Mục lục Mở đầu 2 1. Giá trị kinh tế 3 1.1 Giá trị sử dụng 3 1.2 Giá trị trao đổi 4 1.3 Thị trường tiêu thụ ca cao trên thế giới 4 2. Lịch sử phát triển ca cao trên thế giới 5 3.Tình hình sản xuất cây ca cao ở ĐBSCL 8 4. Đặc tính thực vật cây ca cao. 9 4.1. Rễ 9 4.2. Thân 9 4.3. Lá 9 4.4. Hoa 10 4.5.Trái 11 5. Đặc tính các giống ca cao 11 5.1. Nhóm Criollo 11 5.2. Nhóm Forastero 12 5.3. Nhóm Trinitario 12 6. Yêu cầu điều kiện môi trường 13 6.1. Yếu tố khí hậu 13 6.2 Yếu tố đất 15 7. Kỹ thuật canh tác ca cao 16 7.1 Kỹ thuật trồng ca cao 16 7.2. Chăm sóc vườn ca cao trưởng thành 19 8. Sâu bệnh hại ca cao 22 8.1. Sâu hại 22 8.2 Bệnh hại 26 9. Thu hoạch và sơ chế 32 9.1 Thu hoạch 32 9.2 Sơ chế 33 Kết bài 38 Tài liệu tham khảo 39 Mở bài Cây ca cao là một cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX và được sự khuyến khích của nhà nước nhưng do chưa có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nên cây ca cao không phát triển được trong thời gian qua. Do đặc tính có thể chịu đựng được bóng râm nên việc trồng xen cây ca cao vườn dừa chẳng hạn, không những không cạnh tranh với đất mà còn tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra, chất hữu cơ từ lá, cành cây để lại còn cung cấp chất dinh dưỡng và giữ ẩm cho cây trồng xen. Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiều cơ sở chế biến bánh kẹo, thực phẩm được xây dựng nên nhu cầu quả ca cao ngày càng tăng nên diện tích trồng cây ca cao ngày càng được đẩy mạnh hơn. Vì thế nên làm thế nào để việc trồng cây ca cao đạt năng suất cao? Đặc điểm sinh học, yêu cầu sinh thái, kỹ thuật canh tác như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài báo cáo sau đây.
Trang 1BÀI BÁO CÁO
CÂY CA CAO
GVHD: PHẠM THỊ THANH MAI
MÔN: CÂY CÔNG NGHIỆP
Trang 2NHÓM 2 1/ Lê Ngọc Đô
2/ Lê Tuấn Kiệt
3/ Nguyễn Thị Minh Huyền 4/ Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 3MỤC LỤC
1/ Giá trị kinh tế
2/ Lịch sử phát triển cây ca cao trên thế giới 3/ Tình hình sản xuất cây ca cao ở ĐBSCL 4/ Đặc tính thực vật ở cây ca cao
5/ Đặc tính các giống ca cao
6/ Yêu cầu điều kiện môi trường
7/ Kĩ thuật canh tác ca cao
8/ Sâu bệnh hại ca cao
9/ Thu hoạch và sơ chế
Trang 5I Giá trị kinh tế
1 Giá trị sử dụng
Hột ca cao với thành phần cấu tạo chính là chất béo (bảng 3.1) được dùng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm như Chocolate, bánh kẹo, ovaltine,… Bơ trích từ hột
ca cao có giá trị rất cao, được dùng trong các ngành y dược, mỹ phẩm
Vỏ trái ca cao chứa 3 – 4% kali trên trọng lượng khô (Wood và Lass, 1985) nên tro của vỏ trái được dùng làm xà bông ở Nigeria và Ghana (Oduwole và Arueya, 1990; Arueya, 1991).
Trang 7Bột ca cao Sô-cô-la
Trang 8Nước uống lon
Kem
Ca cao nóng/đá
Trang 9Kem ủ tóc
Sữa tắm Làm đẹp với ca cao
Trang 10Kem chống nắng Sữa bột ca cao
Bánh
Trang 111.2 Giá trị trao đổi
Giá trị hột ca cao trên thị trường thế giới biến động rất mạnh từ năm này sang năm khác, đặc biệt phụ thuộc rất nhiều vào một số nước có sản lượng ca cao nhiều Trong hơn hai mươi năm gần đây, giá hột ca cao cao nhất ở giữa thập niên 80 với giá trên 2.000 USD/tấn sau đó giảm ở đầu thập niên 90 với giá từ 1.000 – 1.200 USD/tấn Giá ca cao giảm có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất ca cao trên thế giới.
