THỜI LƯỢNG & CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN HỌC- Thời lượng: 30 tiết - Cấu trúc nội dung: 6 chương + Chương 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khoa học; Quy luật phát triển của khoa học
Trang 1BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Trang 2THỜI LƯỢNG & CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN HỌC
- Thời lượng: 30 tiết
- Cấu trúc nội dung: 6 chương
+ Chương 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(Khoa học; Quy luật phát triển của khoa học; Nghiên cứu khoa học; Lý thuyết khoa học; Tổng quan về quá trình nghiên cứu khoa học)
+ Chương 2: TIẾP CẬN KHOA HỌC (Phương pháp luận nghiên cứu khoa học; Cách tiếp cận khoa học; Nền tảng của nghiên cứu khoa học; Cơ chế hoạt động sáng tạo)
+ Chương 3: THIẾT LẬP BÀI TOÁN NGHIÊN CỨU (Xem xét tài liệu; Xác lập đề tài nghiên cứu; Nhận diện các biến số; Thiết lập giả thuyết)
Kiểm tra giữa kỳ
Trang 3+ Chương 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (Các kiểu thiết kế nghiên cứu; Kiểm soát các biến số; Lựa chọn phương pháp thu thập dữliệu; Thiết lập tính xác thực và độ tin cậy của công cụ nghiên cứu; Chọn mẫu thử; Viết đề xuất nghiên cứu)
+ Chương 5: CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC (Đại cương về chứng minh luận điểm khoa học; Các vấn đề đạo đức trong thu thập dữ liệu; Hiệu chỉnh và mã hoá số liệu; Phân tích
dữ liệu)
+ Chương 6: TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC (Giới thiệu chung về các ấn phẩm khoa học; Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học; Luận văn khoa học; Trình bày khoa học)
Trang 4TÀI LIỆU HỌC TẬP & YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
-Tài liệu học tập chính:
+ Bài giảng Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học, tàiliệu nội bộ Bộ môn Tâm lý-PPGD, 2006;
+ Vũ Cao Đàm 2005 Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
(xuất bản lần thứ 10) Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội
-Yêu cầu đối với người học:
Ngoài việc phải thực hiện theo quy chế học tập chung, ngườihọc cần phải:
+ Thực hiện theo các yêu cầu học tập của giảng viên
+ Làm bài tập (vào vở bài tập) để nộp chấm điểm
+ Tham gia làm bài kiểm tra 1 tiết giữa kì
Trang 5CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NCKH
Bài 1 KHOA HỌC
1 Khái niệm khoa học
1.1 Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Vật chất (tồn tại XH): Tất cả những gì đang diễn biến xung quanh chúng ta
-Cuộc sống XH gồm:
Tinh thần (ý thức XH): Sự phản ánh tồn tại XH vào trong bộ não của con người, với nhiều mức độ khác nhau: ý thức đời thường, tâm lý, ý thức xã hội
Trang 6+ Ý thức đời thường là sự phản ánh những cái cụ thể trực tiếp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày
+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể, là kinh nghiệm xã hội lịch sửbiến thành cái riêng của mỗi người
+ Ý thức XH phản ánh toàn diện và hệ thống thế giới, bằng nhiều hình thái khác nhau (quy định bởi mục đích, tính chất,
PP phản ánh khác nhau)
Trang 7- KH là một hình thái ý thức XH có chức năng khám phá
TN và XH, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý
thức XH khác và mang một chức năng XH riêng biệt:
+ Khoa học phản ánh HTKQ, tạo ra hệ thống tri thức về thế giới (các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, giả thuyết, học thuyết ), hướng tới cải tạo thế giới, phục vụ lợi ích của con người.
+Thực tiễn là nguồn gốc và tiêu chuẩn của nhận thức khoa học đồng thời là nhân tố kích thích sự phát triển
của KH.
Trang 8(So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 khái niệm:
Thực tiễn và thực tế:
-Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - XH của con người nhằm cải biến TN và XH.
-Thực tế là kết quả của sự phối hợp những hoạt động vật chất của con người trong việc nhận thức TGKQ bằng các giác quan và sự tư duy.
→Sự giống nhau: Chúng đều liên quan đến những hoạt động của con người trong quá trình nhận thức TGKQ.
→Sự khác nhau: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích của con người còn thực
tế là kết quả của những hoạt động đó.)
Trang 9-Tri thức thông thường
+ Là kinh nghiệm sống, được tạo ra theo phép quy nạp (do tiếp xúc với thiên nhiên, với xã hội, bằng các giác quan con người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và XH xung quanh, từ đó mà có kinh nghiệm sống, có hiểu biết về mọi mặt)
+Tri thức thông thường chỉ là những hiểu biết cụ thể, riêng lẻ
và mang tính chất kinh nghiệm
Trang 10-Tri thức khoa học
+Là hệ thống những tri thức khái quát về các SV,
HT của thế giới và các quy luật vận động của chúng, được xác lập trên các căn cứ xác đáng, có thể kiểm tra được và có triển vọng ứng dụng.
+Tri thức KH là kết quả của quá trình nhận thức có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà KH tiến hành)
Trang 111.3 Nghiên cứu KH là một hoạt động có tính xh đặc biệt
- Hoạt động NCKH là quá trình phát minh sáng tạo ra tri thức mới cho nhân loại, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển XH về mọi mặt Ngược lại, XH phát triển lại đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi phải tiến hành các NCKH để đáp ứng.
- NCKH là một hoạt động XH nhằm tìm tòi, phát hiện quy luật của sự SVHT và vận dụng các quy luật ấy
để sáng tạo ra các nguyên lý, các giải pháp tác động vào các SVHT, nhằm biến đối các trạng thái của chúng.
Trang 12*Phân tích toàn diện khái niệm KH ta thấy:
-Đối tượng NCKH: thế giới khách quan đang vận động và phương pháp nhận thức thế giới
-Chức năng của KH:
+ Khám phá bản chất các SVHT của TGKQ, giải thích nguồn gốc phát sinh, phát hiện ra các quy luật vận động và phát triển của các SVHT ấy
+ Hệ thống hoá các tri thức KH đã khám phá được tạo thành những lý thuyết, học thuyết KH
+ Nghiên cứu ứng dụng những thành quả sáng tạo KH để cải tạo thực tiễn
Trang 13-Nội dung của KH:
+ Những thông tin về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm
Trang 142 Tiêu chí nhận biết một bộ môn KH
- Tiêu chí 1 Có một đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chí 2 Có một hệ thống lý thuyết (nội dung KH)
- Tiêu chí 3 Có một hệ thống PP luận
- Tiêu chí 4 Có mục đích ứng dụng
Trang 153 Phân loại khoa học
Trang 163.2 Nguyên tắc phân loại
Sự phân loại KH tuân theo hai nguyên tắc:
→ Tức là dựa vào đối tượng NC (mỗi bộ phận của
TGKQ là đối tượng NC của một ngành KH, các bộ
môn KH).
Trang 17- Nguyên tắc phối thuộc:
sắp xếp các KH theo trình độ phát triển của
tự nhiên và phù hợp với trình độ nhận thức của con người sao cho thấy rõ các tri thức có sau sinh ra từ những tri thức có trước và bao hàm
cả tri thức có trước.
Trang 182.3 Bảng phân loại của UNESCO
UNESCO chia các khoa học thành các nhóm sau:
- Khoa học Tự nhiên
- Khoa học Kỹ thuật
- Khoa học Nông nghiệp
- Khoa học về Sức khoẻ
- Khoa học Xã hội Nhân văn
Mỗi nhóm KH trên lại bao gồm nhiều ngành, bộ môn
KH khác nhau.
Trang 19Bài 2 QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC
1 Các dấu hiệu của sự phát triển
- Các dấu hiệu hình thức của sự phát triển:
Trang 202 Các quy luật phát triển của KH
2.1 QL phát triển có gia tốc trong tất cả các lĩnh vực KH
*Lượng thông tin KH được khám phá ngày càng nhiều đẫn đến
sự bùng nổ thông tin
- Cứ 5 đến 7 năm lượng thông tin KH lại tăng gấp đôi
- Cứ 10 năm khối lượng các công trình NCKH lại tăng lên gấp đôi
-Cứ 30 năm khối lượng các tri thức cơ bản tăng lên gấp đôi
- Riêng trong thế kỷ XX, con người đã khám phá ra 90% tổng lượng thông tin đã được khám phá từ trước đến nay
- Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế tri thức, lượng tri thức thông tin KH sẽ càng nhiều hơn
Trang 21•Số lượng các nhà KH tăng nhanh
- 90% các nhà khoa học từng có mặt trên Trái đất sống ở thế kỷ XX.
- Số lượng các nhà bác học xuất hiện ở nửa sau của thể kỷ XX đã bằng tổng số tất cả các nhà bác học toàn nhân loại tính từ khi KH ra đời cho đến nửa đầu thể kỷ XX.
- Cứ 10 năm, con số các nhà KH lại tăng gấp đôi
•Số lượng các cơ quan NCKH tăng nhanh
Chỉ tính riêng ở Việt nam hiện có hơn 300 viện và trung tâm NCKH, gần 50 trường đại học có chức năng NCKH.
Trang 22•Việc gia tăng lượng thông tin làm rút ngắn chu kỳ phát triển của các lý thuyết KH
Thời gian xem xét lại một lý thuyết KH ngày càng rút ngắn
Thí dụ: Thuyết hấp dẫn của Aristôt tồn tại 2000 năm
• Các học thuyết của Niu tơn tồn tại 200 năm
• Thuyết Dantôn tồn tại 100 năm
• Thuyết cấu trúc nguyên tử Bo tồn tại 10 năm
Trang 232.2 Quy luật phát triển phân lập
-KH phải phân chia để NC từng mặt, từng bộ phận của thế giới.
-Bản chất quá trình phân lập các KH là sự phân lập đối tượng NC của một bộ môn KH để hình thành một
bộ môn hoặc các môn KH mới có đối tượng NC hẹp hơn.
Trang 242.3 Quy luật tích hợp các lĩnh vực KH
Quá trình tích hợp các KH là sự tích hợp phương pháp luận của hai bộ môn KH riêng lẻ để hình thành một bộ môn KH mới.
2.4 Quy luật ứng dụng nhanh chóng các thành tựu KH
Các kết quả NCKH nhanh chóng được ứng dụng vào SX Bên cạnh các NC cơ bản đã xuất hiện ngày càng nhiều các NC ứng dụng, NC triển khai (còn gọi là NC khai thác) để đẩy nhanh hơn nữa việc khai thác các kết quả NC ứng dụng vào SX, phát triển kinh tế trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh vực.
Trang 25-Nhu cầu của thực tiễn cuộc sống lao động và tự nhiên
-Nhu cầu của thực tiễn XH và sự phát triển của lịch sử
- Nhu cầu của thực tiễn phát triển KH
Trang 263.2 Thực tiễn XH là nhân tố cơ bản kích thích KH phát triển
Trình độ đạt được của SX và văn hoá quyết định chiều hướng nỗ lực cơ bản của tư tưởng KH Quyết định sự ra đời
* Vậy thực tiễn là nguồn gốc nhận thức, là tiêu chuẩn để xác
minh tính chân thực, là mục tiêu giải quyết của mọi lý thuyết KH.
Trang 27Bài 3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.Khái niệm về NCKH
1.1 Khái niệm
- NC là công việc tìm kiếm một cách có hệ thống các kiến thức mới, dựa trên sự tò mò và nhu cầu được cảm nhận.
-Có hai phương pháp chính để tìm kiếm kiến thức:
+ xem xét các tài liệu, kiến thức sẵn có để tìm ra các kiến thức mới;
+ dựa vào thực tế khách quan để phát hiện các kiến thức và hiểu biết mới
- Phương pháp dựa vào thực tế khách quan để tìm tòi các kiến thức mới được gọi là NCKH.
Trang 28• Theo Dương Thiệu Tống, 2005:NCKH là một
hoạt động có hệ thống nhằm đạt đến sự hiểu biết
- Phân tích số liệu để có thông tin,
- Trình bày các thông tin này trong phần kết quả
và trong phần bàn luận và kiến nghị,
- Lí giải các thông tin đó đề trả lời cho câu hỏi NC hay đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
Trang 29Đặc trưng của NCKH:
- NCKH là sự tìm kiếm những điều chưa biết:
+ Phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức KH về thếgiới (xây dựng các lý thuyết hay các quy luật );
+ Sáng tạo PP mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người
- NCKH là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, được tổchức chặt chẽ, là quá trình phát hiện chân lý và vận dụng chúng vào cuộc sống của con người
Trang 301.2 Hoạt động NCKH
-Bản chất của NCKH:
+ là hoạt động sáng tạo của các nhà KH nhằm nhận thức TG;+ tạo ra hệ thống tri thức có giá trị sử dụng vào cải tạo thếgiới
-Quá trình NCKH:
+ được thực hiện bởi một tập thể các nhà KH,
+ được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động
-Đối tượng của hoạt động NCKH:
+ thế giới phức tạp;
+ mỗi ngành, bộ môn KH lại có một đối tượng NC riêng
Trang 31-Mục đích của hoạt động NCKH là tìm tòi, khám phá bản chất
và các quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới
nhằm ứng dụng chúng vào sx ra của cải vật chất hay tạo ra các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu c/s của con người
-Phương pháp NCKH - phương pháp nhận thức thế giới: những
quan điểm tiếp cận, những quy trình, các thao tác cụ thể để tác động vào đối tượng để làm bộc lộ bản chất của đối tượng
-Sản phẩm của hoạt động NCKH là hệ thống thông tin mới về thế giới và những giải pháp cải tạo thế giới.
- Giá trị của NCKH được quyết định bởi tính thông tin, tính ứng
dụng và sự đáp ứng nhu cầu của c/s
(lưu ý: thông tin KH phải khách quan, có độ tin cậy, có thể kiểm tra bằng các PP khác nhau)
Trang 32•Một số sản phẩm đặc biệt của NCKH
-Phát minh (discovery): là sự phát hiện những quy luật,
những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đólàm thay đổi cơ bản nhận thức của con người Thí dụ: Archimede phát minh định luật sức nâng của nước, Newton phát minh định luật vạn vật hấp dẫn
-Phát hiện (discovery): là sự phát hiện ra những vật thể,
những quy luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan Vídụ: Kock phát hiện ra vi trùng lao, Marie Curie phát hiện ra nguyên tố phòng xạ Radium, Coloms phát hiện ra Châu Mỹ, Marx phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư
Trang 33Sáng chế (invention):
là loại thành tựu trong lĩnh vực KHKT và công nghệ Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được Thí dụ: James Watt sáng chế ra máy hơi nước, Nobel sáng chế ra công thức thuốc nổ TNT Sáng chế có khả năng áp dụng, có ý nghĩa thương mại nên được cấp bằng sáng chế (patent), được ký kết (licence) cho phép người có nhu cầu được sử dụng và được quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp.
Trang 341.3 Các yêu cầu của quá trình NCKH
-Diễn ra trong khuôn khổ các tập hợp các khái niệm,
hệ thống lý thuyết;
-Các PP, thủ tục và kỹ thuật sử dụng trong NC đã
được kiểm nhận về tính xác thực (áp dụng các thủ tục đúng đắn) và độ tin cậy (chất lượng của thủ tục
đo lường);
-Được thiết kế một cách khách quan và không thiên
lệch (kết luận không chịu ảnh hưởng của các lợi ích
cá nhân).
Trang 351.4 Các đặc điểm của NCKH
-Kiểm soát được: Kiểm soát được hoặc tối thiểu hoá các ảnh
hưởng của các yếu tố khác lên đối tượng hay hệ đang xét
-Chặt chẽ: Cần đảm bảo rằng các thủ tục được chọn là thích
hợp và có thể thuyết minh được
-Tính hệ thống: Các thủ tục đã được chọn trong NC phải đi
theo một trình tự lôgic nhất định, có hoạch định và có trật tự
-Hợp lệ và kiểm chứng được: Mọi kết luận rút ra được từ kết
quả NC đều đúng đắn và có thể kiểm chứng được (mọi kết quả đều phải như nhau khi lặp lại các phép đo lường)
- Thực nghiệm Mọi kết luận đã rút ra đều phải có cơ sở trên
các chứng cứ rõ ràng (tập hợp từ thông tin thu được do thínghiệm, kinh nghiệm hay quan sát từ đời sống thực)
Trang 361.5 Hoạt động học tập gắn liền với NCKH
-Hoạt động học tập trong nhà trường là một quá trình người học lĩnh hội tri thức mà loài người đã có
-Các vấn đề học tập (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo) luôn là mới mẻ với bản thân người học.
-Vì vậy, về mặt lý luận việc học thường được coi là quá trình tự nghiên cứu của mỗi học sinh, sinh viên
và cần được tiến hành theo quy trình của việc NCKH.
Trang 38loại
hình
NCKH
Phân loại theo chức năng
Theo giai đoạn
Theo thông tin NC
Trang 392.1 Phân loại theo chức năng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả
- Mô tả KH
+ Trình bày lại kết quả NC một sự vật, một hiện tượng hay một
sự kiện sao cho đối tượng đó được thể hiện đến mức nguyên bản tối đa
+ Đưa ra một hệ thống tri thức về nhận dạng sự vật
+ Giúp con người phân biệt sự vật này với sự vật khác
-Nội dung:
+ mô tả hình thái, động thái, tương tác
+ mô tả định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về chất của SV
+ mô tả định tính nhằm chỉ rõ các đặc trưng về lượng của SV
Trang 40-Tri thức mô tả:
+ thu thập qua quan sát, điều tra
+ được trình bày bằng hệ thống ký hiệu có tính trực quan vàcác khái niệm liên quan
+ tri thức mô tả là sự chuẩn bị tư liệu cho việc giải thích KH
Trang 41Nghiên cứu giải thích
-Giải thích KH:
+ trình bày bản chất đối tượng NC
+ chỉ ra được đối tượng tuân thủ một phần hay toàn bộ quyluật chung của sự phát triển
+ phải dựa trên cơ sở tài liệu:
9Đầy đủ, chính xác, chặt chẽ
9Phù hợp các quy tắc logic về suy luận
9Tư tưởng học thuật phù hợp các lý thuyết KH đã được c/m+ làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự hình thành và quy luật chi phối quá trình vận động của SV
-Nội dung: giải thích nguồn gốc, động thái, cấu trúc, tương tác, kết quả, quy luật chung chi phối quá trình vận động của SV
Trang 42-Yêu cầu của giải thích KH
+ phản ánh trung thực sự kiện
+ chỉ ra nguồn gốc phát sinh, phát triển, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành SV, tác nhân gây ra sự vận động của SV, mối quan hệ với SV khác và với môi trường xung quanh;
+ những điều kiện, nguyên nhân, hệ quả có thể xảy ra
→ Như vậy, NC giải thích bao hàm NC mô tả (trong NC giảithích có một phần của NC mô tả)
- Độ chính xác của giải thích KH phụ thuộc vào khả năng củangười NC (tư duy, tưởng tượng, sáng tạo…) và mức độ bộc
lộ của đối tượng (sự phù hợp của việc tác động vào ĐT)