Thực ra, hai chuyến đi của tôi tới trang trại Huls vàtrang trại Gardar diễn ra trong cùng một mùa hè, dù chúng cáchnhau hàng ngàn cây số, đã thành công mỹ mãn khiến tôi đi đếnkết luận rằ
Trang 2Jared Diamond
Trang 5Jared Diamond và vận mệnh các xã hội loài
người
Jared Mason Diamond (10/9/1937) là nhà khoa học Mỹ và tác
giả nổi tiếng với các tác phẩm: Loài tinh tinh thứ ba; Súng, vitrùng và thép; Sụp đổ; Thế giới cho đến ngày hôm qua, v.v…Tuy theo học và có bằng tiến sĩ về sinh lý học, nhưng kiến thứccủa ông bao trùm hầu như mọi ngành, từ kiến trúc, ngôn ngữ,khảo cổ, đến động vật học, y học Ông cũng không phải là mộthọc giả “tháp ngà” khi từng chu du nhiều châu lục, thậm chí sốngnhiều năm ở những nơi “tận cùng thế giới” (như đảo Tân Ghi-nê,đảo Phục Sinh) Ông cũng được xếp vào hàng ngũ những nhà tư
tưởng hiện đại có nhiều ảnh hưởng nhất ở Mỹ
Từ khoảng đầu thập niên 90 đến nay, Jared Diamond luônnung nấu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Sau hơn 13.000 năm lịch
sử, tại sao sự phát triển của các giống dân trên thế giới đã trởthành quá khác nhau như ngày nay? Theo Diamond, các nhà viết
sử (đơn cử ở phương Tây) đã phạm một lỗi lầm vì họ đã nhìnkhông đúng khuôn mặt lịch sử của loài người Cụ thể, họ chỉ chútrọng vào các xã hội tương đối văn minh (ít nhất là có chữ viết) ở
Âu Á (Eurasia) và Bắc Phi, và ngay trong dòng sử của lục địa Âu
Á, họ lại chỉ tập trung vào phía Tây, ít chú ý đến các quốc giaphía Đông (nổi bật là Trung Quốc, rồi đến cả Nhật Bản và ĐôngNam Á) Hơn nữa, phần lớn sử ký hiện nay chỉ nhìn vào khoảng
Trang 63.000 năm sau này, dù rằng khoảng thời gian đó chỉ là 0,1% trongchiều dài 5 triệu năm loài người có mặt trên trái đất TheoDiamond, nhờ những tiến bộ như sinh vật học phân tử, di truyềnhọc, sinh địa lý, khảo cổ học, và ngôn ngữ học đã đến lúc chúng
ta có thể giải thích sự khác biệt về trình độ phát triển giữa cácnước Và những tác phẩm của ông lần lượt xuất bản qua các năm
đã làm sáng tỏ vấn đề đó
Trong Súng, vi trùng và thép: Định mệnh của các xã hội loàingười – tác phẩm đoạt giải Pulitzer năm 1997 và giải Phi BetaKappa về khoa học – Jared Diamond đã đưa ra những minhchứng để giải thích việc tại sao các dân tộc ở một số lục địa đã
có thể xâm chiếm, chinh phục hoặc chiếm chỗ những dân tộc đã
có mặt từ trước ở các lục địa Với cuốn sách này, ông đã tạo nêncuộc cách mạng về nghiên cứu lịch sử nhân loại
Cuối năm 2004, Jared Diamond xuất bản cuốn Sụp đổ: Cách
xã hội chọn thất bại hoặc thành công, vẫn với góc tiếp cận củacuốn trước, tức là dựa vào những yếu tố môi trường và cơ cấu xãhội để giải thích lịch sử của xã hội ấy Tuy nhiên, trong khi cuốntrước tìm cách lí giải sự thống trị của văn minh Tây phương trênphần lớn thế giới, thì trong tác phẩm này, Diamond nghiền ngẫmnguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của một số nền văn minh
Thế giới cho đến ngày hôm qua: Chúng ta học được gì từnhững xã hội truyền thống? Là cuốn sách mới nhất được xuất bản
Trang 7của Jared Diamond, tiếp tục phát triển các lý thuyết và nghiêncứu của ông về vận mệnh các xã hội loài người Cuốn sách cungcấp một bức tranh trực diện đầy mê hoặc về quá khứ nhân loạitồn tại hàng triệu năm, một quá khứ hầu như đã biến mất, và xemxét những khác biệt giữa quá khứ và hiện tại… để trả lời câu hỏi:Chúng ta có thể học được gì từ các xã hội truyền thống để tạo
nên một thế giới tốt đẹp hơn
Nhận thấy tầm vóc và những giá trị to lớn mà bộ sách manglại, Alpha Books tiến hành tái bản các cuốn Súng, vi trùng vàthép; Sụp đổ – từng được Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm
2007 trong “Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới” với sự bảo trợ củaQuỹ Văn hóa Phan Châu Trinh; xuất bản và giới thiệu tới độc giảViệt Nam cuốn Thế giới cho đến ngày hôm qua Mong nhận được
sự đón nhận và đóng góp ý kiến của bạn đọc!
Công ty Cổ phần Sách Alpha
Trang 8Kính tặng
Jack và Ann Hirschy
Jill Hirschy Eliel và Jonh Eliel
Joyce Hirschy McDowell,
và những người bạn Montana:những người bảo vệ bầu trời bao la của Montana
Trang 10MỞ ĐẦU
CÂU CHUYỆN VỀ HAI TRANG TRẠI
- Hai trang trại
- Sự sụp đổ, quá khứ và hiện tại
- Vườn Eden đã mất?
- Khung năm điểm
- Kinh doanh và môi trường
- Phương pháp so sánh
- Bố cục của cuốn sách.
Cách đây vài mùa hè, tôi tới thăm hai trang trại sản xuất bơ
sữa là Huls và Gardar Mặc dù nằm cách nhau hàng ngàn kilômétnhưng chúng vẫn có những điểm chung rõ rệt về lợi thế và bấtlợi Khi đó, cả hai đều là những trang trại lớn nhất, thịnh vượng
Trang 11nhất và tiên tiến nhất trong địa phương của mình Bao quanhtrang trại là khu chăn nuôi, vắt sữa bò hiện đại và rộng lớn.Những dãy chuồng bò được tổ chức gọn gàng, quay mặt vàonhau làm lu mờ các trang trại chăn nuôi khác trong vùng Mùa
hè, cả hai trang trại đều thả bò trên những đồng cỏ bao la, đồngthời trồng cỏ để cuối hè thu hoạch tích trữ cho bò ăn trong suốtmùa đông, và tăng sản lượng trồng cỏ trong mùa hè và cỏ khôcho mùa đông bằng cách tưới tiêu cho các cánh đồng Với diệntích (khoảng vài kilômét vuông) và quy mô chuồng trại như nhau,nhưng số lượng bò của trang trại Huls nhỉnh hơn trang trại Gardarmột chút (một trang trại có 200 con và trang trại kia là 165 con).Chủ của hai trang trại đều là những người có uy tín ở địa phương
và là những người mộ đạo Hai trang trại đều nằm trong khungcảnh thiên nhiên tuyệt đẹp thu hút du khách ngay từ xa, trên nềnnhững đỉnh núi cao đầy tuyết phủ với những dòng suối đầy cá đổ
ra một con sông nổi tiếng (bên dưới trang trại Huls) hay mộtchiếc vịnh nhỏ (dưới trang trại Gardar)
Đó là những lợi thế chung của hai trang trại Còn những bấtlợi chung của chúng là cả hai đều nằm ở các địa phương có điềukiện trồng trọt không thuận lợi cho sản xuất bơ sữa, bởi chúngnằm tại vị trí vĩ độ Bắc cao nên vụ hè trồng và sản xuất cỏ khôcho gia súc rất ngắn ngủi Bởi khí hậu không thuận lợi, kể cảtrong những năm ôn hòa nhất, so với những trang trại bơ sữa ở vĩ
độ thấp hơn nên cả hai trang trại rất dễ bị thiệt hại mỗi khi thayđổi thời tiết; hạn hán và giá rét là những vấn đề lớn đối với cả Huls
và Gardar Về tiêu thụ sản phẩm, cả hai vùng đều nằm xa các
