1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Sự ra đời của giai cấp Tư sản, Tiểu tư sản và trào lưu dân chủ tư sản

26 2,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược Việt Nam ở cửa biển Đà Nẵng. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam bắt đầu và tạm thời bị thất bại. Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định về quân sù Việt Nam và tiến hành chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Cuộc khai thác thuộc địa diễn ra trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá… làm tư tưởng của giới sĩ phu có nhiều chuyển biến và đặc biệt làm xuất hiện thêm các giai cấp và tầng líp mới trong xã hội là giai cấp công nhân và tầng líp tư sản, tiểu tư sản. Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp có tác động rất lớn đến cuộc đấu tranh chống xâm lược của thực dân Pháp của nhân dân ta. Đặc biệt cũng trong thời gian này những sách báo viết về các cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, trào lưu triết học ánh sáng của Vôn te, Rút xô, Mông texkiơ… đã được truyền vào Việt Nam. Luồng tư tưởng mới này cùng với sự ra đời của các giai tầng mới trong xã hội đã làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam diễn ra sôi nổi theo khuynh hướng mới là dân chủ tư sản đã thu hót mọi lực lượng xã hội tham gia. Tinh thần "trung quân, ái quốc" mờ nhạt và thay vào đó là tinh thần "trung dân, ái quốc" tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…và sau này là giai cấp tư sản và tiểu tư sản. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất Pháp lại thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai. Cuộc khai thác lần này với qui mô lớn đã làm cho xã hội Việt Nam bị phân hoá sâu sắc và cùng với tác động của cuộc cách mạng tháng Mười Nga mà phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi hơn trước với đường lối khác trước. Đó là con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản. Như vậy, lúc này ở Việt Nam có hai con đường cứu nước song song tồn tại là khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản. Lịch sử Việt Nam lúc này đứng trước sự lùa chọn quan trọng là sẽ đi theo khuynh hướng nào cho phù hợp. Trong một tiểu luận nhỏ tôi không có tham vọng trình bày được hết cả hai khuynh hướng cứu nước đầu thế kỉ XX mà tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về phong trào cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản- là khuynh hướng mới đầu tiên xuất hiện vào đầu thế kỉ ở Việt Nam. Vậy phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản hình thành và biến đổi như thế nào, vai trò của nã trong lịch sử dân téc ra sao? Lịch sử dân téc sẽ lùa chọn khuynh hướng nào? Xuất phát từ những lý do trên mà tôi 1 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 đã chọn đề tài cho tiểu luận của mình là "Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong phong trào giải phóng dân téc và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930" nhằm tìm hiểu về mét khuynh hướng cưú nước trong phong trào yêu nước ở Việt Nam trong suốt những năm đầu thế kỉ XX trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là một vấn đề mang tính lịch sử nên tôi chọn phương pháp nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử là phương pháp dùa vào những sự kiện lịch sử, tư liệu lịch sử để trình bày tiến trình lịch sử một cách đầy đủ theo thứ tự thời gian ra đời, phát triển… Phương pháp lôgic là phương pháp nghiên cứu lịch sử trong hình thức tổng quát với những mối liên hệ bản chất của nó. Trong quá trình nghiên cứu, thu thập các nguồn tư liệu của các tác giả tôi còn dùng phương pháp so sánh, tổng hợp rót ra những điểm mấu chốt có tính khái quát. Thực hiện phương pháp này tôi mới rót ra được những sự kiện một cách chính xác căn bản nhất. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI. Để có sự liên kết lôgic giữa các vấn đề, sự kiện trước hết tôi sẽ trình bày khái quát về bối cảnh lịch sử trong nước và quốc tế trong những năm đầu thế kỉ XX và quá trình ra đời của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc theo dõi nghiên cứu của người đọc. Sau đó làm rõ những nét lớn về sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trên cơ sở đó thấy được sự biến đổi của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước 1930. Bằng những dẫn chứng, tư liệu cụ thể để nêu rõ những hạn chế của khuynh hướng yêu nước dân chủ tư sản và sự lùa chọn của lịch sử Việt Nam từ 1930 và từ đó rót ra những nhận định đánh giá của bản thân về sự lùa chọn tất yếu của lịch sử. 2 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 IV. CẤU TẠO CỦA TIỂU LUẬN A. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Phạm vi nghiên cứu III. Phương pháp nghiên cứu IV. Cấu tạo của tiểu luận B. NỘI DUNG I. Sù ra đời của giai cấp Tư sản, Tiểu tư sản và trào lưu dân chủ tư sản 1. Bối cảnh thế giới và trong nước 1.1. Thế giới 1.2. Trong nước 2. Sù ra đời của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và sự hình thành trào lưu dân chủ tư sản ở Việt Nam. II. Sự phát triển và biến đổi của trào lưu dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến trước 1930 1. Sù phát triển của trào lưu dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Sự phân hoá trào lưu dân chủ tư sản thành các khuynh hướng khác nhau từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2.1. Chủ nghĩa dân téc cải lương 2.2. Dân téc tư sản cách mạng 3. Hạn chế của trào lưu dân chủ tư sản 4. Khuynh hướng cách mạng vô sản xuất hiện và sự lùa chọn của lịch sử Việt Nam C. KẾT LUẬN THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 B. NỘI DUNG I. SÙ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN VÀ TRÀO LƯU DÂN CHỦ TƯ SẢN 1. Bối cảnh thế giới và trong nước 1.1. Thế giới Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, lịch sử thế giới bước sang giai đoạn mới đánh dấu bằng hai sự kiện nổi bật là sự thức tỉnh của Châu Á và bước đầu của cuộc đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản tiên tiến ở Châu Âu. Sự thức tỉnh của Châu Á bắt đầu từ cuộc cách mạng Nga 1905 đã tạo thành một cao trào thức tỉnh cả phương Đông. Trong cuộc cách mạng này, hàng triệu quần chúng nhân dân bị áp bức đã nổi dậy đấu tranh đòi quyền của con người là quyền dân chủ. Lúc này ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì ở Châu Á phong trào dân chủ với hình thức bạo động và cải cách đang phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản phối hợp với quần chúng nhân dân chống lại các thế lực phản động. Tiêu biểu phong trào Duy Tân ở Nhật Bản, cuộc vận động Duy Tân và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, cải cách ở Xiêm, hội Liên hiệp phật giáo ở Mianma… Tình hình thế giới như trên đã tác động rất lớn đến phong trào đấu tranh ở nước ta đầu thế kỉ XX. Những tác động này đã làm thay đổi nhận thức và tư tưởng của giới sĩ phu và những người yêu nước Việt Nam. 1.2. Trong nước Cuối thế kỉ XIX, phong trào vũ trang chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương đã thất bại với sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê năm 1896. Bên cạnh đó các phong trào của thổ hào địa phương cũng lần lượt thất bại, chỉ còn cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo cũng đang gặp rất nhiều khó khăn. Trong lúc này một số nhà ái quốc của ta đã phải đi tìm một cuộc sống Èn dật chờ thời, một số chán đời tiêu cực không ra làm quan, cũng không ra hoạt động yêu nước, một số lại hợp tác với kẻ xâm lược ở Việt Nam lúc này đang đòi hỏi và có nhu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới. Sau khi đã căn bản hoàn thành công cuộc bình định ở Việt Nam, thực