Trang 12Đối với các nước sản xuất ca cao, để đảm bảo quyền lợi của người sản xuất ca cao trước sự biến động của giá cả trên thị trường, chính phủ các nước này đã ấn định một giá mua tối thiểu để cho người trồng ca cao có lợi theo từng mùa vụ Giá này được quy định tùy theo tình hình của từng địa phương và triển vọng của thị trường thế giới.
Trang 131.3 Thị trường tiêu thụ ca cao trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2004), trong năm 2002 các nước nhập khẩu ca cao trên thế giới đã mua tổng cộng 3.654.972 tấn ca cao với giá từ 1.463 – 1.672 USD/tấn Khu vực Tây Âu nhập khẩu ca cao nhiều nhất, hơn 57% lượng ca cao nhập khẩu toàn thế giới Hà Lan là nước nhập khẩu nhiều nhất (495.218 tấn), tiếp theo là Mỹ (323.237 tấn), Đức (205.174 tấn) Ở châu Á, Malaysia là nước có sản lượng ca cao khá lớn, nhưng cũng là nước có lượng
ca cao nhập khẩu lớn nhất (128.107 tấn), tiếp theo là Nhật Bản (49.138 tấn) và Singapore (27.336 tấn).
Trang 14STT Khu vực/
Quốc gia
Số lượng (Tấn)
Giá trị (USD 1.000)
Trang 15Tuy nhiên, nếu tính mức tiêu thụ ca cao và chocolate bình quân/ đầu người/ năm thì Thụy Sĩ là nước có mức tiêu thụ cao nhất (8,2 kg/người/năm), kế đến là Bỉ (7,4 kg/người/năm).
Lê Tuấn Kiệt
Trang 16Video thị trường tiêu thụ ca cao
Trang 172 Lịch sử phát triển ca cao trên thế giới
Hơn 2000 năm trước, cây cacao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân vùng Châu Mĩ Latinh Người Mayan và Aztec đã trồng cây ca cao từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm Châu Âu tìm tới lục địa này Theo như nhiều nhà nghiên cứu thì cây cacao có thể bắt nguồn
từ những cánh rừng mưa Amazone thung lũng Orinoco ở Venezuela hay vùng Chiapa của Mexico
Trang 19Người Mayan tin rằng cây Ca cao là của Thượng Đế và hạt Ca cao là ân sủng của chúa cho con người Người Mayan là những người đầu tiên trên trái đất này sử dụng Cacao làm thực phẩm, họ đã làm đồ uống với những hạt Cacao được nướng lên, nghiền nhuyễn và pha với bột ngô nhằm tạo độ sánh khi uống, tuy nhiên khi
ấy cách thức chế biến rất đơn giản
Trang 20Colombus có thể là người Châu Âu đầu tiên biết đến Ca cao nhưng khi ông ta mang những hạt Ca cao về cho vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella thì họ đã chưa hiểu rằng thứ “vàng nâu” này tuyệt vời đến dường nào và chỉ đến khi người Tây Ban Nha tới Mehico, nhà thám hiểm Cortes được hoàng
đế Montezuma mời dùng thử loại đồ uống đặc biệt này, thì Cacao mới bắt đầu một hành trình mới : Chinh phục Châu Âu
Trang 21Cotes đã mang rất nhiều ca cao về Tây Ban Nha vào năm 1528, tuy nhiên hương vị của món này quá đắng so với khẩu vị của người Tây Ban Nha, do vậy họ đã cho thêm đường và dùng nóng Đôi khi, những người Tây Ban Nha còn cho thêm quế, hồi, vỏ chanh, bột hoa hồng khô… để tạo nên những hương vị mới vô cùng độc đáo và Ca cao đã trở thành thứ đồ uống thông dụng của giới nghệ sĩ và hoàng gia Tây Ban Nha
Trang 22Trong gần 1 thế kỷ, Ca cao được coi là thức uống đặc trưng và là điều bí mật của những người Tây Ban Nha Tuy nhiên do giá cả quá đắt đỏ nên những người Tây Ban Nha thực dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây Ca cao trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ.