Trang 12trung tâm dân cư nên chi phí vận tải và những khó khăn trên đâytrở thành điểm bất lợi của họ trong cạnh tranh với các địa phương
ở gần trung tâm hơn Bên cạnh đó, còn có những biến động nằmngoài tầm kiểm soát của các chủ trang trại, như biến động về sốdân địa phương hay khẩu vị của khách hàng và sự thay đổi củacác khu vực lân cận gây ảnh hưởng tới kết quả hoạt động củatrang trại Xét trên quy mô lớn, nền kinh tế của hai quốc gia nơi
có hai trang trại này có thể phát triển hay suy sụp tùy thuộc vàomức độ của các hiểm họa từ những đất nước thù địch xa xôi
Sự khác biệt lớn nhất giữa trang trại Huls và trang trại Gardarchính là hiện trạng của chúng Trang trại Huls, một doanh nghiệpgia đình thuộc sở hữu của năm cặp vợ chồng là anh em ruột tạithung lũng Bitterroot thuộc bang Montana, phía Tây nước Mỹ,hiện đang rất thịnh vượng, trong khi quận Ravalli của trang trạiHuls lại là một trong những quận có tỷ lệ tăng dân số cao nhấtnước Mỹ Tim, Trudy và Dan Huls, ba trong số những chủ sởhữu của trang trại Huls, đã đích thân đưa tôi đi thăm một khuchuồng trại công nghệ cao mới xây và kiên nhẫn giải thích cho tôinhững hấp dẫn và khó khăn của ngành sản xuất bơ sữa Montana.Khó có thể tưởng tượng được rằng nước Mỹ nói chung, và trangtrại Huls nói riêng sẽ sụp đổ trong một tương lai không xa Còntrang trại Gardar, nguyên là trang viên của một cha xứ vùngNorse, nằm ở phía tây nam Greenland, từng bị bỏ hoang cách đâyhơn 500 năm Khi đó, xã hội Norse của Greenland đã sụp đổ hoàntoàn: hàng ngàn cư dân bị chết đói, bị giết trong những cuộc nộichiến hoặc trong những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, hay
Trang 13đã di cư cho tới khi không còn ai sống ở đó nữa Trong khi đó,những bức tường đá vững chãi của trang trại Gardar và nhà thờGardar ở gần đó vẫn đứng sừng sững, nhờ vậy tôi có thể đếmđược từng cái chuồng bò, tuy nhiên giờ đây không một ai nói vớitôi về những điểm hấp dẫn và thăng trầm trước kia của trang trạiGardar Nhưng khi trang trại Gardar và xứ Norse của Greenlandđang trong thời kỳ cực thịnh thì dường như không ai có thểtưởng tượng được rằng nó sẽ bị suy tàn cũng như sự suy tàn saunày của trang trại Huls và nước Mỹ ngày nay.
Hãy để tôi giải thích rõ hơn: Khi so sánh hai trang trại Huls vàGardar, tôi không cho rằng trang trại Huls và xã hội Mỹ sẽ phảichịu số phận bi đát suy tàn Hiện tại, sự thực tương đối tráingược: trang trại Huls đang trong quá trình mở rộng, công nghệtân tiến của nó hiện đang được nghiên cứu để áp dụng cho nhữngtrang trại lân cận, và nước Mỹ hiện cũng là nước mạnh nhất thếgiới Nhưng tôi cũng không cho rằng các trang trại hay các xãhội nói chung dễ bị sụp đổ: trong khi thực tế một số đã sụp đổnhư trang trại Gardar, số khác vẫn tồn tại liên tục trong hàngngàn năm Thực ra, hai chuyến đi của tôi tới trang trại Huls vàtrang trại Gardar diễn ra trong cùng một mùa hè, dù chúng cáchnhau hàng ngàn cây số, đã thành công mỹ mãn khiến tôi đi đếnkết luận rằng thậm chí ngay cả những xã hội giàu nhất, hiện đạinhất hiện cũng đang phải đối mặt với những vấn đề kinh tế và môitrường ngày càng nghiêm trọng và không thể coi thường Nhiềuvấn đề của chúng ta hiện nay rất giống với những gì đã tàn phátrang trại Gardar và xứ Norse của Greenland, và cũng là những
Trang 14vấn đề mà nhiều xã hội trước đây từng phải vật lộn tháo gỡ Một
số xã hội trước đây đã sụp đổ (như xứ Norse của Greenland) còn
số khác thì thành công (như người Nhật và người Tikopia) Quákhứ đem lại cho chúng ta một cơ sở dữ liệu phong phú để chúng
ta có thể học tập và tiếp tục thành công
Xứ Norse của Greenland chỉ là một trong nhiều xã hội trướcđây đã sụp đổ hoặc biến mất, để lại những tàn tích vĩ đại như nhàthơ Shelley đã hình dung trong bài thơ Ozymandias Dùng từ sụp
đổ, tôi muốn nói tới sự suy thoái mạnh mẽ về quy mô dân số, vềtiến bộ xã hội, kinh tế và chính trị trong một khu vực rộng lớn vàtrong một thời gian dài Vì vậy, hiện tượng sụp đổ là đỉnh điểmcủa một số hình thái suy tàn nhẹ, và nó là tiêu chuẩn để xác địnhmột xã hội bị suy thoái mạnh tới mức nào trước khi bị coi là sụp
đổ Một số hình thái suy tàn nhẹ hơn này bao gồm sự tăng trưởng
và suy thoái nhẹ của nền kinh tế, những hoạt động nhỏ nhằm tái
cơ cấu nền kinh tế, chính trị và xã hội của bất kỳ xã hội nào; mộtcuộc xâm lược của nước láng giềng, hay sự suy tàn của nó cóliên quan tới sự phát triển của một nước láng giềng khác màkhông làm thay đổi quy mô dân số tổng thể hay sự phát triển của
cả vùng; và sự thay thế hay lật đổ một chế độ bằng một chế độkhác Dựa trên những tiêu chuẩn này, đa phần mọi người sẽ chorằng những xã hội sau đây bị sụp đổ hoàn toàn chứ không phảichỉ là suy tàn nhẹ, đó là: Anasaki và Cahokia trong lãnh thổ nước
Mỹ hiện nay, các thành phố Maya ở Trung Mỹ, Moche và các xãhội Tiwanaku ở Nam Mỹ, nền văn minh Mycenae của Hy Lạp vàMinoan của đảo Crete ở châu Âu, vùng Đại Zimbabwe ở châu
Trang 15Phi, Angkor Wat và các thành phố Harappan ở lưu vực sông Ấn ởchâu Á và đảo Phục Sinh ở Thái Bình Dương (xem hình 1 và 2).
Những tàn tích vĩ đại mà các xã hội đó để lại có sức cuốn hút
lạ kỳ đối với tất cả chúng ta Lúc bé, khi lần đầu nhìn thấy chúngqua các bức ảnh, chúng đã khiến ta kinh ngạc Lớn lên, nhiềungười trong chúng ta mong muốn trở thành du khách tới tận nơi
để thám hiểm Chúng ta bị cuốn hút không chỉ bởi vẻ đẹp lạ kỳ và
ma quái mà còn bởi những bí ẩn của chúng Quy mô của nhữngtàn tích chứng tỏ sức mạnh và sự thịnh vượng trước đây củanhững người dựng lên chúng, như câu thơ “Hãy nhìn những côngtrình của tôi, bạn sẽ thấy sức mạnh và sự tuyệt vọng” của nhàthơ Shelley Nhưng những chủ nhân đã biến mất, bỏ lại các kiếntrúc vĩ đại mà họ đã gắng sức dựng lên Tại sao một xã hội từnghùng mạnh như vậy lại có thể kết thúc trong đổ nát? Số phận mỗicông dân của nó như thế nào? Họ đã di cư, và (nếu đúng vậy) thìtại sao, hay họ đã chết trong đau khổ? Đằng sau những bí ẩn lãngmạn này là ý nghĩ luôn ám ảnh: Liệu xã hội tốt đẹp mà chúng tađang sống có phải chịu chung số phận với những xã hội nàykhông? Liệu rồi một ngày nào đó các du khách có tò mò nhìnngắm những khối nhà chọc trời mốc thếch của New York giốngnhư chúng ta ngày nay đang nhìn ngắm tàn tích của các thànhphố Maya trong những cánh rừng già không?
