1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN dấu hiệu chia hết

14 1,4K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 125,5 KB

Nội dung

Dạy “ Các dấu hiện chia hết – cho học sinh lớp 4 là một mạch kiến thức cơ bản rất quan trọng. Nó giúp cho học sinh kỹ năng nhận biết một số bất kỳ nào đó chia hết cho 2,3,5,9 hay không, dựa vào dấu hiệu cần thiết và không thực hiện phép tính. Đây là một vấn đề mới mẻ về nội dung và phuong pháp dạy, học của giáo viên và học sinh. Đối với học sinh, các em chỉ được học “ Các dấu hiệu chia hết” trên cơ sở được phát hiện, giới thiệu và tự phát hiện trong SGK. Học sinh tự giác thông báo các kết quả đó rồi làm theo chứ không được chứng minh. Vì vậy, các em chưa có kỹ năng vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào việc giải các bài toán đòi hỏi sự tư duy nhanh nhạy mà không cần tính toán.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU:

Hưởng ứng cuộc thi viết “Sáng kiến kinh nghiệm” do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức, nhằm nâng cao trình độ của giáo viên và chất lượng học của học sinh, bản thân tôi chọn đề tài “ Dạy các dấu hiệu chia hết – cho học sinh lớp 5” nhằm đưa ra những kinh nghiệm cho bản thân trong việc “ Dạy các dấu hiệu chia hết – cho học sinh lớp 5” Song đó cũng mới chỉ là bản thân xây dựng và thi công trong quá trình giảng dậy không lâu, chác chắn không tránh khỏi thiếu sót

và nhầm lẫn

Vậy kính mong các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp bổ sung và góp ý kiến để đề tài này hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Dân Lực, tháng 4 năm 2013

A – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Dạy “ Các dấu hiện chia hết – cho học sinh lớp 4 là một mạch kiến thức

cơ bản rất quan trọng Nó giúp cho học sinh kỹ năng nhận biết một số bất kỳ nào

Trang 2

đó chia hết cho 2,3,5,9 hay không, dựa vào dấu hiệu cần thiết và không thực hiện phép tính Đây là một vấn đề mới mẻ về nội dung và phuong pháp dạy, học của giáo viên và học sinh

Đối với học sinh, các em chỉ được học “ Các dấu hiệu chia hết” trên cơ sở được phát hiện, giới thiệu và tự phát hiện trong SGK Học sinh tự giác thông báo các kết quả đó rồi làm theo chứ không được chứng minh Vì vậy, các em chưa có kỹ năng vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào việc giải các bài toán đòi hỏi sự tư duy nhanh nhạy mà không cần tính toán

Dạy – Học tốt “ các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 ” Không chỉ giúp các

em khả năng nhận biết một số có chia hết cho 2 (hoặc 5,3,9) hay không mà nó còn giúp các em vận dụng vào học về phân số ở các chương sau và nó cần làm

cơ sở để giúp các em họt tốt môn Toán ở lớp trên

Với những lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài này Tôi hy vọng phần nào nâng cao chất lượng về “ Dạy các dấu hiệu chia hết – cho học sinh lớp 4”

B – NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

I ) CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU:

1) Cấu tạo nội dung phần lý thuyết về “ Dạy các dấu hiệu chia hết – cho học sinh lớp 4”

Trong chương trình lớp 4, người ta dạy cho học sinh “ Các dấu hiệu chia hết cho 2 (hoặc 5,3,9) bằng cách phát hiện giới thiệu và ghi nhớ Do vậy ghi nhớ được phát biểu thành lời ghi trong sách giáo khoa là một mệnh đề được diễn đạt bằng ngôn ngữ đễ hiểu đối với học sinh Tiểu học

Nội dung kiến thức về “ Dạy các dấu hiệu chi hết cho 2,3,5,9 được cung cấp cho học sinh theo trình tự sau:

Ta có thể phân thành 2 nhóm:

a) Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5:

Hai dấu hiệu này giống nhau ở yếu tố: Một số có chia hết cho 2 hoặc 5 hay không, đều căn cứ vào chữ số tận cùng của số đó Vì vậy, chúng được dạy liền nhau và tách riêng thành 2 tiết

b) Dấu hiệu chi hết cho 3 và 9

Hai dấu hiệu này có cùng yếu tố dùng để xác định một số có chia hết cho 3 hoặc 9 hay không, đó là căn cứ vào tổng các chữ số có chia hết cho 3 hoặc 9 hay không Do 9 là bội của 3 nên trong chương trình đã dạy dấu hiệu chia hết cho 9 trước đó rồi mới dạy dấu hiệu chi hết cho 3 sau:

