1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng điều kiện lao động của công nhân ngành chế biến thủy sản tại việt nam

35 2,9K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 105,78 KB

Nội dung

Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện laođộng tốt cho người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đườngCNH- HĐH đất nước, Điều đó là vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổi

Trang 1

PHẦN I : MỞ ĐẦU I) TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1) Lý do chọn đề tài

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- 1986, Đảng và Nhà nước taquan niệm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chếthị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN làm cho dângiàu nước mạnh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về mặt vật chất và tinhthần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọitiềm năng của các thành phần kinh tế Chính sách này đã thúc đẩy nhiều thànhphần kinh tế ngày càng phát triển Bên cạnh đó, việc đảm bảo điều kiện laođộng tốt cho người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đườngCNH- HĐH đất nước, Điều đó là vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổimới đất nước muốn nâng cao hiệu quả sản xuất thì phải phát huy hết khả nănglao động sáng tạo của con người mà muốn làm được điều đó lại phụ thuộc rấtnhiều vào điều kiện lao động có thuận lợi hay không, điều kiện lao độngthuận lợi không những giúp đạt năng suất cao mà còn tạo tiền đề cho sự pháttriển toàn diện của người lao động, và trong sự phát triển toàn diện đó sứckhoẻ là cái vô cùng quan trọng

Thực tế hiện nay có rất nhiều người lao động đang làm việc tại nhiềungành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trựctiếp tới sức khoẻ lao động trong các lĩnh vực như: dệt may, vệ sinh môitrường, thuỷ sản…Điều kiện lao động có vai trò quan trọng trong sản xuất xãhội, sản xuất vật chất, điều kiện lao động được hình thành phụ thuộc vào mốiquan hệ giữa kinh tế và cơ sở kỹ thuật của sản xuất

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước ngành thuỷ sản đóng mộtvai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho ngườilao động Đặc thù của loại hình lao động này là trong môi trường không thuận

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 2

lợi thường xuyên phải tiếp xúc với nước, nhiệt độ thấp, thường xuyên phảiđứng trong một thời gian liên tục làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, gây ramột số bệnh nghề nghiệp Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của vấn đề này,

tác giả định hướng nghiên cứu “Thực trạng điều kiện lao động của công nhân ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam”

2- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa khoa học

Điều kiện lao động là đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều ngànhkhoa học và đề tài về công nhân lao động luôn thu hút sự tham gia nghiên cứucủa các nhà khoa học từ trước tới nay Vì vậy, đề tài nghiên cứu về một sốyếu tố của điều kiện lao động của công nhân trong ngành chế biến thuỷ sản hyvọng sẽ đóng góp một phần nào đó để làm sáng tỏ và chứng minh cho phần lýluận đã được các nhà khoa học đi trước đưa ra giúp cho việc nhận thức đúngvai trò các yếu tố của điều kiện lao động trong lao động sản xuất, đồng thờigiúp người lao động có thể nhận thức đầy đủ về điều kiện lao động và cónhững hành động tích cực trong việc cải thiện môi trường làm việc của mình

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Cho ta thấy thực trạng công việc của người lao động để tìm ra các giảipháp, chính sách về lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, làm giảmcác bệnh nghề nghiệp cũng như bệnh thông thường, góp phần cải thiện môitrường làm việc, đảm bảo sức khoẻ và tăng hiệu quả sản xuất

3- Mục đích, đối tượng, khách thể, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng điều kiện lao động của công nhân trong ngành chếbiến thuỷ sản từ đó tìm ra các giải pháp làm nâng cao năng suất lao động, cảithiện điều kiện lao động cho công nhân ngành chế biến thủy sản

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 3

Điều kiện làm việc của các công nhân trong các nhà máy chế biến

thủy sản Việt Nam, những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, họ phải trựctiếp gánh chịu những điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm, những căn bệnhcủa điều kiện lao động tạo ra

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 4

3.3 Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG NHÂN NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM I) KHÁI NIỆM CHUNG

Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trongmột điều kiện sản xuất nhất định Mỗi môi trường sản xuất khác nhau có cácnhân tố khác nhau tác động đến người lao động tổng hợp những nhân tố ấychính là điều kiện lao động Điều kiện lao động trong ngành chế biến thủy sản

là tập hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng tới sức khỏe vàkhả năng làm việc của người lao động

