Tiểu luân ảnh hưởng của quá trình sản xuất công nghiệp đến vấn đề đình công của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

25 568 0
Tiểu luân ảnh hưởng của quá trình sản xuất công nghiệp đến vấn đề đình công của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luân: Ảnh hưởng của quá trình sản xuất công nghiệp đến vấn đề đình công của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1. Đặt vấn đề Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam được hình thành từ Đại hội III của Đảng, tiếp theo đó là khoảng 25 năm từ 1960 đến 1985 trước đổi mới tiến hành công nghiệp hóa nhưng mắc phải nhiều hạn chế nghiêm trọng, không đạt được kết quả rõ rệt. Sau Đại hội VI của Đảng năm 1986 thì mới rút ra được những bài học kinh nghiệm và tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có việc phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước hội nhập với thế giới. Kể từ năm 1986 đến nay, sự phát triển công nghiệp hay sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta đã có những thành tựu nhất định, tuy chưa có được một nền công nghiệp phát triển nhưng cũng đã góp phần thay đổi diện mạo đất nước, nâng cao đời sống cho nhân dân, từng bước hoàn thành mục tiêu. Qua nhiều lần đánh giá, rút kinh nghiệm, sửa đổi theo tình hình phát triển của đất nước thì tháng 6 năm 2014, Chính phủ đã ban hành quyết định số 880/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó chính thức mở ra một giai đoạn phát triển mới với nhiều mục tiêu cụ thể, và tư duy đổi mới. Tuy nhiên, có thể nói rằng, với xuất phát điểm thấp, trình độ khoa học lạc hậu, thiếu vốn và công nghệ thì nền sản xuất công nghiệp của Việt Nam rất khó khăn để có thể phát triển được như ngày nay nếu như không có sự tham gia của những nguồn lực bên ngoài, chứng minh cho điều này đó là giai đoạn công nghiệp hóa trước đổi mới khi Việt Nam không có sự tiếp xúc với những cường quốc về công nghiệp. Nhận biết được điều đó thì những năm sau đổi mới ở nước ta đã tích cực kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế mà trong đó công nghiệp được ưu tiên chú trọng phát triển. Từ đó hình thành nên thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) liên tục được thành lập ở Việt Nam và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế. Như vậy, từ thực tiễn trong quá trình sản xuất công nghiệp thì những doanh nghiệp FDI đã được hình thành ở Việt Nam, với nguồn vốn khổng lồ, công nghệ tiên tiến và nhận được nhiều ưu đãi của Chính phủ mà nổi bật nhất là sự ưu đãi về các loại thuế doanh nghiệp, vì vậy Việt Nam đang là mục tiêu đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được đánh giá là có nguồn nhân lực đông đảo và giá rẻ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp FDI tiến hành tuyển và đào tạo nguồn lao động trong nước làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp, từ đó, giải quyết việc làm cho hàng vạn người lao động. 1 Thực tế đó cũng đặt ra vấn đề đó là sự mâu thuẫn giữa những công nhân người Việt Nam với những chủ doanh nghiệp người nước ngoài, dẫn đến hậu quả đó là những cuộc đình công đã xảy ra. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là trong các doanh nghiệp FDI thì tình trạng đình công của công nhân như thế nào, những nguyên nhân dẫn đến đình công của công nhân là gì?. Từ đó, tiểu luận “Ảnh hưởng của quá trình sản xuất công nghiệp đến vấn đề đình công của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)” sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này và hy vọng sẽ làm sáng tỏ được vấn đề đang gây ra nhiều hậu quả có việc sản xuất của các nhà máy, khu công nghiệp, cũng như đối với đời sống của công nhân. 2. Nội dung 2.1 Khái niệm Tiểu luận sẽ tiến hành tìm hiểu một số khái niệm như sau * Phát triển công nghiệp, sản xuất công nghiệp - Khái niệm phát triển: 1 Nội hàm: tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi về căn bản cái đã có để có cái tốt hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát triển) có thể có hai khía cạnh chính: phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng. Ngoại diện: là tất cả các hoạt động tìm kiếm. Như vậy: phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả hai. - Khái niệm công nghiệp 2 Công nghiệp là bao gồm toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên, các nguồn năng lượng và chuyển biến các nguyên liệu (gốc động vật, thực vật hay khoáng vật) thành sản phẩm. Công nghiệp chia thành 2 dạng: Công nghiệp nặng: ngành công nghiệp chuyên khai thác nguồn năng lượng, sản xuất các công cụ sản xuất và chuyển biến các nguyên liệu thành vật liệu. Công nghiệp nhẹ: ngành công nghiệp chuyển biến các vật liệu do công nghiệp nặng sản xuất thành những sản phẩm và hàng tiêu dùng. Công nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo của các xã hội đương đại. Trong đó, sử dụng máy móc, công nghệ hoặc có một quy trình hoạt động chặt chẽ trong việc đại trà sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ. 1 Xem: Tìm hiểu các khái niệm trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (http://vietsciexdir.net/ovsed-blog/blog/2011/06/04/tim-hi%E1%BB%83u-cac-khai-ni%E1%BB %87m-trong-nghien-c%E1%BB%A9u-khoa-h%E1%BB%8Dc-va-phat-tri%E1%BB%83n-cong-ngh %E1%BB%87/) 2 Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học Công nghiệp của Thầy Trương Ngọc Thắng, Khoa Xã hội học, Trường ĐH Công Đoàn 2 - Khái niệm sản xuất: 3 Là sự chuyển hóa các nguồn lực, bao gồm cả thời gian và nỗ lực, thành hàng hóa và dịch vụ. Các nguồn lực luôn được hiểu là khan hiếm và không thể đáp ứng được cho tất cả những ai có ước muốn và nhu cầu, do đó cần phải nhấn mạnh đến tình hiệu quả của sản xuất hay năng suất lao động. Tương tự, chi phí cho việc lựa chọn một hàng hóa hay dịch vụ nào đó không được đo bằng số tiền phải trả mà bằng chi phí cơ hội khi sử dụng nguồn lực thay thế khác. Như vậy, từ những khái niệm trên, ta có thể hiểu: Khái niệm phát triển công nghiệp là tất cả những hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra những cái mới, cái tốt hơn trong lĩnh vực công nghiệp, có thể là sự tăng về lượng hay biến đổi về chất của các sản phẩm công nghiệp hoặc cả hai. Khái niệm sản xuất công nghiệp là sự chuyển hóa các nguồn lực, các nguyên vật liệu phục vụ cho lĩnh vực công nghiệp thành các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, điều này được tính toán cẩn thận và là cơ sở để định giá sản phẩm công nghiệp. * Đình công Theo Điều 209 mục 4 của Bộ luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam: (1) Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. (2) Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 Bộ luật này. 4 * Công nhân Theo Nghị quyết số 20 – NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (28/01/2008) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”: Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. 5 * Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại Thế giới về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương tiện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà 3 Từ điển Xã hội học Oxford, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2012 4 Bộ luật Lao động của nước CHXHCN Việt Nam (bổ sung, sửa đổi năm 2012), NXB Lao động 5 Tài liệu học tập: Lý luận cơ bản về Công đoàn Việt Nam, khoa Lý luận-Nghiệp vụ Công đoàn, trường ĐH Công đoàn 3 người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty” 6 Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), trong từ điển thuật ngữ thống kê ban hành năm 2008: FDI là doanh nghiệp trong đó nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 10% hoặc nhiều hơn số cổ phần phổ thông hoặc quyền biểu quyết. 