2) Các dấu hiệu chi hết được dạy cho học sinh lớp 4

a) Dấu hiệu chi hết cho 2

Trang 3

Các số có tận cùng bằng 0,2,4,6,8 đều chia hết cho 2; hay a0 = 0 ; 2; 4; 6 ; 8

=> a : 2

b) Dấu hiệu chi hết cho 5

Các số có tận cùng bằng 0,5 thì chia hết cho 5 hay a0 = 0 ; 5 => a : 5 c) Các dấu hiệu chia hết cho 9

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9

Hay (an + a1 + a0) : 9 => a : 9

d) Dấu hiệu chia hết cho 3

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3

Hay (an + a1 + a0) : 3 => a : 3

3) Yêu cầu cần đạt trong dạy học về dấu hiệu chia hết ở SGK toàn 4

- Yêu cầu 1: Từ bảng chia 2 (hoặc 5,3,9) dẫn dắt để học sinh nêu ra các số

bị chia đều chia hết cho 2 (hoặc 5,3,9) từ đặc điểm của các số đó

- Yêu cầu 2: Đưa ra nhiều ví dụ về các số có cùng đặc điểm với số bị chia vừa nêu để khẳng định nhận xét vừa rút ra ở trên (về đặc điểm các số có chia hết cho 2 hoặc 5, 3 ,9)

- Yêu cầu 3: Qua các ví dụ học sinh rút ra ghi nhớ về dấu hiệu chai hết cho 2 (hoặc 5, 3 , 9) dưới dạng mệnh đề điều kiện đủ

4) Phương pháp giảng dạy về “ Dấu hiệu chai hết”

Phối hợp một cách hợp lý giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò trong việc hình thành kiến thức cũng như luyện tập theo tinh thần phát huy tích cực của học snh cần có những phương pháp sau:

- Phương pháp hoạt động cá nhân, sử dụng phiếu giao việc phát cho từng học sinh

- Phương pháp đàm thoại vấn đáp để dẫn dắt học sinh tìm nội dung kiến thức

- Phương pháp giảng giải, giúp học sinh nhận thức ghi nhớ nội dung của bài

- Phương pháp luyện tập thực hành giúp học sinh vận dụng những kiến thức đã

học để làm bài thực hành

II – THỰC TRẠNG

Trang 4

1) Thực trạng việc giảng dạy “ Dấu hiệu chia hết – cho học sinh lớp 4”

Phương pháp chung trong việc dạy về “ Dấu hiệu chi hết” chủ yếu là phương

Pháp vấn đáp; gợi mở đi từ bảng chia hết để dẫn dắt học sinh rút ra kết luận về dấu hiệu bằng các câu hỏi gợi ý và phương pháp luyện tập củng cố kiến thức

Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới bằng hình thức giao việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên để học sinh tự tìm ra kiến thức

Giáo viên chưa thực sự chú trọng lắm trong việc rèn luyện, nâng cao việc giải toán có liên quan đến “ Dấu hiệu chia hết” trong các buổi học thứ hai hoặc làm thêm các bào tập nâng cao khi các học xong chương này

2) Thực trạng về tiếp thu học sinh về “ Dấu hiệu chia hết”

Thu nhập các bào kiểm tra của học sinh lớp 4 sau khi đã dạy xong phần “ Dấu

hiệu chia hết cho 2 , 5 , 3 , 9”

Đề bài:

Câu 1: Cho các số 78, 253, 2352, 7650, 64260, 87651, 16578; 94875;

17624 Em hãy chỉ ra

a) Những số chia hết cho 2 ?

b) Những số chia hết cho 3 ?

c) Những số chia hết cho 5 ?

d) Những số chia hết cho 9 ?

Câu 2: Giải thích vì sao số 25875 chia hết cho 5 , 9 , 3 mà không chai hết cho 2 ?