Trang 23Cacao đã lan truyền khắp Châu
Âu, việc uống bột cacao thành một trào lưu ở Pháp , dưới thời vua Louis
14 và 15 thức uống ca cao rất được
ưa chuộng tại Versailles Và rồi ca cao đã tới Anh, cũng giống như ở Pháp, nó nhanh chóng chinh phục nước Anh
Trang 24Kể từ khi quán bán thức uống ca cao đầu tiên được khai trương năm 1657, tới đầu thế
kỉ 18 những nhà máy sản xuất thức uống ca cao và sôcôla đầu tiên đã được thành lập Tới năm 1730, ca cao sụt giá mạnh cùng với những máy móc chế tạo thức uống ca cao và sôcôla được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho 1 nền công nghiệp sản xuất ca cao với số lượng lớn và giá thành rẻ
Trang 25Phát minh ra cách ép hạt ca cao mới làm giảm giá nhưng lại tăng chất lượng thành phẩm lên rất nhiều, cùng lúc đó giá đường giảm mạnh và đời sống người dân trên khắp Châu Âu đều được tăng lên đáng kể nên đến đầu thế kỷ 20, thức uống ca cao đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn Châu Âu.
Sản lượng ca cao trên thế giới từ năm
1830 đến năm 1985 được ghi nhận ở Bảng 3.3
Trang 27Hiện nay, Châu Phi cũng là nơi sản xuất ca cao chủ yếu trên thế giới, chiếm gần 70% sản lượng ca cao toàn thế giới, trong đó, Côte d’ Ivoire, Ghana và Nigeria là ba nước có sản lượng cao nhất Ở Nam Mỹ, ca cao được trồng chủ yếu ở Brazil (581.246 ha), tiếp theo là Ecuador (378.520 ha)
Trang 28Ở Châu Á, sản lượng ca cao chiếm khoảng 10% sản lượng ca cao toàn thế giới, trong đó tập trung ở Indonesia
(490.000 ha) và Malaysia (48.000 ha) Năng suất ca cao bình quân trên toàn
thế giới chưa tới 500 kg hột/ha, trong
đó thấp nhất là ở các nước thuộc khu
vực Nam Mỹ (303 kg/ha) và cao nhất là các nước ở Châu Á (868 kg/ha) (Bảng 3.4)
Trang 29STT Khu vực/
Quốc gia
Diện tích (Ha)
Sản lượng (Tấn)
Năng suất (Kg/ha)
1 Toàn thế giới 6.987.989 3.257.065 466
2 Nam Mỹ 1.168.146 354.177 303
Brazil 581.246 170.724 294 Ecuador 378.520 89.036 235
3 Châu Phi 4.881.140 2.252.387 461
Côte d’ Ivoire 1.700.000 1.225.000 721 Ghana 1.500.000 475.999 317 Nigeria 1.100.000 380.000 346 Camaroo 370.000 125.000 338
4 Châu Á 563.000 489.051 868
Indonesia 490.000 426.000 869 Malaysia 48.000 47.661 993
Bảng 4 Diện tích, sản lượng và năng suất ca cao của một số châu lục
và quốc gia chủ yếu trên thế giới năm 2003 (FAO, 2004)
Trang 303 Tình hình sản xuất cây ca cao ở ĐBSCL
Trang 31Ca cao được trồng đầu tiên ở Cái Mơn (Chợ Lách, Bến Tre ) từ những năm 1878 và sau đó được chính quyền khuyến khích đưa vào một số tỉnh ở ĐBSCL Đây là một cây trồng mới nhưng tỏ ra rất thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của địa phương Cây phát triển rất tốt, cho năng suất cao và rất dễ trồng, tuy nhiên do sản lượng còn ít, không có người thu mua do không có nhà máy chế biến nên đã không khuyến khích người nông dân đẩy mạnh sản xuất ca cao
Trang 32Trong thập niên 80, do giá ca cao trên thế giới tăng vọt đã kích thích người nông dân trồng ca cao , đặc biệt là nhà nước phát động phong trào trồng xen ca cao trong vườn dừa, nhằm sử dụng hợp lý đất trong vườn dừa, đã làm cho diện tích trồng ca cao ở ĐBSCL tăng lên gần 20.000 ha.
Đến đầu năm 1990, giá ca cao giảm, hiệu quả kinh tế không bằng một số loại cây ăn trái, đồng thời nhà nước không có chính sách thu mua và trở giá thích hợp nên đã làm cho người trồng ca cao nản lòng và đốn bỏ cây ca cao
Trang 33Những năm gần đây, do sự phát triển của các nhà máy chế biến thực phẩm, bánh kẹo làm cho nhu cầu cung cấp ca cao tăng cao, giá cả ổn định nên cây ca cao được quan tâm phát triển trở lại Hiện nay, ở Bến Tre có khoảng 1600 ha ca cao, trồng xen canh trong vườn dừa Đặc biệt, trong năm 2003 tổ chức phi chính phủ Mỹ ACRI/VOC có dự án đầu tư 4 triệu đô la Mỹ để phát triển ca cao trong cả nước Dự án hộ trợ giống, kỹ thuật trồng và xúc tiến thị trường và tiêu thụ sản phẩm Thông qua dự án này đến năm
2006 tỉnh Bến Tre sẽ có 10 ngàn ha ca cao trồng xen trong vườn dừa
Trang 34Chế biến Chocolate
Trang 354 Đặc tính thực vật cây ca cao.
