LỖ TẤN 1881 – 1936Với quan điểm đúng đắn: “văn học phải phục vụ nhân sinh”, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút như một vũ khí sắc bén chống lại các thế lực ph
Trang 1THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN
(Qua truyện 2 ngắn : Gào thét, Bàng hoàng)
Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, tự là Dự Tài Lỗ Tấn là bút danh Ông sinh ngày 25-9-1881 tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại sa sút Ông nội Chu Giới Phù từng làm quan trong triều Mãn Thanh, sau bị cách chức, hạ ngục, năm Lỗ Tấn 13 tuổi Cũng năm đó ông thân sinh Chu Bá Nghi lâm bệnh, ba năm sau thì mất Mẹ là Lỗ Thuỵ, một phụ nữ trung hậu, kiên nghị, có ảnh hưởng sâu sắc đến Lỗ Tấn
Thời đại Lỗ Tấn sống là thời đại đầy biến động của nước Trung Hoa, nhất là sau năm 1919, trước ảnh hưởng của dân chủ phương Tây và ánh sáng của cách mạng tháng Mười Nga Lỗ Tấn đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách mạng dân tộc kiểu cũ và cách mạng dân tộc kiểu mới Lịch sử đã in rõ dấu vết trong quá trình tư tưởng và sáng tác của Lỗ Tấn, nhà văn của giai đoạn tìm đường này
Trang 2
LỖ TẤN (1881 – 1936)
Với quan điểm đúng đắn: “văn học phải phục vụ nhân sinh”, trong suốt cuộc đời sáng tác của mình, Lỗ Tấn đã dùng ngòi bút như một vũ khí sắc bén chống lại các thế lực phản động và phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao động khổ cực dưới hai tầng áp bức bóc lột: đế quốc và phong kiến Đồng thời, thông qua những tác phẩm của mình ông cũng gửi gắm vào trong đó những tư tưởng về nhân sinh và thể hiện niềm cảm thông, chua sót với số phận của những “con người nhỏ bé”
Lỗ Tấn sáng tác ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, tạp văn… Trong đó, truyện ngắn của ông có sức hút đặc biệt với độc giả và được giới văn học đánh giá cao bởi những tác phẩm của ông như những tấm gương phản chiếu
cả một thời kì lịch sử xã hội Trung Quốc từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ
XX với nghệ thuật xây dựng hình tượng điển hình mang tính khái quát cao
Ở đây, xin lưu ý trước hết đến hai tập truyện ngắn Gào thét (1923), Bàng hoàng (1925) được sáng tác trong thời kì đầu – thời kì người chiến sĩ dân
chủ cách mạng
Với Gào thét gồm 14 thiên viết từ năm 1918 đến 1922 Đây là tập tiểu
thuyết đầu tiên, là “tiếng thét trợ uy do lòng đồng cảm với những người nhiệt tình”
Với Bàng hoàng gồm 11 thiên viết lúc mặt trận văn hoá mới đã xảy ra
chia rẽ Đã có lúc ông tự thấy nhiệt tình cách mạng nguội lạnh đi ít nhiều, thấy mình đang là một “người cô độc”, lủi thủi một mình trên bãi sa mạc mênh mông Nhan đề tác phẩm “Bàng hoàng” đã gói gọn tâm trạng dao động, bi quan ấy Tuy vậy, ông vẫn không bị hoàn cảnh khắc nghiệt quật ngã, vì vậy ông không bao giờ tự buông thả mình ngay trong cả những lúc
Trang 3chơi vơi vì mất phương hướng hành động, Lỗ Tấn vẫn le lói một niềm tin
“trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” Một chút niềm tin ấy, tuy vẫn rất mơ hồ, nhưng nó là biểu hiện của tinh thần kiên trì lí tưởng ở một con người giàu nghị lực
Trong Gào thét và Bàng hoàng, Lỗ Tấn đã đề cập đến các vấn đề:
Tinh thần triệt để chống phong kiến Vạch trần tính chất không triệt để của cách mạng Tân Hợi (1911) Cuộc sống của người nông dân Cảnh ngộ người trí thức Số phận người phụ nữ
