1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận sự ra đời của asean và cộng đồng Asean

15 689 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 46,57 KB

Nội dung

Nguyên tắc Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Giải quyết các tranh chấp trong hoà bình; Không can thi

Trang 1

1 SỰ RA ĐỜI CỦA ASEAN VÀ CỘNG ĐỒNG ASEAN

1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

1.1.1 Lịch sử hình thành

Ngày 8/8/1967, bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được ký kết tại Bangkok, Thái Lan Đến nay, ASEAN có 10 quốc gia

thành viên, gồm

- Năm 1967: Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore và Malaysia

- Năm 1984: Bruney

- Năm 1995: Việt Nam

- Năm 1997: Lào, Myanmar

- Năm 1999: Campuchia

1.1.2 Mục tiêu

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực trên tinh thần bình đẳng và hợp tác;

Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực;

Thúc đẩy các cộng tác tích cực và giúp đỡ nhau;

Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu;

Cộng tác có hiệu quả hơn, mở rộng mậu dịch, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống nhân dân;

Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á;

Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực

1.1.3 Nguyên tắc

Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Giải quyết các tranh chấp trong hoà bình; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…,

Đồng thời bổ sung một số nguyên tắc mới như: Tăng cường tham vấn về những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên

đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nước thành viên khác…

Trang 2

1.1.4 Phương thức hoạt động

Phương thức ra quyết định: Tham vấn và đồng thuận Mọi vấn đề của ASEAN

đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên ASEAN và quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên đều nhất trí hoặc không phản đối

Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: Các quốc gia Thành viên sẽ phối hợp

và nỗ lực xây dựng lập trường chung cũng như tiến hành các hoạt động chung trên

cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến chương

Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: Hợp tác khu vực phải được tiến hành

từng bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả năng của các nước và tất cả đều có thể tham gia, đóng góp

1.2 Cộng đồng ASEAN

Tháng 12/1997, thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020

Tháng 10/2003, ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố

Ba-li II) Nội dung:

- Hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng

đồng Chính trị - An ninh (APSC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội (ASCC);

- Khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối

tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng có lợi

ở khu vực

Một số hội nghị cấp cao ASEAN:

- Tháng 11/2004, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-10 thông qua Kế hoạch hành

động xây dựng Cộng đồng An ninh – Chính trị (APSC)

- Hội nghị Cấp cao ASEAN-13 (tháng 11/2007), ký Hiến chương ASEAN

nhằm tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho việc gia tăng liên kết khu vực, trước mắt là hỗ trợ mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm

2015 Hiến chương ASEAN đã chính thức có hiệu lực vào ngày 15/12/2008

- Hội nghị Cấp cao ASEAN-14 (tháng 2/2009) thông qua Tuyên bố về Lộ

trình xây dựng Cộng đồng ASEAN kèm theo 3 Kế hoạch tổng thể xây dựng

Trang 3

3 trụ cột Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về IAI giai đoạn 2 (2008-2015)

- Hội nghị cấp cao ASEAN-27 (tháng 11/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia),

ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về việc thành lập Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố về Tầm nhìn ASEAN 2025, thông qua Kế hoạch thực hiện AEC năm 2025

1.1.1 Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát: xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN; nhưng không phải là một tổ chức siêu quốc gia và khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài

1.2.1.1 Cộng đồng An ninh – Chính trị (APSC)

Nhằm mục tiêu là tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển

ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung

Kế hoạch tổng thể về APSC, hướng tới xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh với ba đặc trưng chính:

- Một Cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực

chung;

- Một Khu vực gắn kết, hoà bình và tự cường, có trách nhiệm chung

bảo đảm an ninh toàn diện;

- Một Khu vực năng động, rộng mở với bên ngoài trong một thế giới

ngày càng gắn kết và tuỳ thuộc lẫn nhau

6 lĩnh vực hợp tác:

- Hợp tác về chính trị

- Xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử

- Ngăn ngừa xung đột

- Giải quyết xung đột

- Kiến tạo hòa bình sau xung đột

Trang 4

- Cơ chế thực hiện

1.2.1.2 Cộng đồng Kinh tế (AEC)

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thành lập vào 31/12/2015, có hiệu lực từ 1/1/2016 nhằm hướng tới nền sản xuất và thị trường chung

AEC có:

• Dân số hơn 620 triệu người

• GDP 2.4 nghìn tỷ $

• Lực lượng lao động trẻ

• Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng

• Liên kết nội khối mạnh

• Top 10 thị trường tăng trưởng mạnh mẽ nhất

• Là nền kinh tế lớn thứ ba ở châu Á và lớn thứ bảy trên thế giới

12 lĩnh vực ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể chiến lược AEC (2008 – 2015) Hàng nông sản; Ô tô; Điện tử; Nghề cá; Các sản phẩm từ cao su; Dệt may; Các sản phẩm từ gỗ; Vận tải hàng không; Thương mại điện tử ASEAN; Chăm sóc sức khoẻ;

Du lịch; và Logistics

1.2.1.3 Cộng đồng Văn hóa – Xã hội (ASCC)

Mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN là xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội nhằm đạt được tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và người dân ASEAN thông qua việc tạo dựng một bản sắc chung và một xã hội chia sẻ, đùm bọc, hoà thuận và rộng mở; nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao

Kế hoạch thực hiện ASCC tập trung vào 6 nội dung chính: (a) Phát triển con người; (b) Phúc lợi xã hội và bảo vệ; (c) Công bằng xã hội và các quyền; (d) Đảm bảo môi trường bền vững; (e) Xây dựng bản sắc ASEAN; và (f) Thu hẹp khoảng cách phát triển

Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN nhóm họp lần đầu tiên vào tháng 8/2009 để điều phối việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể này cũng như tăng cường phối hợp giữa các cơ quan tham gia trụ cột ASCC

Trang 5

Tại Hội nghị Hội đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN lần thứ 3 (Hà Nội, tháng 4/2010), Kế hoạch truyền thông Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN đã được xây dựng và thông qua

2 GIỚI THIỆU ASEAN Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

Tổng thư ký ASEAN đương nhiệm là ông Lê Lương Minh (Việt Nam); nhiệm

kỳ từ 2013-2017

Nước Chủ tịch ASEAN năm 2016 là Lào

Trụ sở chính ASEAN: Jakarta, Indonesia

ASEAN đứng thứ 3 dân số toàn cầu (sau Trung Quốc với 1,367 triệu người, và

Ấn Độ với 1,259 triệu người) Trong đó, có hơn 50% dân số dưới 30 tuổi

Thương mại nội khối ASEAN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thương mại ASEAN phân chia theo đối tác (24%), kế đến là Trung Quốc (14%), EU (10%), Nhật Bản (9%) và Mỹ (8%)

Tổng dòng vốn FDI của ASEAN là 136 tỷ USD (năm 2014), chiếm 11% tổng FDI toàn cầu Dòng vốn FDI nội khối đứng vị trí thứ 2 trong tổng nguồn vốn FDI (18%), sau EU (21%)

Bảng 2.1 Một số chỉ số cơ bản của ASEAN năm 2014

Tổng diện tích Km2 4,435,618

người 622,250 Tổng thu nhập GDP

(Giá thực tế) TriệuUS$

2,573,58 9

Tốc độ tăng trưởng

GDP bình quân đầu người (Giá thực tế) US$ 4,136 Thương mại hàng hóa

quốc tế

Triệu US$ 2,528,917 Xuất khẩu Triệu 1,292,634

Trang 6

US$ 1,236,284 Dòng chảy đầu tư trực

tiếp

Triệu

3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HIỆP ĐỊNH THỎA THUẬN KHI CỘNG ĐỒNG ASEAN RA ĐỜI

5 nội dung cơ bản

- Tự do lưu chuyển hàng hóa

- Tự do lưu chuyển dịch vụ

- Tự do lưu chuyển tài chính

- Tự do lưu chuyển đầu tư

- Tự do lưu chuyển lao động có kỹ năng

3.1 Tự do lưu chuyển hàng hóa –Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)

Hiệp định có 11 chương, 98 điều và phụ lục

- Chương 1: Những quy định chung

- Chương 2: Tự do hoá thuế quan

- Chương 3: Quy tắc xuất xứ

- Chương 4: Các biện pháp phi thuế quan

- Chương 5: Tạo thuận lợi cho thương mại

- Chương 6: Hải quan

- Chương 7: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh

giá sự phù hợp

- Chương 8: Kiểm dịch động thực vật

- Chương 9: Các biện pháp đền bù thương mại

- Chương 10: Các điều khoản về thể chế

- Chương 11: Các điều khoản cuối cùng.

