Đồng thời là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của những chuyên gia kinh tế hàng đầu như ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ông Nguyễn Sĩ Dũng – Phó chủ nhiệm
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VƯƠNG TÖ NGỌC
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
“CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CEO”
LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội – 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
VƯƠNG TÖ NGỌC
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
“CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CEO”
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân Các kết quả nghiên cứu, khảo sát, số liệu công bố trong Luận văn là hoàn toàn chính xác và trung thực, không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã công bố trong và ngoài nước, nếu sai phạm, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn
Vương Tú Ngọc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới đến các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền thông – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành được luận văn này
Tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, hết lòng động viên khích lệ, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin trân trọng được cảm ơn Ban lãnh đạo Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia cùng toàn thể cán bộ nhân viên công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu và tiến hành nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin được trân trọng gửi tới những người thân trong gia đình, người bạn lớn của tôi lời cảm ơn sâu sắc nhất Sự động viên, hậu thuẫn và ủng hộ vô điều kiện của gia đình và người thân đã giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn
Xin trân trọng cảm ơn !
Hà nội, Ngày 18 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận văn
Vương Tú Ngọc
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH MINH HOẠ 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH .…….……….……… 12
1.1 Một số vấn đề lý luận về truyền hình ……….……….……… 12
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài ……… ……… 12
1.1.2 Một số định dạng chương trình liên quan đến đề tài ……… 17
1.1.3 Yếu tố sân khấu trong các chương trình truyền hình……… 24
1.2 Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại VTV …….… 26
1.3 Kinh nghiệm sản xuất chương trình theo định dạng nước ngoài …… … 29
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG - CEO” ….…… … ………33
2.1 Tổng quan về chương trình truyền hình “Chìa Khóa Thành Công – CEO”….33 2.2 Đặc điểm của chương trình phiên bản 01……… 37
2.3 Đặc điểm của chương trình phiên bản 02……….….…44
2.4 Đặc điểm của chương trình phiên bản 03 ……… ……….51
2.5 Đặc điểm của chương trình phiên bản 04……….…….……… 58
2.6 Đặc điểm của chương trình phiên bản 05……….….…… 66
2.7 Nhận xét về các đặc điểm của các phiên bản……… ………… ……75
CHƯƠNG 3: THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH “CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG – CEO” ……… 82
3.1 Thành công của chương trình ……… ……….82
3.2 Hạn chế của chương trình ……….……… 91
3.3 Nguyên nhân của thành công và hạn chế ……….……… …… 96
Trang 63.3.1 Nguyên nhân thành công ……… ……96
3.3.2 Nguyên nhân hạn chế ……… 100
3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình ……….……… … .104
3.4.1 Tăng cường bổ sung các nguồn lực cho chương trình ……… 104
3.4.2 Năng cao số lượng và chất lượng nhân sự tham gia ghi hình ……… 107
3.4.3 Nâng cao chất lượng nội dung và phương thức sản xuất ……… 108
3.4.4 Tăng cường các hoạt động quảng bá chương trình ……… 110
KẾT LUẬN ……… ……… ………… 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……… ……… 111
PHỤ LỤC ……… ………… 120
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTHVN: Đài Truyền hình Việt nam
CKTC – CEO: Chìa Khóa Thành Công – CEO
Nxb: Nhà xuất bản
PGS.TS: Phó Giáo sư, Tiến sỹ
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH MINH HỌA
Hình 1.1 Quy trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương
trình truyền hình
Trang
17
Hình 2.1 Nhân vật hoạt hình 3D Mr Mquiz 44
Hình 2.2 Trường quay chương trình “Làm Giàu Không
Khó”
44
Hình 2.2 Trường quay chương trình “Đường tới thành công 51
Hình 2.4 Trường quay chương trình “Chìa Khóa Thành
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả độ tuổi của khán giả theo dõi
chương trình (Đơn vị: số lượng: người; tỷ lệ: %)
86
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả trình độ của khán giả theo dõi
chương trình (Đơn vị: số lượng: người; tỷ lệ: %)
87
Bảng 3.3 Tổng hợp kết quả nghề nghiệp của khán giả theo
dõi chương trình (Đơn vị: số lượng: người; tỷ lệ:
%)
87
Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả đánh giá của khán giả về điểm
đặc sắc nhất trong nội dung chương trình mang đến cho khán giả (Đơn vị: số lượng: người; tỷ lệ: %)
89
Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả đánh giá của khán giả điểm đặc
sắc nhất về nội dung của chương trình Chìa Khoá Thành Công – CEO SME 2014 mang đến sự hấp dẫn cho khán giả (Đơn vị: số lượng: người; tỷ lệ:
%)
96
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới thì hoạt động thông tin các vấn đề liên quan đến kinh tế của báo chí cũng ngày càng được chú trọng và thúc đẩy hơn bao giờ hết Việc nhiều loại hình báo chí tham gia tích cực và hiệu quả trong việc chuyển tải các thông tin kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau đã cho thấy điều
đó Trong đó, việc tạo lập và xây dựng nên các chương trình truyền hình kinh tế có chất lượng đã góp phần quan trọng định hướng thông tin tuyên truyền Nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước xác định phát triển kinh tế đất nước là nhiệm vụ trọng tâm Do đó, việc không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các thông tin kinh tế, các chương trình truyền hình kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, thời sự và có
ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của hoạt động báo chí nước nhà
Chương trình truyền hình “Chìa Khoá Thành Công - CEO” là chương trình truyền hình kinh tế có lịch sử 10 năm phát sóng trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam Chương trình có định dạng thuần Việt nên đã có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình thông tin tuyên truyền về các vấn đề kinh tế cũng như thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung Với sứ mệnh và mục đích đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam, truyền bá kiến thức và cổ vũ các hoạt động kinh doanh bài bản Trải qua 10 năm phát sóng liên tục trên kênh VTV1, với năm lần thay đổi định dạng đến nay CKTC - CEO được đánh giá là một trong những chương trình truyền hình liên quan đến kinh tế thành công nhất của ĐTHVN Bởi trong lịch sử các chương trình truyền hình kinh tế của ĐTHVN, hiếm có định dạng chương trình truyền hình nào được những người làm truyền hình trong nước thiết lập nên và tồn tại lâu như CKTC – CEO Chương trình đã thu hút sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp, doanh nhân, nhân viên văn phòng từ khắp mọi miền đất nước Những kiến thức kinh doanh từ cấp cơ bản đến nâng cao, những vấn đề vi mô của doanh nghiệp đến những vấn đề kinh tế vĩ mô của đất nước đã được chương trình truyền
Trang 10bá dưới nhiều hình thức và đến với nhiều tầng lớp khác nhau trong nền kinh tế Những bài học và kinh nghiệm kinh doanh thực tế trong và ngoài nước, những tấm gương thành công, thất bại trên thương trường Những dấu ấn, thành tựu của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong 10 năm qua đã được chương trình phản ánh bằng nhiều hình thức và đến được với đông đảo công chúng Chương trình
đã góp phần quan trọng vào việc định hình các hoạt động kinh doanh bài bản cho doanh nghiệp, thúc đẩy và truyền bá các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp Đồng thời, góp tiếng nói quan trọng trong việc cổ vũ các hoạt động cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau Từ đó, góp phần vào quá trình thúc đẩy sự phát triển và hội nhập với kinh tế quốc tế của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam Đúng như đánh giá của Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường “Chương trình đã phản ánh được lịch sử
phát triển của Kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng trong thời kỳ kinh tế thị trường”
Bên cạnh những giá trị thiết thực mà nội dung chương trình mang đến cho cộng đồng CKTC – CEO còn là một chương trình truyền hình kinh tế có định dạng
do Việt Nam thực hiện 100% Chương trình không bị pha tạp, lai căng của các chương trình truyền hình nước ngoài mà đây là sản phẩm sáng tạo và trí tuệ của Công ty Cổ phần Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia do ông Hoàng Hải Âu làm Tổng giám đốc và kiêm Tổng đạo diễn chương trình Đồng thời là sản phẩm trí tuệ và tâm huyết của những chuyên gia kinh tế hàng đầu như ông Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, ông Nguyễn Sĩ Dũng – Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các chuyên gia kinh tế như Bà Phạm Chi Lan, ông Trần Đăng Doanh, các doanh nhân nổi tiếng như ông Phạm Phú Ngọc Trai – nguyên Tổng giám đốc Công ty Pepsico Việt Nam, ông Nguyễn Hoài Nam – Tổng giám đốc Tập đoàn Berjaya, ông Huỳnh Bửu Sơn – chuyên gia tư vấn cao cấp của chính phủ… Đặc biệt, chương trình “Chìa Khoá Thành Công – CEO” còn được biết đến là chương trình truyền hình kinh tế đầu tiên được thực hiện theo hình thức xã hội hoá của Đài Truyền hình Việt Nam Do đó, phương thức sản xuất của chương trình cũng như quá trình huy động, kêu gọi các nguồn lực của xã hội hoá từ chương trình cũng