Trước hết, ta thấy trong các sáng tác của Lỗ Tấn người nông dân xuất hiện nhiều lần Cái đó cũng tất nhiên, bởi vì người chịu bóc lột áp bức nhiều nhất trong chế độ phong kiến Trung Hoa là người nông dân Lỗ Tấn là nhà văn đầu tiên trong văn học hiện đại Trung Quốc đã nêu lên một cách sinh động tình cảnh của nông dân và quần chúng bị áp bức cùng vấn đề tìm lối
thoát Đây, một Nhuận Thổ trong Cố hương hai mươi năm về trước là cậu bé
khoẻ mạnh, thông minh, “biết nhiều điều lạ lùng lắm” Nhưng hai mươi năm sau một hiện thực tàn khốc đã thay thế: Nhuận Thổ bây giờ rụt rè, sợ sệt đần độn như một pho tượng gỗ Cái cảnh con đông, mùa mất, sưu thuế, trộm cướp, quan lại, thân hào đã làm cho anh tê dại cả về thể xác lẫn tâm hồn Đây, một AQ cần cù, chăm chỉ muốn sống lương thiện nhờ vào đôi bàn tay lao động của mình Nhưng những kẻ khốn khổ “trên không chằng, dưới không rễ” như AQ thì ngay cả ước mơ đơn giản và nhỏ nhoi đến thế cũng không thực hiện được Những kẻ thống trị ở làng Mùi cấu kết với nhau áp bức bóc lột y, dồn y đến chân tường của cuộc sống Y đã bị lưu manh hoá và rồi bị chết oan dưới lưỡi dao oan nghiệt của bọn thống trị
Và hãy xem trong một phong kiến lâu đời như ở Trung Quốc, dưới ách nặng của bốn tầng áp bức: chính quyền, tộc quyền, thần quyền, phụ quyền, người phụ nữ trở thành “con dê tế thần” thảm hại cho chế độ phong
Trang 4kiến Có thể thấy hai loại phụ nữ được Lỗ Tấn thể hiện trong tác phẩm của
mình: phụ nữ nông thôn (Lễ cầu phúc, Li hôn) phụ nữ thành thị (Tiếc thương những ngày đã mất, Một gia đình hạnh phúc…) Những hình ảnh đó
được xây dựng khác nhau, nhưng cuối cùng những người phụ nữ này đều có chung một số phận bi thảm, đều trở thành vật hi sinh cho xã hội
Còn đây, ta tìm được đủ các loại trí thức trong sáng tác của Lỗ Tấn:
cũ có, mới có, nam có, nữ có, giàu có, trẻ có… Qua sự mổ xẻ của tác giả một cách tỉ mỉ, mọi cái tốt xấu ở họ đều được đánh giá khách quan Đó là loại trí thức sinh trưởng vào thời đại trước và sau cách mạng Tân Hợi, bị văn
hoá phong kiến và chế độ khoa cử đầu độc (Luồng ánh sáng, Khổng Ất Kỉ…) Trong đầu óc họ, những tư tưởng mới mẻ từ bên ngoài, dù là mới mẻ
đến đâu cũng không sao len lỏi vào nổi Họ lạc hậu đến mức không tưởng tượng nổi Trong khi chính bản thân họ không theo kịp phong trào cách mạnh của quần chúng, không tiếp tục được ánh sáng của những trào lưu tư tưởng mới thì họ cứ lăm le đem kiến thức đã sáo mòn ra dạy đời – với một thái độ đắc ý đến kì quặc Ông đồ Khổng Ất Kỉ hễ mở miệng là “chi hồ giả dã”; những người nghe “chữ nhất bẻ đôi” cũng không biết nên chẳng ai hiểu
gì cả, người ta thấy câu “chi hồ giả dã” cũng vô lí như người nói vậy Đứa
bé hầu rượu khinh ông ta, không thèm nghe ông ta dạy học Đáng sợ hơn là loại trí thức khư khư bảo vệ đạo đức lễ giáo phong kiến như những Tư Minh
(trong Xà phòng), Cao Cán Đình (trong Cao Phu tử) Còn loại trí thức tiểu
tư sản có nhiều nhận thức tiến bộ về xã hội, muốn đứng lên cải tạo xã hội, nhưng họ chưa có thế giới quan của giai cấp công nhân, lại chưa biết dựa vào lực lượng của quần chúng, họ còn quá nặng về chủ nghĩa cá nhân Thêm vào đó là lập trường hay ngả nghiêng, dao động, họ dễ thoả hiệp với phong kiến khi chiến thắng, dễ bi quan tiêu cực khi thất bại
Trang 5Như vậy, với một đề tài khá rộng, việc thể hiện thế giới các nhân vật
vẫn được Lỗ Tấn xử lí rất tài tình Đọc Gào thét và Bàng hoàng, rõ ràng ta