7 Ở Việt Nam, theo khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư (năm 2005): doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sát nhập, mua lại. Luật này cũng đã xác định cách thức ứng xử với nhà đầu tư nước ngoài khi có nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên thì được áp dụng điều kiện như nhà đầu từ trong nước, điều này được khẳng định trong nhiều văn bản dưới luật có liên quan như: Nghị định 69/2007/NĐ-CP, Quyết định 121/2008/QĐ- BTC, Quyết định 55/2009/QĐ-TTg, Nghị định 102/2010/NĐ-CP. 8 * Thu nhập Là tổng số tiền mà người lao động nhân được trong một thời gian nhất định, từ các nguồn khác nhau. Các nguồn thu nhập đó có thể là từ cơ sở sản xuất (tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp), từ kinh tế phụ gia đình (bằng tiền hoặc hiện vật), từ các nguồn khác (tiền lãi từ khoản tiền tiết kiệm, quà biếu ). 9 * Tiền lương Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời gian lao động nhất định. 10 Tiền lương là hình thức chủ yếu của mối liên hệ lao động của con người và thù lao lao động cá nhân được thể hiện thông qua mối quan hệ hàng hóa tiền tệ. Tiền lương được thể hiện dưới hai hình thức: (1) Lương danh nghĩa: là tiền lương lấy số lượng tiền tệ biểu thị, (2) Lương thực tế: là chỉ số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà công nhân có thể mua được bằng số tiền lương danh nghĩa. 11 6 Xem: http://www.dankinhte.vn/khai-niem-ve-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai/ 7 Xem: http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/doanh-nghiep-co-von-nuoc-ngoai- nen-theo-ty-le-so-huu-nao-2731301.html 8 Xem:( http://sokhdt.baria-vungtau.gov.vn/News/582/the-nao-la-doanh-nghiep-co-von-dau-tu-nuoc- ngoai html; http://baodautu.vn/khai-niem-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-chuyen-khong-nho.html) 9 Trần Xuân Cầu, Giáo trình Phân tích lao động xã hội, NXB.Lao động-xã hội, 2002, trang 139 10 Trần Xuân cầu, Giáo trình Phân tích lao động xã hội, NXB. Lao động-xã hội, 2002, trang 139 11 Lê Thị Mai-Vũ Đạt, Xã hội học Lao động, NXB.Khoa học xã hội, 2009, trang 105-106 4 Tiền lương là giá cả của sức lao động mà người sử dụng lao động (người mua sức lao động) trả cho người lao động (người bán sức lao động). 12 * Mâu thuẫn Theo quan niệm của Marx và Engels, xã hội có giai cấp bao gồm các tập đoàn xã hội có các lợi ích khác nhau, mâu thuẫn nhau thậm chí đối kháng nhau. Cơ sở vật chất của thời đại văn minh, của các xã hội hiện đại là sự bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác. Toàn bộ sự phát triển của xã hội từ ngày đầu của thời đại văn minh cho đến tận ngày nay diễn ra trong một mối mẫu thuẫn thường xuyên giữa giai cấp bóc lột , áp bức với giai cấp bị bóc lột, bị áp bức. Mỗi bước tiến của nền sản xuất hiện đại đồng thời cũng đánh dấu một bước lùi trong tình cảnh của giai cấp bị áp bức, nghĩa là của đại đa số nhân dân. Chính sự mâu thuẫn, sự đấu tranh giai cấp là nguồn gốc và động lực của sự biến đổi xã hội và sự phát triển lịch sử xã hội loài người. 13 Theo quan niệm của Robert Park (Trường phái Chicago): sự mâu thuẫn và cạnh tranh là một hiện tượng của lối sống xã hội, là đặc trưng của mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhóm xã hội. Khác với Marx, R.Park cho rằng mâu thuẫn chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực vị thế và quyền lực giữa các nhóm xã hội khác nhau về chủng tộc, văn hóa và lối sống. Park quan niệm rằng, mâu thuẫn không chỉ xảy ra giữa các nhóm mà còn diễn ra giữa các cá nhân trên cùng một thang bậc, cùng một tầng lớp của cấu trúc phân tầng xã hội. Từ đó, ông cho rằng mâu thuẫn tác động tới mọi khía cạnh của đời sống xã hội của con người. 