1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp chế biến cà phê tại việt nam

27 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 171,5 KB

Nội dung

Nội dung đề án gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng và hệ thống Quản lý chất lượng Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp chế biến cà phê t

Trang 1

Việt nam là nước nông nghiệp với nhiều sản phẩm nông sản có sản lượng lớn,

có vị trí quan trọng trong cung cấp nông sản cho thế giới như chè, cà phê, gạo, tiêu,

… Cây cà phê mặc dù đã được trồng và canh tác ở Việt nam từ lâu nhưng vẫn còntồn tại nhiều vấn đề kìm hãm sự phát triển cũng như khẳng định thương hiệu trêntrường quốc tế

Chúng ta đã đạt được mức sản lượng cà phê xuất khẩu thứ 2 trên thế giới, song

về mặt cạnh tranh chúng ta luôn thua thiệt về chất lượng, cũng như giá cả nên càphê việt chưa phát huy hết được khả năng của mình để tạo ra thương hiệu nhất địnhvới thế giới

Cũng xuất phát từ chính bản thân, sở thích uống cà phê tươi và mong muốnđược sử dụng hàng Việt Nam nên em muốn nghiên cứu đề tài này để có thể đưa rađược một hệ thống quản lý chất lượng trong trồng chế biến cà phê (quy mô vừa vànhỏ) nhằm nâng cao được chất lượng tối đa nhất từ nguốn lực có hạn cũng như là từnhững thuận lợi, khó khăn mà việc trồng chế biến cà phê đang gặp phải Hướng tớimột tương lại mà cà phê việt nam không chỉ đạt về sản lượng mà còn phải cóthương hiệu mạnh đủ sức tự mình chế biến tự mình cạnh tranh với các thương hiệu

cà phê khác trên thế giới

Với một đề tài nghiên cứu nhỏ như thế này, khi đi nghiên cứu em đã sử dụngnguồn thông tin thứ cấp, tham khảo qua báo chí, chủ yếu các tài liệu tìm kiếm trênmạng tại các địa chỉ web tin cậy Tuy vậy khi đi sâu nghiên cứu em cũng đã gặpmột số khó khăn nhất định về số liệu thống kê chi tiết cho các chỉ tiêu chất lượng,hay thông tin hệ thống quản lý chất lượng thực tế từ các doanh nghiệp

Nội dung đề án gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng và hệ thống Quản lý chất lượng Chương 2: Thực trạng quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam

Kết luận

Để hoàn thành được đề án em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Phương Lan Em xin chân thành cảm ơn cô và chúc cô mạnh khỏe, công tác tốt, thành công trong cuộc sống!

Do là lần đầu tự làm một đề án nên em còn nhiều bỡ ngỡ, sẽ không tránh khỏimột số sai sót, mong cô giáo thông cảm và góp ý để em sửa chữa

Một lần nữa em xin cảm ơn cô!

Trang 2

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG 1.1 Chất lượng sản phẩm

1.1.1 Sản phẩm

Lịch sử loài người trải qua 5 hình thái kinh tế, trong suốt một chặng đường ấythì sản phẩm về cơ bản là hàng hóa có giá trị trao đổi, để thỏa mãn nhu cầu của conngười Cũng theo tiến trình đó thì sản phẩm trở nên đa dạng về chủng loại mẫu mã,

số lượng ngày càng lớn, yêu cầu về chất lượng ngày càng cao,… sản phẩm khôngnhững đáp ứng được nhu cầu về vật chất mà còn phải đáp ứng được nhu cầu về tìnhthần Theo ISO 9000:2000 trong phần thuật ngữ thì “sản phẩm là kết quả của cáchoạt động hay quá trình”

Như vậy sản phẩm được tạo ra từ ra từ tất cả mọi hoạt động bao gồm cả nhữnghoạt động sản xuất ra vật phẩm vật chất cụ thể và các dịch vụ

Sản phẩm được hình thành từ 2 thuộc tính vô hình và hữu hình ứng với 2 bộphận cấu thành là phần mềm và phần cứng

Trang 3

Ngay từ khi sản phẩm xuất hiện thì người sử dụng sản phẩm luôn quan tâmđến chất lượng sản phẩm vì thế khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ rấtlâu, ngày nay thì được sử dụng một cách phổ biến và thông dụng trong rất nhiềulĩnh vực… Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánhtổng hợp cá nội dung kỹ thuật, kinh tế, xã hội Có rất nhiều khái niệm về chất lượngsản phẩm, mỗi khái niệm đưa ra đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết mụctiêu nhiệm vụ nhất định trong thực tiễn Đứng trên các góc độ khác nhau và tùy theomục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác nhau mà mỗi doanh nghiệm có cáchtiếp cận cũng như đưa ra những khái niệm khác nhau.