Trang 11để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng các chương trình truyền hình thuần Việt Với những thành tích đã đạt được ở trên, hiện nay chương trình CKTC – CEO là một trong những chương trình truyền hình kinh tế thành công và nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo ĐTHVN Đồng thời, chương trình
đã và đang trở thành cầu nối đáng tin cậy, hiệu quả đối với cộng đồng các tổ chức, các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhau nhằm tiến tới một mục đích là nâng tầm cộng đồng doanh nhân Việt và năng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện có không ít vấn đề đặt ra cho Đài Truyền hình Việt Nam cũng như bản thân chương trình cần tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu mới của công chúng, cũng như thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền của một chương trình truyền hình kinh tế Do đó, việc phân tích, đánh giá đặc điểm của chương trình cũng như chỉ ra kết quả cụ thể, những điểm đạt được và những điểm cần khắc phục để nâng cao chất lượng chương trình là việc làm cần thiết, không chỉ có ý nghĩa thời sự mà còn có ý nghĩa lý luận trong việc xây dựng các nguyên tắc chung cho sự phát triển các chương trình truyền hình kinh tế có chất lượng Bên cạnh đó, hiện chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào về chương trình “CKTC – CEO từ góc độ báo chí
Do đó, tác giá lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đặc điểm của chương trình Chìa Khóa
Thành Công – CEO” cho luận văn cao học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới
Truyền hình là loại hình phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện vào khoảng thế XX Những hệ thống truyền hình thực sự đầu tiên bắt đầu đi vào hoạt động chính thức trong thập niên 40 Bởi vậy, trên thế giới lịch sử nghiên cứu truyền
hình đã có từ rất lâu và đã có rất nhiều tác phẩm như: Scripts – Writing for radio
and television, Athur Asa Berger Hay Victoria Mc Cullougt Carroll, Writing News for Television, lowa State University Pres/Ames, 2000 Bên cạnh đó, còn có cuốn Television Production handbook – 5 edittion, Herbert Zettl; Guider to video production, Rowan Ayres, Martha Mollison, Ian Stocks, Jim Tumeth Các công
Trang 12trình nghiên cứu này đều đã đi sâu vào các vấn đề liên quan đến các khâu thực hiện nội dung, quy trình sản xuất của các chương trình truyền hình nói chung Đây là những công trình quan trọng và cơ sở nền tảng kiến thức chuyên môn căn bản cho các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và thực hiện các chương trình truyền hình Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu này, hầu hết mới đề cập đến các nguyên
lý, nguyên tắc chung của truyền hình và các chương trình truyền hình Hầu như, chưa có công trình nào chủ yếu nghiên cứu về chương trình truyền hình kinh tế chuyên biệt
Trong nước
Hoạt động nghiên cứu về truyền hình trong nước cũng rất phong phú và đa dạng Các hoạt động nghiên cứu này đã mang đến một kho tàng quý báu và rất hệ thống về lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển cũng như tác nguyên tắc, nguyên lý truyền hình Ví dụ như công trình nghiên cứu của tác giả Dương Xuân
Sơn và thành quả là sự ra đời của Giáo trình Báo chí truyền hình do ĐHQG xuất
bản năm 2011 Bên cạnh đó, công trình Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang đã mang đến hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn các hoạt động báo chí truyền hình và truyền thôngtạo nền tảng quan trọng cho các cuộc nghiên cứu tiếp theo của các tác giả khác
kể đến: Phạm Nguyên Long, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ: Đổi mới và nâng cao các
chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam, Nguyễn Tiến Hải,
Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: Thông tin kinh tế trên báo Lao động,Vương Huyền Linh, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: Thông tin kinh tế trên truyền hình Thông tấn
(khảo sát bản tin "Kinh tế thế giới", chương trình "Tiêu điểm kinh tế" và chương trình "Thời sự" trên Truyền hình Thông tấn từ tháng 10/2011 đến tháng 3/2012),
Chu Hồng Phương, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ: Ứng dụng các tính năng đa
phương tiện trong tổ chức sản xuất bản tin Tài chính Kinh doanh trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát từ tháng 1/2012 đến tháng 5/2013), Trần Thị
Trang 13Thanh Hà, Luận văn tốt nghiệp Đại học: Khối tạp chí kinh tế Việt Nam trong tiến
toàn diện đến hoạt động thông tin của các loại hình báo chí này đối với vấn đề kinh
tế Các công trình trên đã chỉ ra được vai trò, tầm quan trọng cũng như các giải pháp
để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm báo chí liên quan đến kinh tế Tuy nhiên, các công trình này hầu hết chưa phản ánh được sự vận động và thay đổi của báo chí khi các hoạt động kinh tế, thị trường có sự thay đổi Các công trình này hầu hết tập trung đi sâu vào nghiên cứu các hoạt động đưa tin bài trên báo chí Các công trình nghiên cứu về các chương trình truyền hình kinh tế và những đặc điểm
của nó còn rất hạn chế Do đó, có thể thấy đề tài nghiên cứu “Đặc điểm của
chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO” là một đề tài hết sức mới mẻ và
cần thiết
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của hoạt động sản xuất các chương trình truyền hình nói chung và của chương trình CKTC - CEO nói riêng để nghiên cứu và tìm ra những đặc điểm của CKTC - CEO Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng định dạng, tổ chức sản xuất và phát triển các chương trình truyền hình liên quan đến kinh
tế Đồng thời, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng của chương trình trong thời gian tới
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động sản xuất các chương trình truyền hình nói chung và chương trình CKTC – CEO nói riêng qua các năm
2 Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra những ưu nhược điểm trong hoạt động sản xuất chương trình CKTC – CEO
3 Xác định giải pháp và định hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả của chương trình CKTC – CEO
4 Góp phần xây dựng cơ sở nền tảng cho một các đề tài liên quan đến lĩnh vực xây dựng định dạng các chương trình truyền hình trong nước
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm của chương trình “Chìa Khóa Thành Công – CEO” là đối tượng nghiên cứu của luận văn
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ được thực hiện theo các phương pháp như sau:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (an – két): Nhằm thu thập ý kiến của
các doanh nhân tại TP Hà Nội và TPHCM về một số nội dung phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài Số lượng mẫu là 300, lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu điển hình ở TP HCM và TP Hà Nội, là hai khu vực có nhiều các doanh nhân, doanh nghiệp – đối tượng khán giả chính của chương trình Đối tượng chủ yếu là giám đốc điều hành các doanh nghiệp, các cấp quản lý trung gian, nhân viên văn phòng và một số đối tượng khán giả khác
Phương pháp phân tích nội dung: Được sử dụng đối với chương trình
CKTC – CEO để tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá và tìm ra đặc điểm của chương trình trên các khía cạnh về nội dung, hình thức thể hiện, phương thức sản xuất chương trình
Phương pháp phỏng vấn sâu: Được tiến hành với các nhóm đối tượng:
những người lập ra chương trình lần đầu tiên, đại diện Đài truyền hình Việt nam,
Trang 15các chuyên gia của chương trình, tổng đạo diễn, ekip thực hiện chương trình, một số chuyên gia trong lĩnh vực lý luận báo chí, truyền hình
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Để có thông tin từ nhiều nguồn
làm cơ sở cho luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích các nguồn tư liệu khác: các thư từ của khán giả gửi tới; các chương trình truyền hình liên quan đến kinh tế đã và đang phát sóng; các luận văn và công trình nghiên cứu trước đây; các kết quả và số
liệu điều tra từ các cơ quan, ban ngành liên quan
Các phương pháp trên sẽ được kết hợp chặt chẽ với nhau để khắc phục những khó khăn về điều kiện, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề nẩy sinh khác trong quá trình tiến hành luận văn
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận
Là luận văn lần đầu tiên nghiên cứu về chương trình CKTC – CEO, với hy vọng sẽ góp phần làm phong phú hơn, toàn diện hơn về tình hình nghiên cứu các hoạt động liên quan đến sản xuất truyền hình ở nước ta hiện nay Đề tài sẽ là công trình tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu liên quan đến chương trình truyền hình kinh tế, hay các chương trình truyền hình có định dạng thuần Việt 100%
Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ góp phần giúp những người thực hiện chương trình CKTC – CEO nhận ra được những ưu điểm, hạn chế của mình để khắc phục trong thời gian tới,đồng thời, có các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng của chương trình và ngày càng được khán giả đón nhận
