Khái niệm văn hóa là gì: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
Trang 1VĂN HÓA CỦA TỔ CHỨC
I Khái niệm văn hóa của tổ chức và các thành tố văn hóa của tổ chức:
a Khái niệm văn hóa là gì:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình hoặc theo các học giả phương Tây “là một khuôn mẫu tích hợp các hành vi con người bao gồm suy nghĩ, lời nói, hành động, và các vật dụng phụ thuộc vào khả năng của con người để học hỏi và chuyển đạt tri thức cho các thế hệ kế tiếp
b Văn hóa của tổ chức doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp là tất cả những gì làm cho doanh nghiệp này khác với doanh nghiệp khác,là những tính cách,cách suy nghĩ và những cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp Nó được chia sẻ bởi hầu hết các thành viên trong tổ chức và nó được các thành viên mới học tập nếu họ muốn tồn tại và phát triển trong tổ chức đó
Hệ thống các niềm tin,thói quen,giá trị,chuẩn mực và các thể chế được chia sẻ và được truyền nhau bởi các thành viên trong một nhóm riêng biệt hay trong một tổ chức
c Các thành tố văn hóa của tổ chức:
1 Các yếu tố cấu thành nên văn hóa của một tổ chức:
Các yếu tố hữu hình: Trong nhóm các yếu tố nền tảng của trình độ văn hóa
DN, người ta có thể dễ dàng nhận ra các yếu tố hữu hình của văn hóa như: kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển hiệu, tên gọi, khẩu hiệu, trang phục cán bộ nhân viên, ngôn ngữ sử dụng… Đây chính là hình thức thể hiện bên ngoài của văn hóa Tới thăm một DN có trụ sở to đẹp, biển hiệu rõ ràng, bảo vệ đứng hai bên, thấy nhiều người ra vào ăn mặc lịch sự… nhiều người có thể có thiện cảm
và bước đầu đánh giá văn hóa DN này có thể ở mức cao
Kiến trúc
Lễ hội,nghi thức
Giai thoại, câu chuyện
Biểu tượng
Các yếu tố vô hình:
Các giá trị
Đối thoại riêng
Các quy tắc vô hình
Thái độ
Niềm tin
Trang 2 Quan sát thế giới
Tâm trạng và cảm xúc
Cách hiểu vô thức
Tiêu chuẩn
Giả định
2 Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp :
Bản chất của VHDN là đối nội phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau Cấp dễ thấy nhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày nhưn cách báo cáo công việc, giữ gìn tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ tục hành chính …Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không Đây là điều Lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên và phải xây dựng dần từng bước Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ Đạo,
mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo
• Tính cá nhân,sự tin tưởng
• Hiếu khách
• Quan hệ cá nhân trong công việc
• Bày tỏ ý kiến,sự từ chối
• Sự bất đồng và phản đối,giải quyết mâu thuẫn
• Tác phong của nhân viên
• Động viên và khuyến khích
• Địa vị trong tổ chức
• Phong cách của người lãnh đạo
• Đánh giá hiệu quả,xây dựng kế hoạch
• Tính chủ động,chấp nhận rủi ro
• Ra quyết định
• Nói về nnhững khó khăn
• Sinh hoạt tập thể
0 II Các loại hình văn hóa của tổ chức:
1 Nói đến văn hóa tổ chức/công ty không thể tách rời việc thảo luận về vai trò và
chức năng của người lãnh đạo tổ chức hay công ty Các nhà nghiên cứu về vãn hóa tổ chức/công ty thường chia ra sáu mô hình văn hóa chính dựa trên vai trò của nhà lãnh đạo:
Trang 32 1 Văn hóa quyền lực: đặc trưng chắnh của mô hình này là thủ tưởng cơ quan nắm
quyền lực hầu như tuyệt đối Thái độ của tổ chức mang định hướng quyền lực thường có thái độ tấn công đối với các tổ chức khác, ỘnhẹỢ nhất là Ộthu muaỢ hay Ộsáp nhậpỢ Các nhân viên trong tổ chức này thường có biểu hiện tham vọng quyền lực cao, thậm chắ có thể hi sinh lợi ắch kinh tế để được ngồi lên đầu thiên hạ