Đứng trên giác độ sản xuất thì chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của mộtsản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước.Định nghĩa này cụ thể, thực tế đảm bảo mục đích sản xuất ra những sản phẩm đạtyêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra từ trước, tạo cơ sở thực tiễn cho các hoạt động điềuchỉnh chỉ tiêu chất lượng Quan niệm này chỉ phả ánh được mối quan tâm củangười sản xuất đến việc đạt được các chỉ tiêu chất lượng đặt ra(trong điều kiện kinh

tế xã hội nhất định)

Quan niệm xuất phát từ sản phẩm thì cho rằng chất lượng sản phẩm được phảnánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Quan niệm này đã đồng nghĩachất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm Nhưng sảnphẩm thì có những thuộc tính mà đối với người tiêu dùng là không quan trọng hoặckhông đánh giá cao ở Liên Xô (cũ) có quan niệm “chất lượng sản phẩm là tập hợpnhững tính chất của sản phẩm chế định tính thích hợp của sản phẩm để thỏa mãinhững nhu cầu xác địnhphuf hợp với công dụng của nó” hoặc “chất lượng là một hệthống đặc trưng nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đođược hoặc so sánh được, những thông số này lấy ngay trong sản phẩm đó hoặc giátrị sử dụng của nó”(1)

Xuất phát từ người tiêu dùng, chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp củasản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng Chẳng hạn trong cuốn “chấtlượng là thứ cho không” , Philip Crosby định nghĩa: “Chất lượng là sự phụ hợp vớiyêu cầu” hay theo W Edwards Deming thì: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích

sử dụng”…

Xuất phát từ mặt giá trị, chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữalợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó

Trang 4

Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm chất lượngsản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chấtlượng đó Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm vào mối quan hệ chặt chẽ vớichất lượng dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụngcác nguồn lực.

Theo chuẩn ISO bộ ISO 9000, phần thuật ngữ đã định nghĩa “chất lượng làmức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” yêu cầu cónghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được thể hiện ra hay tiềm ẩn Nó có tác dụngthực tế nên được áp dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh hiện nay, nó đã thốngnhất được các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng đầy đủ nhucầu của khách hàng

Về thuộc tính chất lượng sản phẩm

Mỗi sản phẩm cấu thành từ rất nhiều các thuộct ính có giá trị sử dụng khácnhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người Chất lượng của các thuộc tính này phảnánh mức độ chất lượng đạt được của sản phẩm đó.Các thuộc tính:

- thuộc tính kĩ thuật: công dụng, chức năng của sản phẩm

- yếu tố thẩm mĩ: sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ…

- tuổi thọ của sản phẩm

- độ tin cậy của sản phẩm: thương hiệu, cảm giác tin tưởng

- độ an toàn: chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành

- tính tiện dụng: vận chuyển, bảo quản, sử dụng

- tính kinh tế của sản phẩm: độ tiêu hao nguyên liệu, năng lượng…

- mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm

Ngoài ra còn những thuộc tính vô hình không thể hiện ngay trên sản phẩm mà

nó mang ý nghĩa tinh thần như các dịch vụ đi kèm,… cái này sẽ do người tiêu dùngđánh giá

Về vai trò của chất lượng sản phẩm

Chất lượng là một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 5

Xu thế toàn cầu hóa, mở ra một thị trường rộng lớn, nhưng cũng làm tănglượng cung trên thị trương, người tiêu dùng có quyền lựa chọn nhà sản xuất, cungứng Các doanh nghiệp nước ngoài có năng lực cạnh tranh rất lớn, chất lượng sảnphẩm cao, giá thành hợp lý Điều đó đặt ra những thách thức to lớn cho các doanhnghiệp Việt Nam trong việc tham gia thị trường thế giới Vì thế cần nâng cao chấtlượng sản phẩm để tăng năng lực cạnh tranh.

