1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

BÁO CÁO CÂY ĐAY VÀ CÂY MÈ

306 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 306
Dung lượng 17,91 MB

Nội dung

Có nhiều công ty hiện đang dùng cây Đay để làm nhiều sản phẩm khác nhau. Sau đây là những sản phẩm đang được sản xuất từ việc dùng cây Đay .a. Sản phẩm để làm vệ sinh Công NghiệpCây Đay được áp dụng để làm vệ sinh cho súc vật, nó tận hút chất bẩn của súc vật và giúp ích xử lí môi trường.c. Tế bào của cây Đay có thể làm ra giấy.Tế bào của cây Đay có thể dùng làm hàng dệt, hàng vải. Thường thường những tế bào cây Đay được pha trộn với các tế bào khác.e. Cây Đay có thể kết lại làm chăn để bao bọc đất lỡ. Chăn này thường được dùng cho nông nghiệp.

Trang 1

GVHD: Phạm Thị Thanh Mai

SV thực hiện: Nhóm 6

Lớp: ĐHSKTNN HG

Trang 2

6.1.1 Công dụng và giá trị kinh tế

Có nhiều công ty hiện đang dùng cây Đay để làm nhiều sản phẩm khác nhau Sau đây là những sản phẩm đang được sản xuất từ việc dùng cây Đay

a Sản phẩm để làm vệ sinh Công Nghiệp

6.1 Công dụng và giá trị kinh tế, tình hình sản xuất đay trong nước và

trên thế giới

Trang 3

b Cây Đay được áp dụng

để làm vệ sinh cho súc

vật, nó tận hút chất bẩn

của súc vật và giúp ích

xử lí môi trường.

c Tế bào của cây Đay có

Trang 4

d Tế bào của cây Đay có

thể dùng làm hàng dệt,

hàng vải Thường

thường những tế bào cây

Đay được pha trộn với

các tế bào khác

e Cây Đay có thể kết lại

làm chăn để bao bọc đất

lỡ Chăn này thường

được dùng cho nông

nghiệp

Dùng đay để dệt chiếu

Đay dùng làm vải

Trang 5

f Cây Đay có thể dùng làm nguyên liệu để thay thế dầu hỏa Tế bào sợi được chế biến để trở thành chất ethanol

g Lá cây của Cây Đay

được làm ra thực phẩm cho gia súc như bò hoặc cừu v.v… Lá Cây Đay có rất nhiều chất đạm và giúp gia súc tăng trưởng nhanh hơn, so sánh với cỏ

Trang 6

h Cây Đay dùng được làm chất bổ sung trong trương

trình sản xuất những sản phẩm mới khác nhau Tế bào sợi được pha trộn với nhiều chất khác để tạo nên sản phẩm mới

Trang 7

•Hiệu quả kinh tế

Sau 5 tháng trồng (150 ngày), năng suất đay

triệu đồng/ha, cao hơn

Trang 8

6.1.2 Tình hình sản xuất đay trên thế giới và trong nước

6.1.2.1 Tình hình sản xuất đay trên thế giới

Vì đay có giá trị kinh tế cao, nên trên thế giới có nhiều nước trồng đay như: Pakistan,

Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Neepan, Philippin, Thái Lan,…

Trang 10

6.1.2.2 Tình hình sản xuất đay trong nước

Ở Việt Nam, việc trồng đay trước đây chủ yếu để tiêu dùng trong nước như dệt chiếu, đan võng, bện thừng…

Sản phẩm được làm từ Đay

Trang 11

Năm 1940 phát xít Nhật xâm nhập Đông Dương, cùng thực dân Pháp buộc nông dân phá lúa trồng đay, gây nên nạn đói khủng khiếp 1945.

Từ năm 1954 trở lại đây, chính phủ có chính sách khuyến khích trồng đay tăng đáng kể, hình thành vùng trồng đay

Trang 12

Vùng đay miền Bắc chủ yếu ven sông

(sông Lô, sông Đáy,

sông Thái Bình, sông

Chu, sông Lam, sông

Mã), tập trung ở các

tỉnh như Hải Hưng,

Trang 13

Diện tích đay ở nước

bằng sông Cửu Long

Trang 14

6.2 CƠ SỞ SINH VẬT HỌC CỦA CÂY ĐAY

6.2.1 Nguồn gốc và phân loại

6.2.1.1 Đặc điểm phân loại đay

Cây đay hiện nay phân bố trên thế giới từ

100 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam (trong đó đay xanh từ

410 vĩ Bắc – 300 vĩ Nam) và tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới Trong sản xuất hiện nay trồng 2 loại chính :