Điều kiện lao động là nhân tố để tăng năng suất lao động, tăngkhả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động

Hiện nay người sử dụng lao động đã quan tâm đến sức khoẻ củangười lao động hơn, tuy nhiên hiện nay ở một số doanh nghiệp chế biến thủysản của nước ta vẫn chưa đảm bảo những điều kiện lao động cần thiết chocông nhân

II) CÁC NỘI DUNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

1) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực

hiện trong điều kiện nhẹ nhàng, thoải mái, những công việc loại này thường

có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm việc và nâng cao khả năng làmviệc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động

2) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm

việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao động và những tiêu chuẩn sinh

lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể người lao động

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 6

3) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 khi nó đượcthực hiện trong điều kiện lao động tương đối không thuận lợi hoặc có một sốyếu tố tiêu chuẩn vượt cho phép ở mức không đáng kể, khả năng làm việc củangười lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý trong quá trìnhlao động được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của người lao động cũng nhưtrước mắt không bị ảnh hưởng nhiều

4) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 mà dưới tác

động của những yếu tố điều kiện lao động không thuận lợi( độc hại và nguyhiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả nănglàm việc của người lao động

5) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loai 5 đó là những

trường hợp khi người lao động làm việc trong những điều kiện rất khôngthuận lợi xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt chuẩn cho phép nhiềulần, cường độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng thẳng…

6) Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6

Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 khi lao động

được tiến hành trong những điều kiện rất nặng nhọc, độc hại, các yếu tố vệsinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao ở sấp sỉ ngưỡng chịu đựngtối đa cho phép của cơ thể, thời gian làm việc quá dài

Trang 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN

NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

1 Vài nét về ngành thủy sản

1.1 Đặc điểm

Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh

tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địalớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc Vị trí địa

lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội

để phát triển ngành công nghiệp thủy sản Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốcgia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia vàThái Lan Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh vực quan trọngcủa nền kinh tế

Trong 11 tháng đầu năm 2010, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

đã kết thúc cách đây ít tháng, tuy nhiên tác động của nó vẫn còn âm ỉ trongcác nền kinh tế thế giới, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, và cácnước Châu Âu Đây cũng là những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của ViệtNam Ngoài ra, một số thị trường cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn

về về nguồn gốc và chất lượng các sản phẩm nhập khẩu Kết quả là trong 11tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản giảm 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái.Ngoài nguyên nhân từ sự sụt giảm nhu cầu từ các nước nhập khẩu chính,nguyên nhân một phần cũng xuất phát ngay chính từ hoạt động của ngànhthủy sản Việt Nam như nguồn nguyên liệu chế biến không ổn định, tình hìnhsản xuất và khai thác không thuận lợi

Theo số liệu thống kê, 11 tháng đầu năm 2010, kim ngạch XK thủy sản đạt3.928 triệu đôla, bằng 93,8% so với cùng kỳ năm ngoái; chiếm 7,6% tổng kimngạch xuất khẩu cả nước Ước tính đến hết năm 2010, Việt Nam sẽ đạt

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 8

khoảng 4,2 tỷ đôla kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năm

2009 đạt 4,5 tỷ đôla

1.2 Cung- cầu mặt hàng thủy sản

Việt Nam có hơn 1 triệu km đường bờ biển và 1,4 triệu hecta mặt nước nộiđịa vì vậy nguồn cung thủy hải sản rất dồi dào và ổn định Trữ lượng hải sản

ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73triệu tấn

Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng khai thác đánh

cá xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng trongnhững năm qua Mức tăng trưởng trung bình từ năm 2007-2009 là khoảng11% Đến hết tháng 11 năm 2010, sản lượng thủy sản đã đạt hơn 4,4 triệu tấn.Ước tính hết năm nay sẽ đạt khoảng 4,9 triệu tấn, cao hơn năm 2009

Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), nhu cầu thủy hảisản trên thế giới ở mức cao Đối với các nước công nghiệp phát triển, thị

Trang 9

trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm Trong khi đó, nhu cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sốngngười dân ngày càng được cải thiện Theo ước tính hiện nay là trên20kg/người/năm Như vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thủy hải sản là rấttiềm năng Đặc biệt bước sang năm 2011, khi cuộc khủng hoảng kinh tế đãqua, đời sống người dân dần ổn định và nâng cao, nhu cầu tiêu thụ mặt hàngthủy hải sản trên thế giới cũng như nội địa sẽ tăng lên.

