Từ năm 2003, đầu tư ở Nhật Bản bắt đầu chuyển sang xu hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lòng tin của người tiêu dùng đã phục hồi.Về xuất khẩu, cho dù giá trị đồng Yên tăng lên nhưn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
-o0o -ĐỀ ÁN MÔN HỌC
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU CỦA NHẬT
BẢN GIAI ĐOẠN NĂM 2000-2010
Sinh viên thực hiện : VÕ TRÍ HIẾU
Mã sinh viên : CQ511359
Số điện thoại : 01666137983
Lớp : QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ B Khóa : 51
Giảng viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN THU NGÀ
Hà Nội, tháng 06 năm 2012
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế Nhật Bản lúc đầu cũng chỉ là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào việc sản xuất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao Nhật Bản đã phát huy sức mạnh truyền thống là một nước chuyên chế biến xuất khẩu các sản phẩm bằng nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được hình thành từ trước chiến tranh nhằm nhanh chóng
mở rộng sản xuất và tăng cường xuất khẩu Với hướng đi đó, năm 2002, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản đã đạt 0,2%, tăng mạnh so với mức tăng của nền kinh tế sau khủng hoảng kinh tế khu vực năm 1997 (0,3%)
Từ năm 2003, đầu tư ở Nhật Bản bắt đầu chuyển sang xu hướng tích cực, tỷ lệ thất nghiệp giảm, lòng tin của người tiêu dùng đã phục hồi.Về xuất khẩu, cho dù giá trị đồng Yên tăng lên nhưng tác động tích cực của sự phục hồi nền kinh tế các nước Đông Nam A, và kinh tế Hoa kỳ tiếp tục mạnh lên đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh kể từ năm 2001 đến 2010
Có thể nói nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2000-2010 là các biện pháp về chính sách tài chính và khuyến khích xuất khẩu Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam A và là nước viện trợ chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan
Nhật Bản đã áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như thế nào và hiệu quả của các biện pháp đó ra sao?
NỀN KINH TẾ
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản" Từ 1974 đến 2012 tốc độ phát
Trang 3triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc)
Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011, GDP trên đầu người là 36.218 USD (1989) Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư
ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005) Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980
Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 170%GDP) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ NHẬT BẢN TRƯỚC NĂM 2000
Sau khi Thế chiến thứ 2 chấm dứt, Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới tạo được mức tăng trưởng bền vững liên tục (hơn 10%/năm) từ giữa thập niên 1950 cho tới đầu thập niên 1970 Việc kinh tế Nhật Bản liên tiếp tăng trưởng trong suốt các thập niên từ 50 đến 80 khiến mọi người kinh ngạc Các nhà kinh tế đã gọi đây là
“phép lạ Đông Á”, đồng thời họ xem Nhật Bản là một trong những nước thành công nhất trong lịch sử kinh tế Vào đầu thập niên 1980, kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh
mẽ và giá trị các tài sản như địa ốc, chứng khoán tăng vọt
Trang 4Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, giá tất cả tài sản, trong
đó có chứng khoán và địa ốc, bắt đầu tụt giảm và kinh tế nước này khởi sự suy thoái Vào năm 1991, giá chứng khoán giảm khoảng 50% và sau đó tiếp tục giảm trong suốt thập niên 1990 sang tận năm 2000 Giá đất đai cũng giảm nhưng chậm và nhẹ hơn giá chứng khoán Tuy nhiên, tới giữa năm 2000, giá đất giảm trong khoảng từ 60 tới 70%
so với lúc cao điểm.Sự giảm giá địa ốc và chứng khoán kéo theo cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng
Tới năm 1995, các ngân hàng nhỏ đã phải đóng cửa và tới cuối thập niên 90, Nhật Bản chìm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, hoạt động xuất khẩu trì trệ, cán cân thương mại suy giảm Vào tháng 11/1997, cuộc khủng hoảng lên tới mức cao điểm và đến lúc này chính phủ Nhật phải ra tay hành động để cứu nguy
