1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hóa sinh của quá trình miễn dịch

65 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

SỰ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Miễn dịch : là khả năng một sinh vật nhận diện và tự bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh hoặc kháng nguyên.. Đặc điểm Vai tròTính đặc hiệu Khả năng nhậ

Trang 1

CHƯƠNG II:

HÓA SINH CỦA QUÁ TRÌNH MIỄN DỊCH

Trang 2

I SỰ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH

Miễn dịch : là khả năng một sinh vật nhận diện và tự bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh hoặc kháng nguyên.

Đáp ứng miễn dịch : là hàng rào bảo vệ thứ 3 của hệ thống miễn dịch Bao gồm

quá trình sản xuất kháng thể và các dòng

tế bào lympho chuyên biệt để chống lại

kháng nguyên đặc hiệu.

Trang 3

• Miễn dịch qua trung gian tế

bào: tế bào lympho T

Miễn dịch

thu được

(thích ứng)

Trang 4

Miễn dịch bẩm sinh và thu được

Trang 5

1.1.1 Miễn dịch bẩm sinh

 Là hàng rào bảo vệ cơ học; phản ứng với kháng nguyên không đặc hiệu.

Hàng rào thứ nhất:

 Da: pH thấp, peptide kháng sinh (β-defensins)…

 Tế bào biểu mô trong đường hô hấp và tiêu hóa

 Nước măt, nước bọt, sữa: lysozyme, phosphorylase A

 Dạ dày: HCl, pepsin

Hàng rào thứ hai: các tế bào đại thực bào, phản ứng viêm, tế bào NK, bạch cầu…

Trang 6

Hàng rào thứ hai của miễn dịch bẩm sinh dựa vào khả năng nhận diện

carbohydrate màng (glycocalyx)

Trang 7

1.1.2 Các dạng miễn dịch thu được

Miễn dịch thu được tự nhiên: có được

trong đời sống hàng ngày

 Miễn dịch thu được tự nhiên chủ động

 Miễn dịch thu được tự nhiên bị động

Miễn dịch thu được nhân tạo: có được do được tiêm vaccine hoặc huyết thanh miễn dịch

 Miễn dịch thu được nhân tạo chủ động

 Miễn dịch thu được nhân tạo bị động

Trang 8

Miễn dịch thu được tự nhiên

Miễn dịch thu được tự nhiên chủ động

Miễn dịch thu

được tự nhiên bị

động

Trang 9

Miễn dịch thu được nhân tạo

Miễn dịch thu được nhân tạo chủ động

Miễn dịch thu

được nhân tạo bị

động

Trang 10

1.1.3 Các dạng đáp ứng miễn dịch thu được

ĐƯMD

Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Tế bào lympho B (thành thục ở tủy xương của

đv có vú và ở túi huyệt

của chim)

Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Tế bào lympho T (thành thục ở tuyến ức)

Trang 11

Các dạng đáp ứng miễn dịch thu được

Trang 12

Đặc điểm Vai trò

Tính đặc hiệu Khả năng nhận diện và đáp ứng

với nhiều loại VSV khác nhau

Trí nhớ Các đáp ứng mạnh hơn đối với

các trường hợp tái phát hoặc nhiễm lại

Tính chuyên biệt Các đáp ứng chống lại các VSV

khác nhau được tối ưu hoá để chống lại VSV đó

Tính không phản ứng với

các KN của cơ thể

Ngăn cản các đáp ứng miễn dịch gây tổn thương cho các TB

Đặc điểm của đáp ứng miễn dịch thu được

Trang 13

 Chống lại các VSV sống bên ngoài TB.

Được thực hiện bởi các kháng thể

(antibody) do các TB lympho B tạo ra.

 KT có khả năng nhận diện đặc hiệu và

nhiều loại phân tử KN khác nhau của VSV: protein, carbohydrate và lipid.

