1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ phạm thị thu hương

42 1,9K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 8,37 MB

Nội dung

Các thành phần trong sữa mẹ • Sữa non rất quan trọng – Có từ ngày đầu sau sinh, lượng ít, đặc và sáng màu – Nhiều chất dinh dưỡng – Nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu, protein kháng khuẩn

Trang 1

HƯỚNG DẪN NUÔI CON

BẰNG SỮA MẸ

Báo cáo viên: CN-NHS Phạm Thị Thu Hương

Bệnh viện Hùng Vương

Trang 2

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sữa mẹ giúp trẻ phát triển toàn diện

Trang 3

Các thành phần trong sữa

mẹ

Sữa non rất quan trọng

– Có từ ngày đầu sau sinh, lượng ít, đặc và sáng màu

– Nhiều chất dinh dưỡng

– Nhiều kháng thể, tế bào bạch cầu, protein kháng khuẩn hơn sữa chuyển tiếp

– Chứa yếu tố phát triển, giúp cho hệ thống tiêu hóa còn non nớt của bé phát triển sau khi sinh, giúp chống các bệnh dị ứng và không dung nạp các thức ăn khác

– Có tác dụng xổ nhẹ, giúp tống phân su

Trang 4

Các thành phần trong sữa

mẹ

Sữa chuyển tiếp có từ ngày 2 – 3 sau sanh

Sữa đầu được sản xuất vào đầu bữa bú,

lượng nhiều, cung cấp nhiều protein, lactose

và các chất dinh dưỡng khác

Sữa cuối màu trắng hơn được sản xuất vào

cuối bữa bú, chứa nhiều chất béo, cung cấp

nhiều năng lượng

Trang 5

Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò

Sữa mẹ

• Nhiều thành phần trong

chất béo cần thiết cho sự

phát triển của não, mắt

và sự vững bền của các

mạch máu

• Chất béo trong sữa mẹ

được tiêu hóa hoàn thiện

hơn nhờ men lipase

Sữa nhân tạo

• Không có trong sữa nhân tạo

• Việc tiêu hóa chất béo kém hơn

Trang 6

Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò

Sữa nhân tạo

• Nhiều đạm hơn sữa

mẹ, không thích hợp đối với trẻ

• Khó tiêu hơn

• Dễ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh dị ứng

do tính không dung nạp với sữa nhân tạo

Trang 7

Sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò

• Hàm lượng sắt thấp

• Không có kháng thể

Trang 8

LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI

CON BẰNG SỮA MẸ

Trang 9

Lợi ích cho con

• Sữa mẹ có đủ các chất

dinh dưỡng cần cho sự

phát triển cơ thể của trẻ

Trang 10

Lợi ích cho mẹ

• Cho bú sớm nửa giờ đầu sau sanh sẽ giúp tử cung co lại tốt hơn, giảm chảy máu

• Mẹ có cảm giác thư giãn giảm mệt mỏi khi cho con bú

• Bú mẹ hoàn toàn là một trong những biện pháp ngừa thai

• Người cho con bú ít có nguy

cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng

Trang 11

Phản xạ prolactin

Trang 12

Phản xạ prolactin

Vài điều cần lưu ý:

• Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, như vậy cho con bú vào ban đêm là đặc biệt có ích để duy trì việc tạo sữa

• Prolactin giúp thư giãn, buồn ngủ, như vậy mẹ có thể nghỉ ngơi tốt khi cho con bú vào ban đêm

• Prolactin ức chế sự rụng trứng

Trang 13

Phản xạ oxytocin

Trang 14

Các dấu hiệu của một phản xạ

oxytocin tích cực

• Cảm giác kích thích ở vú trước hay trong bữa bú

• Sữa chảy ra từ vú mẹ khi bà mẹ nghĩ đến con, nghe tiếng con khóc

• Sữa nhỏ giọt từ vú bên kia khi con đang bú

• Sữa từ vú chảy ra thành dòng khi trẻ nhả vú

• Tử cung co thắt gây đau

Trang 15

Lợi ích cho mẹ

• Thuận tiện, sạch sẽ và

luôn ở nhiệt độ thích hợp

không phải pha chế

• Ít tốn kém hơn nuôi con

bằng thức ăn nhân tạo

• Gắn bó tình cảm mẹ con,

tác động rất tốt đến việc

giáo dục trẻ sau này

• Sớm lấy lại vóc dáng như

trước đây do sự tiêu thụ

tích cực nguồn năng lượng

Trang 16

Phải bảo đảm cho trẻ được bú mẹ

• Cho bú ngay trong vòng ½-1 giờ đầu

sau khi sanh để tận dụng sữa non

• Mẹ nên ngồi khi cho bú

• Mỗi lần nên cho trẻ bú 1 bên vú

• Cho trẻ bú theo nhu cầu (không hạn

chế thời gian và độ dài của mỗi bữa

bú)

