2
Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1.1. Khái niệm thị trường tiền tệ: “Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn có kỳ hạn dưới một năm, là nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho nền kinh tế” (Nhập môn tài chính tiền tệ-Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008: 371). Nhìn vào quá trình phát triển thì thị trường liên ngân hàng là hình thức cổ điển của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, điều hòa vốn giữa các ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng nhằm khai thông khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Nếu xét theo chiều ngang thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các ngân hàng thưong mai, các tổ chức tín dụng. Nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ giữa ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại qua con đường tái chiết khấu . Ở nước ta, thị trường tiền tệ mới hình thành, công cụ giao dịch trên thị trường tiền tệ còn ít nên luật pháp cho phép các giấy tờ có giá dài hạn được phép giao dịch trên thị trường tiền tệ. Theo điều 9, luật sửa đổi một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước (2003) định nghĩa: “Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá, bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác”. 1.2. Phân loại thị trường tiền tệ: Phân loại thị trường tiền tệ được dựa trên một số tiêu thức sau: 1.2.1. Phân loại theo cơ cấu tổ chức : Thị trường tiền tệ bao gồm: Thị trường tiền tệ cổ điển: là thị trường vay vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng (TCTD) đặt dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương (NHTW). Hàng ngày, tại đây hình thành lãi suất chỉ đạo thị trường tiền tệ, như: lãi suất LIBOR trên thị trường tiền tệ London (London Inter Banking Offered rate), lãi suất PIBOR trên thị trường tiền tệ Paris (Paris Inter Banking Offered rate), SIBOR (thị trường tiền tệ Singapore)… Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 2 Thị trường tiền tệ mới: đây là thị trường các trái phiếu ngắn hạn, cơ cấu của nó gồm 2 cấp: • Thị trường tiền tệ sơ cấp: là thị trường tiền tệ chuyên phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn lần đầu. • Thị trường tiền tệ thứ cấp: là thị trường tiền tệ tổ chức mua bán lại các trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp. • Thị trường mở (Openmarket operation): là thị trường mua bán các loại chứng khoán nhà nước ngắn hạn như: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, . nhằm điều tiết cung cầu tiền tệ trong nền kinh tế. Tức thông qua thị trường mở, NHTW có thể làm cho “tiền dự trữ” của các ngân hàng thương mại (viết tắt NHTM) tăng lên hoặc giảm xuống, từ đó tác động đến khả năng cung cấp tín dụng của NHTM làm ảnh hưởng đến khối lượng tiền tệ của nền kinh tế. 1.2.2. Phân loại theo đối tượng tham gia: Thị trường tiền tệ bao gồm: - Thị trường tín dụng ngắn hạn giữa các NHTM (hay thị trường liên ngân hàng – Interbank): Thị trường này dưới sự điều hành của NHTW nhằm mục đích điều tiết vốn trong hệ thống NHTM đồng thời tạo điều kiện cho NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. - Thị trường các công nợ ngắn hạn như : tín phiếu kho bạc, thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, các khế ước cho vay, … bao gồm cả thị trường phát hành và thị trường lưu thông, thị trường này biểu hiện cho sự phát triển thị trường tiền tệ. - Thị trường hối đoái: là thị trường giao dịch các loại ngọai tệ và các phương tiện thanh tóan có giá trị ngoại tệ, là một bộ phận quan trọng trong kết cấu thị trường tiền tệ. Thị trường ngọai hối mang đặc trưng là tính quốc tế cao, hoạt động của nó đáp ứng những nhu cầu về thương mại, đầu tư ngắn hạn trên bình diện quốc tế, đặc biệt là tạo điều kiện can thiệp của NHTW nhằm đảm bảo sức mua đối ngoại của đồng ti ền quốc gia. Công cụ hoạt động thị trường hối đoái, gồm: hợp đồng giao ngay (Spot), hợp đồng hoán đổi (Swap), hợp đồng kỳ hạn (Forward), hợp đồng quyền chọn (Option)…. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 3 nhờ đó đáp ứng được phần lớn nhu cầu ngoại tệ cho các đơn vị, tổ chức và làm cho thị trường ngoại hối trở nên nhộn nhịp hơn. 1.3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ: Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng là hình thức sơ khai của thị trường tiền tệ hoạt động với mục đích cân đối, điều hòa vốn giữa các NHTM với các TCTD nhằm khai thông khả năng thanh toán cho các TCTD. Vì vậy, nếu xét theo chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM, các TCTD. Còn nếu xét theo chiều dọc, thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa NHTW và NHTM qua con đường tái chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực thi chính sách tiền tệ. Ngày nay, quy mô họat động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm vi điều tiết vốn, theo đó các chủ thể tham gia trên thị trường đa dạng hơn. Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ bao gồm: − Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD khác… Việc đầu tư nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường này có độ rủi ro thấp, do trong thời gian ngắn giá cả chứng khoán biến động không đáng kể. − Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM, các đơn vị kinh tế khác, kho bạc nhà nước . Thông qua thị trường tiền tệ, các chủ thể này có thể thu hút được nguồn vốn ngắn hạn dễ dàng và chi phí thấp. − Chủ thể trung gian môi giới, vừa đi vay và vừa cho vay như: NHTM, Công ty chuyên môi giới. 1.4. Các công cụ của thị trường tiền tệ: − Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng: Phát hành với mệnh giá lớn, người gửi có thể thương lượng lãi suất với các ngân hàng. − Tín phiếu kho bạc: do kho bạc phát hành nhằm mục đích cân đối tiền mặt của ngân sách nhà nước. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 4 − Thương phiếu: do các công ty lớn có uy tín phát hành trong quá trình mua bán chịu hàng hóa, thời gian ngắn( tối đa một năm) − Chấp nhận thanh toán của ngân hàng: Do các doanh nghiệp phát hành được bảo lãnh của ngân hàng. − Hợp đồng mua bán lại (REPO):Đây là một thỏa thuận mua bán, theo đó người bán đống ý mua lại chứng khoáng theo giá thỏa thuận với thời gian được ấn định . 1.5. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ: 1.5.1. Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn: Nghiệp vụ này diễn ra chủ yếu giữa các NHTM, xuất phát từ họat động kinh doanh tiền tệ, tại một thời điểm nhất định một số NHTM tạm thời thừa vốn trong khi đó một số NHTM khác rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời. Do đó để đảm bảo cho khả năng thanh toán, quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM diễn ra thông qua các hình thức sau: - Cho vay bằng tiền mặt: Nếu căn cứ vào nhu cầu và thời hạn trên thị trường tiền tệ có thể gặp các loại tín dụng như tín dụng hàng ngày (cho vay từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau); tín dụng theo yêu cầu (cấp vô thời hạn) không quy định rõ thời hạn trả nợ nhưng chủ nợ có thể xóa nợ bất cứ lúc nào, tín dụng cuối kỳ ( được cấp vào thời điểm cuối tháng hay cuối năm); tín dụng có kỳ hạn ( tùy theo thỏa thuận giữa đôi bên) Khi NHTM thiếu hụt vốn tạm thời, có thể đi vay tại một NHTM khác đang thừa vốn tạm thời tại thời điểm đó để đảm bảo khả năng thanh toán. Giao dịch liên ngân hàng chủ yếu dưới hình thức tín chấp hoặc đảm bảo bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay - Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá: Khi có nhu cầu lớn về vốn, các NHTM đã vay các TCTD khác nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì NHTW có thể hỗ trợ bằng các nghiệp vụ sau: • Tái chiết khấu chứng từ có giá: Ngân hàng thương mại sẽ đem những chứng từ có giá mà trước đây đã chiết khấu cho khách hàng đến ngân hàng trung ương để xin chiết khấu lại. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 5 • Bảo chứng lại: Đây cũng là nghiệp vụ cho vay vốn của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng thương mại trên cơ sở đảm bảo bằng chứng từ có giá mà trước đó ngân hàng thương mại đã cho khách hàng vay dưới hình thức cầm cố . 1.5.2. Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn: Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp. Nghiệp vụ này phát sinh trong trường hợp một số chủ thể kinh tế cần bổ sung vốn bằng tiền của mình nên phát hành một lượng trái phiếu ngắn hạn ra thị trường, trong khi một số chủ thế khác đang muốn sinh lợi cho khoản vốn nhàn rỗi của mình bằng con đường kinh doanh trên thị trường tiền tệ, họ sẽ mua bán trái phiếu ngắn hạn. Ở nghiệp vụ này, ngoài trái phiếu ngắn hạn thì còn có kỳ phiếu thương mại, khế ước nợ, kỳ phiếu ngân hàng, các lọai thư tín dụng…. Và đặc biệt là họat động của thị trường mở - thực hiện việc mua bán ngắn hạn dưới 1 năm các giấy tờ có giá trị như tín phiếu, trái phiếu kho bạc. Thông qua nghiệp vụ này, NHTW điều tiết cung cầu về tiền tệ: tùy theo mục tiêu từng thời kỳ mà NHTW bơm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông. Do đó nghiệp vụ này xem như một trong những công cụ quan trọng để ngân hàng trung ương điều tiết cung-cầu về tiền tệ. Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM. Tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàng thương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư . Tuy nhiên tham gia là thành viên của thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thị trường mở . thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTM NN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, một số công ty bảo hiểm . Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tập trung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương. Theo đó, dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế, từ tháng 6-2002, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trước đó. Hàng tháng Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất cơ bản, vẫn quy định lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu; cùng với lãi suất nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, lãi suất thị trường mở, lãi suất thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc nhà nước tác động vào lãi suất thị trường, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng. Tác động vào lãi suất còn có công cụ dự trữ bắt buộc. Khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, có tác động làm tăng chi phí đầu vào của các TCTD. Do đó hoặc là các TCTD giữ nguyên lãi suất huy động vốn thì phải tăng lãi suất cho vay; hoặc là đồng thời vừa phải tăng lãi suất cho vay, vừa phải tăng lãi suất huy động vốn. Công cụ điều hành tỷ giá cũng có tác động vào lãi suất của các TCTD trên thị trường tiền tệ, nhưng không rõ nét. Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các TCTD, với cơ chế điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợp với thông lệ quốc tế, các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng được chủ động trong các hoạt độ ng huy động vốn và cho vay của mình, tham gia tích cực, năng động và Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 7 cạnh tranh mạnh mẽ với nhau trên thị trường tiền tệ, theo đó, nó cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển. Thực trạng các thị trường trong thị trường tiền tệ cũng là một vấn đề đáng quan tâm: 2.1. Thị trường liên ngân hàng: Thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời năm 1993 dưới hình thức là một thị trường tập trung có tổ chức qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và