Câu 3: Viết vào dấu ở số 86 * một chữ số để được

a) Số chia hết cho 2 và 5

b) Số chia hết cho 3 và 9

c) Số chia hết cho 2, 3 và 9

( Viết tất cả các số có thể viết được)

Câu 4: Tìm số có 2 chữ số sao cho kho lấy số đó chia cho 2 thì dư 1, chia cho 3 thì dư 2, chia cho 5 thì dư 4, chia cho 6 thì dư 5

Trang 5

Biểu điểm: Câu 1: 3 điểm Câu 3: 3 điểm

Câu 2: 2 điểm Câu 4: 2 điểm

Bảng thống kê điểm kiểm tra của các em như sau (tổng số học sinh) 33 em

Số bài

36

- Căn cứ vào bài và bảng thống kê điểm cho thấy đa số học sinh làm tốt câu 1, nghĩa là các em vận dụng được dấu hiệu chai hết để làm bài : chiếm : 95%

- Lý luận và giải thích về dấu hiệu chia hết (câu 2) đạt : 85%

Vận dụng các dấu hiệu chia hết để giải các bài tập nâng cao (câu 4) chiếm

Điều đó chứng tỏ rằng học sinh tiếp thu kiến thức về dấu hiệu chia hết không

khó khăn, ngay cả học sinh trung bình, yếu Sonh khả năng vận dụng dấu hiệu

đẻ lập luận, giải thích vấn đề trong bài tập còn yếu Nhất là các em còn lúng túng khi vận dụng để giải các bài tập nâng cao (ngay cả học sinh khá, giỏi) Các

em cũng chưa biết vận dụng linh hoạt các dấu hiệu chia hết bằng phân thành các nhóm để dễ nhận biết hơn

III – Giải pháp

Để khắc phục tình trạng nói trên, cần có những giải pháp sau:

1) Giúp học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2 , 5, 3 , 9 thì giáo viên cần phải:

- Nắm vững nội dung của điều kiện “ Cần và đủ” của các dấu hiệu chi hết, phải

nắm vững và sử dụng thành thạo phương pháp quy nạp không hoàn toàn Cần có

sự chuẩn bị trước bài dạy để có khả năng dẫn dắt học sinh biết các dấu hiệu chia hết một cách loogic, chặt chẽ

Trang 6

- Cần nắm vững và hiểu rõ nội dung trình bày của SGK để từ đó định hướng, dẫn dắt các em nắm vững kiến thức

- Cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới bằng hình thức sử dụng phiếu giao việc theo sự chỉ dẫn của giáo viên để học sinh tự phát hiện và tìm ra kiến

Trang 9

Chia hết cho 9 “ và cũng soạn 2 giáo án theo phương pháp mới 2 bài dạy như trên Tôi đã chọn 2 lớp để thử nghiệm Đó là lớp 4D và lớp 4C Học lực của 2 lớp này tương đương nhau, sĩ số học sinh cũng bằng nhau

Sau đó tôi đã tiến hành dạy 2 tiết với bài “Dấu hiệu chia hết cho 2” tại lớp 4D (lớp đối chứng) với phương pháp thông thường và lớp 4C (lớp thử nghiệm) với phương pháp mới Sau khi dạy xong, tôi đã tiến hành cho 2 lớp làm bài kiểm tra 30 phút, với đề bài như sau:

Câu 1: Điền chữ Đ vào ý em cho là đúng và S vào ý em cho là sai:

a) Các số có tận cùng ;à 0 , 2 , 4 , 6 , 8 thì không chia hết cho 2

b) Những số chia hết cho 2 là những số lẻ

c) Các số có tận cùng không là, 0 , 2 , 4 , 6 , 8 thì không chia hết cho 2 d) Một số chia hết cho 2 có tận cùng là 1 , 3 , 5 , 7 , 9

Câu 2:

a) Với 3 chữ số đã cho 6 , 2 , 5 Viết tất cả số có 3 chữ số chia hết cho 2 b) Giải thích vì sao số 5643 không chia hết cho 2

Câu 3: Tìm số có 2 chữ số Biết rằng chữ số hàng chục gấp đôi chữ số hàng đơn vị và số đó chia hết cho 2

Biểu điểm và đáp án

Câu 1: (3 điểm): Điền đúng (Đ) vào ý a, c

Điền Sai (S) vào ý b,d Điền đúng mỗi ý được 0,75 điểm Câu 2: (3 điểm)

Trang 10

a) Các số chia hết cho 2 được viết bằng 3 chữ số 6; 2; 5 là: 652; 256; 562;

562

Viết đúng mỗi số được 0,5 điểm

b) Số 5643 có chữ số tận cùng là 3 mà 3 không phải là số chẵn nên số đó

không chia hết cho 2

- Làm cách khác: số 5643 có tận cùng là số lẽ nên không chia hết cho 2

Giải thích đúng, rõ ràng, được 1 điểm

Câu 3: (3 điểm)

