Những khó khăn và thuận lợi của công ty

Một phần của tài liệu 481 Một số giải pháp về Marketing mix nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần An Đạt (Trang 26 - 28)

2.4.1 Khó khăn:

-Công ty May Nhà Bè đang đứng trước tình hình cạnh tranh gay gắt của ngành may VN với các nước lân cận, ngành may mặc chủ yếu là may gia công cho khách hàng nước ngoài, điều này dẫn tới kinh nghiệm xuất khẩu giảm.

-Công ty vẫn còn hoạt động sản xuất phần lớn dưới hình thức gia công. -Hệ thống tiêu thụ trong nước còn yếu.

-Thị trường Châu Âu ( là thị trường chủ lực của công ty ) vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

-Sự ra đời ồ ạt của các xí nghiệp may gia công, mặt khác giữa các công ty trong ngành không có sự đồng bộ dẫn đến sự cạnh tranh đan xen lẫn nhau giữa các công ty trong nước.

-Sự cạnh tranh lao động cũng tác động đáng kể đến công ty, tại các xí nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp nước ngoài tại khu chế xuất đang lôi kéo dần các cán bộ công nhân viên giỏi. Đây là điều bất lợi cho quá trình đào tạo và nâng cao trình độ của công nhân viên trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

-Việc nắm bắt thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh còn chậm chưa được thế chủ động hoàn toàn trên thị trường.

-Khi khối EU phân Quota cho VN thì lượng quota phân bổ cho công ty không đủ so với năng lực sản xuất của công ty nên công ty phải tìm cách mở rộng thị trường đặc biệt là các thị trường Châu Á.

-Thị trường Mỹ áp dụng hạn ngạch dẫn đến khó khăn về hạn ngạch xuất khẩu. -Hiện nay VN chưa gia nhập tổ chức thương mại ( WTO ) chưa là thành viên của tổ chức đa sợi ( MFA ) mà tổ chức này bỏ hạn ngạch dệt may vào năm 2005 cho nên Việt Nam sẽ gặp khó khăn khi mà các thành viên của tổ chức MFA thực hiện tự do thương mại hóa mậu dịch trong lĩnh vực này.

-Chưa thành lập phòng Marketing nên công tác chuẩn bị đàm phán, ký kết hợp đồng, mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn.

-Trình độ quản lý các cấp còn yếu, chưa đều, nhất là những đơn vị mới xa công ty.

-Thị trường Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức lớn đối với các doanh nghiệp may VN vì sau khi Trung Quốc gia nhập WTO thì hầu hết các hạn ngạch đều bỏ hoặc bãi bỏ dẫn đến giá cả hết sức cạnh tranh.

-Khâu thanh toán đôi khi cũng gặp nhiều khó khăn, Công ty lại gặp khó khăn về vốn.

-Sản xuất vào thị trường Mỹ chủ yếu xuất theo hình thức FOB và gia công chủ yếu, trong khi thị trường Trung Quốc là thị trường cung cấp đầy đủ nguyên liệu, phụ liệu rất

tốt cho hình thức kinh doanh này, trong khi VN chưa có.

-Mỹ thường mua thẳng hàng thành phẩm, ít qua gia công trong khi đó công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu những mặt hàng mà người Mỹ ưa chuộng là hàng vải cotton cao cấp mà VN chưa sản xuất được. Bên cạnh các tiêu chuẩn chất lượng, sản phẩm, giá cả, Mỹ thường hay yêu cầu giao hàng với khối lượng lớn đúng hạn trong thời gian không mấy rộng rãi, điều này cũng khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc hợp đồng với họ.

2.4.2 Thuận lợi:

-Công ty gắn chặt nhiệm vụ, mục tiêu kinh doanh với nhiệm vụ phát triển kinh doanh.

-Công ty rất có uy tín trên thị trường đây là tài sản vô hình rất quý báu mà không phải công ty nào cũng có. Đặc biệt sản phẩm Veston cao cấp đã có thị trường ổn định lâu dài.

-Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng, lượng khách hàng ngày càng tăng, có nhiều khách hàng có mối quan hệ lâu dài.

-Phần lớn các xí nghiệp trực thuộc đều nằm trong khuôn viên công ty nên vấn đề tổ chức quản lý sản xuất triển khai kế hoạch thực hiện được thuận lợi chặt chẽ trong công tác nội bộ.

-Việc thực hiện hợp đồng thanh toán tại công ty nhanh gọn, thực hiện hoàn chỉnh đúng quy cách… nay là lợi thế thu hút khách hàng.

-Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên nghiệp vụ kỹ thuật có trình độ và năng lực cao, nhiệt tình trong công tác. Cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, thiết bị máy móc hiện đại, chuyên dùng.

-Công ty được chọn để tiến hành cổ phần hóa đây là cơ hội để công ty có thể chủ động trong hướng đi của mình.

-Nằm gần Cảng Bến Nghé thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa Xuất Nhập Khẩu, gần khu chế xuất Tân Thuận, cách trung tâm TP. HCM không xa nên thuận lợi cho việc giao dịch khách hàng, với ngân hàng lớn ở tp.

-Những năm gần đây khách hàng là các công ty Mỹ tăng lên, hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết và kết quả của quá trình thực hiện hiệp định đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các công ty Việt nam nói chung và Công Ty May Nhà Bè nói riêng, thị trường Mỹ là một thị trương lớn, lượng khách hàng lớn, tương đối dồi dào phong phú, cho phép công ty đàm phán, lựa chọn những đơn hàng lớn mang lại hiệu quả.

-Công ty nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại và các ban ngành liên quan.

-Việt Nam được đánh giá là quốc gia có chế độ chính trị ổn định và an toàn, tạo sự an tâm cho khách hàng và nhà đầu tư, cùng với những chủ trương chính sách tạo cơ hội và điều kiện cho doanh nghiệp như: thủ tục hải quan, thuế, thị trường xuất khẩu.

-Sản phẩm của công ty có uy tín trên thị trường hiện nay và công ty luôn giữ uy tín cho sản phẩm của mình nên việc kết hợp giữa khách hàng và công ty luôn diễn ra tốt đẹp. Đến nay những sản phẩm truyền thống vẫn đang được phát huy và không ngừng mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Cùng với uy tín sản phẩm, công ty luôn duy trì mối quan hệ làm ăn tốt đẹp với khách hàng lớn và ngày càng nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng.

-Thị trường nội địa, với dân số hiện nay gần 80 triệu người là một thị trường không nhỏ cùng với chính sách kích cầu của chính phủ tạo ra thị trường tiềm năng rất lớn cho ngành may mặc.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 481 Một số giải pháp về Marketing mix nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần An Đạt (Trang 26 - 28)