1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CƠ SƠ KINH TẾ QUẢN LÝ MÔI TRƯƠNG BẰNG QUYỀN SỞ HỮU VÀ THUẾ PIGOU -10-8-2007

8 326 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 108,18 KB

Nội dung

Cơ sơ kinh tế của mức thải tối ưu và quản lý ô nhiễm môi trường bằng quyền sở hữu, thuế ô nhiễm và trong điều kiện của Việt Nam TS.. Nguyễn Văn Song - Đại học Nông nghiệp I Tóm tắt Có nh

Trang 1

Cơ sơ kinh tế của mức thải tối ưu và quản lý ô nhiễm môi trường bằng quyền sở hữu, thuế ô nhiễm và trong điều kiện

của Việt Nam

TS Nguyễn Văn Song - Đại học Nông nghiệp I

Tóm tắt

Có nhiều công cụ kinh tế để quản lý môi trường và tài nguyên, quyền sở hữu (lý thuyết Coase), thuế Pigou là hai công cụ tương đối phổ biến khi có một thị trường cạnh tranh hoàn hảo và trong sạch Cả hai công cụ này đều dựa vào sự hoạt động của thị trường, cả hai công cụ này cuối cùng “nội hoá” ngoại ứng tiêu cực thông qua giá cả thị trường Bài viết này dựa trên các mô hình toán học nhằm làm rõ thêm cơ chế hoạt động của hai cộng

cụ kinh tế quản lý môi trường và tài nguyên này Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những ưu điểm, các hạn chế, phạm vi áp dụng và liên hệ từng công cụ quản lý trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam vừa chuyển qua kinh tế thị trường.

Từ khóa: Ngoại ứng, thuế Pigou, quyền sở hữu, lý thuyết Coase, ô nhiễm tối ưu.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng trưởng kinh tế, tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng tốc độ sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo cho sản xuất, tăng tốc độ tiêu dùng và tăng chất thải ra môi trường Phát triển kinh tế bền vững là một bài toán đa mục tiêu đòi hỏi phát triển kinh tế đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề khác như giáo dục và sức khỏe cộng đồng, công bằng xã hội, môi trường tài nguyên trong hiện tại cũng như tương lai Một số nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về phân phối thặng dư xã hội, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường

Việt nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh trong những năm gần đây Chúng ta cũng đã, đang phải đối mặt với những vấn đề ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cục bộ cũng như toàn vùng Các khu công nghiệp, làng nghề, dân cư, thành thị cũng như nông thôn đang thải

ra một lượng chất thải lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất đai nông nghiệp, nguồn nước mặt và nước ngầm, không khí và sức khoẻ cộng đồng dân cư như các khu vực Thạch Sơn –Lâm Thao, Thuỷ Nguyên - Hải Phòng, Hà Tĩnh vv

Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2003 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đang gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thực thi Thiếu vốn, thiếu công nghệ xử lý, thiếu các cơ chế chính sách, các hướng dẫn pháp lý, thiếu lộ trình xử lý đối với từng hình thức áp dụng (di chuyển, đình chỉ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải, phạt, mức phạt vv (Nguyễn Hoà Bình –2003)

Mục đích của bài viết này nhằm giúp các nhà môi trường, các nhà hoạch định

chính sách có cái nhìn toàn diện, khoa học và trên cơ sở hiệu quả kinh tế ở tầm vi

mô cũng như vĩ mô để kiểm soát chất thải gây ô nhiễm một cách hiệu quả nhất dưới góc độ phát triển kinh tế bền vững

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu và phân tích: nghiên cứu và phân tích này sử dụng mô

hình toán học, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô để phân tích và mô tả mối quan hệ kinh

tế, môi trường theo lý thuyết tối ưu phúc lợi xã hội

2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1 Cơ sơ kinh tế của mức thải tối ưu

Mức thải tối ưu là mức thải ở đó làm thiệt hại ít nhất về lợi ích kinh tế và lợi ích

về môi trường cho quốc gia Hay nói cách khác, ở mức ô nhiễm đó tổng thặng dư của nền kinh tế lớn nhất dưới góc độ kinh tế và môi trường

Để chỉ rõ mức thải tối ưu (ngoại ứng tối ưu - Optimal Externalities) chúng ta phân tích mô hình 1

Trong đó: Đường MNPB thể hiện lợi ích ròng biên (marginal net private benefit) của

hãng gây ô nhiễm Theo quy luật kinh tế, lợi ích biên của hãng có xu

hướng giảm dần, có các giá trị dương, bằng 0 và âm.