Kết cấu luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chương trình truyền hình và sản xuất chương trình truyền hình
Chương 2: Khảo sát chương trình “Chìa Khóa Thành Công – CEO”
Chương 3: Thành công, hạn chế và giải pháp nâng cao chất lượng chương trình
Trang 16CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
1.1 Một số vấn đề lý luận về truyền hình
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
Khái niệm truyền hình
Trong Giáo trình Báo chí Truyền hình, tác giả Dương Xuân Sơn cho rằng: thuật ngữ truyền hình (television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “tele” có nghĩa là “ở xa” còn “videre” là “thấy được”, còn tiếng Latinh có nghĩa là xem được ở xa Ghép hai từ đó lại được “televidere” có nghĩa là xem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Televisión” Còn theo từ điển tiếng Việt, động từ “truyền hình” được định nghĩa là “truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa bằng radio hoặc bằng đường dây” Danh từ của “truyền hình” thực chất là viết tắt của “vô tuyến truyền hình” Tác giả Tạ Ngọc Tấn, chỉ rõ : “Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ
vô tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là “ở xa” và vision là “thấy được”, tức là “thấy được ở xa” (17,tr.127)
Thực chất, cội nguồn trực tiếp của truyền hình là điện ảnh Chính điện ảnh đã cung cấp cho truyền hình những ý tưởng, gợi ý đầu tiên về một phương thức truyền thông, cũng như một kho tàng những phương tiện biểu hiện phong phú, sức thuyết phục mạnh mẽ, làm cơ sở cho truyền hình có thể thích ứng nhanh chóng với những đặc trưng riêng của mình Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV) Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercial TV) Xét theo tiêu chí mục đích sử dụng, người ta chia truyền hình thành truyền hình giáo dục và truyền hình giải trí Xét theo góc độ kỹ thuật có truyền hình tương tự (analog TV)
và truyền hình số (digital TV)
Trang 17Khác với các loại hình truyền thông đại chúng khác, truyền hình có ưu thế vượt trội đó là khả năng truyền tải cả hình ảnh và âm thanh cùng một lúc đến với một lượng công chúng vô cùng đông đảo Trong khi đó, với báo in, người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh bằng con đường thính giác Bằng việc chuyển tải thông tin bằng cả hình ảnh và âm thanh, nhờ các phương tiện kỹ thuật truyền tải, truyền hình được đánh giá là loại hình truyền thông đại chúng có phạm vi tác động rộng lớn và nhanh chóng nhất
Khái niệm chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả Các chương trình truyền hình tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như: “Thời Sự”, “Vì An Ninh Tổ Quốc”, “KinhTtế”, “Văn Hóa”, “Quân Đội”, “Phụ Nữ”, “Thiếu Nhi”, “Trò Chơi”… được phân bố theo các kênh truyền hình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể bằng các thể loại tác phẩm truyền hình
Chương trình truyền hình là kết quả của quá trình sáng tạo từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau Quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp được gọi là lên chương trình Chương trình truyền hình là tổng hợp của nhiều loại
đề tài đề cập đến các vấn đề chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội Đồng thời, là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơ quan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kĩ thuật, bộ phận nội dung chương trình, bộ phận hậu cần tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sáng tạo và sản xuất chương trình
Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, có người tiêu dùng Người tiêu dùng các chương trình truyền hình nói riêng, và các sản phẩm báo chí nói chung, cũng có tác động chi phối tới người làm ra sản phẩm Trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo – tác phẩm – công chúng Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình
Trang 18Quy trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình truyền hình có thể được hiểu như sau:
Hình 1.1 Quy trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình truyền hình
Khái niệm về đặc điểm chương trình truyền hình
Đặc điểm là những mô tả cụ thể, chi tiết về những nét khác biệt, những điểm đặc thù của một người hay một vật, một điều nào đó Thuật ngữ đặc điểm gồm có
“đặc” và “điểm” Trong đó, “đặc” là những gì đặc thù, đặc trưng riêng biệt không
có, không giống giữa người này với người kia hay điều này với điều kia Còn
“điểm” là những dấu hiệu, những nét thuộc về một người, một điều nào đó
Trên thực tế, trong các hoạt động nghiên cứu việc tìm ra các đặc điểm, những nét riêng biệt sẽ giúp cho các hoạt động so sánh, phân biệt giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc được rõ ràng và sáng tỏ hơn Những nét đặc thù và riêng biệt đó
có thể sẽ nói lên nguồn gốc của sự ra đời, hoàn cảnh và môi trường hình thành hay những nhân tố nào tác động nên sự vật, sự việc hoặc con người đó và quy định nên những nét riêng có đó Từ đó, hoạt động nghiên cứu sẽ chỉ ra được nguyên nhân của những đặc điểm đó cũng như có các giải pháp khắc chế, phát huy những ưu nhược điểm
Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm truyền hình, thứ nhất là về nội dung kỹ thuật Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình là phương tiện ra đời muộn nhất, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển Truyền hình thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo
Kịch bản truyền hình
Tác phẩm, kịch
bản văn học
Trình diễn, thu hình
Duyệt
Tiêu dùng sản
phẩm truyền hình
Thu hình Phát sóng
Trang 19hình, tiếng của điện ảnh và phát thanh Ở truyền hình, có sự khái quát triết lý của báo in, tính chuẩn xác cụ thể bằng hình ảnh, âm thanh của điện ảnh, phát thanh, tình hình tượng của hội hoạ, cảm xúc tư duy của âm nhạc Sự phát triển của các phương tiện kĩ thuật công nghệ giúp truyền hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thông tin Truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là
sự kết hợp giữa : kỹ thuật + mỹ thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí Thứ hai, tư duy và sáng tạo tác phẩm Mỗi loại hình truyền thông đại chúng đều có những đặc thù riêng Nếu chỉ xét trên phương diện quy trình làm ra một sản phẩm, ở báo in, mỗi tác phẩm, mỗi bài báo có thể là sản phẩm riêng, là sự sáng tạo riêng của mỗi cá nhân, mỗi nhà báo Nhưng để sáng tạo một tác phẩm truyền hình còn công phu hơn nhiều, đó là đứa con tinh thần của cả một tập thể gồm có: đạo diễn, biên kịch, kỹ thuật…Vì vậy, kịch bản là xương sống cho một tác phẩm truyền hình đồng thời tạo
ra sự thống nhất giữa tập thể thực hiện sản xuất chương trình
Khái niệm về cấu trúc chương trình
Cấu trúc là cách sắp xếp, tổ chức giữa các thành phần riêng lẻ nhằm tạo nên một thể hoàn thể Cấu trúc sẽ mang đến sự sắp xếp khoa học, hợp lý và có tính liên kết cao giữa các thành phần riêng lẻ Đồng thời, cấu trúc sẽ sắp xếp vị trí và quy định vai trò cho các thành phần nhằm tạo nên sự gắn kết, hỗ trợ chặt chẽ tạo nên sự đồng nhất trong một chỉnh thể Ví dụ trong khoa học máy tính một cấu trúc dữ liệu
là một cách tổ chức các dữ liệu thành một đơn vị hoàn chỉnh bao gồm các thành phần (phần tử) là các dữ liệu cơ bản, các mối liên kết giữa các phần tử ấy và các
thao tác cơ bản trên chúng Các thao tác này thường được gọi là các phép toán trên cấu trúc dữ liệu xác định Các phép toán cơ bản thường gặp là tạo lập (create), hủy (dipose), thêm (add) hoặc chèn (insert) một phần tử, xóa (delete) một phần tử, tìm
kiếm(search), Tùy theo yêu cầu của giải thuật, khi thiết kế chương trình người ta
định nghĩa và sử dụng các cấu trúc dữ liệu khác nhau Các cấu trúc dữ liệu cơ bản
hay dùng là: mảng (array), danh sách(list), ngăn xếp (stack), hàng đợi (queue), cây
(tree), đồ thị (graph), Từ mối loại cấu trúc dữ liệu cơ bản có thể tạo ra các cấu trúc
Trang 20dữ liệu con, riêng biệt bằng cách bổ sung những phép toán riêng biệt cho cấu trúc
dữ liệu con
Trong truyền hình, cấu trúc của chương trình cũng được hiểu là cách tổ chức, sắp xếp các phần của một chương trình thành một chỉnh thể Cấu trúc chương trình truyền hình thông thường có ba phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết Trong mỗi phần này lại được cấu tạo nên từ những phần mục nhỏ lẻ khác nhau và được sắp xếp khoa học và theo thứ tự Ví dụ: phần mở đầu chương trình thông thường là phần chào hỏi, giới thiệu chủ đề, giới thiệu các thành phần tham gia…Các phần mục này sẽ được tính toán về mặt thời gian, sắp xếp thứ tự và có sự nối tiếp với nhau để tạo thành phần mở đầu Phần nội dung thông thường là phần chủ yếu dành cho nội dung chính của chương trình, các thành phần trong mục này không bị chia quá nhỏ và được quy định thời gian cụ thể Tương tự, ở phần kết thường là thời gian dành cho việc tổng kết, đúc rút các vấn đề nội dung và chào kết Như vậy, với cấu trúc chương trình được chia làm ba phần và được sắp xếp, tổ chức bởi các thành phần khác nhau tạo nên một chương trình chỉnh thể, thống nhất
Khái niệm về định dạng chương trình