Các số có 2 chữ số mà chữ số hàng chục gấp đôi chữ số hàng đơn vị là 84,

63, 42,

21 Vì số phải tìm là số chia hết cho 2 nên các số thỏa mãn điều kiện đầu là 84,

42

Đáp số: Số phải tìm là 84,42

- Làm đúng hoàn chỉnh (3 điểm)

- Làm đúng những lý luận không chặt chẽ hoặc không ghi đáp số cho 2

điểm

- Tìm được 2 số có 2 chữ số mà chữ số hàng chục gấp đôi chữ số hàng

đơn vị

(1 điểm)

- Sau khi chấm bài của 2 lớp kết quả như sau:

Sĩ số Điểm 9 - 10 Điểm 7- 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5

So sánh kết quả làm bài của học sinh 2 lớp ta thấy Hiệu quả giữa 2

phương pháp (phương pháp thông thường và phương pháp mới) về bài dậy “

Dấu hiệu chia hết cho 2 “ tuy có sự chênh lệch không lớn lắm, song chất lượng

làm bài của lớp 4C (lớp thực nghiệm) cao hơn so với lớp 4D (lớp đối chứng)

Cụ thể là bài đạt điểm giỏi hơn 2 bài (chiếm 6,1%) bài điểm khá hơn 3 bài

( chiếm 9,1%, bài đạt điểm trung bình giảm bài (chiếm 12,1%, bài điểm yếu

giảm bài (chiếm 3,03%)

Trang 11

Với phương pháp soạn giảng mới khi dạy bài nay học sinh nắm vững kiến thức và làm bài một cách tự tin lý luận chặt chẽ lôgic hơn

Sau đó tôi dạy 2 tiết với “ Dấu hiệu chia hết cho 9” cũng tại 2 lớp trên lớp 4D dạy bằng phương pháp thông thường và lớp 4C dạy bằng phương pháp mới

Sau khi dạy xong tôi cũng cho 2 lớp làm bài kiểm tra 30 phút với đề bài như sau:

Câu 1: Viết tiếp vào chỗ chấm cho hoàn chỉnh các câu sau:

a) Các số mà đều chia hết cho 9

b) Một số mà thì chia hết cho 9

c) Các số mà chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9

Câu 2:

a) Điền dấu ở số * 891 để được số chia hết cho 9

b) Giải thích tại sao số 5986 chai hết cho 2 mà không chia hết cho 9

Câu 3: Tìm số có 3 chữ số, biết rằng chữ số hàng chục gấp 4 lần chữ số hàng trăm và số đó chia hết cho 2 và 9

Đáp án và biểu chấm

Câu 1: (3 điểm)

a) Tổng các chữ số chia hết cho 9

b) Chia hết cho 9 tổng các chữ số của nó

c) Tổng các chữ số không

Câu 2:

a) Điền 9 vào dấu * được số 9891 (2 điểm)

b) Giải thích được số 59686 chia hết, cho 2 vì có số tận cùng là 6 đồng thời

Không chai hết cho 9, nên số 59686 cũng không chia hết cho 9 (2 điểm)

Câu 3: Số đó chia hết cho 2 nên chữ số hàng đơn vị của nó có thể là: 0 ,

2 , 4 , 6 ,8 các số có 3 chữ số mà chữ số hàng chục gấp 4 lần chữ số hàng trăm

Trang 12

và chia hết cho 2 là: 140, 142, 144, 146, 148, 280, 282, 284, 286, 288 Trong các

số trên ta thấy chỉ có 2 số 144 và 288 là chia hết cho 9

Vì 144 có tổng là: 1 + 4 + 4 = 9 chia hết cho 9

288 có tổng là: 2 + 8 + 8 = 18 chia hết cho 9

Vậy các số cần tìm là 144 và 288

- Làm đúng, lý luận chặt chẽ (3 điểm)

- Làm đúng những lý luận chưa chặt chẽ hoặc nếu kiến thức chưa đủ (2

điểm)

- Tìm được số có 3 chữ số mà số hàng chục gấp 4 lần số hàng trăm và

chia hết

cho 2 (1,5 điểm)

Sau khi chấm bài của 2 lớp kết quả như sau:

Sĩ số Điểm 9 - 10 Điểm 7- 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5

So sánh kết quả bài làm của học sinh 2 lớp ta thấy chất lượng của bài này

cao hơn so với bài trước ( bài dấu hiệu chai hết cho 2) Chứng tỏ học sinh đã làm

quen với

các dấu hiệu chia hết Hơn nữa, ở lớp thử nghiệm chất lượng vẫn cao hơn lớp

đối chứng cụ thể là:

Bài giỏi hơn 3 bài (chiếm 9,1%)

Bài khá hơn 2 bài (chiếm 6,1%)

Bài trung bình giảm 3 bài (chiếm 9,1%)

Bài yếu giảm 2 bài (chiếm 6,1%)

2) Cùng với phương pháp dạy học mới, sau này tôi cũng thử nghiệm

trong suốt quá trình giảng dạy Sau một thòi gian tôi thấy các em tiến

bộ rõ rệt, trình bày bài khoa học, lý luận chặt chẽ lôgic hơn

Như vậy, qua 2 giờ dạy thử nghiệm và sử dụng phương pháp mới này thử

Trang 13

nghiệm trong suốt quá trình giảng dạy tôi thấy “ Dạy học bằng phương pháp mới” học sinh đã tiếp nhận tri thức, nắm vững kiến thức vận dụng làm bài tập một cách linh hoạt, sáng tạo, lý luận chặt chẽ hơn phương pháp thông thường

C) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:

1) Kết Luận:

Toán về “ Dấu hiệu chia hết” ở lớp 4 đóng vai trò quan trọng trong quá trình

nhận thức và phát triển khả năng tư duy suy luận sáng tạo của học sinh trong cách giải, cách lập luận

Kiến thức về “ Dấu hiệu chia hết” không khó đối với học sinh đại trà, song việc hướng dẫn học sinh hình thành kiến thức cần theo 1 trình tự chặt chẽ lôgic để các em tự phát hiện ra được “ Dấu hiệu chia hết” Trong dạy học giáo viên phối hợp nhiều phuong pháp để học sinh nắm vững kiến thức, hiểu rõ trọng tâm của bài với quan điểm “ Lấy học sinh làm trọng tâm trong quá trình dạy học” trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, định hướng các hoạt động Học sinh tự huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng các tri thức mới đó vào thực hành

Giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh việc giải toán có vận dụng “ Dấu hiệu chia hết” ở các buổi phụ đạo, bồi dưỡng ngoài giờ để các em có khả năng thực hành, vận dụng giải các bài tập nâng cao, gây sự hứng thú cho các em trong học tập

2) Đề xuất

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và dạy thử nghiệm “ các dấu hiệu chia hết”

cho học sinh lớp 4 để giúp học sinh nắm vững kiến thức, vận dụng linh hoạt sáng tạo khi làm bài tập, tôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:

a) Đối với trường:

- Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề để các giáo viên chia sẽ

kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ cho giáo viên

- Tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy Tạo điều kiện cho giáo viên có khả năng sử dụng phiếu học tập trong dạy – học

b) Đối với giáo viên

- Không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ với bản thân

Trang 14

- Tự soạn bài, chuẩn bị kỹ nội dung các câu hỏi trong phiếu sao cho lôgic

và có hệ thống, câu hỏi dẫn dắt phù hợp theo đúng trình tự của bài dạy

c) Về phương pháp giảng dạy

Để việc dạy và học “ Các dấu hiệu chi biết” cho học sinh lớp 4 dạt hiệu quả cao Thì mỗi giáo viên cần phải biết vận dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp

dạy học sau:

- Phương pháp hoạt động cá nhân: Sử dụng phiếu giao việc phát cho từng học sinh

- Phương pháp đàm thoại vấn đáp, để dẫn dắt học sinh tìm hiểu kiến thức

- Phương pháp giảng giải – giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học

để làm bài tập thực hành

d) Củng cố kiến thức bằng các hoạt động trò chơi

- Ở Tiểu học, nhất là ở lớp dưới – trò chơi giữ một vai trò quan trọng và cần coi

là một thành phần trong nội quy dạy học trò chơi mang tính chất vui trong học tập kính thích hứng thú, nâng cao tính tích cực của tư duy Vì vậy, trong mỗi tiết học toán cần có các trò chơi để khắc sâu nội dung kiến thức của bài

Tôi xin cam đoan trên đây là những kinh nghiệm mà bản thân tự đúc rút

ra trong quá trình giảng dạy Rất mong Hội đồng khóa học Nhà trường và đồng nghiệp góp ý

Ngày 10 tháng 04 năm 2013

Người thực

hiện

Nguyễn Thị Thu Hiền

Ngày đăng: 10/04/2016, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w