Từ lâu đã có những ý kiến ngờ rằng nguyên nhân của nhữngkết thúc bí ẩn đó ít nhất một phần là do vấn đề sinh thái: Con
Trang 16người vô tình tàn phá các nguồn tài nguyên môi trường mà xã hộicủa họ phụ thuộc Những nghi ngờ về hiện tượng tự sát sinh tháikhông lường trước được - gọi là ecocide - đã được các nhà khảo
cổ học, khí tượng học, lịch sử, cổ sinh vật học và các nhà khoahọc nghiên cứu phấn hoa khẳng định qua những khám phá trongcác thập kỷ gần đây Các quá trình tự hủy hoại mà các xã hộitrước đây đã trải qua khi tàn phá môi trường được chia làm támloại, với tầm quan trọng khác nhau tùy từng trường hợp cụ thể,
đó là: phá rừng và môi trường sống, các vấn đề về đất đai (xóimòn, mặn hóa và bạc màu), các vấn đề về quản lý nguồn nước,săn bắn quá nhiều, đánh cá vô độ, ảnh hưởng từ các loài sinh vậtngoại lai tới các loài sinh vật bản địa, tăng trưởng dân số và mức
độ tác động tới thiên nhiên của mỗi người dân ngày càng tăng
Trang 17Tăng trưởng dân số buộc con người phải sử dụng các biện phápnâng cao sản lượng nông nghiệp (như làm thủy lợi, tăng vụ haylàm ruộng bậc thang), và mở rộng canh tác từ các vùng đất tốt
đã chọn lúc đầu sang cả các vùng đất khó trồng trọt hơn nhằmđáp ứng đủ lương thực cho số miệng ăn đang ngày càng tăng.Những hoạt động sản xuất không bền vững khiến môi trường bịtàn phá dưới một hay nhiều hình thức trong số tám loại vừa nêu,khiến những vùng đất khó trồng các loại cây nông nghiệp lại mộtlần nữa bị bỏ hoang Hậu quả là xã hội phải đối mặt với tình trạngthiếu lương thực, nạn đói, chiến tranh xảy ra liên miên do quánhiều người giành giật nguồn tài nguyên ít ỏi và các vụ lật đổchính quyền do những đám đông vô vọng gây ra Cuối cùng, sốdân sẽ giảm sau những thảm họa đói kém, chiến tranh hay dịchbệnh và xã hội cũng mất đi một số tiến bộ về văn hóa, kinh tế vàchính trị mà nó đã đạt được ở giai đoạn cực thịnh Các học giảrất muốn chỉ ra những điểm tương đồng giữa quỹ đạo phát triểncủa xã hội với cuộc sống của con người, rằng xã hội cũng sinh
ra, lớn lên, đạt tới sung mãn, già yếu rồi chết - để giả thiết rằnggiai đoạn già yếu kéo dài mà đa số chúng ta phải trải qua trongthời kỳ từ sung mãn cho tới khi qua đời cũng áp dụng với xã hội.Nhưng phép ẩn dụ này chứng tỏ những sai lầm của nhiều xã hộitrước đây (và hệt như Liên bang Xô Viết hiện đại): chúng suy tànnhanh chóng sau khi đạt tới tột đỉnh về số lượng và sức mạnh, sựsuy tàn này nhanh tới mức khiến người dân kinh ngạc và bànghoàng Trường hợp tồi tệ nhất là sụp đổ hoàn toàn, tất cả cư dântrong xã hội sẽ phải di cư hay bị tuyệt diệt Dù vậy, hiển nhiênhành trình tàn nhẫn này không phải là hành trình mà tất cả các xãhội trước đây đều trải qua giống nhau tới khi kết thúc: Những xã
Trang 18hội khác nhau sụp đổ ở những mức độ khác nhau và theo nhữnghình thức khác nhau, trong khi nhiều xã hội không hề sụp đổ.
Hiện nay, những nguy cơ sụp đổ kiểu này đang trở thành vấn
đề ngày càng được quan tâm; thực tế, sụp đổ đã trở thành hiệnthực ở Somalia, Rwanda và một vài nước Thế giới thứ ba Nhiềungười lo ngại rằng hiện nguy cơ tự sát sinh thái đang trở thànhhiểm họa lớn đối với nền văn minh toàn cầu, tới mức át cả chiếntranh nguyên tử và những loại dịch bệnh mới xuất hiện Các vấn
đề môi trường mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt cũng baogồm tám loại đã hủy hoại các xã hội trước đây, cộng thêm bốnvấn đề mới là: thay đổi khí hậu do con người gây ra, sự tích tụcác hóa chất độc hại trong môi trường, thiếu năng lượng và sựtận dụng của con người với khả năng quang hợp của Trái đất Chỉtrong vài thập kỷ tới, phần lớn 12 hiểm họa này sẽ trở thànhnhững vấn đề quan trọng mang tính toàn cầu: hoặc tới lúc đóchúng ta mới tìm cách xử lý, hoặc chúng sẽ hủy hoại không chỉSomalia mà còn cả Thế giới thứ nhất So với kịch bản ngày tậnthế liên quan tới sự tuyệt chủng của con người hay một sự sụp đổ
đã được báo trước của nền văn minh công nghiệp thì nhiều khảnăng trong tương lai sẽ chỉ xảy ra sự suy thoái nghiêm trọng vềmức sống, những nguy cơ lớn hơn sẽ xuất hiện thường xuyênhơn, và hủy hoại những cái mà hiện chúng ta đang coi là một sốgiá trị cơ bản Một sự sụp đổ như vậy có thể diễn ra dưới nhiềuhình thức khác nhau như dịch bệnh hay những cuộc chiến lantràn khắp thế giới chỉ vì lý do duy nhất là thiếu các nguồn tàinguyên môi trường Nếu lý do này là đúng thì những nỗ lực hiện
Trang 19nay của chúng ta sẽ quyết định tình trạng của thế giới tương lai
mà sau này các thế hệ trẻ em và thanh niên của chúng ta sẽ sống
Nhưng mức độ nghiêm trọng của những vấn đề môi trườnghiện nay vẫn đang gây tranh cãi kịch liệt Liệu những nguy cơ này
có bị phóng đại quá không, hay ngược lại có bị đánh giá thấp? Cóphải chúng ta, với dân số gần bảy tỷ người hiện nay cùng với nềncông nghệ hiện đại hùng mạnh, đang nghiền nát môi trường toàncầu với tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khi Trái đất mới chỉ cóvài triệu người cùng những công cụ thô sơ bằng gỗ và đá nhưngcũng đã làm tổn hại đến môi trường bản địa của họ? Liệu côngnghệ hiện đại có giúp chúng ta giải quyết các vấn đề này, hay nólại gây ra những vấn đề mới còn nhanh hơn là giải quyết các vấn
đề cũ? Khi một nguồn tài nguyên (như gỗ, dầu lửa hay cá biển)cạn kiệt, liệu chúng ta có thể trông mong vào các nguồn tàinguyên khác thay thế hay không (như nhựa, gió, năng lượng mặttrời hay cá nuôi)? Chẳng phải tốc độ tăng trưởng dân số thế giớiđang giảm đi và chúng ta đã sẵn sàng chấp nhận điều chỉnh để nógiảm xuống tới mức nào đó có thể kiểm soát được đó sao?