 Các KT có vai trò trung hoà và loại bỏ các VSV cùng các độc tố do chúng tạo ra xuất hiện trong máu và trong các lumen của các

cơ quan có màng nhầy che phủ như

đường tiêu hoá và đường hô hấp.

Miễn dịch dịch thể

Trang 15

 Chống lại các VSV sống bên trong tế bào củavật chủ.

 Được thực hiện bởi các TB có tên gọi là các

TB lympho T

 Các TB lympho T thì nhận diện các KN được tạo ra bởi các VSV nội bào

 Các TB lympho T chỉ nhận diện các KN có

bản chất là protein của vi sinh vật

Miễn dịch qua trung gian tế bào

Trang 17

Các kiểu phản ứng miễn dịch qua trung

gian tế bào:

 A Các tế bào T CD4+ nhận diện KN của vi khuẩn

đã được tế bào thực bào ăn vào và hoạt hóa các thực bào này để tiêu diệt vi khuẩn và tạo ra phản ứng viêm.

 Sự hoạt hóa thực bào và phản ứng viêm là kết quả của đáp ứng đối với các cytokin do tế bào T tiết ra

 B Tế bào T CD8+ giết tế bào bị vi sinh vật nhiễm vào bào tương.

Miễn dịch qua trung gian tế bào

Trang 18

Perforin

Trang 20

II KHÁNG THỂ

2.1 Cấu trúc kháng thể

Kháng thể

(immunoglobin) là một phân tử đối xứng, cấu tạo bởi 2 chuỗi nặng

và 2 chuỗi nhẹ khác nhau đôi một.

Trang 21

Chuỗi nhẹ L (Light)

Trang 22

 Là một chuỗi polypeptide cấu tạo bởi

khoảng 214 aa và được chia thành 2

vùng:

 (1) Vùng hằng định C (Constant)

 (2) Vùng thay đổi (Variable)

 Có 2 loại chuỗi nhẹ khác nhau: chuỗi κ và

chuỗi λ, trong phân tử kháng thể hai chuỗi nhẹ giống nhau (2 chuỗi κ hoặc 2 chuỗi λ).

Chuỗi nhẹ L (Light)

Trang 23

Chuỗi nặng H (Heavy)

Trang 24

 Mỗi chuỗi nặng là một chuỗi polypeptide cấu tạo bởi khoảng 446 aa và được chia thành 3 hoặc 4 vùng tùy theo từng chuỗi nặng

 Có 5 loại chuỗi nặng: Chuỗi γ, chuỗi α, chuỗi µ, chuỗi δ và chuỗi ε

Chuỗi nặng H (Heavy)

Trang 26

2.2 Các mảnh chức năng của kháng thể

Trang 27

 IgG một kháng thể thường gặp có thể bị tách

ra bởi papain tạo thành 3 mảnh có trọng

lượng khoảng 50kD: 2 mảnh Fab giống nhau

và mảnh còn lại là Fc

 Hai mảnh Fab tạo thành hai cạnh chữ Y củaphân tử IgG

 Mỗi mảnh Fab bao gồm một chuỗi L và đầu

N một nửa của chuỗi H, chứa vị trí liên kết

với kháng nguyên

Các mảnh chức năng của kháng thể

Trang 28

 Được sinh ra sau 2-3 ngày

tiếp xúc với kháng nguyên

2.3 Cấu trúc của các lớp kháng thể

Trang 29

 Hệ số lắng 7S, KLPT 150.000

 Chiếm 70-75% tổng lựơng kháng thể

 Phân bố nội mạch, ngoại mạch.

 Là kháng thể chính của đáp ứng miễn dịch thứ cấp

 Có 4 dưới lớp IgG1, IgG2, IgG3, IgG4.

 Bắt đầu được tạo ra 2-3 ngày sau khi xuất hiện IgM.