thấy những nhân vật trong truyện ngắn của ông hết sức đa dạng, phong phú, mỗi người mang một nét riêng biệt khác nhau Tuy mỗi người mỗi cảnh, mỗi tính cách nhưng họ đều có số phận đầy bi kịch và đau khổ Bởi lẽ ấy Lỗ Tấn luôn có cái nhìn đầy thiện cảm và đứng về phía họ Song nếu chỉ nhìn nhận
ở một số nét hết sức khái quát như trên thì có lẽ chúng ta sẽ khó hình dung sâu sắc được thế giới nhân vật trong truyện Ở đây trong phạm vi một bài viết nhỏ chỉ xin được đi sâu vào một số vấn đề mà tôi đã có dịp được tìm hiểu Đó là hình tượng người phụ nữ và kiểu nhân vật bất bình thường trong hai tập truyện ngắn trên của ông
Khi đọc truyện ngắn của Lỗ Tấn, bản thân người viết nhận thấy: các nhân vật được nhà văn xây dựng dù là người nông dân, trí thức hay quan lại, địa chủ thì hình tượng người phụ nữ là nhân vật đặc biệt được ông quan tâm
và miêu tả trong sáng tác của mình Trong sáng tác của ông hình tượng người phụ nữ được hiện lên với nhiều góc cạnh khác nhau của cuộc sống
Dù ở hoàn cảnh nào chúng ta đều thấy ở họ có những điểm chung, đó là những cuộc đời đầy bi kịch, bị đầy đoạ cả về thể xác lẫn tinh thần, những cuộc đời ấy khiến ta có hình dung rõ nét về người phụ nữ dưới chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến
Nói đến các nhân vật phụ nữ, ngay từ những nghiên cứu đầu tiên về
Lỗ Tấn, Đặng Thai Mai đã nhận xét “vấn đề phụ nữ” như “những vấn đề hết sức thiết tha với tiền đồ xã hội Trung Quốc” hay nhắc đến “ khuôn mặt tủi
hổ của một thím Tường Lâm bị vùi dập dưới tiếng cười khắc bạc của cõi
người”.
Trang 6Xin được nói thêm, mức độ phát triển của một xã hội được đánh giá qua mức độ giải phóng phụ nữ Vấn đề phụ nữ đặc biệt bức thiết đối với phương Đông, vì ở đó người phụ nữ gánh chịu nhiều thiệt thòi, bất công Trung Quốc là cái nôi của đạo Khổng- Khổng giáo là triết học và tôn giáo mang tính chất đặc trưng như một “căn cước phương Đông”- đặc biệt khe khắt với người phụ nữ Không thể kể ra hết những quan niệm, ràng buộc, tục
lệ oái ăm trói buộc cuộc đời người phụ nữ Vì thế mà đến thời Ngũ Tứ, cách mạng dân chủ mới đã nêu yêu cầu cao hơn về vấn đề giải phóng phụ nữ như một đòi hỏi cấp bách của xã hội Trung Quốc bấy giờ trong bối cảnh chung của nhân loại Lương Khải Siêu trước đó từng dâng sớ “ vạn ngôn thư “ đòi cải cách, trong đó yêu cầu lập trường học cho phụ nữ, khuyến khích phụ nữ
bỏ bó chân …
Lỗ Tấn có khi khiêm tốn nhận rằng “ chưa từng nghiên cứu về vấn
đề phụ nữ” ( Về chuyện giải phóng phụ nữ – Nam xoang Bắc điệu ) nhưng
thật ra ông đã đưa ra rất nhiều ý kiến mang đậm tính duy tân về vấn đề người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc hiện đại
Có thể thấy thuyết tiến hóa mà hệ quả là mong muốn xây dựng những con người mới, phát triển, tiến lên phía trước của Lỗ Tấn đã cùng một dòng hệ thống khi ông phân tích những vấn đề phụ nữ Ông đánh giá việc hạ
thấp vai trò của người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc : “người đàn bà làm
mẹ ở Trung Quốc vẫn bị hết thảy những người đàn ông, ngoài con mình đẻ
ra, khinh rẻ” (Về chuyện giải phóng phụ nữ – Nam xoang Bắc điệu ), hay đả
kích tục bó chân, ông mỉa mai “ dân tộc Trung Hoa chúng ta tuy thường tự cho là dân tộc thích “ trung dung “ và thực hành “trung dung”, kỳ thực chúng ta không khỏi là những người quá khích (…) nhất là chân phụ nữ, đó
là một chứng cứ rất vững, không nhỏ thì thôi, nhỏ thì chỉ cần có ba tấc,
Trang 7không đi được, cứ uốn uốn, éo éo” ( Từ bàn chân phụ nữ - Nam xoang Bắc
điệu ).