1.3 Cơ cấu mặt hàng thủy sản

Trong những năm gần đây, các sản phẩm mặt hàng thủy sản của Việt Namngày càng được đa dạng hóa Các sản phẩm như tôm, cá tra, cá ngừ, hàngkhô, mực, bạch tuộc là đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước vàchiếm tỉ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Tôm đứng đầu vềkim ngạch xuất khẩu, chiếm 38,4%

Trong 11 tháng đầu năm 2010, trong các nhóm sản phẩm chính, ngoại trừmặt hàng tôm và các mặt hàng khô, các sản phẩm khác đều giảm so với cùng

kỳ năm ngoái

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 10

Mặt hàng tôm: Tổng giá trị xuất khẩu tôm trong 11 tháng đầu năm đạtkhoảng 1,3 tỷ đôla, tăng 0,03% về giá trị, và khoảng 170 tấn, tăng 7,4% vềkhối lượng Xuất khẩu sang Mỹ và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chủ lực, tuynhiên trong 11 tháng đầu năm đều sụt giảm Xuất khẩu tôm sang Nhật giảm4,5% về lượng và 2,8% về giá trị; sang Mỹ giảm 6,2% về khối lượng và15,3% về giá trị Đối với thị trường Nhật, mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cungcấp số 1, nhưng hiện nay đang chịu sự cạnh tranh lớn từ Thái Lan vàIndonesia; khi hai nước này trong năm nay đều tăng sản lượng xuất khẩu sangNhật trong khi Việt Nam lại giảm Đối với thị trường Mỹ, nếu năm 2008, ViệtNam đứng thứ 3, chỉ sau Thái Lan và Indonesia thì năm 2009, đến hết tháng9/2009 Việt Nam tụt xuống vị trí số 5 sau Êcuado và Trung Quốc Ngoài ra,các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm đến nguồn hàng từ các nước gần kề nhằmgiảm chi phí vận chuyển.

Trang 11

Mặt hàng cá sa, cá batra chiếm khoảng 32% kim ngạch xuất khẩu: Trong

10 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu khoảng 500 tấn cá, đạt kim ngạch 1,12

tỷ đôla, giảm gần 9% về khối lượng và 10% về giá trị so với năm trước Thịtrường lớn nhất của cá tra là EU, chiếm 40,8%; tiếp đó là Mỹ 10%; Asean6,5%

Các mặt hàng khác: như cá ngừ, bạch tuộc, mực đều giảm so với cùng kỳnăm ngoái Cá ngừ giảm 1,2% về lượng và 10,2% về giá trị Mực và bạchtuộc giảm 12,9% về khối lượng và 7,7% về giá trị

1.4 Thị trường xuất nhập khẩu chính

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu sang khoảng 155 thị trường trên thế giới,trong đó ba thị trường chính là EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 60,6%kim ngạch xuất khẩu EU chiếm khoảng 26% thị phần hàng xuất khẩu củaViệt Nam, Nhật Bản và Mỹ chiếm khoảng 17,8% và 16,9% Tuy vậy, so vớicùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang EU đã giảm 1,7% về khối lượng và 6,7%

về giá trị Trong những năm gần đây, EU đã thay thế thị trường Mỹ và Nhậttrở thành thị trường có thị phần xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 12

Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2010, EU sẽ áp dụng quy định EC 1005/2008,theo đó các lô hàng thủy sản nhập khẩu vào thị trường này sẽ phải cung cấpđầy đủ các thông tin truy xuất về nguồn gốc Việc này gây rất nhiều khó khăncho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này do đặc điểm đánh bắt cá

ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, manh mún, với phương thức hoạt động nay đây mai