 Là kháng thể duy nhất đi qua nhau thai

IgG

Trang 30

 Khối lượng phân tử 380.000 gồm 1 đơn vị IgA, một mảnh S và một chuỗi J, hệ số lắng 11S

 IgA là kháng thể chủ yếu trong dịch tiết

 Có 2 dưới lớp IgA1 (93%) và IgA2 (7%)

 Kháng thể chính trong sữa và sữa đầu

IgA

Trang 31

 Chiếm <1% tổng lượng KT

 KLPT 180.000, hệ số lắng 7S

 IgD có trên bề mặt Lympho B có vai trò như

1 thụ thể kháng nguyên của Lympho B

IgD

Trang 32

 Khối lượng phân tử: 200.000

 IgE: xuất hiện trong máu với nồng độ thấp,

là loại chống lại ký sinh trùng và tham gia vào các phản ứng dị ứng.

IgE

Trang 33

Liên kết với kháng nguyên

Hoạt hóa bổ thể

Hoạt hóa các tế bào miễn dịch

2.4 Vai trò của kháng thể

Trang 34

Liên kết với kháng nguyên

Trang 35

 Các KT có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với 1 KN tương ứng nhờ các domain biến thiên

 ĐV có khả năng tạo ra hàng tỉ KT khác nhau

để chống lại bất kỳ KN nào xâm nhập, do có

sự tái tổ hợp các đoạn gen khác nhau của

chuỗi nhẹ và chuỗi nặng để hình thành

những vùng biến đổi của phân tử KT

Liên kết với kháng nguyên

Trang 36

 Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của

KT là việc hoạt hóa dòng thác bổ thể

 Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ tiêu diệt các VK bằng

Trang 37

 Sau khi gắn vào KN ở đầu biến thiên (Fab),

KT có thể liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc) Như vậy, các KT gắn với một vi khuẩn có thể liên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng thực bào

 Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể

thực hiện chức năng gây độc tế bào và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các KT

Hoạt hóa các tế bào miễn dịch

Trang 38

3.1 Khái niệm

 Tế bào T có khả năng nhận diện KN thông qua thụ thể bề mặt, viết tắt là TCR (T-cell receptor) Sự nhận diện này mang tính đặc hiệu cao

III RECEPTOR CỦA TẾ BÀO B VÀ T

Trang 40

2.2 Cấu trúc của TCR

Trang 41

 TCR có cấu tạo gần giống KT, gồm hai

chuỗi peptide: α và β, gắn với nhau bởi

cầu nối disulfide

 TCR cũng có hai vùng: vùng biến đổi nằm

ở phía đầu amin của mỗi chuỗi tạo nên vị trí kết hợp KN Vùng cố định nằm phía

đầu cacboxyl và cắm sâu vào màng sinh chất của tế bào T.

2.2 Cấu trúc của TCR

Trang 42

2.3 So sánh cấu trúc của TCR với KT

Trang 43

 Các gen của thụ thể tế bào T: Các gen mã

hóa cho các chuỗi α và β của TCR rất giống với các gen mã hóa KT

 Vùng biến đổi của TCR được mã hóa bởi các gen V và MHC-I đối với chuỗi α và các gen

V, D, MHC-I đối với chuỗi β

 Hầu hết khả năng biến đổi được tập trung tại các điểm nối giữa V-J và V-D-J, tạo thành

những vùng chứa vị trí liên kết với KN lúc KN này đang nằm trên rãnh của MHC

2.3 So sánh cấu trúc của TCR

với KT

Trang 44

 Do vậy, sự đa dạng của TCR cũng được thực hiện theo cùng một cơ chế như cơ

chế tạo ra sự đa dạng của thụ thể tế bào

B và KT

 Tuy nhiên, có một số điểm khác là vùng cố định của TCR không có các biến dị idiotyp, không tồn tại ở dạng tiết và không có vùng xuyên màng.

So sánh cấu trúc của TCR với KT

Trang 46

5.2 Các gen của locus MHC

Trang 47

 Cả hai loại MHC đều

có chứa các khe gắn peptide và các đoạn không đổi dùng để liên kết với CD8 (domain α3 của lớp I) hoặc

CD4 (domain α2 của lớp II).