Chất lượng sản phẩm tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua Mỗi sản phẩm córất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau, đó là một trong những yếu tố cơ bảntạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Người tiêu dùng thường so sánhcác sản phẩm cùng loại xem sản phẩm nào phù hợp với sở thích của mình về điềukiện sử dụng khả năng chi trả… bởi vậy sản phẩm có chất lượng cao khả năng cạnhtranh sẽ tốt hơn

Tạo ra hình ảnh tốt cho công ty, xây dựng thương hiệu Sản phẩm chất lượngcao thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng luôn được họ ghi nhớ với cái tên sảnphẩm, nhãn mác và tên nhà sản xuất Nhờ đó danh tiếng của doanh nghiệp đượcnâng cao, tạo dựng sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp

Tiết kiệm cho khách hàng, doanh nghiệp và cho xã hội Sản phẩm có chấtlượng tốt sẽ tiết kiệm thời gian chi phí cho khách hàng khi họ chấp nhận sử dụngsản phẩm sẽ đem lại tiết kiệm cho xã hội khi sản phẩm sản xuất ra rồi không bị thịtrường loại bỏ

Sản phẩm có chất lượng sẽ tăng khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu từ đó tạo lợinhuận cho doanh nghiệp góp phần vào tăng trưởng kinh tế Đóng góp cho Nhà nước

và xã hội ngoài ra còn tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp từ đó mở rộng sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn địnhcho lao động

1.2 Quản lý chất lượng

1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là một khía cạnh của chức năng quản lý để xác định vàthực hiện chính sách chất lượng, hoạt động qunar lý trong lĩnh vực chất lượng đượcgọi là quản lý chất lượng

Cụ thể trong thực tế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chấtlượng.ví dụ:

Trang 6

Trong các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: quản lý chất lượng

là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hànghóa có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãi yêu cầucủa người tiêu dùng

Còn theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000, quản lý chất lượng là mộthoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu,trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng,kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổmột hệ thống chất lượng

Mô hình hóa Quản lý chất lượng

1.2.2 Vai trò của quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là bộ phận hợp thành của quản trị kinh doanh, nó ngàycàng đóng vai trò quan trọng và trở thành nhiệm vụ cơ bản không thể thiếu đượccủa doanh nghiệp và xã hội

- Có vai trò trong nâng cao sản lượng tiết kiệm lao động, tăng năng suất

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học-công nghệ

- Tạo lòng tin khách hàng, tiết kiệm cho người tiêu dùng

- Là một trong yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp.Như vậy quản lý chất lượng hiện nay là vấn đề sống còn của doanh nghiệp,tầm quan trọng cũng cần phải được không ngừng nâng cao

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG Đảm Bảo chất

lượng bên trong

Kiểm soát chất lượng Đảm bảo

chất lượng bên ngoài

Trang 7

1.2.3 Đặc điểm và nguyên tắc quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là lĩnh vực quản lý có đặc thù riêng, nó chịu sự chi phốicủa nhiều hướng, từ khách hàng, từ xã hội, từ chính sách và từ bản thân nội tại củadoanh nghiệp, đồng thời nó cũng đem lại lợi ích cho mỗi bên Liên quan đến lợi íchthì hoạt động quản lý chất lượng cần điều hòa hợp lý được mỗi bên Là hoạt độngquản lý nên phải được thực hiện đầy đủ, quy củ trong toàn bộ doanh nghiệp, vì thế

nó đòi hỏi phải thực hiện các nguyên tắc chủ yếu sau:

Quản lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng Trong cơ chế thị

trường, khách hàng là người chấp nhận và tiêu thụ sản phẩm, khách hàng sẽ đề racác yêu cầu về sản phẩm, chất lượng và giá cả

Coi trọng con người trong quản lý chất lượng Con người giữ vị trí quan trọng

hàng đầu trong quá trình hình thành, đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm Cầnphải huy động hết nguồn lực từ cấp lãnh đạo, người quản lý trung gian đến côngnhân