Đường MEC thể diện chi phí ngoại ứng (marginal external cost) của

hãng Chi phí ngoại ứng có xu hướng tăng dần tỉ lệ thuận với sản lượng

Wp

Sản lượng Q sản xuất Q*

E

S

Qp 0

Mức ô nhiễm W W*

A

D

W1

S

Q1

Hình 1 Cơ sơ kinh tế của mức ô nhiễm tối ưu ( nguồn: PEARCE, D W AND R KERRY TURNER 1990)

Trang 3

Ở mức sản lượng là Qp, tương đương với lượng chất thải ra môi trường là Wp, chi phí ngoại ứng là tổng các diện tích tam giác B + C + D, lợi ích ròng biên của hãng

là tổng các diện tích S + A + B + C Như vậy, lợi ích của xã hội sẽ là: S + A + B +

C – (B + C + D) = S + A – D Mức sản lượng và ô nhiễm này không được cộng đồng và xã hội ưu thích Nhưng các hãng gây ô nhiễm lại muốn sản xuất và thải ra môi trường ở mức này, vì đến Qp lợi ích ròng biên của các hãng mới hết Mặc dù gây ra cho môi trường một lượng chất thải và chi phí lớn Chú ý, các hãng không sản xuất vượt qua Qp vì vượt qua Qp lợi ích biên âm

Ở mức sản lượng Q* tương đương với mức thải ra môi trường là W*, chi phí ngoại ứng là diện tích tam giác B, lợi ích ròng biên của hãng là S + A + B Kết quả cuối cùng lợi ích của xã hội sẽ là: S + A

Tóm lại: Nếu sản xuất tại Q1, mặc dù môi trường không bị ô nhiễm nhưng sản phẩm quốc dân tăng chậm, lợi ích xã hội là diện tích S; sản xuất tại Q* môi trường

sẽ bị ô nhiễm với mức thải là W*, nhưng lợi ích xã hội là tổng diện tích S + A; sản xuất tại Qp, sản phẩm quốc dân tăng nhanh, mức thải ra môi trường là Wp, và lợi ích xã hội là tổng S + A – D Điểm sản xuất tối đa hoá lợi ích của xã hội là Q*, mặc dù mức thải ra môi trường là W* Tức là, tối đa hoá lợi ích của xã hội, môi trường khi các hãng sản xuất mức sản lượng tại điểm lợi ích ròng biên của hãng (MNPB) bằng với chi phí ngoại ứng (MEC) Như vậy các nhà quản lý môi trường cần ban hành các chính sách (thuế, chuẩn mức thải, giấy phép thải, thị trường giấy phép thải vv…) làm cho hãng sản xuất tại Q* thải ra môi trường một lượng chất thải là W* sẽ mang lại hiệu quả môi trường và kinh tế lớn nhất

2.2 Cơ sơ kinh tế cho các công cụ, chính sách quản lý ô nhiễm môi trường

bằng quyền sở hữu, thuế ô nhiễm và trong điều kiện của Việt Nam.

a) Khả năng đạt được tối ưu sự ô nhiễm bằng xác định quyền sở hữu

Ronald Coase(1960) cho rằng: Trong điều kiện một thị trường cạnh tranh hoàn hảo

và không có chi phí bàn bạc, chỉ cần xác định quyền sở hữu khu vực thải một cách

rõ ràng, vậy thì, các bên gây ô nhiễm và bị ô nhiễm sẽ bàn bạc thoả thuận với nhau

để đạt được điểm tối ưu lượng ô nhiễm (điểm W trong hình 1) Trong quản lý môi trường bằng xác lập quyền sở hữu được xây dựng dựa trên hai góc độ riêng, tùy thuộc vào quyền sở hữu khu vực thải thuộc vào cộng đồng bị ô nhiễm hay thuộc vào người gây ra ô nhiễm

Trang 4

 Trường hợp 1 Quyền sở hữu khu vực thải hoàn toàn thuộc về phía người bị ô nhiễm.