dân Pháp đã chuyển hướng trong chính sách cai trị. Chúng từng bước kiện toàn bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất một cách có hệ thống trên đầy đủ các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá: 4 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 Về chính trị: chóng thành lập chính phủ chung cai trị năm xứ Đông Dương đứng đầu là một viên toàn quyền người Pháp. Chúng lập ra những đội quân thuộc địa người ngoại quốc, lính cơ người Việt, toà án Tây và toà án Nam, nhà tù để đàn áp, xét xử và giam cầm những người chống đối. Về kinh tế: chóng thực hiện chính sách bóc lột ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng của người nông dân. "Đến năm 1912, địa chủ người Pháp đã chiếm tới 470.000 hecta đất ở Bắc kì" 1 để lập đồn điền… Thực dân Pháp còn ra sức đầu tư vào một số ngành kinh tế để khẳng định chủ nghĩa tư bản Pháp ở Việt Nam. Tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vào việc khai mỏ như mỏ than đá, thiếc, kẽm…chúng còn xây dựng một số cơ sở công nghiệp nhằm phục vụ cho đời sống bọn thực dân như điện, nước, …ngoài ra chúng còn mở mang hệ thống đường giao thông sắt, thuỷ, bộ…vừa phục vụ lợi Ých kinh tế, vừa phục vụ lợi Ých chính trị, quân sự như đường số 1, đường sắt xuyên Việt, cầu Long Biên, cầu Trường Tiền… Để tận lực bóc lột nhân dân Việt Nam, Pháp còn gia tăng các loại thuế và thuế đã trở thành nguồn lợi lớn của tư bản Pháp ở Việt Nam. Về văn hoá: chóng thực hiện nền văn hoá nô dịch, duy trì nền Hán học, mở trường dạy Pháp ngữ, quốc ngữ, trường dạy nghề… nhằm đào tạo tầng líp tay sai. Nh vậy, chính sách khai thác bóc lột của tư bản Pháp đã tác động rất lớn đến Việt Nam, nã cũng đã Ýt nhiều làm cho kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, do mục đích khai thác của Pháp nên kinh tế Việt Nam không thể phát triển mà luôn bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Chính sách khai thác của Pháp đã làm phân hoá các giai cấp xã hội cũ ở Việt Nam và làm nảy sinh lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản,…những lực lượng này lại trở thành lực lượng yêu nước mới trong xã hội Việt Nam. 2. Sù ra đời của tầng líp tư sản, tiểu tư sản và sự hình thành trào lưu dân chủ tư sản Khi thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam thì tầng líp tư sản chính thức ra đời. Tư sản Việt Nam chủ yếu hoạt động thương mại buôn bán hàng hóa ngoại quốc và thợ thủ công cá thể chứ không có địa vị trong nền kinh tế công nghiệp. Họ là những nhà thầu khoán, những người chuyên tiếp tế nguyên liệu hoặc làm đại lý cho Pháp. Tiêu biểu, Bùi Huy Tín chuyên cung cấp tà vẹt làm đường sắt cho Pháp, Trương văn Bền là chủ xí nghiệp có 700 công nhân, Bạch Thái Bưởi có ba xà lúp chở khách… 5 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 (1) Đại cương lịch sử Việt Nam, Đinh Xuân Lâm chủ biên, NXB Giáo dục, tập II, trang 121 Trong quá trình phát triển tư sản Việt Nam phân hóa thành hai bộ phận là tư sản mại bản và tư sản dân téc. Tư sản mại bản là giai cấp có quyền lợi gắn liền với tư bản lũng đoạn Pháp, trực tiếp phục vụ cho nhà tư bản đế quốc và được chúng nuôi dưỡng. Tư sản mại bản là những thầu khoán lớn những chủ đại lý lớn được Pháp cho hưởng độc quyền nào đó hay có chung một phần vốn hùn với tư bản Pháp. Chính vì vậy mà tư sản mại bản không có thái độ chống Pháp. Số lớn còn lại là giai cấp tư sản dân téc họ bao gồm tư sản loại vừa và nhỏ. Họ có xu hướng đi vào kinh doanh trong các ngành sản xuất và lưu thông Ýt nhiều đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của nước nhà. Họ tán thành độc lập dân téc và ủng hộ phong trào dân téc trong chõng mực không mâu thuẫn với lợi Ých của họ. Họ bị các công ty tư bản độc quyền Pháp chèn Ðp, kìm hãm gắt gao, họ chỉ nắm được những ngành phụ thuộc và phần đông không thoát khỏi con đường