Lỗ Tấn còn chỉ ra những nhược điểm trong tính cách của người phụ
nữ nảy sinh do hoàn cảnh xã hội như tính nhịn nhục, cam chịu, nhẫn nại
bằng một ví dụ trong Thập tứ hiếu, đó là Hiếu nữ Tào Nga truyện: “Cổ kim
có rất nhiều người con có hiếu, gặp cướp, gặp lửa, gặp hổ, gặp bão, nhưng cái cách ứng phó thì chín phần mười là “khóc” và “lạy”, Trung Quốc đến
khi nào mới hết khóc và lạy nhỉ ?” ( Ghi sau – Nhặt cánh hoa tàn)
Lỗ Tấn không ngần ngại hào hứng xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới của Trung Quốc tương lai độc lập, tự tin, không lệ thuộc vào người khác, có quyền làm chủ vận mệnh của mình; “ … không ngừng đấu tranh để giải phóng tư tưởng, giải phóng kinh tế, giải phóng xã hội cũng là tự giải phóng cho mình Nhưng tất nhiên cũng cần phải đấu tranh để tháo những
xiềng xích trói buộc người phụ nữ …” (Về chuyện giải phóng phụ nữ – Nam
xoang Bắc điệu ) Ông còn tỉnh táo chỉ ra sự thay đổi cải lương, người phụ
nữ ra ngoài xã hội mà không có quyền làm chủ về kinh tế thì cũng vô dụng,
vì họ biết làm gì để sống “ Cho nên bất kỳ người phụ nữ nào, nếu không có quyền kinh tế ngang người đàn ông thì tôi cho rằng tất cả mọi tên gọi đẹp đẽ
đều suông cả” (Về phụ nữ – Nam xoang Bắc điệu ).
Lỗ Tấn dành sự khâm phục đối với những người phụ nữ tiến bộ, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, cho sự phát triển của xã hội Đó là những người phụ nữ tham gia các phong trào tiến bộ
và hy sinh mà Lỗ Tấn đã có dịp trực tiếp giảng dạy ở trường Đại học Nữ sư
phạm Bắc kinh : “Đối với chị tôi phải dâng cả tấm lòng đau thương và kính mến của tôi, chị không phải là học sinh của “thằng tôi sống lay lắt đến ngày
Trang 8hôm nay”, chị là thanh niên của Trung quốc, vì Trung Quốc mà hy sinh” (
Kỷ niệm chị Lưu Hòa Trân – Hoa cái).
