quan hệ với hiện thực đời sống phồn tạp, bị chi phối, ảnh hưởng từ hiện thực cuộc sống đó Điều đó cho thấy khuynh hướng tiếp cận cuộc sống và con người trong đời sống hiện thực phồn tạp của Nguyễn Bình Phương thể hiện ở chỗ nhà văn luôn có ý thức đặt con người vào môi trường sống cụ thể, xây dựng những mối quan hệ xã hội cụ thể để từ đó thấy

Trang 11

được những hành vi, ứng xử cũng như trạng thái tâm lí của con người trước mọi hoàn cảnh

Các dạng thức con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương bị quẳng vào một đời sống bầm dập, một hiện thực nham nhở, vàng úa và hoàn toàn bị động trước những biến ảo của cuộc đời

2.1.2.2 Con người đa trị

Đọc tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, có thể thấy cách tiếp cận về con người của nhà văn không còn dễ dãi, một chiều, trắng đen, tốt xấu không phân định rạch ròi, chúng đan xen lẫn nhau trong cùng một thực thể, dẫn đến hệ thống nhân vật cũng được nhà văn xây dựng theo kiểu “đa trị”: tốt và xấu lẫn lộn, ranh giới của chúng cũng thật mong manh, luôn giao tranh lẫn nhau trong mỗi con người

2.1.2.3 Con người bản năng gốc

Tuy con người bản năng được phản ánh nhiều cả trong văn học trước và sau năm 1975 nhưng đến sáng tác của mình, Nguyễn Bình Phương coi đó là cơ sở để lí giải cho mọi sự biến động về tâm lí chứ không phải là một thước đo đánh giá nhân cách Nhà văn có sự nhạy cảm đặc biệt đối với những vấn đề thuộc về đời sống bản năng tự nhiên của con người Nguyễn Bình Phương chú ý thể hiện con người trong đầy đủ chất người tự nhiên vốn có, coi đó là đối tượng để nghiền ngẫm, miêu tả, là cơ sở lí giải cho mọi biến động về tâm lý Với bản năng của sự sinh tồn, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương chất tình dục trở nên tự nhiên và đời thực hơn bao giờ hết

2.1.2.4 Đời sống tâm linh chi phối cảm thức con người

Tiểu thuyết đương đại khắc họa con người không chỉ ở tính cách - những điều có thể giải thích được bằng lí tính mà còn khám phá con người ở cõi tâm linh vi diệu biến ảo, khám phá những dòng ý thức và những mảnh tiềm thức đan vào nhau như một ma trận cực kì phức tạp của thế giới bên trong con người

Trang 12

Trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Bình Phương cũng đặt con người vào trong môi trường đời sống tâm linh để soi chiếu Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, trạng thái vô thức, những yếu tố thuộc về ý thức, tiềm thức xuất hiện với mức độ dày đặc Nhà văn đã thực sự xâm nhập được vào cõi mờ ảo của đời sống tâm linh con người Những bí ẩn về ý thức, về trạng thái vô thức trong điên loạn, về giấc mơ và những ám ảnh của con người được nhà văn tái hiện phong phú, với những biểu hiện phức tạp

2.2 Các dạng thức con người trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương

Khảo sát cả 7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương từ Bả

giời cho đến Ngồi, chúng tôi thấy tác giả tái hiện rất nhiều dạng thức

con người ở các trạng thái, cảm xúc khác nhau

2.2.1 Con người dị biệt

Con người dị biệt có trong hầu hết các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, nhà văn chịu ảnh hưởng từ quan niệm của các nhà văn hậu hiện đại, xây dựng những con người mang tính cá biệt, không trùng khít với bất kì nhân vật truyền thống nào

Việc xây dựng những nhân vật dị biệt khiến cho những con người đó hiện lên mang nét đặc trưng, cá biệt không thể trộn lẫn với các hình tượng nhân vật khác Thông qua dạng thức nhân vật dị biệt này, chúng ta thấy được sự nhạy bén, sắc sảo của tác giả trong việc thâm nhập, khám phá và lí giải thấu đáo những hiện tượng khác thường trong cuộc sống Đó cũng là những phát hiện tinh tế của nhà văn trong việc tìm hiểu nội tâm con người với những biến thái tinh vi

và phức tạp nhất

2.2.2 Con người cô đơn, lạc loài

Hòa mình cùng với dòng văn chương đương đại, Nguyễn Bình Phương cũng có sự quan tâm đặc biệt đến trạng thái tâm lí của con người Cô đơn trở thành chủ đề lớn và có một sắc thái riêng trong

Trang 13

tiểu thuyết của anh Cô đơn là bản chất chủ yếu của con người hiện đại và cũng là một tiêu chí để đánh dấu sự tồn tại đích thực của con người Những nhân vật cô đơn thường bị lạc lõng ngay giữa cộng đồng mình đang sống, họ không tìm thấy tiếng nói chung của đồng loại, dẫn đến có những ẩn ức từ thẳm sâu tâm hồn

Hình tượng con người cô đơn, lạc loài không phải là mới nhưng ở Nguyễn Bình Phương, hình ảnh con người cô đơn, lạc loài mang hơi thở của con người hiện đại, một xã hội thiếu tính liên kết,

rã đám, nhốn nháo, xô bồ, bất trắc Nguyễn Bình Phương đã có những thành công nhất định khi xây dựng những con người cô đơn với nhiều cung bậc cảm xúc và nội tâm khác nhau Tuy nhiên, làm nổi bật con người cô đơn, lạc lõng không với mục đích khắc sâu những khoảng trống trong mỗi con người mà sâu xa hơn, tác giả muốn cảnh tỉnh con người hãy xóa nhòa đi những tâm lí cô đơn tiêu cực bằng cách soi xét lại các mối quan hệ giữa mình với những người xung quanh, để nỗi cơ đơn không còn là những bi kịch bế tắc trong cuộc sống thường nhật

2.2.3 Con người sợ hãi, hoài nghi, mất phương hướng

Có thế thấy, bước sang dòng văn học đương đại, hình tượng những con người luôn cảm thấy sợ hãi, hoài nghi và mất phương hướng thường xuất hiện Hay nói cách khác, lo âu, sợ hãi trở thành đặc điểm nổi bật của con người trong văn học hậu hiện đại Bên cạnh dạng thức con người cô đơn, dị biệt thì con người sợ hãi, hoài nghi, mất phương hướng cũng là tụ điểm thể hiện tập trung những day dứt, trăn trở của nhà văn về thân phận con người trong xã hội mới Không còn gì là niềm tin tuyệt đối và chân lí độc tôn để bấu víu, con người trở thành những mẩu, mảnh lẻ loi, cô độc, đáng thương

Giống như các nhà văn đương đại khác, Nguyễn Bình Phương cũng phản ánh hình tượng con người sợ hãi, hoài nghi và mất phương

Ngày đăng: 11/04/2016, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w