tư bản kiêm địa chủ nên họ mâu thuẫn với Pháp. Cùng với sự phát triển của tầng líp tư sản, tầng líp tiểu tư sản cũng phát triển. Họ bao gồm những tiểu thương, trí thức, công chức, học sinh, sinh viên… Đông nhất là những người hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp, phần lớn họ bị thực dân Pháp chèn Ðp, có cuộc sống chật vật. Tiểu tư sản Việt Nam bị phân biệt đối xử cả về vật chát lẫn tinh thần, họ mâu thuẫn sâu sắc với Pháp, họ nhiệt tình yêu nước và nhạy bén với tình hình thế giới , họ là một lực lượng cách mạng hùng hậu trong phong trào giải phóng dân téc. Bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản và tiểu tư sản Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng do những nguyên nhân chủ yếu sau: thứ nhất là do hàng hóa đưa ra thị trường ngày càng nhiều làm cho sự cạnh tranh trở nên gay gắt, một số người bị phá sản và một số người lại giàu lên. Nhờ sự cạnh tranh này mà kĩ thuật được cải tiến, đã xuất hiện xí nghiệp sử dụng kĩ thuật máy hơi nước hay bằng dầu hỏa. Thứ hai, là do thời kì này Pháp bận chiến tranh nên sù độc quyền thị trường không gay gắt nh trước.Nhờ vậy mà tư ban nước ngoài đầu tư vào nước ta nhiều hơn tạo điều kiện cho tư sản và tiểu tư sản Việt Nam kinh doanh. Nhiều công ty nhỏ trước đây mở rộng về quy mô nh Công ty tàu thuỷ của Bạch Thái Bưởi từ 3 xà lúp nay thành 30 tàu lớn nhỏ 6 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp thực hiện cuộc khai thác đại quy mô do vậy mà tư sản và tiểu tư sản Việt Nam phát triển mạnh đã trở thành giai cấp trong xã hội với hoạt động mạnh mẽ trong các ngành kinh tế: thương nghiệp, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải Đây cũng là thời kì giai cấp tư sản tiến hành đấu tranh chống Pháp một cách tích cực. Mặc dù tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đã trở thành giai cấp song địa vị kinh tế nhỏ bé phần nhiều bị lệ thuộc tư bản Pháp chính vì vậy mà tinh thần chống Pháp của họ không triệt để. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là một cuộc chiến tranh phi nghĩa làm cho tư sản, tiểu tư sản Việt Nam phần nào hiểu thêm về bản chất của chủ nghĩa đế quốc. Bên cạnh đó trong thời gian chiến tranh địa vị kinh tế của tư sản và tiểu tư sản được nâng cao hơn, có địa vị kinh tế tư sản và tiểu tư sản nảy sinh đòi hỏi quyền lợi chính trị. Nh vậy cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, tư sản và tiểu tư sản Việt Nam bắt đầu xuất hiện trên vũ đài chính trị. Họ đã đứng ra lãnh đạo cách mạng và giương cao ngọn cờ dân téc dân chủ trong khi giai cấp vô sản đang trong thời kì chuẩn bị. Ý thức giai cấp, thái độ đối với phong trào giải phóng dân téc và những hoạt động đấu tranh chống Pháp chứng tỏ tư sản, tiểu tư sản Việt Nam đã trở thành một tập đoàn đông đảo và có hệ tư tưởng tư sản. Trong lúc tư sản và tiểu tư sản Việt Nam đang được nâng cao dần về địa vị kinh tế thì lúc đó bên ngoài trào lưu “Mưa Âu giã Á” đang phát triển mạnh mẽ. Các cuộc cải cách ở Malaixia, Xinhgapo, cho thấy thời đại phong kiến đang trong tình trạng cáo chung chuyển sang thời kì thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, phong trào giải phóng dân téc vươn cao theo xu hướng mới. Các luồng tư tưởng mới được truyền vào qua sách Tân thư, Tân văn lần đầu tiên tư sản và tiểu tư sản Việt Nam được nghe đến các từ Môngtexkiơ, Rutxô, Xpenxe nghe đến các tác phẩm Khế ước xã hội tấn công nhà thờ thiên chóa giáo, chế độ phong kiến, đề cao cái tôi và ca ngợi chủ nghĩa tư bản. Đặc biệt là cuộc cải cách của Nhật Bản và cuộc Duy Tân ở Trung Quốc. Ảnh hưởng của Nhật Bản: Trước 1868, Nhật Bản là nước phong kiến và đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân xâm lược. Năm 1868, Nhật thực hiện cuộc Duy Tân Minh Trị đi theo con đường tư bản chủ nghĩa nhờ vậy mà Nhật đã giữ được độc lập, phát