Trang 15

- Đay xanh : thuộc họ điển mã (mã điển) –

Tiliaceae loại đay (Corchorus) Theo Watt (1889), loại đay có 36 chủng Trong các chủng,

2 chủng đay có giá trị kinh tế nhất là đay xanh quả tròn và đay xanh quả dài

Trang 16

• Đay xanh quả dài

Trang 17

Đay xanh quả tròn : Quả tròn, hạt nâu, mỗi ngăn có hai hàng hạt, lá hẹp nhọn mũi Có mầm nách trên thân Mầm nách đâm thành cành hoặc chỉ ra lá, có sắc

tố đỏ, thân và cuống lá đỏ, đài hoa, vỏ quả đỏ; hoặc

có thân, cuống lá, đài, hoa,

vỏ quả xanh

Trang 18

Đay xanh quả dài : Quả dài, hạt xanh hoặc nâu, mỗi ngăn

có một hàng hạt, lá rộng bản, có mầm nách trên thân Có thể

có sắc tố đỏ hoặc xanh ở thân, cuống lá

và đài hoa

Trang 19

Đay quả tròn và quả dài là hai chủng đay trồng có

giá trị kinh tế cao Sau đây là một số đặc điểm chủ

yếu của 2 chủng đay này

Cơ quan Đay quả tròn Đay quả dài

Hơi bé, số nhị đực ít, bầu tròn

Tròn, mỗi ngăn có 2 hàng hạt

Ít, lớn hơn, màu nâu

Rễ cái ngắn hơn, rễ con nhiều hơn, rễ bất định nhiều hơn.

Cao hơn, ít thót ngọn Xanh thẫm, láng, gân dày,râu lá dài, tử diệp

bé, lá không đắng

Lớn hơn, số nhị đực nhiều, bầu dài.

Dài, mỗi ngăn có 1 hàng hạt.

Hạt nhiều, bé hơn, màu xanh.

Rễ cái dài hơn, rễ con

và rễ bất định ít hơn

Trang 20

Ở Việt Nam đay xanh quả dài có một loại hình – Đay xanh quả dài Gia Lâm (đay tây) Trên thế giới có nhiều giống như : JRO – 632, JRO – 878 (Ấn Độ), chịu hạn trên đất cao, có thể gieo sớm.

Đay xanh quả dài ở Việt Nam có giống địa phương (Buộm) Thái Bình (đay ta) – là giống chín sớm, song năng suất cao nhất chỉ đạt 30 tạ đay tơ/ha Các giống nhập nội như Việt viên 4 – năng suất cao, thích ứng rộng đạt 40 – 50 tạ đay/ ha Giống JRC – 321 (Ấn Độ) là loại hình chín rất sớm

Trang 21

Đay cách : Đay cách cũng là cây lấy sợi ở vỏ thân

song về phân loại thì thuộc họ Bông (Malvaceae), tên khoa học là Hibiscus Canabinus L gồm năm biến chủng, hai loại hình :

Trang 22

 Loại hình lá nguyên

• Thân và cuống lá tím – Var Simplex How

• Thân và cuống lá xanh – Var Viridis How.

Trang 23

 Loại hình lá xẻ thùy

• Thân đỏ cuống lá xanh – Var ruber How

• Thân và cuống lá tía – Var purpureus How

• Thân và cuống lá xanh – Var Vurgaris

How

Trang 24

- Một số giống hiện có ở Việt Nam là :

Đay lá chẻ (lá xẻ thùy) : thân cao 3 – 4,5 m,

đường kính thân gốc 1,5 – 2,5 cm, tỉ lệ tơ 15 – 16%, năng suất thử nghiệm 41 – 45 tạ đay tơ/ha, năng suất trong sản xuất 25 – 30 tạ/ha Thời gian sinh trưởng

160 – 180 ngày năng suất hạt 15 tạ/ha Chống chịu gió bão và sâu bệnh tương đối khá

Đay lá hình tim, tỉ lệ tơ và năng suất hơi thấp

hơn loại đay lá chẻ, tính chống chịu cũng yếu hơn

Trang 25

Ngoài ra còn giống HC – 583 nhập nội từ Ấn

Độ (1972) và đay cách Cu Ba có năng suất

và khả năng chống chịu kém hơn đay cách hoa vàng Việt Nam, nhưng phẩm chất tốt hơn

Trang 26

6.2.2 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

6.2.1.1 Bộ rễ

Cây Đay là loại cây song tử diệp hằng năm

Rễ cọc đâm sâu từ 0,5 – 1,5 m, rễ con phát triển ngang tập trung ở tầng đất 30 – 35 m