đó, vùng đánh cá đa dạng, không ổn định nên việc truy xuất nguồn gốc làkhông dễ Hơn nữa, nguyên liệu chế biến sản phẩm xuất vào EU bao gồm cả

tự khai thác và nhập khẩu nên thủ tục sẽ càng phức tạp Phần lớn tầu đánh cácũng như doanh nghiệp chế biến chưa nắm được các thủ tục, hồ sơ nhằm đápứng các quy định nói trên Như vậy, nguy cơ mất thị phần quan trọng này làrất lớn Hiện, VASEP đang đàm phán với phía EU về việc lùi lại việc thựchiện quy định này, tuy nhiên, việc này là rất khó vì quy định này không chỉ ápdụng với mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam

Trang 13

Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 21,2% về khối lượng và 12,3% về giá trị.Trong những năm gần đây, Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh từ các nướcnhư Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc vào thị trường này Trongkhi đó, nhà nhập khẩu Nhật ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tiêu chuẩnchất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.Hiện nay, việc kiểm tra 100% được

áp dụng với tất cả các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam Tôm là mặt hàng chínhđược xuất khẩu vào nước này Hiện tại, Việt Nam đang đàm phán với phíaNhật Bản Sắp tới, nhiều khả năng, Nhật Bản sẽ áp dụng mức thuế 0% đối vớicác sản phẩm tôm của Việt Nam

Xuất khẩu sang Mỹ tình hình có khả quan hơn 9 tháng đầu năm, thịtrường này suy giảm 3,2% về giá trị, tuy nhiên vẫn tăng 14,7% về khối lượng.Điểm gây khó khăn với việc nhập khẩu vào thị trường này là biện pháp bảo

hộ sản xuất nội địa, với việc áp dụng mức thuế chống phá giá cao cho các sảnphẩm nhập khẩu chính của Việt Nam vào Mỹ như cá tra, cá basa, tôm Đốivới mặt hàng cá tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vìvậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36%đến 68% Theo ITC đưa ra vào tháng 6 vừa qua, mức thuế này sẽ tiếp tụcđược áp dụng đối với mặt hàng này trong 5 năm tới

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 14

Riêng đối với mặt hàng tôm, có dấu hiệu đáng mừng là theo quyết địnhmới của Bộ Thương mại Mỹ DOC vào tháng 9 vừa qua, mức thuế chống phágiá áp dụng cho các sản phẩm tôm nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được xem xétgiảm xuống gần bằng 0%.

Trong khi các thị trường chính tình hinh xuất khẩu có phần ảm đạm thì tạithị trường các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Asean, Canada có phầnkhả quan 9 tháng đầu năm, XK sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng

và giá trị Các thị trường này đều đạt giá trị xuất khẩu hơn 50 triệu đôla

Trong các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới, Việt Nam được coi làmột trong những nước có tốc độ tăng trưởng thủy sản nhanh nhất, với tốc độtăng trưởng trung bình năm 2010 là 10,63%, gia tăng sản lượng trung bình là3,8%

Trang 15

Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thịtrường quốc tế Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy môcông nghiệp Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ởnhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởngcủa suy thoái kinh tế toàn cầu, song nhiều mặt hàng thủy sản vẫn tìm đượcchỗ đứng riêng cho mình và duy trì tốc độ tăng trưởng Điển hình như trongcác năm 2009, 2010, Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu tômđông lạnh lớn nhất vào thị trường Nhật Bản Trong năm 2010, tổng giá trịxuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể đạt hơn 4,5 tỷ USD, lượng xuất khẩutôm đông lạnh và hàng khô tăng mạnh, đạt 6,4% và 15,4% Trong khi, cá tra,basa, mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhóm sản phẩm xuất khẩu chính củaViệt Nam lại giảm 8,6% song đây là sự nỗ lực không ngừng của ngành thủysản trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn Hiện ngành thủy sảnđang kỳ vọng lớn vào bước đột phá của khoảng thời gian cuối năm để tăngtốc cho xuất khẩu lĩnh vực này.