triển cường thịnh và cũng sớm có chính sách bành trướng 7 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 thực dân. Chính sự phát triển của Nhật sau cải cách khiến những người yêu nước Việt Nam lúc này đang trong bế tắc muốn học hỏi theo Nhật coi Nhật là nước đồng văn, đồng chủng đặc biệt là sau sự kiện Nhật thắng Nga. Huỳnh Thúc Kháng đã thừa nhận “Địa ngục mấy tầng, ngọn triều Âu tràn vào bốn mặt. Đồng nội mịt mù, đêm dài dằng dặc, bỗng đâu gà hàng xóm gáy lên một tiếng, giấc mộng quần chúng thoạt tỉnh dậy mà một tiếng sét nổ đùng có sức kích thích mạnh nhất, thấm vào tâm não người Việt Nam ta là trận chiến tranh 1904 Nhật Bản thắng Nga” 1 Ảnh hưởng của Trung Quốc: Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu mặc dù thất bại nhưng đã gây được tiếng vang lớn. Những sĩ phu Việt Nam rủ nhau tìm cách tiếp cận tư tưởng mới qua sách báo của Trung Quốc như “Trung đông chiến kỉ”, “Pháp- Phổ chiến kỉ” , sách Tân thư, Tân văn đã giúp giới sĩ phu nhanh chóng khắc phục lòng luyến tiếc về chế độ phong kiến, cung cấp cho họ nhiều kiến thức mới về tư tưởng chính trị và truyền cho họ ngọn lửa nhiệt tình cách mạng. Trong lúc này những sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa có tấm lòng yêu nước vẫn một lòng sắt son với sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Họ được sự ủng hộ đông đảo của quần chúng nhân dân và ngày đêm trăn trở tìm con đường cứu nước. Làm thế nào và đi theo con đường nào để cứu nước cứu dân là động cơ thúc đẩy các sĩ phu mạnh dạn tiếp thu những khuynh hướng, tư tưởng tiến bộ từ bên ngoài dội vào. Đó là con đường cứu nước dân chủ tư sản. Như vậy, sự thức tỉnh của châu Á, sù du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thông qua công cuộc khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, ảnh hưởng trào lưu tư tưởng tư sản bên ngoài dội vào đã trở thành cơ sở thực tiễn và nguyên nhân quan trọng trong việc tạo nên những thay đổi trong nhận thức và tư tưởng của các sĩ phu va thanh niên trí thức yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Những sĩ phu và trí thức tiến bộ đã đi tiên phong trong việc tiếp thu truyền bá tư tưởng mới, tư tưởng dân chủ tư sản. Vốn yêu nước và có tri thức họ tiếp nhận tư tưởng mới và gây thành phong trào theo khuynh hướng mới, khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam. 8 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 (1) Trích theo Tư tưởng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Cơ, trang 196 in trong Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ BIẾN ĐỔI CỦA TRÀO LƯU DÂN CHỦ TƯ SẢN TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN TRƯỚC 1930 1. Sự phát triển của trào lưu dân chủ tư sản từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất Từ việc tiếp thu các trào lưu tư tưởng mới, đầu thế kỉ XX các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản, quan niệm “ái quốc trung dân” được đề cao. Cuộc vận động này diẽn ra theo một chủ đích là hướng tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự do, phát triển kinh tế, văn hoá dân téc theo lối Tây phương. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại với hai gương mặt tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Họ đã mất niềm tin vào chế độ quân chủ chuyên chế, thấy rõ sự thối nát của chế độ vua quan của Việt Nam, bắt đầu có ý thức dân chủ, dân quyền, mong muốn nước nhà độc lập, đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới. Gắn với tư tưởng chính trị mới là những biện pháp, hình thức đấu tranh và tổ chức mới. Nếu như trước đây, phong trào thuộc phạm trù phong kiến chỉ sử dụng hình thức khởi nghĩa vũ trang, thì nay phong trào thuộc phạm trù tư sản, ngoài hình thức bào động vũ trang còn sử dụng cả hình thức chính trị, tư tưởng văn hoá ngoại giao trên quy mô toàn