Trong giai đoạn trên, xuất khẩu của EU sang Nhật đã giảm nhẹ, từ 45,5 tỷ euro (71,9 tỷ USD) xuống 43,7 tỷ euro, và nhập khẩu của EU từ Nhật Bản cũng giảm 15%,
từ 92,1 tỷ euro xuống 77,9 tỷ euro Thặng dư thương mại của EU với Nhật Bản theo
đó cũng sụt giảm Tỷ trọng hàng hóa Nhật Bản trong tổng kim ngạch ngoại thương của EU giảm 1/3
"Nhật bị tình trạng yếu kém của kinh tế toàn cầu kéo xuống", Kyohei Morita, nhà kinh tế quản lý của Quỹ Barclays, người từng dự đoán suy thoái sẽ kéo dài tổng cộng
4 quý
Dù Nhật không phải trải qua những bất ổn tài chính với quy mô tương đương của
Mỹ hay châu Âu, nhưng nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của nước này vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi sự suy sụp của toàn cầu
"Kinh tế Nhật dựa vào xuất khẩu Chừng nào mà xuất khẩu còn trì trệ do sự suy yếu của kinh tế toàn cầu thì chúng ta vẫn chưa thể thoát khỏi suy thoái", Morita cho biết
Các nhà phân tích nhận định, người tiêu dùng Nhật sẽ thắt chặt chi tiêu do kinh tế gặp khó khăn và các công ty sẽ sa thải bớt nhân viên Ngoài ra, Nhật ít có khả năng
Trang 5phục hồi sớm Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế có trụ sở ở Paris
(Pháp), kinh tế Nhật có khả năng suy giảm 0,1% vào năm 2009
Tóm lại, nền kinh tế Nhật Bản sụt giảm trong giai đoạn 1990-2000 đã để lại hậu quả khá nghiêm trọng, mà kinh tế Nhật chủ yếu dựa và xuất khẩu, do đó cách duy nhất thoát khỏi suy thoái là Nhật Bản phải nhanh chóng khắc phục tình trạng trì trệ của xuất khẩu bằng cách đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU CỦA NHẬT BẢN
Chính sách thương mại tự do
Thương mại tự do là một trong những động lực to lớn phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và đó đã là một trong những nguyên nhân chính đưa lại sự phát triển "thần kỳ" cho nền kinh tế Nhật Bản từ nhiều thập niên trước
Thương mại Nhật Bản giữ vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Tỉ trọng xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản tăng tương ứng tới 16% và 11% năm 2007 Mức tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu phán ánh sự đóng góp tích cực của nhu cầu bên ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, điều này một phần do cơ chế mở cửa của hệ thống thương mại đa phương Chính sách thương mại của Nhật Bản năm 2007 đề xuất một số biện pháp nhằm tự do hóa hơn nữa cơ chế thương mại và đầu tư của Nhật Bản Tuy nhiên, từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tháng 9 năm 2008, Nhật Bản không đưa ra những biện pháp thương mại mới để bảo hộ thị trường nội địa
Chính sách thuế quan
Năm 2008, tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (Most Favored Nation - MFN) giảm xuống còn 6,1% Gần 99% dòng thuế quan có
Trang 6giới hạn và hầu hết tỉ lệ thuế quan áp dụng nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc MFN đều xấp xỉ với tỉ lệ MFN cho phép Đồng thời, việc không đánh thuế theo giá hàng (non
ad valorem duties) được coi là đặc điểm quan trọng trong chính sách thuế quan của Nhật Bản, đặc biệt đối với các sản phẩm nông nghiệp
Tỉ lệ thuế quan ưu đãi được áp dụng đối với 141 nước đang phát triển và 14 vùng lãnh thổ thuộc Hệ thống ưu đãi chung GSP (General System of Preference) Năm
2007 chính phủ Nhật Bản đã mở rộng thêm danh mục các hàng hóa được hưởng mức trợ cấp ưu đãi tới 49 quốc gia kém phát triển, từ mức 86% tăng lên 98% đối với tất cả các hạng mục thuế quan Các quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ GSP Nhật Bản là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin và Việt Nam
Tỉ lệ thuế quan trung bình áp dụng đối với các nước trong hệ thống GPS là 4,9%
và đối với các nước đang phát triển là 0,5% Tỉ lệ thuế quan trung bình trong các Hiệp định thương mại tự do dao động từ 3,3% (đối với Malaysia) và 3,9% (đối với Brunei)
Nhật Bản vẫn duy trì ổn định mức kiếm soát xuất khẩu nhằm bảo đảm an ninh quốc gia và nhu cầu tiêu dùng trong nước một cách thích hợp đối với nông nghiệp và hàng hóa tiêu dùng cơ bản khác Nhật Bản hiện nay cũng đang khuyến khích xuất khẩu hàng nông nghiệp, chủ yếu bằng cách cung cấp thông tin cho người tiêu dùng ở nước ngoài