Quản lý chất lượng phải thực hiện toàn diện và đồng bộ Chất lượng sản phẩm

là kết quả của các lĩnh vực kinh tế, tở chức, kĩ thuật, xã hội… cần xây dựng chínhsách chất lượng đòi hỏi phải đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ

Quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng

Quản lý chất lượng theo quá trình Cần phải quản lý chất lượng ở mọi khâu từ

nghiên cứ nhu cầu, thiết kế sản phẩm đến sản xuất và dịch vụ sau bán hàng Ngoài

ra doanh nghiệp còn quản trị theo mục tiêu tài chính

Nguyên tắc kiểm tra Kiểm tra để biết được công việc làm được chưa, hoàn

thiện, ngăn chặn sai sót kịp thời, rất quan trọng trong mọi hệ thống

1.2.4 Phương pháp quản lý chất lượng

Phương pháp kiểm tra chất lượng

Đây là phương pháp kiểm tra các chi tiết bộ phận, sản phẩm nhằm sàng lọcloại ra bất cứ một chi tiết, bộ phận, sản phẩm nào không đạt yêu cầu tiêu chuẩn haythông số kĩ thuật Vì thế kiểm tra chỉ là phương pháp phân loại sản phẩm đã đượcchế tạo, đây là cách xử lý chuyện đã rồi Như vậy phương pháp này sẽ không tạolên chất lượng Điều kiện để kiểm tra hiệu quả:

Trang 8

- Công việc kiểm tra tiến hành đáng tin cậy, tỉ mỉ, không được sai sót

- Chi phí cho hoạt động kiểm tra phải nhỏ hơn phí tổn do sản phẩm sai hỏng

và thiệt hại do lòng tin khách hàng về sản phẩm

- Quá trình kiểm tra không ảnh hưởng đến chất lượng

Những điều kiện này không phải là dễ dàng thực hiện ngay cả trong nền côngnghiệp hiện đại

Kiểm soát chất lượng và kiểm soát chất lượng toàn diện

Người đặt tiền đề nền móng cho phương pháp này là Walter A.Shewhart, một

kĩ sư thuộc phòng thí nghiệm Bell Telephone tại Princeton, Newjersey (Mỹ), ông đã

đề xuất sử dụng các biểu đồ kiểm soát vào việc quản lý các quá trình công nghiệp.Kiểm soát chất lượng (Quality Control viết tắt là QC) là các hoạt động hay các

kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng Cónghĩa là phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trược tiếp tới quá trình tạo rachất lượng sản phẩm Nó kiểm soát các yếu tố:

Thuật ngữ Kiểm soát chất lượng được đưa ra lần đầu tiên trong lần xuất bảncuốn sách Total Quality Control của Feigenbaum năm 1951 TQC được Feigen-baum định nghĩa: là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nõ lực phát triển

và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho cáchoạt động Marketing, kĩ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, chophép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng Nó sẽ huy động nỗ lực của mọi đơn vị trongcông ty vào các quá trình có lien quan để duy trì và cải tiến chất lượng, giúp tiếtkiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ, lại có thể thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Trang 9

Đảm bảo chất lượng

Sau chiến tranh thế giới II thì vị trí khách hàng mới được quan tâm và đượcđẩy mạnh nghiên cứu mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, mối quan hệ

ấy lien quan đến giá cả và sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhà cung cấp

Làm thế nào để lấy được sự tín nhiệm của khách hàng về mặt chất lượng từ đó

ra đời khái niệm Đảm bảo chất lượng là mọi hoạt động có kế hoạch có hệ thống vàđược khẳng định nếu cần để đem lại long tin thỏa đáng sản phẩm thỏa mãn các yêucầu đã định đối với chất lượng

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)

Đây là phương pháp quản lý chất lượng toàn diện nhất đảm bảo cải tiến chấtlượng sản phẩm, thỏa mãn khách hàng ở mức tốt nhất cho phép Cải tiến mọi khíacạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi

cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đặt ra

1.3 Hệ thống quản lý chất lượng

1.3.1 Khái niệm và phân loại hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng là tổ chức, là công cụ, là phương tiện để thực hiệnmục tiêu và các chức năng quản lý chất lượng Hệ thống quản lý chất lượng baogồm nhiều bộ phận hợp thành có quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau Có nhiều cáchphân loại hệ thống quản lý như là theo nội dung, theo chu kì sống của sản phẩm,theo cấp quản lý…