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)

- Chỉ áp dụng trong lĩnh vực thuế quan

Trang 7

- Nội dung : một quốc gia khi kí kết đồng ý cho một nước thành viên

ASEAN hưởng ưu đãi, thì phải dành ưu đãi này cho tất cả các thành viên ASEAN

Cơ sở dữ liệu : minh bạch, công bố trên website của ASEAN

Lộ trình cắt giảm, xoá bỏ thuế quan

- ASEAN 6 : 100% số dòng thuế đã được xoá bỏ vào năm 2010

- ASEAN 4

• Cắt giảm xuống 0% năm 2015

• 7% số dòng thuế được linh hoạt đến 2018

• Trường hợp khó khăn đột xuất hay đặc biệt có quyền điều chỉnh hay tạm ngưng cam kết

Điều kiện hưởng ưu đãi:

- Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm của cả nước xuất khẩu

và nhập khẩu, phải có mức thuế quan nhập khẩu bằng hoặc thấp hơn 20% và đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ sẽ tự động được hưởng cam kết thuế quan của Quốc gia Thành viên nhập khẩu

- Hàng nhập khẩu phải được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang

nước nhập khẩu, không đi qua lãnh thổ nước thứ ba

- Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ

của một Quốc gia Thành viên

- Đối với hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý hoặc không được sản xuất

toàn bộ Tất cả các NVL phải trải qua quá trình chuyển mã số hàng hoá

- Hàng hoá được coi là có xuất xứ ASEAN nếu có hàm lượng giá trị khu

vực (RCV) ít nhất là 40%

3.2 Tự do lưu chuyển dịch vụ - Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ

(AFAS)

Kể từ thời điểm ký kết AFAS hồi năm 1995 đến nay, các gói dịch vụ đã đạt được bao gồm: Xây dựng, Phân phối, Giáo dục, Môi trường, Y tế, Vận tải biển, Viễn thông, Du lịch

Hiệp định có 14 điều, mục tiêu:

Trang 8

- Nâng cao tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh ngành dịch vụ trong

các quốc gia thành viên ASEAN

- Xóa bỏ rào cản thương mại trong lĩnh vực dịch vụ

- Tự do hoá thương mại dịch vụ bằng cách mở rộng chiều sâu và rộng

Các quốc gia thành viên sẽ củng cố và tăng cường các nỗ lực hợp tác hiện có phục vụ ngành thông qua:

(a) Thiết lập và cải thiện hạ tầng cơ sở;

(b) Tổ chức sản xuất, tiếp thị và quản lý thu mua;

(c) Nghiên cứu và phát triển

(d) Trao đổi thông tin

3.3 Tự do lưu chuyển tài chính - Cơ chế giám sát ASEAN (ASP)

Cơ chế giám sát ASEAN (ASP) bắt đầu vào năm 1999 như một cơ chế để rà soát và trao đổi quan điểm giữa các quan chức cao cấp (Ngân hàng Trung ương và

Bộ Tài chính) về các vấn đề chính sách và phát triển kinh tế trong ASEAN

- Kiểm điểm kinh tế định kỳ 2 lần/năm để đánh giá tình hình kinh tế và

tài chính khu vực, đưa ra các khuyến nghị chính sách

- Cung cấp hệ thống cảnh báo sớm về các cuộc khủng hoảng tương lai

nhằm có các biện pháp ứng phó kịp thời

- Trao đổi thông tin về diễn biến và triển vọng kinh tế thế giới

Mục tiêu là hướng tới sự hội nhập thị trường tài chính- tiền tệ ASEAN sâu rộng vào năm 2020

• Phát triển thị trường vốn

• Tự do hoá tài khoản vốn

• Tự do hoá lĩnh vực dịch vụ tài chính ASEAN

• Hợp tác tiền tệ ASEAN

3.4 Hiệp định về đầu tư - Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đã được kí kết vào ngày 26/02/2009 và có hiệu lực vào ngày 29/3/2012

Trang 9

ACIA được soạn thảo trên cơ sở kế thừa quy định của hai Hiệp định là Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA)

- Một số quy định mới được đưa vào phù hợp với cơ chế tự do hóa đầu tư,

trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi ích của các nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ

- Phạm vi điều chỉnh của ACIA: đối tượng hưởng lợi của Hiệp định được

mở rộng đối với nhà đầu tư của nước thứ ba có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lãnh thổ của nước thành viên ASEAN

Hiệp định ACIA gồm 3 phần với 49 Điều khoản, gồm 7 nguyên tắc cơ bản

- Tự do hoá đầu tư, bảo hộ đầu tư, xúc tiến và thuận lợi hoá thương mại

- Không ngừng tự do hoá đầu tư nhằm đạt được môi trường đàu tư tự do và

mở cửa trong khu vực

- Bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư

- Nguyên tắc về đối xử quốc gia

- Không áp dụng hồi tố quy định của AIA (Hiệp định khung về Khu vực Đầu tư ASEAN) và IGA (Hiệp định ASEAN về Xúc tiến và Bảo hộ Đầu tư)