14 * Công đoàn Điều 10, Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, địa diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 15 * Việc làm Tổ chức lao động quốc tế (ILO) định nghĩa: việc làm là tình trạng trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật do có sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất. Theo các nhà khoa học kinh tế Anh: việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, 12 Mai Quốc Khánh-Trần Xuân Cầu, Giáo trình Kinh tế lao động, NXB.Lao động-xã hội, trang 101 13 Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, trang 266 14 Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011, trang 271-272 15 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam, NXB.Chính trị Quốc gia, 2014, Điều 10, trang 12-13 5 nghĩa là tất cả những gì liên quan đến cách kiếm sống của một con người, kể cả các quan hệ xã hội và các chuẩn mực hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế. 16 Điều 9, Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam: (1) Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. (2) Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm. 17 2.2 Nội dung chính 2.2.1 Tình hình của ngành công nghiệp trong nền kinh tế hiện nay Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo khu vực kinh tế (số liệu %) Năm KV Kinh tế 2005 2007 2010 2013 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 19,3 18,66 18,89 18,38 Công nghiệp và xây dựng 38,13 38,51 38,23 38,31 Dịch vụ 42,57 42,83 42,88 43,31 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Từ bảng trên, ta có thể thấy cơ cấu của ngành công nghiệp trong nền kinh tế, nhìn chung, cả 3 khu vực kinh tế đều có sự chuyển dịch chậm, không rõ nét và không có sự đột phá. Công nghiệp ở nước ta năm 2005 chiếm 38,13% trên tổng GDP, tăng lên không đáng kể trong năm 2007 là 38,51%, tuy nhiên đến năm 2010 và năm 2013 lại có sự giảm nhẹ so với năm 2007 lần lượt là 38,23% và 38,31%. Điều đó cho thấy rằng, công nghiệp ở nước ta vẫn còn đang phát triển ở mức thấp, đóng góp vào GDP tuy có nhiều hơn so với nông nghiệp do giá thành sản phẩm chênh lệch nhau, nhưng vẫn không thể trở thành lĩnh vực dẫn đầu đóng góp vào GDP nước ta, từ bảng số liệu trên cũng thấy rằng, trung bình hàng năm công nghiệp đóng góp ít hơn dịch vụ khoảng 10% GDP. Đây là một thực tế đáng buồn của nước ta, khi mà đất nước đang tập trung mọi nguồn lực, ưu đãi để phát triển công nghiệp. Bên cạnh đó, trong 16 Lê Thị Mai-Vũ Đạt, Xã hội học Lao động, NXB.Khoa học xã hội, 2009, trang 68 17 Bộ Luật Lao động nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2012), NXB.Lao động 6 thời gian qua cũng nổi lên nhiều bất cập trong quản lý, trong những chính sách ban hành (như nhận thức về công nghiệp hỗ trợ, khó khăn trong công nghiệp sản xuất ô tô ) cũng đang làm chậm lại tốc độ và quy mô phát triển công nghiệp ở nước ta. Bảng 2: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế năm 2013 Thành phần kinh tế Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ % Kinh tế nhà nước 891.668,4 16,3 Kinh tế ngoài nhà nước 1.834.887,8 33,6 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.742.554,1 50,1 Tổng 5.469.110,3 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng, giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất thuộc về khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 50,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 (2.742.554,1 tỷ đồng), tiếp theo là khu vực kinh tế ngoài nhà nước với 33,6% (1.834.887,8 tỷ đồng), và thấp nhất là khu vực kinh tế nhà nước với 16,3% (891.668,4 tỷ đồng). Như vậy, tình hình sản xuất công nghiệp ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang lấn áp hoàn toàn khu vực kinh tế nhà nước và ngoài nhà nước, thực tế trong những năm kêu gọi thu hút vốn đầu tư thì số vốn cho các dự án công nghiệp của các công ty nước ngoài luôn là cao nhất, đặc biệt trong những năm trở lại đây khi nhiều doanh nghiệp đang chuyển nhà máy từ Trung Quốc về các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam nhằm tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ và nhiều ưu đãi. Thực tế này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết với Nhà nước ta, cần có biện pháp để có thể kiểm soát được hoạt động sản xuất công nghiệp và tăng tính cạnh trạnh của doanh nghiệp nội địa. Ngoài ra,đó là Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó: Chiến lược đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp Việt Nam phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và lãnh thổ, có khả năng cạnh tranh để phát triển trong hội nhập. Đến năm 2035, công nghiệp Việt Nam được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may-da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ 7 uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí. Điểm mới của Quy hoạch giai đoạn này định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3 ngành gồm cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giày. Trong đó xác định xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà Nẵng. 18 2.2.2 Tình hình các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ở nước ta Biểu đồ 1: Tổng quan FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 19 Từ biểu đồ trên, ta nhận thấy nguồn vốn đăng ký đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh từ năm 2005 đến nay, đỉnh điểm đó là năm 2008 với số vốn lên tới gần 75 tỷ USD. Nhìn chung, số vốn đầu tư FDI qua các năm khá ổn định, tuy nhiên số vốn thực hiện trong thực tế lại luôn thấp hơn nhiều so với số vốn đã đăng ký ở tất cả các năm. Điều này có thể gây ra một nhận định không đúng về tình hình vốn đầu tư FDI ở Việt Nam và gây ra nhiều sự hụt hẫng cho nền kinh tế khi những dự 18 Xem: Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/soct/Pages/Chien-luoc-phat-trien-cong-nghiep-Viet-Nam-den- nam-2025,-tam-nhin-den-nam-2035-va-Quy-hoach-tong-the-phat-trien-cac-nganh-c.aspx) 19 Xem: Nhìn lại kinh tế Việt Nam qua các con số thống kê (http://bizlive.vn/kinh-te-dau-tu/nhin- lai-kinh-te-viet-nam-nam-2013-qua-cac-con-so-thong-ke-50393.html) 8 báo không thành. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở Việt Nam có thể cả từ phía doanh nghiệp nước ngoài khi đăng ký dự án xong lại rút vốn về hoặc chậm đầu tư do tài chính khó khăn, có thể là do thủ tục hành chính, những cách quản lý còn chưa linh hoạt của phía các cơ quan Việt Nam gây chậm trễ choc hủ đầu tư. Dù là nguyên nhân gì đi chăng nữa thì Nhà nước cũng nên tỉnh táo lựa chọn những nhà đầu tư uy tín và tạo điều kiện thuận lợi để dòng vốn FDI có thể tăng thêm trong những năm tới. Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tai Việt Nam giai đoạn 2000-2013 của Tổng cục thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) 20 đã nêu ra những điểm nổi bật sau đây: Khu vực FDI tăng trưởng ổn định ở hầu hết các lĩnh vực. Tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm 31/12/2013 là 9.093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%. Trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là 7.543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ doanh nghiệp FDI) gấp 8,8 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 mỗi năm tăng 6,7%. Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng hiện chiếm tỷ lệ cao nhất với 73% (riêng ngành công nghiệp chiếm 66,4%). Tiếp đến là khu vực dịch vụ với 25,7%. Trong khi số doanh nghiệp FDI hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 123 doanh nghiệp, chiếm 1,4%. Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI tại thời điểm 31/12/2013 trên 3,2 triệu người, gấp gần 8 lần năm 2000, trong đó doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm 92% (năm 2000 là 70,2%), doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài chiếm 8% (năm 2000 là 29,8%), bình quân mỗi năm thu hút thêm 216,5 nghìn lao động, góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm của nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng hiện thu hút lao động khu vực FDI đạt tỷ lệ cao nhất với 91% (riêng ngành công nghiệp 90,2%). Tổng số vốn của khu vực doanh nghiệp FDI sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thời điểm 31/12/2013 là 3.411 nghìn tỷ đồng, gấp 14,2 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 22,4%/năm. Trong đó vốn FDI đầu tư vào khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 55,2% (riêng công nghiệp là 54,1%); tiếp đến là khu vực dịch