Tất cả những câu hỏi này cho thấy rõ tại sao sự sụp đổ củacác nền văn minh nổi tiếng trước đây có ý nghĩa hơn nhiều chứkhông đơn thuần chỉ là một bí ẩn lãng mạn Có lẽ chúng ta có thểrút ra một số bài học thực tế từ những xã hội sụp đổ trước đây.Chúng ta biết rằng trước đây, một số xã hội sụp đổ trong khinhững xã hội khác thì không; điều gì khiến một số xã hội nhất
Trang 20định đặc biệt dễ bị hủy hoại? Chính xác thì các xã hội trước đâyrơi vào tình trạng tự sát sinh thái đã trải qua những giai đoạn nào?Tại sao một số xã hội trước đây không thấy được tình trạng hỗnđộn mà họ đang lâm vào, và đó (mọi người sẽ cho rằng đó là sựhồi tưởng quá khứ) có phải là điều hiển nhiên? Những giải phápnào đã áp dụng thành công trong quá khứ? Nếu trả lời đượcnhững câu hỏi này thì chúng ta có thể xác định được hiện những
xã hội nào đang có nguy cơ sụp đổ cao nhất và những biện phápnào có thể giúp đỡ họ một cách tốt nhất để không xảy ra những
vụ sụp đổ như trường hợp Somalia
Nhưng cũng có những khác biệt giữa xã hội hiện đại và cácvấn đề của nó với các xã hội trước đây Chúng ta cũng không nênkhờ khạo khi nghĩ rằng nghiên cứu quá khứ sẽ tìm ra các giảipháp đơn giản và có thể áp dụng trực tiếp với xã hội hiện nay củachúng ta Chúng ta khác các xã hội trước đây ở một số mặt khiếnchúng ta có ít nguy cơ hơn họ; như công nghệ cao (với nhữngtác động tích cực của nó), toàn cầu hóa, y học hiện đại và hiểubiết nhiều hơn về các xã hội trước đây cũng như những xã hộihiện đại Nhưng cũng có một số mặt khiến chúng ta có nhiềunguy cơ hơn họ: vẫn là công nghệ phát triển mạnh mẽ (với nhữngảnh hưởng tiêu cực không lường trước được), toàn cầu hóa (bởivậy một vụ sụp đổ ở tận Somalia xa xôi cũng ảnh hưởng tới nước
Mỹ và châu Âu), sự phụ thuộc của hàng triệu (và sẽ sớm thànhhàng tỷ) người vào y học hiện đại để tồn tại và dân số cũng đônghơn nhiều Có lẽ chúng ta vẫn có thể học từ quá khứ, nhưng chỉkhi nếu chúng ta suy nghĩ cẩn thận về những bài học đó
Trang 21Nỗ lực tìm hiểu những vụ sụp đổ trước đây đang lâm vào mộtcuộc tranh luận lớn với bốn rắc rối Cuộc tranh luận diễn ra xungquanh ý kiến cho rằng chính con người trước đây (trong đó một
số người được biết là tổ tiên của con người hiện đại) là thủ phạmkhiến xã hội của họ suy thoái So với vài thập kỷ trước đây, hiệnchúng ta đã nhận thức rõ hơn nhiều về những tác hại do hủy hoạimôi trường Thậm chí giờ đây, ngay cả trong các khách sạn cũng
có những dấu hiệu khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường, khiếnchúng ta cảm thấy hổ thẹn nếu đòi một chiếc khăn tắm mới hay
để nước chảy tràn lan Phá hoại môi trường hiện bị coi là mộthành vi thiếu đạo đức
Không có gì đáng ngạc nhiên khi những thổ dân Hawaii vàMaoris không muốn nghe các nhà cổ sinh vật học nói rằng tổ tiên
họ đã tàn sát một nửa số các loài chim sinh sống tại Hawaii vàNew Zealand, cũng như thổ dân châu Mỹ không thích khi cácnhà khảo cổ học nói rằng người Anasazi đã tàn phá những cánhrừng ở phía tây nam nước Mỹ Đối với một số người, những điềuđược cho là phát hiện của các nhà cổ sinh vật học và khảo cổhọc nghe như một lý lẽ phân biệt chủng tộc do người da trắngviện ra để giành giật đất đai của dân bản địa Nó giống như cácnhà khoa học khẳng định: “Tổ tiên của các ông làm chủ khôngtốt mảnh đất của họ nên họ đáng bị tước quyền sở hữu.” Thực tế,một số người Mỹ và người Australia da trắng, bất mãn với việcchính phủ trả tiền và cấp lại đất cho thổ dân châu Mỹ và
Trang 22Australia, đã lợi dụng những phát hiện này để đẩy chúng thànhcuộc tranh cãi gay gắt ngày nay Không chỉ thổ dân mà cả một sốnhà nhân chủng học và khảo cổ học nghiên cứu về họ và đồngcảm với họ cũng coi những phát hiện giả tưởng này là những điềudối trá mang tính phân biệt chủng tộc.
Một số thổ dân cùng các nhà nhân chủng học đồng cảm với
họ cực lực phản đối ý kiến này Họ khẳng định những thổ dântrước đây (và cả những thổ dân hiện đại ngày nay) là những conngười thông minh và thân thiện với môi trường, biết rõ và tôntrọng thiên nhiên, sinh sống vô tư trong Vườn địa đàng Eden và
có thể chưa bao giờ làm điều gì xấu Như một thợ săn người NewGuinea từng nói với tôi: “Nếu một ngày tôi bắn phải một con chim
cu lớn bay ra từ phía làng tôi, tôi sẽ nghỉ một tuần trước đợt đisăn chim tiếp theo, và khi đó tôi sẽ đi về hướng khác.” Chỉ cónhững cư dân thuộc Thế giới thứ nhất hiện đại và xấu xa đangphớt lờ thiên nhiên, không tôn trọng môi trường và phá hủy nó
Trên thực tế, cả hai quan điểm cực đoan trong cuộc tranhluận này - những người phân biệt chủng tộc và những người tinvào một Eden trong quá khứ - đang phạm phải những sai lầm khicoi thổ dân trước đây hoàn toàn khác biệt với con người của cácnước thuộc Thế giới thứ nhất (cho dù họ kém hơn hay giỏi hơn).Quản lý bền vững nguồn tài nguyên môi trường luôn là một điềurất khó khăn, thậm chí ngay từ khi những Người tinh khôn(Homo sapiens) phát triển các kỹ năng săn bắn sáng tạo và hiệu
Trang 23quả vào khoảng 50.000 năm trước đây Bắt đầu với cuộc xâm lấnđầu tiên của con người lên lục địa Australia khoảng 46.000 nămtrước, và kéo theo hậu quả là sự tuyệt chủng của phần lớn cácloài thú lớn có túi và các loài động vật lớn khác Rồi kế đó là Bắc
Mỹ, Nam Mỹ, Madagascar, các đảo Địa Trung Hải hay Hawaii,New Zealand và hàng chục đảo khác ở Thái Bình Dương - mỗicuộc xâm lấn của con người tới một vùng đất trước đây chưa hề
có dấu chân người đều kéo theo một làn sóng tuyệt diệt các loàithú lớn trước đó chưa hề biết đến con người, nên chúng dễ bị giếthay bị chết do môi trường sống bị con người thay đổi, hoặc do sựxuất hiện của các loài sinh vật có hại và bệnh dịch Bất cứ dântộc nào cũng có thể bị rơi vào chiếc bẫy khai thác cạn kiệt cácnguồn tài nguyên môi trường, do các vấn đề tồn tại ở khắp nơi màchúng ta sẽ xem xét ở phần sau của cuốn sách: đó là các nguồntài nguyên ban đầu dường như vô tận; những dấu hiệu của giaiđoạn mới bắt đầu cạn kiệt dễ bị nhầm lẫn là những dao động bìnhthường của tài nguyên giữa các năm hay các thập kỷ; rất khóbuộc mọi người chấp thuận áp dụng các biện pháp hạn chế khaithác một nguồn tài nguyên chung (cái gọi là thảm họa của tàinguyên chung sẽ được thảo luận trong các chương sau); và các
hệ sinh thái rất phức tạp nên thường gây ra những hậu quả khôngthể lường trước, khiến con người, kể cả chuyên gia sinh thái họcphải lo lắng Các vấn đề môi trường hiện đang khó kiểm soát chắcchắn trước đây còn khó kiểm soát hơn nữa Đặc biệt, những dântộc không có chữ viết không thể hiểu rằng những vụ sụp đổ xãhội, hủy hoại sinh thái đã gây ra những hậu quả bi thảm, khôngthể lường trước chứ không chỉ là một sai lầm về mặt đạo đức do
mù quáng hay sự cố tình, ích kỷ gây ra Các xã hội chấm dứt
Trang 24trong sụp đổ (như Maya) khi đó đang ở giữa thời kỳ thành công,tiên tiến và sáng tạo nhất của họ chứ không phải là trong giaiđoạn mông muội và nguyên thủy.