Trong trường hợp quyền sở hữu khu vực thải hoàn toàn thuộc về người bị ô nhiễm Như vậy, cộng đồng người bị ô nhiễm sẽ có quyền không cho phép cơ sơ sản xuất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh Cộng đồng dân cư chỉ cho phép các nhà sản xuất gây ô nhiễm được sản xuất tới Q1 (mức ô nhiễm mà môi trường

có thể hấp thụ hoàn toàn) Nhưng tại Q1, như phần cơ sở kinh tế của mức thải tối

ưu đã phân tích, không phải là điểm tối ưu hoá của sản xuất cũng như ô nhiễm.

Trong thực tế, sản xuất tại Q1 các hãng sản xuất thấy rằng nếu thoả thuận bàn bạc với cộng đồng dân cư cho sản xuất tại Q* thì hãng sẽ được thêm phần lợi nhuận là diện tích A + B, và nếu trả phần B cho cộng đồng dân cư (bằng đúng phần chi phí

ô nhiễm gây ra cho họ) thì hãng vẫn lãi phần A Chính vì vậy, hãng sẽ thoả thuận với cộng đồng dân cư để được sản xuất tại Q* (mức thải W*) và đền bù cho cộng đồng mức B (được gọi là phần bằng lòng chấp nhận của cộng đồng – WTA – Willingness to accept) và được lợi khoản A Cũng cần lưu ý rằng, hãng sẽ không thoả thuận để sản xuất vượt qua Q* vì tại bất kỳ điểm nào bên phải của Q* lượng đền bù biên cho cộng đồng dân cư sẽ lớn hơn phần lợi ích biên

Mức ô nhiễm W Wp

Sản lượng Q sản xuất Q*

E

S

Qp 0

W*

A

D

W1

S

Q1

Hình 2 Cơ sơ kinh tế quản lý ô nhiễm dựa vào quyền sở hữu khi người bị ô nhiềm có quyền sở hữu ở khu vực thải

Trang 5

 Trường hợp 2 Quyền sở hữu khu vực thải hoàn toàn thuộc về phía người gây ô nhiễm.

Khi quyền sở hữu khu vực thải thuộc hoàn toàn về người sản xuất gây ra ô nhiễm, lúc này hãng sẽ sản xuất tới QP (điểm lợi nhuận biên bằng 0) Sản xuất tại Qp hãng

sẽ được lợi thêm phần lợi nhuận là C so với sản xuất tại Q*, nhưng cộng đồng dân

cư và môi trường lại phải chịu phần chi phí là C + D Người bị ô nhiễm sẽ thoả thuận với hãng gây ô nhiễm bằng lòng trả (WTP – Willingness to pay) cho hãng phần lợi nhuận C, như vậy người bị ô nhiễm sẽ giảm được cả chi phí là phần D Cũng cần lưu ý rằng, người bị ô nhiễm sẽ không thoả thuận để trả cho hãng sang trái của Q* (W*) vì tại bất kỳ điểm nào bên trái của Q* số tiền đền bù biên cho hãng sẽ lớn hơn phần lợi ích biên mà người bị ô nhiễm đạt được

Tóm lại: Trong cả hai trường hợp trên người bị ô nhiễm và người gây ra ô nhiễm

cũng sẽ thoả thuận, bàn bạc để đi đến sản xuất tại điểm tối ưu về ô nhiễm (W*)

 Những hạn chế của lý thuyết kinh tế quản lý ô nhiễm dựa trên xác định

quyền sở hữu khu vực thải nói chung và đối với Việt Nam.

Lý thuyết này đòi hỏi một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, trong đó quyền sở hữu phải hoàn toàn rõ ràng, trong sạch, chi phí bàn bạc lại không được đề cập trong mô hình (chi phí bàn bạc, thảo luận bằng 0) Chính vì vậy, trong thực tế để tồn tại một điều kiện như vậy là hiếm và khó Hơn nữa vấn đề môi trường là không biên giới, vấn đề ô nhiễm thường xảy ra trong tương lai mặc dù hiện tại gây ô nhiễm Hạn chế thứ 2 đó là về vấn đề đạo đức, trong trường hợp 2 hoàn toàn không có quyền

sở hữu Người bị ô nhiễm sẽ đặt vấn đề là vì sao người ta đã bị ô nhiễm rồi lại phải góp tiền trả cho hãng sản xuất gây ô nhiễm phần C Trong trường hợp 1 (hoàn toàn

có quyền sở hữu), người sản xuất sẽ đặt vấn đề vì sao hãng sản xuất tại điểm tối

ưu hoá cho xã hội rồi lại phải bỏ phần B đền bù cho cộng đồng

Trong điều kiện ở Việt Nam, khi mà nền kinh tế của chúng ta mới chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp (ở đó chỉ có hai hình thức sở hữu

Mức ô nhiễm W Wp

Sản lượng Q sản xuất Q*

E

S

Qp 0

W*

A

D

W1

S

Q1

Hình 3 Cơ sơ kinh tế quản lý ô nhiễm dựa vào quyền sở hữu khi người gây ô nhiềm có quyền ở khu vực thải

Trang 6

quốc doanh và sở hữu tập thể) sang nền kinh tế thị trường (chấp nhận nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu) thì công cụ quản lý ô nhiễm dựa vào quyền

sở hữu tài nguyên là khó được thực thi trong giai đoạn trước mắt Nhưng về lâu dài, hình thức này sẽ là một công cụ tốt cho quản lý nguồn tài nguyên và môi trường

b) Sử dụng thuế để quản lý ô nhiễm (Pigouvian tax)

 Cơ sở kinh tế của thuế ô nhiễm

t*

Như phần trên đã trình bày, quản lý ô nhiễm bằng việc xác định quyền sở hữu khu vực thải có nhiều khó khăn trong thực tế Thuế ô nhiễm (pollution tax) là một công

cụ quản lý ô nhiễm môi trường thông qua giá cả sản phẩm và thị trường Mô hình

4 cho thấy, nếu các nhà quản lý môi trường ban hành một mức thuế ô nhiễm là t*, đường MNPB của các hãng sẽ chuyển xuống đường MNPB –t* và như vậy với việc đóng thuế môi trường (lương t*) các hãng sản xuất gây ô nhiễm chỉ sản xuất tới Q*, lượng chất thải ra môi trường là W* chúng ta đạt đươc điểm tối ưu hoá ô

Wp

Sản lượng Q sản xuất Q*

E

S

Qp 0

Mức ô nhiễm W W*

A

B

C D

W1

S

Q1

MNPB – t*

Hình 4 Cơ sơ kinh tế quản lý ô nhiễm dựa vào thuế ô nhiễm

Trang 7

định đường MNPB là khó, bởi vì các hãng thường dấu các thông tin về lãi suất để sản xuất tại Qp Nếu hai giá trị này (MEC và MNPB) không được xác định đúng,

thuế suất (t*) ban hành sẽ không đạt điểm tối ưu Thứ hai, thuế suất thường được

ban hành trong một giai đoạn nhất định, không thể thay đổi thường xuyên, trong khi đó chi phí ngoại ứng (MEC) cũng như lợi nhuận của hãng (MNPB), của các

hãng bị ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố của kinh tế, xã hội và môi trường Thứ ba,

thuế ô nhiễm được áp dụng hợp lý và hiệu quả cho cho các loại chất thải có mức độc hại nhỏ, nhưng đối với các loại chất thải độc thì công cụ này không hiệu quả

vì thời gian thực thi quá dài, không kịp thời mà phải dùng phương pháp chuẩn mức thải (emission standard)

c Trong điều kiện Việt Nam.

Đối với tài nguyên, môi trường Việt Nam khi mà công cụ quản lý tài nguyên, môi trường bằng xác lập quyền sở hữu rõ ràng, minh bạch chưa phát huy tác dụng tốt trong giai đoạn trước mắt thì thuế là một công cụ hữu hiệu, cùng với chuẩn mức thải, giấy phép thải, chi phí giảm thải là các công cụ có tính chất thực thi hơn Cũng cần lưu ý thêm rằng, cơ chế thuế ô nhiễm thịnh hành, phù hợp hơn trong điều kiện ở Việt nam hiện nay Điều hành sản xuất, tiêu dùng hoặc ô nhiễm dựa vào thuế là một công cụ thông qua cơ chế giá của thị trường Vì vậy, đòi hỏi phải

có thời gian cho cơ chế giá vận hành đi vào thị trường đi vào cơ cấu giá cả Chính

vì vậy, đối với những yêu cầu khẩn cấp để hạn chế sản xuất, tiêu dùng hoặc gây ô nhiễm (ví dụ: chất thải độc) thì không nên sử dụng thuế mà phải sử dụng chuẩn mức thải (emmision standard) Chuẩn mức thải có một số nhược điểm như thường

bị vi phạm và thường phi hiệu quả, nhưng lại có ưu điểm hơn là được thực thi nhanh hơn để hạn chế chất thải độc Vì chất thải độc sẽ làm cho thiệt hại xã hội nhiều hơn trong một thời gian ngắn

3 KẾT LUẬN

Để đạt được mức sản xuất và mức thải tối ưu các hãng phải sản xuất tại Q* và thải

ra môi trường lượng chất thải là (W*) Quản lý ô nhiễm bằng việc xác định quyền

sở hữu rõ ràng khu vực thải và thuế ô nhiễm có những ưu nhược điểm riêng, tuỳ từng điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể mà ban hành chính sách sử dụng hai công cụ này một cách hiệu quả Ngoài các công cụ này, chuẩn mức thải (emission standard), giấy phép giảm thải có thể trao đổi (tradeable emission permits), chi phí giảm thải (marginal abament cost) cũng cần được xem xét và áp dụng

Đối với hoàn cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, ngoài các công cụ kinh tế quản

lý ô nhiễm như: chuẩn mức thải, chi phí giảm thải, phí thải, thị trường giấy phép thải thì thuế gây ô nhiễm là một công cụ thực thi và hữu hiệu hơn so với quản lý môi trường dựa vào lý thuyết Coase Khi chất thải ô nhiễm là độc đối với môi trường và sức khoẻ con người thì cơ chế điều hành thông qua quyền sở hưu và thuế ô nhiễm lại không hiệu quả bằng sử dụng chuẩn mức thải./

Trang 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO BARRY C FRIELD 1997 Environmental Economics: An introduction McGraw-Hill Book Co FREEMAN III, A M.1993 The Measurement of Environmental and Resource Values Theory

and Methods: Resource for future, Washington.

HARTWICK, JOHN AND NANCY OLEWILER 1998 The Economics of Natural Recource

Use, 2nd, Inc.

HOWE, CHARLES W 1979 Natural Resource Economics: Issuse, Analysis and Policy John

Wiley and Sons, Inc.

NGUYỄN HOÀ BÌNH 2003 Tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ – TTg

Những khó khăn và thách thức Tạp chí của Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên Môi

trường số 12 –2003.

PEARCE, D W AND R KERRY TURNER 1990 Economics of Natural Resources and the

Environment, Harvester Wheatsheaf, Inc.

* Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội

0984148879 hoặc 048766448

Ngày đăng: 11/04/2016, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w