1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề viễn cảnh của đồng nhân dân tệ 2016 những nguy cơ tấn công tiền tệ

23 241 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 337,45 KB

Nội dung

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG – HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN VIỄN CẢNH CỦA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ 2016: NHỮNG NGUY CƠ TẤN CÔNG TIỀN TỆ China Yuan Currency Outlook 20

Trang 1

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG – HƯỚNG NGHIÊN CỨU

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

VIỄN CẢNH CỦA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ 2016: NHỮNG NGUY CƠ TẤN CÔNG TIỀN TỆ

China Yuan Currency Outlook 2016: Speculative Attack Threats

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Trương Quang Thông

Bộ môn Ngân hàng Quốc tế

Nhóm nghiên cứu Nguyễn Xuân Hiền (Trưởng nhóm)

Trương Huỳnh Thảo Nhi Nguyễn Thị Mai Hương Đinh Ngọc Quỳnh Như Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Võ Thị Yến Phương Nguyễn Thu Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2016

Trang 2

VỀ NHÓM NGHIÊN CỨU

Nguyễn Xuân Hiền

Học viên cao học Khoá 25

Chuyên ngành Ngân hàng

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nội dung biên soạn:

- Bổ sung, chỉnh sửa nội dung toàn bộ

bài nghiên cứu

- Nhận xét và khuyến nghị

Trương Huỳnh Thảo Nhi

Học viên cao học Khoá 24

Chuyên ngành Ngân hàng

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Định Ngọc Quỳnh Như

Học viên cao học Khoá 24 Chuyên ngành Ngân hàng Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Nội dung biên soạn: Những vấn đề của

nền kinh tế Trung Quốc

Nội dung biên soạn: Những vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc

Nguyễn Thu Thảo

Học viên cao học Khoá 24

Chuyên ngành Ngân hàng

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nguyễn Thị Mai Hương

Học viên cao học Khoá 24 Chuyên ngành Ngân hàng Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Nội dung biên soạn: CNY - Đồng tiền

Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Học viên cao học Khoá 24 Chuyên ngành Ngân hàng Hướng nghiên cứu

Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM Nội dung biên soạn: CNY – Nguy cơ

tấn công tiền tệ

Nội dung biên soạn: CNY – Nguy cơ tấn công tiền tệ

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH

Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC Trang 2-7

Phần

Phần

III

VIỄN CẢNH ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ

Trang 4

TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn đến Phó giáo sư Tiến sỹ Trương Quang Thông, Giảng viên Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã hướng dẫn và góp ý cho bài nghiên cứu này

TÓM TẮT

Bài nghiên cứu này muốn giới thiệu đến người đọc một cái nhìn tổng quan về sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sau khi nước này tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tuy nhiên, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong gần một thập kỷ qua đã bộc lộ sự không bền vững Đặc biệt, các số liệu vĩ mô công bố gần đây của Trung Quốc mà nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thể hiện một

số dấu hiệu đồng nhân dân tệ bị tấn công (“Speculative Attack”) hay khủng hoảng tiền tệ (“Currency Crisis”) và nền kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng hạ cánh cứng (“Hard landing”) Nếu cuộc tấn công này xảy ra một cách toàn diện làm cho Trung Quốc rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng kinh tế (“Depression”) Kết quả này có thể tác động mạnh gây hiệu ứng Domino đến các nước nền kinh tế mới nổi (“Emerging Market Economies”) trên thế giới có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam

Trang 5

Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA

NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

Trong phần này, nhóm nghiên cứu muốn giới thiệu đến độc giả những thành tựu về kinh tế mà Trung Quốc đạt được kể từ khi chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiêu biểu

Năm 2000 lần đầu tiên GDP Trung Quốc vượt qua 1.000 tỷ USD, bình quân đầu người là trên 800 USD, vượt qua chuẩn nghèo của thế giới và trở thành nước có thu nhập trung bình

Trung Quốc đã cùng Nga và 4 nước Trung Á thành lập “tổ chức hợp tác Thượng Hải” (14/6/2001); giành được quyền đăng cai tổ chức thế vận hội Olimpic năm 2008; tổ chức hoàn hảo cuộc họp thượng đỉnh APEC lần thứ 9 tại Thượng Hải (20/10/2001); và được kết nạp vào tổ chức thương mại Thế giới (WTO, 10/11/2001)