Đhái niệm về định dạng chương trình n khác nhau tạo nên một chương trình chỉnh thể, thống nhất ở phần kết thường là thời gian dành cho việc tổng kết, đúc rút cáciên đều đã được chuẩn bị rất kỹ về thể loại, hình thức, thời lượng… Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp cho chương trình trở nên riêng biệt và được gọi chung là format chương trình Thông thường, một chương trình truyền hình trước khi được đưa vào sản xuất số đầu tiên thường được chuẩn bị rất kỹ về thể loại, thời lượng, kết cấu Định dạng chương trình thường do chính những người khai sinh ra chương trình đó viết nên Dịnh dạng sẽ giúp cho những người thực hiện chương trình biết được đây là chương trình gameshow hay talkshow, thời lượng, tính chất, đặc trưng của chương trình, nhân sự, nội dung và hình thức thể hiện Đồng thời, một định dạng chương trình truyền hình cần phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản trong
Trang 21truyền hình như: lượng thông tin và hình ảnh trong truyền hình Do trực quan cảm giác truyền hình rất hạn chế lượng thông tin lý luận và tư duy trừu tượng Ký hiệu thông tin truyền hình thuộc ký hiệu đồng nhất, thông tin trong truyền hình thường mang tính cụ thể, dễ hiểu bằng hình ảnh, âm thanh có tính thuyết phục cao Về hình ảnh trong truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội dung thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm Do đó, các dịnh dạng truyền hình luôn phải lưu ý đến hai yếu tố cơ bản
và quan trọng này của truyền hình để cho ra đời các định dạng phù hợp
1.1.2 Một số định dạng chương trình liên quan đến đề tài
Trò chơi truyền hình (game show)
Vào thập kỷ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như công cụ giải trí dành cho công chúng, rồi sau đó dần dần bổ sung thêm chức năng thông tin Ngày nay, với những ưu thế vượt trội và khả năng truyền tải thông tin rộng khắp, chức năng thông tin vẫn là chức năng quan trọng nhất của truyền hình Tuy nhiên, chức năng giải trí lại là một trong những chức năng không thể thiếu nhằm thu hút và giữ chân công chúng truyền hình ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần xã hội Do đó, truyền hình đã tận dụng sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, những ưu thế nổi trội của truyền hình và khả năng sáng tạo của đội ngũ làm truyền hình để cho ra đời những chương trình truyền hình có tính giải trí cao, đó chính là các chương trình trò chơi truyền hình (game show)
Theo Tiến sĩ Trần Đăng :“Trò chơi truyền hình là một chương trình xây
dựng trên nền tảng của những trò chơi có thể phát triển trí tuệ, phát triển sức khỏe,
Tạ Bích Loan cho rằng: “Trò chơi truyền hình tường thuật một cuộc trình diễn mà
trong đó các thành viên tham gia vào cuộc thi đấu theo một luật lệ nhất định, được
tổ chức ghi hình và đưa lên sóng truyền hình sao cho người dễ sàng theo dõi” (3,
tr.41) Trong nhiều công trình nghiên cứu khác, trò chơi truyền hình được nhận định
là một dạng văn hóa giải trí được hình thành sau khi truyền hình trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng Trò chơi truyền hình bao gồm rất nhiều loại
Trang 22Nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung là hình thành, tồn tại và phát triển nhờ vào sức mạnh thu hút của truyền hình Phần lớn các trò chơi truyền hình thường được thực hiện tại một trường quay của Đài Truyền hình hoặc trong một diện tích hẹp phù hợp với hoạt động thu hình, do đó số lượng người chơi thường không lớn Có thể thấy, điểm chung nhất của những quan niệm này đều chỉ ra rằng, trò chơi truyền hình đều là những trò chơi có luật lệ, được các phương tiện truyền hình ghi lại và phát sóng
Trò chơi truyền hình đã xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ từ cuối những năm 40 của thế kỷ với tên gọi “Quiz show” với hình thức là một cuộc thi hỏi đáp về kiến thức Tuy nhiên, vào cuối những năm 50, một vụ việc gian lận đã xảy ra với một chương trình đang được yêu thích lúc đó đã khiến cho tất cả các chương trình truyền hình lúc đó có tên là “Quiz show” phải chuyển sang cách gọi khác là “Game show” Từ đó, tên gọi “game show” trở nên phổ biến và được sử dụng cho các chương trình có yếu tố trò chơi, thi đấu, cạnh tranh và các nhà lý luận truyền hình bắt đầu đi vào giải thích khái niệm “game show” Tại Việt Nam, năm 1996 được cho là năm đánh dấu sự ra đời của chương trình trò chơi trên sóng truyền hình Việt Nam cùng với sự ra đời của VTV3 (Ban Thể thao – Giải trí – Thông tin kinh tế) Các chương trình trò chơi truyền hình như: “SV6”, “Trò Chơi Liên Tỉnh”, “Bảy Sắc Cầu Vồng”, “Đường Lên Đỉnh Olympia”, “Ở Nhà Chủ Nhật”, “Từ Ánh Mắt Đến Trái Tim”, “Vườn Cổ Tích”, ….lần lượt ra đời và được công chúng đón nhận rộng rãi
Đặc điểm nổi bật nhất của trò chơi truyền hình, đó chính là có trò chơi và luật chơi - chất liệu làm nên thể loại chương trình này chính là các trò chơi Trò chơi truyền hình được người làm chương trình sáng tạo nên dựa trên nền tảng những trò chơi có thực trong đời sống và phù hợp với đặc trưng của truyền hình Để tồn tại một trò chơi thì phải có luật chơi Luật chơi là thể lệ, quy tắc được đưa ra nhằm đảm bảo cho trò chơi tồn tại đúng mục đích đặt ra Luật chơi trên chương trình truyền hình thể hiện ở những hình thức thưởng, phạt trong mỗi trò chơi
Một chương trình trò chơi truyền hình muốn hình thành thì tất yếu phải có thành viên tham gia Tùy theo quy mô, tính chất và dạng trò chơi mà quyết định sẽ
Trang 23có bao nhiêu người tham gia trò chơi đó Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của truyền hình nên thường thì số lượng người chơi trong các trò chơi truyền hình không quá lớn để dễ tổ chức và theo dõi Ngoài ra, cũng như các chương trình khác, trò chơi truyền hình còn có sự tham gia của khán giả Đây chính là một yếu tố rất quan trọng tạo nên không khí sôi động, vui vẻ của thể loại chương trình này, đặc biệt là tạo ra những hiệu ứng tâm lý trong khán giả như sự ganh đua, sự ủng hộ, cổ vũ làm tăng lên tính hấp dẫn của chương trình
Trò chơi luôn có kịch tính và tính đối kháng rất cao Đó là một đặc điểm tạo nên sự khác biệt lớn giữa thể loại trò chơi với các thể loại khác của truyền hình Kịch tính thể hiện ở sự tranh đua của người chơi; sự bất ngờ khi không thể đoán định được kết quả cuối cùng của mỗi trò chơi; có những minh họa như đoạn clip, phóng sự, tiểu phẩm làm cho trò chơi thêm hấp dẫn, sinh động Trò chơi truyền hình mang tính trực tiếp cao Ngay cả những chương trình có phần hậu kỳ khá kỹ lưỡng thì vẫn mang tính trực tiếp rõ nét Gần như những diễn biến xảy ra trong các trò chơi không thể dàn dựng mà được tôn trọng tính chân thật một cách tuyệt đối Những điều này đã làm nên sức hút và sự hấp dẫn của các chương trình trò chơi truyền hình Do đó, trong quá trình xây dựng, sản xuất các chương trình việc xây dựng định dạng chương trình theo xu hướng trò chơi truyền hình được chú trọng nhất là đối với các kênh truyền hình thiên về giải trí
Đối thoại truyền hình (talk show)
Đối thoại truyền hình là một chương trình truyền hình hoặc phát thanh mà một nhóm người ngồi lại với nhau để thảo luận một số chủ đề mà người dẫn chương trình đưa ra Thông thường, các talk show có một ban (panel) khách mời hiểu biết
rõ hoặc có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang được thảo luận trong chương trình đó Trong báo chí, chương trình đối thoại truyền hình được sử dụng khi trong đời sống xã hội xuất hiện một vấn đề hay một sự kiện nổi lên thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng và đang cong báo chí, chương trình đối thoại truyền hình được sử dụng khi trong đời sống xã hội xuất hiện một vấn đề hay một
sự kiện nổi lên thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng và đangtalk show có
Trang 24một ban (panel) khách mời hiểu biết rõ hoặc có nhiều kinh iữa các bên tham gia Trong cuộc trò chuyện, các ý kiến trái chiều nhau sẽ xuất hiện và có thể gây ra tranh cãi, đây chính là mng trình đối thoại truyền hình được sử dụng khi trong đời sống
xã hội xuất hiện một vấn đề h
Mãi, đây chính là mng trình đối thoại truyền hình được sngười tham dự Một người không bao giờ thay đổi vai trò của mình chính là người dẫn chương trình (phóng viên, biên tập viên…) Đây là người có vai trò tổ chức, dẫn dắt cho những cuộc tranh luận, bàn bạc Người dẫn chương trình ngoài việc có sự am hiểu nhất định các kiến thức xã hội thì còn phải là một người có khả năng ứng biến và linh hoạt trong việc dẫn dắt cuộc đối thoại Trong khi đó, khách mời tham gia chương trình thông thường không cố định mà có sự thay đổi hoặc luân phiên Các khách mời thường là những người có uy tín, có kinh nghiệm hoặc có uy tín nhất định liên quan đến chủ đề đã đưa ra Những ý kiến của họ nêu ra trong các cuộc đối thoại thường mang tính chất cá nhân nhưng có độ tin cậy cao, thậm chí có tính định
hướng Những chương trình đối thoại truyền hình (talk show) thường hấp dẫn người
xem ở không khí trò chuyện, cá tính và phong cách của người dẫn và các khách mời Do đó, người tham gia dẫn chương trình (MC) đối thoại truyền hình và các khách mời đều phải là những người ngoài kiến thức về đề tài đối thoại còn cần có
sự am hiểu xã hội nhất định, có tài ăn nói và thậm chí là khả năng thuyết phục mới
có thể tham gia vào các chương trình này
Thông thường các chương trình đối thoại thường diễn biến theo ba phần: mở đầu, phần nội dung chính và phần kết luận Phần mở đầu thông thường là phần đặt vấn đề, nêu bật trọng tâm và các bên đưa ra ý kiến, quan điểm Phần nội dung chính