5.3 Cấu trúc của

các phân tử MHC

lớp I và lớp II

Trang 48

5.4 Sự liên kết của peptide kháng nguyên vào phân tử MHC

Trang 50

5.5 MHC lớp I

Trang 51

 MHC lớp I gồm hai chuổi polypeptid riêng biệt liên kết không đồng hóa trị với nhau.

 Chuỗi α gắn với đường có KLPP ~ 44.000 Da, gồm

345 aa và một chuỗi không có đường là β2

(microglobulin), có KLPP ~ 12.000 Da.

 Chuỗi α gồm có 3 khu nằm ngoài TB α1, α2 và α3;

có một phần xuyên màng khoảng 26 aa và một

phần bên trong TB chất

 β2 Microglobulin có KLPP 11,5kD, với 99 aa Nó

không tham gia vào bề mặt kháng nguyên của phân

tử MHC nhưng nó cần cho quá trình thể hiện của lớp I Nếu thiếu bẩm sinh β2 microglobulin thì quyết định KN của lớp I không thể hiện được

5.5.1 Cấu trúc của MHC lớp I

Trang 52

5.5.2 Chức năng của MHC lớp I

Trang 53

 Các phân tử MHC lớp I trình diện KN trên bề mặt TB

đích cho tế bào T CD8 trong các phản ứng miễn dịch

 Các protein lạ (TB ung thư, virus nhiễm vào trong TB )

bị thoái hóa trong TBC của TB dưới tác động của các enzym tiêu hóa protein (proteasom), tạo thành nhưng đoạn peptid khoảng 9 a.a Chúng sẽ được chuyển đến mạng lưới nội nguyên sinh để kết hợp với khu α1, α2

của MHC lớp I và cùng với phân tử này trình diện trên

bề mặt của các tế bào nhiễm

 Các thụ thể của tế bào T (TCR) trên TCD8 sẽ nhận diện phức hợp KN-MHC lớp I Quá trình nhận diện này tạo ra tín hiệu đầu tiên để họat hóa các TB Các phân tử CD8

và các cặp phân tử bám dính khác trên hai TB này sẽ hoàn tất mối tương tác và kết quả là tế bào T CD8 sẽ được họat hóa, tiết ra chất perforin gây ly giải TB nhiễm

5.5.2 Chức năng của MHC lớp I

Trang 54

5.6 MHC lớp II

Trang 55

 Cấu trúc của MHC lớp II gồm hai chuỗi

polypeptid khác nhau α và β liên kết với nhau bởi lực nối không đồng hóa trị Cả hai chuỗi đều cắm vào màng tế bào và đều mang các đơn vị đường

 Chuỗi β có TLPT ~ 30 kDa, có 2 khu ngoài

TB β1 và β2 Chuỗi α có TLPT ~ 32 kDa,

cũng có 2 khu ngoài TB α1, α2; một phần

xuyên màng và một phần nằm bên trong

TBC

 Khi khảo sát riêng từng chuỗi peptid α và β

đa số các biến thể chỉ xảy ra ở chuỗi β

5.6.1 Cấu trúc của MHC lớp II

Trang 56

Chức năng của MHC lớp II

Trang 57

 Các phân tử MHC lớp II trình diện KN trên bề mặt TB

trình diện KN (APC = Antigen Presentating Cell ) cho TB lympho T CD4

 Vi khuẩn, protein ngọai lai được các TB đơn nhân/đại thực bào, TB lympho B, TB tua thu tóm và xử lý thành các peptid KN có từ 9-24 aa Tiếp đó những peptid KN này liên kết với phân tử MHC lớp II và toàn bộ phức hợp được biểu lộ trên bề mặt các TB trình diện KN