Động lực hướng về một nền kinh tế tự do hơn được tiếp sức với việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) năm 2001 và kết quả là Trung Quốc đã tiêu chuẩn hóa một số lượng lớn các luật và qui định, tạo ra triên vọng cắt giảm thuế quan nhiều hơn nữa Thật ra sự thay đổi nền tảng là việc sửa đổi hiến pháp năm 2004, nhấn mạnh vai trò của bộ phận không thuộc nhà nước quản lý trong việc khuyến khích hoạt động kinh tế quốc nội và bảo vệ tài sản tư nhân khỏi sự cưỡng đoạt chuyên chế Năm 2005, các qui định ngăn cản sự thâm nhập của các công ty tư nhân vào một

số lĩnh vực của nền kinh tế như hạ tầng cơ sở, các ngành phục vụ công cộng và dịch vụ tài chính bị xóa bỏ Nhìn chung, những thay đổi này cho phép sự nổi lên một bộ phận tư nhân hùng mạnh trong nền kinh tế Trung Quốc và bộ phận này đã đóng một vai trò chủ chốt

Đặc biệt năm 2007, Trung Quốc đã vượt lên vị trí thứ 3 sau Mỹ và Nhật Bản về tổng giá trị GDP Tuy nhiên, GDP của Trung Quốc chỉ bằng 81% GDP của Nhật Bản và 24% so với Hoa Kỳ

Tăng trưởng sản xuất Trung Quốc tháng 12/2010 tăng trưởng chậm lại do chính phủ thắt chặt chính sách tiền tệ và đóng cửa các nhà máy tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm nặng Tuy nhiên,

Trang 6

năm 2010 lại là cột mốc đánh dấu Trung Quốc chính thức vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh

tế lớn thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ

Hành trình Trung Quốc vươn lên nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới

Biểu đồ I.1 – GDP của 04 quốc gia dẫn đầu thế giới Nguồn số liệu: World Bank (Cập nhật ngày 17/02/2016) Khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập kỷ qua dẫn đến tình trạng kinh tế quá nóng và lạm phát, điều có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác động tiêu cực trở lại Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng tổng thể nền kinh tế của mình là quá nóng, dù họ công nhận rằng một vài nơi nhất định đang nóng lên như ở những nơi có hạ tầng yếu kém khiến khó khăn hơn cho việc kiểm soát kinh tế

Thành tựu kinh tế của Trung Quốc khi gia nhập WTO

II.- CHỈ TIÊU LẠM PHÁT – GDP Deflator (1)

Từ năm 1991 đến năm 2000, tỷ lệ lạm phát trung bình ở Trung Quốc là 6,77%, đạt mức cao lịch sử

là 20,64% vào năm 1993 và ghi lại mức thấp -1,27% trong năm 1998

(1) Đề tài nghiên cứu khoa học “Các nhân tố tác động đến lạm phát: Bằng chứng từ một số quốc gia ASEAN”

Trang 7

Lạm phát đã giảm nhanh chóng trong giai đoạn 1995-1999 nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của ngân hàng trung ương và các biện pháp kiểm soát giá thực phẩm chặt chẽ hơn Tuy nhiên, việc kiểm soát quá chặt lại khiến cho nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát

Tỷ lệ lạm phát trung bình của Trung Quốc trong khoảng từ năm 2001 đến 2013 là 4,15%, đạt đỉnh điểm là 8,14% là vào năm 2010 và sau đó lại có dấu hiệu giảm phát

Tác động của hội nhập WTO (độ mở) đến lạm phát của Trung Quốc

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ I.3.b – Lạm phát của Trung Quốc (2001-2013) Nguồn số liệu: World Bank (Cập nhật ngày 17/02/2016)

Một số nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát ở Trung Quốc:

- Lạm phát do mất cân đối cung cầu: Hiện nay, nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm chiếm 2/3 trong rổ hàng hóa làm căn cứ để tính chỉ số CPI Do đó, giá lương thực thực phẩm, đặc biệt là nông sản tăng cao là nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao tại Trung Quốc Là nước đông dân nhất thế giới, sản xuất lương thực nhiều nhất thế giới và gần như là nước tự cung, tự cấp phần lớn lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ nên thời tiết có ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp còn lạc hậu và sản lượng, từ đó cũng có tác động mạnh đến chỉ số CPI của Trung Quốc

- Lạm phát do chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức: Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã phát hành tiền quá nhiều Nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh

tế thế giới, Chính phủ đã khuyến khích mở rộng cho vay (không có tiền lệ), góp phần làm tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh Lượng tiền cung ứng quá mức cùng với xu thế gia tăng lạm phát trên toàn thế giới đã tạo nền tảng cho sự tăng giá và các hoạt động đầu cơ

- Lạm phát do tăng giá tài sản, tiền lương: Do thị trường chứng khoán bấp bênh và giá bất động sản