Các hệ thống quản lý chất lượng cơ bản và thông dụng hiện nay là Hệ thốngquản lý chất lượng ISO 9000, Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM), Hệthống quản lý của nhà nước,…

1.3.2 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng

Hệ thống quản lý chất lượng là một bộ phận của quản trị kinh doanh nó cóquan hệ mật thiết và tác động qua lại với các hệ thống khác như hệ thốngMarketing, hệ thống quản trị tài chính… Vai trò của hệ thống quản trị chất lượng:

- Bảo đảm sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn yêu cầu của khác hàng

- Duy trì các tiêu chuẩn mà công ty đạt được một cách thành công

- Cải tiến tiêu chuẩn trong những lĩnh vực cần thiết

Trang 10

- Kết hợp hài hòa các chính sách và sự thực hiện của tất cả các bộ phận phòngban.

- Cải tiến hiệu quả

- Tạo sự ổn định và giảm sự biến động

- Loại bỏ phức tạp và giảm thời gian xử lý

- Tập trung quan tâm đến chất lượng

- Bảo đảm sản phẩm dịch vụ được phân phối đến đúng lúc

- Giảm chi phí hoạt động

1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam

Bộ tiêu chuẩn áp dụng cho quản lý chất lượng chế biến cà phê

Đây có thể nói là công cụ giúp việc tốt nhất để thực hiện quản lý chất lượng,ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động quản lý chất lượng Nó sẽ đảm bảo chomột hệ thống có được sự thống nhất chung đồng thời gắn kết với hệ thống chấtlượng chung của toàn ngành cà phê Việt Nam cũng như Thế giới

Con người

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động xã hội, tổ chức

vì thế không riêng gì hoạt động quản lý chất lượng, con người là chủ thể tổ chức,thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh Con người là nhân tố trực tiếp nhận thức vấn đề liênquan đến chất lượng để có thể đưa ra một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quảtrong tổ chức Sự tác động vào hệ thống sẽ do con người quyết định Ở đây lànhững cá nhân trong toàn bộ tổ chức

Quy mô sản xuất

Trang 11

Quy mô của tổ chức không phải là nhân tố quyết định hoạt động quản lý chấtlượng nhưng lại là cái cần đánh giá để áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hợp

lý hiệu quả

Công nghệ

Tương tự quy mô sản xuất, sẽ nhìn nhận công nghệ theo các góc độ quy trìnhsản xuất, mức độ hiện đại, tự động hóa, để đưa ra hệ thống quản lý chất lượng phùhợp với quá trình sản xuất

Trình độ nhận thức

Đây là một khía cạnh liên quan đến con người của tổ chức, nhưng cần nhấnmạnh là trình độ của các cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng, đặcbiệt là các nhà quản trị cấp trung gian và cấp thấp, người trực tiếp quản lý, điềuhành việc thực hiện chất lượng, đồng thời là người ghi nhận lại những điểm đạt haychưa đạt cần điều chỉnh của hệ thống quản lý chất lượng Vì thế họ cần có trình độnhận thức chuyên môn tốt để đảm bảo hiệu quả của áp dụng hệ thống quản lý chấtlượng

Nguồn tài chính phân bổ cho hoạt động quản lý chất lượng

Sau khi có một hệ thống quản lý chất lượng rồi thì cần có chi phí cho nó để nóhoạt động Nguồn tài chính được phân bổ cho hoạt động này sẽ quyết định mức độthực hiện hệ thống Tất nhiên nó cần hợp lý cân đối giữa nguồn tài chính của cảcông ty phân bổ cho các khu vực sản xuất, quản lý, kinh doanh Một tổ chức có tiềmlực lớn phân bổ một lượng lớn tài chính cho hoạt động chất lượng sẽ có thể đem lạimột hệ thống chất lượng toàn diện hơn, hiệu quả hơn về thời gian, giảm được chiphí sai hỏng, đem lại sự tín nhiệm cho khách hàng về mặt đảm bảo chất lượng