vụ 44,5% và khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,3%. Đóng góp vào ngân sách nhà nước của khu vực này năm 2013 là 214,3 nghìn tỷ đồng, gấp 9 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2013 tăng 18,1%/năm. Công nghiệp và xây dựng là khu vực các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều nhất. Khu vực này năm 2013 chiếm tới 73% tổng số doanh nghiệp FDI; 91% số lao động; 80% thu nhập của người lao động; 55,2% nguồn vốn; 81,5% doanh thu; 47,9% lợi nhuận và 81,3% nộp ngân sách nhà nước. 20 Xem: FDI giai đoạn 2000-2013: đóng góp tích cực cho nền kinh tế (http://www.khucongnghiep.com.vn/tabid/69/articletype/ArticleView/articleId/1116/default.aspx) 9 Như vậy, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế vủa Việt Nam, tạo việc làm cho nhiều lao động , qua đó góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, loại hình doanh nghiệp này cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định như là tỷ lệ nội địa hóa thấp, mới chỉ là gia công lắp ráp, có sự chuyển giao những công nghệ lạc hâu vào Việt Nam, không thực hiện đầy đủ các quy định về môi trường, chất thải những hạn chế này cần được khắc phục nếu không sẽ có những hậu quả rất lớn về sau này. 2.2.3 Thực trạng đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài (FDI) hiện nay Bảng 3: Số vụ đình công theo loại hình doanh nghiệp (giai đoạn 1995-2011) Loại hình doanh nghiệp Số vụ Tỷ lệ % Doanh nghiệp nhà nước 98 2,35 Doanh nghiệp tư nhân 946 22,85 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 3098 74,8 Tổng 4142 100 (Nguồn: Số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội) 21 Theo bảng trên, ta có thể thấy rõ rằng số vụ đình công tập trung chủ yếu ở loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với số vụ lên tới 3098 vụ chiếm 74,8% tổng số vụ đình công giai đoạn 1995-2011.Theo đó, số vụ đình công ở loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gấp 3 lần đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân và gấp 31 lần số vụ đình công ở các doanh nghiệp nhà nước. Điều đó chứng tỏ rằng đang có một sự bất cập về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI dẫn đến sự bùng phát các vụ đình công tập thể của công nhân để đòi hỏi quyền lợi. Có thể thấy rằng, mặc dù những doanh nghiệp FDI thường là những doanh nghiệp lớn, xây dựng những nhà máy có công suất, quy mô lớn và giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, nhưng những yếu tố về đãi ngộ, về quyền lợi của người lao động thì thường tỏ ra yếu kém. Mặt khác, hoạt động sản xuất công nghiệp theo dây chuyền với cường độ lao động cao và những đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng, độ chính xác cũng đang làm cho công nhân Việt Nam cảm thấy mình bị bóc lột sức lao động. Một yếu tố nữa đó là sự yếu kém của tổ chức công 21 Xem: Thực trạng và đặc điểm vấn đề đình công trong khu vực FDI ở Việt Nam (http://www.tcldxh.vn/ArticlesDetail/tabid/193/cateid/12/id/9559/language/vi-VN/Default.aspx) 10 [...]... những doanh nghiệp có nguy cơ xẩy ra đình công cao, và thực tế đã cho thấy đến hơn 70% vụ đình công xảy ra trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Nguyên nhân đình công xuất phát từ tiền lương của công nhân thể hiện một sự bất công trong cách trả lương của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bên cạnh đó, hiện tư ng này cũng đặt ra vấn đề về đàm phán hợp đồng giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, ... mà tiểu luận đã thu thập được và tiến hành phân tích thì đã có một số kết luận sau đây: Quá trình sản xuất công nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã hình thành nên một thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà điển hình là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức liên doanh hay 100% vốn trong sản xuất công nghiệp Quá trình sản xuất công nghiệp này đã kéo theo sự xuất hiện của. .. động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khẳng