Hình thái bộ rễ đay khác nhau tùy thuộc vào chủng và giống đay

Trang 27

o Đay xanh quả dài, rễ cọc dài, rễ con ít, có khả năng chịu hạn.

o Đay xanh quả tròn, rễ cọc ngắn, rễ con phân bố rộng, nhiều, có khả năng chịu úng

o Đay cách rễ cọc dài, rễ con phát triển cân đối, sinh trưởng khỏe

Trang 28

Trên thân đay (phần gốc) có thể phát sinh rễ bất định (Đay xanh quả tròn ) Nhìn chung độ đâm sâu của rễ cọc, sự phân bố của rễ con tùy thuộc vào giống, tính chất đất đai, mực nước ngầm và sự phân bố chất dinh dưỡng trong đất Đất tơi xốp, tầng đất canh tác dày, có cấu tượng tốt, đủ ẩm, nhiều chất hữu cơ thì có lợi cho sự phát triển của bộ rễ

Trang 29

Bộ rễ đay phát triển sâu và rộng thì diện tích dinh dưỡng sẽ tăng lên, tao điều kiện cho cây đay sinh trưởng tốt, cho năng suất cao Bộ

rễ là cơ quan hút dinh dưỡng, vì vậy cần tạo điều kiện cho cây đai phát triển, chú ý khâu làm đất, bón phân, xới xáo và tưới tiêu nước

Trang 30

6.2.1.2 Thân cành

Thân đay có tiết diện tròn, đường kính gốc 1 – 3

cm hoặc hơn, cao từ 1,5 – 5 m, có 40 – 50 lóng, có khi trên 100 lóng Mỗi mắt mang 1 lá, 1 mầm lá hay mầm cành Thân trơn bóng hoặc có gai

Tùy giống mà mầm nách thành cành tăm nhiều hay ít

Trang 31

Ở đay xanh khi cây ra hoa mới phân cành (đâm chạc), thường có 2 – 3 cành Đoạn thân từ gốc đến chỗ đam chạc (phân cành) có nhiều sợi và sợi tốt, vì vậy gọi là độ cao kinh tế Đay xanh nếu

ra hoa sớm sẽ phân cành sớm, độ cao kinh tế thấp,

do đó năng suất và phẩm chất đay kém

Ở đay cách hoa mọc đơn trên thân, nên không có hiện tượng phân cành khi cây ra hoa

Trang 32

Trồng đay chủ yếu để thu hoạch sợi ở vỏ thân, do đó cần tác động các biện pháp kỹ thuật

để thúc đẩy độ cao cho sợi và độ cao kinh tế phát triển, có đường kính thân lớn, bẹ dày, ít cành tăm

Trang 33

Muốn vậy trên cơ sở chọn và dùng giống tốt phải chú trọng các khâu gieo đúng thời vụ, bón tưới đầy đủ, mật độ khoảng cách thích hợp Khi cây đay chín thì vỏ thân chuyển từ xanh chuyển sang xanh vàng

và bóng lên

Trang 34

6.2.1.3 Lá

- Lá đay xanh : Khi cây con có 2 lá tử diệp tròn Lá

thật ở đay xanh có dạng hình thuôn Đay xanh quả dài hình thuôn đều, quả tròn hình thuôn thót ngọn, phiến

lá dài 10 – 25 cm, rộng 4 – 6 cm, mép lá có răng cưa, hai răng cưa cuối ở gốc phiến lá dài ra thành râu lá Cuống lá dài từ 2 – 10 cm, gốc cuống lá có 2 lá kèm màu xanh hoặc phớt đỏ Lá đay quả tròn có chứa chất Corchorin nên thường có vị đắng

Trang 35

Lá đay quả tròn

Lá đay quả dài

Trang 36

- Lá đay cách : Hai lá tử diệp lớn hơn, màu xanh

Tử diệp đay cách có thể quang hợp, nên có ý nghĩa cho cây đay trong thời kỳ đầu sinh trưởng

Trang 37

• Lá hình tim có diện tích lớn hơn lá đay xẻ thùy, do đó đay có lá xẻ thùy có thể trồng dày hơn đay lá hình tim.

• Ngoài ra mặt lưng lá ở trên gân chính có tuyến mật hấp dẫn côn trùng.

