Tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin về chuyên đề ngoại khóa hóa học, nhằm giúp học giáo viên tổ chức các buổi ngoại khóa đúng mục đích, yêu cầu, giúp học sinh yêu thích, say mê tìm tòi, học hỏi môn Hóa học hơn.
Trang 1HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CHUYÊN MÔN
Hoạt động ngoại khóa chuyên môn là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp mới, lạ có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh
I MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA.
- Nhằm giúp cho học sinh phát triển nhanh về tư duy, trí tuệ tạo cho học sinh khả năng ứng xử tốt, giao tiếp tốt
- Hình thành các kĩ năng: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp…
- Cung cấp thông tin tăng sự hiểu biết, biết vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn
- Hướng nghiệp cho học sinh, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về hóa học
- Phát huy tính tích cưc, chủ động, sáng tạo của học sinh
- Thông qua hoạt động ngoại khóa, củng cố kiến thức đã học, giúp cho học sinh tìm tòi cái mới và nâng cao kiến thức, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích môn học
- Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho học sinh, sinh viên
Qua đó giúp cho học sinh phát triển toàn diện hơn
II CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Ngay từ khi học sinh vào trường, nên tổ chức điều tra, tìm hiểu hứng thú cũng như khả năng của các em thông qua các phiếu thăm dò cũng như hồ sơ Có nhiều học sinh ở lớp dưới là hạt nhân của các phong trào, hoạt động của trường, lớp Đó là cơ sở để phát huy năng lực của các em trong sinh hoạt ngoại khóa, xây dựng đội ngũ nòng cốt cho các hoạt động, phong trào sau này
1 Xây dựng Câu lạc bộ Hóa học:
Là nơi tổ chức sinh hoạt, chiếu phim hóa học, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau… tạo sân chơi chung cho học sinh toàn trường Tổ Hóa không chỉ đóng vai trò nòng cốt trong việc phát động phong trào tìm hiểu khoa học mà còn huy động được lực lượng giáo viên các tổ khác cùng tham gia tạo sức cuốn hút cho học sinh
2 Tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề:
Với nguyên tắc: hoạt động ngoại khóa không phải là giảng dạy và học tập lại bộ môn, trình độ giáo viên và gắn với trình độ tri thức và năng lực vận dụng của học sinh về môn học, cho nên không thể tách rời nội dung ngoại khóa với chương trình giáo khoa Hình
Trang 2thức này giúp các em rèn luyện các thao tác trong Hóa học, hình thành cho các em văn hóa làm việc trong phòng thí nghiệm cũng như bước đầu làm quen hoạt động nghiên cứu khoa học ở cấp phổ thông
3 Tổ chức tham quan, dã ngoại:
Một trong các hình thức có sức cuốn hút với học sinh Nguồn kinh phí tổ chức chủ yếu
từ quỹ hoạt động của lớp và tổ bộ môn, sự hỗ trợ của nhà trường cũng như sự tài trợ của các đơn vị Những hoạt động này luôn có sự hướng dẫn định hướng của giáo viên Các
em có dịp quan sát, tiếp xúc, trao đổi ngay tại những địa điểm đó như nhà máy, xí nghiệp, làng nghề,…
4 Xây dựng diễn đàn:
Tạo môi trường cho các em giải đáp những thắc mắc, khó khăn về môn học cũng như trao đổi các bài tập tập hay, kinh nghiệm quý Qua đó nâng cao năng lực nhận thức và khả năng tự học ở học sinh
5 Tổ chức các cuộc thi hóa học:
Tổ chức các cuộc thi về kiến thức hóa học dưới hình thức chơi theo từng đội hoặc chơi cá nhân Giúp các em phát triển tư duy hóa học, mở rộng kiến thức, giúp các em nhạy bén hơn trong việc xử lý các tình huống hóa học cũng như trong đời sống, hứng thú hơn với môn học… Một số cuộc thi như là rung chuông vàng, đố vui để học, giải ô chữ, tìm hiểu hóa học,… Hay các cuộc thi giúp các em chứng tỏ tài năng của mình như ca hát, diễn kịch, làm thơ, kể chuyện, … liên quan về hóa học, các thí nghiệm, ảo thuật hóa học
III NGUYÊN TẮC
1. Phải có kế hoạch tổng thể của hoạt động
2. Phải tôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia, tính độc lập sáng tạo của học sinh nhưng phải tổ chức, có hướng dẫn chu đáo
3. Nội dung hoạt động phải gắn với chương trình học bổ ích, thiết thực kế hợp với hình thức phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng, miền cũng như của giáo viên
4. Hoạt động ngoại khoá phải nhằm hướng tới việc gắn kết tình cảm,sự quan tâm lẫn nhau trong tập thể nhà trường sư phạm
5. Hình thức hoạt động phải đa dạng, phong phú
6. Phải có kinh phí tổ chức cho HĐNK