quốc, mở trường học, xuất bản sách báo là những hình thức chưa hề có trước đó. Năm 1900, Phan Bội Châu đã cùng Nguyễn Hàm, Đặng Thái Thân, Phạm văn Ngôn thành lập Tân Đảng với tôn chỉ là khôi phục nước Việt Nam và xây dựng chính thể độc lập. Năm 1904, trên cơ sở Tân Đảng đã thành lập Duy Tân Hội ở Quảng Nam do Kì Ngoại hầu Cường Để làm Hội trưởng. Hội chủ trương khôi phục nước Việt Nam độc lập và ba nhiệm vụ trước mắt là: phát triển thế lực của hội về người và tài chính, xúc tiến chuẩn bị bạo động và xuất dương cầu viện. Sau đó hội phát động phong trào Đông du với mục đích tạo ra nhân tài, dân trí, dân khí. Từ cuối năm 1905 đến 9 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 1908, Duy Tân Hội đã tuyển chọn và đưa gần 200 thanh niên ưu tó gồm cả 3 miền Bắc, Trung, Nam sang Nhật. Du học sinh Việt Nam được đưa vào học trong trường Đồng văn thư viện của Đông Á đồng Văn hội. Một số Ýt được vào học trong trường quân sự là Chấn Vũ học viện của chính phủ Nhật. Học sinh được học các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kĩ thuật tiên tiến để chuẩn bị cho cuộc bạo động về sau. Tháng 9 năm 1908 công việc đang tiến hành thuận lợi thì thực dân Pháp phối hợp với quân phiệt Nhật đàn áp. Các gia đình có con em sang Nhật bị khủng bố, học sinh Việt Nam bị trục xuất khỏi Nhật. Cùng với phong trào Đông du còn có cuộc vận động “Văn minh Tân học” được biểu hiện cụ thể qua phong trào chống thuế ở Trung kì và Đông Kinh Nghĩa Thục. Đông Kinh Nghĩa Thục đã sử dụng sách Văn minh tân học làm tài liệu chính trong dạy học. Đây là sách dạy cách làm văn minh đề cập đến hai vấn đề cơ bản là tại sao đất nước ta lạc hậu và tại sao phương Tây lại tiên tiến. Tiên tiến ở những điểm nào và muốn đạt đến văn minh phương Tây phải làm gì? Nguyên nhân khiến nước ta lạc hậu, chịu cảnh mất nước sách đã phân tích: Thứ nhất, là do bảo thủ trì trệ duy trì nền Hán học và ôm đạo đức Khổng- Mạnh khiến nước ta bị tụt hậu rất xa so với phương Tây. Muốn dân giàu nước mạnh phải đổi mới trong cách nghĩ và cách làm, muốn văn minh phải học theo lối mới bá quan niệm sĩ- nông- công thương, thay đổi thiết chế chính trị, phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Thứ hai, là do chính thể nhà nước đã lỗi thời phải hướng tới xây dựng một thiết chế nhà nước dân chủ và dân quyền. Dân chủ là nghĩa vụ của mọi thành viên đối với đất nước, thực hiện quyền dân chủ là rộng đường ăn nói, rộng đường làm ăn, rộng đường học hành. Chính quyền phải do dân bầu, dân có quyền bãi miễn nếu người trong chính quyền không làm tốt công việc của mình. Sách đã đề ra năm biện pháp đưa nước nhà từ lạc hậu sang văn minh theo hướng tư bản chủ nghĩa là: phải hiệu đính sách vở, phải sửa phép thi, phải xuất bản báo chí, phải tuyên truyền lòng yêu nước, phải khai dân trí, chấn dân khí, bồi dưỡng nhân tài 10 [...]... phóng dân téc ở các nước phương Đông Khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đã bị phân hóa thành hai xu hướng là chủ nghĩa dân téc cải lương và chủ nghĩa dân téc tư sản cách mang 2.1 Chủ nghĩa dân téc cải lương Chủ nghĩa dân téc cải lương ra đời từ trong phong trào ái quốc dân chủ công khai trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất Trong phong trào này hai giai cấp tư sản và tiểu tư sản bắt... lưu dân chủ tư sản Sự ra đời của trào lưu này là sự kết hợp của những biến đổi trong nước và ảnh hưởng của luồng tư tưởng mới tràn vào Việt Nam Thời kì đầu trào lưu dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ với hoạt động chính của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh với hai con đường cơ bản là bạo động và cải cách Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất trở đi do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga mà trào lưu dân. .. dân téc đã chính thức lùa chọn con đường giải phóng dân