3 2 Văn hóa gương mẫu: vai trò chắnh của lãnh đạo trong mô hình tổ chức này là
làm gương cho cấp dưới noi theo Nói cách khác, lãnh đạo thường phải là một nhân vật
có tầm cỡ về tài năng và đức độ, được mọi người sùng bái, kắnh phục Các nhân viên thường chú trọng đến qui tắc, chuẩn mực, nề nếp trong mọi công việc
4 3 Văn hóa nhiệm vụ: vai trò người lãnh đạo không quá quan trọng như trong hai
mô hình nêu trên Chức vụ trong tổ chức theo mô hình này dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bố quyền lực Các nhân viên thường được phân bố làm việc trong những nhóm xuyên chức nãng tùy theo từng dự án nên ý thức quyền lực không cao
5 4 Văn hóa chấp nhận rủi ro: vai trò của người lãnh đạo là khuyến khắch các nhân
viên làm việc trong tinh thần sáng tạo, dám nhận lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp với quyền lợi chung của tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên
6 5 Văn hóa đề cao vai trò cá nhân: trong các tổ chức nghiên cứu, có tắnh học thuật
cao, như trường đại học hay các bộ phận chuyên trách nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) của các công ty lớn, vai trò của từng cá nhân tương đối có tắnh tự trị cao Do đó vai trò của người lãnh đạo là khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào các mục tiêu chung của tổ chức và không có thái độ phô trương quyền uy đối với họ
7 6 Văn hóa đề cao vai trò tập thể: vai trò của người lãnh đạo được hòa tan và chia
sẻ cho một nhóm người theo kiểu bộ tộc, hội đồng kỳ mục, băng nhóm, bang hội Dĩ nhiên, khi biết sử dụng sức mạnh của tập thể để hoàn thành các mục tiêu riêng của mình, người lãnh đạo trở thành Ộnhà độc tàiỢ trong mô hình vãn hóa quyền lực
8 Có thể xác định Ộbản sắc văn hóaỢ của một tổ chức bằng cách khảo sát các đặc
điểm vượt trội nhất của tổ chức đó và phải sẵn sàng chấp nhận những yếu tố pha trộn Trong một cuộc điều tra bỏ túi tại Trung tâm Hợp tác quốc tế (Học viện Ngân hàng TP.HCM) do giáo sý Michael Knowles (Đại học Monash, Úc) tiến hành, đa số các học viên (hầu hết đều trong cương vị quản lý) khi được yêu cầu tự chọn mô hình văn hóa tổ chức lý tưởng, đều chọn mô hình Ộvăn hóa gương mẫuỢ kết hợp với mô hình Ộvãn hóa nhiệm vụỢ
9 Điều này phù hợp với vãn hóa VN là nhấn mạnh phẩm chất đạo đức trong vai trò
lãnh đạo, nhưng đồng thời cũng không muốn lãnh đạo trở thành nhà độc tài theo mô hình
Ộvăn hóa quyền lựcỢ Hầu hết đều thống nhất ý kiến chức vụ phải phù hợp với năng lực
và nhiệm vụ được giao
10 III Sự hình thành và duy trì văn hóa của tổ chức
a Sự hình thành văn hoá tổ chức:
Trang 41) Ảnh hưởng từ từ
2) Truyền thông và lịch sử của công ty
3) Công nghệ, sản phẩm và dịch vụ
4) Ngành và sự cạnh tranh của nó
5) Khách hàng
6) Những mong đợi
7) Các hệ thống
8) Luật pháp và môi trường của công ty
9) Những thủ tục và chính sách
10) Hệ thống
11) Tổ chức và những nguồn lực của nó
12) Những mục tiêu
a Các phương pháp duy trì văn hoá tổ chức
- Tuyển mộ và tuyển chọn những người lao động phù hợp với văn hoá
- Loại bỏ những người lao động không phù hợp với văn hoá
IV Vấn đề thay đổi văn hóa tổ chức:
a Khi nào thay đổi văn hóa?
Doanh nghiệp chuyển sang lĩnh vực hoàn toàn khác
Người lãnh đạo muốn thay đổi hẳn hành vi của nhân viên
Trước khi thay đổi chúng ta cần phân tích và xác định rõ tiến trình thay đổi văn hoá theo các yếu tố sau đây:
Chúng ta hiện nay đang ở đâu ? Phân tích và làm rõ hiện trạng văn hoá doanh nghiệp chúng ta phải đi tới đâu?
Làm rõ văn hoá mới cần có những yếu tố nào?