Ca cao thuộc loại thân gỗ, đa niên, thường cao 7m, ca cao phát triển đầy đủ vào khoảng 10 năm sau khi trồng và có thể sống 25- 30 năm, cá biệt có thể sống
5-100 năm.
Trang 364.1 Rễ
Đối với cây mọc từ hột, sau khi nảy mầm, rễ mầm phát triển đâm thẳng xuống đất, thường gọi là rễ đuôi chuột Rễ này có thể ăn sâu 2- 3m, giúp cây chống chịu được với điều kiện khô hạn
Lê Tuấn Kiệt
Trang 374.2 Thân
Thân phát triển theo chiều thẳng đứng, khi cao khoảng 1,5 m thì đỉnh sinh trưởng bị tiêu hủy
và hình thành một tán nằm ngang với 3-5 cành Sau đó từ những nách của cành ngang sẽ mọc nhiều chồi vượt thẳng đứng, những chồi vượt này cũng sẽ bị tiêu hủy đỉnh sinh trưởng khi đạt
độ cao 1,5 – 1,8 m để hình thành nên tán thứ 2, thứ 3,….do đặc điểm này, nếu không có biện pháp tỉa cành thích hợp, các cành vượt sẽ cạnh tranh nhau về ánh sáng, che rợp lẫn nhau làm giảm năng suất ca cao rất mạnh
Trang 38Cây ca cao trứơc và sau khi được tỉa cành
Trang 39Ngoài ra, cành vượt còn có thể mọc trên cành ngang hay ở góc thân và sau đó vươn thẳng lên như thân chính, những cành vượt này cũng là nguyên nhân góp phần lám che rợp cây ca cao, nhưng đồng thời cũng có thể tạo tán mới khi cây ca cao bị khuyết tán.
Trang 404.3 Lá
Phiến lá nguyên, có hình mũi giáo, gân hình lông chim, chiều dài trung bình 30 -40cm, ngang 10 -15 cm Kích thước lá phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ánh sáng mà nó nhận được Các lá nhận được ánh sáng trực tiếp thì có màu nhạt, kích thước nhỏ và mau rụng Trong khi các lá trong bóng râm thì có kích thước lớn hơn, màu xanh đậm, mỏng và lâu rụng hơn Mỗi năm ca cao ra từ 2-4 đợt lá
Trang 41Lá cây ca cao
Trang 42Lá sống khoảng 12 tháng nhưng chỉ hoạt động trong 4 -5 tháng, sau đó thì già và rụng, lá ngoài trảng mau rụng hơn lá trong bóng râm Lá non mới mọc thường có màu xanh từ nhạt đến màu tím đậm và chuyển sang màu xanh khi trưởng thành Màu sắc của lá non
có liên quan đến màu sắc của tử diệp và đây là đặc tính có thể dùng để phân biệt các giống với nhau.
Trang 43Lá cây ca cao
Trang 444.4 Hoa
Đối với các giống sớm, trồng bằng hột, sau khi trồng 2 năm cây bắt đầu trổ hoa, nhưng thông thường thì 3 -4 năm Các cây trồng bằng cành giâm thì thường cho hoa sớm hơn cây trồng bằng hột, khoảng 2 năm sau khi trồng thì có hoa.
Trang 45Hoa ca cao mọc trên gỗ cũ của thân, cành hoặc nhánh đã rụng lá Tại vị trí hoa mọc gọi là gối hoa Mỗi gối hoa manh nhiều hoa và thường cũng ra hoa trong những năm tiếp theo Hoa ca cao là một tán nhị phân, nhánh rất ngắn
Trang 46Hoa có cuống dài 1 -3cm, hoa nhỏ, năm cánh, hình thù rất đặc biệt,xen kẽ với đài hoa Cánh hoa rất đẹp ở góc nhưng dãn rộng dần ra và trở thành lõm
để hình thành một cái mũ màu trắng, trong có hai đường gân màu tím, miệng xoay vào trục hoa Phần hẹp phía trên được kéo dài ra thành bãi đáp cho côn trùng Bãi đáp này có màu vàng, hình lao, khá rộng.