là những trao đổi, tranh cãi, bàn bạc về vấn đề hoặc sự phân tích nguyên nhân, lý do của vấn đề đó Phần kết luận thường là phần nêu các giải pháp hoặc cách thức, định hướng, các công việc cần phải làm để giải quyết vấn đề Trong khoảng thời gian quy định của buổi trao đổi, người dẫn chương trình sẽ phải luôn đảm bảo được chương trình đi hết ba phần nội dung này và mỗi phần đều phải thực hiện được các mục tiêu đã đề ra
Trang 25Trong một số chương trình đối thoại, để tăng thêm thông tin, tạo thêm kịch tính và cơ sở để các bên tham gia đối thoại trao đổi sâu hơn, mở rộng đề tài một số chương trình đưa thêm các con số, các ý kiến, các dẫn chứng hay các clip phỏng vấn ý kiến cộng đồng về đề tài Đây có thể là điểm nhấn của chương trình và giúp cho các vấn đề đối thoại được mở rộng hơn Vai trò của người dẫn chương trình lúc này phải hết sức nhanh nhạy và linh hoạt để nắm được những thông tin có chiều sâu, mới của các khách mời đưa ra để trao đổi với nhau Thậm chí, người dẫn chương trình phải tạo ra được không khí tranh luận, phản biện giữa những người tham gia đối thoại để tạo được sự đa chiều của đề tài
Ở phần kết chương trình, người dẫn phải thực hiện vai trò dẫn dắt của mình
để các thành viên trong cuộc đối thoại đưa ra những nhìn nhận đánh giá của mình
và đúc rút những công việc cần thực hiện, các giải pháp, các kiến nghị cho vấn đề
Trên thực tế, các chương trình đối thoại truyền hình đã có sự đóng góp không nhỏ vào việc quản lý và giám sát các hoạt động xã hội, góp tiếng nói có tính định hướng, tính chuyên sâu và tính đa chiều cho các vấn đề nóng của xã hội Đặc biệt hơn nữa, nhiều chương trình đối thoại truyền hình đã góp phần tích cực trong việc thay đổi, bổ sung, chỉnh sửa các chính sách, các quy định, các tiền lệ trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, chính quyền Điều này đã làm nên giá trị
và lợi ích của các chương trình đối thoại cũng như đóng góp và hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ của truyền hình
Truyền hình thực tế
Theo định nghĩa của từ điển Longman: “Truyền hình thực tế là chương trình
truyền hình ghi lại hình ảnh những người đang làm việc thực tế hoặc những người được đặt trong tình huống khác nhau và quay phim liên tục trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng”
Định nghĩa của Đại học Oxford viết: “Chương trình truyền hình thực tế
trong đó người dân bình thường được quay phim, ghi hình trong bối cảnh, diễn biến thực tế và được thiết kế để phục vụ việc giải trí chứ không mang tính chất thông tin”
Trang 26Có thể thấy, thực chất truyền hình thực tế là loại chương trình truyền hình chú trọng vào việc phô bày các tình huống xảy ra không theo kịch bản diễn xuất với nội dung mang chất liệu thực tế mà không hư cấu, các nhân vật trung tâm là những người bình thường thay vì diễn viên chuyên nghiệp nhằm để thu hút xúc cảm hoặc tiếng cười Trên thế giới, truyền hình thực tế đã ra đời khá lâu và đã trở thành xu hướng sản xuất các chương trình truyền hình phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay Không chỉ là một chương trình theo tất cả những tình huống thực tế diễn ra ngoài cuộc sống được ghi lại cùng với những cảm xúc thực tế của các nhân vật tham gia mà truyền hình thực tế là tạo ra một xã hội thu nhỏ trong đó có luật chơi, có tình huống với các nhân vật tham gia được tuyển chọn kỹ lưỡng, hệ thống máy móc, kỹ thuật được trang bị hiện đại để ghi lại tất cả những phản ứng, cảm xúc
và tình huống thực tế nẩy sinh Truyền hình thực tế rất đa dạng về nội dung, đó có thể là dạng show tài liệu (documentary), tìm nghề (job search), vượt lên chính mình (self-improvement), trò chuyện (talk show), quay lén (hidden camera), loại bỏ (elimination), cạnh tranh thể thao (sport), tân trang (renovation), thử nghiệm xã hội (social expreriment), hẹn hò (dating), tin đồn (hoaxes)….Từ những năm 2000, truyền hình thực tế bùng nổ với hàng loạt chương trình lớn ra đời như “Survivor” (Người Sống Sót), “American Idol” (Thần Tượng Mỹ), “Top Model” (Siêu Mẫu),
“Dancing With The Stars” (Khiêu vũ với sao), “The Apprentice” (Người học việc),
“Fear Factor” (Yếu Tố Sợ Hãi) và “Big Brother” (Đại Ca) Các chương trình truyền hình này đã lan toả đi khắp thế giới và thu về hàng chục triệu đô la nhờ vào việc bán bản quyền
Có rất nhiều yếu tố làm nên sức hút và thành công của các chương trình truyền hình thực tế, trong đó tính thực tế và tính tương tác là những yếu tố đặc biệt quan trọng Tính thực tế của các chương trình truyền hình thực tế thể hiện rất rõ ở việc không sử dụng một kịch bản truyền hình cố định, nhân sự tham gia ghi hình, bối cảnh, nội dung ghi hình đều đặt nặng tính thực tế lên hàng đầu Trong quá trình thực hiện, cảm xúc, diễn biến tự nhiên của chương trình được khai thác tối đã và tôn trọng tuyệt đối nhằm tăng tính hấp dẫn, thu hút và cảm giác “thật” cho khán giả Một trong những yếu tố quan trọng của tính thực tế là sự bất ngờ đến từ những nhân
Trang 27sự tham gia hay tình huống của chương trình Những yếu tố bất ngờ đó sẽ mang đến những hiệu ứng ấn tượng và khiến khán giả có thể quên đi cảm giác đang xem một chương trình truyền hình Bên cạnh tính thực tế thì tính tương tác là yếu tố quan trọng thứ hai làm nên sự đặc sắc của chương trình truyền hình thực tế Hiện nay, các chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng trên thế giới đang có sức hút cực kỳ lớn
vì tính tương tác, gần gũi với khán giả Khác với các chương trình truyền hình khác, người xem không chỉ theo dõi chương trình, mà còn có thể tham gia vào chương trình, thông qua việc đóng góp ý kiến thông qua các trang online của chương trình, người xem cũng có thể thể hiê ̣n quyền lực của mình trong chuyê ̣n quyết đi ̣nh kẻ thắng người thua bằng những tin nhắn bình cho ̣n Với những chương trình truyền hình truyền thống, người xem thoả sức để cho chương trình, những người làm chương trình dẫn dắt đi đến nơi nào nhà Đài muốn và sự suy ngẫm gần như bị phong toả tuyệt đối thì với truyền hình thực tế lại khác Thay vì xem bị động, xem cho vui mắt, vui tai người xem hoàn toàn được quyền chủ động lựa chọn và tham gia vào chương trình truyền hình Nhà sản xuất thông qua tương tác đó nắm bắt được những phản hồi của người xem về chương trình để từ đó những người làm chương trình luôn cố gắng rút kinh nghiệm để làm sao cho tập sau được đánh giá tốt hơn tập trước
Chương trình chuyên đề
Theo từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 2010 thì: “Chuyên
đề là vấn đề chuyên môn có giới hạn, được nghiên cứu riêng”, (9, tr.46) Thuật ngữ
chuyên đề bao gồm “chuyên” và “đề” Trong đó, “chuyên” có thể hiểu là chuyên sâu, chuyên biệt, chuyên về lĩnh vực, phạm vi nào đó Còn “đề” trong phạm vi nghiên cứu này có nghĩa là vấn đề, đề tài, chủ đề (9, tr.31)
Trên thực tế, khái niệm chuyên đề bái chí được nẩy sinh và là kết quả của quá trình phân công chuyên môn hoá trong lĩnh vực báo chí Sự phân công và chuyên môn hoá này giúp cho các vấn đề, các lĩnh vực mà báo chí đề cập đến có tính chuyên sâu về một đề tài hay lĩnh vực nào đó Báo chí chuyên đề từ góc độ của nhà báo được khai thác và sử dụng để chỉ nhiệm vụ chuyên môn của nhà báo trong
Trang 28việc nắm bắt và phản ánh các chủ đề, vấn đề, lĩnh vực cụ thể của thực tiễn Chuyên
đề báo chí từ góc độ của công chúng tiếp nhận là khái niệm chỉ cấu trúc thông tin về các mặt, các lĩnh vực, các vấn đề của thực tiễn mà cơ quan báo chí hướng tới các
nhóm đối tượng chuyên biệt
Chương trình truyền hình chuyên đề là các chương trình chuyên đi sâu vào chuyền tải thông tin một cách chuyên biệt về một lĩnh vực cụ thể và được phát sóng định kỳ trên sóng truyền hình Các chương trình truyền hình chuyên đề thường có những đặc điểm như: khung thời lượng ổn định, phát sóng định kỳ, kết cấu chương trình ổn định và nội dung chuyên môn mang tính chuyên biệt, chuyên sâu
1.1.3 Yếu tố sân khấu trong các chương trình truyền hình
Theo Tiến sĩ mỹ học Thế Hùng: “Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp,
tái hiện những hoàn cảnh, những tình huống cuộc đời, lột tả những tính cách, số phận của con người trong các kịch bản sân khấu qua sự diễn xuất của các diễn viên” Sân khấu là nghệ thuật mang tính tổng hợp cao Trong một tác phẩm sân
khấu hội tụ giá trị văn học, diễn xuất, hội họa, âm nhạc, múa Những thành tố cơ bản đầu tiên của sân khấu là kịch bản (tích), diễn xuất (trò) và công chúng Trong hành trình phát triển, nghệ thuật sân khấu bổ sung cho mình những thành tố mới: kỹ xảo điện ảnh, âm thanh, ánh sáng hiện đại, sự tạo dựng một “sân khấu hình ảnh” có khả năng diễn đạt một cách ấn tượng những thay đổi, những biểu hiện của xúc cảm nhân vật trên sân khấu Do đó, nghệ thuật sân khấu mang trong mình những nội dung phong phú, đa dạng về cuộc sống, từ triết học, mỹ học, sử học, dân tộc học, xã hội học đến chính trị, đạo đức, tôn giáo với bao niềm vui, nỗi buồn, thương yêu, hờn giận, khát vọng, ước mơ và hi vọng của con người
Trong kịch bản của các chương trình truyền hình có sự kết hợp các yếu tố của sân khấu, điện ảnh vào kịch bản Là một chương trình truyền hình, cho dù là một bản tin ngắn cũng đều phải qua các khâu: xác định đề tài, chủ đề, phác thảo nội dung, lựa chọn cách để quay sao cho hợp với nội dung đó, và cuối cùng là sắp xếp ghép nối các cảnh thành những câu bình, nối tiếp nhau một cách logic Dựa trên ý nghĩa đề tài của các cảnh để viết lời bình Bất kể sản phẩm truyền hình nào cũng là