Những dân tộc trước đây không phải là những người quản lýkém cỏi và dốt nát đáng bị tuyệt diệt hay bị truất quyền sở hữunhưng họ cũng không phải là những nhà bảo vệ môi trường tậntâm, thông thái để có thể giải quyết mọi vấn đề mà hiện chúng takhông thể giải quyết được Họ cũng là những người như chúng
ta, phải đối mặt với những vấn đề giống như những gì chúng tađang phải đối mặt Họ cũng rất dễ thành công hay thất bại tùytừng tình huống cụ thể như chúng ta ngày nay Tuy nhiên, vẫn cónhững điểm khác biệt giữa những vấn đề mà chúng ta đang phảiđối mặt với những vấn đề mà những dân tộc trước kia gặp phải,nhưng đồng thời cũng vẫn có những điểm tương đồng đủ đểchúng ta có thể học hỏi từ quá khứ
Trước hết, dường như tôi là kẻ bướng bỉnh và nguy hiểm khiđưa ra các giả thiết mang tính lịch sử về thực tế môi trường củanhững thổ dân những mong chúng được xem xét một cách côngbằng Các sử gia và các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiềubằng chứng chứng minh giả thuyết về chủ nghĩa môi trường nhưEden là sai Bằng việc viện dẫn giả thuyết này để mong những thổdân được đối xử công bằng, chúng tôi cũng ngụ ý rằng sẽ không
có gì sai khi các dân tộc này lâm vào hoàn cảnh khó khăn nếu giảthiết trên bị bác bỏ Thực tế, ý kiến phản bác rằng các dân tộc
Trang 25này đáng bị tuyệt diệt không dựa trên bất kỳ giả thiết lịch sử nào
về thực tiễn môi trường của họ: nó dựa trên một nguyên tắc đạođức, rằng sẽ là một hành vi vô đạo đức nếu một dân tộc tướcquyền sở hữu, nô dịch hay hủy diệt một dân tộc khác
Đó là cuộc tranh luận về những vụ sụp đổ trước đây do hệsinh thái bị hủy hoại Còn về mức độ phức tạp, tất nhiên khôngphải tất cả mọi xã hội đều phải chịu chung số phận bi đát là sụp
đổ chỉ bởi những tổn hại môi trường Trước đây, một số xã hội đãsụp đổ trong khi những xã hội khác thì không Vấn đề thực sự ởđây là tại sao chỉ một số xã hội rõ ràng rất dễ bị đổ vỡ và khácbiệt giữa những xã hội này với những xã hội khác là gì? Một số
xã hội mà tôi sẽ thảo luận, như người Iceland và người Tikopia,giải quyết thành công những vấn đề môi trường cực kỳ khó khănnên họ đã tồn tại trong một thời gian dài và hiện vẫn đang pháttriển mạnh mẽ Ví dụ, khi những người Na Uy tới chiếm Iceland,lúc đầu họ thấy môi trường nơi đây rất giống với môi trường Na
Uy nhưng thực tế chúng rất khác nhau Bởi vậy họ đã vô tình tànphá phần lớn lớp đất mặt và diện tích rừng của Iceland Trongmột thời gian dài, Iceland đã từng bị coi là nước nghèo nhất vàmôi trường sinh thái bị hủy hoại nặng nề nhất châu Âu Tuynhiên, người Iceland đã rút ra những kinh nghiệm, áp dụng cácbiện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt nhất nên Iceland hiệnđang là một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầungười cao nhất thế giới Cư dân đảo Tikopia sống trên một đảonhỏ, cách xa các láng giềng nên họ buộc phải tự lập hầu như mọithứ Nhờ quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên và kiểm soát
Trang 26nghiêm ngặt dân số nên hiện hòn đảo của họ vẫn rất màu mỡ dùcon người đã đặt chân lên đây từ 3.000 năm nay Bởi vậy, cuốnsách này không phải tập hợp một chuỗi không dứt những câuchuyện đau buồn về sự sụp đổ, mà còn cả những câu chuyệnthành công thôi thúc sự học tập và làm tăng niềm lạc quan củacon người.
Hơn nữa, tôi cũng không thấy trường hợp xã hội nào sụp đổchỉ bởi những tổn hại môi trường, mà luôn phải có tác động từnhững yếu tố khác Khi dự kiến viết cuốn sách này, tôi khôngđánh giá hết những phức tạp đó, tôi ngây thơ nghĩ rằng cuốn sách
sẽ chỉ viết về những tổn hại môi trường Cuối cùng, tôi đã vạch rađược một khung gồm năm yếu tố có thể khiến một xã hội sụp đổ
và tôi đang cố tìm hiểu bất kỳ sự sụp đổ nào do môi trường Bốnyếu tố đầu là tổn hại môi trường, thay đổi khí hậu, láng giềng thùđịch và các đối tác thương mại thân thiện Trong một xã hội cụthể, những yếu tố này có hoặc không thể đóng vai trò quan trọng.Nhưng yếu tố thứ năm - cách đối phó của xã hội đối với các vấn
đề môi trường - luôn được xem là yếu tố quan trọng Thứ tự sắpxếp các yếu tố này không phải theo tầm quan trọng của chúng,
mà chỉ để thuận tiện cho trình bày mà thôi, chúng ta sẽ lần lượtxem xét cả năm yếu tố này
Như đã thảo luận, những yếu tố đầu tiên liên quan tới nhữngtổn hại mà con người vô tình gây ra cho môi trường Quy mô vàkhả năng đảo ngược những tổn hại này phụ thuộc một phần vào
Trang 27những đặc tính của con người (ví dụ mỗi năm họ chặt bao nhiêucây trên một mẫu), và một phần vào các đặc tính của môi trường(như các đặc tính quyết định số hạt giống nảy mầm trên mỗi mẫu
và tốc độ phát triển hằng năm của số cây non) Những đặc tínhmôi trường này sẽ được coi hoặc là mong manh (dễ bị tổn hại)hoặc là mau phục hồi (khả năng phục hồi sau khi bị tổn hại), vàchúng ta có thể thảo luận riêng về khả năng dễ bị tổn hại hay mauphục hồi của các cánh rừng, đất đai, của các loài cá và nhữngnguồn tài nguyên khác trong một khu vực Bởi vậy, lý do vì saochỉ một số xã hội nhất định bị sụp đổ vì môi trường, về cơ bản,
đó là do cư dân trong xã hội quá bất cẩn hoặc do một số đặc tínhmôi trường của họ quá mong manh, hoặc cả hai lý do này
Nghiên cứu tiếp theo trong khung năm điểm của tôi là yếu tốthay đổi khí hậu, một khái niệm mà hiện nay chúng ta đang cókhuynh hướng gắn với hiện tượng khí hậu toàn cầu nóng lên docon người gây ra Thực tế, khí hậu có thể nóng lên hay lạnh đi,
ẩm ướt hay hanh khô hơn, hoặc ít nhiều biến động giữa các thánghay các năm, do thay đổi của các lực lượng tự nhiên ảnh hưởngtới khí hậu mà con người không thể làm gì được Ví dụ nhưnhững thay đổi về sức nóng do Mặt trời tỏa ra, núi lửa hoạt độngphun tro bụi vào không khí, hướng của trục Trái đất thay đổi sovới quỹ đạo của nó và những thay đổi trong phân bố lục địa vàđại dương trên bề mặt Trái đất Những trường hợp thay đổi khíhậu tự nhiên thường được thảo luận nhiều nhất còn do cả hiệntượng các tảng băng lục địa trôi dạt trong Thời kỳ Băng hà bắtđầu từ hơn hai triệu năm trước, thời kỳ được gọi là Tiểu Băng Hà
Trang 28vào khoảng năm 1400 - 1800, và hiện tượng khí hậu toàn cầulạnh đi do núi lửa Mt Tambora khổng lồ của Indonesia hoạt độngvào ngày 5 tháng Tư năm 1815 Núi lửa này đã phun tro bụi vàokhí quyển nhiều tới mức làm giảm ánh sáng mặt trời chiếu xuốngTrái đất, cho tới khi tro bụi được dọn sạch Mùa hè năm 1816,hiện tượng này đã gây ra nạn đói lan tràn tới tận Bắc Mỹ và châu
Âu do thời tiết lạnh giá và sản lượng hoa màu bị giảm sút (Dovậy, năm đó còn gọi là năm không mùa hè)