• Sau khi cho trẻ bú, nên vắt kiệt sữa

còn lại và lau sạch đầu vú

• Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6th đầu

• Bắt đầu cho ăn dặm từ tháng thứ 6

và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 th

Trang 17

Phải bảo đảm cho trẻ được bú mẹ

• Mẹ càng ít sữa, càng nên cho trẻ bú

sớm, bú dày để không bị mất sữa

• Trẻ không bú được thì vắt sữa mẹ

cho uống bằng ly muỗng Không cho

trẻ bú mẹ ngậm vú giả hoặc đầu vú

• Sau khi cho bú, bế vác trẻ lên vai, vỗ

nhẹ vào lưng cho hơi trong dạ dày

thoát ra để tránh bị trớ

Trang 18

Dấu hiệu cho con bú đúng cách

TƯ THẾ THÂN NGƯỜI

-Có nhiều quầng vú ở phía trên miệng của bé hơn phía dưới

CẢM NHẬN

-Trẻ mút chậm và sâu -Trẻ được dễ chịu và thích thú

-Có thể nghe tiếng trẻ nuốt

-Mẹ không bị đau đầu vú

Trang 19

Tư thế bú đúng

Trang 20

TƯ THẾ NẰM CHO BÚ

Trang 21

Ngậm bắt vú đúng Ngậm bắt vú kém

Trang 22

Phản ứng xuống sữa

Khi bé mút, lưỡi bé sẽ tạo nên những nhu động ép sữa từ các xoang sữa ở quầng vú chảy vào miệng và khi sữa đầy miệng trẻ

Trang 23

Cách giữ gìn nguồn sữa mẹ

• Người mẹ cần ăn no, ăn nhiều bữa, đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước (trên

Trang 24

Dấu hiệu cho biết trẻ nhận đủ

Trang 25

Dấu hiệu cho biết trẻ nhận đủ

sữa mẹ

• Đái > 6-8 lần/ ngày

• Đi tiêu phân sệt, màu vàng sậm, mùi hơi chua

• Trẻ tăng cân đều đặn, # 500g/ tháng Trẻ lên cân tốt chứng tỏ đã bú đủ sữa mẹ

Trang 26

Cách nhận biết hậu quả của

việc ngậm bắt vú kém

• Đau và nứt núm vú

• Vú cương tức do nút vú không hiệu quả

• Trẻ quấy khóc, đói và đòi ăn thường xuyên

do không nhận đủ sữa mẹ

• Thất vọng và từ chối bú mẹ, chậm lên cân

Trang 27

Những trường hợp cần vắt sữa

• Khi bị căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa

• Mẹ có núm vú tụt vào trong, phải vắt sữa

trong khi trẻ đang học cách bú

• Vắt sữa cho trẻ bị ốm hoặc thiếu tháng ăn khi trẻ không thể bú được

• Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm

• Khi núm vú bị khô nứt và đau

• Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ uống bằng ly muỗng, trong khi đang tập cho trẻ bú trở lại

Trang 28

Cách vắt sữa

• Dùng gạc ấm làm ấm vú

• Dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn vào núm vú

• Xoa bóp và vuốt núm vú để kích thích núm vú

• Xoa bóp lưng cho bà mẹ, xoa bóp từ trên cổ

xuống dọc 2 bên cột sống từ 2 đến 3 phút, tạo thành những chuyển động vòng tròn nhỏ từ cổ tới bả vai giúp bà mẹ thư giãn

Kích thích phản xạ Oxytocin

Trang 30

Cách vắt sữa bằng tay

Trang 32

Vắt sữa bằng máy

Trang 33

Bảo quản sữa sau khi vắt

• Vắt sữa để vào bình tiệt trùng, đậy

kín nắp

• Sữa mẹ có thể bảo quản trong bình

vài giờ ở nhiệt độ thường và 24 giờ

trong tủ lạnh

• Chỉ làm ấm lại 1 lượng sữa vừa đủ

dùng cho trẻ trong 1 bữa

• Cho trẻ ăn bằng ly muỗng

Trang 35

Điều trị núm vú thụt

bằng cách kéo dãn quầng vú

Trang 36

Chuẩn bị và sử dụng bơm tiêm để điều trị núm vú thụt

Trang 37

• Giúp mẹ có đầu ti bị phẳng, lõm có thể cho con bú được bình thường Được làm từ chất liệu silicon mềm, lắp vào ngực dễ dàng và

thoải mái Có các lỗ thông khí, tạo sự thông thoáng khi mặc Chất liệu trong suốt nên

Không nhìn thấy khi mặc dưới áo ngực

• Bảo vệ núm vú bị viêm, nứt không tiếp xúc trực tiếp với áo ngực, gây đau, rát.

• Chụp hứng sữa thừa dùng cho mẹ chảy nhiều sữa

Miếng tạo dáng núm vú

Trang 41

Những trường hợp không nên

nuôi con bằng sữa mẹ

• Mẹ bị nhiễm HIV/ AIDS

• Mẹ bị suy tim, lao phổi nặng, bệnh gan đang tiến triển

• Mẹ đang dùng thuốc chống ung thư,

chất phóng xạ, thuốc động kinh, hướng tâm thần

Trang 42

CẢM ƠN CÁC BẠN

ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE

Ngày đăng: 09/04/2016, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w