 TB lympho T hỗ trợ (T CD4) sẽ nhận diện KN thông qua thụ thể TB lympho T Quá trình nhận diện này tạo ra tín hiệu đầu tiên để họat hóa các TB Ngoài ra phân tử CD4

và các cặp phân tử bám dính trên cả hai TB (CD2-LAF3

và LAF1-ICAM1) sẽ hoàn tất mối tương tác Cuối cùng

TB T CD4 họat hóa, sản xuất các cytokin để tự kích họat

và kích họat các TB hiệu ứng miễn dịch khác thực hiện chức năng tiêu diệt KN của mình

Chức năng của MHC lớp II

Trang 58

 Như vậy, KN MHC với hai lớp chính: lớp I và lớp II có chức năng trình diện KN, tạo môi tương tác giữa các

TB trong hệ miễn dịch Nếu thiếu một vài gen của hệ MHC sẽ làm giảm khả năng chống đỡ của cơ thể và bệnh nhân sẽ chết vì suy giảm miễn dịch

 Một số nghiên cứu cho thấy rằng: có mối liên quan giữa HLA với một vài bệnh tự miễn Ví dụ: bệnh viêm đốt sống xơ cứng với HLA-B27; bệnh đái đường phụ thuộc insulin với HLA- DR3, HLA-DR4 Đó chính là đặc điểm di truyền của phức hợp hòa hợp tổ chức

chính

Chức năng của MHC lớp II

Trang 59

Khái niệm: Là toàn bộ các protein huyết

tương và protein màng có khả năng tiêu diệtcác vi sinh vật, làm thuận lợi cho quá trìnhthực bào, cảm ứng các chất gây viêm

 Các protein của bổ thể được sinh ra ở các

TB gan và đại thực bào Chúng tồn tại trong

hệ thống tuần hoàn như những phân tử

không hoạt động

 Một vài protein của bổ thể thì ở dạng tiền

enzyme (Pro –enzyme) Khi được hoạt hóa,

các phân tử này trở thành các enzyme

protease Các enzyme này sẽ cắt cầu nối

peptide của những protein bổ thể khác để hoạt hóa những protein này

V HỆ THỐNG BỔ THỂ

Trang 60

Những protein thành phần của bổ thể được đánh số từ C1 đến C9 theo

trình tự mà chúng tham gia phản ứng (trừ C4 là ký hiệu theo trình tự phát hiện bổ thể)

 Trong quá trình hoạt hóa, một vài thành phần cấu trúc bổ thể được xẻ làm 2

phần Phần lớn hơn của phân tử được gọi là b (binding) thường gắn kết với mầm bệnh, phần nhỏ hơn gọi là a (activated) có thể phân tán đi (trừ C2:

phần lớn là C2a và phần nhỏ là C2b, vì vậy ngày nay để tránh nhầm lẫn, một số tài liệu kí hiệu phần lớn là C2b và phần nhỏ là C2a).

Các yếu tố: B, H, I, P (properdin), MBL, MASP – 1, MASP – 2 (MBL

Assosiated Serine Protease)

Yếu tố điều hòa: C1 Inhibitor (C1 – INH = Serpin), C4 – Binding protein

Trang 61

Chức năng sinh học chủ yếu của bổ thể

Trang 62

 Hoạt tính làm tan TB: phức hợp tấn công màng

MAC (membrane attack complex) chọc thủng

màng TB, tạo các lỗ trên màng làm tan TB, gây chết TB Tổ hợp MAC được hình thành nhờ sự

Trang 63

Các con đường hoạt hóa bổ thể

Trang 64

 Hoạt hóa bổ thể xảy ra theo 2 con đường:

 (1) Con đường cổ điển (classical

pathway): Bắt đầu từ C1q và khởi động bằng phức hợp KN-KT

 (2) Con đường hoạt hóa thay đổi

(alternative pathway): Không phụ thuộc

vào phức hợp KN-KT và khởi động tử C3.

Các con đường hoạt hóa bổ thể

Ngày đăng: 11/04/2016, 16:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w