Đối với các xã hội trước kia, thay đổi khí hậu thậm chí cònảnh hưởng nghiêm trọng hơn khi tuổi thọ của con người thời đóthấp và không có ghi chép về những thay đổi đó như hiện nay, dokhí hậu ở nhiều nơi trên Trái đất có khuynh hướng thay đổi khôngchỉ hằng năm mà còn trong hàng thập kỷ, chẳng hạn, sau khoảngthời gian nửa thế kỷ khô hanh là vài thập kỷ khí hậu ẩm ướt.Trong nhiều xã hội tiền sử, khoảng cách giữa các thế hệ - trungbình năm giữa năm sinh của cha mẹ với con cái - chỉ kéo dài vàichục năm Bởi vậy, vào cuối những thập kỷ khí hậu ẩm ướt hầunhư số người sống sót không còn nhớ gì về những gì đã diễn ratrong giai đoạn khí hậu hanh khô trước đó Thậm chí ngày nay,con người vẫn có xu hướng tăng sản lượng và dân số trongnhững năm khí hậu thuận lợi mà quên mất (hay như trong quákhứ là không nhận ra) rằng giai đoạn này sẽ không kéo dài Bởivậy khi giai đoạn khí hậu thuận lợi chấm dứt, xã hội mới thấyrằng dân số đã vượt quá khả năng chu cấp của mình, hay nhữngthói quen thâm căn cố đế không còn thích hợp với những điềukiện khí hậu mới (Điển hình là miền Tây hanh khô của nước Mỹ
Trang 29với chính sách sử dụng nước thoải mái ở đô thị và nông thônthường được đưa ra trong những thập kỷ khí hậu ẩm ướt) Cùngvới những khó khăn do hiện tượng thay đổi khí hậu gây ra, nhiều
xã hội trước đây còn không có các cơ chế “giảm nhẹ tai họa” đểnhập khẩu lượng lương thực dư thừa từ các vùng có khí hậukhác vào các vùng đang thiếu lương thực Tất cả những nghiêncứu này cho thấy các xã hội trước đây có nhiều nguy cơ chịu tácđộng tiêu cực từ hiện tượng thay đổi khí hậu
Khí hậu tự nhiên thay đổi có thể tạo ra những điều kiện tốthơn hoặc xấu hơn cho bất kỳ xã hội cụ thể nào của con người, vàcũng có thể tạo thuận lợi cho xã hội này nhưng lại gây tổn hại tới
xã hội khác (Ví dụ, chúng ta sẽ thấy rằng khí hậu thời kỳ TiểuBăng Hà bất lợi cho xứ Norse nhưng lại thuận lợi cho xứ Inuitcũng của Greenland) Trong lịch sử có nhiều trường hợp, một xãhội đang bị cạn kiệt tài nguyên môi trường vẫn có thể chịu đựngtổn hại chừng nào khí hậu vẫn còn thuận lợi, nhưng sau đó bị đẩytới bờ vực sụp đổ khi khí hậu trở nên hanh khô hơn, lạnh giá hơn,nóng hơn, ẩm ướt hơn hay thay đổi nhiều hơn Lúc đó liệu có thểkết luận rằng xã hội đó sụp đổ là do tác động môi trường mà conngười gây ra hay do thay đổi khí hậu gây ra? Hai kết luận đơngiản này chẳng có cái nào đúng cả Thay vào đó, nếu xã hội đókhông tự làm cạn kiệt một phần nguồn tài nguyên môi trường củamình, thì nó đã có thể vượt qua sự cạn kiệt tài nguyên do thayđổi khí hậu gây ra Ngược lại, cho dù chính xã hội đó đã làm cạnkiệt nguồn tài nguyên, nhưng nó vẫn có thể tồn tại cho tới khihiện tượng thay đổi khí hậu khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt hơn
Trang 30nữa Không thể tách riêng một yếu tố nào, sự kết hợp giữa thayđổi khí hậu và tác động môi trường rõ ràng là một đòn quyếtđịnh.
Nghiên cứu thứ ba là mối quan hệ với các láng giềng thù địch.Hầu như rất ít xã hội lịch sử có vị trí địa lý gần với các xã hộikhác để có thể quan hệ với nhau Quan hệ với các xã hội lánggiềng có thể trong tình trạng thù địch thường xuyên hoặc tạmthời Một xã hội có thể kiềm chế kẻ thù khi xã hội ấy còn hùngmạnh và chỉ chịu thất bại khi bị suy yếu vì bất kỳ lý do nào, kể cảnhững tổn hại môi trường Lý do sát nhất của sự sụp đổ là do bịxâm lược vũ trang, nhưng lý do chính – yếu tố mà khi nó thayđổi sẽ dẫn tới sự sụp đổ - phải là yếu tố đã khiến cho xã hội đósuy yếu Bởi vậy, những sụp đổ vì lý do sinh thái hay vì các lý dokhác thường bị che đậy dưới lý do thất bại quân sự
Minh chứng rõ ràng nhất về sự che đậy này chính là sự sụp
đổ của Đế chế La Mã phương Tây Do La Mã thường xuyên bịnhững tộc người dã man tấn công nên đã sụp đổ vào khoảng năm
476, năm vị vua cuối cùng của phương Tây bị phế truất Tuynhiên, thậm chí trước khi Đế chế La Mã xuất hiện đã có nhữngtộc người “dã man” sống ở Bắc Âu và Trung Á, ngoài biên giớicủa châu Âu Địa Trung Hải “văn minh”, và thi thoảng tấn côngchâu Âu “văn minh” (cũng như Trung Quốc và Ấn Độ “vănminh”) Trong thời gian hơn một ngàn năm, La Mã đã khống chếthành công những tộc người dã man, như đánh tan một đạo quân
Trang 31xâm lược lớn của người Cimbri và người Teutone khi chúng tấncông miền Bắc Italy trong trận chiến tại Campi Raudii vào năm
101 TrCN
Cuối cùng, chính những tộc người dã man chứ không phải làngười La Mã đã chiến thắng trong cuộc chiến này Vậy nguyênnhân chính dẫn tới sự thay đổi vận mệnh này là gì? Có phải donhững tộc người dã man đã tự thay đổi, như binh lính đông hơn
và được tổ chức tốt hơn? Hay họ có nhiều ngựa hơn, nhiều vũkhí tốt hơn? Hay do hiện tượng thay đổi khí hậu đã tạo điều kiệnphát triển thuận lợi cho những thảo nguyên Trung Á? Trongtrường hợp này, chúng ta sẽ cho rằng những tộc người dã manchính là nguyên nhân khiến La Mã sụp đổ Hay phải chăng nhữngtộc người dã man vẫn cũ kỹ và không hề đổi mới luôn rình rậpngoài biên giới Đế quốc La Mã, và chỉ chiến thắng khi La Mã bịsuy yếu bởi sự kết hợp của hàng loạt khó khăn về chính trị, kinh
tế, môi trường và các vấn đề khác? Trong trường hợp này, chúng
ta thấy rằng La Mã bị sụp đổ bởi chính những vấn đề của bảnthân nó, cùng với đòn kết liễu của những tộc người dã man Vấn
đề này hiện vẫn còn gây tranh cãi và về cơ bản cũng được thảoluận khi bàn về sự sụp đổ của một số xã hội khác như Đế chếKhmer, định đô tại Angkor Wat với những cuộc xâm lược củanhững láng giềng người Thái, sự suy tàn của nền văn minhHarappan ở lưu vực sông Ấn với những cuộc xâm lăng của ngườiAryan, và sự sụp đổ văn minh Mycenae của người Hy Lạp vànhững xã hội Địa Trung Hải thời kỳ đồ Đồng với những cuộc xâmlăng của hải tặc
Trang 32Yếu tố thứ tư trái ngược với yếu tố thứ ba: sự hỗ trợ củanhững láng giềng hữu nghị bị suy thoái, hoàn toàn trái ngược vớinhững cuộc tấn công liên tiếp của các láng giềng thù địch Tronglịch sử, hầu như chỉ một vài xã hội có cả đối tác thương mại hữunghị và cả những kẻ thù ở ngay bên cạnh mình Thông thường,
kẻ thù và đối tác đều là một và chính là nước láng giềng với quan
hệ lúc tốt, lúc xấu tùy thuộc vào sự hữu nghị hay thù địch Hầuhết các xã hội đều phụ thuộc vào các nước láng giềng hữu nghị ởmột mức độ nào đó, hoặc để nhập khẩu các loại hàng hóa thươngmại thiết yếu (như ngày nay Mỹ nhập khẩu dầu lửa, Nhật Bảnnhập khẩu dầu lửa, gỗ và hải sản), hoặc có những ràng buộc vănhóa gắn liền với xã hội (như Australia “nhập khẩu” bản sắc vănhóa từ Anh cho mãi tới gần đây mới chấm dứt) Bởi vậy xuất hiệnnguy cơ, nếu đối tác thương mại của bạn bị suy yếu bởi bất kỳ lý