định là có , 5,9% nói “không” và 53% không trả lời 32 Thực tế đó đã cho thấy hoạt động của công đoàn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài rất hạn chế, chứ chưa nói đến chất lượng hoạt động Theo số liệu thống kê ở phần trên đã chỉ rõ 74,8% các vụ đình công trong giai đoạn 1995-2011 xảy ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. .. mờ nhạt của tổ chức công đoàn trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này Qua đó, tiểu luận cũng đã đưa ra và tổng hợp một số giải pháp, hy vọng rằng sẽ có thể áp dụng trong thực tiễn giải quyết và hạn chế đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay Nói tóm lại, đình công là một hiện tư ng tất yếu sẽ xảy ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, đó là kết quả của những... hóa cũng là nguyên nhân gây nên những vụ đình công Theo nghiên cứu Ảnh hưởng của văn hóa đến đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ( trường hợp các doanh nghiệp Hàn Quốc)” của Nguyễn Hoàng Ánh đã tiến hành khảo sát 133 công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc trong hai năm 2010-201129 đã làm rõ được ảnh hưởng của sự khác biệt về văn hóa đến tình trạng đình công Theo đó, nghiên... thể là kết luận cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ các nước khác Có thể nói, các quốc gia khác nhau lại có những cung cách, thói quen làm việc khác nhau, nhiều khi xảy ra mâu thuẫn, hiểu lầm dẫn đến biện pháp đình công của công nhân Tuy nhiên, nếu như nước ta đã trong quá trình phát triển sản xuất công nghiệp, thì rất cần có những sự hòa nhập, có những kỷ luật trong công việc một cách nghiêm khắc,... vụ đình công này còn chủ yếu 23 diễn ra trong các doanh nghiệp có chủ đầu tư đến từ những nước Đông Á Hầu hết những cuộc đình công đều là bất hợp pháp, không do công đoàn tổ chức và lãnh đạo, chỉ tiến hành hòa giải ở cơ sở mà không thông qua tòa án lao động Những nguyên nhân chính của hiện tư ng đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm có: nguyên nhân về tiền lương, nguyên nhân về... cao, điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến số vụ đình công trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại có xu hướng tăng cao như vậy Biểu đồ 3: Số vụ đình công theo đối tác FDI giai đoạn 1995-2010 ( Nguồn: Số liệu Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)23 Theo biểu đồ trên, ta thấy số vụ đình công tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ các nước Hàn Quốc,... hóa, nguyên nhân do chủ đầu tư vi phạm pháp luật lao động Trong mỗi thời kỳ, giai đoạn thì lại có những nguyên nhân nổi bật khác nhau Bên cạnh đó là sự yếu kém của các cấp công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khiến cho những cán bộ công đoàn này hầu như đứng ngoài cuộc và không nhận được sự tin tư ng của tập thể công nhân trong quá trình diễn ra đình công Ta có thể nhận... quyền lợi của công nhân không bị xâm phạm và công nhân cũng không có hiện tư ng phải đình công tập thể như hiện nay 2.2.5 Vai trò của tổ chức Công đoàn trong các cuộc đình công Trong các doanh nghiệp ở Việt Nam thì một bộ phận không thể thiếu đó chính là tổ chức Công đoàn, tuy nhiên bộ phận này trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay dường như chưa được quan tâm, theo Báo cáo của Tổng . Tiểu luân: Ảnh hưởng của quá trình sản xuất công nghiệp đến vấn đề đình công của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 1. Đặt vấn đề Quá trình phát triển công nghiệp. xuất công nghiệp đến vấn đề đình công của công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI)” sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề này và hy vọng sẽ làm sáng tỏ được vấn đề đang. Hậu quả của những vụ đình công trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Như phần tính chất của các cuộc đình công đã đề cập đến, hầu hết những cuộc đình công trong doanh nghiệp đều được

Ngày đăng: 25/04/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan