• Công ước áp dụng điều chỉnh mối quan hệ, việc ký kết hợp đồng giữa NM và NB có trụ sở thương mại tại các nước là thành viên của CU hoặc HDMB có dẫn chiếu sử dụng các điều luật quốc t
Trang 1CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Trang 2CÔNG ƯỚC VIÊN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Án lệ tham khảo
Trang 3GIỚI THIỆU VỀ CISG-1980
Thông qua tại Viên (Áo) 11-04-1980 trong Hội nghị của Ủy ban
của Liên hợp quốc về Luật thương mại quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế CISG có
hiệu lực từ 01/01/1988 (với 10 quốc gia phê chuẩn điều 99 CISG)
VN gia nhập CISG 18/12/2015, thành viên thứ 84 và có hiệu lực
01/01/2017
Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc
về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế (CISG- Convention on Contracts for the International Sale of Goods),bởi
Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL)
Trang 4Thành viên của CISG đến 12/2015
Trang 5GIỚI THIỆU VỀ CISG-1980
• Mục đích của CISG: Mục đích của CISG là tạo
thuận lợi và hiệu quả cho việc mua bán nguyên
liệu thô, hàng tiêu dùng, hàng chế tạo trong
thương mại quốc tế
• Công ước áp dụng điều chỉnh mối quan hệ, việc
ký kết hợp đồng giữa NM và NB có trụ sở thương mại tại các nước là thành viên của CU hoặc HDMB
có dẫn chiếu sử dụng các điều luật quốc tế
• CISG không hạn chế sự tự do của người bán và
người mua trong việc soạn thảo hợp đồng cho
phù hợp với điều kiện của họ Nhìn chung, ta
được tự do sửa đổi các quy tắc của Công ước hoặc chấp nhận có áp dụng Công ước hay không
Trang 6Sơ lược nội dung của CISG
CISG 1980 gồm 101 Điều, chia làm 4
phần: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các
quy định chung (điều 1-13)
Phần này quy định trường hợp nào CISG được áp dụng (từ Điều 1 đến Điều 6), đồng thời nêu rõ
nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp
đồng Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế.
VD: Phán quyết ICC 8502-1996 giữa NB Việt
Nam và BM Pháp, dẫn chiếu luật áp dụng UCP 500.
Trang 7Sơ lược nội dung của CISG
• Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp
đồng) (Điều 14- 24)
Với 11 điều khoản, Công ước đã quy vấn đề pháp lý đặt
ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Điều 14 của Công ước định nghĩa chào hàng,
nêu rõ đặc điểm của chào hàng và phân biệt chào hàng với các “lời mời chào hàng” Các vấn đề hiệu lực của
chào hàng, thu hồi và hủy bỏ chào hàng được quy định tại các điều 15, 16 và 17 Đặc biệt, tại các Điều 18, 19,
20 và 21 của Công ước có các quy định rất chi tiết, cụ
thể về nội dung của chấp nhận chào hàng; khi nào và
trong điều kiện nào, một chấp nhận chào hàng là có
hiệu lực và cùng với chào hàng cấu thành hợp đồng; thời hạn để chấp nhận, chấp nhận muộn; kéo dài thời hạn
chấp nhận Ngoài ra, Công ước còn có quy định về thu hồi chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu
lực.
Trang 8Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ
tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
• Về vấn đề xác lập HDMB, CISG thừa nhận quy tắc Chào hàng – Chấp nhận chào hàng (offer- acceptance rule) Công ước quy định một thư chào giá phải được gửi đến một hay một số người cụ thể, xác định và miêu tả đầy đủ về hàng hóa, số lượng, giá cả Thư chào hàng có thể được thu hồi nếu thư thu hồi đến khách hàng trước hoặc cùng lúc với thư chào hàng, hoặc trước khi khách hàng gửi lại thư chấp thuận Bất
kỳ sự thay đổi nào với thư chào hàng ban đầu đều được xem như sự từ chối thư chào hàng trừ phi các điều khoản sửa chữa không làm thay đổi những điều khoản thiết yếu của thư chào hàng
Trang 9Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
• Ví dụ 2: Chấp nhận chào hàng bằng hành
vi.
• Tranh chấp giữa NĐ, 1 công ty của
Argentina và BĐ 1 công ty của Italy.Hai bên tranh cãi về việc liệu hành vi của Bị đơn có được coi là một hành vi chấp
nhận chào hàng có hiệu lực hay không Tranh chấp được giải quyết tại Tòa án
Argentina Các điều 18 và 19 của CISG
1980 về HDMBHH quốc tế đã được áp
dụng để giải quyết tranh chấp.
Trang 10Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự,
thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
• Ví dụ 2: Chấp nhận chào hàng bằng hành
vi.
• Phân tích và quyết định của Toà án
• Toà án bình luận rằng theo điều 18 CISG thì
im lặng hay không hành động (inaction)
• NM ký đơn chào hàng gửi ngân hàng ->hành
động liên đến thánh toán
• Với những lập luận đó, tòa án cho rằng người mua đã chấp nhận chào hàng của người bán Italia Toà án kết luận hợp đồng đã được thành lập và không thể bị bác bỏ.
Trang 11Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
• Khoản 1 Điều 19 “Một sự trả lời có khuynh hướng
chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá Điều này có nghĩa là nếu một sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung tạo nên sự khác biệt giữa chào hàng và chấp nhận chào hàng thì sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng đó sẽ cấu thành một chào hàng mới hoặc một hoàn giá” Quy định này của
Công ước Viên được áp dụng cho cả những điều khoản soạn sẵn trong các hợp đồng hoặc trong các mẫu chào hàng và chấp nhận chào hàng mẫu
Trang 12Phần 2: Xác lập hợp đồng (trình tự,
thủ tục ký kết hợp đồng) (Điều 14- 24)
• Tuy nhiên, khoản 2 điều 19 “một sự trả lời có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà
không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ
phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.Theo quy định này, Công ước Viên thì không phải
mọi sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng đều được coi là sửa đổi hoặc bổ sung chào hàng
Trang 13Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
• Với tên gọi là “mua bán hàng hóa”, nội
dung của phần 3 này là các vấn đề pháp
lý trong quá trình thực hiện HĐ Phần
này được chia thành 5 chương với những nội dung cơ bản như sau:
• Chương I: Những quy định chung
Chương II: Nghĩa vụ của người bán
Chương III: Nghĩa vụ của người mua
Chương IV: Chuyển rủi ro
Chương V: Các điều khoản chung về
nghĩa vụ của người bán và người mua
Trang 14Nghĩa Vụ Của Bên Bán
1 Giao Hàng:
2 Giao Chứng Từ Kèm Theo Hàng Hóa
3 Bảo Quản Hàng Hóa
4 Chuyển Giao Rủi Ro
Trang 15Nghĩa Vụ Giao Hàng
• Đúng địa điểm
• Đúng thời gian
• Đúng số lượng và chất lượng
Trang 16– Tại cơ sơ kinh doanh của người mua
– Giao cho người vận chuyển
– ……
Trang 17Nghĩa Vụ Bảo Quản Hàng Hóa
• Khi bên mua chậm trễ trong việc thanh toán
và nhận hàng
• Hình thức:
– Lưu kho cua bên thứ 3
– Tự bảo quản trên phượng tiện vận chuyển
=>> Khi bên mua vi phạm hợp đồng hay cố tình không thanh toán, nhận hàng thì được quyền bán hoặc thu hồi Mọi chi phí phát sinh do người mua chịu
Trang 18Chuyển Giao Rủi Ro
• Thế nào là chuyển rủi ro thành công??
• Trường hợp không xác định nơi giao hàng: khi
người vận chuyển đầu tiên nhận hàng
• Trường hợp mua hàng hóa đang trên đường
vận chuyển: rủi ro được chuyển ngay khi ký hợp đồng
Trang 19Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88)
2 Nghĩa vụ của người mua:
gồm nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ nhận
hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa, từ chối nhận hàng, được quy định tại các điều từ Điều
53 đến Điều 60.
• Ví dụ: Thông báo & thời hạn thông báo về
tình trạng của hàng hóa cho bên bán
Trang 20Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88 )
• Diễn biến tranh chấp:
• Một hợp đồng mua bán khoai tây được ký kết giữa Người bán Cộng hòa Czech
và người mua Slovak. Vào ngày 11/6/2004 người bán giao 12.000 kg hàng cho người mua Cùng ngày, trong lúc chuyển giao hàng hóa, công nhân của người mua phát hiện có 144kg khoai tây không đạt chất lượng như đã cam kết
Song, để chắc chắn về việc này, người mua đã tiến hành kiểm tra cẩn thận, thì, vào ngày 14/6 người mua lại phát hiện có 3.680 kg khoai tây kém chất
lượng Do đó, cùng ngày, người mua đã thông báo cho người bán về việc khoai tây không đạt tiêu chuẩn theo thỏa thuận cùng với ý định hồi trả lượng hàng hóa Và, để giảm thiểu thiệt hại, người bán đề nghị được rửa lượng khoai tây của mình tại cơ sở của người bán; người bán đồng ý Sau đó, các bên đã đồng
ý rằng người mua được bồi thường chi phí phát sinh và những thiệt hại do việc hàng hóa không đạt chất lượng như cam kết gây ra Do đó, người mua sẽ được giảm giá mua hàng Cuối cùng, người bán yêu cầu được thanh toán đối với mẻ hàng khác đã được giao tới người mua, và đơn phương khấu trừ khoản nợ đó với số tiền tương ứng với khoản thiệt hại do việc hàng hóa không đạt chất
lượng như đã cam kết gây ra Tuy nhiên sau đó, người bán đã khởi kiện người mua về giá thanh toán.
Trang 21Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 - 88 )
• Phán quyết của Tòa án:
• Tòa án sơ thẩm đã đứng về phía người mua bằng cách
áp dụng Luật Slovak và yêu cầu người bán phải hoàn trả chi phí của vụ kiện cho người mua Người bán đã kháng cáo.
• Sau khi xem xét lại các bằng chứng do các bên cung cấp, Tòa án đã đi đến kết luận rằng thông báo của
người mua về việc hàng hóa không đạt chất lượng đã tuân thủ yêu cầu được đặt ra tại Điều 39 CISG Thực vậy, người bán đã thông báo cho người mua về việc
hàng hóa không đáp ứng được chất lượng như đã thỏa thuận vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày kiểm tra
kỹ Kết quả, Tòa án đã tuyên bố người mua được
quyền để từ chối thanh toán theo giá gốc đã được thỏa thuận trước và bác bỏ yêu cầu bồi thường của người bán.
Trang 22Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều
25 - 88)
• 3 Biện pháp xử lý vi phạm:
• Công ước Viên 1980 không có một chương riêng về vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng Các nội dung này được
lồng ghép trong chương II, chương III và
chương V Trong chương II và chương III,
sau khi nêu các nghĩa vụ của người bán và người mua
Trang 23Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều
25 - 88)
• 3 Biện pháp xử lý I phạm:
Một số biện pháp không có tính chất chế tài
hoặc nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví
dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên
bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63
khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm
có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại
do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48
khoản 1).
Trang 24Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều
25 - 88)
• 3 Biện pháp xử lý vi phạm:
Một số biện pháp không có tính chất chế tài
hoặc nhằm mục đích trừng phạt bên vi phạm, ví
dụ biện pháp giảm giá (Điều 50), biện pháp bên
bị vi phạm gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ
để tạo điều kiện cho bên vi phạm tiếp tục thực hiện hợp đồng (Điều 47 khoản 1 và Điều 63
khoản 1) hay những biện pháp mà bên vi phạm
có thể đưa ra nhằm khắc phục những thiệt hại
do hành vi vi phạm của mình gây ra (Điều 48
khoản 1).
Trang 25Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều
25 - 88)
• 3 Biện pháp xử lý vi phạm:
Chương V của Phần 3 quy định về vấn đề tạm
ngừng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm trước hợp đồng, việc áp dụng các biện pháp pháp lý trong trường hợp giao hàng từng phần, hủy hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ
Các Điều 74, 75, 76, 77, 78 của CISG là những điều khoản được dẫn chiếu đến rất nhiều trong các án lệ
áp dụng CISG, vì các điều khoản này quy định rất chi tiết về một biện pháp được áp dụng phổ biến
nhất trong giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: đó là tính toán tiền bồi
thường thiệt hại
Trang 273 Biện pháp xử lý vi phạm:
Vi phạm hợp đồng là gì?
Điều 25 của CISG xác định: “Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự
vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà người
bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được và một người có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu được nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tương tự”
Trang 283 Biện pháp xử lý vi phạm:
Án lệ: Vi phạm cơ bản hợp đồng
Tranh chấp giữa công ty Diversitel Communications Inc (Canada) và công ty Glacier Bay Inc (Mỹ) Người bán Mỹ không giao hàng khi hết thời hạn quy định trong hợp
đồng Hai bên tranh cãi về việc liệu người mua Canada có quyền hủy hợp đồng hay không Tranh chấp được xét xử tại Tòa Công lý tối cao tại Ontario (Ontario Supreme Court
of Justice), phán quyết tuyên ngày 06/10/2003
Trang 293 Biện pháp xử lý vi phạm:
Án lệ: Vi phạm cơ bản hợp đồng
• Diễn biến tranh chấp:
• Người mua Canada và người bán Mỹ đã ký kết một hợp đồng mua bán hệ thống cách nhiệt chân không Để đáp ứng những thỏa thuận đã tồn tại từ trước tới nay với Bộ quốc phòng Canada về chất lượng thiết bị và quá trình lắp đặt hệ thống tại một nhà máy ở Bắc Cực, người mua
đã cố định một lịch trình giao hàng cụ thể
• Người mua đã thanh toán theo giá hợp đồng nhưng
người bán không giao hàng trong thời gian đã thỏa
thuận Người mua đã kiện người bán ra Tòa án Công lý tối cao bang Ontario yêu cầu hủy hợp đồng Người bán không đồng ý, cho rằng người bán không có đủ căn cứ
để hủy hợp đồng
Trang 303 Biện pháp xử lý vi phạm:
Án lệ: Vi phạm cơ bản hợp đồng
• Diễn biến tranh chấp:
• Người mua Canada và người bán Mỹ đã ký kết một hợp đồng mua bán hệ thống cách nhiệt chân không Để đáp ứng những thỏa thuận đã tồn tại từ trước tới nay với Bộ quốc phòng Canada về chất lượng thiết bị và quá trình lắp đặt hệ thống tại một nhà máy ở Bắc Cực, người mua
đã cố định một lịch trình giao hàng cụ thể
• Người mua đã thanh toán theo giá hợp đồng nhưng
người bán không giao hàng trong thời gian đã thỏa
thuận Người mua đã kiện người bán ra Tòa án Công lý tối cao bang Ontario yêu cầu hủy hợp đồng Người bán không đồng ý, cho rằng người bán không có đủ căn cứ
để hủy hợp đồng
Trang 313 Biện pháp xử lý vi phạm:
Phân tích và quyết định của tòa án.
• Để xem xét hợp đồng có thể bị hủy hay không, tòa đã dẫn chiếu điều 25 CISG:
• Tòa cho rằng lịch trình giao hàng đã ấn định trong hợp đồng
và đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với người mua Lý
do là vì thiết bị do người bán cung cấp sẽ phải được lắp đặt trong một khoảng thời gian ngắn tại Bắc Cực Mùa hè ở Bắc Cực rất ngắn nên nếu người bán giao hàng chậm, người
mua sẽ không lắp đặt được thiết bị theo thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Canada và như vậy, người mua sẽ không đạt được mục đích của mình khi giao kết hợp đồng với người
bán Người bán cũng biết về tầm quan trọng đó vì trên thực
tế, người bán đã biết rằng những thiết bị do người bán cung cấp sẽ được lắp đặt tại Bắc Cực tuân theo những thỏa thuận
có trước giữa người mua với Bộ quốc phòng Canada Do
vậy, người bán đã vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.
• Với lập luận nói trên, tòa tuyên bố người mua có quyền hủy hợp đồng (theo điều 49, khoản 1- CISG), đòi lại số tiền đã thanh toán cho người bán.
Trang 32Phần 4: Các quy định cuối cùng
(Điều 89 - 101)
• Phần này quy định về các thủ tục
để các quốc gia ký kết, phê
chuẩn, gia nhập Công ước, các
bảo lưu có thể áp dụng, thời
điểm Công ước có hiệu lực và
một số vấn đề khác mang tính
chất thủ tục khi tham gia hay từ
bỏ Công ước này.