Môi trường ngành

Môi trường ngành sẽ là cái mô hình chung, tạo ra một hệ thống tổng thể thốngnhất, là cột ổn định của quản lý chất lượng trong toàn ngành, từ đó đánh giá hay đềxuất các hệ thống quản lý chất lượng cho mỗi tổ chức

Trang 12

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DOANH

NGHIỆP CHẾ BIẾN CÀ PHÊ TẠI VIỆT NAM 2.1 Khái quát về các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam giai đoạn 2007-2010

2.1.1 Thực trạng chung của ngành

Theo số liệu Bộ NN-PTNT, diện tích cà phê của Việt Nam đạt 525.000ha chủyếu tập trung tại các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông, với sản lượng đạt gần 1triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt trên 2 tỷ USD.Việt Nam đã xuất khẩu

cà phê đến 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 thế giới

Trong chín tháng đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê đạt 880.000 tấn, kim ngạchxuất khẩu đạt 1,3 tỉ USD So với năm 2008, xuất khẩu cà phê năm 2009 tăng 14,9%

về lượng nhưng giảm 19,2% về giá do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.Năm 2010 sản lượng cà phê tăng 4,6%

Tuy nhiên, việc sản xuất và chế biến cà phê tại Việt Nam còn nhiều bất cậpkhiến chất lượng cà phê Việt Nam chưa cao, kéo theo giá trị xuất khẩu thấp hơn sovới một số nước trên thế giới

2.1.2 Thực trạng doanh nghiệp

Tại Việt Nam có khoảng 150 doanh nghiệp làm về lĩnh vực cà phê , đa số làcác doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu, trong đó chỉ có 12 doanh nghiệp chế biến cóquy mô lớn đạt tiêu chuẩn 4C của thế giới, có 1 doanh nghiệp vốn đầu tư nướcngoài là Nestlé, các doanh nghiệp chế biến có thương hiệu lâu năm, cũng như quy

mô lớn của Việt Nam là Trung Nguyên, Vinacafe, HighLand, Tín Nghĩa, Cà phêNgon, 2-9 Đaklak…

Chỉ thống kê riêng tại Đắklak về doanh nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu,toàntỉnh hiện có 112 đơn vị chế biến cà phê nhân, trong đó có 26 doanh nghiệp nhànước (18 doanh nghiệp Trung ương, 8 doanh nghiệp tỉnh), 3 doanh nghiệp đầu tưnước ngoài, 4 công ty, chi nhánh tỉnh ngoài và 79 doanh nghiệp tư nhân; 18 đơn vịchế biến cà phê bột, hòa tan, cà phê túi lọc Có 25 doanh nghiệp đầu tư xây dựngnhà máy chế biến cà phê theo công nghệ chế biến ướt với năng lực chế biến chiếm

Trang 13

khoảng 20% sản lượng cà phê toàn tỉnh Tổng công suất chế biến cà phê hàng nămcủa tỉnh trên 300.000 tấn, số lượng cà phê còn lại do dân tự chế biến

Bảng số liệu về một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê uy tín tại Việt Nam (do

Bộ công thương lựa chọn và công bố)

Năm 2007

STT Tên doanh nghiệp Thị trường xuất khẩu chủyếu

Kim ngạchxuất khẩu(USD)

1 Công ty Cổ phần Xuấtnhập khẩu Đà Nẵng châu Âu, châu Á, Nhật,Trung Quốc 29.552.397

2 Tổng Công ty Thương mạiHà Nội Pháp, Trung Quốc, Asean,Mỹ, Nga, Anh, Ý, Đức,

Châu Âu, Trung Đông 10.420.000

3

Chi nhánh Công ty Xuất

Nhập khẩu Intimex tại Đà

8

Công ty Liên doanh Chế

biến Cà phê Xuất khẩu

Man - Buôn Ma Thuột

Châu Á, Châu Phi, Châu

9 Công ty CP SX XNKThanh Hà Châu Âu, châu Á, TrungĐông, Mỹ 26.977.000

10 Công ty CP Đầu tư và

XNK Cà phê Tây Nguyên

Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ,Trung Đông 209.000.000

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w