Sở dĩ dừng lại hơi sâu về vấn đề phụ nữ vì chính từ những suy nghĩ trên, những suy nghĩ của Lỗ Tấn đã thăng hoa thành những hình tượng mà ở đây sẽ đề cập đến Có thể thấy rất rõ vấn đề nổi bật của nhân vật chị Tường
Lâm trong Cầu phúc là vấn đề tiết liệt và vấn đề nhịn nhục, cam chịu, ù lì; vấn đề giải phóng hôn nhân, bình đẳng nam nữ thể hiện rất rõ trong Ái – Ly hôn, vấn đề giải phóng cá tính, hôn nhân phải đi đôi với giải phóng về kinh
tế trong hình tượng Tử Quân –Tiếc thương những ngày đã mất … Có như
vậy, sẽ thấy hệ thống nhân vật nữ trung tâm của một Lỗ Tấn – nhà văn thể hiện rất nhất quán những suy tư mà ông – nhà tư tưởng đã chiêm nghiệm
Tổng cộng Lỗ Tấn có bốn nhân vật nữ trung tâm bên cạnh mười bốn nam nhân vật trung tâm Như vậy số lượng nam nhân vật trung tâm nhiều gấp 3,5 lần số nhân vật nữ trung tâm Con số này biểu hiện sự khập khiễng
âm (nữ) dương (nam) Dẫu ít chiếm vị trí trung tâm bằng các nhân vật nam nhưng các nhân vật nữ ấy vẫn khẳng định được vị trí của mình trong sáng tác của Lỗ Tấn mà điểm đáng chú ý nhất là bốn nhân vật này đã hình thành nên một hành lang nhân vật với các cấp bậc phát triển tư tưởng theo hoàn cảnh lịch sử và xã hội
Cho đến bây giờ, Lỗ Tấn vẫn là nhà văn Trung Quốc thiết tha nhất
và hiểu sâu sắc nhất cuộc sống của lớp người dưới đáy xã hội Ông thường
đề cập đến trạng thái bi kịch trong tâm hồn những người cùng khổ mà không dừng lại ở nỗi đau thể xác Hình ảnh chị Tư Thiền và chị Tường Lâm đều là chân dung những người phụ nữ nông dân bất hạnh nhất trong văn học hiện đại Trung Quốc: chồng chết, ở vậy nuôi con, con chết, họ cô đơn ngay giữa
Trang 9đồng loại của mình vì không tìm được sự cảm thông “Hạnh tai lạc họa”, cái chết của con trai chị Tư Thiền còn là một cơ hội bị kiếm chác, lợi dụng Còn cuộc đời chị Tường Lâm là một chuỗi dài những đau khổ không dứt Người
ta có thể kêu rên về nỗi đau thể xác như chị: đi ở, bị đánh, bị bắt cóc, đi xin… thế nhưng Lỗ Tấn muốn nhấn mạnh đến gánh nặng tinh thần do xã hội
áp đặt mà chị vác trên vai lê suốt cả đời mình nhưng không nhận ra để quẳng xuống: “Chế độ này đã ép họ trở thành nô lệ, dưới mọi hình thức, rồi còn đổ
trên đầu họ bao nhiêu là tội lỗi.” (Về phụ nữ- Nam xoang Bắc điệu).
Điều Lỗ Tấn “nộ kỳ bất tranh” (giận họ không đấu tranh), và bi kịch của hai người phụ nữ này mang đậm màu sắc tố cáo hơn là vì họ đều không nhận ra hoàn cảnh của mình mà cứ tình nguyện lao đầu vào tròng, tự nguyện hòa hợp với phong kiến trong từng hơi thở Họ cũng là một con bệnh của
phép thắng lợi tinh thần mà sau này trong AQ Chính truyện Lỗ Tấn đề cập rõ
hơn
Mục đích của Lỗ Tấn khi đưa ra loại nhân vật khuất nhục này là muốn “chấn hưng dân khí”, mà điểm quan trọng đầu tiên của khẩu hiệu này
là buộc con người phải ý thức được vị trí đích thực của mình trong xã hội
K Marx khi phê bình sự lạc hậu của dân Đức so với dân châu Âu thế kỷ XIX đã nhấn mạnh: “Vấn đề là không được để cho người Đức có lấy một chút ảo tưởng và nhẫn nhục nào cả Phải làm cho sự áp bức hiện thực trở nên
nặng nề hơn bằng cách thêm vào đó ý thức về sự áp bức Phải làm cho sự
nhục nhã trở thành nhục nhã hơn bằng cách công bố nó… phải làm cho nó
biết sợ bản thân mình để làm cho họ mạnh dạn hơn” Chính sự miêu tả tự ý
thức của Lỗ Tấn đã thêm một vết khắc vào quá trình hình thành con người Trung Quốc toàn diện
Trang 10Với loại nhân vật phụ nữ này, nhất là nhân vật Tường Lâm, Lỗ Tấn
đã cùng với Tào Ngu (qua nhân vật thị Bình trong Lôi vũ) tạo nên hình ảnh