Sự thay đổi phải được bắt đầu làm từ nhà lãnh đạo cao cấp nhất
Kiểm tra, bồi dưỡng huấn luyện để phá vở sự trói buộc của văn hoá cũ
Điều chỉnh thể chế và cấu trúc, xúc tiến việc hình thành và phát triển cấu trúc văn hoá mới
Khi có sát nhập nhiều doanh nghiệp tổ chức có nền tảng văn hóa khác nhau
Doanh nghiệp duy trì sự hoạt động trong trạng thái tĩnh quá lâu vì vậy nó trở nên cứng nhắc không đổi mới được
b Khi thay đổi văn hóa cần chú ý:
Sự thay đổi diễn ra từ từ chấp nhận sự mất mát công khai hóa sự thay đổi văn hóa là sự nghiệp của mỗi người thay đổi văn hóa là tùy thuộc sự quyết tâm của người lãnh đạo và sự ủng hộ của nhân viên cần có các thành viên nòng cốt để thực hiên sự thay đổi truyền thông là kĩ năng chủ yếu đôi khi cần thay đổi các bộ phận nhỏ trong một tổ chức trước những người đề xướng thay đổi phải làm gương cho người khác thay đổi văn hóa công ty cần phải một hoặc hai người
Trang 5chèo lái với những sang kiến mạnh mẽ trước khi lên kế hoạch thay đổi văn hóa,có thể nghiên cứu các nền văn hóa thành công của các công ty
c Giải pháp quản lí sự thay đổi văn hóa của tổ chức
Thức tỉnh nhân viên và đồng nghiệp để thực hiện được điều này,người lãnh đạo cần tập hợp các số liệu báo cáo kinh doanh và doanh số của doanh nghiệp,so sánh với mục tiêu đề ra và với việc kinh doanh của các công ty đối thủ,tạo điều kiện để nhân viên phản ánh những than phiền của khách hang về quy trình,cách thức phục vụ sau đó.chia sẻ với tất cả các nhân viên những cách thức ông ta có thể làm để thức tỉnh các nhân viên rằng nếu không thay đổi thì doanh nghiệp không tồn tại và cạnh tranh được
Khởi đông sau khi tỉnh dậy:
Việc đánh thức nhân viên đang ngon giấc trong công việc hàng ngày của doanh nghiệp một vấn đề khó khăn Người lãnh đạo phải nói cho họ biết là tỉnh dậy để làm gì và tỉnh dậy sẽ được lợi ích gì và lợi ích đó có liên quan như thế nào đến từng phòng ban,bộ phận,cá nhân trong doanh nghiệp Phải cho nhân viên khởi động ngay khi họ đã tĩnh giấc và biết phải đi đến đâu Tạo cơ hội cho họ bắt đầu ngay những gì có trong kế hoạch thay đổi như là cho họ thực hành ngay nếu trong kế hoạch thay đổi có việc cho nhân viên đi đào tạo các kĩ năng mới,cung cấp cho họ thông tin càng nhiều càng tôt thông qua các kênh khác nhau như trên bảng thông báo, memo, email, họp, nói chuyện…
d Giải pháp quản lí sự thay đổi;
Lãnh đạo phải làm gương:
Người lãnh đạo phải là người luôn đi đầu và làm gương,lời nói và việc làm phải luôn ăn khớp với nhau Có như vậy,nhân viên mới có thể tin tưởng và làm theo Nếu không họ sẽ mất niềm tin và bỏ cuộc sớm
Không được đợi đến đích mới đánh giá lại mà phải đánh giá thường xuyên và liên tục bằng cách trả lời các câu hỏi” Liệu những gì mình đạt được có như mục tiêu lúc đầu mình đặt ra hay không?”,”các nhân viên nghĩ gì về những
sự thay đổi đó?”, “ Doanh số lợi nhuận doanh nghiệp đã được cải thiện như thế nào? Có được những câu trả lời và những số liệu cho những câu hỏi trên
sẽ giúp người lãnh đạo tự tin bước tiếp cuộc hành trình mà không cảm thấy
sự bế tắc hay thiếu tự tin về những gì mình đã làm
II MÔI TRƯỜNG MARKETING:
1.Khái niệm môi trường marketing:
Môi trường marketing của Doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt dộng ở bên ngoài chức năng quản trị Marketing của Doanh nghiệp và tác dộng đến khả năng quản trị Marketing trong việc triển khai cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu
Trang 62 Tầm quan trọng của Môi trường Marketing:
- Tạo ra những cơ hội và nguy cơ de dọa đến Doanh nghiệp vì nó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất dể thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng giúp nâng cao vị thế của Doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Nâng cao lợi nhuận qua việc phát triển thị trường mục tiêu, giảm chi phí sản xuât
- Hạn chế rủi ro cho Doanh nghiệp nhờ nghiên cứu thị trường kĩ lưỡng
3 Phân loại môi trường Marketing:
- Môi trường vĩ mô
- Môi trường vi mô
3.1:.Môi trường vĩ mô: là những yếu tô xã hội rộng lớn tác dộng dến các yếu tố môi trường vi mô của Doanh nghiệp
Đó là các yếu tố như dân số, tự nhiên, công nghệ, pháp luật và văn hóa
3.1.1: Dân sô:
Lực lượng đầu tiên của môi trường cần theo dõi là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm và phong trào của khu vực Chúng ta sẽ nghiên cứu những đặc điểm và xu hướng chủ yếu về nhân khẩu và minh họa những hàm ý của chúng đối với việc lập kế hoạch Marketing
-Qui mô dân số: Sự bùng nổ dân số thế giới là mối quan tâm chủ yếu của các chính phủ
và các tổ chức khác nhau trên khắp thế giới Cơ sở của mối quan tâm này gồm hai yếu tố Thứ nhất là các nguồn tài nguyên của trái đất có hạn, không thể đảm bảo cuộc sống cho một số lượng người đông như vậy, đặc biệt là với mức sống mà mọi người khao khát muốn có
Nguyên nhân thứ hai
gây ra mối lo ngại là mức tăng dân số đạt cao nhất ở những nước và cộng đồng ít có khả năng đảm bảo cuộc sống nhất
-Cơ cấu tuổi dân số quyêt định nhu cầu: Dân số có thể chia thành sáu nhóm tuổi: Chưa đến tuổi đi học, tuổi đi học, thiếu niên, thanh niên tuổi từ 25 đến 40, trung niên tuổi từ 40 đến 65 và cao niên tuổi từ 65 trở lên Đối với những người làm Marketing, đó là những dấu hiệu cho biết những loại sản phẩm và dịch vụ nào sẽ có nhu cầu lớn trong vài năm tới Ví dụ: nhóm người cao niên tăng sẽ dẫn đến chỗ tăng nhu cầu về những mặt hàng định suất nhỏ, trang thiết bị y tế, các dịch vụ liên quan đến sức khỏe trong cộng đồng dân chúng Những cửa hàng cung cấp thực phẩm cho những người cao niên sẽ cần chiếu sáng
và mở nhiều hơn, các bảng yết thị phải in chữ to hơn, và phòng nghỉ ngơi an toàn
Trang 7-Các nhóm trình độ học vấn: Trong bất kỳ xã hội nào dân cư cũng được phân thành năm nhóm trình độ học vấn: Mù chữ, học dở dang trung học, tốt nghiệp trung học, tốt nghiệp đại học và tốt nghiệp nghiệp vụ chuyên môn Mỗi nhóm sẽ tạo ra những nhu cầu tiêu dùng khác nhau, trình độ văn hóa càng cao thì đòi hỏi nhiều hơn nhu cầu giải trí, văn hóa, tinh thần
-Các kiểu hộ gia đình: Mọi người đều nghĩ, một hộ gia đình truyền thống gồm chồng, vợ
và con cái (đôi khi cả ông bà) Hộ gia đình ngày nay gồm người độc thân sống một mình, những người lớn tuổi cùng giới hay khác giới sống chung với nhau, những gia đình chỉ
có bố hoặc mẹ, những cặp vợ chồng không có con Mỗi nhóm có những nhu cầu và thói quen mua sắm riêng Ví dụ, nhóm độc thân, ly thân, góa bụa, ly dị cần những căn hộ nhỏ hơn, những thiết bị không đắt tiền và nhỏ hơn, đồ gỗ và trang trí nội thất không đắt tiền
và thực phẩm đóng gói nhỏ hơn Những người làm Marketing phải chú ý nghiên cứu ngày càng nhiều hơn những nhu cầu đặc biệt của những hộ gia đình không theo truyền thống này, vì số hộ gia đình kiểu này đang tăng nhanh hơn số hộ gia đình truyền thống 3.1.2: Kinh tê:
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẫu tiêu dùng khác biệt Việc hiểu thị trường không chỉ biết rõ về yếu tố mong muốn của con người mà còn phải nắm được khả năng chi tiêu của họ Khả năng chi tiêu này phụ thuộc vào nhu cầu và giá cả, ngoài ra còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế, mức thu nhập của người dân, nhu cầu tiết kiệm và các điều kiện tài chính- tín dụng Do đó, các nhà Marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi về chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt
-Môi trường kinh tế phát triển tạo cơ hội thuận lợi cho các hoạt động chiến lược của các ngành và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Kinh tế phát triển thì xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính tiện dụng, tính thẩm mỹ hay giá trị tinh thần mà sản phẩm hay dịch vụ có khă năng mang lại
-Môi trường kinh tế suy thoái gây nguy cơ cho các hoạt động chiến lược của các ngành