- Đối xử đặc biệt và khác biệt

- Mở rộng phạm vi điều chỉnh

3.5 Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề - Hiệp định ASEAN về di

chuyển lao động (AAMNP)

Mục tiêu của Hiệp định này là:

- Tạo điều kiện cho sự di chuyển của thể nhân tham gia vào các hoạt động

thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên trong ASEAN;

- Thiết lập các thủ tục xuất nhập cảnh hợp lý và minh bạch để áp dụng cho

các cá nhân nhập cảnh tạm thời hoặc tạm trú;

Trang 10

- Bảo vệ sự toàn vẹn đường biên giới của các quốc gia thành viên đồng

thời bảo vệ các lực lượng lao động trong nước và việc lâu dài tại các vùng lãnh thổ của các nước thành viên

Tám ngành nghề được tự do dịch chuyển lao động trong ASEAN: bác sĩ, nha

sĩ, y tá, xây dựng, kỹ thuật, kiểm toán, điều tra viên, du lịch

4 QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP GIỮA VIỆT NAM

VÀ ASEAN

4.1 Quan hệ thương mại

ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam trị giá 19.1 tỷ $, chỉ đứng sau thị trường Hoa Kz trị giá 28.6 tỷ $ và thị trường EU trị giá 27.8 tỷ $

Một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất sang ASEAN: điện thoại, dầu thô, máy vi tính – điện tử, sắt thép, máy móc thiết bị, gạo, dệt may, thủy sản,…

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ ASEAN: xăng dầu, máy vi tính – điện tử, máy móc thiết bị, chất dẻo, gỗ, điện gia dụng, phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm hóa chất, giấy …

Thương mại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 2005 - 2015:

- Nhập khẩu, xuất khẩu: tăng không đều qua các năm

- Cán cân thương mại âm: nhập siêu

4.2 Đầu tư trực tiếp

4.2.1 Đầu tư trực tiếp từ ASEAN vào Việt Nam

8 quốc gia đầu tư với 2705 dự án, tổng giá trị 56.85 tỷ USD chiếm 20.9% vốn đầu tư

Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2015

Đối tác Số dự án cấp mới

Xếp hạng dựa trên số

dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới và tăng them (Triệu USD)

Xếp hạng dựa trên Vốn đăng ký

Trang 11

Singapore 130 4 1,231.356 7

BritishVirginIsland

Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam theo ngành, lĩnh vực

Ngành, lĩnh vực dự Số

án

Tổng vốn đầu tư (tỷ USD)

Tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của ASEAN vào VN

4.2.2 Đầu tư trực tiếp từ Việt Nam vào ASEAN

Dòng vốn FDI từ Việt Nam tăng kỷ lục từ 1.2 tỷ USD trong năm 2012 lên 2.0 tỷ USD năm 2013 Hơn 47% các dự án của Việt Nam tập trung ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Campuchia Tính đến tháng 10/2015, đầu tư tại:

- Lào: có 9 dự án cấp mới, 9 dự án tăng vốn, tổng vốn cấp mới và tăng

thêm là 126 triệu USD

- Campuchia: 11 dự án cấp mới, 12 dự án tăng vốn, tổng vốn cấp mới và

tăng thêm là 194 triệu USD

5 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CỘNG ĐỒNG ASEAN

5.1 Những cơ hội khi gia nhập Cộng đồng ASEAN của Việt Nam

5.1.1 Cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn

ASEAN có dân số trên 600 triệu người, chiếm tới 9% dân số toàn cầu Với tổng GDP trên 2,5 nghìn tỷ USD, tăng trưởng trung bình vào khoảng 5% hàng năm, thu nhập bình quân đầu người trên 4.000 USD/người/năm, thu hút đầu tư nước ngoài năm 2014 đạt trên 130 tỷ USD, cùng tổng giá trị giao dịch thương mại trên 2,5 nghìn tỷ USD, đưa ASEAN trở thành một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng

5.1.2 Cơ hội có thị trường với cở sở sản xuất thống nhất và tự do hóa

Mục tiêu đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất đang được ASEAN thúc đẩy mạnh bao gồm 5 yếu tố cơ bản: (i) Tự do lưu chuyển

Ngày đăng: 11/04/2016, 17:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w