Trang 29sản phẩm mang tính tập thể cao, là kết quả đóng góp của các thành viên: đạo diễn, biên kịch, quay phim, tổ chức sản xuất, dựng phim Vậy làm thế nào để có sự thống nhất giữa các khâu và tập thể tác giả đó? Về điều này, truyền hình đã học tập điện ảnh, đó là cho ra đời kịch bản truyền hình Một kịch bản có thể xem như xương sống của một sản phẩm truyền hình Mỗi thể loại lại có những kịch bản mang đặc trưng và tính chất riêng, phù hợp với thể loại đó Tuy nhiên, hầu hết các thể loại kịch bản truyền hình đều có những yếu tố của sân khấu do xuất phát từ nguồn gốc của kịch bản
Trong cuốn Giáo trình Báo chí Truyền hình nêu rõ “Kịch bản là một vở kịch,
một bộ phim, một chương trình được phác thảo, mô hình hóa trên văn bản với tư cách là một đề cương hay chi tiết đến từng chi tiết nhỏ (tùy theo yêu cầu của mỗi loại hình), là cơ sở chính cho “tập thể tác giả” làm nên, hoàn thiện tác phẩm của mình”
Các chương trình truyền hình sử dụng kịch bản vào việc thực hiện nội dung
và sản xuất chương trình ít nhiều có ảnh hưởng của các yếu tố sân khấu Tuy nhiên,
do tính chất linh hoạt, năng động và có những đặc thù riêng nên các kịch bản truyền hình sẽ được thay đổi để hợp lý với từng loại chương trình Ngược lại, có những chương trình truyền hình đã kết hợp với các yếu tố sân khấu hóa để xây dựng định dạng và nội dung thể hiện Bằng cách tiến hành theo các đặc trưng của nghệ thuật sân khấu như dàn cảnh, biểu diễn các chương trình truyền hình có yếu tố sân khấu
đã chuyển tải nội dung, thông điệp theo một cách riêng và không bị gò bó theo các nguyên tắc của nghệ thuật sân khấu Nhiều chương trình đã minh họa vấn đề, truyền tải thông điệp bằng cách viết kịch bản, dàn cảnh và để những người tham gia chương trình nhập vai Có những chương trình, người tham gia không đặt quá nặng
về vấn đề diễn xuất và thể hiện hệ thống hành động sân khấu như diễn viên chuyên nghiệp Nhưng qua việc nhập vai để đặt mình vào vai trò, vị trí của một đối tượng nào đó họ và sử dụng hành động ngôn ngữ, hành động tâm lý và hành động thể hình giống với đối tượng có thông điệp đã được truyền đi Thậm chí, một số chương trình còn có cả diễn viên chuyên nghiệp trực tiếp tham gia diễn xuất hoặc phối kết hợp với các đối tượng khác tham gia chương trình Tóm lại, với việc cho ra đời
Trang 30những chương trình truyền hình có yếu tố sân khấu đã làm cho các chương trình truyền hình phong phú và đa đạng trong cách chuyển tải thông tin đến với công chúng
1.2 Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình tại VTV
Trong những năm gần đây, hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình tại Đài Truyền hình Việt Nam đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ và mang lại những hiệu quả tích cực Sự góp sức của các doanh nghiệp tư nhân vào quá trình sản xuất các chương trình truyền hình đã mang lại sự đa dạng và phong phú cả về nội dung lẫn hình thức cho các chương trình Các đài truyền hình đã tận dụng được các nguồn lực của xã hội để giảm bớt áp lực và chi phí sản xuất của mình, từ đó, tập trung vào các vấn đề chuyên môn, các chương trình chủ chốt, cũng như thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của mình với vai trò là cơ quan truyền thông đại chúng, phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, đồng
thời, xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống của mình
Giai đoạn sau năm 2006 tới trước khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới (2009 – 2010) là thời kỳ ghi nhận sự phá triển có thể gọi là “bùng nổ” của các chương trình truyền hình xã hội hóa Theo thống kê chưa đầy đủ cả các cơ quan chức năng, trên cả nước có tới 600 đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để tham gia sản xuất một phần hoặc toàn bộ chương trình truyền hình Trong đó phải kể đến các hãng phim tư nhân và các công ty truyền thông có tên tuổi như: Lasta, Thiên Ngân, Thế giới Mới, BHD, FPT, Tvplus, Hoanggia Media Bên cạnh đó, còn hàng trăm công ty truyền thông nhỏ khác, tham gia hỗ trợ một phần trong các khâu đoạn khác nhau của sản xuất chương trình truyền hình Nhiều tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan quản lý cũng thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu (theo tinh thần Nghị định 43/ND-CP của Chính phủ) với chức năng tổ chức và liên kết sản xuất chương trình truyền hình Chỉ tính riêng Đài truyền hình TPHCM (HTV) đã có tới 27 đối tác sản xuất phim, Đài truyền hình Việt Nam có 20 đối tác
Số lượng chương trình ngày một gia tăng, tại Đài truyền hình Việt Nam từ năm 2006, số lượng chương trình truyền hình xã hội hóa là 40, trong năm 2010 là
Trang 31khoảng 500 chương trình Và đến nay con số này vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm, khi sự tham gia của các công ty truyền thông vào việc sản xuất các chương trình truyền hình không chỉ dừng lại ở một hoặc hai chương trình mà còn có các đơn vị hợp tác thực hiện cùng một lúc rất nhiều chương trình Sự gia tăng không ngừng về
số lượng của các chương trình truyền hình đã mang lại những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế, xã hội và bản thân các chương trình tham gia quá trình xã hội hoá
Về mặt kinh tế, rõ ràng xã hội hoá truyền hình thực chất bắt nguồn từ bài toán kinh phí cho hoạt động sản xuất chương trình truyền hình Quá trình thực hiện sản xuất các chương trình truyền hình luôn đòi hỏi khoản chi phí đầu tư rất lớn, lượng nhân công dồi dào Mặc dù đứng ở vị thế của một đài fruyền hình quốc gia, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Đài THVN không gặp phải các áp lực về tài chính khi thực hiện sản xuất các chương trình truyền hình Do đó, sự tham gia của các đơn vị bên ngoài sẽ giúp Đài THVN giảm áp lực tài chính một cách đáng kể
Về mặt xã hội, có thể nói sự gia tăng mạnh mẽ của các chương trình xã hội hoá góp phần quan trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền hình Từ đó, các chương trình được thực hiện theo hình thức này sẽ tác động và làm thay đổi hành chi của người xem chương trình Còn hiệu quả đối với các chính các chương trình được thực hiện theo hình thức xã hội hoá có thể thấy rất rõ Các chương trình được thực hiện theo hình thức này đa phần đều có sức thu hút và hấp dẫn người xem do
có nội dung và hình thức thể hiện mới mẻ, khác lạ Tuy nhiên, mặc dù mang lại nhiều hiệu quả như vậy nhưng điều này không có nghĩa là các chương trình xã hội hoá không gặp phải một số vấn đề hạn chế Trên thực tế, thời gian vừa qua có khá nhiều chương trình đã mắc phải những vấn đề sai phạm trong nội dung và hình thức thể hiện Trong đó, phần lớn các chương trình mắc sai phạm là các gameshow, các chương trình giải trí với các biểu hiện cụ thể như: thông tin sai sự thật; sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục Việt Nam, những sai phạm về quảng cáo Những vấn đề đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan ban ngành, cũng như Đài THVN trong việc quản lý
và nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình theo hình thức xã hội hoá
Có 2 dạng hình thức xã hội hóa tại Đài Truyền hình Việt Nam
Trang 32Thứ nhất, Đài Truyền hình đặt hàng các chương trình với các đơn vị ngoài Đài:
Đơn vị ngoài Đài Truyền hình thực hiện toàn bộ chương trình và “bán” cho VTV để phát sóng Các đơn vị đó thực hiện toàn bộ các vấn đề có liên quan tới chương trình như: đề tài, tổ chức sản xuất, nội dung chương trình Cho tới nay, VTV đã có nhiều chương trình truyền hình xã hội hóa kiểu “mua đứt, bán đoạn” như vậy: “văn bản pháp luật”, “Hành trình xanh”, “S Việt Nam – Hương vị cuộc sống”
Thứ hai, các đơn vị ngoài Đài Truyền hình tham gia vào một trong các khâu của tổ chức sản xuất chương trình truyền hình, phối hợp với lực lượng nhân lực, thiết bị kỹ thuật của Đài:
Đơn vị bên ngoài có thể tham gia tìm nguồn tài chính, tìm mẫu kịch bản, phối hợp ở một hay nhiều khâu sản xuất chương trình Bên cạnh “Chìa Khóa Thành Công - CEO” phối hợp với Công ty Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia, một ví dụ tiêu biểu của hình thức xã hội hóa trước đây là chương trình “Sức Sống Mới” Đây là chương trình VTV hợp tác với Công ty Truyền thông Chu Thị để thực hiện Mọi hoạt động tổ chức sản xuất chương trình này được VTV giám sát và quyết định nội dung Năm 2011, một chương trình mới được phát sóng vào khung giờ 10h45 đến 11h hàng ngày cũng do Công ty Truyền thông Chu Thị sản xuất đó là “Bảy Ngày Vui sSng” được phát sóng từ tháng 5 Hoặc chương trình “Gõ Cửa Ngày Mới” cũng
do công ty TVplus đảm nhận toàn bộ qui trình sản xuất phối hợp cùng Ban Thời sự
- Đài Truyền hình Việt Nam, phát sóng trong chương trình “Chào Buổi Sáng” Về nội dung, chương trình luôn phải đặt dưới sự kiểm tra giám sát của VTV
Các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp tham gia tài trợ cho việc sản xuất các chương trình truyền hình và ít nhiều có can thiệp tới nội dung và hình thức thể hiện của chương trình đó Tuy nhiên, sự can thiệp đó không sâu, đơn vị phối hợp chỉ quan tâm tới vấn đề quảng cáo, quảng bá hình ảnh Họ không tham gia sản xuất chương trình mà chỉ quan tâm tới quyền lợi của họ là các quảng cáo (dưới các hình thức như spot, panel, logo tên nhà tài trợ, đọc tên nhà tài trợ trong chương trình, đưa slogan của nhà tài trợ vào chương trình, thực hiện những chương trình mang tính
Trang 33quảng bá cho hình ảnh, thương hiệu của nhà tài trợ và lĩnh vực mà họ hoạt động )