Tăng cường kí kết các hiệp định buôn bán khu vực
Nhật Bản bắt đầu điều chỉnh lại chính sách thương mại vào đầu những năm 2000 theo hướng tăng cường ký kết các hiệp định buôn bán khu vực Nhật Bản không chỉ tìm cách ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thông thường, đòi hỏi phải loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mậu dịch hàng hóa, mà còn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đẩy mạnh hợp tác kinh tế toàn diện trong các lĩnh vực như dịch vụ, di chuyển lao động Việc ký kết các hiệp định thương mại khu vực được coi
là cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng của Nhật Bản là thiết lập một cơ cầu phân công lao động quốc tế mới ở Đông Á, ở đó Nhật Bản chiếm giữ vị trí cao nhất
Trang 7Trong xu thế đó và đặc biệt là do tiến trình quan hệ hợp tác phát triển kinh tế nói chung, thương mại nói riêng giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản đã và đang ngày càng mạnh mẽ hơn
Đầu tư, viện trợ ra nước ngoài
Nhật Bản là nước nghèo về nguyên liệu và năng lượng Trong 8 loại nguyên liệu, năng lượng quan trọng nhất, quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nền kinh tế, thì Nhật Bản phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thuỷ ngân và nhôm, 90% quặng sắt, 86% than, 82% đồng, 62% kẽm, 57% chì Với việc nhập khẩu này, Nhật Bản trở thành nước nhập khẩu nguyên liệu lớn nhất thế giới cả về quy mô và cơ cấu, chủng loại
Để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng ổn định, an toàn trong điều kiện thế giới đầy biến động, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản đã tìm mọi cách để chi phối và đa dạng hoá các nguồn cung cấp tài nguyên, năng lượng Thông qua hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư ra nước ngoài của các tập đoàn tài chính lớn, Nhật Bản đã kiểm soát được 100% quặng sắt của Malaysia, 80% nguồn cung cấp
gỗ và đồng của Philippines, 50% nguồn dầu thô của Indonesia, 30% cao su của Thái Lan góp phần ổn định xuất khẩu
Nhật Bản tăng cường viện trợ kinh tế cho Đông Nam A và là nước viện trợ chính cho Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan vượt xa cả Mỹ Viện trợ của Nhật Bản đã tạo thuận lợi cho việc bán các mặt hàng chế tạo của Nhật Bản và thúc đẩy mạnh việc buôn bán của Nhật Bản với khu vực này
Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu
Nhằm đẩy mạnh xuất khẩu được hàng hoá của mình, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp khuyến khích và ưu đãi cho các nhà xuất khẩu như: miễn giảm thế cho các công
ty xuất nhập khẩu; thông qua các ngân hàng phát triển của Nhật Bản và ngân hàng xuất nhập khẩu, cấp vốn với lãi suất thấp, ưu đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt, chính phủ đã thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu trong lĩnh vực thăm dò và tìm kiếm các thị trường bên ngoài Tiêu biểu nhất phải kể đến là tổ chức xúc tiến mậu
Trang 8dịch Nhật Bản (JETRO), thành lập năm 1958 với các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu như: điều tra, theo dõi những thay đổi về chính sách thuế quan, thị hiếu tiêu dùng và tình hình cạnh tranh của các nước trên thị trường sở tại báo cáo về nước để phục vụ cho
công tác hoạch định chính sách song phương và các doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu Hai là, tổ chức xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, triển lãm hàng của Nhật Bản ở nước ngoài Ba là, Thăm dò và tìm kiến những bạn hàng tương lai của Nhật Bản để giới thiệu với các đối tác trong nưóc Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thành lập ngân hàng xuất khẩu, nay là ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK) để
hỗ trợ tín dụng cho cho những dự án xuất khẩu có kim ngạch lớn như sản xuất, chế tạo tầu biển, thiết bị, thép Hàng năm, hội nghị tham vấn cấp cao bàn về xuất khẩu (gồm đại diện của chính phủ và giới kinh doanh, giới học giả ) được tổ chức bàn về mục tiêu xuất khẩu cho năm tới và thảo luận các biện pháp hỗ trợ cụ thể