do nào (kể cả những tổn hại môi trường) và không còn tiếp tụccung cấp các mặt hàng thiết yếu hay quan hệ văn hóa, thì chắcchắn xã hội của bạn cũng sẽ suy yếu theo Đây là một vấn đềquen thuộc với thế giới ngày nay bởi Thế giới thứ nhất phụ thuộcvào nhập khẩu dầu lửa từ Thế giới thứ ba, nơi bất ổn về chính trị
và sinh thái, dễ bị tác động và từng áp dụng lệnh cấm vận dầu lửađối với Mỹ vào năm 1973 Những vấn đề tương tự cũng từngxuất hiện trong các xã hội trước đây như xứ Norse của
Greenland, Pitcairn của Iceland và những xã hội khác
Yếu tố cuối cùng trong khung năm điểm của tôi chính là cách
Trang 33đối phó của xã hội với các vấn đề của mình, cho dù đó có phải làvấn đề môi trường hay không Cùng một vấn đề nhưng các xã hộikhác nhau có những cách đối phó khác nhau Ví dụ, phá rừngxuất hiện trong nhiều xã hội trước đây, trong khi New Guinea Caonguyên, Nhật Bản, Tikopia và Tonga quản lý rừng thành công vàtiếp tục phát triển thịnh vượng thì đảo Phục Sinh, Mangareva và
xứ Norse Greenland lại thất bại và sụp đổ Chúng ta có thể hiểunhững hậu quả trái ngược này như thế nào? Cách đối phó củamột xã hội phụ thuộc vào thể chế chính trị, kinh tế, xã hội vànhững giá trị văn hóa của nó Những thể chế và giá trị này ảnhhưởng tới cách xã hội xử lý (hay thậm chí cố gắng xử lý) vấn đềcủa mình như thế nào Trong cuốn sách, chúng tôi sẽ áp dụngkhung năm điểm này khi thảo luận về các xã hội trước đây đã sụp
đổ hay tiếp tục phát triển
Tất nhiên, tôi cũng muốn nói thêm rằng, cũng như các yếu tốthay đổi khí hậu, xã hội láng giềng thù địch và các đối tác thươngmại có thể hoặc không thể góp phần làm một xã hội sụp đổ, thìyếu tố tổn hại môi trường cũng có thể hay không thể góp phầnlàm nên điều đó Sẽ là ngớ ngẩn khi cho rằng tổn hại môi trườngphải là yếu tố chủ chốt trong mọi vụ sụp đổ, như sự sụp đổ củaLiên bang Xô Viết là một minh chứng mới và việc La Mã hủy diệtCarthage vào năm 146 TrCN là một minh chứng cũ Nhưng hiểnnhiên rằng chỉ riêng các yếu tố quân sự hay kinh tế là có thểkhiến xã hội sụp đổ Bởi vậy, tiêu đề đầy đủ của cuốn sách nàyphải là “Sự sụp đổ của xã hội có liên quan tới yếu tố môi trường,
và trong một số trường hợp còn có sự góp phần của hiện tượng
Trang 34thay đổi khí hậu, xã hội thù địch và các đối tác thương mại, cộngvới những vấn đề về sự đối phó của xã hội” Giới hạn này vẫnmang lại cho chúng ta nhiều bằng chứng mới và cũ để nghiêncứu.
Ngày nay, những vấn đề về tác động tới môi trường của conngười đang gây tranh cãi và các ý kiến có khuynh hướng phânhóa thành hai trường phái đối lập Trường phái thứ nhất, được gọi
là “các nhà môi trường” hay “thân môi trường”, cho rằng các vấn
đề môi trường của chúng ta hiện đang rất nghiêm trọng và rất cầnđược chỉ rõ, và rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện naykhông thể duy trì lâu dài Trường phái thứ hai thì cho rằng cácnhà môi trường lo lắng thái quá, vô căn cứ, tăng trưởng kinh tế vàdân số sẽ tiếp tục được duy trì và phát triển Không thể tìm mộtcái tên ngắn gọn cho trường phái thứ hai nên tôi gọi đó là trườngphái “phi môi trường” Những quan điểm của họ xuất phát từ giớicác tập đoàn tài chính và kinh tế lớn, nhưng công thức “phi môitrường” = “thân kinh doanh” là không chính xác Nhiều thươngnhân tự coi mình là những nhà môi trường và nhiều người chỉtrích các quan điểm của các nhà môi trường lại không thuộc giớicác tập đoàn tài chính lớn Khi viết cuốn sách này, tôi sẽ đặt mình
ở đâu giữa hai trường phái này?
Một mặt, từ khi mới bảy tuổi, tôi đã làm công việc theo dõinhận dạng các loài chim Chuyên môn của tôi là nghiên cứu sinhvật học, và từ 40 năm nay tôi nghiên cứu các loài chim rừng
Trang 35nhiệt đới ở New Guinea Tôi quý các loài chim, thích ngắm nhìnchúng và thích được sống trong rừng nhiệt đới Tôi cũng yêu quýcác loài thực vật, động vật và các môi trường sống khác cũngnhư coi trọng chúng vì những lợi ích của chúng Tôi cũng đã rất
nỗ lực để bảo tồn các loài sinh vật và môi trường thiên nhiên ởNew Guinea và những nơi khác Hơn 10 năm qua, tôi là Giám đốcchi nhánh của tổ chức Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) ở
Mỹ, một trong những tổ chức môi trường quốc tế lớn nhất thếgiới với những mục tiêu môi trường mang tầm thế giới Tất cảnhững điều này khiến tôi bị phái phi môi trường chỉ trích là “kẻgieo rắc hoang mang”, “Diamond chỉ thuyết giảng những điều tốităm và bất hạnh”, “thổi phồng rủi ro” và “coi trọng cây cối hơnnhu cầu của con người.” Nhưng mặc dù yêu quý các chú chimNew Guinea, tôi cũng rất yêu vợ con, bạn bè tôi, yêu người NewGuinea và những dân tộc khác Tôi quan tâm tới các vấn đề môitrường nhiều hơn bởi tôi biết chúng có tầm quan trọng to lớn vớicon người hơn là với các loài chim
Mặt khác, tôi cũng có nhiều sự từng trải, mối quan tâm, đã vàđang thực hiện nhiều công việc liên quan tới các tập đoàn kinh tế
và các tổ chức khác trong xã hội chúng ta hiện đang khai tháccác nguồn tài nguyên môi trường và thường bị coi là những ngườichống môi trường Khi còn niên thiếu, tôi từng làm việc như mộtngười lớn trong một trang trại chăn nuôi lớn ở Montana Giờ đâykhi đã trưởng thành và làm cha, tôi vẫn thường xuyên đưa vợ contới nghỉ hè ở đó Tôi cũng từng làm việc trong một nhóm thợ mỏkhai thác đồng ở Montana trong một mùa hè Tôi yêu Montana và
Trang 36những người bạn làm việc ở các trang trại, tôi hiểu, ngưỡng mộ
và thông cảm với công việc sản xuất nông nghiệp cũng như lốisống của họ và tôi kính tặng họ cuốn sách này Những năm gầnđây, tôi có nhiều cơ hội quan sát và trở nên quen thuộc với cáccông ty khai thác lớn trong các ngành công nghiệp mỏ, lâmnghiệp, đánh bắt cá, và dầu khí Bảy năm qua, tôi làm công tácgiám sát tác động môi trường tại khu khai thác dầu khí lớn nhấtPapua New Guinea bởi các công ty dầu khí cam kết với tổ chứcĐộng vật Hoang dã Thế giới tiến hành đánh giá các tác động môitrường một cách độc lập Tôi thường xuyên tới thăm những khukhai thác của họ và trò chuyện với rất nhiều nhà quản lý cũngnhư với các nhân viên, và tôi hiểu quan điểm cũng như nhữngkhó khăn riêng của họ
Trong khi những mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn kinh
tế giúp tôi có cái nhìn rõ hơn về những tổn hại môi trường mà họgây ra, thì tôi cũng hiểu biết hơn về lợi ích của các tập đoàn khi
áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và hiệuquả hơn cả các công viên quốc gia Tôi quan tâm tới nguyên nhântạo ra sự khác biệt trong chính sách môi trường của các ngànhkinh doanh Đặc biệt, việc tôi tham gia làm việc với các công tydầu lửa lớn khiến một số nhà môi trường lên án tôi với những từngữ như: “Diamond đã bán chúng ta cho các tập đoàn”, “ông tachung chạ với các tập đoàn”, hay “ông ta bán mình cho các công
ty dầu lửa”
Trang 37Thực tế, tôi không làm việc cho các tập đoàn kinh tế, và tôi
mô tả trung thực những gì mình thấy trên đất đai của họ, mặc dùtôi tới thăm với tư cách là một vị khách Ở một số nơi, tôi đã thấycác công ty dầu lửa và các công ty lâm nghiệp tàn phá môitrường và tôi đã nói đúng như vậy Ở nơi khác, tôi thấy họ rấtthận trọng và tôi cũng đã nói vậy Quan điểm của tôi là, nếu cácnhà môi trường không tự nguyện hợp tác với các tập đoàn, hiệnđang là lực lượng mạnh nhất thế giới hiện đại, thì họ sẽ không thểgiải quyết các vấn đề môi trường của thế giới Bởi vậy, tôi viếtcuốn sách này trên quan điểm trung dung, với những hiểu biết cả
về các vấn đề môi trường lẫn thực tiễn kinh doanh
Làm thế nào để nghiên cứu “một cách khoa học” về sự sụp
đổ của các xã hội? Khoa học thường bị bóp méo là “những trithức được thu thập qua tiến hành những thí nghiệm có kiểm soát,lặp đi lặp lại trong phòng thí nghiệm” Thực ra, khoa học là điều
gì đó lớn hơn nhiều: nó là sự thu thập các tri thức đáng tin cậy vềthế giới Trong một số lĩnh vực như hóa học và sinh học phân tử,những thí nghiệm có kiểm soát, được lặp đi lặp lại trong phòngthí nghiệm có thể và tới giờ vẫn là các phương tiện đáng tin cậynhất để thu thập kiến thức Chuyên môn chính của tôi là haingành này, tôi có bằng cử nhân sinh hóa và bằng tiến sĩ sinh lýhọc Từ năm 1955 - 2002, tôi chuyên nghiên cứu thực nghiệmsinh lý học trong phòng thí nghiệm, ở Đại học Harvard và saunày ở Đại học California tại Los Angeles
Trang 38Năm 1964, khi bắt tay nghiên cứu các loài chim sống trongcác khu rừng nhiệt đới tại New Guinea, lập tức tôi vấp phải khókhăn là làm sao thu thập được những kiến thức xác thực màkhông cần tiến hành những thí nghiệm có kiểm soát, được lặp đilặp lại, bất kể là ở trong phòng thí nghiệm hay ở ngoài trời Sẽ làkhông khả thi, bất hợp pháp hay vô đạo đức nếu thu thập kiếnthức về các loài chim bằng những thí nghiệm tiêu diệt hay làmgiảm số chim trong một khu vực trong khi số chim ở khu vựckhác không bị ảnh hưởng Tôi đã phải vận dụng các phương phápkhác nhau Những vấn đề tương tự về phương pháp luận cũngxuất hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành sinh học dân
số, cũng như trong thiên văn học, dịch tễ học, địa chất học và cổsinh vật học
Giải pháp thông thường là áp dụng cái gọi là “phương pháp sosánh” hay “thí nghiệm tự nhiên”, như so sánh sự khác nhau củacác hoàn cảnh tự nhiên với biến số mà bạn quan tâm Ví dụ, khitôi là nhà điểu học, tôi quan tâm tới những tác động của loài chimhút mật Melidectes có chỏm lông đầu màu nâu vàng của NewGuinea tới số lượng các loài chim hút mật khác Tôi so sánh cácloài chim trên núi và thấy chúng tương đối giống nhau ngoại trừmột số loài có tác động rõ ràng tới số chim hút mật Melidectes,trong khi một số khác thì không Tương tự, trong các cuốn TheThird Chimpanzee: The Evolution and Future of the HumanAnimal (tạm dịch: Loài tinh tinh thứ ba: Sự tiến hóa và tương laicủa loài người) và Why is Sex Fun?: The Evolution of HumanSexuality (tạm dịch: Tại sao tình dục lại thú vị? Cuộc cách mạng
Trang 39giới tính của con người) đã so sánh các loài động vật khác nhau,đặc biệt là các bộ động vật có tay khác nhau, nhằm tìm ra lý do
vì sao phụ nữ (không như giống cái của các loài động vật khác)lại trải qua thời kỳ mãn kinh và không có dấu hiệu rõ ràng của sựrụng trứng Tại sao đàn ông lại có dương vật tương đối lớn (theotiêu chuẩn động vật), và tại sao con người thường sinh hoạt tìnhdục ở nơi kín đáo (chứ không công khai như phần lớn các loàiđộng vật khác) Có hẳn một tài liệu khoa học đồ sộ về những khókhăn của phương pháp so sánh này, và cách tốt nhất để khắcphục những khó khăn đó Đặc biệt là trong các môn khoa họcliên quan tới lịch sử (như tiến hóa sinh vật học và lịch sử địa chấthọc), những môn không thể vận dụng các thí nghiệm về quá khứ,con người không có chọn lựa nào khác ngoại trừ phủ nhận nhữngthí nghiệm trong phòng thí nghiệm để thừa nhận những thínghiệm tự nhiên
Cuốn sách này sử dụng phương pháp so sánh để tìm hiểunhững xã hội bị sụp đổ phần nào do tác động của các vấn đề môitrường Cuốn sách trước của tôi (cuốn Guns, Germs, and Steel:The Fates of Human Societies [tạm dịch: Súng, vi trùng và thép:Định mệnh của xã hội loài người]) áp dụng phương pháp so sánh
để giải quyết một vấn đề ngược lại hoàn toàn, đó là: khả năng xâydựng các xã hội loài người trên các lục địa khác nhau trong suốthơn 13.000 năm qua Còn cuốn này chú trọng vào sự sụp đổ hơn
là sự xây dựng của các xã hội, tôi so sánh sự khác nhau giữanhiều xã hội hiện tại với các xã hội trước đây về mức độ dễ tổnhại của môi trường, quan hệ với các xã hội láng giềng, thể chế
Trang 40chính trị và những biến số “đầu vào” khác, là điều kiện ảnhhưởng tới sự ổn định của một xã hội Những biến số “đầu ra”giúp tôi xác định xã hội đó sụp đổ hay tồn tại, và hình thái sụp đổnếu một vụ sụp đổ xảy ra Bằng việc liên kết các biến số đầu ravới các biến số đầu vào, tôi muốn vạch ra ảnh hưởng của nhữngbiến số đầu vào tới các vụ sụp đổ.
Có thể áp dụng phương pháp định lượng này một cách toàndiện và chính xác đối với sự sụp đổ do phá rừng trên các đảoThái Bình Dương Cư dân Thái Bình Dương thời kỳ tiền sử tànphá rừng trên những hòn đảo của mình ở những mức độ khácnhau, từ mức độ nhẹ cho tới chặt phá toàn bộ, gây ra những hậuquả xã hội khác nhau, từ tồn tại trong thời gian dài cho tới bị sụp
đổ hoàn toàn, cư dân tuyệt diệt Tôi và đồng nghiệp Barry Rolettphân loại 81 hòn đảo Thái Bình Dương theo mức độ phá rừngtrên quy mô số học Chúng tôi cũng phân loại giá trị của chínbiến số đầu vào (như lượng mưa, sự cô lập và mức độ phục hồi
độ màu của đất) là điều kiện ảnh hưởng tới sự phá rừng Bằngmột phân tích thống kê, chúng tôi có thể tính toán được ảnhhưởng của mỗi biến số đầu vào tới hậu quả phá rừng Một thínghiệm so sánh khác có thể áp dụng với Bắc Đại Tây Dương, nơihải tặc Địa Trung Hải từ Na Uy xâm chiếm sáu hòn đảo và lãnhthổ có những ưu thế khác nhau trong sản xuất nông nghiệp, giaothương với Na Uy, và những biến số đầu vào khác Những hònđảo này cũng chịu các hậu quả khác nhau, từ nhanh chóng bị bỏhoang cho tới cư dân tuyệt diệt sau 500 năm hoặc tiếp tục pháttriển sau 1.200 năm Ngoài ra còn có thể đưa ra những so sánh