Trang 38

6.2.1.4 HOA

- Hoa đay xanh bé, có cuống ngắn, mọc thành chùm từ 3 – 5 hoa

- Hoa đay quả dài bé hơn hoa đay quả tròn Hoa có 2 – 6 cánh, màu vàng tươi Hoa đay quả tròn có 24 –

27 nhị đực, quả dài có 26 – 60 nhị đực Nhị cái có núm, chia thành 2 khía Bầu đay quả tròn hình cầu, quả dài hình ống

Trang 39

 Hoa đay cách giống hoa bông Hoa đơn, cuống ngắn, cánh hoa màu trắng sữa hoặc vàng, 5 cánh, gốc có tía tím Gốc đài hoa có tuyến mật Hoa có 60 – 70 nhị đực, bầu nhụy 5 ngăn.

 Hoa đầu tiên ra ở vị trí cao hay thấp là biểu hiện tính chín sớm hay muộn của đay cách Giống chín sớm ra hoa ở nách lá thấp

Trang 40

6.2.1.5 QUẢ, HẠT ĐAY

Quả đay xanh thuộc loại quả nẻ Đay xanh quả tròn, quả hình cầu đường kính 1 – 1,5 cm, chia 5 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng hạt Quả có nhiều khía, khi chín có màu nâu, khô thì nứt

Trang 41

Đay xanh quả dài hình ống, đường kính 0,5 – 0,8 cm, dài 5 – 8 cm, có

5 – 6 ngăn, mỗi ngăn có một hàng hạt Quả non có màu xanh, chín có màu nâu, nứt thành nhiều mảnh

Hạt đay xanh rất bé, hình đa giác không đều Hạt đay quả tròn màu nâu, trọng lượng 1000 hạt xấp xỉ 3,3 g Hạt đay quả dài màu xanh đen, trọng lượng 1000 hạt xấp xỉ 2

g Trong hạt có chứa Corchorin (vị đắng), 2,5% đường, 14,7% chất béo, 6% tro và 7,1% nước

Trang 42

Quả đay cách thuộc quả giáp, dài 1,2 – 1,5 cm, đường kính 1,1 – 2 cm Quả nhỏ dần lên phía ngọn, có

5 ngăn Vỏ quả chín màu xám, phủ nhiều lông trắng, cứng Quả có lá bắc và đài hoa bao bọc khi chín có thể nẻ

Hạt đay cách khi chín có màu xám đen, trọng lượng 1000 hạt khoảng 28 – 30 g

Trang 43

6.2.3 CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐAY

6.2.3.1 Sự nảy mầm của hạt

Hạt đay nảy mầm cần có đầy đủ nước, không khí

và nhiệt độ Nhìn chung đay nảy mầm tốt ở biên độ nhiệt độ từ 20 – 300C và độ ẩm đất từ 70 – 80% Với điều kiện trên thường sau 4 – 6 ngày đay mọc đều Nhiệt độ và ẩm độ thấp trở ngại cho nảy mầm, hạt thối

do đó không nên gieo đay vào tháng rét và khô hạn

Trang 44

 Cần chú ý: Khi lượng nước trong hạt từ 12 – 13% tăng lên 33% thì cường độ hô hấp của hạt tăng lên 1 vạn lần, do đó rất cần oxi Gieo quá sâu hoặc đất kết vón, úng nước đều ảnh hưởng xấu đến nảy mầm.

Hạt sau khi nảy mầm thì thân và rễ mầm phát triển, sau đó xòe 2 lá tử diệp và bắt đầu quang hợp Sau khi xòe lá tử diệp được 5 – 7 ngày thì lá thật xuất hiện

Trang 45

 Đây là thời kỳ mở đầu của quá trình sinh trưởng phát triển và quyết định mật độ ban đầu của đay trên đồng ruộng Do vậy xúc tiến cho hạt mọc nhanh và hạt mọc đều là một trong những yêu cầu quan trọng bậc nhất trong kỹ thuật trồng đay Muốn vậy ngoài việc chọn giống có chất lượng tốt, cần tranh thủ gieo đúng thời vụ đảm bảo tiêu chuẩn làm đất, giữ ẩm và đất tơi xốp và gieo hạt đúng kỹ thuật.

Trang 46

Đay cách yêu cầu nhiệt độ thấp hơn nên có thể gieo sớm trong tháng 2, 3 sau đến đay quả tròn – 25/3 đến 5/4 và cuối cùng là đay quả dài từ 10/4 – 20/4.