Ví dụ tiêu biểu là chương trình “Tạp Chí Phụ Nữ” (09/2006 – 03/2007), “Doanh Nhân Việt Nam” (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự), game show “Đấu Trường 100”, “Đối Mặt” (Ban Thể thao Giải trí và Thông tin Kinh tế)
Như vậy, có thể nói trong quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, dù ở dưới dạng này hay dạng khác, tên gọi này hay tên gọi khác thì việc huy động thêm các nguồn lực khác của xã hội vào sản xuất chương trình truyền hình đã thực hiện từ lâu
1.3 Kinh nghiệm sản xuất chương trình theo định dạng nước ngoài
Trên thế giới, các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp được đánh giá là những quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất chương trình truyền hình phát triển bậc nhất hiện nay Tại khu vực Châu Á, Hàn Quốc, Nhật Bản là những quốc gia được đánh giá cao và ngày càng dẫn đầu về công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình Ở những các quốc gia này, các chương trình truyền hình không chỉ tạo được sức hút đối với khán giả trong nước mà còn vượt biên giới quốc gia và được trao đổi bàn quyền khắp nơi trên thế giới Thậm chí có những chương trình truyền hình đã tạo thành những “hiện tượng”, những “cơn sốt” với khán giả, đặc biệt là giới trẻ khắp thế giới Không những tạo được sức hấp dẫn từ định dạng chương trình, từ nội dung và cách thức thể hiện mà việc tổ chức sản xuất, thực hiện chương trình theo những cách thức mới cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đã khiến cho các Đài truyền hình khắp nơi trên thế giới phải học tập Tại Việt Nam, các nhà sản xuất chương trình truyền hình cũng đã và đang có nhiều nỗ lực để học tập và áp dụng các phương thức sản xuất mới theo kinh nghiệm của thế giới Bước đầu, đã có một số chương trình truyền hình bắt kịp với xu hướng này và từng bước gặt hái được kết quả
Trong buổi hội thảo “Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất truyền hình
trong xu hướng phát triển quốc tế” được tổ chức trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế
phim và công nghệ truyền hình 2013 tại Hà Nội do Đài THVN tổ chức, phó chủ tịch
Kênh Discovery châu Á – Thái Bình dương Ông Vikram Channa chia sẻ : “Các đơn
Trang 34vị sản xuất truyền hình luôn phải tự làm mới mình trên cơ sở hiểu khán giả Xác định đối tượng khán giả, hiểu mong muốn của họ là bí quyết thành công của Discovery ” Còn nhà sản xuất, tư vấn tác quyền của Đài truyền hình NHK (Nhật
Bản) Imamura Kenichi cho rằng: “Khi sản xuất các chương trình truyền hình, cần
có những nét độc đáo để gây ấn tượng với khán giả Đó mới là điều quan trọng”
Cũng theo nhận định của Ông Hideo Kado - Phụ trách Trung tâm Phát triển nội
dung của NHK Special thì “Điều làm nên sự khác biệt rõ nét nhất với các chương
trình khác của NHK chính là ở đề tài Để có được một chương trình chất lượng và đặc biệt phát sóng trên NHK Special, đề tài phải nóng, được nhiều người quan tâm, phải mới và phải gây được cảm xúc ở người xem” Ngoài ra, một trong những kinh
nghiệm quan trọng được nhiều chuyên gia chia sẻ đó là việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất các chương trình Sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã giúp cho các nhà sản xuất chương trình có thể thực hiện được các ý tưởng, các sáng tạo của mình trong chương trình mà không gặp phải rào cản nào Điều này
đã mang đến cho khán giả những chương trình truyền hình hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo vượt trên cả tưởng tượng và mong đợi của họ Đặc biệt, một xu hướng mới rất đáng học hỏi của truyền hình thế giới, đó là sự kết hợp giữa các chương trình truyền hình với các phương tiện truyền thông xã hội và các phương tiện nghe nhìn cá nhân khác Đây là một trong những bước đột phá của truyền hình trên thế giới tạo nên một xu hướng hết sức mới mẻ của truyền hình hiện nay
Nắm bắt được xu hướng này của truyền hình thế giới, các đơn vị sản xuất chương trình truyền hình trong nước đã học tập và đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm trong quá trình sản xuất chương trình Trước hết, các nhà sản xuất trong nước đang ngày càng chú trọng hơn vào việc cho ra đời các chương trình đáp ứng nhu cầu phong phú của khán giả Tất cả mọi khía cạnh, mọi vấn đề trong đời sống
xã hội đều được các nhà sản xuất tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để chuyển thể thành các chương trình truyền hình với nhiều hình thức thể hiện khác nhau Hầu hết các lĩnh vực trong đời sống đều có các chương trình truyền hình liên quan theo nhiều định dạng khác nhau như gameshow, talkshow…Đối tượng khán giả truyền hình không ngừng được mở rộng và có nội dung dành riêng cho từng nhóm đối
Trang 35tượng khán giả khác nhau Nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình, đặc biệt là các chương trình giải trí bắt kịp với các xu thế hiện đại của truyền hình thế giới Các yếu tố bất ngờ, gây sốc, mới mẻ, độc đáo…được các nhà sản xuất cân nhắc, lựa chọn và đưa vào chương trình nhằm mang lại những cảm xúc mới mẻ cho khán giả Bên cạnh đó, việc không ngừng tìm tòi, sáng tạo những đề tài mới mẻ, độc đáo cũng là một trong những kinh nghiệm được các nhà sản xuất trong nước tích cực học hỏi và áp dụng Càng ngày, các chương trình truyền hình trong nước càng chú trọng vào việc khai thác các đề tài nóng, gây sự chú ý và thông tin một cách nhanh chóng nhất đến khán giả Các yếu tố như tính thời sự, cập nhật thông tin, tính thực tế…ngày càng được các chương trình chú trọng khi đi tìm đề tài cho các chương trình Một kinh nghiệm quan trọng khác được các nhà sản xuất trong nước đã áp dụng cần nhắc đến đó là việc đưa các yếu tố của truyền thông xã hội vào trong chương trình Cùng với đó là chú trọng sản xuất các chương trình phù hợp với nhóm đối tượng khán giả xem chương trình qua laptop, tablet, smartphone… Không những thế, bằng việc tận dụng tương tác mạng xã hội, nhiều chương trình đã khuyến khích khán giả theo dõi, bình luận, trao đổi về nội dung đang xem trên các kênh truyền hình của họ Các chương trình truyền hình đã áp dụng phương thức này
có thể kể đến Chìa Khóa Thành Công – CEO, Chuyển động 24h, Cuộc sống thường ngày… Có thể thấy rằng, nhìn chung các chương trình truyền hình trong nước bước đầu đã bắt kịp xu hướng sản xuất truyền hình trên thế giới và mang đến bộ mặt mới cho truyền hình nước nhà
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trải qua một thời kỳ dài phát triển và hoàn thiện, đến nay truyền hình đã trở thành một phương tiện truyền thông đại chúng không thể thiếu trong trong mỗi gia đình, mỗi quốc gia và mỗi dân tộc trên thế giới Sự phát triển với tốc độ chóng mặt của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đưa truyền hình lên những tầm cao mới và trở thành một công cụ sắc bén trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến an ninh quốc gia Với khả năng phát sóng liên tục 24/24h, truyền tải một cách nhanh nhất, chân thật nhất mọi âm thanh, hình ảnh…Truyền hình vẫn
Trang 36giữ vững được thế dẫn đầu của mình trong bối cảnh càng ngày càng có nhiều các loại hình truyền thông mới ra đời Đặc biệt, trong xu thế số hóa hiện nay, khả năng vươn xa và vươn rộng của truyền hình ngày càng phá bỏ được các rào cản Khán giả
có thể xem truyền hình ở bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào thông qua các thiết bị có kết nối internet như máy tính hay điện thoại di động Thực tế này đã tạo ra một lượng khán giả khổng lồ cho ngành truyền hình và khiến cho sự ra đời của các chương trình truyền hình ngày càng đa dạng, phong phú và đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu của khán giả Tuy nhiên, đi cùng với những thuận lợi đó là những thách thức không nhỏ
mà những nhà sản xuất chương trình truyền hình sẽ phải đối mặt Bởi việc làm thế nào để cho ra đời và phát triển được những chương trình truyền hình có nội dung hấp dẫn, thu hút được khán giả và tồn tại lâu dài là điều không hề dễ dàng Các nhà sản xuất chương trình cần phải hiểu rõ các nguyên tắc, nguyên lý truyền hình trong
xu thế hiện đại Đồng thời, phải nắm chắc và nắm rõ tâm lý, xu hướng tiếp nhận thông tin của khán giả hiện này Cũng như không ngừng nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo để có những phương thức sản xuất chương trình chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả Đây là những điều cần và đủ để các chương trình truyền hình có sức sống cao,
có giá trị văn hóa và kinh tế, đi sâu vào nhận thức và tâm trí củ khán giả trong bối cảnh hiện nay
Nhận thức và hiểu rõ bối cảnh này, trong gần 10 năm qua chương trình CKTC - CEO đã không ngừng nghỉ trong việc tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo để cho ra đời một format hấp dẫn, thu hút và có sức sống Đồng thời, chương trình luôn nắm bắt, tận dụng các xu hướng phát triển mới của truyền hình nhằm hoàn thiện phương thức sản xuất của mình Điều này, đã mang đến những thành công to lớn cho CKTC – CEO cũng như làm nên những đặc điểm rất khác biệt so với các
chương trình truyền hình kinh tế khác
Trang 37CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH “CHÌA
KHÓA THÀNH CÔNG - CEO”
2.1 Tổng quan về chương trình truyền hình “Chìa Khóa Thành Công – CEO”