và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa Giả sử kinh tế lâm vào khủng hoảng, lạm phát tăng thì giá trị đồng tiền bị suy thoái ảnh hưởng xấu đến hoạt động kingh doanh đến việc tạo vốn để sản xuất kinh doanh Nếu lạm phát giảm hoặc kìm chế được thì đồng tiền có giá trị hơn sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, hoạt động sản xuât kinh doanh cũng phát triển hơn
Trang 8-Khủng hoảng thừa hoặc thiếu hàng hóa sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của ngành và doanh nghiệp Nếu khủng hoảng thừa thì cung lớn hơn cầu, hàng hóa bị ứ đọng khó tiêu thụ các doanh nghiệp đua nhau giảm giá để câu khách, điều đó gây thiệt hại cho nền kinh
tế, cho ngành và doanh nghiệp trong việc đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh Nếu khủng hoảng thiếu thì dẫn đến cung bé hơn cầu, hàng hóa khan hiếm, các doanh nghiệp đua nhau tăng giá gây sức ép đối với người tiêu dùng
3.1.3: Tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và còn có những ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động Marketing của doanh nghiệp đó Những ảnh hưởng đó như sau:
-Thiếu hụt nguyên liệu: Vật chất của trái đất có loại vô hạn, loại hữu hạn, có thể tái tạo được và loại hữu hạn không tái tạo được Trong qúa trình khai thác con người đã gây nên
sự thiếu hụt nguên liệu do việc khai thác quá mức nguồn lực thiên nhiên của các ngành công nghiệp – dịch vụ Sự thiếu hụt này ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động của một doanh nghiệp như làm tăng chi phí sản xuất, cần thiết pahir thay đổi hình ảnh sản phẩm, dịch vụ trước công chúng, và những nỗ lực nghiên cứu tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới
-Chi phí năng lượng tăng: Sự gia tăng chi phí năng lượng làm tăng chi phí hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp đồng thời làm tăng chi phí sinh hoạt, sử dụng sản phẩm – dịch
vụ của người tiêu dùng
-Mức độ ô nhiễm tăng: Tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên do hoạt động của các ngành công nghiệp và do sự sinh hoạt của con người Điều này dã tạo ra một cơ hội cho những công ty nhạy bén Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường
3.1.4:Công nghệ:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động đến thị trường ở những mặt như sau:
- Khởi đầu những ngành công nghiệp mới như máy vi tính, dịch vụ mạng…
Ví dụ: để dọc tin tức thì diện thoại chức năng ra đời thay thế cho việc mua báo dể đọc
- Làm thay đổi căn bản hay xóa bỏ hoàn toàn các sản phẩm hiện hữu
- Kích thích sự phát triển những sản phẩm liên quan hoặc không liên quan đến kỹ thuật mới
Trang 9- Sự phát triển công nghệ làm chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn lại Sự ra đời ngày càng nhiều và với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới ưu việt hơn thay thế các sản phẩm hiện hữu trên thị trường làm cho chu kỳ sống của chúng bị rút ngắn lại
3.1.5: Pháp luật:
Các quyết định Marketing của một doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố pháp luật Đó có thể là các điều khoản pháp luật, các chính sách được nhà nước, chính phủ và chính quyền địa phương ban hành Các yếu tố này điều chỉnh những hoạt động của doanh nghiệp theo khuôn khổ cho phép của pháp luật
Hệ thống pháp luật của một quốc gia bao gồm: Hiến pháp, luật dân sự, luật công ty, luật thương mại, luật thuế thu nhập doanh nghiệp, luật thuế giá trị gia tăng, luật đầu tư nước ngoài, luật đất đai…Các quy định về quảng cáo, bảo vệ bản quyền, hay các quy định về loại sản phẩm dịch vụ nào được kinh doanh và không được kinh doanh, các vấn đề về đảm bảo chât lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm
Môi trường pháp luật – chính trị trước hết là để bảo vệ quyền lợi giữa các công ty với nhau Thứ hai là bảo vệ tiêu dùng trước tình trạng kinh doanh gian dối Nếu chỉ còn lại một mình, một số công ty sẽ giảm chất lượng sản phẩm của mình, quảng cáo sai sự thực, đánh lừa bằng bao bì và dùng giá để câu khách Nhiều cơ quan đã xác định và ngăn chặn những hành vi gian dối đối với người tiêu dung Thứ ba là bảo vệ lợi ích của xã hội chống lại những hành vi bừa bãi trong kinh doanh Có thể xảy ra trường hợp tổng sản phẩm quốc gia của một nước tăng lên, nhưng chất lượng cuộc sống lại giảm sút Mục đích chính của những đạo luật mới là nhằm buộc các doanh nghiệp phải gánh vác những chi phí xã hội do quá trình sản xuất hay sản phẩm của họ gây ra
3.1.6: Văn hóa:
Ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá lên hoạt động marketing của DN là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường Những hành vi đó sẽ in dấu lên các biện pháp marketing mà họ thực hiện Ví dụ: những quy tắc xã giao, cách nói năng cư xử của một nền văn hoá nào đó mà các nhà hoạt động thị trường chịu ảnh hưởng sẽ đựơc họ mang theo và sử dụng trong quá trình giao tiếp, đàm phán, thương lượng với khách hàng So với ảnh hưởng trực tiếp, ảnh hưởng gián tiếp của văn hoá mang tính thường xuyên hơn với diện tác động rộng hơn Các giá trị văn hoá được truyền tải thông qua các tổ chức như: gia đình, các tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, trường học, v.v từ đó mà ảnh hưởng đến người mua để rồi quyệt định các biện pháp marketing của người bán Tác động của văn hoá đến người mua không chỉ tập trung ở nhu cầu mong muốn của họ mà còn được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các chủ thể tồn tại trong xã hội…Tất cả những điều đó đều có ảnh hưởng đến các biện pháp marketing
Trang 10Văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường marketing ảnh hưởng toàn diện đến hoạt động marketing của các DN, cụ thể:
Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trường mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm vụ mục tiêu tổng quát của DN và hoạt động marketing
Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp, các thao tác, hành vi
cụ thể của nhà hoạt động thị trường trong quá trình làm marketing
Trong một nền văn hoá các giá trị văn hoá có tính bền vững và tính phổ cập khác nhau và
do đó ảnh hưởng không giống nhau đến hoạt động marketing của các DN Bên cạnh những giá trị văn hoá mang tính phổ cập và thống nhất thì luôn tồn tại các giá trị văn hoá mang tính địa phương đặc thù, còn gọi là các nhánh văn hoá Những giá trị văn hoá phổ cập thống nhất có ảnh hưởng rộng lớn trong phạm vi toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, ước muốn, hành vi tiêu dùng của đông đảo người mua trong một quốc gia, một dân tộc
Ví dụ: nói đến truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam phải nói đến tập quán tiêu dùng cơm gạo với những phương tiện để ăn như bát đũa v.v Còn ở nhiều nước phương Tây thì đó là bánh mì, bơ, sữa, thịt với các phương tiện thìa, dĩa v.v
Các giá trị văn hoá đặc thù tạo nên phong cách riêng trong nhu cầu hành vi, đặc tính mua bán của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội Các giá trị văn hoá ấy có thể được phân biệt theo vùng, loại tín ngưỡng, khu vực địa lý, nhóm dân tộc hay từng tầng lớp người Cùng với sự tồn tại của các giá trị văn hoá cơ bản, cốt lõi, truyền thống gọi là các giá trị văn hoá sơ phát còn có các giá trị văn hoá không cơ bản, tạm thời hay là giá trị văn hoá thứ phát Các giá trị văn hoá cốt lõi được hình thành từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, được củng cố bằng những quy chế cơ bản của xã hội và có tính bền vững rất cao Điều này cũng đã quyết định tính chất bền vững của những tập tính tiêu dùng của người mua chịu ảnh hưởng sâu sắc của những giá trị văn hoá đó Ngược lại, các giá trị văn hoá thứ phát lại dễ có thể thay đổi hơn, dễ điều chỉnh hơn và tương tự như vậy người ta có thể làm thay đổi, điều khiển được hành vi tiêu dùng bị quy định bởi các giá trị văn hoá này
3.2:Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp tới bản than doanh nghiệp
và các khả năng phục vụ thị trường của nó