Trang 47

6.2.3.2 Sự sinh trưởng của bộ rễ

Sau khi nảy mầm, bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm, còn sinh trưởng của bộ rễ lại tương đối nhanh : Sau khi mọc 5 – 7 ngày ra được 1 lá thật, rễ cái đã dài 7 – 12 cm và nhiều rễ con Sau 20 ngày, cây cao 10 – 14 cm có 3, 4 lá thật thì rễ cọc đã dài 30 – 35 cm, rễ con 15 – 35 cm Đa số rễ phân bố ở lớp đất 6 – 17 cm Khi thân sinh trưởng tương đối nhanh thì tốc độ sinh trưởng của rễ chậm dần

Trang 48

Tỷ lệ sinh trưởng giữa thân và rễ tùy theo kỳ sinh trưởng Thời kỳ đầu tuy rễ mọc nhanh, nhưng thời

kỳ cuối ciều cao thân vượt xa chiều dài rễ đến hơn 10 lần

Bộ rễ sinh trưởng tốt thì tăng sức hút chất dinh dưỡng, tăng sức chống hạn, nhờ đó xúc tiến hân tăng trưởng nhanh, thân cao vỏ dày Về kỹ thuật trồng trọt cần chú ý bồi dưỡng bộ rễ Bộ rễ đay đâm vào đất không mạnh lắm nhưng rất ưa phân và mẫn cảm với chế độ không khí trong đất

Trang 49

6.2.3.3 Sự sinh trưởng của thân

Sự sinh trưởng của thân đay từ khi cây mọc đến khi ra hoa kết quả có thể chia làm các thời kỳ sinh trưởng sau

Trang 50

 Thời kỳ cây con

Thời kỳ này được xác định từ sau khi đay mọc, khoảng 30 – 40 ngày với đay xanh và 40 – 50 ngày với đay cách Thời kỳ này rễ phát triển nhanh, thân lá sinh trưởng chậm, bình quân mỗi ngày chỉ cao thêm 5 – 10 mm (đay xanh) và 0,8 – 1,2

cm (đay cách) Khi thân cao 2 – 3

cm rễ dài 7 – 10 cm và phân bố ở lớp đất 0 – 15 cm

Trang 51

Do tốc độ sinh trưởng của thân chậm, nên thời

kỳ này dễ bị cỏ dại lấn át, sâu bệnh phá hoại, nên việc chăm sóc đay con đặc biệt quan trọng Để cây đay sinh trưởng phát triển khỏe, rút ngắn thời kỳ cây con cần chú ý các biện pháp kỹ thuật như : tỉa cây, xới xáo, làm cỏ, để cây vượt qua thời kỳ này càng nhanh chóng càng tốt Bón thúc kịp thời, phòng trừ sâu bệnh, chống hạn đều là biện pháp có hiệu quả nhất trong thời kỳ này

Trang 52

Nói chung sự sinh trưởng của cây ở thời kỳ này mạnh hay yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn tiếp theo và do đó ảnh hưởng đến năng suất

Trang 53

 Thời kỳ vươn cao

Đây là thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây đay Mỗi ngày cây có thể cao từ 4 – 7 cm Thời kỳ này kéo dài 80 – 85 ngày (ở đay cách) và 50 – 60 ngày ở đay xanh Khối lượng sinh trưởng thời kỳ này chiếm

70 – 75% tổng lượng sinh trưởng của cây đay

Nói chung các loại đay thời gian tăng trưởng chiều cao đồng thời với phát triển đường kính thân Cây càng cao thì thân càng to, bậm

Trang 54

Do đó có thể nói đây là thời kỳ quyết định năng suất đay tơ bởi vì :

Năng suất đay tơ = Số cây x Trọng lượng cây x %

sợi/cây.

Trang 55

Tốc độ vươn cao nhanh hay chậm, thời kỳ vươn cao dài hay ngắn không những phụ thuộc vào đặc tính giống mà còn chịu tác động sâu sắc của điều kiện ôn,

Trang 56

o Nhiệt độ cao thuận lợi cho vươn cao.

o Thời kỳ này cây tiêu tốn nhiều nước nhất, chú ý đảm bảo ẩm độ đất 70 – 80% cho cây sinh trưởng phát triển bình thường

Trang 57

Thời kỳ này cây cần nhiều dinh dưỡng, nhất là yêu cầu đạm và ka li Chú ý bón thúc theo nguyên tắc “ Bón nặng thời kỳ vươn cao”.

 Tóm lại đây là thời kỳ cây sử dụng hiệu quả nhất các điều kiện sinh thái Do đó các biện pháp kỹ thuật rất có ý nghĩa để giúp cho thời kỳ này kéo dài, đạt được thân cao, bẹ dày và sản lượng cao

Trang 58

 Thời kỳ ra nụ, hoa quả và

sợi chín

Sau khi đay mọc 90 – 110 ngày đối với đay xanh và 130 – 150 ngày đối với đay cách thì cây bắt đầu ra nụ Ra nụ sớm hay muộn tùy thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh cụ thể và

kỹ thuật trồng trọt

Ngày đăng: 04/04/2016, 20:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w