Nhật Bản còn áp dụng biện pháp khuyến khích xuất khẩu bằng cách đưa ra các tiêu chuẩn công nhận các doanh nghiệp có nhiều cống hiến cho xuất khẩu Hàng năm kiểm điểm, đánh giá kết quả xuất khẩu để biểu dương, tặng thưởng bằng biện pháp cấp tín dụng với lãi suất thấp và miễn giảm thuế đặc biệt cho các doanh nghiệp
Quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại
Nhật Bản không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc hỗ trợ giá, các
thủ tục đưa hàng ra nước ngoài mà còn các chiến lược quảng bá thương hiệu sản phẩm quốc gia tại nước ngoài như tham gia các hoạt động văn hóa xã hội tại các nước
EU, tổ chức các cuộc triển lãm lớn như triển lãm robot tokyo Nhật Bản 2007 Các hội trợ triển lãm của Nhật Bản thu hút sự tham gia của nhiều nước trên thế giới trong đó
có các đối tác xuất khẩu chính của Nhật Bản như Mỹ hay Eu… Đây không chỉ là biện pháp xúc tiến thương mại mà còn là biện pháp quảng bá sản phẩm quốc gia với các nước tham gia
Chính sách kiểm tra chất lượng khắt khe
Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu rất khắt khe nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị trường bên ngoài để giữ uy tín Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng hàng xuất khaủa của Nhật Bản
Trang 9đã làm cho những nhà nhập khẩu tin tưởng vào hàng của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng xuất khẩu của nước này
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả chung và những thay đổi tích cực
Từ năm 2003 cho dù giá trị đồng Yên tăng lên nhưng tác động tích cực của sự phục hồi nền kinh tế các nước Đông Nam A, và kinh tế Hoa kỳ tiếp tục mạnh lên đã thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhanh kể từ năm 2001 đến 2003 Có thể nói nhân tố chủ yếu quyết định tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2000-2003 là các biện pháp về chính sách tài chính và khuyến khích xuất khẩu
Năm 2008 dự trữ ngoại hối của Nhật Bản tăng lên 997 tỉ đôla (so với mức 879 tỉ đôla năm 2006), tương đương với 21 tháng nhập khẩu của Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng nhu cầu ở các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, cho dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải chống chọi với giảm phát và sự suy giảm nhu cầu trong nước
Năm 2008 xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 7 năm liên tục và đạt ở mức cao 775,9
Tỷ USD, Tuy thế, năm 2009 xuất khẩu của nước này lại giảm mạnh xuống còn 580,9
tỷ USD ( giảm 25,1% so với năm trước), phản ánh tác động từ suy thoái kinh tế tiếp theo sự khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu
Tương tự , năm 2008 nhập khẩu của Nhật Bản tăng 6 năm liên tục và đạt ở mức cao 756,1 tỷ USD nhưng giảm mạnh còn 551 tỷ USD vào năm 2009 (giảm 27,1% so với năm trước), nguyên nhân do sự giảm giá nguyên liệu sau sự tăng cao cảu năm trước và
sự suy thoái kinh tế ở Nhật Bản
Điều này dẫn đến thặng dư thương mại của Nhật Bản tăng lên đáng kể ( 50,9%), từ 19,8 tỷ USD năm 2008 lên 29,9 tỷ USD năm 2009
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Nhật Bản, trong năm 2010, thặng dư thương mại của nước này đạt 6.770 tỷ Yên (tương đương 82 tỷ USD), tăng tới 153,4% so với năm 2009
Trong đó, xuất khẩu tăng 24,4% lên 67.410 tỷ Yên, nhập khẩu tăng 17,7% lên 60.640 tỷ Yên
Trang 10Thặng dư thương mại của Nhật Bản trong năm 2010 tăng cao là nhờ xuất khẩu sang các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, như Trung Quốc, đạt mức kỷ lục Các số liệu này
cho thấy dấu hiệu nền kinh tế Nhật Bản sẽ mở rộng trong năm 2011, đồng thời tăng trưởng nhanh hơn Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu
Thay đổi trong Xuất Nhập khẩu của Nhật Bản ( USD)
(USD)
Nhập khẩu (USD)
Thay đổi theo năm Cán cân
thương mại (USD)
Thay đổi theo năm (%) Xuất khẩu
(%)
Nhập khẩu (%)
(Nguồn: Tổng hợp dựa trên số liệu thống kê “Thương mại quốc tế của Nhật Bản” trên Website của JETRO - Cục XTTM Nhật Bản tháng 4/2010)