những nhân vật phụ nữ đau khổ nhất, hiện thực nhất và đầy tình nhân bản của văn học Trung Quốc hiện đại
Đến nhân vật Ái (Ly hôn), đây lại là loại phụ nữ tiêu biểu cho những
người bị áp bức nhưng biết vùng dậy đấu tranh
Ái là người phụ nữ mạnh mẽ, đốp chát và triệt để Người đọc nhớ mãi hình ảnh một cô Ái nhảy xổ lên trang viết khát khao đòi quyền lợi, lẽ phải
Cô quyết tâm đi tìm lẽ công bằng cho cuộc hôn nhân đã tan vỡ của mình Cô
là hình tượng phụ nữ đầu tiên của Lỗ Tấn dám đứng lên chống lại sự bất công, áp bức của lễ giáo phong kiến, sự đè nén vô nhân đạo, sự tôn vinh chế
độ nam quyền Thế nhưng sự vùng dậy tự phát của Ái có nhiều hạn chế, cô chỉ biết những kẻ áp bức mình trực tiếp mà chưa hiểu nguyên nhân sâu xa quyết định số phận của mình, những kẻ cầm cân nảy mực nơi công đường cũng chính là những người bảo vệ đạo đức phong kiến mà không bênh vực quyền lợi của người dân thấp cổ bé họng Không chỉ bị hạn chế bởi nhận thức mà trong quá trình đấu tranh, tư tưởng của Ái cũng có sự phân tâm Cô
bị choáng ngợp trước uy quyền to lớn, bộ mặt hung thần của vị quan huyện Thì ra nỗi sợ hãi cố hữu kết đọng hàng nghìn năm trong vô thức còn mạnh hơn tư tưởng phản kháng của Ái, làm tiêu hao hết ý chí đấu tranh của cô Tiếng kêu vươn mình của Ái cũng là tiếng thét vùng dậy của một giai tầng người trong xã hội mà họ gần như đã nhận ra vị trí của mình, muốn đứng lên tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn Ái là hình ảnh tương lai của Tư Thiền, Tường Lâm- không biết mình khổ, không dám đấu tranh Thế nhưng
Ái vẫn thất bại, cam chịu khuất phục dù sức phản kháng trong cô có thừa
Trang 11Và như vậy thì Ái vẫn chưa là mẫu nhân vật lý tưởng có thể vực dậy một nước Trung Hoa trở trăn trên đường phát triển.
Tiếp theo nhân vật Ái là Tử Quân (Tiếc thương những ngày đã mất),
một trí thức mới tiến bộ mang tư tưởng thanh niên thời Ngũ tứ.Trong cơn biến động xã hội bấy giờ, trí thức đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chính trị-lịch sử Lỗ Tấn đã phân tích những đặc điểm của người trí thức Trung Hoa: ôm ấp nhiều mộng đẹp, có lý tưởng, cầu tiến nhưng khi gặp thất bại thì
dễ bi quan, chán nản, dao động, cuối cùng dần trở nên cô độc, phản lại lý
tưởng của mình rồi chết dần chết mòn Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất là một nhân vật với những đặc trưng như trên.
Tử Quân là một nữ sinh tắm mình trong không khí sôi nổi đổi thay của thời Ngũ Tứ : Khổng giáo bị liệng qua cửa sổ, phụ nữ được tự do yêu đương, được lập trường Luật khoa, Y khoa … Cô cùng Quyên Sinh yêu nhau và tự tạo lập một gia đình riêng nhưng cuối cùng tổ ấm đó cũng tan vỡ
do những nguyên nhân nội tại và khách quan
Tử Quân là một hiện tượng trí thức “sống thừa”, qua đó Lỗ Tấn chỉ
ra nguyên nhân xã hội và đặc biệt là nguyên nhân tính cách trong bi kịch của cuộc đời họ Cô là con người trong xã hội tư sản mà ở đó cô vừa là nạn nhân –kẻ bị tha hóa trên đường phát triển, vừa là thủ phạm gây ra bi kịch bản thân
mà cô không nhận thức được Tử Quân cố gắng vươn lên, thoát khỏi những định kiến xã hội để sống hợp với nguyện vọng chính đáng của mình, nhưng cách chống đối hiện thực của cô là thoát ly gia đình lớn rồi lao vào một gia đình nhỏ cũng tủn mủn như vậy mà thôi, cô lại không có đủ dũng khí và lòng quyết tâm để theo lý tưởng đến cùng Hơn nữa, vai trò người phụ nữ trong xã hội thới này chưa phải được giải phóng hoàn toàn, nhất là về mặt