téc là con đường cách mạng vô sản, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của trào lưu dân chủ tư sản xuất hiện từ đầu thế kỉ XX 24 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 C KẾT LUẬN Từ đầu thế kỉ XX, lịch sử dân téc đã chứng kiến sự ra đời của trào lưu. .. của giai cấp tư sản Vì thế không có một tổ chức nào trong số đó đóng được vai trò lãnh đạo, có khả năng tập hợp đông đảo các tầng líp nhân dân trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân téc Tuy nhiên, dưới chế độ thực dân phong kiến, do bị bóc lột về kinh tế, áp bức về chính trị, kìm hãm về văn hóa, giai cấp tiểu tư sản dân téc có tinh thần dân téc và dân chủ vượt xa giới hạn mà giai cấp tư sản. .. tấp của 22 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 tư sản, tính chất hăng hái nhất thời và đồng thời cũng biểu lé tính không vững chắc non yếu của phong trào tư sản 1 Từ sau cuộc bạo động Yên Bái, Việt Nam quốc dân đảng hoàn toàn tan rã, khuynh hướng cách mạng dân téc hoàn toàn thất bại, hệ tư tưởng tư. .. vươn tới Chủ nghĩa dân téc cải lương rất nguy hại, tiêm nhiễm tư tưởng nô lệ vào đông đảo đồng bào ta và gây tâm lý cam chịu, thủ tiêu ý chí tranh đấu và chấp nhận chế độ nô lệ ở Việt Nam Chủ nghĩa dân téc tư sản cách mạng mà đại diện là nhóm cấp tiến lập ra Việt Nam quốc dân đảng năm 1927 Nhưng Đảng này ra đời trong bối cảnh giai cấp tư sản Việt Nam nói chung đã đi vào con đường thoả hiệp là chủ yếu,... Nam quốc dân đảng về căn bản là một tổ chức phỏng theo mô hình cách mạng của Quốc dân đảng ở Trung Quốc Nó đại diện cho quyền lợi và tư tưởng của tư sản dân téc và tiểu tư sản líp trên Vì thiếu một cơ sở kinh tế và giai cấp đủ mạnh lamf chỗ dùa nên trong suốt thời gian tồn tại của mình, Việt Nam quốc dân đảng không thể đưa ra được một đường lối chính trị độc lập Thêm vào đó, công tác tổ chức và phát... phong trào cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn thử thách mới 2 Sự phân hoá trào lưu dân chủ tư sản thành các khuynh hướng khác nhau từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khuynh hướng cứu nước theo trào lưu dân chủ tư sản vẫn tiếp tục nhưng có sự biến đổi và có những bước thăng trầm do cuộc cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh... đạo sự nghiệp giải phóng dân téc Việt Nam 3 Hạn chế của trào lưu dân chủ tư sản Nhìn lại các tổ chức nói trên dù là lấy tên hội này hay đảng kia đều chưa có đường lối chính trị rõ ràng và một hình thức tổ chức chặt chẽ Tính chất rời 21 Sự hình thành và phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam và sự biến đổi của khuynh hướng đó từ đầu thế kỉ XX đến trước năm 1930 rạc trong hoạt động của. .. thất bại của khởi nghĩa Yên Bái ngày 9 tháng 2 năm 1930 báo hiệu sự chấm dứt hoàn toàn vai trò lịch sử của tư tưởng cứu nước theo khuynh hướng tư sản trong phong trào giải phóng dân téc Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930 khẳng định bá quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam, sự toàn thắng của khuynh hướng cứu nước trên lập trường vô sản với toàn bộ phong trào dân téc . lưu dân chủ tư sản 1. Bối cảnh thế giới và trong nước 1.1. Thế giới 1.2. Trong nước 2. Sù ra đời của giai cấp tư sản, tiểu tư sản và sự hình thành trào lưu dân chủ tư sản ở Việt Nam. II. Sự phát. Sù ra đời của tầng líp tư sản, tiểu tư sản và sự hình thành trào lưu dân chủ tư sản Khi thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa ở Việt Nam thì tầng líp tư sản chính thức ra đời. . DUNG I. SÙ RA ĐỜI CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN, TIỂU TƯ SẢN VÀ TRÀO LƯU DÂN CHỦ TƯ SẢN 1. Bối cảnh thế giới và trong nước 1.1. Thế giới Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, lịch sử thế giới bước sang giai đoạn

Ngày đăng: 23/04/2015, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w