Trang 48Bầu noãn thường có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 6 – 10 noãn, chân noãn xếp quanh trục giữa của bầu noãn Trục hoa có hình ống, trên cùng là 5 đầu nhụy Vành hoa gồm 5 gới nhụy xen kẽ với 5 tiểu nhị bất thụ Nhụy và tiểu nhị gắn vào góc để hình thành một ống ngắn, trong lúc các tiểu nhị (màu tím) hướng ra ngoài và bao lấy vòi nhị thì các sợi nhị vòng
ra phía ngoài, hướng về cánh hoa đối diện Bao phấn nằm gọn vào các mũ của cánh tương ứng
Trang 49Nhị hoa thuộc loại nhị kép Bao phấn có
4 túi Nụ hoa bắt đầu nở vào buổi chiều và hoàn tất vào sáng hôm sau Bao phấn nở ngay sau khi hoa nở, hột phấn sống được 48 giờ trong điều kiện tự nhiên Do cấu tạo đặc biệt của hoa nên sự thụ phấn của ca cao chủ yếu nhờ côn trùng Tỉ lệ thụ phấn trên tổng số hoa rất thấp Cây ca cao có thể trổ hoa suốt năm, tuy nhiên các thời kỳ trổ hoa phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khí hậu, nhất là nhiệt độ
và chế độ mưa
Trang 50Ở ĐBSCL, ca cao thường cho 2 kì hoa, kì hoa thứ nhất từ tháng 4-7dl, sẽ thu hoạch vào tháng 9-1dl năm sau và kì thứ 2 vào tháng 11- 1dl, sẽ thu hoạch vào tháng 4 -7dl Do mùa ra hoa cũng là mùa thu hoạch nên hầu như hoa và trái xuất hiện quanh năm Trong mùa chính, số hoa ra rất nhiều, nhưng tỉ lệ trái chỉ còn lại khoảng 10% Trong mùa này trái non rụng từ 20-70% ở giai đoạn 50 -75 ngày sau khi thụ phấn Ngược lại, trong mùa nghịch, số hoa rất
ít nhưng số trái còn lại trên 80%
Trang 51Tùy theo giống và thời
vụ, từ khi hoa thụ phấn đến lúc trái chín khoảng 5-7 tháng Trái non có màu xanh, đỏ hay tím, khi chín chuyển sang màu vàng sáng hay màu tím vàng Noãn sáo giống như có 5 ngăn khi trái còn non, trong đó hột được phân chia rất đều, khi trái chín, các vách ngăn biến mất, chỉ còn lại một hốc chứa
5 hàng hột
Trang 52Cấu tạo quả ca cao
Trang 53Trái trung bình dài 12 -15cm, rộng 7-9cm, nặng 0,2-1kg và có từ 30-40 hột Về hình dạng, dựa vào các yếu tố tỉ lệ dài/rộng, cuống trái
có hoặc không có thắt co(thắt cổ chai), đuôi trái nhọn hay tròn, khía trên vỏ trái sâu hay cạn và vỏ trái tròn láng hay xù xì
Trang 55Trái ca cao được xếp thành 3 dạng:
- Dạng Calabacillo:Trái hình cầu, có khía, da lán
và không thắt cổ chai.
- Dạng Amelonado:trái trung bình, da láng, có hoặc không có thắt cổ chai.
- Dạng Angoeta: trái dài, da xù xì, khía sâu, không
có thắt cổ chai.
Trang 565 Đặc tính các giống ca cao
Nhóm Criollo Nhóm Forastero Nhóm Trinitario
Nguyễn T Minh Huyền
Trang 57a/ Nhóm Criollo
Thuộc dạng trái Cundeamor và Angoleta, có các đặc điểm sau:
•Nhị lép có màu hồng nhạt.
•Vỏ trái có màu đỏ hoặc xanh trước khi chín.
•Mang 10 rãnh đều nhau, đôi khi xen kẻ 1 số rãnh không rõ rệt.
•Hột có tiết diện gần tròn, tử diệp màu trắng, ít đắng.
•Nhóm Criollo cho hột có phẩm chất cao nhất dùng để sản xuất ra
chocolate loại đặc biệt, rất thơm, lên men nhanh, tuy nhiên vì cây chậm cho trái (4- 5 năm sau khi trồng ), năng suất thấp và dễ nhiễm bị nên ngày nay ít được trồng.