gắn liền với các trung tâm thanh toán bù trừ (Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội). Từ năm 1997, hoạt động của thị trường diễn ra theo hình thức các ngân hàng trực tiếp vay mượn lẫn nhau không thực hiện thông qua NHNN. Các Ngân hàng thỏa thuận phương thức giao dịch, thời hạn, lãi suất cũng như điều kiện bảo đảm tiền vay dựa trên mức độ tín nhiệm và có sự tham gia tích cực của NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Đến nay, phần lớn các giao dịch liên ngân hàng được thực hiện dưới các hình thức tín chấp, bảo đảm bằng số dư tiền gửi đối ứng tại ngân hàng cho vay; thậm chí một số ngân hàng đã thực hiện quan hệ vay mượn dưới hình thức gửi tiền lẫn nhau. 2.1.1. Thành tựu: Qua 17 năm thành lập thị trường liên ngân hàng đã đóng góp những thành tựu đáng kể vào thị trường tiền tệ của nước ta: - Số lượng thành viên và doanh số hoạt động trên thị trường liên ngân hàng đã tăng đáng kể, phương thức giao dịch của thị trường ngày càng đổi mới, hầu hết các giao dịch đều thực hiện qua mạng, thời hạn của các giao dịch khá linh hoạt (qua đêm, 1 tu ần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng). Hiện nay, gần 30 NHTM đã thực hiện giao dịch vốn liên ngân hàng (gửi tiền/cho vay và nhận tiền gửi/đi vay) thông qua hệ thống của Hãng Reuters. Hãng Reuters đã xây dựng được trang lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VNIBOR) trên cơ sở chào giá hàng ngày của một số ngân hàng. - Doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm. Kết quả trên đã chứng minh thị trường nội tệ liên ngân hàng đã thực hiện được vai trò điều tiết Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 8 vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam giữa các ngân hàng, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các TCTD an toàn, hiệu quả. - Việc NHNN điều hành linh hoạt tỷ giá USD/VND (điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch USD/VND bình quân thị trường liên ngân hàng, tăng biên độ tỷ giá giữa VND với USD từ +3%(ngày 07/11/2008) lên +5%(ngày 24/03/2009) hoặc giảm +3% (ngày 25/11/2009) đối với giao dịch mua bán của các NHTM); can thiệp mua bán ngoại tệ và thực hiện các biện pháp chống đầu cơ ngoại tệ ; bán ngoại tệ hỗ trợ nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu đảm bảo ổn định sản xuất và đời sống đã góp phần điều hoà ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 2.1.2. Hạn chế: Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng thị trường liên ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế cần hoàn thiện. Đó là: - Cũng do tình trạng thiếu hụt đồng Việt Nam, nên có thời điểm lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường nội tệ liên ngân hàng đã lên tới 12%/năm, thậm chí có thời điểm lên tới 18%/năm, cao hơn lãi suất cho khách hàng vay vốn. NHNN thông qua nghiệp vụ thị trường mở mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn cung ứng hơn 10.000 tỷ đồng cho các NHTM, nhưng không thấm gì so với nhu cầu khan hiếm tiền đồng Việt Nam hiện nay của thị trường tiền tệ. Cũng chính do tình trạng đó, nên hiện nay các NHTM đang đẩy mạnh huy động vốn trong nền kinh tế bằng nhiều biện pháp khác nhau, như tăng chi phí khuyến mãi, tăng lãi suất, từ đ ó tạo áp lực tăng lãi suất cho vay và từ đó góp phần tạo thêm áp lực gia tăng lạm phát. - Trên thị trường liên ngân hàng, phần lớn các NHTM cổ phần nhỏ (có quy mô vốn thấp, hoạt động dịch vụ kém phát triển và chủ yếu là kinh doanh tín dụng) thường là các ngân hàng đi vay. Trong khi đó nhóm các ngân hàng này cũng chính là các ngân hàng có dư nợ tín dụng lớn hơn so với tổng huy động vốn, tỷ lệ dư nợ tín dụng so với t ổng huy động vốn cao hơn 100%, thậm chí có NHTM cổ phần tỷ lệ này trên 200%. Một bộ phận vốn sử dụng cho vay khách hàng và nền kinh tế được các tổ chức tín dụng này vay từ thị trường liên ngân hàng. Cùng với hiệu ứng nhu cầu vốn dịp Tết Nguyên đán đã làm nóng thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ trên địa bàn trong thời gian qua. Đồng thời một bộ phận các NHTM cổ phần lớn (quy mô vốn lớn, dịch vụ phát triển mạnh, quản lý Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 9 tốt) sử dụng vốn hợp lý hơn, cơ cấu nguồn và cơ cấu tín dụng hợp lý (dư nợ tín dụng so với tổng huy động vốn dưới 100%, có ngân hàng chỉ khoảng 50%-60%) – thường là các ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Chính việc quan hệ một chiều (các ngân hàng thường xuyên cho vay và nhóm các ngân hàng thường xuyên đi vay) cũng tạo ra những hạn chế nhất định trong quan hệ trên thị trường liên ngân hàng, làm xuất hiện hiện tượng "kinh doanh" quá mức ngay trên thị trường này. Trong một số trường hợp lãi suất đẩy lên quá cao vì nhu cầu thanh khoản và các ngân hàng đi vay không có sự lựa chọn nào khác. - Ngay sau khi NHNN hủy bỏ trần lãi suất huy động 12%/năm và thay bằng trần lãi suất cho vay 18%/năm (150% của lãi suất cơ bản vừa được nâng lên 12%/năm), tất cả các NHTM, kể cả các NHTM quốc doanh, đều đồng loạt liên tiếp tăng lãi suất huy động và tăng cường vay mượn trên thị trường liên ngân hàng (có lúc lên tới 20%/năm) để đối phó với tình trạng khó khăn về thanh khoản. Biểu 1: Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm năm 2008 - Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng chưa phản ánh chính xác quan hệ cung cầu và xu hướng vận động của thị trường tiền tệ. - Vai trò của NHNN trong việc thu thập thông tin diễn biến thị trường liên ngân hàng và tham gia điều tiết thị trường khá mờ nhạt, đặc biệt là cơ chế xử lý trong trường hợp cung lớn hơn cầu vốn trên thị trường. 2.2. Thị trường các công cụ nợ ngắn hạn: 2.2.1. Thành tựu: Thị trường tiền tệ Việt Nam – Thực trạng và giải pháp Nhóm 13 Trang 10 - Trong 5 năm qua, từ 2001 đến 2005, nghiệp vụ phát hành TPKB qua Ngân hàng Nhà nước không ngừng phát triển và đạt được kết quả rất khả quan với khối lượng phát hành không ngừng tăng (năm 2002 tăng 215%; năm 2003 tăng 189% … và trong năm 2005 tăng 14% so với năm 2004). Tính từ năm 2001 đến hết năm 2005, tổng số tiền đã huy động qua NHNN là 85.269,4 tỷ đồng và 14.500.000 USD. - Ngày 6/10/2008, Kho bạc Nhà nước phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu 1.000 tỷ đồng tín phiếu kho bạc đợt 11/2008 với kỳ hạn 364 ngày. - Từ ngày 20/10 đến hết ngày 18/12/2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) đã phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng Việt Nam đồng nhằm thu hút thêm nguồn vốn phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh doanh của Maritime Bank trong thời gian tới. Chứng chỉ tiền gửi do Maritime Bank phát hành đợt này có mệnh giá tối thiểu là 1 triệu đồng và có hai loại kỳ hạn là 3 tháng hoặc 6 tháng. Tổng mệnh giá của đợt phát hành là 1000 tỷ đồng. - Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) đã phát hành kỳ phiếu VND và USD đợt I/2008, với tổng số tiền phát hành 2.000 tỷ đồng (6/6/2008 - 6/8/2008). - Sự thành công của TTM đã thu hút ngày càng nhiều TCTD tham gia. Nếu năm 2007, TTM có 44 thành viên thì năm 2008 đã tăng lên 56 TCTD; trong đó có 35 TCTD có giao dịch thường xuyên trên TTM, tăng 66,67% so với năm trước. Đặc biệt, nếu trước đây các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ tham gia giao dịch bán GTCG thì nay đã tham gia cả mua và bán. - Doanh số mua bán giấy tờ có giá (GTCG) trên thị trường mở tăng nhanh qua các năm. Những năm gần đây, tốc độ này đạt trên 200%. Bảng 1. Tổng doanh số trúng thầu OMO qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Khối lượng trúng thầu theo các phương thức giao dịch Năm thực hiện Số phiên thực Mua kỳ hạn Mua hẳn Bán kỳ hạn Bán hẳn Tổng cộng