Trang 37. Trang thiết bị kỹ thuật, đồ dùng dạy học cần thiết phải có, để đáp ứng được yêu cầu tổ chức HĐNK
8. GV phải có kinh nghiệm trong việc tổ chức HĐNK
9. Các thành viên Ban tổ chức cũng cần thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách ăn nói, giao tiếp
10. Cần tạo sân chơi bổ ích, lí thư cho học sinh “Học mà chơi, chơi mà học”
IV ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC
Để tổ chức hoạt động ngoại khóa chuyên môn đạt hiệu quả cần có một số điều kiện sau:
1. Cần có sự tổ chức chặc chẽ, tỉ mỉ của giáo viên sự giúp đỡ của nhà trường, của hội cha mẹ học sinh…
2. Động viên sự tham gia một cách tự giác, tích cực của học sinh Đồng thời tạo được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng hoạt động khác nhau
3. Hoạt động ngoại khóa thành công khi có sự tự giác của học sinh cùng với sự giúp
đỡ của học sinh
4. Giáo viên tổ chức cần xây dựng giáo án ngoại khóa một cách tỉ mỉ, bởi thành công của buổi ngoại khóa phụ thuộc một phần lớn vào việc xây dựng giáo án hoạt động ngoại khóa Giáo án ngoại khóa cần đảm bảo các nội dung sau:
- Chủ đề ngoại khóa
- Hình thức tổ chức
- Mục tiêu về tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy…
- Chuẩn bị chương trình:
+ Thời gian, địa điểm, thời lượng tiến hành
+ Đối tượng tham gia ( học sinh )
+ Ban tổ chức: cơ cấu – số lượng – chức năng – nhiệm vụ
+ Cơ sở vật chất ,kinh phí, phương tiện phục vụ buổi ngoại khóa
- Tiến trình thực hiện:
+ Danh mục các khâu trong qua trình tiến hành, nêu cụ thể các khâu của tiến trình thực hiện
+ Nội dung, phương pháp tiến hành, phương tiện hoạt động
+ Thời gian cho từng nội dung, dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc cho từng phần
5. Ngày nay công nghệ, thông tin phát triển mạnh mẽ nên việc sử dụng công nghệ thông tin vào buổi ngoại khóa (như sử dụng máy chiếu, vedeo….) cũng góp phần làm cho buổi ngoại khóa sinh động hơn vì vậy cần chú ý đến cở sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để tổ chức thành công Tuy nhiên khi sử dụng cần chú ý:
Trang 4a. Phân chia và xác định phương tiện cần sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm để học sinh có thể khai thác thông tin từ phương tiện
b. Sử dụng phương tiện kĩ thuật cần linh hoạt và có sự kết hợp với các phương tiện truyền thông ( giọng nói người điều khiển) để đạt hiểu quả cao trong tổ chức
c. Nắm bắt được cách sử dụng phương tiện, biết sử lý khi gặp sự cố
V VẬN DỤNG
TỔ CHỨC THI ĐỐ VUI ĐỂ HỌC CHO HỌC SINH KHỐI 12
I Mục đích, yêu cầu
1 Mục đích
- Thông qua hình thức thi đố vui giữa đại diện học sinh các lớp để nhằm nâng cao năng lực học tập đối với học sinh
- Nội dung thi đố vui tập trung vào kiến thức môn Hóa và các ứng dụng của nó trong đời sống, nhằm mục đích giúp học sinh có điều kiện hệ thống, kiểm tra, nắm vững kiến thức
cơ bản, góp phần tích cực trong quá trình ôn tập kiến thức
- Tạo ra phong trào thi đua tích cực học tập trong tất cả học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2013-2014
2 Yêu cầu
- Mỗi lớp 12, thầy (cô) chủ nhiệm tự chọn tuyển trước 4 học sinh đại diện lớp tham gia cuộc thi ( Danh sách gửi trước cho Ban tổ chức)
- Mỗi đội dự thi chuẩn bị giấy, bút, 1 cờ màu đỏ bằng vải hình vuông cạnh dài 0,2m, cán dài 0,4m, 4 bảng bằng bìa cactong cúng có ghi đậm các chữ A, B, C, D ( 0,2×0,3)
Lưu ý: Đội dự thi nào thiếu sự chuẩn bị, chuẩn bị có tính chất đối phó, không đúng theo quy định trên đây của BTC thì sẽ bị đình chỉ, không cho tham gia, xếp loại yếu riêng về phong trào này
II Kế hoạch tổ chức
1 Việc ra câu hỏi:
- Các tổ chuyên môn cần phân công cụ thể cho thầy (cô) ra đề theo từng phần trong chương trình của môn Hóa
Trang 5- Có 2 dạng câu hỏi: tự luận và trắc nghiệm
- Yêu cầu ra ngắn gọn, súc tích, trọng tâm trong kiến thức cơ bản Tất cả có đáp án kèm theo
2 Điều hành đố vui
- Chia các lớp làm 3 đội thi (6 lớp), như vậy mỗi đội sẽ có 8 thành viên
- Cuộc thi gồm 3 phần:
• Khởi động
• Tăng tốc
• Về đích
3 Công tác chuẩn bị
- Lớp trực tuần chịu trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho công tác tổ chức đố vui ( bảng đen, bàn ghế, âm thanh…)
- Ban tổ chức tự phân công người điều hành chương trình, 2 thư kí ( 1 ghi bảng, 1 ghi kết quả tổng hợp)
- Những thầy cô tham gia ra đề sẽ là thành viên trong Ban giám khảo
- Chuẩn bị quà tặng cho khán giả và cho các đội thi
4 Dự trù kinh phí khen thưởng