ở Trung Quốc liên tục tăng nên một lượng lớn tiền trong lưu thông của cả doanh nghiệp cũng như

cá nhân đều đổ vào thị trường nhà đất Giá nhà tăng đã kéo theo hậu quả lạm phát tăng Bên cạnh

đó, giá sinh hoạt lại quyết định trực tiếp giá sức lao động nên khi các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu… tăng cũng khiến lạm phát tăng cao

Trang 8

- Ngoài ra, lạm phát tăng gần đây còn do một số nhân tố khách quan khác: Chính sách nới lỏng tiền

tệ của một số nước đã gây ra sự bất ổn lớn trong tỷ giá và giá cả những hàng hóa chủ yếu (thông

lượng để hỗ trợ tăng trưởng sẽ dẫn tới những dòng vốn nóng dồn dập đổ vào các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và đẩy lạm phát tăng cao

III.- VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – FDI

Tháng 04/1990, sau khi tổng kết kinh nghiệm 10 năm thu hút vốn đầu tưnước ngoài và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Trung Quốc đã sửa đổi luật Liên doanh Trung Quốc - nước ngoài của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố năm 1979, đồng thời cụ thể Luật thành các điều khoản như: không thực hiện quốc hữu hoá các Xí nghiệp có vốn nước ngoài, giới hạn thời gian thực hiện hợp đồng, bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, miễn giảm thuế Tháng 05/1990, Chính phủ Trung Quốc lại công bố quy định về khuyến khích đầu tư của người Hoa và Hoa kiều yêu nước ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan và đến tháng 09/1990 đã phê chuẩn quy định về khuyến khích đầu tư nước ngoài và miễn thuế thu nhập và thuế kinh doanh cho các xí nghiệp dùng vốn nước ngoài ở Khu mới Phố Đông Thượng Hải Tất cả các biện pháp này đã cho thế giới thấy lập trường của Trung Quốc rất kiên định trong thực hiện các chính sách mở cửa kinh tế và bảo vệ quyền lợi pháp lý cũng như lợi ích của các nhà ĐTNN, đặc biệt đối với người Hoa và Hoa Kiều Do vậy, dù các nước phương Tây đã thực hiện các biện pháp trừng phạt Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn vì chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc chính là mối lo ngại cho họ, đầu tư nước ngoài và các hoạt động kinh doanh của Hoa kiều ở Trung Quốc vẫn gia tăng trong năm 1990, với 7.237 dự

án đầu tư mới phê chuẩn, tăng 29% so với năm 1989 Trong năm 1991, lượng FDI lại tăng hơn nữa, với 12.000 dự án đầu tư mới phê chuẩn, tăng 65% so với năm 1990, các mức đầu tư cam kết và thực

tế tương ứng đạt 12 tỷ USD (tăng 82%) và 4,37% tỷ USD (tăng 25%)

Bước vào thập kỷ 90, đặc biệt là từ năm 1992, vốn ĐTNN vào Trung Quốc tăng rất nhanh Đầu năm 1992, khắp Trung Quốc dấy lên cao trào mới về mở cửa đối ngoại, đánh dấu sự chuyển hướng sang một giai đoạn mới về mở đối ngoại ở nước này Tháng 03/1992, Quốc vụ viện Trung Quốc quyết định mở cửa 4 thành phố mở cửa ven biên giới phía Bắc Tháng 06 cùng năm, Quốc vụ viện Trung Quốc lại quyết định mở cửa thêm các thành phố ven biên giới như Bằng Tường, Đông Hưng (Khu tự trị Quảng Tây), Văn Đĩnh, Thụy Lệ, Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam) Về sau Trung Quốc còn tiếp tục mở cửa thêm một số thủ phủ, tỉnh lỵ ở cả khu vực ven biển, ven biên giới, ven sông Trường Giang và một số nơi ở sâu trong nội địa

Từ năm 1992 đến nay, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và trong top đầu thế giới về thu hút FDI, năm 2002 còn vượt qua cả Mỹ với 52, 7 tỷ USD Hiện nay Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ về thu hút FDI trên thế giới

Trang 9

Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, trong 06 tháng đầu năm 1998, đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc có 9662 hợp đồng đầu tư với tổng giá trị là 24,21 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 1997, nhưng giá trị đầu tư thực tế là 20,44 tỷ USD, giảm 1,3% Trong khi đầu tư từ các nước châu Á giảm thì hợp đồng đầu tư từ EU và Mỹ lại tăng lên với những dự án có lượng vốn lớn