Thủy sản Việt Nam luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nôngnghiệp Tuy nhiên, hiện nay, thủy sản đang đứng trước khó khăn phải đối mặtvới những rào cản kỹ thuật từ phía nhà nhập khẩu

2 Đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến thủy sản

- Về khai thác thủy sản :

Sản lượng khai thác thủy sản cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đầu vụsau Tết cá cơm xuất hiện nhiều cung cấp đủ chượp chế biến nứớc mắm Nghềlưới rê, vây, mành đều đạt sản lượng khá, các nghề câu cá ngừ đại dương, lướiđăng sản lượng thấp hơn cùng kỳ Đặc biệt năm nay sứa xuất hiện trở lại tạivùng biển vịnh Cam Ranh sau nhiều năm mất mùa, cá hố đánh bắt được nhiềutại vùng biển Khánh Hòa

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Trang 16

Sản lượng khai thác 8 tháng đầu năm 2010 đạt khoảng 3200600 tấn ,tăng 16,2% so với cùng kì.

+ Về trồng rong sụn, do thời tiết nắng nóng nên sản lượng chỉ đạt khoảng

3212 tấn, đạt 32 % kế hoạch năm và 29 % so với cùng kỳ

+ Về nuôi tôm hùm : hiện tượng tôm hùm bị bệnh và chết diễn ra tại hầuhết các địa phương tỉnh Khánh Hòa ( Bình Ba, Vạn Ninh, Nha Trang )

Sản lượng tôm thương phẩm đạt 473 tấn, đạt 38 % kế hoạch năm và 83 %

so cùng kỳ

Giá tôm hùm cao vào sau tết ( 780-800 000 đ/kg), sau đó giảm dần ( tháng

2 khoảng 700.000 đ/kg, tháng 3-4 giá khoảng 600-650.000 đ/kg, tháng 5-6-7giá ổn định khoảng 690-720.000 đ/kg, tháng8 giá giảm hẳn 530-560.000đ/kg, tháng 9 giá khoảng 500-520 000 đ/kg )

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn đang chỉ đạo các cơ quan liênquan phải tập trung khẩn trương giải quyết bệnh tôm hùm giúp ngư dân khắcphục, ổn định sản xuất

+ Các đối tượng nuôi biển khác như cá bớp, cá mú, cá chim trắng, nuôicấy ngọc trai lấy ngọc phát triển tốt, phục vụ công tác xuất khẩu

+ Về sản xuất giống Thủy sản :

Sản lượng giống tôm sú giảm so cùng kỳ nhưng chất lượng đảm bảo đượccác tỉnh nam bộ tiêu thụ nhiều

Trang 17

Sản lượng giống tôm chân trắng tăng nhiều phục vụ nhu cầu nuôi trongtỉnh và cung cấp tôm giống cho các tỉnh phía Bắc

Sản xuất giống cá chẽm : đã sản xuất giống cá chẽm thành công, cung cấpcho nhu cầu nuôi trong tỉnh và xuất bán nhiều tỉnh

- Về chế biến thủy sản :

+ Chế biến xuất khẩu :

Tình hình chế biến xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2010 ổn định và tăngtrưởng so cùng kỳ Sản phẩm chế biến thủy sản có giá trị gia tăng tăng hơn sotrước đây Duy trì và phát triển thêm nhiều thị trường xuất khẩu Ngoàinguyên liệu mua trong tỉnh, ngoài tỉnh 1 số doanh nghiệp còn nhập khẩunguyên liệu để chế biến xuất khẩu Hầu hết các nhà máy đã được chứng nhậnđảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, đã triển khai tốt việckiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong bảo quản nguyên liệu thủysản

+ Chế biến nội địa : Các sản phẩm tiêu dùng nội địa như nước mắm , cákhô, cá mực tẩm gia vị đã từng bước cải tiến chất lượng, bao bì đóng gói

để đảm bảo yêu cầu vệ sinh thực phẩm, cung cấp sản phẩm cho nhân dântrong tỉnh và trong cả nước

3 Đặc điểm ngành chế biến thủy sản VN.

Nói về kinh tế biển không thể không nhắc đến vai trò, vị trí của ngành chếbiến thủy sản Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịpsống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đấtnước

Chế biến thủy sản là quá trình chuyển hóa, bảo quản các nguyên liệu tươithủy sản thành các lại thực phẩm hải sản có dạng sống hoặc chín Quá trìnhchuyển hóa này có thể được thực hiện thông qua hệ thống chế biến thủ công

SV: T Th Kim Oanh ạ Thị Kim Oanh ị Kim Oanh L p: QTKD TH 50B ớp: QTKD TH 50B

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w