“Chìa Khóa Thành Công – CEO” (CKTC – CEO) là chương trình truyền hình chính luận về kinh tế ra đời năm 2005 và chính thức lên sóng của kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam (Đài THVN) tháng 1/2006 và đã được duy trì liên tục trong suốt 10 năm qua Là chương trình kinh tế đầu tiên được Đài THVN phối hợp với Công ty Cổ phần Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia – doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn giải pháp thị trường, truyền thông có trên 15 năm kinh nghiệm thực hiện theo hình thức xã hội hoá Quá trình hình thành và phát triển của CKTC – CEO với năm lần thay đổi định dạng, nội dung và hình thức thể hiện đã phản ảnh một cách rõ nét quá trình thực hiện xã hội hoá các chương trình tại Đài THVN Đồng thời, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động sản xuất chương trình truyền hình tại Việt Nam trong những năm Đặc biệt, khi CKTC – CEO là một chương trình có định dạng thuần Việt 100%
Ngày 27/01/2006, phiên bản đầu tiên “Làm Giàu Không Khó?’ được ra đời trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước ngày càng chuyển mình rõ rệt theo định hướng kinh tế thị trường Các khái niệm về kinh tế thị trường bắt đầu hình thành rõ nét, hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân dần phát triển và ngày càng đi vào sâu rộng trong đời sống xã hội Những bài học thành công, thất bại, các phương thức và kế sách làm giàu không chỉ được cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân quan tâm mà còn diễn ra trong đời sống xã hội với nhiều nhóm công chúng khác nhau Tuy nhiên, nhu cầu của công chúng lúc này không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận các thông tin một cách đơn thuần mà còn mong muốn được hướng dẫn thị trường, áp dụng những phương thức và mô hình kinh doanh mới, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh có tính thực tiến cao Trước bối cảnh đó,
“Làm Giàu Không Khó?’ đã được ra đời với sứ mệnh cổ suý cộng đồng làm giàu và truyền bá các kiến thức, phương pháp và kế sách kinh doanh và làm giàu Với định dạng thuần Việt 100%, “Làm Giàu Không Khó?” là sản phẩm trí tuệ, tâm huyết và
Trang 38công sức của những người thực hiện chương trình Do đó, chương trình có nội dung
và hình thức thể hiện hết sức đặc sắc, mới lạ và hấp dẫn Mỗi chương trình “Làm Giàu Không Khó?” là một cuộc bàn luận, phân tích và mổ xẻ các kế sách, các phương thức làm giàu của các chuyên gia kinh tế hàng đầu cùng các doanh nhân đến từ các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau Cuộc đối thoại đó không đi vào các vấn
đề vĩ mô, to lớn như các chương trình kinh tế khác mà tập trung đi vào những vấn
đề gần gũi, bình dị nhưng trí tuệ Cùng với việc sử dụng công nghệ hiện đại trong việc thiết kế, dàn dựng trường quay, công nghệ 2D, 3D trong thiết kế độ hòa, hậu kỳ chương trình… “Làm Giàu Không Khó?” được ban lãnh đạo Đài THVN đánh giá là diễn đàn kinh tế có qui mô và chuyên nghiệp nhất trong năm 2006
Sự thành công của “Làm Giàu Không Khó?” đã mở ra cánh cửa và là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của các phiên bản tiếp theo Sau khi phiên bản đầu tiên đi hết 36 kế sách làm giàu thì cũng là lúc nền kinh tế thị trường có những thay đổi theo xu thế ngày càng đi sâu vào hội nhập kinh tế quốc tế Các hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và lao động ngày càng mở rộng Nhiều loại hình doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ đã ra đời và gặt hái những thành công rực rỡ càng làm cho đời sống kinh doanh trở nên sôi động hơn Lúc này, nhu cầu được học hỏi kinh nghiệm, bí quyết đã mang lại thành công cho các doanh nghiệp được công chúng hết sức quan tâm Trong khi đó, hầu hết các chương trình truyền hình kinh tế chưa đi vào khai thác nhu cầu này Trước bối cảnh đó, chương trình
“Đường Tới Thành Công” phiên bản thứ hai của “Làm Giàu Không Khó?” đã được
ra đời Không giống như phiên bản trước đó, “Đường Tới Thành Công” có định dạng, nội dung và hình thức thể hiện hoàn toàn khác biệt và được tăng thêm tính thực tế và tương tác Là một chương trình trò chơi truyền hình, “Đường Tới Thành Công” là một cuộc thi đấu dưới hình thức tranh biện của các sinh viên đến từ các trường kinh tế trong cả nước Bằng việc sử dụng 36 kế sách đã có ở phiên bản trước, cùng với các kiến thức kinh doanh được đào tạo bài bản ở trường học, các thí sinh sẽ phải phân tích và tìm ra bí quyết làm nên thành công của các doanh nghiệp ngoài đời thực Ngoài ra, một điểm đặc biệt của phiên bản này là ở phần thi “Rubic
Ý Tưởng” các thí sinh sẽ phải đưa ra những ý tưởng, những phát kiến kinh doanh
Trang 39mới do mình sáng tạo ra Rất nhiều ý tưởng đó nay đã trở thành những mô hình kinh doanh thành công bền vững ở nước ta như : chuỗi giải khát siêu sạch, xe ôm có gắn công tơ mét
Bước sang năm 2007, kinh tế Việt Nam đứng trước những vận hội mới, thách thức mới khi chuẩn bị trở thành thành viên thứ 170 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Sự ra đời của hàng trăm nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: tài chính – ngân hàng, chứng khoán, bất động sản đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của nền kinh tế thị trường Việt Nam lúc bấy giờ Lực lượng nhân viên văn phòng tại các công sở gia tăng đột biến cả về số lượng lẫn chất lượng Các vấn đề liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, mối quan hệ giữa con người với con người, khả năng ứng xử trước các tình huống kinh doanh nhạy cảm và phức tạp…diễn ra hàng ngày và gây ra nhiều rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp Nhận thấy sự cần thiết phải có một chương trình truyền hình đề cập đến các vấn đề này, những người thực hiện “Đường Tới Thành Công’ đã quyết định thay đổi hoàn toàn định dạng của chương trình để phù hợp với bối cảnh thực tiễn Và đó
là lý do chương trình “Chìa Khóa Thành Công – My Way” (CKTC – My Way) ra đời Là chương trình trò chơi truyền hình, CKTC – My Way tập trung đi vào hướng dẫn cách thức ứng xử, thuyết phục và xử lý các tình huống trong thực tế kinh doanh thông qua sự thi đấu của các người chơi Ở phiên bản này, chương trình đã sử dụng các yếu tố sân khấu vào chương trình để tăng thêm kịch tính và tính tranh biện cho chương trình Đồng thời, với việc đưa thêm các yếu tố của truyền hình thực tế, chương trình đã thể hiện hành trình phấn đầu đầy gian nan để phát triển sự nghiệp của một nhân viên văn phòng đến vị trí cao nhất trong một doanh nghiệp là giám đốc điều hành Qua hơn 100 chương trình đã phát sóng đều đặn trên kênh VTV1 từ năm 2007 - 2009, chương trình là một quyển cẩm nang ứng xử không thể thiếu dành cho mọi đối tượng, từ một nhân viên mới vào nghề cho đến các CEO, các nhà quản
lý cao cấp
Sau ba lần thay đổi hoàn toàn định dạng, đến năm 2009, CKTC – CEO đứng trước những thách thức cần phải tiếp tục đổi mới để phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của công chúng Vào thời điểm này, nền kinh tế thị
Trang 40trường của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đều đang đứng trước những thách thức to lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Bầu không khí kinh doanh hết sức ảm đạm khi số lượng doanh nghiệp phá sản không ngừng tăng lên, hàng nghìn người lao động mất việc Lúc này, một chương trình truyền hình kinh tế chú trọng vào phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử như CKTC – My Way không còn phù hợp với thực tiễn cũng như nhu cầu của công chúng nữa Nhận thấy điều này, những người thực hiện chương trình đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu và quyết định cho ra đời phiên bản mới với tên gọi “Chìa Khóa Thành Công – CEO” (CKTC – CEO) CEO là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Executive Officer” có nghĩa là Giám đốc điều hành hay Tổng giám đốc tại các doanh nghiệp Theo các nghiên cứu của chương trình, trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng các CEO là những người phải hứng chịu nhiều áp lực nhất do phải chịu trách nhiệm về
sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như công ăn việc làm của người lao động Đồng thời, họ là người đứng mũi chịu sào và có khả năng dẫn dắt doanh nghiệp vượt qua những thách thức của thị trường nếu có đầy đủ bản lĩnh, kiến thức, kinh nghiệm Bằng việc cho ra đời của CKTC – CEO, chương trình tiếp tục đi theo mục tiêu đã
đề ra từ đầu là đồng hành cùng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp qua các thời
kỳ của nền kinh tế CKTC – CEO là phiên bản khá đặc biệt khi định dạng vừa có yếu tố của một chương trình trò chơi truyền hình vừa có yếu tố của đối thoại truyền hình Tham gia chương trình là đội ngũ lãnh đạo cấp cao đến từ các doanh nghiệp Trong vai trò của một CEO trong chương trình, họ phải giải quyết những vấn đề nan giải, phức tạp và có ảnh hưởng sống còn đến doanh nghiệp Cùng tham gia phản biện, góp ý và hoàn thiện gói giải pháp của họ có các người chơi khác trong vai trò nhóm cộng sự và sự tư vấn, đánh giá của các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong vai trò Hội đồng giám khảo Trong vòng 5 năm, từ năm 2009 – 2013, chương
trình đã lần lượt đi qua các chủ đề của năm như : Điều hành doanh nghiệp thời
khủng hoảng, điều hành doanh nghiệp thời hậu khủng hoảng, điều hành doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế phát triển Cũng trong thời gian này, mặc dù vẫn duy trì
tên gọi CKTC - CEO nhưng chương trình đã liên tục thay đổi, điều chỉnh và nâng cấp định dạng, nội dung và hình thức thể hiện của chương trình Điều này không chỉ