Trong 6 tháng đầu năm 1998, tổng số hợp đồng đầu tư của các công ty Đức là 115 với trị giá 1,7 tỷ USD - gấp 7 lần so với năm 1997 Các công ty của Anh có 106 hợp đồng đầu tư trị giá 890 triêụ USD, tăng 30% Số hợp đồng đầu tư của các nước này ở Trung Quốc gấp đôi so với Nhật bản

Tác động của hội nhập WTO (độ mở) đến FDI của Trung Quốc

Từ năm 2010 đến nay, đà tăng FDI của Trung Quốc có xu hướng chững lại do lo ngại các vấn đề về

an ninh chính trị và các công ty độc quyền được Nhà nước hậu thuẫn

IV.- CÁN CÂN THƯƠNG MẠI – TRADE BALANCE

Trong giai đoạn 1989-1991 do thời kì suy thoái, nhu cầu nhập khẩu giảm xuống của thế giới đã đẩy cán cân thương mại Trung Quốc xuống mức âm Kể từ đó (trừ năm 1993), cán cân thương mại liên tục thặng dư dẫn đến sự tích tụ của một dự trữ ngoại hối khổng lồ

Trong năm 2008, kim ngạch thương mại hai chiều (Trade Openness) đã đạt mức 2.561,6 tỷ USD, tăng 17,8% so với năm trước Xuất khẩu hàng hóa tăng 17,2%, đạt 1.428,6 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng nhanh hơn, bằng 18,5%, để đạt 1.133,1 tỷ USD, mức thặng dư thương mại đạt 295 tỷ USD, cao hơn 12,7% so với năm 2007

Trang 10

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau đó tấn công Trung Quốc gây ảnh hưởng khá mạnh Trong chín tháng đầu năm 2009, thặng dư thương mại giảm liên tiếp 26% xuống mức 135.5 tỷ USD và phục hổi dần vào các năm sau đó

Chính phủ Trung Quốc thi hành các biện pháp mạnh mẽ để khôi phục tăng trưởng xuất khẩu, bao gồm cả tái neo giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc với đồng đô la Mỹ Với đồng tiền Mỹ giảm so với các đồng tiền lớn trên thế giới khác, điều này đã cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh, nhưng vấn đề bây giờ là người tiêu dùng Mỹ, người mà các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã rất phụ thuộc, không có nhiều nguồn lực để tiếp tục chi tiêu lớn

Tuy nhiên, xuất khẩu vẫn tiếp tục tăng trưởng, đạt 2,3 nghìn tỷ USD trong năm 2014, với thặng dư thương mại năm đạt mức 382 tỷ USD

Biểu đồ I.5 - Thặng dư thương mại của Trung Quốc (2005-2013)

Trang 11

Phần II VIỄN CẢNH ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ

ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ

Trong chương này nhóm nghiên cứu phân tích mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc trong quá trình nỗ lực đưa đồng nhân dân tệ (CNY) thành đồng tiền quốc tế, tự do chuyển đổi

I.- MỤC TIÊU THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, trong những năm gần đây, Trung Quốc đáng rất nỗ lực đưa đồng nhân dân tệ (CNY) thành đồng tiền quốc tế, tự do chuyển đổi nhằm các mục tiêu sau đây:

tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

thực thi chính sách tiền tệ trong cơ chế tỷ giá cố định và tác động tích cực đến tăng trưởng kinh

tế

3.- Tránh phụ thuộc vào đang đồng tiền mạnh khác (USD, EUR, GBP ) khi giao dịch thương mại toàn cầu

II.- CHIẾN LƯỢC HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN QUỐC TẾ

Ngày 24/10/2014, tại Bắc Kinh, Trung Quốc cùng 20 quốc gia đã thông qua Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng Đó là: Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ, Uzbekistan, Kazakhstan, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Oman, Kuwait, Qatar, và các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trừ Indonesia Tổng vốn ban đầu của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á là 50 tỷ USD, nguồn vốn chủ yếu là từ vốn góp của Trung Quốc Bắc Kinh dự định sẽ nâng quy mô vốn của ngân hàng này lên 100 tỷ USD, bằng gần hai phần ba số vốn của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) do Mỹ và Nhật Bản khởi xướng là 165 tỷ USD Mục đích nhằm gia tăng sức ảnh hưởng của AIIB, cũng như Trung Quốc trong khu vực kinh tế Châu Á

AIIB, đặt trụ sở ở thủ đô Bắc Kinh, đi vào hoạt động từ năm 2015 với mục tiêu thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực vận tải, năng lượng, viễn thông và các cơ sở hạ tầng khác của châu Á Ngân hàng

Ngày đăng: 09/04/2016, 23:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w